1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Để có tiếng đàn (guitar) hay kiểu

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Ricci, 24/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Để có tiếng đàn (guitar) hay kiểu

    Nhạc cổ điển theo nguyên nghĩa là "kinh điển" và chơi nhạc cổ điển là vươn tới một tầm cao của sự rung cảm mà không lời nào tả nổi. Sau đây là vài ý kiến nho nhỏ về nghệ thuật chơi nhạc cổ điển.

    Khi hai cao thủ chơi cho nhau nghe thì họ hiểu nhau, hiểu đến tận tiềm thức của nhau mà chẳng phải nói lời nào cả. Ví dụ: Cùng một bản "Sevilla- Albeniz" thì Segovia là một kiểu, Bream là một kiểu và John Williams cũng lại khác hẳn.

    Khi Segovia chơi bản này, ông cố gắng xử lí phần giai điệu và cả tiết tấu theo khuôn mẫu cổ điển lắng đọng những màu sắc đượm chất Tây Ban Nha. Người nghe tinh tế và hiểu biết sẽ thấy Segovia luôn đặt nhiệm vụ đưa nghệ thuật guitar sánh với các loại nhạc cụ khác là hàng đầu(Thời kỳ đầu 20) và ta cũng thấy yếu tố Tây Ban Nha của ông. Người Tây Ban Nha rất bốc lửa song lại chân thành, vui rất vui mà lắng rất lắng(đoạn giọng thứ). Ta cũng có thể nhận định về mặt kỹ thuật rằng tiếng đàn của Sego chưa hẳn đã hoàn hảo vì còn tạp âm. Điều này làm rõ sự việc ông là người tự mầy mò, khám phá những kỹ thuật mới và tất nhiên người đi đầu không tránh khỏi những lỗi "cố hữu" song sở dĩ Segovia được đánh giá cao nhất là tiếng đàn của ông đa màu sắc. Những màu sắc được pha theo sáng tối, nóng lạnh, đậm nhoà...hết sức logic và hợp lí để tạo ra bức tranh diệu kỳ, một bức tranh mà chỉ có những "hiền triết" cao siêu về mỹ học, thấm sâu tinh thần nhân bản mới có thể vẽ nên. Tóm lại, mục đích của Segovia là gắng thuyết phục dân nghe nhạc cổ điển nói chung về vị trí cây đàn guitar.

    Cùng là "Sevilla" song Bream chơi đã lại khác hẳn. Bream trước khi đến với guitar, ông đã là giáo sư kiêm nghệ sĩ đàn Lute người Anh. Người Anh vốn lạnh lùng song cũng nhiều hài hước. Người Anh rất chú trọng đến tính trường quy, mô phạm lý thuyết. Điều này có thể nhận ra ngay trong tiếng đàn của Julian Bream với bản Sevilla. Vẫn là vũ điệu ấy song nghe như văng vẳng và chỉnh chu như đến từ một thế giới của sự kinh viện. Bream đã chú ý đến phần tiết tấu như một phần cốt yếu của tác phẩm đặc biệt là lúc ngắt đoạn(tính hài hước) song dường như tư chất "một nhà khảo cổ" vấn ngấm sâu trong tiếng đàn của ông, một chuỗi âm thanh dày, tròn và mang nặng nội cảm. Bream đã minh chứng tính uyên bác của cây đàn guitar.

    Đến John Williams thì lại khác nữa. John mang trong mình rất nhiều dòng máu: Australia, Trung Quốc, và Anh. Tiếng đàn của anh có sự cân hoà "âm" & "dương" của người Hoa, có nét phóng khoáng,hồn nhiên của người Australia, có độ cao siêu về lý thuyết học thuật của người Anh. Ở thời kỳ John Williams thì đàn guitar đã được công nhận là đàn cổ điển và John không muốn núp bóng "sư phụ" và "đại ca" của mình nữa nên anh tìm đến một lối thể hiện mới, thanh thoát hơn và gần gũi, dễ nghe hơn. Vẫn là "chất Anh" tôn trọng qui phạm tác phẩm song tư chất "Australia& Hoa" mới là nổi bật. John chơi giữ phách nhịp cực chuẩn từ đầu đến cuối(hanh thông), thêm vào đó là nét sống động của vũ điệu được duy trì liên tục với những cú Rasguardo đầy sức sống (kiểu úc). Nghe John chơi, ta vẫn thấy nét cổ điển song được gần gũi hoá rất nhiều. Cái hay chính là sự tinh tế của giản đơn, sự lành mạnh đầy nhựa sống của cảm xúc. Và mục đích của John lại là đem guitar đến với số đông công chúng.

    Vậy, bạn chơi guitar với mục đích gì đây? Hãy trả lời câu hỏi của Ricci để Ricci mạn phép mở rộng chủ đề này hơn nữa
    Thân ái tới tất cả anh em

    Ricci Simms

    Được sửa chữa bởi - Ricci vào 24/05/2002 23:33
  2. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Em chả dám có mục đích to tát gì cả, chỉ dám tự chơi đàn cho mình nghe để có được những phút thả hồn theo điệu nhạc thôi, GF cũng chưa có mừ ! Hichic
    --------------------------------------------------------
    "Music - the one incorporeal entrance into the higher world of knowledge which comprehends mankind but which mankind cannot comprehend" - Beethoven

  3. Imnvd81

    Imnvd81 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2001
    Bài viết:
    849
    Đã được thích:
    0
    Muc di'ch cua em lon lao hon nhieu`! Do' la` cua cam c'ac em gai' chua bie't gi`! .... Hic hic! Ra't la` ich loi khi biet oan'h gui ta! Choi mot ban Romance bat hu? the^' la` ca'c em ti't!
    Dzung
  4. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Ông anh chê tiếng đàn của Seg tạp âm là dựa vào đâu vậy ? Đĩa CD hay nghe live rồi đấy ? Chắc là đĩa CD ? Em nghĩ là công nghệ thu thanh hồi Seg sao bằng được so với thời John,Bream ?
    --------------------------------------------------------
    "Music - the one incorporeal entrance into the higher world of knowledge which comprehends mankind but which mankind cannot comprehend" - Beethoven

  5. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Cũng một phần vì vậy chú em classic ạ. Thế nhưng kỹ thuật của tụi đệ tử Sego hoàn mỹ hơn nhiều vì họ được tiếp nhận thành quả, lại tránh được những di chứng của Sego đấy.
    John chẳng hạn, biểu diễn tháng 2 lần tại London mà 7 năm ròng chưa biết một lỗi nhỏ trên sàn diễn. Cái này còn ghi vào "guiness" nữa cơ.
    Ricci Simms
  6. n/a

    n/a Guest

    hì hì, em cũng thế, đánh cho mình nghe là chính...đôi khi hai người có cùng tâm trạng khi nghe một bản nhạc cũng hay hay . À vote cho bác Ricci ***** vì những nỗ lực của bác nghen, come on...

    Gã da vàng xuống phố
    Đi tìm nhặt mặt trời...
  7. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Để có tiếng đàn hay thì điều kiện "đủ" là vô vàn (biến thiên theo đẳng cấp người chơi) còn điều kiện "cần" là phải có hai thứ:
    - Vật lý tính
    - Tâm lý tính
    Vật lý tính có thể hiểu cách luyện tập kỹ thuật mang phương pháp khoa học. Từ việc đầu tiên là ôm đàn sao cho người vừa được thoải mái nhất, hai tay tự do mà đàn vẫn được giữ chặt không thể di chuyển nếu không chủ ý. Tiếp đó là cách tập của hai bàn tay để làm chủ cây đàn. Tay phải sẽ luyện tới mức phát ra tiếng đàn có âm sắc như ý, cường độ và nhịp độ chuẩn xác với tác phẩm. Tay trái luyện tới mức sắp xếp ngón bấm hợp lý, khoa học.
    Nói chung việc luyện "vật lý tính" sẽ cho người chơi guitar cổ điển một phong thái điềm đạm, ung dung tự tại. Tất cả các hình thức "tỏ ra" thế này thế nọ thế kia của mấy chú đánh đàn mà mọi người vẫn thấy không phải là phong thái của cổ điển(xem băng SEgovia or John sẽ rõ).
    Đàn guitar có kiểu âm thanh "appear and die away", tức là vang theo nốt đủ trường độ với độ rung dây đàn rồi từ từ tắt ngấm nhường cho các nốt sau đó. Thêm vào đó, cấu trúc guitar cho ra các tác phẩm nhiều bè mà cả hai tay cùng tạo ra( khác piano tách bè trên hai tay). Việc luyện "vật lý tính" thật tốt mới cho người chơi tư duy "bè" và biểu hiện rõ ràng "làn giai điệu". Đây là công việc cực khó mà ngay cả các cao thủ Việt nam cũng "toi" như dạ chứ chưa nói đến "tài năng trẻ".
    Tâm lý tính lại còn là một việc khó hơn nhiều. Người chơi đẳng cấp có phong cách luôn ý thức mình đang chơi "cái thứ gì", hiểu tường tận nội dung, đặc điểm tác phẩm (nhịp điệu, sắc thái) và tinh tế hơn là sự ý thức từng nốt đàn đang chơi muốn gửi gắm điều gì đến người nghe. Đây là công việc đòi hỏi sự tập luyện cực kĩ và yếu tố con người cũng rất quan trọng. Những người không có chân tâm NT thì không bao giờ đủ kiên trì tập luyện và tìm hiểu tác giả, tác phẩm chứ chưa nói rằng để hình thành một phong cách riêng có giá trị nghệ thuật với âm nhạc cổ điển thế giới.
    Về tâm lý tính thì phải nói rằng ở Vn chưa có mấy ai sánh với tiêu chuẩn quốc tế cho dù đã có những tay đàn đi học nước ngoài. Tuy nhiên ở một mức độ minimum, những ai tự xưng chơi guitar cổ điển cũng nên hiểu một số quy tắc chung nhất.
    Vd: Chơi Lobos thì cần tận dụng dây buông, nốt vuốt ,nốt luyến. Về tâm lý thì tiếng đàn phải "lạnh tanh" mà lạnh kiểu đầy nội cảm được giấu kín. Như vậy mới tái hiện được nhạc Lobos. Lý do vì sao thì phải nghiên cứu kĩ thôi.
    Chơi Tarrega thì âm sắc phải thư thái, thanh thoát. Tạo dựng các sắc thái tương phản và tận dụng tối đa các màu âm. Chơi nhạc Tarrega nên chú ý nhất cách biểu cảm, đó là nỗi buồn lắng song đầy hy vọng. Đó chính là nỗi buồn của người có chân tâm và đầy trí tuệ.
    Nói tóm lại để có tiếng đàn hay thì cần hai yếu tố cơ bản: "Tâm lý tính" & "vật lý tính". Hai yếu tố này cần sự phát triển song song thì mới hài hoà bổ trợ cho nhau. Ở từng mức độ và đẳng cấp thì hai thứ này vẫn luôn cần sự hài hoà. Nếu chơi đàn mà thiên lệch một thứ thì "trả gía" cũng không nhỏ đâu bởi ngoài tính khoa học thì cây đàn guitar còn là một nhạc cụ vô cùng linh thiêng, huyền bí vô tận.
    Ricci Simms
  8. SV-Stars

    SV-Stars Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    0
    Tôi khoái Tarrega ở chỗ đó. Mềm mại, lắng đọng, nhẹ nhàng nhưng lại dễ đi vào lòng người.
    ------------------------------------------------
    Học, học nữa, học mãi, hộc máu
  9. Gabi

    Gabi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2002
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Tôi học đàn chỉ để chơi cho bản thân tôi nghe, Để tạo cho mình những phút giây riêng chứ không vì cái gì to tát cả. Những lúc đêm khuya thanh vắng, những lúc buồn thì cây đàn có thể mang lại cho mình những tình cảm rất khác. Với tôi, cây đàn không phải là vật vô tri. Nói ra thì sợ bạn giận chứ tôi coi cây đàn của tôi ngang hàng với cô bạn thân nhất. Nâng niu, yêu quý lắm. Những đợt bận rộn, cả tháng chẳng sờ đến đàn, nhìn nó, tôi cảm thấy mình có lỗi....
  10. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Ricci chơi đàn thì tầm thường và cũng chỉ cho mình nghe là chính nên hiểu cách chơi của mọi người. Tuy dzậy, nếu ta biết thưởng thức NT guitar cổ điển thì sẽ thấy nó giá trị hơn . Có phải vậy không?
    Ricci Simms

Chia sẻ trang này