1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Để kinh doanh cà phê takeaway thành công

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi thaonguyen040994, 21/06/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thaonguyen040994

    thaonguyen040994 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2016
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Khoảng 2 năm trước, trào lưu cafe take away tạo cơn sốt rầm rộ trong giới trẻ thì nay, tuy không còn quá hot như lúc đầu nhưng nó đã trở thành thói quen của nhiều người. Kinh doanh cà phê takeaway nếu biết cách vẫn sẽ khiến bạn “ăn nên làm ra” tuy đây không hẳn là loại hình kinh doanh cafe dễ dàng.
    Cafe take away là loại hình cafe mang đi, khách hàng chỉ đến mua đồ uống và có thể vừa đi vừa uống mà không cần ngồi tại quán. Đặc biệt các loại cốc mang đi được thiết kế sao cho phù hợp với từng loại đồ uống nóng, lạnh và tiện lợi cho khách cầm nhất.
    Khi du nhập về VN, loại hình cafe này có sự “biến tấu” cho phù hợp, bên cạnh phục vụ khách mang đi, chủ quán vẫn dành một phần không gian cho những người muốn ngồi lại nói chuyện, nhâm nhi cốc cafe cùng bạn bè.
    Để kinh doanh loại hình cafe take away bạn có thể tham khảo những bước dưới đây.
    1. Phải am hiểu cà phê
    Trước khi kinh doanh, nếu là người sành cafe thì rất tốt, nhưng nếu bạn không uống nhiều và chưa pha cafe thành thạo sao cho đúng vị, ngon hấp dẫn thì nên đi học một khóa pha chế cà phê để nâng cao tay nghề.
    Hoặc bạn có thể học hỏi từ bạn bè, những người quen thân đã và đang kinh doanh cafe để biết được công thức pha chế sao cho cafe ngon nhất. Cafe cũng có nhiều loại, bạn cần phân biệt các loại khác nhau, cách pha chế các loại đồ uống khác nhau sao cho chuẩn… Khi am hiểu về cafe rồi thì bạn mới đáp ứng được nhu cầu của khách.
    2. Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng tiềm năng
    Đây là công việc không thể thiếu khi bắt đầu kinh doanh. Hãy xem xét trong khu vực bạn định kinh doanh có quán cafe nào không, đặc trưng của quán thế nào, các loại đồ uống, giá cả ra sao… Xem khách hàng chính của đối thủ là ai, sở thích mua hàng, uống cafe thế nào. Ngoài ra bạn cũng nên quan tâm khu dân cư xung quanh, cuộc sống, thói quen có gì đáng lưu ý không, khẩu vị của người dân thế nào.
    Để tham khảo mô hình kinh doanh cafe take away, bạn cũng nên đến các cửa hàng cùng lĩnh vực khác để xem họ kinh doanh thế nào, có gì để bạn học hỏi không…
    Xác định đối tượng khách hàng là một trong những yếu tố duy trì hoạt động lâu dài của quán và giữ chân khách hàng quen của quán. Chẳng hạn: đối tượng là sinh viên, giới viên chức, người kinh doanh, tuổi teen, trung niên…
    Không phủ nhận cafe take away là dành cho phần lớn giới trẻ nhưng nếu có mặt bằng trong khu văn phòng, bạn hoàn toàn có thể hướng đến phục vụ dân công sở, người đi làm có thu nhập…
    Việc xác định thị trường, khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn chọn phong cách cafe phù hợp và trang trí đúng sở thích của khách hàng.
    3. Tìm thuê địa điểm
    Khách hàng chính của kinh doanh cafe take-away là học sinh, sinh viên và giới công chức văn phòng, giới kinh doanh (những người trẻ tuổi), do đó quán cafe nên gần trường học, ký túc xá, công sở, khu thương mại, nơi có nhiều khách nước ngoài…
    Kinh doanh mặt hàng này không cần mặt bằng lớn như cà phê truyền thống vì khách hàng chỉ đến mua và mang đi. Nhưng quán vẫn cần có chỗ để được xe máy của khách. Diện tích tối thiểu nên là từ 12 – 16m2.
    Một số quán cafe tại Hà Nội có diện tích nhỏ còn kê cả ghế nhựa cho khách ngồi ở vỉa hè. Sự kết hợp giữa cafe takeaway và kiểu trà chanh hóng gió vỉa hè là lựa chọn tốt nếu bạn tận dụng được vỉa hè phía trước cửa.
    4. Chuẩn bị vốn
    Tùy vào quy mô quán mà bạn cần xác định vốn đầu tư và chi phí bỏ ra. Có thể từ 50 triệu trở lên, có thể mở rộng 200 – 300 triệu, tất nhiên càng lớn thì kinh doanh sẽ càng thuận lợi hơn.
    Vốn dùng để chi những khoản chính như: Tiền thuê mặt bằng kinh doanh, tiền mua sắm trang thiết bị, trang trí, biển bảng, chi phí nguyên liệu… Tiền thuê nhân công, điện, nước, thuế, các khoản phải đóng góp khác, quảng cáo…
    5. Trang trí, mua sắm trang thiết bị
    Khi trang trí quán cafe take away, bạn nên chú trọng tạo phong cách riêng, đồng bộ, vừa giúp quán trẻ trung hơn, vừa giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn.
    Mua sắm trang thiết bị ban đầu cần 1 số vật dụng chính như: quầy kệ trưng bày sản phẩm, máy xay cafe hạt, máy xay sinh tố có công suất cao có thể xay được đá, ly cốc, máy pha epresso được trang trí bắt mắt và thích hợp cầm theo, bàn ghế (nên có để phục vụ cho đối tượng muốn ngồi lại trò chuyện cùng bạn bè)…
    Vật liệu mà bạn chọn trong mô hình kinh doanh café take away chắc chắn là phải tiện lợi, gọn nhẹ, có thể cầm, mang đi một cách dễ dàng. Đó là những loại cốc như: ly nắp cầu, ly giấy… cùng với quai xách, ống hút nóng và ống hút lạnh.
    Thông tin menu, giá cả sản phẩm, khuyến mãi, combo… nên ghi ở bảng lớn, bắt mắt trong quán để ai cũng thấy và dễ dàng cho việc gọi đồ, thanh toán và mang đi.
    Bạn cũng nên lưu ý màu sắc chủ đạo, trang trí kute, hiện đại, trẻ trung, cả bàn ghế và cốc mang đi đều xì tin sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn. Tạo được nét đặc trưng riêng cho quán sẽ là 1 lợi thế khi cạnh tranh.
    Kinh doanh quán cafe chất lượng đồ uống phải đảm bảo
    6. Nguồn nguyên liệu
    Kinh doanh quán cafe cần phải có nguồn hàng ổn định, đảm bảo. Bạn hãy đến thử café tại nhiều nơi, liên hệ với các công ty, cửa hàng bán cafe hoặc quán cafe để tìm mối hàng. Khẩu vị mỗi người khác nhau, tốt nhất bạn nên nhập nguyên liệu từ một địa chỉ tin tưởng, có chất lượng tốt, đảm bảo.
    7. Lên menu và giá bán
    Dù là kinh doanh cafe thì bạn cũng nên xây dựng menu đa dạng. Ngoài cafe, quán có thể cung cấp nhiều loại đồ uống khác mà giới trẻ yêu thích như đồ uống đá xay, trà sữa, sinh tố, hoa quả dầm… Tùy vào sở thích và khả năng của bạn. Menu cũng nên có 1 vài món độc đáo, riêng biệt tạo nên sức thu hút của quán so với các đối thủ khác.
    Giá bán mỗi món đồ uống phải tạo sự cạnh tranh với các cửa hàng khác. Thông thường hiện tại, mỗi món đồ uống tại các quán cafe take-away khá rẻ, ngang với cafe cóc, dao động từ 15.000 – 30.000đồng/ly. Các món đồ uống khác tùy bạn cân nhắc và điều chỉnh giá cho phù hợp, nhưng cũng nên hợp lý và cạnh tranh cao.
    8. PR, quảng cáo
    Khi đi vào kinh doanh, bạn phải có nhiều hình thức quảng cáo để mọi người biết đến quán của bạn. Có thể phát tờ rơi, quảng cáo online, qua mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo…
    Những thông tin khuyến mãi, món mới hấp dẫn nên cập nhật, ghi ở bảng tin lớn cho khách hàng nắm rõ, tương tác tốt với khách sẽ khiến công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn

Chia sẻ trang này