1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Để hiểu thêm về công tác xã hội

Chủ đề trong 'Hoạt động xã hội.' bởi duatrehayngugat, 18/05/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Để hiểu thêm về công tác xã hội

    Có những bạn hiểu hơi sai về mục đích và ý nghĩa của công tác xã hội, tôi đưa ra bài này hi vọng rằng những bạn hiểu chưa đúng về công tác xã hội, có cái nhìn xác thực và đúng hơn để làm những công việc của mình hiệu quả hơn.(Đây là tài liệu tôi lấy ra từ lớp tập huấn cán bộ Đoàn tại trường Đoàn Lê Hồng Phong, HN)

    I. SỰ HÌNH THÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

    Từ thực tiễn của công tác xã hội mấy năm qua, có thể nêu mấy nhận xét sau:
    Thứ nhất, trong con mắt của một số người, thường là giới trẻ, công tác xã hội có vẻ bị mất tín nhiệm, bị xem là vô bổ, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay.
    Thứ hai, không ít người đã nghĩ rằng công tác xã hội chẳng có gì phải đào tạo nhiều, đó là một công việc thông thường cứ thế mà làm, như vẫn đang được làm: giúp các gia đình thuộc diện chính sách, trẻ em bất hạnh?
    Thứ ba, nhiều người chưa nhìn thấy mối tương quan giữa công tác xã hội trong nước và công tác xã hội ngoài nước mà người ta gọi là ?osocial work?. Điều này không chỉ là vấn đề từ ngữ. Nó phản ánh sự cách biệt đáng kể về quan niệm và phương pháp giữa nước ta và thế giới trong cùng một lĩnh vực thực tiễn.
    Là những người hoạt động xã hội, chúng ta biết rằng cả ba quan niệm trên đều là không đúng. Người ta khó có thể tượng tượng được rằng thế giới này có thể thiếu công tác xã hội dù chỉ là một ngày. Cũng có một sự nhất trí ngày càng tăng trong công luận rằng, ở một xã hội đang phát triển ngày một phức tạp, công tác xã hội cần phải được nâng cao tính chuyên môn, chuyên nghiệp của mình. Công tác xã hội trên thế giới là một thể thống nhất, tuy phải tính đến các khác biệt văn hóa, xã hội của đân tộc và địa phương.

    II. MỘT CÁCH HIỂU ĐƠN GIẢN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
    Vậy thì, công tác xã hội là gì? Có nhiều cách định nghĩa, tùy thuộc vào các tác giả và tùy thuộc vào từng thời kỳ khác nhau. Dưới đây xin nêu một định nghĩa đơn giản nhất:
    Công tác xã hội là một hoạt động thực nên mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các vấn đề đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội.
    Định nghĩa trên có 6 yếu tố đáng lưu ý:
    Thứ nhất, công tác xã hội là một dạng hoạt động thực tiễn. Điều này đối với các bạn làm công tác xã hội trực tiếp, là hiển nhiên. Tuy nhiên, với các nhà quản lý, cần phải được nhấn mạnh, vì nhiều khi người ta quên rằng để giải quyết các vấn đề xã hội cần thực hiện công tác xã hội cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở một số khâu quản lý ban đầu (nghiên cứu, ra chính sách, lập kế hoạch?).
    Thứ hai, đó là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, hay phức tạp. Điều này cần đặc biệt nhấn mạnh ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Người làm công tác xã hội phải quan tâm rất nhièu loại vấn đề khác nhau, bởi vì đời sống con người là đa dạng. Họ phải làm việc với nhiều loại người, từ người dân bình thường, các thành phần ?ocó vấn đề? trong xã hội, đến những người có quyền lực hay trách nhiệm cao. Họ còn phải làm việc đủ với các loại tổ chức và thiết chế.
    Thứ ba, công tác xã hội chỉ có thể được gọi là như vậy, khi nó tuân theo những nguyên tắc và phương pháp đặc thù, phù hợp với mục tiêu cao cả nói trên.
    Thứ tư, công tác xã hội nhằm tác động trực tiếp vào cá nhân hay nhóm người, nhưng không làm thay đổi họ, mà chỉ hỗ trợ bằng những cách khác nhau, để họ giải quyết các vấn đề của mình.
    Thứ năm, công tác xã hội không có tham vọng giải quyết trực tiếp mọi vấn đề của con người và xã hội. Nó chỉ nhằm trực tiếp vào những vấn đề của đời sống hàng ngày của con người, được tập hợp trong một khái niệm chung, đó là phúc lợi (hay an sinh) xã hội.
    Thứ sáu, qua việc giúp đỡ những con người giải quyết những vấn đề đời sống cụ thể của họ, công tác xã hội thực hiện những mục tiêu chung của nó là phúc lợi và hạnh phúc cho mọi người, ổn định và phát triển bền vững cho cộng đồng xã hội.
  2. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    III.YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI:
    Các tài liệu thường nêu lên những yêu cầu khác nhau của những người làm công tác xã hội, nhưng có thể tập hợp lại trong bốn yêu cầu chính:
    - Có khả năng nhận thức được các biến đổi xã hội vĩ mô.
    - Thực hiện một cách sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp, kỹ năng công tác xã hội.
    - Mong muốn và biết làm việc một cách cụ thể và thiết thực với mọi người ở các tầng lớp và môi trường khác nhau.
    - Có khả năng thiết kế và tiến hành một chương trình (kế hoạch) công tác xã hội.
    IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC CÔNG TÁC XÃ HỘI
    Có thể nêu lên bốn nguyên tắc cơ bản sau:
    Nguyên tắc thứ nhất:
    Hoạt động vì phúc lợi và hạnh phúc của con người và xã hội. Theo đó, công tác xã hội không cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế - tài chính.
    Nguyên tắc thứ hai:
    Liên qua đến bản chất của mối quan hệ giữa người làm công tác xã hội với đối tượng cần giúp đỡ, mà nói gọn lại là đảm bảo mối quan hệ qua lại, bình đẳng và công bằng giữa hai bên. Nguyên tắc này được cụ thể hóa thành nhiều phương châm xử thế: Tôn trọng đối tượng, chấp nhận trạng thái hiện có của đối tượng, bảo đảm quyền tự quyết? Nguyên tắc này cũng giúp ta phân biệt công tác xã hội với các hoạt động từ thiện.
    Nguyên tắc thứ ba:
    Liên quan đến nền tảng triết học của công tác xã hội, tạo nên giá trị tinh thần và niềm tin của họat động này. Một cách ngắn gọn, trong công tác xã hội, người ta xem:
    - Con người là giá trị tối cao, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, mỗi cá nhân là một giá trị, không thể thay thế.
    - Giữa cá nhân và xã hội có mối liên hệ tương hỗ và có trách nhiệm đối với nhau.
    - Cá nhân cũng như xã hội đều có khả năng biến đổi nhưng chỉ có thể thực hiện điều đó thông qua sự hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển; người làm công tác xã hội là ?ochiếc cầu nối?, là chất xúc tác trong mối liên hệ này, trong quá trình cùng phát triển đó.
    Nguyên tắc thứ tư:
    Ít được đề cập trong các tài liệu nhưng không kém phần quan trọng, đó là thái độ đối với bản thân mỗi nguyên tắc, chúng cần được hiểu thấu như là kim chỉ nam dẫn dắt hành động nhưng không phải là sự giáo điều, chúng được chấp nhận và thực hiện một cách sáng tạo, thích hợp với các nền văn hóa và khung cảnh xã hội của mỗi quốc gia cũng như địa phương.
    V.CÁC CHỨC NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
    Công tác xã hội có bốn chức năng cơ bản:
    - Trị liệu: Sửa chữa, điều chỉnh, giải quyết các vấn đề cụ thể đã xảy ra hay đang nảy sinh.
    - Phục hồi: Đưa người được giúp đỡ trở về với cuộc sống bình thường, hội nhập với cộng đồng.
    - Phòng ngừa: Thực hiện các hoạt động nhằm ngăn ngừa các hậu quả tiêu cực có thể có hoặc giảm nhẹ tác hại của chúng.
    - Biến đổi (phát triển): Thay cho việc giải quyết vấn đề công tác xã hội, thực hiện các chương trình và hoạt động nhằm biến đổi và phát triển môi trường và nâng cao chất lượng của nguồn lực con người.
    Thực tiễn lịch sử cho thấy rằng từ buổi đầu của công tác xã hội, người ta đã có thể quan sát thấy sự tác động ở mức độ khác nhau của các chức năng đã nêu. Thứ tự nêu trên phản ánh logic phát triển của công tác xã hội. Với thời gian, các chức năng sau ngày càng được nhấn mạnh, trong khi các chức năng trước không hề mất đi tầm quan trọng của mình. Sự phát triển các thế hệ NGO (tổ chức phi chính phủ) đã phản ánh logic phát triển các chức năng kể trên của công tác xã hội.
  3. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    III.YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI:
    Các tài liệu thường nêu lên những yêu cầu khác nhau của những người làm công tác xã hội, nhưng có thể tập hợp lại trong bốn yêu cầu chính:
    - Có khả năng nhận thức được các biến đổi xã hội vĩ mô.
    - Thực hiện một cách sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp, kỹ năng công tác xã hội.
    - Mong muốn và biết làm việc một cách cụ thể và thiết thực với mọi người ở các tầng lớp và môi trường khác nhau.
    - Có khả năng thiết kế và tiến hành một chương trình (kế hoạch) công tác xã hội.
    IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC CÔNG TÁC XÃ HỘI
    Có thể nêu lên bốn nguyên tắc cơ bản sau:
    Nguyên tắc thứ nhất:
    Hoạt động vì phúc lợi và hạnh phúc của con người và xã hội. Theo đó, công tác xã hội không cần quan tâm đến hiệu quả kinh tế - tài chính.
    Nguyên tắc thứ hai:
    Liên qua đến bản chất của mối quan hệ giữa người làm công tác xã hội với đối tượng cần giúp đỡ, mà nói gọn lại là đảm bảo mối quan hệ qua lại, bình đẳng và công bằng giữa hai bên. Nguyên tắc này được cụ thể hóa thành nhiều phương châm xử thế: Tôn trọng đối tượng, chấp nhận trạng thái hiện có của đối tượng, bảo đảm quyền tự quyết? Nguyên tắc này cũng giúp ta phân biệt công tác xã hội với các hoạt động từ thiện.
    Nguyên tắc thứ ba:
    Liên quan đến nền tảng triết học của công tác xã hội, tạo nên giá trị tinh thần và niềm tin của họat động này. Một cách ngắn gọn, trong công tác xã hội, người ta xem:
    - Con người là giá trị tối cao, là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, mỗi cá nhân là một giá trị, không thể thay thế.
    - Giữa cá nhân và xã hội có mối liên hệ tương hỗ và có trách nhiệm đối với nhau.
    - Cá nhân cũng như xã hội đều có khả năng biến đổi nhưng chỉ có thể thực hiện điều đó thông qua sự hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển; người làm công tác xã hội là ?ochiếc cầu nối?, là chất xúc tác trong mối liên hệ này, trong quá trình cùng phát triển đó.
    Nguyên tắc thứ tư:
    Ít được đề cập trong các tài liệu nhưng không kém phần quan trọng, đó là thái độ đối với bản thân mỗi nguyên tắc, chúng cần được hiểu thấu như là kim chỉ nam dẫn dắt hành động nhưng không phải là sự giáo điều, chúng được chấp nhận và thực hiện một cách sáng tạo, thích hợp với các nền văn hóa và khung cảnh xã hội của mỗi quốc gia cũng như địa phương.
    V.CÁC CHỨC NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
    Công tác xã hội có bốn chức năng cơ bản:
    - Trị liệu: Sửa chữa, điều chỉnh, giải quyết các vấn đề cụ thể đã xảy ra hay đang nảy sinh.
    - Phục hồi: Đưa người được giúp đỡ trở về với cuộc sống bình thường, hội nhập với cộng đồng.
    - Phòng ngừa: Thực hiện các hoạt động nhằm ngăn ngừa các hậu quả tiêu cực có thể có hoặc giảm nhẹ tác hại của chúng.
    - Biến đổi (phát triển): Thay cho việc giải quyết vấn đề công tác xã hội, thực hiện các chương trình và hoạt động nhằm biến đổi và phát triển môi trường và nâng cao chất lượng của nguồn lực con người.
    Thực tiễn lịch sử cho thấy rằng từ buổi đầu của công tác xã hội, người ta đã có thể quan sát thấy sự tác động ở mức độ khác nhau của các chức năng đã nêu. Thứ tự nêu trên phản ánh logic phát triển của công tác xã hội. Với thời gian, các chức năng sau ngày càng được nhấn mạnh, trong khi các chức năng trước không hề mất đi tầm quan trọng của mình. Sự phát triển các thế hệ NGO (tổ chức phi chính phủ) đã phản ánh logic phát triển các chức năng kể trên của công tác xã hội.
  4. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI
    Có thể kể đến bốn nhóm sau đây:
    a. Công tác xã hội với cá nhân, gia đình và cộng đồng:
    Nhóm này thể hiện sự khác biệt về đối tượng tác động dẫn đến sự khác biệt về phương pháp và kỹ năng.
    Mục tiêu của công tác xã hội là hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề của mình. Do đó, trước hết nó phải coi tác động đến cá nhân, giúp cho cá nhân ấy hiểu rõ về mình, nhìn nhận lại những người xung quanh gần gũi, có khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội với cá nhân. Đối tượng tác động là bản thân người cần giúp đỡ, công cụ tác động là mối quan hệ giữa cán bộ công tác xã hội với đối tượng.
    Trong công tác xã hội nhóm, đối tượng tác động là toàn bộ nhóm, thông qua tương tác nhóm mà làm thay đổi suy nghĩ và hành động của từng thành viên cũng như cả nhóm. Gia đình có thể được xem như một nhóm, song do tính chất đặc thù của nó, nên đôi khi người ta xếp riêng thành một phương pháp của công tác xã hội.
    Cá nhân không chỉ tập hợp trong các nhóm (đặc biệt trong nhóm nhỏ, đối tượng chính yếu của công tác xã hội nhóm), mà còn được tập hợp trong các cộng đồng, ở đó bao hàm các tổ chức và thiết chế khác nhau vận hành và theo đuổi những mục tiêu chung cũng như riêng biệt trên một địa bàn dân cư nhất định. Cộng đồng là môi trường xã hội trực tiếp hàng ngày của cá nhân và nhóm, do đó theo logic phát triển, công tác xã hội phải hướng tới một phương pháp tác động riêng biệt liên quan đến cấp độ cộng đồng?
    b. Phỏng vấn, thảo luận, tư vấn:
    Nhóm phương pháp này thể hiện các kỹ thuật liên quan đến các động tác qua lại giữa người làm công tác xã hội và đối tượng nhằm tìm hiểu đối tượng, cũng như làm cho đối tượng tự hiểu mình, phát hiện và nhận diện vấn đề, phát triển các ý tưởng, tìm kiếm các khả năng và con đường giải quyết vấn đề, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng hay những người có liên quan.
    c. Vận dụng các nguồn lực cho công tác xã hội:
    Các vấn đề của con người gặp phải mà công tác xã hội có nguyện vọng giúp đỡ họ giải quyết, thực ra bao giờ cũng đầy khó khăn, thường là vượt khỏi khả năng của đối tượng cũng như của cả người làm công tác xã hội. Do đó điều quan trọng là người cán bộ công tác xã hội phải có phương pháp để phát hiện và vận dụng các nguồn lực trong xã hội nhằm cùng đối tượng giải quyết vấn đề.
    Các nguồn lực trong công tác xã hội là một khái niệm rất rộng và cần được hiểu một cách cụ thể trong bối cảnh văn hóa xã hội của mỗi nước và mỗi địa phương. Nó có thể là tài chính, là các tổ chức và thiết chế, là các chế độ chính sách xã hội, các chương trình phát triển, các phong tục tập quán.
    d. Thiết kế và thực hiện một công tác xã hội:
    Một công tác xã hội nào đó là một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định để đạt một mục tiêu đề ra. Nó cần được thể hiện dưới dạng một kế hoạch, dự án hay chương trình. Do đó mỗi người làm công tác xã hội dù làm việc ở cấp độ nào cần nắm được phương pháp thiết kế và thực hiện một kế hoạch, dự án hay chương trình công tác xã hội.
    Mỗi kế hoạch (dự án, chương trình) công tác xã hội thường phải bao gồm các bước sau đây:
    - Phát hiện và nhận diện vấn đề (nhu cầu).
    - Phát triển các ý tưởng và mục tiêu công tác.
    - Xây dựng kế hoạch, phương pháp và kỹ thuật cần sử dụng.
    - Thực hiện (quản lý) công việc (bao gồm cả điều chỉnh).
    - Lượng giá và tổng kết.
    Hi vọng qua những điều này các bạn đã hoạt động hiệu quả về công tác xã hội sẽ hoạt động hiệu quả hơn nữa. Thân!!
  5. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI
    Có thể kể đến bốn nhóm sau đây:
    a. Công tác xã hội với cá nhân, gia đình và cộng đồng:
    Nhóm này thể hiện sự khác biệt về đối tượng tác động dẫn đến sự khác biệt về phương pháp và kỹ năng.
    Mục tiêu của công tác xã hội là hỗ trợ con người giải quyết các vấn đề của mình. Do đó, trước hết nó phải coi tác động đến cá nhân, giúp cho cá nhân ấy hiểu rõ về mình, nhìn nhận lại những người xung quanh gần gũi, có khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội với cá nhân. Đối tượng tác động là bản thân người cần giúp đỡ, công cụ tác động là mối quan hệ giữa cán bộ công tác xã hội với đối tượng.
    Trong công tác xã hội nhóm, đối tượng tác động là toàn bộ nhóm, thông qua tương tác nhóm mà làm thay đổi suy nghĩ và hành động của từng thành viên cũng như cả nhóm. Gia đình có thể được xem như một nhóm, song do tính chất đặc thù của nó, nên đôi khi người ta xếp riêng thành một phương pháp của công tác xã hội.
    Cá nhân không chỉ tập hợp trong các nhóm (đặc biệt trong nhóm nhỏ, đối tượng chính yếu của công tác xã hội nhóm), mà còn được tập hợp trong các cộng đồng, ở đó bao hàm các tổ chức và thiết chế khác nhau vận hành và theo đuổi những mục tiêu chung cũng như riêng biệt trên một địa bàn dân cư nhất định. Cộng đồng là môi trường xã hội trực tiếp hàng ngày của cá nhân và nhóm, do đó theo logic phát triển, công tác xã hội phải hướng tới một phương pháp tác động riêng biệt liên quan đến cấp độ cộng đồng?
    b. Phỏng vấn, thảo luận, tư vấn:
    Nhóm phương pháp này thể hiện các kỹ thuật liên quan đến các động tác qua lại giữa người làm công tác xã hội và đối tượng nhằm tìm hiểu đối tượng, cũng như làm cho đối tượng tự hiểu mình, phát hiện và nhận diện vấn đề, phát triển các ý tưởng, tìm kiếm các khả năng và con đường giải quyết vấn đề, làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng hay những người có liên quan.
    c. Vận dụng các nguồn lực cho công tác xã hội:
    Các vấn đề của con người gặp phải mà công tác xã hội có nguyện vọng giúp đỡ họ giải quyết, thực ra bao giờ cũng đầy khó khăn, thường là vượt khỏi khả năng của đối tượng cũng như của cả người làm công tác xã hội. Do đó điều quan trọng là người cán bộ công tác xã hội phải có phương pháp để phát hiện và vận dụng các nguồn lực trong xã hội nhằm cùng đối tượng giải quyết vấn đề.
    Các nguồn lực trong công tác xã hội là một khái niệm rất rộng và cần được hiểu một cách cụ thể trong bối cảnh văn hóa xã hội của mỗi nước và mỗi địa phương. Nó có thể là tài chính, là các tổ chức và thiết chế, là các chế độ chính sách xã hội, các chương trình phát triển, các phong tục tập quán.
    d. Thiết kế và thực hiện một công tác xã hội:
    Một công tác xã hội nào đó là một chuỗi các hoạt động nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định để đạt một mục tiêu đề ra. Nó cần được thể hiện dưới dạng một kế hoạch, dự án hay chương trình. Do đó mỗi người làm công tác xã hội dù làm việc ở cấp độ nào cần nắm được phương pháp thiết kế và thực hiện một kế hoạch, dự án hay chương trình công tác xã hội.
    Mỗi kế hoạch (dự án, chương trình) công tác xã hội thường phải bao gồm các bước sau đây:
    - Phát hiện và nhận diện vấn đề (nhu cầu).
    - Phát triển các ý tưởng và mục tiêu công tác.
    - Xây dựng kế hoạch, phương pháp và kỹ thuật cần sử dụng.
    - Thực hiện (quản lý) công việc (bao gồm cả điều chỉnh).
    - Lượng giá và tổng kết.
    Hi vọng qua những điều này các bạn đã hoạt động hiệu quả về công tác xã hội sẽ hoạt động hiệu quả hơn nữa. Thân!!
  6. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Xin chào duatrehayngugat và các bạn khác,
    Tôi cũng đã từng muốn đưa ra một topic như thế này và thực tế cũng đã tạo ra topic ?oTất cả xung quanh 2 chữ Tình nguyện?, nhưng vì hạn chế về thời gian mà chưa đưa lên một số bài viết tiêu biểu cũng như dịch chúng sang tiếng Việt. Tuy nhiên hôm nay đọc bài viết của bạn dthng tôi nghĩ mình nên reply ngay kẻo nguội.
    Cá nhân tôi thì thấy vấn đề trong hoạt động xã hội ở nước ta không phải ở chỗ mọi người nhìn nhận đây là công việc vô bổ và bất cứ ai cũng có thể tham gia công tác xã hội mà không cần có kỹ năng gì. Tôi cho rằng có một vấn đề nổi bật là chính những người tham gia CTXH không hiểu được ý nghĩa của chính những việc mình đang làm, và sau khi làm họ cũng không thu nhận được nhiều về đào tạo kỹ năng cần thiết. Cái mà các HDXH mang lại nhiều nhất cho các bạn trẻ hiện nay là những mối quen biết rộng rãi và được đi nhiều nơi, tham gia nhiều hoạt động tập thể vui vẻ. Tôi không ?ongoại suy? ra đối với toàn bộ những người làm CTXH nhưng thực tế là có những bạn tham gia tình nguyện vì những mục tiêu như vậy.
    Cũng rất nhiều bạn trẻ tham gia công tác xã hội với mong muốn được làm một việc gì đó có ích cho xã hội. Ở đây tôi phải nhấn mạnh ?omột việc gì đó? là bởi đối với các bạn đó, miễn là một công việc có ích, còn việc gì thì các bạn ấy còn chưa xác định được, nhưng cứ tham gia cái đã. Điều đó cũng rất tốt, nhưng chỉ tốt nếu đó là bước đầu. Đôi khi tôi cảm thấy các hoạt động tình nguyện ngày nay chỉ nhằm mục đích tạo ra sân chơi cho các TNV. Một số hoạt động thực sự không có hiệu quả và cũng chẳng ai quan tâm đến điều đó. Nhưng xét về mặt xã hội thì đó lại là một sự lãng phí cả về nhân lực và tài lực.
    Giờ tôi xin được nói một chút đến tài liệu tập huấn mà bạn dthng đưa ra từ một lớp tập huấn cán bộ Đoàn. Thoạt nhìn thì tài liệu này cũng được trình bày một cách khoa học, nhưng đọc kỹ thì thấy nhiều điểm thiếu chuyên nghiệp như câu chữ không được rõ ràng, ý chồng chéo (chưa kể là một số lý thuyết nêu ra ở đây chưa thật đúng), ...
    Ví dụ ngay như phần mở đầu ?oSự hình thành của công tác xã hội?, không hề có một dòng nào viết về việc những công tác xã hội ra đời như thế nào hoặc thông thường một hoạt động xã hội được khởi xướng lên trong hoàn cảnh nào. Tài liệu nêu ra 3 hiểu lầm về CTXH thường gặp với lời giải thích nhằm mục đích đưa thông điệp đến cho người đọc: Bạn rất nên tham gia công tác xã hội!
    Theo tôi tài liệu này đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản của CTXH mà đúng là nhiều người chưa có được quan niệm đúng đắn. Tuy nhiên cần phải có chỉnh sửa lại để người đọc không thấy lan man và có thể nắm được vấn đề một cách rõ ràng. Hôm nay tôi chỉ xin dừng tại đây, nếu các bạn còn hứng thú theo dõi hẹn một ngày khác được trình bày vài ý kiến về tài liệu mà bạn dthng đưa ra ở trên. Nếu bạn dthng mong rằng đọc tài liệu này xong mà có thể khiến các bạn đã làm CTXH hiệu quả có thể làm việc hiệu quả hơn nữa thì e rằng bạn hơi lạc quan quá!
  7. 6hsangHN

    6hsangHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Xin chào duatrehayngugat và các bạn khác,
    Tôi cũng đã từng muốn đưa ra một topic như thế này và thực tế cũng đã tạo ra topic ?oTất cả xung quanh 2 chữ Tình nguyện?, nhưng vì hạn chế về thời gian mà chưa đưa lên một số bài viết tiêu biểu cũng như dịch chúng sang tiếng Việt. Tuy nhiên hôm nay đọc bài viết của bạn dthng tôi nghĩ mình nên reply ngay kẻo nguội.
    Cá nhân tôi thì thấy vấn đề trong hoạt động xã hội ở nước ta không phải ở chỗ mọi người nhìn nhận đây là công việc vô bổ và bất cứ ai cũng có thể tham gia công tác xã hội mà không cần có kỹ năng gì. Tôi cho rằng có một vấn đề nổi bật là chính những người tham gia CTXH không hiểu được ý nghĩa của chính những việc mình đang làm, và sau khi làm họ cũng không thu nhận được nhiều về đào tạo kỹ năng cần thiết. Cái mà các HDXH mang lại nhiều nhất cho các bạn trẻ hiện nay là những mối quen biết rộng rãi và được đi nhiều nơi, tham gia nhiều hoạt động tập thể vui vẻ. Tôi không ?ongoại suy? ra đối với toàn bộ những người làm CTXH nhưng thực tế là có những bạn tham gia tình nguyện vì những mục tiêu như vậy.
    Cũng rất nhiều bạn trẻ tham gia công tác xã hội với mong muốn được làm một việc gì đó có ích cho xã hội. Ở đây tôi phải nhấn mạnh ?omột việc gì đó? là bởi đối với các bạn đó, miễn là một công việc có ích, còn việc gì thì các bạn ấy còn chưa xác định được, nhưng cứ tham gia cái đã. Điều đó cũng rất tốt, nhưng chỉ tốt nếu đó là bước đầu. Đôi khi tôi cảm thấy các hoạt động tình nguyện ngày nay chỉ nhằm mục đích tạo ra sân chơi cho các TNV. Một số hoạt động thực sự không có hiệu quả và cũng chẳng ai quan tâm đến điều đó. Nhưng xét về mặt xã hội thì đó lại là một sự lãng phí cả về nhân lực và tài lực.
    Giờ tôi xin được nói một chút đến tài liệu tập huấn mà bạn dthng đưa ra từ một lớp tập huấn cán bộ Đoàn. Thoạt nhìn thì tài liệu này cũng được trình bày một cách khoa học, nhưng đọc kỹ thì thấy nhiều điểm thiếu chuyên nghiệp như câu chữ không được rõ ràng, ý chồng chéo (chưa kể là một số lý thuyết nêu ra ở đây chưa thật đúng), ...
    Ví dụ ngay như phần mở đầu ?oSự hình thành của công tác xã hội?, không hề có một dòng nào viết về việc những công tác xã hội ra đời như thế nào hoặc thông thường một hoạt động xã hội được khởi xướng lên trong hoàn cảnh nào. Tài liệu nêu ra 3 hiểu lầm về CTXH thường gặp với lời giải thích nhằm mục đích đưa thông điệp đến cho người đọc: Bạn rất nên tham gia công tác xã hội!
    Theo tôi tài liệu này đã nêu ra được một số vấn đề cơ bản của CTXH mà đúng là nhiều người chưa có được quan niệm đúng đắn. Tuy nhiên cần phải có chỉnh sửa lại để người đọc không thấy lan man và có thể nắm được vấn đề một cách rõ ràng. Hôm nay tôi chỉ xin dừng tại đây, nếu các bạn còn hứng thú theo dõi hẹn một ngày khác được trình bày vài ý kiến về tài liệu mà bạn dthng đưa ra ở trên. Nếu bạn dthng mong rằng đọc tài liệu này xong mà có thể khiến các bạn đã làm CTXH hiệu quả có thể làm việc hiệu quả hơn nữa thì e rằng bạn hơi lạc quan quá!
  8. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn 6hsángHN!!!
    rất cảm ơn những lời tâm huyết của bạn, vì có việc bận lên hôm nay tôi mới có thời gian lên mạng để trả lời bạn được.
    Tôi nhận thấy cả bạn, tôi và mọi người đã bước vào box này đều có chung một tâm huyết đối với các hoạt động xã hội. Tôi đồng ý với ý kiến này của bạn:
    Đúng vậy bạn ạh. Tôi là người tham gia các hoạt động xã hội khá nhiều. Tôi gặp rất nhiều trường hợp như bạn nói.Những điều tôi post lên trên đây không nhằm mục đích để dạy ai hay ra vẻ ta đây là hiểu biết. Mà tôi chỉ muốn qua đây có những bạn chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của công tác xã hội có thêm cái nhìn tích cực hơn, hiểu được ý nghĩa những việc chính mình đang làm. Để từ đó hoạt động hiệu quả hơn mà thôi
    Tôi không nghĩ thế!!!Tôi tin vào điều tôi làm
    bởi trước đây tôi cũng là một trong số những người hoạt động xã hội theo cảm tính, có nghĩa là " tham gia công tác xã hội với mong muốn được làm một việc gì đó có ích cho xã hội. Ở đây tôi phải nhấn mạnh ?omột việc gì đó? , miễn là một công việc có ích, còn việc gì thì chưa xác định được, nhưng cứ tham gia cái đã." Nhưng từ khi tôi hiểu được đúng ý nghĩa của 4 từ "công tác xã hội" thì dường như mọi hoạt động của cả tôi và nhóm của chúng tôi dường như hiệu quả hơn rất nhiều, nói đúng hơn nó ko còn lan man không còn nhiều sự lãng phí cả về nhân lực và tài lực nữa Điều đó không phải tốt hay sao???
    Tôi rất mong nhận được ý kiến và sự chỉ giáo của bạn 6hsángHN.
  9. duatrehayngugat

    duatrehayngugat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn 6hsángHN!!!
    rất cảm ơn những lời tâm huyết của bạn, vì có việc bận lên hôm nay tôi mới có thời gian lên mạng để trả lời bạn được.
    Tôi nhận thấy cả bạn, tôi và mọi người đã bước vào box này đều có chung một tâm huyết đối với các hoạt động xã hội. Tôi đồng ý với ý kiến này của bạn:
    Đúng vậy bạn ạh. Tôi là người tham gia các hoạt động xã hội khá nhiều. Tôi gặp rất nhiều trường hợp như bạn nói.Những điều tôi post lên trên đây không nhằm mục đích để dạy ai hay ra vẻ ta đây là hiểu biết. Mà tôi chỉ muốn qua đây có những bạn chưa thực sự hiểu được ý nghĩa của công tác xã hội có thêm cái nhìn tích cực hơn, hiểu được ý nghĩa những việc chính mình đang làm. Để từ đó hoạt động hiệu quả hơn mà thôi
    Tôi không nghĩ thế!!!Tôi tin vào điều tôi làm
    bởi trước đây tôi cũng là một trong số những người hoạt động xã hội theo cảm tính, có nghĩa là " tham gia công tác xã hội với mong muốn được làm một việc gì đó có ích cho xã hội. Ở đây tôi phải nhấn mạnh ?omột việc gì đó? , miễn là một công việc có ích, còn việc gì thì chưa xác định được, nhưng cứ tham gia cái đã." Nhưng từ khi tôi hiểu được đúng ý nghĩa của 4 từ "công tác xã hội" thì dường như mọi hoạt động của cả tôi và nhóm của chúng tôi dường như hiệu quả hơn rất nhiều, nói đúng hơn nó ko còn lan man không còn nhiều sự lãng phí cả về nhân lực và tài lực nữa Điều đó không phải tốt hay sao???
    Tôi rất mong nhận được ý kiến và sự chỉ giáo của bạn 6hsángHN.
  10. generous_true

    generous_true Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    0
    Mình hoàn toàn đồng ý với những quan điểm Tình nguyện của bạn. Bây giờ chúng ta nên đưa cụm từ "Công tác xã hội" vào vào trong Sinh viên, họ nhận thức là volunteerist đã tiến lên một bước mới. Xã hội đòi hỏi những việc làm có tính chất "trí tuệ" và thiết thực nhiều hơn. Không hẳn chỉ có SVTN mới hoạt động công tác xã hội mà bất cứ ai cũng có thể tham gia vào công tác xã hội.
    Mình cũng là một "leader" của một CLB tình nguyện, rất đau đầu trong việc đưa quan điểm tình nguyện mới này vào suy nghĩ của các thành viên.
    Mình rất hưởng ứng quan điểm "Xã hội hoá tình nguyện" tiếc là các thủ lĩnh phong trào tình nguyện hình như họ chưa nắm rõ những sự đòi hỏi mới của xã hội và những sự thay đổi trong tư duy công tác xã hội hoặc là hiểu sai lệch về nó, vì thế công tác đưa nó tiếp cận với các SVTN chưa được gì cả. Các TNV chưa biết thế nào là Công tác xã hội.
    Cần có những hành động củ thể để SVTN thay đổi tư duy volunteerist!
    Các bạn có đồng ý thế không!

Chia sẻ trang này