1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DE L'ESPRIT DES LOIS = VẠN PHÁP TINH LÝ (par Montesquieu)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 16/11/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã không phân chia các luật pháp chính trị với các luật pháp dân sự: bởi vì ở đây tôi không hề khảo về các luật pháp mà về tinh lý của luật pháp và vì lẽ cái tinh lý ấy tức là mọi mối tuơng quan mà các luật pháp có hể có với mọi sự vật, tôi đã phải theo dõi thứ tự thiên nhiên của các luật pháp ít hơn là thứ tự của các mối tương quan ấy và của các sự vật ấy.
    Trước hết tôi sẽ xem xét những mối tương quan của các luật pháp với bản chất và nguyên tắc của mỗi chính thể: và vì nguyên tắc ấy có ảnh hưởng hết sức lớn đối với pháp luật, tôi sẽ lưu ý tìm hiểu rõ nguyên tắc đó; và một khi mà tôi đã thiết lập được nguyên tắc này, người ta sẽ thấy các luật pháp ở đó xuất sinh ra như là chẩy ở nguồn gốc ra. Sau đó, tôi sẽ đề cập đến các mối tương quan khác hình như là đặc biệt hơn.
    (hết quyển 1)
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 17/11/2003
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    QUYỂN I I​
    II - Chính thể cộng hòa và những luật pháp liên quan đến chế độ dân chủ
    Khi nào trong cộng hòa quốc, nhân dân họp thành đoàn thể nắm giữ chủ quyền, thì đó là một chính thể dân chủ. Khi nào chủ quyền do một phần của nhân dân nắm giữ, thì đó là một chính thể quý tộc.
    Trong chính thể dân chủ, dân chúng, về vài phương diện, là vị quân chủ; về vài phương diện khác, dân chúng là thần dân.
    Dân chúng chỉ có thể có chủ quyền hoàn toàn do các sự đầu phiếu của dân chúng, những sự đầu phiếu này tỏ rõ ý muốn của dân chúng. ý chí của vị chúa tể chính là vị chúa tể. Những luật pháp thiết lập nên quyền đầu phiếu như vậy là những luật pháp chính yếu trong chính thể này. Thực thế, cũng cần phải quy định nên đầu phiếu như thế nào, ai phải đầu phiếu, đầu phiếu cho ai, đầu phiếu về cái gì cũng như là trong một chính thể quân chủ, cần phải biết ai là vị quân chủ và vị quân chủ phải cai trị như thế nào.
    Libanius(1) nói rằng tại Nhã Ðiển, một ngoại kiều mà đứng lẩn vào trong quốc dân hội nghị thì phải xử tử hình. Ðó là tại vì người ấy tiếm đoạt chủ quyền.
    Ðiều cốt yếu là ấn định số công dân họp thành các hội nghị: nếu không, người ta có thể không biết rõ rằng nhân dân đã phát biểu ý kiến, hay chỉ có một phần nhân dân mà thôi. ở Lacédémone, phải có mười nghìn công dân(2). ở La Mã được thiết lập nên trong sự nhỏ mọn để tiến tới sự lớn lao, ở La Mã xuất sinh ra để trải qua những nỗi thăng trầm ở đời, ở La Mã lúc thì gần hết cả công dân ở ngoài thành, lúc thì tất cả xứ ý Ðại Lợi và một phần trái đất gồm ở trong thành trì La Mã, người ta không hề ấn định con số này; và đó là một nguyên nhân quan trọng của sự suy vong của La Mã.
    Dân chúng có chủ quyền phải tự mình làm lấy tất cả cái gì mà dân chúng có thể làm lấy một cách hoàn hảo(3); và cái gì mà dân chúng không thể làm lấy một cách hoàn hảo, dân chúng phải trao cái đó cho các người thừa hành của dân chúng làm.
    Các người thừa hành của dân chúng sẽ không thuộc về dân chúng nếu dân chúng không bổ nhiệm những người ấy. Vậy thì một châm ngôn căn bản của chính thể này là dân chúng bổ nhiệm các người thừa hành tức là các nhà cầm quyền.
    Nhân dân, cũng như các vị quân chủ và còn hơn các vị quân chủ nữa, cần có một hội đồng hay nguyên lão nghị viện hướng dẫn. Nhưng muốn cho nhân dân tin cẩn hội đồng hay nghị viện ấy, nhân dân cần phải bầu cử các nhân viên của hội đồng hay nghị viện, như là nhân dân tự chọn lấy các nhân viên này như tại Nhã Ðiển, hay là giao việc bầu cử các nhân viên kể trên cho một nhà cầm quyền mà nhân dân đã lập ra như ở tại La Mã trong một vài cơ hội(4).
    ------------------------
    (1) Libanius là một nhà biện sĩ người Hi Lạp (314-391) cố vấn của Hoàng đế Julien Bội giáo.
    (2) ở Sparte, dưới thời Lycurgue, trong các hội nghị lớn nhất có tới 9000 công dân hay 5500 công dân.
    (3) Bầu cử các nhà cầm quyền, biểu quyết các đạo luật.
    (4) Các viên chức điều tra nhân khẩu lập danh sách các nghị viện, các nghị viện được chọn trong số các nhà cầm quyền hay trước kia đã cầm quyền.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Dân chúng rất đáng khâm phục khi chọn những người để giao cho họ một phần quyền hành của mình. Dân chúng chỉ quyết định bằng những sự vật mà dân chúng không thể không biết và bằng những sự kiện mà dân chúng cảm thấy. Dân chúng biết rất rõ rằng một người đã luôn luôn chinh chiến, và thắng trận này hay trận khác; vậy thì dân chúng có thể bầu cử một trưởng soái. Dân chúng biết rõ một vị thẩm phán siêng năng, biết rõ rằng nhiều người đã tỏ vẻ bằng lòng vị thẩm phán ấy khi ở tòa án ra, người ta lại không chứng minh được rằng vị thẩm phán ấy là kẻ nhũng lạm; đó cũng đủ để cho dân chúng quyết định trong việc bầu cử một pháp quan(1). Dân chúng đã ngạc nhiên vì sự lộng lẫy hay vì của cải của một công dân, thế cũng đủ để cho dân chúng chọn lựa một hội viên thị xã(2). Tất cả những sự vật ấy là những sự kiện mà dân chúng học hỏi ở nơi công trường dễ dàng hơn một vị quân chủ trong dinh thự của vị này. Nhưng mà dân chúng có biết quản lý một công việc, hiểu rõ các chốn, các dịp, các lúc, biết cách lợi dụng những điều đó hay không? Không: dân chúng sẽ không biết được các điều ấy.
    Nếu người ta có thể ngờ vực năng lực tự nhiên của dân chúng để phân biệt được chân tài, người ta chỉ việc nhìn kỹ các sự lựa chọn liên tục và phi thường mà nhân dân Nhã Ðiển và La Mã đã thực hiện; điều đó có lẽ người ta không thể gán cho sự ngẫu nhiên được.
    Người ta biết rằng ở La Mã, mặc dầu dân chúng đã tự cho mình cái quyền giao phó những chức vụ cho các người thuộc giai cấp bình dân, dân chúng không thể quyết định bầu cử các người ấy; và ở Nhã Ðiển như là Xénophon đã nói, mặc dầu chiếu theo đạo luật của Aristide, người ta có thể tìm kiếm các nhà cầm quyền ở tất cả các giai cấp, không bao giờ đám lê dân yêu cầu được đảm nhận những chức vụ có thể liên quan tới hạnh phúc và sự vinh quang của dân chúng.
    ------------------------
    (1) Các phán quan phụ trách việc xét xử về dân sự và các chấp chính quan là những vị chỉ huy về quân sự và dân sự.
    (2) Công việc của một hội viên thị xã rất là tốn kém. Các hội viên thị xã trông nom các nơi giải trí công cộng, công việc tiếp tế ...

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Cũng như là phần đông các công dân, có đủ tư cách để bầu cử nhưng không có đủ tư cách để được bầu, dân chúng có đủ năng lực để khiến cho các kẻ khác báo cáo cho dân chúng rõ công việc quản lý của họ; nhưng dân chúng không thể tự mình quản lý mọi công việc.
    Các công việc cần phải tiến triển, và sự tiến triển phải đừng chậm chạp quá hay mau lẹ quá. Nhưng mà dân chúng luôn luôn hoạt động nhiều quá, hay ít quá. Có khi với trăm nghìn cánh tay dân chúng lật đổ mọi thứ; có khi với trăm nghìn bàn chân, dân chúng xê dịch như là những con sâu bọ.
    Trong chính thể bình dân, người ta phân chia dân chúng ra vài giai cấp. Những nhà lập pháp có danh tiếng đã nổi danh trong cách phân chia này và do đó mà chính thể dân chủ tồn tại hay là cường thịnh.
    Servius Tullius, trong khi xếp đặt các giai cấp đã dựa(1) theo tinh thần của giai cấp quý tộc. Tite Live(2) và Denys d''Halicarnasse(3) đã kể lại việc Servius Tullius giao quyền bầu cử cho các công dân trọng yếu như thế nào. Servius Tullius đã chia nhân dân La Mã ra thành một trăm chín mươi ba tổ trăm người(4). Các tổ trăm người này họp thành sáu giai cấp. Và ông đã đặt những người già có, mà là số ít nhất, vào trong các tổ đầu tiên, những người giàu ít hơn mà là số đông hơn vào trong các tổ kế tiếp, còn đám đông các người nghèo khó thì ông dồn vào tổ cuối cùng: mỗi tổ chỉ có một phiếu, cho nên chính các giới trung lưu và giới có nhiều của cải đã đi bầu hơn là những cá nhân đã đi bầu.
    ------------
    (1) Servius Tullius: vị vua thứ sáu ở La Mã.
    (2) Tite Live: quyển Nhất chương XXVI.
    (3) Denys d''Halicarnasse: một sử gia người Hy Lạp (thế kỷ thứ nhất trước Thiên chúa giáng sinh).
    (4) Tổ trăm người: Ðoàn thể một trăm người tuyển cử qua lại ở Cổ La Mã.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Solon phân chia nhân dân Nhã Ðiển ra làm bốn giai cấp. Tinh thần dân chủ đã hướng dẫn ông, cho nên trong việc phân chia này, ông đã không ấn định những kẻ phải đi bầu mà đã ấn định những kẻ có thể được bầu; và để cho mỗi công dân quyền bầu cử, ông muốn rằng trong mỗi một giai cấp thuộc bốn giai cấp kể trên, người ta có thể bầu cử các vị thẩm phán, nhưng chỉ trong ba giai cấp đầu là giai cấp những công dân phong lưu, người ta mới có thể bầu cử các nhà cầm quyền(1).
    Cũng như việc phân chia các giai cấp những người có quyền bầu cử là một luật lệ căn bản trong cộng hòa quốc, cách thức đi bầu lại là một luật lệ căn bản khác.
    Ðề cử bằng lối rút thăm thuộc bản chất của chế độ dân chủ(2): đề cử bằng cách tuyển trạch thuộc bản chất của chế độ quý tộc.
    Rút thăm là một cách bầu cử không khiến cho ai phải phiền lòng; lối tuyển cử này để cho mỗi công dân có mối hy vọng hợp lý là có thể phụng sự tổ quốc. Nhưng vì lối tuyển cử ấy tự nó có nhiều khuyết điểm, cho nên các nhà lập pháp nổi danh đã đua nhau quy định và sửa đổi nó.
    Solon định ở Nhã Ðiển rằng các chức vụ quân sự được tuyển trạch, còn các nguyên lão nghị viên và các thẩm phán thì được bầu cử bằng lối rút thăm.
    Ông muốn rằng người ta tuyển trạch các chức vụ dân sự tốn kém nhiều, còn các chức vụ dân sự khác thì bầu cử bằng lối rút thăm.
    Nhưng để sửa chữa lối tuyển cử bằng cách rút thăm, ông định rằng người ta chỉ có thể bầu trong số những người ứng cử; và người nào được bầu sẽ được các thẩm phán khảo xét; và mỗi người đều có thể tố cáo người được bầu là không xứng đáng, như thế lối tuyển cử vừa bằng cách rút thăm vừa bằng cách tuyển trạch.
    Mỗi khi hết hạn cầm quyền, người ta phải được xét đoán về cách thức đã phụng sự như thế nào. Những kẻ bất tài cố nhiên phải tị hiềm không muốn đưa tên mình ra cho rút thăm.
    -----------
    (1) Giai cấp thứ tư không đóng thuế.
    (2) Montesquieu đã phổ thông hóa ở đây một điều mà ông nhận xét thấy ở Nhã Ðiển vào thời thượng cổ.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Ðạo luật ấn định cách thức bỏ phiếu bầu lại là một luật lệ căn bản ở trong chế độ dân chủ(3) các cuộc đầu phiếu phải công khai hay bí mật, đó là một vấn đề trọng đại. Cicéron(1) có viết rằng các luật lệ đã khiến cho các cuộc đầu phiếu trở nên bí mật vào những năm cuối cùng của cộng hòa quốc La Mã là một trong những nguyên nhân trọng đại của sự suy vong của cộng hòa quốc này. Vì lẽ các đầu phiếu được thực hiện một cách khác nhau trong mỗi cộng hòa quốc, tôi tưởng nên quan niệm cuộc đầu phiếu như sau đây.
    Chắc chắn là khi dân chúng đầu phiếu, các cuộc đầu phiếu phải công khai và điều đó phải được coi như là một luật lệ căn bản của chính thể dân chủ. Ðám lê dân cần được các hào mục dẫn đạo và cần được thái độ nghiêm trọng của vài nhân vật chế ngự. Chẳng hạn trong cộng hòa quốc La Mã, khi khiến cho các cuộc đầu phiếu trở nên bí mật, người ta đã phá hoại tất cả, do đó người ta đã không thể hướng dẫn được đám lê dân và họ đã lầm đường lạc lối. Nhưng mà khi ở trong một chính thể quý tộc, đoàn thể các người quý phái bỏ phiếu(2) hay là khi ở trong một chính thể dân chủ, nguyên lão ngị viện bỏ phiếu, vì vấn đề chỉ là đề phòng những âm mưu, những cuộc đầu phiếu không cần bí mật cho lắm.
    Trong một nghị viện, âm mưu rất nguy hiểm; âm mưu nguy hiểm trong một đoàn thể các nhà quý phái(3); âm mưu không nguy hiểm trong đám dân chúng mà bản tính là hành động theo thiên kiến. Trong những quốc gia mà dân chúng không tham dự chính quyền, dân chúng sẽ phát nóng, phát sốt vì công việc. Một tai họa đối với một cộng hòa quốc là khi nào không có những âm mưu nữa; và việc đó xẩy ra khi mà người ta đã dùng tiền bạc mua chuộc dân chúng; dân chúng trở nên thản nhiên; dân chúng yêu chuộng tiền bạc, nhưng không ham thích công việc nữa: không quan tâm đến chính thể và đến những điều mà người ta đề nghị, dân chúng nghiễm nhiên chờ đợi người ta trả tiền công cho dân chúng.
    Một luật lệ căn bản nữa của chế độ dân chủ là chỉ có dân chúng là làm luật mà thôi.
    Tuy nhiên, có hàng nghìn dịp mà nguyên lão nghị viện phải có thể phán định; có khi thí nghiệm một đạo luật trước khi thiết lập đạo luật ấy còn là hợp thời nữa. Hiến pháp La Mã và Hiến pháp Nhã Ðiển rất khôn ngoan. Các phán quyết của nguyên lão nghị viện có hiệu lực luật pháp trong một năm; các phán quyết ấy chỉ trở nên vĩnh viễn do ý chí của dân chúng.
    -----------------
    (3)Billets de Suffrage: các phiếu bầu.
    (1) Xin xem Cicéron: Cuốn "Lois" (I, III) (chú thích của Montesquieu).
    (2) Như là ở Venise (chú thích của Montesquieu)
    (3) Ðó là cách đi thăm viếng từng cử tri một để xin người ta bỏ phiếu cho mình.

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 12:04 ngày 08/12/2003
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    QUYỂN I I I​
    III. Nguyên tắc của chính thể dân chủ
    Muốn cho một chính thể quân chủ hay một chính thể độc tài được duy trì hay đứng vững, không cần phải có đức tính thành thực nhiều. Hiệu lực của luật pháp trong chính thể này, cánh tay của vị vua chúa luôn luôn dơ cao trong chính thể kia quy định hay chế ngự tất cả. Nhưng mà trong một chính thể bình dân, phải cần có một động cơ nữa, đó là đạo đức(1).
    Những điều mà tôi nói được toàn thể lịch sử xác nhận và rất là phù hợp với bản chất của các sự vật. Bởi vì rõ rệt là ở trong một chính thể dân chủ, mà trong đó người cho thi hành luật pháp tự cho mình là ở trên luật pháp, người ta không cần có đạo đức bằng ở trong một chính thể bình dân, mà trong đó người cho thi hành luật pháp cảm thấy chính y cũng phải phục tòng và chịu đựng các luật pháp ấy.
    Lại rõ rệt rằng vị quân chủ, vì có cố vấn không được tốt hay vì trễ nải mà thôi không cho thi hành các luật pháp nữa, vị ấy có thể sửa chữa điều tai hại ở trên một cách dễ dàng: vị ấy chỉ việc thay đổi người cố vấn hay sửa chữa sự trễ nải. Nhưng mà trong một chính thể bình dân, nếu các luật pháp không được thi hành nữa, vì lẽ điều đó chỉ có thể có sự đồi bại của cộng hòa quốc, chính thể đã đến chỗ suy vong...
    ----------
    (1) Ðạo đức: Lòng ái quốc tức là lòng yêu mến sự bình đẳng (chú thích của Montesquieu) Aristote phân biệt đạo đức của người công dân tốt và đạo đức của người quân tử, đạo đức công dân và đạo đức luân lý.Khi Montesquien chủ trương rằng động cơ của chính thể cộng hòa là đạo đức, ông muốn nói rằng trong một chính thể mà mỗi người nắm giữmột phần quyền hành công cộng, mỗi người cần phải có một đạo đức đặc biệt của một người chỉ huy có trách nhiệm.[/]
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Khi mà đạo đức mất đi, tham vọng sẽ tràn ngập các tâm hồn nào có thể tiếp nhận được tham vọng ấy và sự tham vọng ấy và sự tham lam sẽ tràn ngập mọi tâm hồn. Mục tiêu của các ước vọng sẽ thay đổi: cái gì mà trước kia người ta yêu chuộng, người ta sẽ không yêu chuộng nữa; trước kia người ta tự do vì có luật pháp, bây giờ, người ta muốn được tự do chống đối với cả luật pháp; mỗi một công dân sẽ như là một tên nô lệ đã trốn khỏi nhà ông chủ nó; cái gì là "kỷ cương", người ta gọi là "hà khắc", cái gì là "quy tắc" người ta gọi là "mất tự do", cái gì cần phải "lưu ý", người ta gọi là phải "sợ hãi".
    Tình đạm bạc, người ta gọi là tính biển lận, chứ người ta không gọi lòng ham muốn có của cải là tính biển lận. Trước khi của cải của tư nhân gom lại thành của công khố, giờ đây, của công khố trở thành tài sản của các tư nhân. Cộng hòa quốc là một chiến lợi phẩm; và sức mạnh của cộng hòa quốc chỉ là quyền hành của vài công dân và sự vô kỷ luật của mọi người...
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    VII. Nguyên tắc của chính thể quân chủ
    Như chúng ta đã nói, chính thể quân chủ xem là tất yếu những ưu thế, những thứ bực và một quý tộc nguyên thủy. Theo bản chất của danh dự, phải có những sự ưu đãi và những sự phân biệt; do đó, danh dự phải có ở trong chính thể này.
    Trong một cộng hòa quốc, tham vọng là một mối nguy hại. Trong một chính thể quân chủ, tham vọng có những hậu quả tốt đẹp; tham vọng khiến cho chính thể này có sinh khí; và người ta có cái lợi này là tham vọng không phải là mối nguy hại trong chính thể quân chủ, vì lẽ nhà vua có thể luôn luôn chế ngự nó.
    Các độc giả sẽ cho rằng như thế là giống như vũ trụ hệ thống trong đó có một trọng lực luôn luôn đẩy tất cả các vật thể ra xa trung tâm và một trọng lực kéo các vật thể ấy về trung tâm. Danh dự khiến cho tất cả các phần của đoàn thể chính trị cử động; do chính sự hoạt động của danh dự, các phần ấy được ràng buộc với nhau, thành thử mỗi người đều giúp vào sự lợi ích chung trong khi tưởng rằng chỉ làm việc cho quyền lợi riêng của mình.
    Thực ra, nói theo triết lý, một danh dự giả dối đã hướng dẫn tất cả các phần của chính thể: nhưng mà danh dự giả dối ấy cũng có lợi đối với công chúng như là danh dự thực sự có ích lợi đối với cáctư nhân có thể có được danh dự này.
    Phải chăng bó buộc các người đời làm các hành vi khó khăn cần phải có sức mạnh, mà chỉ được phần thưởng là được tiếng tăm về những hành vi ấy, là quá đáng hay không?
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    IX. Nguyên tắc của chính thể độc tài
    Cũng như là ở trong một cộng hòa quốc, cần phải có đạo đức và ở trong một chính thể quân chủ cần phải có danh dự, trong một chính thể độc tài cần phải có sự sợ hãi: đạo đức, trong chính thể ấy, không cần thiết và danh dự thì nguy hiểm.
    Quyền hành rộng lớn của vị vua chúa được hoàn toàn chuyển giao cho các người mà vua chúa giao quyền hành ấy. Các người, có thể tự mình cho mình là có giá trị nhiều, có thể làm những cuộc cách mạng. Như vậy, cần phải có sự kinh sợ khiến cho tất cả mọi tâm hồn đều suy nhược và khiến cho trong tất cả mọi tâm hồn không còn có một chút tham vọng nào (...).
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ - Vô duyên đối diện bất tương phùng

Chia sẻ trang này