1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Để phát hiện những điều người khác che dấu

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi nevergu, 22/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Để phát hiện những điều người khác che dấu


    Trong giao tiếp người ta thường muốn che dấu đi cái thực chất bên trong bản thân, cái thể hiện ra bên ngoài nhiều khi chỉ là ?omặt nạ?, nhất là khi con người gặp điều gì đó không hài lòng, bất mãn hay đau khổ... Những cơ chế để bảo vệ mình hình ảnh bản thân khi trong lòng có đau khổ gọi là cơ chế tự vệ - cơ chế giúp tự bảo vệ bản thân. Freud đã đưa ra rất nhiều cơ chế tự vệ khác nhau và đây là một số cơ chế cơ bản:

    1. Sự đè nén: Đó là chối bỏ thực tế, cố tình gạt ra ngoài ý thức những ý nghĩ, cảm xúc kinh nghiệm không vui của chúng ta. Chúng ta đè nén bằng cách tảng lờ nó đi tránh đề cập đến điều đó. Điều này rất hay gặp ở những người mới chia tay người yêu, họ thường không muốn nhớ đến mối tình, nếu ai có đề cập đến thì không thích, và nhanh chóng gạt đi bởi việc nhớ đến khiến họ đau khổ còn khi quên đi thì họ tạm thời được thanh thản. Cơ chế đè nén là đặc trưng ở những cô gái, chàng trai đi tu vì thất tình.

    2. Sự né tránh: Cá nhân không chối bỏ thực tế nhưng né tránh sự thật bằng việc tô hồng nó lên, huyễn hoặc chúng hoặc, nếu vượt quá giới hạn sẽ trở thành trốn thoát thực tế. Điều này thường gặp ở những người nhân cách yếu, không thoả mãn về bản thân nên thường tự tưởng tượng mình có uy tín, thành công hay mơ ước những điều thần kỳ đến với mình. Hoặc trong tình yêu, khi đã chia tay rồi nhưng một người vẫn mơ tưởng một ngày người kia sẽ quay trở lại và 2 người lại hạnh phúc bên nhau (nhưng thực tế thì người ấy đã đi xa mất rồi ... ôi thật tội nghiệp)

    3. Sự phóng chiếu : Là gán cho người khác những ý nghĩ, cảm xúc của mình. Cơ chế này phổ biến ở các em học sinh cấp 2,3, đó là khi mình thích một bạn nhưng không giám nhận nên cứ trêu trọc, gán ghép cho bạn khác. Thực chất nhờ việc trêu trọc, gán ghép mà người đó được gần đối tượng mình thích hơn, đồng thời cũng giúp hiểu hơn cảm xúc của đối tượng nhưng nếu đối tượng mình thích mà tiến gần đến người mình gán ghép thì rất khó chịu (đây cũng là dấu hiệu để phân biệt sự gán ghép là phóng chiếu hay trêu đùa vô tư). Một biểu hiện dễ gặp khác ở người dân Việt Nam, đó là khi thất bại thì đổ lỗi cho là số phận rủi ro.

    4. Sự đề bù: Chúng ta che đậy một lỗi lầm, một khiếm khuyết bằng cách phát triển một nét tính cách tích cực trong nhân cách. Đây là một trong số ít cơ chế tự vệ có ý nghĩa tích cực. Ví dụ khi học kém thì người ta cố gây nên uy tín ở một hoạt động khác

    5. Sự chuyển di: Đó là khi có cảm xúc (thường là âm tính) với ai đó nhưng không dồn trực tiếp vào người đó mà chuyển sang đối tượng khác. Cơ chế này có thể tóm gọn trong câu nói ?ogiận cá chém thớt?, giận người này nhưng không làm gì được nên khi có người khác là đổ ngay lên người ấy. Hoặc trong tình yêu, khi bị chia tay, vì đau khổ mà người ta có thể nhanh chóng nhận lời yêu của một người khác vì được sự quan tâm, nhưng sau một thời gian mới biết không phải tình yêu thực sự (ui, lúc đấy thì lại làm khổ thêm người khác nữa rồi). Thế nên đừng có ai dại yêu một người khi mới chia tay người yêu và còn đang trong giai đoạn đau khổ.
  2. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    6. Sự viện lý: Viện lý lẽ không đúng sự thật nhưng có vẻ logic, được xã hội chấp nhận để giải thích, thanh minh cho hành động hay cảm xúc không hay của mình. Ví dụ : khi đi học muộn vì ngủ dậy muộn nhưng khi giáo viên hỏi là ngay lập tức nói vì tắc nghẽn giao thông, vì hỏng xe...

    7. Sự thoái lùi:
    Là việc né tránh căng thẳng, tức giận bằng những biểu hiện của trẻ thơ như nhõng nhẽo, giậm chân, mút tay, la hét... Có những đứa trẻ 3-4 tuổi mà vẫn mút tay đó là biểu hiện của sự thoái lùi, không thoả mãn ở thời kỳ mút bú. Hay những cô gái quen được gia đình chiều chuộng, luôn coi mình là còn nhỏ nên khi yêu hay khi ứng xử với người khác luôn nói bằng cái giọng nhõng nhẽo, ứng xử như còn ít tuổi để được sống lại cái thời kỳ chiều chuộng trước kia.
    8. Sự thăng hoa: Là quá trình mà trong đó những nhu cầu, ham muốn bị cấm kỵ và tìm cách thể hiện theo kiểu được xã hội chấp nhận ví dụ người đàn ông rất yêu một phụ nữ đã có chồng, không làm gì được, ông phải ẩn mình trong các tác phẩm nghệ thuật như làm thơ, vẽ tranh, viết văn, sáng tác âm nhạc.... Đây cũng là một trong số ít cơ chế tự vệ được xem là có tính tích cực vì thăng hoa trong nghệ thuật vừa giúp giải toả được cảm xúc vừa có giá trị xã hội còn những cơ chế tự vệ khác hầu như không mang giá trị xã hội cũng như không giúp ích một cách triệt để cho bản thân.
    9. Sự phủ định hoặc cự tuyệt: Đó là việc hoàn toàn không chấp nhận thực tế, không tin vào thực tế cho dù thực tế rất rõ ràng trước mắt. Cơ chế này thường xuất hiện khi có cú sốc quá bất ngờ đến với con người. Điều này được thể hiện trong rất nhiều phim ảnh: khi con chết/ người yêu chết nhưng người mẹ/người phụ nữ cứ không tin, và đòi gặp con/ gặp người yêu... Nếu không thoát ra khỏi tình trạng này thì thể nào cũng ...điên!
    10. Sự hình thành phản ứng: Trong lòng thì thế này nhưng biểu hiện ra bên ngoài hoàn toàn ngược lại. Chẳng hạn như ở những cô gái mới lớn, rất thích anh chàng nào đó nhưng lại sợ bị coi là ?ocọc đi tìm trâu? và để bảo vệ ?ogiá trị? bản thân thì cô gái tỏ ra bên ngoài là hoàn toàn không thích. Để phát hiện điều này thì phải dựa vào nhiều biểu hiện khác nhau của cô gái. Ví dụ nếu thích anh chàng thật sự thì thể nào cũng sẽ có lúc ánh mắt nhìn đắm đuối, hay hết giờ học không nhanh chóng về nhà mà cứ đi chậm chậm đằng sau anh chàng mặc dù miệng thì nói ?oghét hắn ta?...
    Nhìn chung, các cơ chế tự vệ thường được sử dụng để né tránh những đau khổ, bực dọc, mặc cảm tội lỗi, chán nản... Việc tạo nên những lý tưởng giả giúp vơi đi cảm xúc âm tính, nhưng về lâu về dài sẽ gây nên những mâu thuẫn nội tâm, những rối nhiễu bất lực trước cuộc sống. Cơ chế tự vệ này thường được tạo ra một cách vô thức nên nhiều khi chủ thể không biết được mình đang tự lừa dối mình. Thế nhưng nhờ vào sự phân tích logic mà người khác thì lại có thể nhận biết được.
  3. Mjnicklove

    Mjnicklove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    1
    Tâm lý và fản xạ tự nhiên của của con người là một chuỗi logic khá ổn định , trong vài trường hợp khi con người muốn che dấu một việc gì đó thì những chuỗi logic trong fản xạ bị xáo trộn , trong tâm lý học người ta có rất nhiều phân tích những xáo trộn này để tìm ra những điều mất tự nhiên ở 1 người .....
    Chẳng hạn một nự cười tự nhiên bao giờ khoé mắt cung nhỏ tỉ lệ nghịch với nụ cười , hay khi khóc hướng nhìn thường xuống dưới và cử động của tay thường ngược với hướng nhìn của cổ ...Hay người ta có thể phát hiện nói dối bằng câu hỏi logic , Ví dụ câu đầu bạn hỏi bạn của bạn là năm nay có đi xem pháo hoa ko , bạn bạn trả lời rằng không ... Để kiểm tra độ xác thực của câu trả lời đó sau vài câu chuyện bạn có thể hỏi thêm một câu , lúc bắn 12 giao thừa ra đường chen chúc nhau xem mệt nhỉ , nếu bạn của bạn trả lời uhà công nhận chen mệt thật , thì câu trả lời tren của bạn bạn là nói dối...Còn vài ví dụ về logic trong tâm lý của con người MJ sẽ post tiếp nhau , Tuy ko hoàn toàn chính xác với mọi chủ thể nhưng tính phổ biến cao ...sẽ rất hữu ích cho các bạn trong cs
  4. nevergu

    nevergu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này