1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DE L'ESPRIT DES LOIS = VẠN PHÁP TINH LÝ (par Montesquieu)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Constancy, 16/11/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Quyển XXVI​
    II. Luật pháp của thần minh và luật pháp của nhân loại
    Người ta không nên dùng những luật pháp của thần minh để quy định cái gì cần phải được quy định bằng luật pháp của người đời, hay dùng những luật pháp của người đời để quy định cái gì cần phải được quy định bằng luật pháp của thần minh.
    Hai thứ luật pháp ấy khác nhau về nguồn gốc, về đối tượng và về bản chất.
    Mọi người đều công nhận rằng các luật pháp của người đời bản chất khác hẳn luật pháp của tôn giáo và đó là một nguyên tắc lớn: nhưng mà chính nguyên tắc ấy lại tùy thuộc những nguyên tắc khác cần phải tìm kiếm.
    1) Bản chất của luật pháp của người đời là tùy thuộc tất cả những biến cố xẩy ra, và thay đổi tùytheo sự thay đổi của ý chí của các người đời; trái lại, bản chất của luật pháp của tôn giáo là không bao giờ thay đổi. Luật pháp của các người đời quy định điều thiện hảo; tôn giáo quy định điều tuyệt hảo. Mỗi điều thiện hảo có thể có một đối tượng khác vì có nhiều điều thiện hảo: nhưng mà điều tối hảo chỉ là một, nó không thể thay đổi được vậy. Người ta rất có thể thay đổi luật pháp, bởi vì luật pháp chỉ được xem nhà là tốt; nhưng mà những định chế của tôn giáo luôn luôn được giả thiết là tối hảo.
    2) Có những quốc gia trong đó luật pháp không là gì cả hay chỉ là ý chí bất thường và tạm thời của vị chúa tể. Nếu trong các quốc gia ấy, luật pháp của tôn giáo cùng một bản chất với luật pháp của người đời, thì luật pháp của tôn giáo cũng sẽ không là gì cả, tuy nhiên xã hội cần có một cái gì vững chắc và tôn giáo ấy chính là vật vững chắc đó.
    3) Sức mạnh của tôn giáo là ở chỗ người ta tin tưởng tôn giáo: sức mạnh của luật pháp của nhân loại là ở chỗ người ta e sợ luật pháp ấy. Thời thượng cổ thích hợp với tôn giáo, bởi vì chúng ta thường càng tin tưởng vào những sự vật càng lui vào dĩ vãng, bởi vì chúng ta không có trong đầu óc chúng ta những ý tưởng phụ thuộc rút ra ở những thời ấy ra để cho chúng ta có thể chống đối lại các sự vật kể trên. Trái lại, luật pháp của người đời rút thắng lợi ở sự mới mẻ của luật pháp ấy, sự mới mẻ này cho thấy nhà lập pháp lưu ý đặc biệt trong hiện tại đến sự mọi người tuân hành các luật pháp ấy.
    Quyển XXVIII​
    XVII. Cách suy nghĩ của ông cha chúng ta(1)
    Cách dẫn chứng bằng sự tranh đấu riêng biệt có những lý do căn cứ vào sự kinh nghiệm. trong một nước chỉ hiếu chiến, tính nhút nhát cho ta ức đoán những thói xấu khác; tính ấy chứng minh rằng người ta đã cưỡng lại nền giáo dục mà người ta đã hưởng thụ, rằng người ta đã không bị kích động vì danh dự và đã không được những nguyên tắc vẫn cai trị các người khác hướng dẫn; tính ấy cho thấy là người ta không e sợ các người khác khinh bỉ và không hề để ý đến sự được các người khác quý trọng: miễn là người ta sinh ra là con người dòng dõi, thường thường người ta không thiếu sự khéo léo, sự khéo léo này phải liên kết với sức mạnh, hay không thiếu sức mạnh, sức mạnh này phải hợp lực với lòng can đảm; bởi vì đã để ýđến danh dự, suốt đời người ta sẽ tập luyện những sự vật, những sự vật này mà không có thì người ta không thể có danh dự được. Hơn nữa, trong một nước hiếu chiến tại đó sức mạnh, lòng can đảm và sự dũng cảm được trọng vọng, những trọng tội thực ghê tởm là những trọng tội phát sinh từ tính giảo quyệt, tính gian hoạt và tính mưu mô, nghĩa là từ tính khiếp nhược.
    Còn như cách dẫn chứng bằng lửa là như thế này; sau khi bị cáo đặt bàn tay lên một miếng sắt nung nóng, hay cho bàn tay vào nước đun sôi, người ta lấy một cái bao bọc bàn tay là và người ta niêm phong lại; nếu ba ngày sau, không còn dấu bỏng thì bị cáo được tuyên bố là vô tội. Ai mà lại không thấy rằng đối với một dân tộc quen việc sử dụng các vũ khí, da bàn tay thô kệch và thành chai, sắt nóng hay nước sôi không thể nào để lại dấu vết trên bàn tay đến nỗi sau ba ngày còn nhìn rõ dấu vết ấy? mà nếu còn nhìn thấy dấu vết, đó là dấu hiệu rằng kẻ bị thử sắt nóng là một người nhu nhược. Các người nhà quê của xứ chúng ta, với những bàn tay thành chai của họ, sử dụng sắt nung nóng theo như ý muốn của họ. Và đối với các người đàn bà, thì bàn tay của những phụ nữ chuyên làm lụng cũng có thể chống lại sức nóng của sắt nung. Các bà thuộcq uý phái không thiếu gì hiệp sĩ để bênh vực các bà ấy, và ở trong một nước mà không ai xa xỉ thì không có giới trung lưu.
    Theo luật pháp của người Thuringiens(1) một người đàn bà bị cáo về tội thông gian chỉ bị xét xử theo biện pháp nước sôi, nếu không có hiệp sĩ nào xuất hiện để bênh vực người ấy và luật pháp "Ripuaires"(2) chỉ cho sử dụng biện pháp này khi nào người ta không tìm được một nhân chứng để biện minh cho mình. Nhưng một người đàn bà mà không một người thân quyến nào muốn bênh vực, một người đàn ông mà không thể viện dẫn được bằng chứng nào về sự thành thực của mình, do đó đã tỏ ra là có tội.
    Vậy thì tôi nói là trong trạng huống thời đại mà ngưòi ta dẫn chứng bằng một cuộc tranh đấu và bằng sắt nung nóng cùng nước đun sôi, các luật lệ ấy phù hợp với phong tục đến nỗi phát sinh ra ít điều bất công hơn là sự bất công cuả những luật lệ đó; các hậu quả vô hại hơn là các nguyên nhân; các luật pháp ấy xúc phạm đến đức vô tư nhiều hơn là vi phạm các quyền lợi; các luật pháp ấy bất hợp lý nhiều hơn là độc đoán.
    Căn nguyên của vấn đề thể diện​
    Người ta thấy những lời bí ẩn ở trong các bộ luật của dân tộc man di. Luật của người Frisons(3) chỉ ban cho kẻ bị đánh đòn một nửa đồng xu bồi thường, và không có thương tích nào nhẹ hơn mà luật ấy cho được bồi thường nhiều hơn. Theo đạo luật "Salieque"(1) nếu một người tự do đán một người tự do khác ba roi, y phải trả ba xu; nếu y đã làm cho máu cháy, y sẽ bị trừng phạt như là y đã dùng đồ bằng sắt đâm người ta bị thương và y phải trả mười lăm xu: hình phạt được ấn định tùy theo thương tích nặng hay nhẹ. Luật của người Lombards(2) thiết lập nhiều hạng bồi khoản cho một roi đòn, hai roi đòn, ba roi đòn, bốn roi đòn. Ngày nay một roi đòn cũng bằng cả trăm nghìn roi đòn.
    Hiến pháp của Hoàng đế Charlemagne, gồm ở trong luật của người Lombards, muốn rằng những kẻ mà hiến pháp ấy cho phép đấu gươm giao đấu bằng roi. Có lẽ đó là để đãi ngộ các tăng lữ: có lẽ là tại vì người ta mở rộng phạm vi sử dụng các cuộc tranh đấu, người ta muốn làm cho các cuộc tranh đấu ấy đỡ đổ máu. Pháp lệnh của Vua Louis người nhu nhược cho phép được lựa chọn để giao đấu bằng gậy hay bằng vũ khí. Về sau, chỉ có các nô lệ là tranh đấu bằng gậy.
    ở đây tôi đã thấy các điều khoản đặc biệt của luật lệ về thể diện của chúng ta phát sinh mà cấu thành. Công cáo viên khởi đầu bằng cách tuyên bố trước vị thẩm phán là người nào đó đã phạm một tội nào đó; và kẻ kia trả lời là công cáo viên đã nói dối; sau đó, vị thẩm phán ra lệnh cho đấu gươm. Theo kỷ cương thì khi nào mà người ta bị phản đối, người ta phải giao đấu.
    Khi một người đã tuyên bố là sẽ tranh đấu, y không thể lùi bước được nữa; và nếu y làm như vậy, y sẽ bị xử phát. Do đó có lệ là khi một người đã có lời hứa, danh dự không cho phép y rút lại lời hứa ấy nữa.
    Các người quý phái tranh đấu trên mình ngựa với vũ khí, và các tiện dân đi chân để đánh nhau bằng gậy. Do đó gậy được coi như là lợi khí để lăng nhục, bởi vì một người bị đánh bằng gậy, tức là đã bị đỗỉ như là một tiện dân.
    Chỉ có các tiện dân là đánh nhau mà mặt để hở; như vậy chỉ có các y là có thể bị đánh vào mặt. Một cái tát trở thành một sự lăng nhục bất công phải được rửa bằng máu bởi vì một người bị tát tức là đã bị đối xử như là một tiện dân.
    Các dân tộc Nhật Nhĩ Man cũng không kém gì chúng ta về phương diện thể diện; họ còn hơn chúng ta nữa. Vì vậy các bà con rất xa cũng xúc động trước một sự lăng nhục; và tất cả các bộ luật đều căn cứ vào đó. Luật của các người Lombards buộc kẻ nào cũng tùy tùng đi đánh một người không đề phòng trước, mục đích để bêu xấu bêu hổ người này phải trả nửa số bồi khoản mà y phải trả nếu y giết chết người ấy, và nếu vì duyên cớ như thế, mà y trói người kia lại, thì y phải trả ba phần tư số bồi khoản.
    Vậy thì chúng ta hãy nói rằng các ông cha chúng ta rất dễ xúc động trước những sự sỉ nhục; nhưng mà những sự sỉ nhục một loại đặc biệt, như là bị đánh bằng một vật nào đó trên một phần nào đó của thân thể, và bị đánh theo một cách nào đó, thì ông cha ta chưa biết. Các thứ đó đều được gồm trong sự sỉ nhục là bị đánh; và trong trường hợp ấy các sự sỉ nhục là bị đánh; và trong trường hợp ấy, các sự thái quá càng lớn lao bao nhiêu thì các sự lăng nhục càng lớn lao bấy nhiêu.
    (hết)
    To be or Not To be !
  2. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đây là bản dịch của tác giả Hoàng Thanh Đạm đã được em type lại và paste lên. Ở đây, tác giả chỉ trích dịch một số chương (quyển) trong Cuốn Tinh thần pháp luật (hay còn gọi là Vạn pháp tinh lý) của Montesquieu.
    Các chú thích chủ yếu là của tác giả. Còn các chú thích của Montesquieu tác giả đã bỏ đi vì rất khó hiểu và không phù hợp với thời điểm hiện nay.
    Trong phần post sau này (hôm nay), em đã "lười" không type một số chú thích, vì vậy nếu các anh chị và các bạn đọc có nhu cầu cần tìm hiểu về các chú thích đó thì em sẽ xin "phục vụ" sau vì hiện giờ em đang chuẩn bị cho kỳ thi nên hơi bận.
    Chúc mọi người vui vẻ và cảm thấy tìm được một điều gì đó thú vị từ tác phẩm này.
    To be or Not To be !
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Reme cũng có một cuốn của Hoàng Thanh Đạm - xuất bản năm 1995 , nhưng hoàn toàn khác với bản dịch do Constancy post lên ở đây.
    Bản của Reme thì có gần 200 chương - và dịch cả 31 quyển , trong khi ở đây chỉ có hơn 30 chương và chỉ dịch khoảng 20 quyển. Không hiểu ở đây là Cons chọn lọc post lên một số chương/quyển hay là bản dịch chỉ có những phần đã post ??
    Về tên sách, cuốn của Reme không dịch là Vạn pháp tinh lý , mà dịch là Tinh thần pháp luật - ngay trong lời mở đầu tác giả cũng lưu ý với bạn đọc về cách đặt tên bản dịch: "tôi dịch là Tinh thần pháp luật chứ không dịch là Vạn pháp tinh lý như các nhà nho học trước kia" . Không chỉ khác nhau về cách dịch tên tác phẩm mà câu chữ trong hai bản dịch cũng này hoàn toàn khác biệt , lối dịch trong cuốn "Tinh thần pháp luật" có vẻ dễ hiểu và gần với ngôn ngữ hiện đại hơn so với "Vạn pháp tinh lý" .
    Hình như đây là 2 bản dịch là của 2 tác giả khác nhau ??!! Vậy tại sao lại cùng có tên dịch giả là Hoàng Thanh Đạm nhỉ ?? Bản dịch Cons đã post lên là xuất bản năm nào vậy ???
  4. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chị Reme thân mến,
    Em cũng có cuốn "Tinh thần pháp luật" của Hoàng Thanh Đạm dịch. Sách được Nhà xuất bản giáo dục xuất bản vào năm 1996. (Hồi em mua thì thư viện trường thanh lý còn có 6000 VNĐ thôi). Ngay trong trang đầu tiên của tác phẩm, đã in "Trích dịch 166 chương cùng các tiểu dẫn và phụ lục". Và theo dõi tác phẩm thì có tất cả là 31 chương. (chắc 2 cuốn của em và của chị trùng nhau).
    Còn những gì mà em post lên đây thì không phải là của Hoàng Thanh Đạm. (có một sự nhầm lẫn đáng tiếc - xuất phát từ một lý do "đặc biệt"). Chính xác thì em cũng không biết là của ai. Theo như em phỏng đoán thì có thể là của Trịnh Xuân Ngạn. Tại đây là tài liệu của một người bạn cho em. Tài liệu không đề tên người dịch. Em thì chỉ có mỗi nhiệm vụ là type lại thôi (vì nó cũng ngắn) và post lên.
    Xin lỗi mọi người vì có sự sai sót trên.
    Nếu có điều kiện thì đọc cuốn của Hoàng Thanh Đạm sẽ dễ hiểu hơn nhưng nếu không có điều kiện đọc bản dịch kia thì mọi người tham khảo bản dịch này cũng được.
    To be or Not To be !
  5. Roseline

    Roseline Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    1
    Một chút về Montesquieu, nếu mọi người có hứng thú thì có thể tham khảo( xin lỗi nhé, em cũng ko có thời gian để ngồi dịch ra nữa, sơ ri )
    Montesquieu, écrivain et philosophe français(1689-1755). Reçu avocat en 1708, conseiller au parlement de Bordeaux en 1714, il est élu à l?TAcadémie française en 1727. On le considère comme le fondateur de la science politique, qu?Til préserva de toute considération théologique ou morale, ainsi que de toute métaphysique de la « nature » humaine. Son "uvre principale, à laquelle il travailla quatorze ans( de 1734 à 1748), s?Tintitule « De l?Tesprit des lois ». Il fut le premier à considérer positivement les lois comme le « simples rapports » entre les réalités sociales. Quand à leur « esprit », il naît de la rencontre du « climat de la religion, des maximes du gouvernement, des exemples des choses passées, des m"urs, des manières? ». Sa théorie du gouvernement envisagea les trois types principaux que sont la république, la monarchie et le despotisme. Il fut républicain par raison, monarchiste de sentiment. On lui doit, en outre : « Une dissertation sur la politique des Romains dans la religion »(1716), « Les lettres persanes »(1721), « Considération sur les causes de la grandeur des Romains et de leur décadence »(1734), « Défense de ?~ l?TEsprit des lois »(1750).
     Trăng tàn nguyệt tận chưa từng tuyệt vọng
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Lâu nay em bị ốm. Giờ vẫn chưa khoẻ. Hì, nói thế để mọi người thông cảm cho việc em mấy lâu nay không vào box và post bài được. Nhưng thình thoảng khoẻ được tý là em lại ghé qua. Thấy box mình ế ẩm quá. Nhân đây em cũng xin gửi lời cám ơn đến các các anh, các chị, nhưng người đã quan tâm đến em trong thời gian qua.
    Tuần nay, dù mệt em vẫn phải tự dựng dậy để làm một cái đề tài nhỏ. Nguyên văn tiếng Pháp là : La séparation rigide des pouvoirs aux Etats-Unis (Phân chia quyền lực cứng rắn ở Hoa Kỳ). Em có vào mạng tìm một số tài liệu. May mắn thế nào em lại tìm được bản tiếng Anh của cuốn Tinh thần pháp luật (The spirit of law) và 4 quyền (từ XX đến XXIV) bằng tiếng Pháp dưới dạng e-book. Nếu anh chị nào có nhu cầu share thì liên hệ với em.
    Em cũng rất muốn post nội dung này lên diễn đàn nhưng chưa có điều kiện. Vậy ai có thể giúp em được không?
    Ngoài ra các anh các chị muốn tự download về thì vào link này:
    http://socserv2.socsci.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3/montesquieu/spiritoflaws.pdf
    Tấm lòng son!
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Đề hôm nào chèn bài dịch vào.
    ==========================
    Trước khi có bản dịch kia thì đây cũng là một thông tin hay:
    1. Montesquieu(1689-1755)
    TOP

    Montesquieu không phải là một nhà văn lớn nhất của thế kỷ Aùnh sáng, nhưng ông lại là người đặt nền tảng cho nền văn chương chính trị ở pháp. Ông cũng là người đầu tiên đã hình thành được những nguyên tắc cơ bản của phong trào Aùnh sáng Pháp, có giá trị dẫn đường cho cả thế kỷ của mình, mặc dù ông cá nhiều hạn chế so với các tên tuổi như Voltaire, Diderot...
    Montesquieu thuộc dòng dõi qúi tộc nhưng sa sút. Cha mẹ mất sớm, ông được chú nuôi và sau này ông đã thừa hưởng tước vị của chú, là nam tước De Montesquieu. Ông là một người điềm đạm, thiên về lý trí. Năm 1716, ông trở thành chủ tịch nghị viện Bordeaux. Chức vụ và nghề nghiệp không làm ông hết say mê khoa học và văn chương. Nhiệt tình nghiên cứu khoa học và lòng khát khao hiểu biết của Montesquieu trên khắp các lĩnh vực, mang đậm tính chất duy lý và thế tục của ông trong thời kì này đã báo hiệu trước nền triết học Aùnh sáng tương lai. Năm 1721 tài năng Montesquieu bộc lộ trong tác phẩm Những bức thư BaTư rất được hoan nghênh và tái bản nhiều lần. Sau đó là sự ra đời của Tinh thần pháp luật, tác phẩm lớn nhất của Montesquieu, bên cạnh một tác phẩm nổi tiếng khác: Suy nghĩ về thịnh và suy của người La Mã.
    Những bức thư Ba Tư là một sự kiện văn học lớn thời bấy giờ. Ðược xuất bản ở Amsterdam năm 1721, là một tiểu thuyết bằng thư gồm có cả 164 bức, nội dung là cuộc trao đổi tin tức, nhận định, giữa Udơbêch, một quý tộc Ba Tư đi du lịch Châu Âu để tìm hiểu văn hóa các nước. Các cung phi của ông được giao cho bọn hoạn quan canh giữ. Udơbêch và bạn đồng hành là Rica thường xuyên trao đổi thư từ với bạn bè trong nước, bàn bạc, nhận xét về nền văn minh Châu Âu dưới triều Louis XIV. Xen vào đó là các thư từ với bọn hoạn quan về tình hình hậu cung và hạnh kiểm của các cung phi từ ngày Udơbêch ra đi. Các cung phi đã tìm cách tư tình với những người đàn ông khác, không ai chung thủy, ngay cả nàng Roxcan mà bọn hoạn quan tưởng là đứng đắn nhất.
    Hai bình diện rõ rệt trong những bức thư Ba Tư là tình hình xã hội phương Tây và tình hình nơi hậu cung của Ba Tư, được dựng lên với mục đích đối chiếu hai nền văn minh phương Ðông và phương Tây. Qua đó ta thấy triều đình Phong kiến Pháp với những tiêu cực của vua quan, để thấy chế độ Phong kiến đã lỗi thời và lạc hậu, cần phải được thay thế. R.Lophe đã đánh giá Những bức thư Ba Tư không phải là một thiên luận văn mà là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc. Nhưng cũng có thể nói thêm: Là một cuốn tiểu thuyết đồng thời cũng là một luận văn xuất sắc.
    Các bạn có thể tìm đọc ở web này:
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/vhphuongtay1/ch4.htm
    Ở đây cũng có cả thông tin của Voltaire, Rouseau là 2 nhà tư tưởng người Pháp lỗi lạc khác của thời kì Ánh Sáng.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 11/02/2004
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    MONTESQUIEU
    DE L''ESPRIT DES LOIS
    QUATRIÈME PARTIE
    Dưới đây là 4 quyển trong phần thứ IV của cuốn Tinh thần pháp luật (bằng tiếng Pháp).
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:23 ngày 11/02/2004
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    LIVRE XX
    DES LOIS, DANS LE RAPPORT QU''''ELLES ONT AVEC LE COMMERCE, CONSIDÉRÉ DANS SA NATURE ET SES DISTINCTIONS ​
    Docuit quæ maximus Atlas.
    Virgil. ?neid.
    INVOCATION AUX MUSES ​
    Vierges du mont Piérie, entendez-vous le nom que je vous donne ? Inspirez-moi. J''''ai couru une longue carrière. Je suis accablé de peines, de fatigues et d''''ennuis. Mettez dans mon esprit ce calme et cette douceur qui fuit aujourd''''hui loin de moi. Vous n''''êtes jamais si divines que quand vous menez à la sagesse et à la vérité par le plaisir.
    Mais si vous ne voulez pas adoucir la rigueur de mes travaux, cachez le travail même. Faites que je réfléchisse et que je paraisse sentir. Faites que l''''on soit instruit et que je n''''enseigne pas, et que, quand j''''annoncerai des choses utiles, on croie que je ne savais rien et que vous m''''avez tout ***.
    Quand les eaux de votre fontaine sortent du rocher que vous aimez, elles ne montent pas dans les airs pour retomber, elles coulent dans la prairie, elles font vos délices parce qu''''elles font les délices des bergers.
    Muses charmantes, si vous jetez sur moi un seul de vos regards, tout le monde lira mes ouvrages, et ce qui ne devait être un amusement sera un plaisir.
    Divines Muses, je sens que vous m''''inspirez, non pas seulement ce que l''''on chante à Tempé sur les chalumeaux, ou ce qu''''on répète à Délos sur la lyre. Vous voulez encore que je fasse parler la raison. Elle est le plus noble, le plus parfait, le plus exquis de nos sens.

    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:32 ngày 11/02/2004
  10. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    CHAPITRE PREMIER
    Du commerce. ​
    Les matières qui suivent demanderaient d''''être traitées avec plus d''''étendue; mais la nature de cet ouvrage ne le permet pas. Je voudrais couler sur une rivière tranquille; je suis entraîné par un torrent.
    Le commerce guérit des préjugés destructeurs : et c''''est presque une règle générale que, partout où il y a des murs douces, il y a du commerce; et que, partout où il y a du commerce, il y a des murs douces.
    Qu''''on ne s''''étonne donc point si nos murs sont moins féroces qu''''elles ne l''''étaient autrefois. Le commerce a fait que la connaissance des murs de toutes les nations a pénétré partout : on les a comparées entre elles, et il en a résulté de grands biens.
    On peut dire que les lois du commerce perfectionnent les murs; par la même raison que ces mêmes lois perdent les murs. Le commerce corrompt les murs pures a; c''''était le sujet des plaintes de Platon : il polit et adoucit les murs barbares, comme nous le voyons tous les jours.
    a. César *** des Gaulois, que le voisinage et le commerce de Marseille les avaient gâtés de façon, qu''''eux, qui autrefois avaient toujours vaincu les Germains, leur étaient devenus inférieurs. Guerre des Gaules, liv. VI.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 09:34 ngày 11/02/2004

Chia sẻ trang này