1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề nghị các bác post các bài toán hay dùng để luyện thi đh cho anh em thử sức

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi Computerdeptrai, 17/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. darkeN

    darkeN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác farmer, em hiểu rồi. Em còn 1 câu nữa là:
    Trong mạch dao động điện, ta thường dùng CT i = q' (đạo hàm của điện tích tụ điện theo thời gian). Nhưng trong SGK lại viết i = -q'.
    Thế là sao ạ ?
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  2. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Chỉ là vấn đề quy ước dấu. Đối với các mạch phức tạp, dòng diện và hiệu điện thế phải là các đại lượng có dấu (đề phòng trường hợp nó đảo cực lại, hoặc là chưa biết rõ dòng điện đi từ hướng nào đến hướng nào, diện thế ở đâu cao hơn). Nếu quy ước dấu thế này:
    (+) -----[IIIIIIIIIII]---------- ( -)
    I
    ------>
    thì định luật Ohm sẽ có dạng: U= RI
    cũng quy ước dấu như thế:
    (+) ------------| |------------ (-)
    I
    ----->
    thì công thức tụ điện sẽ là I = q' (q tăng thì I theo chiều dương)

    nếu quy ước dấu ngược lại thì có dấu (-).
    Kinh nghiệm làm bài cho thấy, các bạn nên hiểu rõ về dung kháng, cảm kháng, rồi vô đề bài tuỳ theo cách thuận tiện mà đặt dấu, đừng bao giờ nhớ công thức máy móc, vì chỉ cần nhớ lộn, hoặc không hiểu rõ một cái là sai tuốt từ đầu đến cuối.
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
  3. darkeN

    darkeN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác. Cho em hỏi 1 câu nữa :
    ánh sáng truyền từ không khí vào nước (hoặc tổng quát thì là truyền từ mt chiết suất nhỏ vào mt chiết suất lớn hơn) thì khi nào có phản xạ ? khi nào có khúc xạ ?
    Em thấy nhiều bài as truyền từ kk vào nước có lúc ko phản xạ có lúc lại phản xạ.
    cảm ơn bác 1 lần nữa và vote cho bác 5*
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  4. kakalot

    kakalot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2000
    Bài viết:
    1.796
    Đã được thích:
    0
    Ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất nhỏ hơn vào môi trường co chiết suất cao hơn bao h cũng có cả tia khúc xạ và phạn xạ, vấn đề là tia nào nhiều hơn thôi. Nếu góc tới bé thì tia khúc xạ sẽ nhiều hơn và ngượi lại góc tới lớn tia phản xạ xẽ nhiều hơn. Nhiều hơn hay ít hơn ở đây là nói về năng lượng.
    Còn gì vui thích bằng chúng ta cùng ăn kem sữa chua SUSU
  5. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Ngoclong thiết nghĩ. Những bài toán hay dành cho thi đại học nên một chút tổng quát vấn đề cần nói đến. Như vậy nó có thể khó hơn một bài thi đại học một chút, nhưng khi các bạn đang học cấp ba yêu Vật lý cũng như đang có ý định thi đại học với môn vật lý (ngoài môn Toán và Hoá ra) cũng nên nắm bắt vấn đề một cách chặt chẽ hơn. Như vậy sẽ không bị lo lắng khi gặp một câu hỏi lý thuyết hay một bài tập liên quan đến nó...
    Trên cơ sở như vậy. Ngoclong đang cố sưu tầm một số bài toán cơ học (mặc dù dốt phần này, nhưng lại là phần ngoclong hiểu nhất), mong mọi người cùng tham gia và góp ý. Đặc biệt là các em còn học phổ thông:
    Bài toán:
    Cho một mặt phẳng nghiêng có thể trượt không masat trên bàn phẳng. Trên mặt phẳng nghiêng có đặt một vật cũng trượt không masat trên bề mặt của mặt phẳng nghiêng.
    Khối lượng: Mặt phẳng nghiêng:M, vật: m
    Gia tốc trọng trường: g
    Mặt phẳng nghiêng có góc là (alpha)
    ...
    Câu hỏi:
    1. Phân tích các lực tác động lên các vật
    2. Dựa trên cơ sở các lực đã phân tích, viết phương trình chuyển động Newton2. (lưu ý ...phần cộng gia tốc)
    ...
    Không nên có câu 3 vì thực ra câu 3 sẽ là câu hỏi của toán học. Nhưng nếu bạn nào muốn đi tiếp có thể làm
    3. Tính gia tốc của các vật .
    Ngoclong80
  6. darkeN

    darkeN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2003
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Em giải thế này không biết có đúng không :
    Vật chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực P, fản lực N, lực quán tính Q(gây ra gia tốc đúng bằng gia tốc chuyển động của mặt fẳng nghiêng và ngược chiều gia tốc của mặt fẳng nghiêng).
    Phần viết CT gia tốc thì áp dụng các quy tắc cộng vector để tính(chỉ có gia tốc quán tính và gia tốc trọng trường).
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  7. ngoclong80

    ngoclong80 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    1.070
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc ,,... Nếu mà cậu em mình thi học sinh giỏi cỡ Quốc gia thì anh chấm cho bài này được 1/3 điểm. Còn nếu như cậu em đi thi đại học thì anh không cho điểm nào cả...
    Câu 1: Phân tích lực tác động lên các vật . Nếu như em chọn hệ qui chiếu quán tính thì phải cho biết hệ qui chiếu đó chuyển động như thế nào ... Tất nhiên với bất kì hệ qui chiếu nào cũng vậy... Cho dù có phải là quán tính hay không quán tính....
    Bản chất VL nằm trong câu hỏi chính là ở chỗ này...
    Trong một vấn đề thuộc về cơ học, hệ toạ độ cũng như các thông số của nó rất quan trọng. Việc chọn hệ toạ độ cũng nên nói ra nếu như em không chọn hệ toạ độ "tất yếu" (Nghĩa là hệ toạ độ gắn liền với chuyển động của trái đất). Cụ thể hơn , nếu trong bài toán em chọn hệ toạ độ gắn liền với mặt phẳng nghiêng thì cũng cần phải nói ra... (Trừ điểm lần một).
    ...
    Sau đó , trong hệ toạ độ đó vật sẽ chuyển động như thế nào, cũng chưa thấy em nói ra. Nếu như anh bắt bẻ là vật sẽ chuyển động thẳng đứng lên trên (hì hì hì) thì sao ???
    ...
    Mà cho dù những điều đó có được đi chăng nữa thì em cũng không thể giải được bài toán. Lập luận đơn giản.
    Phản lực là ẩn, hai gia tốc cũng là ẩn (gia tốc của vật và gia tốc của hệ qui chiếu), cứ tạm cho là những gia tốc nếu trên ta có thể cho hướng của nó (cái này cũng chưa được cho cần phải biện giải ra)... Như vậy phương trình Newton 2 của vật trên mặt phẳng nghiêng chỉ cho 2 phép chiếu trong không gian hai chiều không thể giải được vấn đề 3 ẩn...
    ...
    Cái thiếu sót ở đây chính là em chưa phân tích lực tác động lên mặt phẳng nghiêng. Lưu ý thêm vào đó là định luật 3 Newton ( lực và phản lực) ...
    Cần thêm một phương trình nữa từ mặt phẳng nghiêng là ta có thể đưa đến kết quả của bài toán...
    ...........
    Ngoclong để thêm thời gian cho DarkN nghĩ ... Phân tích kĩ càng hơn.
    Bản chất VL của vấn đề như trên đã nói ..bao gồm ba phần chính (Và thường là trong những bài toán cơ học nào cũng vậy - Tất nhiên không phải tất cả):
    1. Chọn hệ qui chiếu (Tối quan trọng)
    2. Phân tích lực theo các định luật Newton trong hệ qui chiếu đó. (Cái này hơi phiến diện vì Newton không nói đến hệ qui chiếu không quán tính). Tuy nhiên trong hệ gắn liền với mặt phẳng nghiêng thì mặt phẳng nghiêng đứng yên hoặc chuyển động thảng đều...
    3. Viết các phương trình cần thiết . Và nên nghĩ đến các ẩn cùng với chiều của các phương trình ...
    Phần còn lại là của toán...
    ....
    Thế nhé. Chúc ai đó giành điểm tối đa cho lần sau....
    Khuyến mại thêm 5 * cho ai giải đúng và hay . (Nếu cần thiết có thể giải luôn ở hai hệ qui chiếu: quán tính và không quán tính gắn liền với mphẳng nghiêng...
    ...
    Ặc .. Hôm nay mình viết dài quá.... Stop đây ....
    Ngoclong80

Chia sẻ trang này