1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề tài nghiên cứu về PR

Chủ đề trong 'PR' bởi songtu0106, 23/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gagovn06

    gagovn06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Một công ty bỏ ra 100 triệu vừa mua được nhạc lại vừa làm được PR. Nếu ko có 10 nốt nhạc này thì có thể chẳng bao giờ Soncamedia được lên báo zvui zvẻ. Bỏ 100 triệu ra Qcáo trên truyền hình- VTV- thì chắc được độ 3-4 lần 30", đấy là chưa tính đến chi phí SX quảng cáo mà hiệu quả chắc gì đã bằng PR. Tôi thấy đây là khoản tiền đầu tư khá hiệu quả và thông minh, 1 ví dụ về dùng PR hay dùng Qcáo. Tất nhiên ko loại trừ khả năng sau này Soncamedia sử dụng Qcáo nhưng lúc đó cg ty sẽ có vị thế khác hẳn trong tâm trí người tiêu dùng-ko phải là 1 trong 1001 cg ty tương tự mà là công ty "có 10 nốt nhạc của Phạm Duy".
    10 nốt nhạc, 100 triệu đồng
    31-12-2005 11:14:20 GMT +7

    Ngay cả NS Phạm Duy có lẽ cũng không nghĩ tới chuyện có công ty chỉ xin mua 10 nốt nhạc thôi... (ảnh tư liệu)
    Sau bài thơ Màu tím hoa sim của Hữu Loan được mua 100 triệu đồng, lần này với 100 triệu, Công ty cổ phần truyền thông Sơn Ca chỉ mua 10 nốt nhạc đầu tiên của ca khúc Tình ca của nhạc sĩ Phạm Duy.
    ...
    Tính ra mỗi nốt nhạc giá 10 triệu đồng. Phải chăng Sơn Ca muốn tạo sự kiện để quảng bá sự xuất hiện của mình?
    - Soncamedia là một thương hiệu mới, quảng bá sự xuất hiện là cần thiết nhưng việc mua 10 nốt nhạc để làm nhạc hiệu còn mang ý nghĩa khác. Soncamedia là tâm huyết của một nhóm kỹ sư trong và ngoài nước làm việc trong lĩnh vực hi-tech.
    Họ mong muốn làm ra một sản phẩm VN hi-tech thật sự. Mong muốn đó là tấm lòng, là khao khát. ?oTôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời?, câu nhạc này chỉ cần ngân lên là mọi người đều xúc động, từ đó dễ có sự đồng cảm chia sẻ cùng khao khát của chúng tôi.
    .....
    ( http://www.nld.com.vn/tintuc/van-nghe/138220.asp )
  2. gagovn06

    gagovn06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2006
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Đây là 1 bài đặc sệt PR về Honda VN. Những bài khen lộ liễu như thế này thì khó gây được lòng tin. Cg ty này hiện đang đăng báo tuyển PR đấy.
    Không ngừng mơ ước
    Thanh Hương
    Buổi tổng kết năm của Công ty Honda Việt Nam (HVN) diễn ra với màn ra mắt ấn tượng của hai sản phẩm xe máy mới Future Neo và Wave Alpha mới. Trước đó, Future và Wave Alpha không phải là những cái tên xa lạ đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu không được giới thiệu, thì khó ai có thể biết rằng, sự khác biệt của hai loại xe được giới thiệu lần này là đều được thiết kế bởi các chuyên gia Honda Việt Nam và Honda Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển sản phẩm của Honda châu Á đặt tại Việt Nam.

    http://www.vir.com.vn/Client/dautu/dautu.asp?CatID=55&DocID=9254
  3. daotronghai

    daotronghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    minh khong biet ban o dau. neu ban o hn thi co the lien he voi PV bao HNM minh nghi ho cung nam bat PR toi ma khong chanh.
  4. songtu0106

    songtu0106 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Sao không post bài trong box thông báo hay hỏi đáp được hả trời????
  5. lth567

    lth567 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Hiện thời em đang nhức đầu với 1 câu hỏi là làm sao để các nhà báo viết về mình và sp của mình như một bài báo thực thụ mà người đọc không phát hiện ra.
    Tôi nghĩ thế này: 1) có nhiều bài do PR viết nhưng chẳng khác gì 1 bài báo thực thụ trong khi đó 2) có những bài báo thực thụ nhưng lại sặc mùi PR (ví dụ khen/chê nhưng vụng). Vì sao? Vì ở 1) người làm PR giỏi trong khi ở 2) nhà báo tồi.
    Trở lại với câu hỏi của bạn MM. Tôi nghĩ 1 phóng viên giỏi là cần nhưng 1 người làm PR giỏi có lẽ còn cần hơn (lý tưởng nhất là kiếm được 1 phóng viên có đầu óc PR hoặc ngược lại). Vì sao? Vì 1 phóng viên giỏi có thể bó tay và bảo ko đủ thông tin hấp dẫn vêề sản phẩm (newsworthyness) để viết. Còn 1 người làm PR giỏi sẽ tạo ra chất liệu để kể cả 1 phóng viên bình thường cũng có thể viết được bài và cảm thấy nếu ko đăng bài thì sẽ là 1 thiếu sót.
    Tóm lại bài PR của bạn phải là 1 sản phẩm đáp ứng 1 nhu cầu của báo chí. Một sản phẩm tốt là 1 sản phẩm tự nó bán nó (giống như marketing là nghệ thuật làm cho việc bán hàng trở thành ko cần thiết). Điều này 1 phần giải đáp thắc mắc thứ 2 của bạn. Làm thế nào để có chất liệu hay? Sáng tạo ra events. Phóng viên bao giờ cũng muốn có tin thời sự. Nếu cố gắng suy nghĩ giống như 1 phóng viên thì bạn sẽ có nhiều khả năng có được các bài PR giống bài báo thực thụ. Nghe nói ở Mỹ, 50% thông tin của báo chí có nguồn từ PR.
    Vấn đề nhức đầu tiếp theo của em là làm sao để giới bào chí cùng nói về cty và phát kiến mới của cty mình cùng một lúc (như kiểu ông thầy chùa điên báo mất 4 tỷ USD).
    Điều này là có thể nhưng không dễ. Nếu bạn có 1 sản phẩm cách mạng theo một nghĩa nào đó ví dụ walkman (lúc mới tung ra) thì OK. Tuy nhiên nếu tinh ý vẫn có thể tận dụng 1 trào lưu nào đó để PR cho SP vdụ: cà phê ko phải là SP cách mạng nhưng Trung Nguyên đã có lượng báo đăng miễn phí ?otương đương? hàng triệu USD tiền quảng cáo (mặc dù có thể lúc đầu TN ko hề có chiến lược PR). Nhờ có trào lưu xây dựng thương hiệu Việt Nam và lòng tự tôn của người Việt. Bạn phải tìm ra 1 cái gì đó cho SP ko mới của mình. Sáng tạo là câu trả lời.
    Nói chung cũng giống marketing, báo chí cũng có các segments của nó nên thường 1 loại sản phẩm chỉ thu hút 1 số loại báo chí. Cách chắc chắn nhất để tất cả các báo cùng đưa 1 lúc về SP là đăng quảng cáo... Đây chính là 1 điểm yếu hay nói đúng hơn là uncertainty của PR.
    -------------------------------------------------------------------------------
    (giống như marketing là nghệ thuật làm cho việc bán hàng trở thành ko cần thiết)
    Cái này không biết có đúng không nhỉ?

Chia sẻ trang này