1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đệ nhất anh hùng đất Việt

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Voldo, 15/04/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã phân tích trong bài trước, các châu phía bắc luôn dịch chuyển theo Tống hay Lý tùy theo độ mạnh yếu. Thủ lãnh châu Quảng Nguyên là Lưu Kỷ trước thì theo Lý đánh Tống, sau Quánh Quỳ đem binh qua lại trở giáo đầu hàng. Thế thì nói châu Quảng Nguyên là của ai? Chẳng của Lý hay Tống cả, mà là của nhà Lưu Kỷ. Lý đòi được vì Lý mạnh hơn, kiểu như đầu gấu làng đòi ruộng công vậy.
  2. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    Châu Quảng Nguyên là lãnh thổ nhà Lý từ thời Lý Thái tổ Hãy xem dòng này nhé.
    đây là cương vực lãnh thổ nhà Lý theo sử ký toàn thư thời vua Lý Thái Tổ: theo các địa danh thời nay

    - Thuộc Nam Định (lộ Thiên Trường, lộ Hoàng Giang);

    - Thuộc Hà Tây (lộ Quốc Oai, châu Cổ Lãm, châu Thượng Oai);

    - Thuộc Quảng Ninh (lộ Hải Đông);

    - Thuộc Thái Bình (lộ Kiến Xương, lộ Long Hưng);

    - Thuộc Hải Dương (lộ Hồng);

    - Thuộc Bắc Ninh (lộ Bắc Giang, phủ Thiên Đức);

    - Thuộc Ninh Bình (lộ Trường Yên, phủ Thiên Trường);

    - Thuộc Thanh Hoá (lộ Thanh Hoá);

    - Thuộc Nghệ An (lộ Diễn Châu, phủ Nghệ An);

    - Thuộc Hà Tĩnh (châu Hoàn Đường);

    - Thuộc Quảng Bình (châu Bố Chính, Đại Lý);

    - Thuộc Quảng Trị (châu Ma Linh);

    - Thuộc Hà Nội (phủ Ứng Thiên);

    - Thuộc Thái Nguyên (phủ Phú Lương, châu Tư Nông, châu Tuyên Hoá);

    - Thuộc Cao Bằng (châu Quảng Nguyên, Thông Nông, Tư Lang, Thảng Po, Định Biên);

    - Thuộc Lạng Sơn (châu Lang, Vạn Nhai, Thất Nguyên);

    - Thuộc Bắc Cạn (châu Tượng Nguyên, Hạ Nông, Cảm Hoá);

    - Thuộc Yên Bái (châu Định Nguyên, Trệ Nguyên);

    - Thuộc Phú Thọ (châu Chân Đăng);

    - Thuộc các tỉnh Tây Bắc (trấn Đà Giang).

    Đầu thời Lý, có nước Nam Chiếu ở tiếp giáp đất Tây Bắc của Đại Việt. Lợi dụng địa thế xa xôi hiểm trở, người Nam Chiếu kích động thủ lĩnh châu Vị Long là Hà Trắc Tuấn nổi loạn chống lại triều Lý. Nam Chiếu còn đem hai mươi vạn quân chiếm đất để tiếp ứng cho Hà Trắc Tuấn. Châu mục Quảng Nguyên là Hoàng An Vinh không chống nổi giặc, sai quân cấp báo triều đình. Năm 1014, Dực Thánh Vương được lệnh đem quân lên biên giới, cùng thổ binh đánh tan quân Nam Chiếu, thu phục lại đất Ngũ Hoa. Năm 1015, quân triều đình dẹp được loạn, bắt Hà Trắc Tuấn đem về kinh chém đầu.
    Như vậy rất rõ ràng là Châu Quảng Nguyên là lãnh thổ nhà Lý từ trước khi Nùng Trí Cao nổi loạn. KHi Nùng Trí Cao nổi loạn tại Châu Quảng Nguyên. Vì đó là lãnh thổ của nhà Lý nên Lý Thái Tông mới cho quân đi đánh dẹp, nếu đó không phải là lãnh thổ của Đại Cồ Việt thì Lý Thái Tông làm sao sai quân đi đánh dẹp? và vì thương Nùng Trí cao là con dân Đại Việt, Vua Lý đã giết cha và anh rồi nên mới tha mạng cho Nùng Trí Cao. Sau Nùng Trí Cao đánh nhà Tống lúc gần thất bại có cầu viện Lý Thái tông và Lý Thái Tông có cho quân đến chi viện.
    Và bạn đọc cho kỹ: đây là lý lẽ của Lê văn Thịnh khi đòi nhà Tống trả châu Quảng Nguyên cho Đại Việt: "
    "Đất thì có chủ, các viên quan giữ đất ấy đem nộp cho người khác và trốn đi thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà lấy trộm đã không tha thứ được, mà trộm của hay "tàng trữ" thì luật pháp cũng không cho phép, huống chi nay lại mang đất lấy trộm dâng để làm dơ bẩn sổ sách nhà vua." lý luận hoàn toàn hợp lý và đanh thép, chứng tỏ Đại Việt đã sở hữu Châu Quảng Nguyên từ trước rồi, thằng thủ lĩnh nó dâng cho Tống cũng giống như lấy trộm dâng cho kẻ khác, nay đòi lại là hợp tình hợp lẽ chứ không phải như cách nói chuyện của bạn: đầu gấu làng đòi ruộng công đâu.
  3. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Bác cho tôi hỏi đây là tên cơ sở hành chính thời Lý? Hệ thống hành chính ra sao?

    Đâu cần là lãnh thổ Đại Việt thì các ông tù trưởng Lý mới đem binh đi đánh, trường hợp Chiêm Thành là tiêu biểu. Cứ tiêu hết vàng vào việc xây chùa, xây thành, thiếu nô lệ cày ruộng là các ông này sẵn sàng khởi binh đi cướp bóc. Việc Nùng Tồn Phúc xưng đế có thể tạo ra một vương quốc Nùng hùng mạnh, hung hãn ở phía Bắc. Binh pháp Tôn Tử có câu 'Tiên hạ thủ vi cường, hậu thủ vi tai ương' có nghĩa là nếu có thể ra tay trước thì sẽ chiếm thế mạnh. Bất chấp đất đó có thuộc ai đi chăng nữa, ông tù trưởng Lý phải ra tay trước khi nó mạnh lên.

    Ông tù trưởng Lý cũng chả có thương xót là gì cả, vì nếu giết hết nhà chúng nó thì lại gây oán thù, chi bằng cứ thả ra sẽ bắn được hai con trim: 1. khiến nó biết ơn tha mạng mình mà làm chó giữ cửa cho mình. 2. để nó phá hoại biên cương nhà Tống, còn ta tha hồ rảnh tay uy hiếp bọn tù trưởng khê động gần hơn. Ngoài ra còn có mấy châu Quảng Nguyên, Lôi Hỏa, Bình Bà, Tư Lãng, Lý cũng chẳng có thể để binh giữ được, thế là cho Nùng Trí Cao làm vốn, lại được tiếng tốt.
  4. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    thứ nhất Châu Quảng Nguyên thuộc địa phận Nhà Lý nên khi bị giặc đánh, tri châu mới cấp báo triều đình và triều đình cho quân đi đánh dẹp. Nhà Lý không cần đóng quân ở vùng này, nó do các tù trưởng và tri châu cai quản. Nhưng các vùng này vẫn thuộc lãnh địa nước Đại Cồ Việt, và nằm trong sự cai quản của nhà Lý, bạn Ok điều này chứ? Nhà Lý giao cho Nùng Trí Cao cai quản Châu Quảng Nguyên và các động phủ gần đó chứng tỏ nó thuộc về nhà Lý rồi thì Nhà Lý mới giao được chứ.
    Việc Lê văn Thịnh sang nhà Tống đòi châu Quảng Nguyên bị Quách Quỳ chiếm trước đó cũng dựa vào lý lẽ nó đã thuộc nhà Lý cai quản từ rất lâu trước kia.
  5. trancannam13

    trancannam13 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Bài viết:
    1.597
    Đã được thích:
    5.079
    [r2)] VNG : quốc tế đánh cao ông Giáp ở khả năng xây dựng tập hợp nhân dân vào cuộc chiến chống xâm lược. Đứng sau ông là 1 đảng, được sự giúp đỡ tiền bạc, vũ khí, huấn luyện của nước ngoài. Ông chỉ đơn thuần là người đứng đầu lãnh đạo 1 đội quân và đã chiến thắng Pháp, Mỹ.....nếu ko có ông thì VN vào thời điểm đó cũng có nhiều người có thể trở thành VNG....ông ko phải là người ko thể thay thế...chỉ đơn giản là thời thế tạo anh hùng....Ông được nhiều người kính nể, tôn trọng nhưng cái uy dũng mãnh trước 3 quân ko lớn...
    [r2)] THD : Cũng thế thôi sau lưng là vua Trần trong thời kì Đại Việt đang hưng thịnh. Cái đức vua Trần để lại khá lớn tập hợp được nhân dân chống xâm lược.......Ko riêng gì VN mà bất cứ nơi nào trên thế giới khi tất cả nhân dân đồng lòng thì chả có kẻ thù xâm lược nào có thể chiến thắng.......ở VN lòng yêu chủ nghĩa dân tộc nó trở thành 1 loại tôn giáo...cũng phải thừa nhận quân Nguyên mông rất mạnh........chiến thắng của THD rất đại
    [r2)] Quang Trung : khác với VNG, THD ....QT là kẻ tạo phản ông bị gọi là giặc, ông tiêu diệt Trịnh Nguyễn Lê .....nói chính xác ông ko chống lại 1 đạo quân mà chống lại tôn giáo.nơi mà nho giáo thống trị ngàn năm.....chả khác nào 1 người anh hùng đứng lên chống lại La Mã...ông là người duy nhất trong lịch sử VN tiêu diệt 2 triều lên ngôi.....lịch sử TQ ko biết có ai như vậy ko....cỡ như Lưu Bị mà nhờ đến dòng máu hoàng tộc bắn đại bác ko tới để dựng cờ khởi nghĩa...QT xây dựng từ sơ khai thành 1 đội quân bách chiến....QT có trí dũng, có cái uy của người làm tướng....cầm quân đánh trực diện.....nói như trong bóng đá gọi là đẳng cấp..như Bar Real Madrid..chứ ko phải kiểu phòng thủ phản công chiến tranh du kích........Với QT ông cho mình là kẻ mạnh kẻ đi chinh phục.....khác với tư tưởng THD, VNG mình là kẻ yếu
  6. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    dạ thưa anh bạn! anh bạn ngây thơ quá rồi đấy. Quang Trung cũng dựa vào anh mình là Nguyễn Nhạc mới có được cơ đồ. Nếu không có Nguyễn Nhạc phất cờ khởi nghĩa, chiêu tập nghĩa sĩ ở vùng Tây Sơn Thượng Đạo, Hạ thành Quy Nhơn thì không biết Nguyễn Huệ lưu lạc ở cái xứ nào. Lúc Nguyễn Huệ vào nam diệt Nguyễn, ra bắc diệt Trịnh thì ông đều đứng sau Nguyễn Nhạc cả. Nguyễn Nhạc mới là ông chủ, là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Sau này Nguyễn Huệ mới lật anh mình.
    Ơe Việt Nam Nho Giáo chẳng được xem trọng. Khi có cơ hội thì người ta cướp ngôi chẳng nể nang gì cả, chẳng kể gì đến đạo phụ tử quân thần. Lê Hoàn, Lý Thái Tổ, Trần Cảnh, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Mạc Đăng Dung... đều cướp ngôi từ họ khác mà lên ngai vàng, thiên hạ vẫn có đầy kẻ theo.
    bên Trung Quốc thời Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn là ngũ đại thập quốc. ông ta diệt gần hết thập quốc và lên ngai vàng, sau em ông ta là Thái Tông hoàn thành nốt công việc. Lý Thế Dân đánh đông dẹp bắc mở rộng lãnh thổ, diệt hàng chục nước. Ở Việt Nam giai đoạn Đinh Bộ Lĩnh, ông ta diệt được 12 xứ quân cát cứ 12 vùng. Được tôn xưng là vạn thắng vương bách chiến bách thắng. Lê lợi chỉ từ 19 người ở hội thề lũng Nhai mà đánh bại Quân Minh xâm lược nước nhà. Tướng Giáp chỉ từ 34 chiến sĩ mà lãnh đạo Quân đội đánh bại 2 nước lớn nhất thời đó là Pháp và Mỹ. Những người này còn lợi hại hơn Quang Trung nhiều
  7. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Kiểu lý luận của MDB/SongGianh là bất kể trận nhỏ hay trận lớn, chiến lược hay chiến thuật, hễ thắng thì duy nhất các tướng lĩnh dưới quyền tướng Giáp có công, còn thua thì duy nhất tướng Giáp có tội.

    Với cách tương tự, hoàn toàn có thể chứng minh Đức Thánh Trần hay Lý Thường Kiệt cũng chẳng phải danh tướng thiên tài gì lắm.
  8. investip12

    investip12 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2007
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    anh hùng nhất là Lý Thường Kiệt, dám đánh sang Ung Châu
  9. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0

    1) Trong trận Thái Nguyên, theo nhiều nguồn tư liệu mà nguồn dưới đây là một, tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy một tiểu đoàn bộ binh 450 người (chi đội trưởng Lâm Cẩm Như), một đại đội vũ khí nặng (súng máy, pháo không giật bazooka) (đại đội trưởng Đàm Quang Trung), và một tiểu đoàn tân lập 600 người (chi đội 3) tấn công một trại lính Nhật 70 người (cấp số 2 trung đội) trong 7 ngày tại Thái Nguyên. Kết cục là quân Nhật chỉ chịu giảng hoà chứ không chịu giao súng.

    http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=22163.30

    2)Số pháo của Pháp tại ĐBP là 24 khẩu 105mm, 4 khẩu 155mm, 28 cối 120mm, đối lại với pháo binh *********, trích dẫn từ trang net dưới đây:

    "...Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bộ đội pháo binh có 2 trung đoàn pháo, 4 tiểu đoàn pháo phản lực và súng cối, gồm: 24 khẩu 105 mm có xe kéo, 16 khẩu cối 120 mm, 30 khẩu sơn pháo 75 mm và ĐKZ, 12 dàn phản lực 102 mm, 36 khẩu cối 82 mm. Ngoài ra còn có 6 tiểu đoàn pháo trong biên chế các đại đoàn bộ binh."

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Binh_chủng_Pháo_binh,_Quân_đội_Nhân_dân_Việt_Nam

    Tuy nhiên theo Henri de Brancion," Dien Bien Phu: Artilleurs Dans le Fournaise" và Bernard Fall, "Dien Bien Phu: Hell in a small place", còn có một trung đoàn pháo 12 khẩu 105mm thứ ba tham gia chiến dịch này mà không được phía VM chính thức đề cập.

    Hoả lực và tiếp liệu của không quân Pháp hoàn toàn bị triệt tiêu bởi lực lượng phòng không Giải Phóng Quân Trung Hoa lúc bấy giờ.

    3)Theo William Duiker, "Ho Chi Minh: A Life" và Chen Ziai "China and the First Indochina War 1950-1954" ,chỉ sau khi tướng tư lệnh Giải Phóng Quân Trung hoa Chen Geng hiến kế là đánh Đông Khê để làm suy yếu Cao Bằng thì HCT mới đồng ý cho Cheng chỉ huy trận Đông Khê và đưa cố vấn TQ xuống các cấp tiểu đoàn *********. Duiker có đề cập là sau này thì tướng VNG có tuyên bố là ông tự nghĩ ra chuyện này, báo cáo lại HCT và Chen Geng, và được sự đồng thuận của hai người này (?)

    4)Chính trong hồi ký của tướng Giáp, ta cũng nhận thức được hai chuyện quan trọng:

    a/ tướng Văn Tiến Dũng được anh Ba bổ nhiệm là Tư Lệnh chiến dịch Tây Nguyên và anh Sáu chuyển lệnh của anh Ba phong làm Tư lệnh Chiến dịch HCM. Nếu tướng Giáp là boss thực sự thì ông phải trực tiếp trao các trách nhiệm này cho tướng VTD chứ nhỉ?

    b/ Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột, tướng Dũng hoàn toàn nằm ngoài vùng toả sóng của tướng Giáp điển hình là việc ông cho đánh xuống đồng bằng Trung bộ không nằm trong kế hoạch của cái gọi là "Tổng Hành Dinh".

    Tướng Giáp thời CMT8 thì dựa vào cố vấn và tiếp tế của Mỹ, trong giai đoạn tảo thanh các lực lượng vũ trang đối lập tại miền Bắc sau CMT thì ông dựa vào quân Pháp, tới khi quay qua đánh Pháp thì ông có yểm trợ của Trung Quốc. Hoàn cảnh của ông thuận lợi hơn nhiều so với các danh tướng khác của Việt Nam. Do đó, chỉ có thể xếp hạng ông chung với tư lệnh VNCH Cao Văn Viên chứ không thể nào bằng được những người như Văn Tiến Dũng, Lê Đức Anh, hoặc cao hơn là các bậc tiền nhân như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, hay Lê Lợi.
  10. SongGianh

    SongGianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Lý Thường Kiệt và Trần Hưng Đạo sở dĩ được xếp trên Nguyễn Huệ vì các chiến thắng của họ đối với lực lượng ngoại quốc hội đủ các điều kiện sau:

    - Đánh lại đối phương ở lực lượng cấp tập đoàn quân(10,000 quân là một sư đoàn, 3 sư đoàn là một quân đoàn, nhiều quân đoàn trở lên thì tạo thành tập đoàn quân). Trần Hưng Đạo lần ít nhất chống lại từ 10 tới 20 sư đoàn (100-200,000) quân chính qui, không kể dân công địch; Lý Thường Kiệt chỉ huy lực lượng 10 sư đoàn khi tấn công địch và phải phòng thủ lại lực lượng 10 sư đoàn của nhà Tống (trong đó có 1 sư đoàn kỵ binh) cộng thêm hải quân Tống đánh vào Bạch Đằng. Nguyễn Huệ chỉ phải đối đầu với quân Thanh ở mức độ sư đoàn tới quân đoàn (ước lượng các sử gia gần đây dựa trên Thanh sử và tài liệu các giáo sĩ Tây Phương cho biết quân Thanh có vào độ 18,000-40,000 quân chính qui trong chiến dịch xuân Kỷ Dậu).
    - Mức độ phức tạp của chiến dịch: Lý Thường Kiệt phải phối hợp thuỷ lục quân hai gọng kềm tấn công 5 thành và ải khác nhau tại Quảng Tây: Khâm, Liêm, Ung, Tân, và Bạch châu. Tới giai đoạn phòng ngự, Lý Thường Kiệt cũng phải hạ gục cả hải quân và kỵ binh Tống trong các trận đánh trước Như Nguyệt và suốt thời kỳ phòng thủ Như Nguyệt. Lý Thường Kiệt và Văn Tiến Dũng đã thành công trong việc bảo vệ thủ đô Hà Nội trong khi Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp, và Cao Văn Viên không làm được.
    Tương tự, Trần Hưng Đạo phải phối hợp hải lục quân nhà Trần chống lại quân Nguyên tại hai mặt trận: phương diện quân Bắc chống lại Thoát Hoan và phương diện quân Nam chống lại Toa Đô & Ô Mã Nhi.

    Các trận đánh của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, và Nguyễn Huệ là các trận tay bo ngoài xa lộ chứ không phải là các trận đánh trong hẻm.

    Túm lại, em vẫn xin bảo lưu ý kiến là Lý Thường Kiệt đụng trận ác liệt hơn Nguyễn Huệ. Vì nếu chỉ đưa các chiến công đánh Trịnh Nguyễn của Huệ thì ta lại phải lôi ra Đinh Bộ Lĩnh là danh tướng đã đục phù mõ 11 sứ quân khác.

Chia sẻ trang này