1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DE L'ESPRIT DES LOIS = VẠN PHÁP TINH LÝ (par Montesquieu)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 16/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    DE L'ESPRIT DES LOIS = VẠN PHÁP TINH LÝ (par Montesquieu)

    Tựa

    Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm

    Nếu trong số vô hạn lượng các sự vật được viết trong cuốn sách này, có sự vật nào, mà trái với điều tôi mong đợi, có thể khiến cho độc giả mích lòng, thì tí ra cũng không có sự vật nào đã được viết với ác ý. Cố nhiên là tôi không có tính thích chỉ trích. Platon cảm ơn trời đã khiến cho ông sinh vào thời đại của Socrate; và tôi thì tôi cũng cảm tạ trời đã khiến cho tôi sinh dưới chính thể trong đó tôi hiện đương sống, và đã muốn rằng tôi tuân lệnh những người mà trời đã khiến cho tôi mến yêu.

    Tôi cầu xin một ân huệ mà tôi sợ rằng người ta không ban cho tôi: xin đừng chỉ đọc cuốn sách này trong chốc lát, mà xét đoán một công trình của hai mươi năm làm việc, xin tán thành hay bài xích toàn thể cuốn sách, chứ không nên tán thành hay bài xích vài câu. Nếu người ta muốn tìm kiếm ý muốn của tác giả, người ta chỉ có thể tìm thấy ý muốn ấy trong mục đích của tác phẩm.

    Trước hết tôi đã xem xét các người và tôi đã tưởng rằng trong tình trạng luật pháp và phong tục bất nhất vô hạn này, họ không phải chỉ do sở thích của họ hướng dẫn.
    Tôi đã đặt những nguyên tắc và tôi đã được thấy các trường hợp riêng biệt tự uốn theo các nguyên tắc ấy, lịch sử của tất cả các quốc gia chỉ là kết quả của những nguyên tắc này và mỗi một luật lệ riêng dính líu vào một luật lệ khác hay tùy thuộc một luật lệ khác có tính cách tổng quát hơn.

    Khi tôi trở lại thời thượng cổ, tôi đã tìm kiếm tinh thần của thời ấy để không coi những trường hợp thực là khác nhau như là tương tự và không bỏ thiếu những sự khác biệt của những trường hợp có vẻ giống nhau.

    Tôi không hề rút những nguyên tắc của tôi ở trong những thành kiến của tôi ra, mà rút những nguyên tắc ấy ở bản tính các sự vật.

    Ở đây, người ta chỉ có thể cảm thấy nhiều sự thực sau khi đã nhận thấy mối quan hệ nó dính liền các sự thực ấy với các sự thực khác.








    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 02:52 ngày 29/03/2005
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Càng suy nghĩ nhiều về các chi tiết, người ta sẽ càng cảm thấy tính xác thực của những nguyên tắc. Chính những chi tiết này, tôi cũng không viết cả ra đây, bởi vì ai mà có thể thuật lại tất cả mọi thứ mà không khiến cho người ta buồn nản đến "chết người" đi được?
    ở đây, người a sẽ không thấy những điều hiển nhiên hình như là đặc tính của những tác phẩm thời nay. Nếu người ta nhìn các sự vật với một đôi chút rộng rãi, thì những điều ly kỳ sẽ tiêu tan đi; thường thường thì những điều này chỉ phát sinh là vì người ta chuyên chú trí óc về cả một phía, mà bỏ tất cả các phía khác. Tôi không hề viết để phê bình cái gì đã được thiết lập ở bất cứ một nước nào. ở đây, mỗi quốc gia sẽ tìm thấy những nguyên nhân của các kỷ cương của quốc gia ấy; và cố nhiên là người ta sẽ rút ở đó ra kết luận rằng chỉ có những người đã có cái may mắn sinh ra đoừi để có thể hiểu ngay, với thiên tài của họ, tất cả hiến pháp của một quốc gia là có quyền đề nghị những sự thay đổi.
    Làm cho nhân dân hiểu rõ không phải là điều không quan hệ. Những thành kiến của các nhà cầm quyền thoạt đầu là những thành kiến của quốc gia. Trong thời kỳ còn dốt nát, người ta không ngờ vực điều gì, ngay cả những khi người ta làm những điều tai haị nhất; trong thời kỳ quang minh, người ta còn run rẩy sau khi đã làm những điều tối thiện hảo. Người ta cảm thấy những sự lạm dụng xưa kia, người ta nhìn thấy cách sửa chữa, nhưng người ta còn nhìn thấy những sự lạm dụng của ngay chính việc sửa chữa. Người ta sẽ phó mặc cái hại, nếu người ta e sợ rằng sẽ đi tới cái hại lớn hơn; người ta sẽ phó mặc cái tốt, nếu người ta ngờ vực cả cái tốt hơn. Người ta chỉ ngó đến các bộ phận để mà xét đoán về toàn thể cùng một lúc; người ta xem xét tất cả các nguyên nhân để thấy tất cả các kết quả.
    Nếu tôi có thể làm thế nào khiến cho tất cả mọi người có những lý do mới để yêu thích các nghĩa vụ của mình, vua chúa của mình, tổ quốc của mình, luật lệ của mình, khiến cho người ta có thể cảm thấy rõ ràng hơn hạnh phúc của mình trong mỗi bước, dưới mỗi chính thể, trong mỗi chức vị, tôi sẽ tin tưởng rằng tôi là kẻ sung sướng nhất trong số các người đời.

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 02:54 ngày 29/03/2005
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nếu tôi có thể làm thế nào khiến cho những người chỉ huy gia tăng những sự hiểu biết của họ về những điều mà họ phải quy định và khiến cho những người phải tuân lệnh tìm thấy một nguồn thích thú mới trong sự vâng lời, tôi sẽ tin tưởng rằng tôi là kẻ sung sướng nhất trong số các người đời.
    Tôi sẽ tin tưởng rằng tôi là kẻ sung sướng nhất trong số các người đời, nếu tôi có thể khiến cho các người đời chữa khỏi được óc thành kiến. ở đây tôi gọi là những thành kiến, không cái gì khiến cho người ta không biết đến vài sự vật, mà cái gì khiến cho người ta không tự biết chính mình.
    Chỉ trong khi tìm cách dạy dỗ các người đời mà người ta có thể thực hành đức tính tổng quát ấy nó gồm có lòng bác ái. Người đời, vật uốn nắn được ấy, trong xã hội tự uốn mình theo các tư tưởng và cảm tưởng của những kẻ khác cũng có thể tự biết rõ bản tính của chính mình, khi mà người ta chỉ rõ bản tính ấy cho người đời, và cũng có thể mất bản tính này cho đến cả tình cảm nữa, khi mà người ta ẩn dấu bản tính đó đối với người đời.
    Ðã nhiều lần, tôi khởi đầu công việc viết tác phẩm này, và đã nhiều lần tôi bỏ dở; hàng nghìn lần, tôi đã tung theo chiều gió những tờ mà tôi đã viết; mỗi ngày, tôi đã cảm thấy "những bàn tay của người cha" rơi thõng xuống; theo tôi rõi mục tiêu của tôi mà không tạo thành(1) một ý hướng; tôi không biết những quy tắc cũng như không biết những ngoại lệ; tôi chỉ tìm thấy sự thực để rồi lại mất sự thực ấy; nhưng khi mà tôi đã khám phá ra những nguyên tắc của tôi, tất cả cái mà tôi tìm kiếm đã tự dẫn đến trước tôi; và trong vòng hai mươi năm trường, tôi đã trông thấy tác phẩm của tôi được khởi đầu, tăng gia thêm, tiến lên và kết thúc.
    Nếu tác phẩm này được hoan nghênh, đó là nhờ rất nhiều ở sự trang nghiêm của luận đề; tuy nhiên, tôi không tưởng rằng tôi đã hoàn toàn không có chút thiên tài nào. Khi tôi trông thấy cái gì mà biết bao bậc vĩ nhân ở Pháp, ở Anh và Ðức đã viết (1) viết trước tôi, tôi đã hết sức cảm phục, nhưng mà tôi không hề mất hết lòng can đảm. "Và tôi, tôi cũng là họa sĩ(2)" đó là lời mà tôi đã nói, giống như họa sĩ Corrège vậy.

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 02:55 ngày 29/03/2005
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Vạn Pháp Tinh Lý​
    "Prolem sine matre cresiam"(1) - OVIDE
    QUYỂN I ​
    I. Luật pháp trong mối tương quan với mọi vật
    Các luật pháp, theo nghĩa rất rộng, là những mối tương quan cần thiết phát sinh từ bản chất các sự vật(2) và theo nghĩa ấy, vạn vật có luật pháp của vạn vật; Thần Minh có luật pháp của Thần Minh; thế giới vật chất có luật pháp của thế giới vật chất; các tri năng trác việt hơn người đời có luật pháp của các tri năng ấy; các súc vật có luật pháp của các súc vật; người đời có luật pháp của người đời.
    Những kẻ đã nói rằng do một số mệnh mù quáng đã phát sinh ra những kết quả mà chúng ta nhìn thấy trong vũ trụ, đã nói một điều rất phi lý(3). Vì còn điều phi lý nào hơn là việc một số mệnh mù quáng có thể phát sinh ra những vật thông minh?
    Vậy thì có một lý do nguyên thủy; và các luật pháp là những mối tương qun giữa lý do ấy và mọi vật và là những mối tương quan giữa các vật.
    Thượng đế có mối tương quan với vũ trụ, như là vị hóa công và vị bảo quản: những luật pháp theo đó Thượng đế sáng tạo cũng là những luật pháp theo đó Thượng đế bảo tồn. Thượng Ðế hành động theo những quy tắc ấy bởi vì Thượng đế biết rõ những quy tắc ấy. Người biết rõ các quy tắc kể trên bởi vì Người đã tạo nên những quy tắc dẫn thượng, bởi vì các quy tắc ấy có mối tương quan với sự khôn ngoan và quyền lực của Thượng đế.
    --------------------
    (1) "Ðứa con sinh ra đời không có mẹ". Câu văn này trích ở cuốn "Métamorphoes II,553" ám chỉ rằng Montesquieu đã không dựa vào một kiểu mẫu nào để viết nên tác phẩm của ông; đó là cuốn sách đầu tiên trong loại sách này.
    (2) Bản chất các sự vật; những chữ này dịch ở những chữ "natura rerum". Các luật pháp là do các thế lực và tinh thần lực vận động và phản ứng lẫn nhau mà cấu thành. Cuốn "Vạn Tinh Lý" có mục đích trở thành một khái luận về quyền thuật dân sự và chính trị.
    (3) ở đây hình như Montesquieu ám chỉ tới triết lý của Spinoza (1632-1677).

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 17/11/2003
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nhưng chúng ta thấy, vũ trụ, do sự chuyển vận của vật chất mà tạo nên, không có trí óc thông minh, mà luôn luôn tồn tại, vậy thì các sự chuyển vận của vũ trụ cần phải tuân theo những luật lệ không thay đổi, và nếu người ta có thể tưởng tượng một vũ trụ khác với vũ trụ này, vũ trụ ấy sẽ có những quy tắc hằng cửu hay là vũ trụ ấy sẽ bị tiêu diệt.
    Như vậy, sự sáng tác tuy có vẻ là một hành vi độc đoán lại do những quy tắc, cũng không thay đổi như là thuyết số mệnh của những kẻ vô thần, mà ra. Nói rằng Hóa công có thể cai trị vũ trụ, không cần có những quy tắc ấy, là phi lý, vì vũ trụ sẽ không tồn tại nếu không có những quy tắc này...
    Các cá nhân thông minh có những luật pháp mà các cá nhân ấy đã làm ra; nhưng các cá nhân đó cũng có những luật pháp mà các cá nhân ấy không hề làm. Trước khi có những vật thông minh đã có những vật có thể có được; vậy thĩn vật ấy có những mối tương quan có thể có được và như thế thì có những luật pháp có thể có được. Trước khi có những luật pháp, có những mối tương quan về công lý có thể có được. Nói rằng cái mà các luật pháp thực tại truyền phán hay cấm đoán không có gì là công bình hay bất công(1), tức là nói rằng trước khi người ta vạch một hình tròn, tất cả các đường bán kính đều không bằng nhau...
    Nhưng mà còn lâu thế giới tinh thần mới được cai trị hoàn hảo cũng như thế giới vật chất. Bởi vì, mặc dầu thế giới tinh thần cũng có những luật pháp không thay đổi theo như bản chất của những luật pháp ấy, thế giới tinh thần không luôn luôn tuân theo các luật pháp đó, như là thế giới vật chất tuân theo những luật pháp của thế giới này. Lý do là những cá nhân thông minh, theo như bản chất, kiến thức thường hẹp hòi và như vậy thường hay lầm lẫn; và mặt khác, theo bản tính của những cá nhân ấy, những cá nhân này hay tự mình hành động. Như thế, các cá nhân kể trên không luôn luôn tuân theo các luật pháp nguyên thủy, và cả đến những luật pháp mà các cá nhân đó đặt ra cho mình, các cá nhân ấy cũng không luôn luôn tuân theo...
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 00:38 ngày 17/11/2003
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Người đời, quan niệm như một vật hữu hình cũng như mọi vật thể khác, do những luật pháp không thay đổi cai trị. Người đời, vật thông minh, vi phạm không ngừng những luật pháp mà Thượng đế đã thiết lập và biến đổi những luật pháp mà chính người đời thiết lập. Người đời cần phải tự hướng dẫn; tuy nhiên, người đời là một vật mà kiến thức hẹp hòi; người đời có thể dốt nát và lầm lẫn, cũng như là tất cả các trí tuệ hữu hạn; những kiến thức yếu ớt mà người đời có, người đời còn mất đi nữa; người đời, vật có tri giác có thể bị hàng nghìn ******** lung lạc. Một vật như thế có thể, trong mọi lúc, quên lãng vị đã sáng tạo ra nó: Thượng đế đã gọi cho người đời tĩnh lại bằng những luật lệ của tôn giáo. Một vật như thế có thể lúc nào cũng quên bổn phận của mình; các triết gia đã cảnh cáo người đời với những luật lệ của luân lý. Sinh ra sống trong xã hội, người đời có thể quên khuấy những người khác trong xã hội; các nhà lập pháp đã khiến cho người đời trở lại các bổn phận của mình bằng chững luật lệ chính trị và dân sự.
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    II. Các luật pháp của thiên nhiên
    Trước khi ó những luật lệ kể trên, thì đã có những luật pháp của thiên nhiên, được ghi như thế, bởi vì những luật pháp ấy chỉ phát sinh ở thể chất của bản thể của chúng ta. Muốn biết rõ những luật pháp này, cần phải xem xét một người vào thời trước khi các xã hội được thiết lập(1). Các luật pháp của thiên nhiên sẽ là những luật pháp mà người ấy chịu nhận trong một tình trạng như thế.
    Luật pháp đó đã in vào trong lòng ta ý tưởng một hóa công, hướng dẫn chúng ta về phi hóa công ấy, đó là luật pháp thứ nhất trong các luật pháp của thiên nhiên do sự quan trọng của nó, chứ không phải là do thứ tự của những luật pháp này. Người đời, trong trạng thái thiên nhiên, có năng lực hiểu biết hơn là có những kiến thức. Rõ rệt là những ý tưởng đầu tiên của người đời có lẽ không phải là những ý tưởng hoàn toàn lý thuyết. Người đời có lẽ nghĩ tới việc bảo tồn bản thể của mình trước khi tìm kiếm căn nguyên của bản thể ấy. Một người như thế sẽ chỉ cảm thấy trước hết sự yếu hèn của mình; sự nhút nhát của người ấy sẽ lên tới cực độ; và nếu người ta muốn thí nghiệm về điều đó, người ta đã thấy ở trong rừng những người man rợ; cái gì cũng làm cho họ run rẩy, cái gì cũng khiến cho họ trốn chạy.
    Trong trạng thái ấy, mỗi người đều cảm thấy thấp kém; mỗi người chỉ hơi cảm thấy mình được bình đẳng với kẻ khác. Như vậy người ta sẽ không tìm cách đánh nhau, và hòa bình sẽ là luật pháp thiên nhiên nhất.
    Hobbes gán rước hết cho các người đời lòng ham muốn khuất phục lẫn nhau là không hợp lý. Quan niệm bá quyền và thống trị rất là phức tạp và tùy thuộc biết bao nhiêu quan niệm khác đến nỗi quan niệm ấy sẽ không phải như là quan niệm mà lòng ham muốn kể trên có trước hết.
    Hobbes tự hỏi "tại sao, nếu các người đời, theo lẽ tự nhiên, không ở trong tình trạng chiến tranh, họ lại luôn luôn đem theo khí giới, và tại sao họ lại có những chìa khóa để đóng cửa nhà họ lại"? Nhưng mà người ta không cảm thấy rằng người ta gán cho các người đời, trước khi các xã hội được thiết lập, cái gì chỉ có thể xẩy ra cho họ sau khi các xã hội đã được thiết lập, cái gì khiến cho họ tìm thấy những lý lẽ để đánh nhau và để tự vệ.
    Người đời sẽ kết hợp ý thức sự hèn yếu của mình với ý thức các nhu cầu của mình. Như vậy, một luật lệ thiên nhiên khác sẽ là luật lệ khiến cho người đời tìm cách nuôi thân.
    Tôi đã nói là sự sợ hãi khiến cho thế nhân lẩn tránh nhau: nhưng chẳn bao lâu, các triệu trứng một sự sợ hãi lẫn nhau lại khiến họ xích lại gần nhau. Vả lại, họ sẽ được dẫn dắt về đó do sự khoái lạc mà một động vật cảm thấy khi một động vật đồng loại tới gần. Hơn nữa, sức hấp dẫn thần diệu, mà nam nữ gây ra cho nhau do sự khác biệt giữa hai giống sẽ làm tăng thêm sự thích thú ấy; và lời cầu khẩn tự nhiên mà nam nữ luôn luôn nói với nhau sẽ là một luật lệ thứ ba.
    Ngoài tình cảm mà các người đời có trước hết, họ còn có thể có những kiến thức; như vậy họ còn có một mối liên hệ mà các động vật khác không có. Vậy thì họ có một lý lẽ mới nữa để kết hợp và lòng ham muốn sống trong một xã hội là luật lệ thiên nhiên thứ tư.
    ---------------------
    (1) Montesquieu nhìn nhận như Rousseau là có một "trạng thái thiên nhiên" có từ trước khi có "trạng thái xã hội" nhưng cốt nhất là để chứng minh thuyết của ông dễ dàng hơn.
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    III. Các luật pháp nhân tạo
    Các người đời vừa sống trong xã hội là đã mất ngay ý thức sự hèn yếu của họ; sự bình đẳng(1) có trước kia giữa họ, đình chỉ và tình trạng chiến tranh bắt đầu.
    Mỗi một xã hội riêng biệt cảm thấy sức mạnh của mình, cái đó phát sinh ra một trạng thái chiến tranh từ nước này sang nước kia. Các cá nhân, trong mỗi xã hội, bắt đầu cảm thấy sức mạnh của họ: họ tìm cách khiến cho họ được hưởng những mối lợi chính yếu của xã hội này; cái đó phát sinh ra giữa họ một tình trạng chiến tranh.
    Hai tình trạng chiến tranh ấy khiến cho các luật pháp được thiết lập giữa các người đời. Ðược coi như là dân cư tại một hành tinh lớn như thế, và vì lẽ cần có những dân tộc khác nhau, các người đời có những luật lệ trong mối tương quan giữa các dân tộc và đó là quốc tế công pháp(2). Ðược coi như là sống trong một xã hội phải được duy trì, họ có những luật lệ trong mối tương quan giữa các người thống trị và các người bị trị, và đó là chính trị pháp. Họ còn có cả những luật lệ trong mối tương quan giữa tất cả các công dân với nhau và đó là dân sự pháp. Quốc tế công pháp cố nhiên căn cứ trên nguyên tắc này: mọi quốc gia, trong hòa bình, phải cố hết sức làm điều tốt cho nhau và trong chiến tranh, phải cố làm hại cho nhau ít hết sức, mà không làm tổn thương đến những quyền lợi chân chính của những quốc gia ấy.
    ----------------
    (1) Sự bình đẳng trong sự yếu hèn, mà sự yếu hèn này cũng không đều.
    (2) Droit des gens: luật quốc tế chi phối những mối tương quan giữa các quốc gia (gentes).

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Mục tiêu của chiến tranh là sự chiến thắng; mục tiêu của sự chiến thắng là sự xâm lược; mục tiêu của sự xâm lược là sự duy trì. Từ nguyên tắc này và nguyên tắc kể trên phải sinh ra tất cả những luật lệ hợp thành quốc tế công pháp.
    Tất cả các quốc gia đều có một quốc tế công pháp, và ngay cả những người Iroquois (1) là những người ăn thịt tù binh của họ, họ cũng có quốc tế công pháp. Họ phái và tiếp nhận các sứ thần; họ hiểu biết những luật lệ về chiến tranh và hòa bình: cái hại là ở chỗ quốc tế công pháp ấy không căn cứ vào những nguyên tắc xác thực.
    Ngoài quốc tế công pháp lưu ý tới tất cả các xã hội ra, còn có một chính trị pháp cho mỗi xã hội. Một xã hội không thể tồn tại nếu không có một chính thể.
    Như Gravina đã nói rất đúng(2), sự kết hợp của những lực lượng riêng biệt cấu thành cái mà người ta gọi là chính thể chính trị.
    Lực lượng chung có thể do một người hay nhiều người nắm giữ. Có vài người nghĩ rằng vì lẽ thiên nhiên đã thiết lập nên phụ quyền, chính thể do một người là phù hợp với thiên nhiên hơn hết. Nhưng mà tỉ dụ về phụ quyền không chứng minh gì cả(3). Bởi vì nếu phụ quyền có mối tương quan với chính thể do một người, sau khi người cha chết đi, quyền lực của các huynh trưởng hay là sau khi các người anh qua đời, quyền lực của các anh em con chú bác có mối tương quan với chính thể do nhiều người. Quyền lực chính trị tất nhiên gồm có sự kết hợp của nhiều gia tộc.
    Tốt hơn là nói rằng chính thể phù hợp với thiên nhiên nhất là chính thể mà cách xếp đặc biệt thích hợp hơn với tâm tính đặc biệt của dân tộc mà chính thể ấy đã được thiết lập để phụng sự(4).Những lực lượng riêng biệt không thể kết hợp lại nếu tất cả các ý chí không kết hợp lại. Như Gravina đã nói một lần nữa rất đúng, sự kết hợp của các ý chí ấy tức là cái mà người ta gọi là chính thể dân sự.
    -----------------------------
    (1) Les Iroquois: một bộ lạc hiếu chiến ở Bắc Mỹ - châu, hiện nay gần như không còn nữa. Có lẽ Montesquieu đã lấy chi tiết kể trên về phong tục của người Iroquois trong một câu chuyện do một nhà truyền giáo thuật lại.
    (2) Gravina (1664-1718) một nhà luật học người La Mã, tác giả cuốn "De Ortu et progressu juris civilis".
    (3) Montesquieu bài bácthuyết theo đó vương quyền do phụ quyền mà ra.
    (4) Chủ nghĩa tương đối của Montesquieu trái ngược với tinh thần độc đoán của Rousscau.

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 00:40 ngày 17/11/2003
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Luật pháp, nói chung, là nhân lý với tư cách là nhân lý ấy cai trị tất cả mọi dân tộc trên trái đất; và các luật pháp chính trị và dân sự của mỗi quốc gia chỉ là những trường hợp đặc biệt trong đó nhân lý ấy được ứng dụng.
    Các luật pháp kể trên phải riêng biệt cho dân tộc mà các luật pháp này đã được thiết lập để phụng sự, đến mực mà luật pháp của quốc gia này có thể thích hợp với quốc gia kia(1), thì đó chỉ là một sự ngẫu nhiên rất hiếm.
    Các luật pháp ấy cần phải thích hợp với bản chất và nguyên tắc của chính thể đã được thiết lập hay người ta muốn thiết lập hoặc các luật pháp đó cấu thành chính thể ấy như là các luật pháp chính trị; hoặc các luật pháp ấy duy trì chính thể ấy như là các luật pháp dân sự.
    Các luật pháp phải liên quan đến vật lý của xứ sở; đến khi hậu giá lạnh, nóng cháy hay ôn hòa; đến đặc tính, vị trí và độ lớn của đất đai; đến cách sống của dân tộc cày ruộng săn bắn hay chăn nuôi; các luật pháp phải thích hợp với trình độ tự do mà hiên pháp có thể chịu đựng; với tôn giáo, xu hướng của cải, dân số, thương mại, phong tục, cử chỉ của người trong nước. Sau hết, các luật pháp có mối tương quan với nhau; các luật pháp có mối tương quan với căn nguyên của luật pháp, với mục đích của nhà lập pháp, với thứ tự các sự vật trên đó các luật pháp đã được thiết lập. Phải cần xem xét các luật pháp trên những phương diện ấy(2).
    Ðó là điều mà tôi định làm trong tác phẩm này. Tôi sẽ xem xét tất cả những mối tương quan ấy: các mối tương quan đó tất cả toàn thể họp lại thành cái mà người ta gọi là "Vạn Pháp Tinh lý"(3).
    -------------------------
    (1) Luật pháp có tính cách thực nghiệm và do rất nhiều lực lượng khác nhau, riêng biệt cho mỗi dân tộc, hợp thành.
    (2) Ðạn này cho biết trước một cách sơ lược bố cục của tác phẩm.
    (3) Esrpit des Lois "Vạn Pháp Tinh Lý". Montesquies tìm hiểu thế nào là luật pháp và cho biết các lý do của luật pháp.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng

Chia sẻ trang này