1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề tài nghiên cứu về PR

Chủ đề trong 'PR' bởi songtu0106, 23/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    1 vài thương hiệu tạo nên 1 vài bài viết về 1 vấn đề nổi cộm nào đó khiến người đọc tò mò rồi sau đó khơi gợi 1 giải pháp dính liền với 1 brand nào đó, đó là cách PR đơn giản và khá hiệu quả. Sau đó có thể chạy kèm vài ads là ok. Đây là phương pháp mà các hãng dược phẩm ưa chuộng sử dụng nhất. Và cũng hiệu quả ko kém đối với các loại hình khác. Tốt nhất là luôn đi kèm và kết hợp với tất cả các công cụ - giống như khởi đầu của 1 bản giao hưởng gồm nhiều loại nhạc cụ .. giúp đi vào lòng người dễ hơn
  2. plasma

    plasma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    445
    Đã được thích:
    0
    Em thấy bi h có một trò gọi là quảng bá thương hiệu rất hay, đó là chiến dịch nhai đi nhai lại. Kiểu như tạo ra cái khẩu hiệu gì đó, hoặc một đặc điểm nào đó, rồi cứ thế nhắc đi nhắc lại ở các bài báo về lĩnh vực tương tự, hoặc ở chỗ nào, trong sự kiện nào, dù là quảng cáo, PR, hay phân phối. Kết quả là khắc sâu vào trong trí nhớ người tiêu dùng cái thương hiệu đó. Thề với bác là em gặp ko bit bao nhiêu người chỉ thuộc cái thương hiệu, nhắc đến loại sp tương tự là lôi cái sản phẩm đó ra, chứ cũng chưa từng được sờ mó bao giờ. Đã thế lại còn đinh ninh cho rằng đó là hàng hiệu, có biết đâu là chất lượng cũng bình thường thôi.
    Thế mới bit thương hiệu đáng sợ thật, mấy cái hãng quần áo bi h bán thương hiệu là chính chứ sản phẩm thì cũng "chỉ đến thế mà thôi."
  3. nambuna2

    nambuna2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Có sản phẩm rồi. Tìm mục tiêu, tờ báo mục tiêu để đăng bài PR (hay bài đề cập tích cực đến sản phẩm của mình).
    Báo chí, theo mình nghĩ có 2 loại: Báo chính thống và báo giải trí. Báo chính thống thì tiếp xúc độc giả rộng hơn (TP, TT, TN, HNM...); báo giải trí (các tạp chí chuyên và ko chuyên...).
    Về sản phẩm đặc trưng, pv báo chính thống kiến thức ko chuyện sâu. Tạp chí giải trí thì những sản phẩm nằm trong nội dung chuyên mục thì các pv có kiến thức hơn.
    Với ví dụ sản phẩm là TV chẳng hạn (cho đơn giản). Nếu muốn làm 1 bài pr, nên làm ở các tạp chí về giải trí.
    Liên hệ với PV phụ trách chuyên mục đó. Bắt đầu môí quan hệ với họ. Cung cấp những thông tin bổ ích cho bài viết phù hợp với chuyên mục của họ, đồng thời có lợi cho cty, sản phẩm của mình.
    VD: sẽ liên hệ với tờ sành điệu, pv phụ trách phần công nghệ, cung cấp cho họ phần thông tin, hình ảnh (ảnh là quan trọng nhất). Đề nghị họ viết 1 bài về sản phẩm của mình với nội dung phù hợp với chuyên mục. Và có thù lao.
    Điều đó đơn giản lắm.
    Quan trong là sự khéo léo.
    Còn tên tuổi các pv phụ trách các chuyện mục thì dễ quá. Gọi điện đến toà soạn, xin gặp tác giả, xin được gặp mặt ===> bắt đầu mỗi quan hệ.
  4. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Liệu đây là 1 "tai nạn" PR?(http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=49&NewsId=17319)
    Isuzu đã bỏ ra khá nhiều tiền để tổ chức cuộc thi "Hướng về môi trường xanh - Lái xe tiết kiệm nhiên liệu 2005". Nhưng thu về được là bào báo Isuzu Việt Nam đang phung phí niềm tin?
    Mời các bạn bình luận.
  5. amifromhanoi

    amifromhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2005
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là 1 bài nói về G7, có thể post vào mục G7 làm gì đây nhỉ. Nhưng tôi đưa vào đây dưới góc độ PR. Như tôi đã nhận xét TNguyên đã và đang sử dụng lá bài "thương hiệu Việt" và "tinh thần dân tộc" để làm PR và get free publicity. Đầu tiên là về mô hình nhượng quyền khi nó còn là 1 chuyện lạ. Đến bây giờ 1 sản phẩm hoàn toàn bình thường là G7 cũng được ***g vào cuộc chiến "them vs. us". Nghe giọng điệu của bài này (viết khá tốt) tôi đoán >90% là do PR của TN cung cấp. Còn nếu là 1 bài báo thực thụ thì có vẻ chưa hoàn chỉnh lắm vì thông tin chỉ 1 chiều, ko thấy Nescafe, người tiêu dùng nói năng gì. Tin vào thông tin của bài này đến đâu là tùy bạn.
    Kinh nghiệm Cafe G7? một góc nhìn và chiêm nghiệm

    15/12/2005
    Trước nay, trong những cuộc đối đầu trực tiếp giữa các thương hiệu trong nước và thương hiệu ngoài nước cùng một lĩnh vực sản phẩm, hầu hết phần ?othua tan tác?o đều thuộc về ?ođội nhà?o. Hơn nữa, hiếm có ai thừa nhận một đối đầu công khai, chỉ cố ?onói tránh nói giảm?o kiểu như ?ochúng tôi không cạnh tranh so sánh với ai cả, chỉ cố gắng vượt qua chính mình để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất?o? Chỉ đến khi, với sản phẩm cà phê hoà tan của G7, Công ty cà phê Trung Nguyên công khai ?ophát động?o một cuộc chiến trực diện, quyết chiến với đối thủ chính là Nescafe của Nestle. ?oCuộc chiến thương hiệu?o này có ý nghĩa không chỉ với riêng G7 ?" Trung Nguyên mà còn để lại những kinh nghiệm và tinh thần quý giá cho ?okhát vọng thương hiệu Việt?o.Điều quan trọng là dám vào cuộc!"
    Những ai quen biết với Trung Nguyên đều rất dễ nhận thấy một ?otinh thần dân tộc?o rất quyết liệt nơi tổng giám đốc Đặng Lê Nguyên Vũ và giám đốc marketing Nguyễn Trần Quang. Ông Vũ từng tuyên bố rằng trong ?ocuộc chiến vì thương hiệu Việt?o, Trung Nguyên chấp nhận làm lính tiên phong và có thể hy sinh làm viên đá lót đường. Trước khi Trung Nguyên quyết định ?ođẩy?o G7 ra ?omặt trận?o cà phê hoà tan đóng gói trong một cuộc chơi ?osòng phẳng?o với Nescafe, rất nhiều tranh luận đã nổ ra. Nhiều người ?ocan?o rằng không nên ?okhiêu chiến?o vì Nescafe quá mạnh. Nếu đối đầu, G7 chỉ có thể tổn thương và ?ohy sinh?o. Song Trung Nguyên vẫn tiến hành ?ocuộc chiến?o với tinh thần: ?oSự thắng hay thua của G7 không phải là chuyên quan trọng. Điều quan trọng là một doanh nghiệp Việt Nam dám đối đầu trực diện với một tập đoàn đa quốc gia?o.
    Trước ngày 23/11/2003 thời điểm Trung Nguyên tung ra G7 - thị trường cà phê hoà tan đóng gói có cục diện như sau: Nescafe chiếm 55,95% thị phần; Vina café chiếm 38,45%; 5,6% còn lại cho các thương hiệu cà phê khác. Với vai trò ?othống trị?o, Nescafe ?oáp đặt?o khẩu vị café của ngườii nước ngoài cho người tiêu dùng Việt Nam. Trong cục diện đã được xác lập khá vững chắc đó, G7 vào cuộc bằng những chiêu thức rất mạnh mẽ và bất ngờ. Trong đó, ?ođòn?o táo bạo là mời người tiêu dùng ?othử mùi?o sản phẩm trong chương trình ?oNgày hội tuyệt đỉnh G7?o được tổ chức quy mô tại Dinh Thống Nhất. Hơn 35000 người đã tham gia ngày hội này. Tại đây, Trung Nguyên mời người tiêu dùng uống thử 2 ly cà phê hoà tan, một của G7, một của Nescafe (người tiêu dùng không được cho biết nhãn hiệu trước khi uống) và so sánh xem họ thích sản phẩm nào hơn. Trước khi tiến hành cuộc thử nghiệm cà phê này, Trung Nguyên đã gửi thư thông báo cho Nescafe và sẵn sàng cho một vụ kiện nếu có. Kết quả của cuộc ?othử mùi?o đó cho biết có 89% người tiêu dùng chọn G7 và 11% chọn Nescafe: Trung Nguyên thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch này! Một ?ođòn?o táo bạo khác: Trung Nguyên tổ chức uống thử cà phê G7 ngay trong cao ốc nơi Nescafe đặt tổng hành dinh, rồi những ?oroadshow?o tiếp thị rầm rộ của G7 đồng loạt trên các thành phố lớn và cả nước?
    Tuy nhiên, trước một đối thủ quá mạnh về cả tiềm lực tài chính, kinh nghiệm và uy thế, Trung Nguyên xác định ?ochiến thuật?o chính là hướng vào trái tim và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam. Trước khi cuộc chiến chính thức diễn ra, Trung Nguyên đã thực hiện những cuộc tuyên truyền bài bản nhằm vận động tinh thần và kêu gọi sự ủng hộ của các đại lý, nhà phân phối và người tiêu dùng. Công ty này đã mở đầu bức thư ngỏ gởi người tiêu dùng bằng câu ?okính thưa quý đồng bào?o và những lời lẽ rất tha thiết để khơi gợi tinh thần dân tộc. Đồng thời, Trung Nguyên cũng đã hoàn toàn ?ođánh bài ngửa?o, trình bày rất rõ cho các đại lý, nhà phân phối của mình biết những điểm mạnh, điểm yếu và cả nguyện vọng của mình trong mong muốn được ủng hộ, đựơc đồng hành như một thượng hiệu Việt Nam đang đi tiên phong. Đến ?ogiờ G?o, công ty cho fax đồng loạt các bức thư ngỏ đến các đại lý của mình?
    Cộng hưởng của những chiêu thức ?omưu phạt tâm công?o này, Trung Nguyên đã dành được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà phân phối, đại lý, người tiêu dùng. Cho nên, dù Trung Nguyên tự định vị G7 cao hơn Nescafe về chất lượng nên giá không rẻ hơn, thậm chí mức chiết khấu cho các đại lý còn thấp hơn đối thủ? nhưng G7 nhanh chóng giành thắng lợi. Sau 3 tháng đầu chiếm lĩnh thị trường, sau một tháng so kè quyết liệt, đến Tết 2004, G7 được xem như toàn thắng. Chính từ ?ocuộc chiến?o này, G7 bắt buộc các đối thủ ?ochơi theo cách của mình?o. Nescafe và Vinacafe bắt đầu tăng cường quảng cáo, khuyến mãi để giữ người tiêu dùng. Riêng Nescafe, từ khẩu vị ?oKhởi đầu một ngày mới?o đã đổi sang ?oHương vị Việt Nam hơn?o nhằm đối đầu lại những chính sách tuyên truyền ?otinh thần dân tộc?o của Trung Nguyên ? Sau thời gian ngắn ?ophát động?o một cuộc chiến tưởng chừng không cân sức, cuối năm 2004, ?ochiếc bánh?o thị trường cà phê hoà tan đóng gói Việt Nam đã được chia lại: Nescafe còn 44,05%, Vinacafe còn 28,95%, G7 chiếm 21,8% và 5,2% cho các thương hiệu khác. Dù cuộc chiến sẽ vẫn còn tiếp tục ?okhốc liệt?o hơn, song một thế trận cân bằng đã được xác lập.
    Từ G7 đến khả năng ?othắng lợi? của thương hiệu Việt

    Ba yếu tố làm nên thắng lợi của G7 là sản phẩm tốt, chất lượng và hương vị riêng biệt, khâu phân phối rất mạnh từ mạng lưới phân phối có sẵn của Trung Nguyên và công tác quảng bá, tiếp thị có ?ođòn phép?o như đã đề cập. Trong tất cả các công đoạn này, Trung Nguyên đã vươn tới đẳng cấp chuyên nghiệp và quốc tế chứ không còn dừng lại ở tầm ?ohàng Việt Nam chất lượng cao?o. Trong thị trường mậu dịch tự do, khi mọi hàng rào quan thuế sẽ lần lượt dỡ bỏ, để cạnh tranh với đối thủ quốc tế, hàng VN, thương hiệu VN, công ty VN cũng phải đạt đến đẳng cấp ngang bằng với đối thủ mới có thể tự tin đối đầu, chứ không thể tự ?oru ngủ?o bằng quan niệm ?ochỉ cần vượt qua chính mình?o. Nếu mình chỉ tự vượt qua ngưỡng cửa của mình một bước, trong khi đối thủ đã tự vượt qua họ đến mấy bước, thì khoảng cách sẽ ngày càng xa hơn.
    Mặt khác, điều kiện đủ cho thành công của Trung Nguyên chính là cách ?ođánh vào lòng người?o. Một doanh nghiệp ?ochiến đấu?o trên sân nhà thì lợi thế chính là sự thông thuộc, thấu hiểu văn hoá của người tiêu dùng bản xứ, từ đó chủ động triển khai ?othế trận?o và bắt đối thủ phải ?ochơi?o theo cách của mình. Tinh thần dân tộc và yếu tố văn hoá là một ?othế lực?o rất lớn trong tiếp thị. Trung Nguyên đã phát huy được sức mạnh đó khi tập hợp được sự ủng hộ của chính người tiêu dùng VN? Có thể bị cho là cực đoan khi có sự phân biệt rạch ròi ?othương hiệu nước ngoài?o hay ?othương hiệu trong nước?o, song nếu không có sự quyết liệt, mạnh mẽ, thì nguy cơ bị lấn lướt, bị ?othôn tính?o bởi các thương hiệu ngoại là hoàn toàn có thật và rất gần. Và nguy cơ ?omột thứ thuộc địa mới về kinh tế?o, chỉ bán nguyên liệu giá thấp, mua thành phẩm giá cao cũng rất thật và rất gần.

    (theo DNSG )
  6. songtu0106

    songtu0106 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác tranh luận sôi nổi và đưa ra rất nhiều ví dụ minh họa đa dạng quá.
    Mong các bác xoay quanh chủ đề "ngân sách","doanh nghiệp nhỏ và vừa" ,"xây dựng thương hiệu ...khi ít tiền "để em "nhặt nhạnh ".
    Cám ơn các bác đã ủng hộ bài viết cho topic này !
  7. milkrose

    milkrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    bác ui khi lam xong đề tài bác cho em 1 bản copy được không? em cũng đang ấp ủ làm luận văn tốt nghiệp về PR nhưng do trình độ còn supper " còi" (hì) cho nên tham gia diễn đàn để mong được anh em chỉ giáo, hic tiếc là em không giúp đươc gì cho bác ,vô cùng sorry.
  8. songtu0106

    songtu0106 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bac milkrose khiêm tốn quá. Ở đây ai có ý kiến hoặc điều gì bức xúc thì share cho nhau thôi mà.Chúc bác và mọi người năm mới vui vẻ,trẻ khoẻ như ...cô gái hà lan
  9. gagovn06

    gagovn06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Nhiều người than phiền PRC bài về chuyên môn thì ít mà chít chát thì nhiều. Đúng là chít-chát cũng là 1 hình thức của PR hoặc truyền thông quảng cáo (có thể là word-of-mouth); nhưng điều ngườc lại thì ko đúng. Đây là 1 perception ko tốt về PRC. Để giữ uy tín các thành viên PRC nên vận dụng PR để mang lại cho mình một hình ảnh chuyên nghiệp hơn, ít nhất là trong box này. Có thể bằng các việc thiết thực.
    Các bạn đam mê PR và muốn làm 1 cái gì có ích và thiết thực hãy thử 1 bài tập thực hành PR này xem nhé.
    Cảm nhận của mình là Hiệp hội các nhà xản xuất ô tô VN (VAMA) đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là dư luận mà điển hình là báo chí có ác cảm với họ. Mình đảo qua báo chí thì thấy VAMA gần như vắng bóng trên các diễn đàn này. Thay vào đó là sự công kích của quan chức và người tiêu dùng và báo chí. Nếu bạn được VAMA giao nhiệm vụ dành lại thiện cảm hoặc chí ít hóa giải sự bức xúc của dư luận thì bạn sẽ dùng PR như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ?
    (Một số ví dụ về dư luận liên quan đến VAMA
    Thị trường ôtô ế ẩm
    Thứ Năm, 08/12/2005, 04:12 (GMT+7)
    TT- Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô VN (VAMA), tổng lượng xe bán ra trong tháng mười một của 11 thành viên VAMA chỉ đạt 2.567 xe, giảm gần 800 xe so với tháng trước.

    Tăng giá xe: VAMA có thể bị phạt theo Luật Cạnh tranh
    Thứ Ba, 06/12/2005, 17:27 (GMT+7)
    "Cùng nhau đưa ra thoả thuận tăng giá là một việc rất phản thị trường. Riêng với hành vi này, theo Luật Cạnh tranh đã có thể phạt VAMA được rồi".

    Công nghiệp ô tô: "Không thể nuôi con mãi trong ***g kính"
    Thứ Ba, 29/11/2005, 13:59 (GMT+7)
    "Bấy lâu Nhà nước đã có ý ưu đãi cho sản xuất phát triển ngành công nghiệp ôtô theo chiến lược của Chính phủ, tuy nhiên, kết quả như mọi người đã thấy, càng bảo hộ càng không tốt."

    Ô tô tăng giá - "đòn gió" của nhà sản xuất
    Thứ Tư, 09/11/2005, 16:53 (GMT+7)
    Trong lúc thị trường ôtô đang ảm đạm bởi sức tiêu thụ sụt giảm mạnh thì Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô VN (Vama) đột nhiên công bố sẽ tăng giá bán ô tô từ năm 2006.
    Ngành công nghiệp ô tô cần chấp nhận cuộc chơi !
    Thứ Năm, 08/09/2005, 11:10 (GMT+7)
    DN sản xuất ô tô kiến nghị giảm thuế suất so với mức thuế dự thảo đưa ra và ít nhất đến năm 2008 mới áp dụng chung một mức thuế giữa xe nhập khẩu với xe lắp ráp trong nước.
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?TopicID=472)
  10. gagovn06

    gagovn06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 bài báo tương đối có thiện cảm với các hãng ô tô. Tuy nhiên sự chuyển hướng phải chăng chỉ là giải pháp tạm thời? Vấn đề giá tô tô (mới) vẫn chưa được giải quyết triệt để. Các hãng ô tô vẫn bị kẹt giữa người tiêu dùng, nhà nước, và xe nhập khẩu. Tuyên bố của VAMA đầu tháng 12/05 là giá xe lắp ráp sẽ ko hạ vào năm 2006 bị mọi người nhao nhao phản đối, thậm chí còn dọa kiện ra tòa. Sau vụ đó VAMA gần như rơi vào tình trạng cấm khẩu.

    Chuyển hướng làm ăn
    .......
    Có thể nói, chính những nhận định trái ngược về giá xe trong năm tới đã khiến thị trường ô tô ?ođóng băng?. Tuy nhiên, thay vì tổ chức các hình thức khuyến mãi để kích cầu thị trường, một số công ty đã đẩy mạnh đầu tư cho dịch vụ. Đáng chú ý là bắt đầu xuất hiện dịch vụ mua bán xe cũ của Ford Việt Nam. Theo đó, Thăng Long Ford, một trong những đại lý lớn nhất của Ford tại miền Bắc, sẽ thử nghiệm triển khai mô hình kinh doanh FordAssured, với showroom được đặt tại phố Nguyễn Công Trứ, Hà Nội. FordAssured sẽ thực hiện các dịch vụ đánh giá, định giá các loại xe Ford; thu mua và bán các loại xe Ford đã qua sử dụng; đổi xe Ford cũ lấy xe Ford mới; ký gửi các loại xe Ford đã qua sử dụng; kinh doanh các loại phụ kiện, đồ chơi ô tô?
    Theo đánh giá của các chuyên gia, bước đi của Ford nhìn bề ngoài chỉ là ?ohợp chuẩn hóa? khâu mua bán xe cũ, nhưng đây chính là hướng đi được Ford tính toán khá kỹ, vì một trong những bí quyết quan trọng nhất để thành công trong kinh doanh là hiểu biết cặn kẽ thị trường. Dựa trên những nhu cầu thực tế tại FordAssured, Ford sẽ có những định hướng đúng đắn về chiến lược thị trường, từ đó xác định phương thức ứng xử phù hợp với khách hàng, để đạt hiệu quả cao và tăng cường thế và lực trên thị trường. Bước đi của Ford đã đánh trúng tâm lý của khách hàng đang trong giai đoạn ?onhịn? mua xe mới (vì sợ hớ khi giá tăng) chuyển sang mua xe cũ.
    Trong khi đó, Toyota Việt Nam (TMV) lại quan tâm đến việc làm hài lòng khách hàng thông qua tăng cường dịch vụ Bảo dưỡng nhanh (Express Maintenance). TMV đã đầu tư mới thiết bị, dụng cụ đặc chủng, tiêu chuẩn hóa quy trình xử lý công việc và đào tạo nhân lực, hỗ trợ cho các đại lý lớn trên toàn quốc thực hiện dịch vụ Bảo dưỡng nhanh, đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện các công việc bảo dưỡng lớn cho khách hàng từ 150 phút xuống còn 60 phút, mà vẫn đảm bảo những tiêu chuẩn khắt khe của chất lượng Toyota toàn cầu. Trước mắt, dịch vụ này đã được thiết lập, phát triển và đi vào hoạt động tại 7 đại lý của TMV trên toàn quốc.
    Một đại gia khác cũng đang nhắm đến sân chơi này là Mercedes Benz Việt Nam. Công ty này cũng đã hỗ trợ cho các đối tác đầu tư xây dựng hệ thống Autohaus theo tiêu chuẩn Mercedes Benz toàn cầu, nhằm hướng đến việc hình thành các showroom đạt chuẩn về cung cấp, bảo trì, bảo hành sản phẩm và về lâu dài, các Autohaus này cũng sẽ là ?osàn giao dịch?, thực hiện việc sang nhượng, mua lại các loại xe Mercedes đã qua sử dụng.
    Với các động thái hiện nay của thị trường, các chuyên gia cho rằng, thị trường xe cũ sẽ sôi động trong thời gian tới. Với thu nhập hiện nay, nhiều gia đình chưa đủ điều kiện mua xe mới rất muốn mua xe cũ, nhưng lại e dè, vì sợ bị lừa về chất lượng xe, bị hớ vì giá xe. Nhưng một khi chính nhà sản xuất đứng ra định giá và đánh giá chất lượng xe, hơn nữa những chiếc xe cũ lại được chính hãng chỉnh sửa lại đúng chuẩn, thay phụ tùng chính hãng trước khi bán ra, chắc chắn người tiêu dùng sẽ bị thuyết phục. Và điều này được dự đoán là sẽ góp phần ?ophá băng? cho thị trường ô tô Việt Nam.
    (http://www.vir.com.vn/Client/Dautu/dautu.asp?CatID=49&DocID=9152)

Chia sẻ trang này