1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

đề tài nghiên cứu khoa học về sáng tạo của sinh viên

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi cheoheo, 08/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cheoheo

    cheoheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    đề tài nghiên cứu khoa học về sáng tạo của sinh viên

    Em vừa đọc bài viết về sáng tạo ,em chợt ghĩ không biết mình có nên làm một đề tài nghiên cứu khoa học về sáng tạo không nhỉ ?

    Em đang định nghiến cứu khoa học năm nay ,liệu rằng với một cái tên đề tài như thế này, thì có thể xơi được không các anh chị nhỉ :" sáng tạo của sinh viên trong học tập "
    Anh chị cho em ý kiến với ,nhanh lên nhe ,em sắp phải nộp tên đề tài rùi ,bí lém .
  2. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Theo Đức uy thì tâm lý học sáng tạo chính là tâm lý học phát triển!
    Còn việc em nghĩ rằng sáng tạo là một vấn đề ở ngoài đời hiện nay, một thực tế hiện nay ở sinh viên thì hướng nghiên cứu lại khác đi đấy!
    Cho anh biết cụ thể xem nào! hiii biết đâu lại giúp em được chút ít!
    Nhưng nhìn chung, anh thấy vấn đề là khó khăn, vì ít nhất, việc đo đạc được tính sáng tạo của sinh viên, mình phải dùng đến các test các trắc nghiệm như vậy mới ổn được, chứ còn nói kết luật chung chung thì khó lắm
    Được dinhhungtt sửa chữa / chuyển vào 11:46 ngày 10/12/2005
  3. donghailongvuong

    donghailongvuong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    1
    Kính gửi  ông cheoheo ! Đồng kính gửi ông dinhhungtt !     Tôi vẫn chưa hiểu cái cụm từ trong nguặc kép "sáng tạo của sinh viên trong học tập" nó là như thế nào ạ ?    Thưa hỏi 2 ông thế mục đích của sáng tạo đó để làm gì ? Tôi ko biết gì về lý luận sáng tạo, sáng tác. Nhưng thời sinh viên Tôi thấy rất rất người có sáng tạo. Điển hình trong các lĩnh vực sau :1) Sáng tạo để bỏ tiết mà khi giáo viên điểm danh vẫn có. Dùng người đi học hộ, nhờ sự giúp đỡ của cán bộ lớp...2) Sáng tạo để thực hiện quy tắc bàn tay trái, huặc bên kĩ thuật gọi là "hiệu ứng con quay" . Làm sao để quay cóp nhanh, gọn, phát hiện khó...3) Sáng tạo để làm đồ án, tiểu luận được điểm cao tối đa. Dùng biện pháp "Đạo văn" của SV khoá trên huặc đến nhà giáo viên chơi  (kèm quà) nhiều gây thiện cảm.4) Sáng tạo để hạn chế tối đa các môn phải học lại. Dùng biện pháp chạy điểm !5) Ngoài ra còn có sáng tạo chơi dài dài cả học kỳ đến trước kì thi 1 tuần học bài cấp tập mà vẫn ko phải thi lại. Chơi game và bù khù đêm thật nhiều để rèn luyện thức đêm cấp tập trong mấy ngày gần thi (cái này SV kỹ thuật bọn Tôi toàn thế)----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------       Nếu sáng tạo mà các ông nói ko phải như 5 điều kể trên, xin hỏi khí không phải "sáng tạo để thu hoạch được một cái đó trong khoa học phải ko ?" . Nếu vậy kinh nghiệm của Tôi là hãy hỏi các thầy giáo già ? Tại sao lại thầy giáo già mà ko phải trẻ ?      Thầy giáo trẻ phải dấu nghề còn thi thố, còn thầy giáo già tâm huyết sắp nghỉ hưu tiếc gì mà ko truyền đạt lại những tri thức của mình cho bọn trẻ. Hơn nữa các thầy già còn có kinh nghiệm, kiến thức cho biết lĩnh vực nào đã có người nghiên cứu rồi, xu thế trên thế giới ra sao...Chuyện xưa kể rằng có một bác VN hì hục, miệt mài nghiên cứu "sản xuất" ra một đề tài rất tâm huyết. Bác hí hửng mừng rỡ, trình lên một hội đồng khoa học của Liên Xô cũ, ngờ đâu được một thông báo phũ phàng là công trình đó có người đã làm từ 100 năm về trước. [​IMG]      Nói tóm lại cho ông cheoheo : nếu ông thực sự định làm một đề tài khoa học nghiêm túc ở chuyên môn của ông tốt nhất là ông hỏi mấy thầy giáo già của ông. Hỏi xem  đường hướng, các tài liệu liên quan, các cơ sở-môi trường cần thực tế. Chứ ông lên TTVNOL mà hỏi vấn đề nghiêm túc này thì tôi thấy cần phải xem lại !    Chúc cho ông vui khoẻ trong mùa giáng sinh này, tìm một cô bạn gái ngon nghẻ để cuộc đời có ý nghĩa trong thời SV. [​IMG]
  4. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hiiii, ý kíên của ai mà nghe.....chẳng giống tâm lý tí nào cả! :D
    Hiện nay, chỉ số vê sự sáng tạo, đã có thể đo đạc được! Tất nhiên là thông qua các thang đo, các test đã được chuẩn hoá tại Việt nam, còn mấy thứ "sáng tạo" tạm gọi ở trên, theo ý kiến của mình thì đó không nằm trong ý nghĩa của Thuật ngữ "sáng tạo" trong tâm lý học.
    Những vấn đề mà các hạ nêu trên, có lẽ cần nghiên cứu ở góc độ khác như thái độ hay gì gì đó...chứ không thể là nghiên cứu về tính sáng tạo được!
  5. cheoheo

    cheoheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Gửi donghailongvuong
    Thú nhất : phải khẳng định lại ,tôi là con gái 100% ạ
    Thứ hai : cái mà ông nói phải xếp vào loại khôn vặt ,tiểu xảo ,mánh khoé ..chứ nhất định không thể gọi đó là tâm lý được . Nhưng ông có một kinh nghiệm tuyệt vời đó .Cảm ơn ông nha .
    Gửi anh dinhhungtt
    Em định đi vào hướng :sáng tạo là một yếu tố của nhân cách ,em hiểu như thế không biết có đúng hướng không ,nhưng em muốn nghiên cứu xem sáng tạo ,nó phụ thuộc vào những yếu tố nào ,có là bẩm sinh ,hay la do môi trường . Biểu hiện của nó như thế nào....đạiloại là thế anh ạ.

  6. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Nếu xem sáng tạo là một thuộc tính của nhân cách thì lại là một chuyện khác rùi!
    Anh xin đưa ra một nghiên cứu về một số phẩm chất cơ bản của con người sáng tạo ở nước ta hiện nay (đề tài KX 07 do PGS.TS Nguyễn Văn Thân làm chủ nhiệm ) thì anh nhận thấy như sau:
    ông tập trung đi vào nghiên cứu việc đánh gía sự ảnh hưởng của chính sách mở cửa đối với một số mặt của con người Việt Nam, thứ hai đó là ông điều tra đặc điểm nhân cách trước thời mở cửa và so sánh nó với những đặc điểm nhân cách sau mở cửa. Rồi tiếp đó, ông so sánh những đặc điểm nhân cách của các nhóm người khác nhau trong xã hội như là sinh viên, trí thức, doanh nghiệp.... và đưa ra mô hình nhân cách cần phấn đấu đạt đến.
    Ở đây, dường như ta có cảm giác lạc đề về hướng nghiên cứu nhân cách, nhưng trên thực tế, Đức Uy cho rằng: cách nhận định vấn đề như vậy lại được xem như là sự sáng tạo.
    Anh không rõ về điều này lắm nhưng cũng không tán đồng với quan điểm của tác giả.
    về thực chất, anh nhận thấy, như đã nói, muốn nghiên cứu sáng tạo như là một yếu tố của nhân cách, em phải dựa vào các thang đo. Hiện nay nhiều thang đo để đo về chỉ số IQ, CQ, EQ...và có nhiều trắc nghiệm đã được chuẩn hoá ở Việt nam. Xong việc nghiên cứu khoa học sinh viên mà nhằm vào hướng đó thì....bất lợi nhiều cái lắm!
    Và dựa vào việc khảo sát, đánh giá kết quả từ các trắc nghiệm đó mới có thể đánh giá tính sáng tạo của sinh viên hiện nay là cao hay thấp, ở mức độ nào đựơc....cái này thì khó đấy
  7. cheoheo

    cheoheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0



    Em cũng không đồng ý với hướng nghiên cứu sáng tạo như thế
    Em cũng nghĩ :sáng tạo là một yếu tố nhân cách ,và để đánh gia được nó thì phải cần có một thang đo .Em biết là khó ,nhưng thật sự là vấn đề này lôi cuốn em .
    Không biết đã có ai nghiên cứu sáng tạo theo quan điểm của tâm lý ,mà cách đi không phải như của PGS.TS nguyễn văn thân chưa anh nhỉ ?
    Chà ... vấn đề này nan giải quá nhỉ . Thậm chí em còn chưa nhìn thấy cái test đánh giá sáng tạo nó như thế nào nưa kia .
    Khó khăn thật .
    Được cheoheo sửa chữa / chuyển vào 20:39 ngày 11/12/2005
  8. dinhhungtt

    dinhhungtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hì hì . hôm trước anh cũng chưa đọc kĩ nên viết bài cũng chưa kĩ, hôm nay viết lại. Tác giả nghiên cứu về nhân cách của con người và xem những đặc điểm đó là của một con người sáng tạo! Khái niệm con người sáng tạo ở đây được hiểu đồng nghĩa với con người mới - con người xã hội chủ nghĩa! Vì vậy, tác giả cuốn sáng Đức Uy đã dùng đó như là một khái niệm trong tâm lý học sáng tạo!
    Em có thể xem về nó trong cuốn "Tâm lý học sáng tạo" của Đức Uy.
    (Hình như sách này không có tái bản nữa!)
    Hì hì, nhưng mà anh thấy đề tài của em cũng rất thú vị, chỉ mỗi cái nó khó thưc hiện trong thời điểm mình còn là sinh viên thôi!
  9. cheoheo

    cheoheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    hi hi Em còn định theo no tới khi làm khoá luận kia anh ơi .Nhưng khổ một cái là ...khả năng hiẹn giờ của em hơi có hạn ,nên đành ngậm ngùi chia tay với nó mất thui .Sang năm tới em đã là sinh viên năm 3 rùi nên có lẽ sẽ khá hơn bi giờ .
    Cảm ơn anh hùng đã cho em biết thêm những điều hayho nhé .Cảm ơnnhìu .
    Em quyết định để năm sau làm ,còn năm nay em làm để lấy kinh nghiệm vậy .

Chia sẻ trang này