1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề thi Đại học môn Vật Lý năm 2006 - Đáp án câu lý thuyết có thừa???

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi sesame31, 21/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sesame31

    sesame31 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đề thi Đại học môn Vật Lý năm 2006 - Đáp án câu lý thuyết có thừa???

    Mình là 1 thí sinh vừa tham gia Kỳ thi Tuyển sinh Đại học năm 2006 vừa qua. Mình dự thi khối A, cũng như mọi người, mình thấy đề thi hay, bám sát chương trình trong SGK. Tuy nhiên mình có thắc mắc về 1 phần nhỏ trong đáp án của môn Vật Lý như sau:
    Câu II.1 trong đề thi là 1 câu lý thuyết: "Thế nào là 2 nguồn sóng kết hợp? Tại sao hai khe S1, S2 trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc là hai nguồn sóng ánh sáng kết hợp?"
    Dưới đây là đáp án chính thức cho ý thứ nhất của câu lý thuyết trên:
    Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn:
    - Có cùng tần số.
    - Có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
    Theo như ý kiến của mình thì đáp án của câu này là thừa ở ý "Có cùng tần số" vì chỉ cần ý "có độ lệch pha không đổi theo thời gian" là đã bao gồm cả "Có cùng tần số" rồi.
    Đáp án trên không sai, nhưng như cách diễn đạt trên thì sẽ là thừa.
    Ta biết rằng pha của 1 nguồn dao động là:
    ? = ?.t + ?0
    Trong đó ?0 là pha ban đầu của nguồn dao động.
    Như vậy trong câu hỏi trên ta có pha ban đầu của 2 nguồn sóng là:
    ?1 = ?1.t + ?01
    ?2 = ?2.t + ?02
    Độ lệch pha của 2 nguồn sóng:
    ?2 - ?1 = (?2 - ?1).t + (?02 - ?01)
    Nếu ý thứ 2 trong phần đáp án được thoả mãn, tức là hiệu (?2 - ?1) là không đổi theo thời gian, thì ta có thể suy ra ngay là hiệu (?2 - ?1) phải bằng 0, tức là: ?2 = ?1.
    Như vậy ta thấy rằng ý 2 trong đáp án đã bao gồm cả ý 1 rồi, và ý 1 nêu ra là thừa.
    Trong barem điểm của đáp án chính thức, mỗi ý trên được cho 0.25đ. Như thế những ai làm bài mà chỉ nêu ý 2 (như mình) thì sẽ bị thiệt mất 0.25 điểm. Đó có thể là số điểm không lớn, nhưng các bạn đều biết rằng trong kỳ thi đại học nhiều khi chỉ hơn kém nhau số điểm như thế thôi cũng đã quyết định việc đỗ hay trượt rồi.
    Mong các bạn cho ý kiến.
  2. sesame31

    sesame31 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho ý kiến giùm mình với. Vấn đề này cũng đơn giản mà.
  3. prudential_vn

    prudential_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hi Sesame31!
    Anh cũng đã từng tự thắc mắc một vấn đề nhỏ tí(Nhiều người nghĩ thế) trong một thời gian dài, phần vì mình chưa tìm ra lời giải, phần vì ko tin vào những lời giải của người khác or ko thay đổi được cách nghĩ của mình trong thời điểm đó để tin. Vụ này Em cứ ngẫm sẽ thấy.
    Về bài thi HĐ năm nay như Em hỏi, Em nói là Em trả lời cả ý 1 của câu II như Em giải thích thì đúng là có thể phân tích đc cả ra ý một nữa.
    Nhưng theo A, để chặt chẽ và đúng chuẩn bài Đáp án mới chính xác. Rất đơn giản: Vì đề ra có đưa ra 2 câu hỏi trong ý đấy ( ? và ?) buộc Em phải trả lời bàng 2 câu trả lời.
    Có rất nhiều cách để hỏi 2 ý cho một vấn đề nhằm củng cố và xác thực lại nó, nhưng ta vẫn buộc phaỉ tra lời cả hai - bởi vì đấy là đề ra.
    Em sẽ gặp nhiều nhiều nếu tiếp thục theo con đường học hành và thi cử. Hãy chấp nhận lần này như một kinh nghiệm và ko thể ko tuân thủ theo.
    Hôm nay chắc Em đã biết mình đỗ hay chưa. A chưa biết nên Chúc Em đã vui vẻ vì kết quả tốt.
    Được Prudential_VN sửa chữa / chuyển vào 14:36 ngày 22/08/2006
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Đáp án đó không thừa, vì theo thực tế, nếu ta dùng 2 nguồn sáng khác nhau , thí dụ 2 đèn đơn sắc , cùng phát ra một độ dài sóng, thí dụ dùng 2 đèn halogen phát ra ánh sáng vàng, nhưng làm thí nghiệm giao thoa thì không thể nào ra đuợc kết quả. vì 2 nguồn sáng đó không đồng bộ . Vì vậy nguời ta phải dùng cùng 1 nguồn sáng, rồi tách ra làm 2 (bằng guơng freshnel, bằng khe Young hay bằng 1 thấu kính cắt đôi) để có 2 nguồn sáng giống y như nhau, tăng cùng tăng, giảm cùng giảm gọi là 2 nguồn sáng kết hợp. Rồi sau đó đặt truớc 1 trong 2 nguồn sáng đó 1 tấm kính thì 2 nguôn này sẽ lệch pha nhau , và độ lệch pha không đổi theo thời gian. Hay đơn giản là chỉ xét 1 điểm không cách đều 2 nguồn thì 2 nguồn ấy cũng đã lệch pha nhau 1 góc không đổi theo thời gian rồi.
    Nếu dùng 2 nguồn khác nhau thì độ lệch pha sẽ có thay đổi theo thời gian bởi vì không phải mỗi nguồn đều ổn định như nhau.
  5. Rotor

    Rotor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng nghĩ như cậu đấy, nhưng tớ lại làm thiếu ý 2 . Nghĩ là 1 chuyện còn làm ăn là chuyện khác chứ! . Đùa thôi, nhưng àm cũng phải. Sgk đã ghi thế thì cậu cũng nên làm thế, còn tớ là quên sạch (và chỉ tủ đúng 1 câu quang phổ, vì biết năm nay LT chỉ 1đ nên học làm j cho mệt ). Thế cậu biết kết quả rồi chứ? Thi trường gì thế?
  6. sesame31

    sesame31 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    @prudential_vn: Phần mình trích dẫn ở trên chỉ là đáp án của ý thứ nhất: "Thế nào là 2 nguồn sóng kết hợp".
    Với ý thứ 2 trong câu hỏi (áp dụng cho ý trước): "Tại sao hai khe S1, S2 trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc là hai nguồn sóng ánh sáng kết hợp?" đáp án là như sau:
    Giải thích:
    - Hai khe được chiếu sáng từ nguồn đơn sắc S, nên sóng ánh sáng phát ra từ hai khe S1, S2 có cùng tần số với nguồn.
    - Khoảng cách từ nguồn đến hai khe là hoàn toàn xác định, nên hiệu số các khoảng cách từ nguồn đến hai khe là không đổi. Suy ra, độ lệch pha của sóng ánh sáng ở hai khe không đổi theo thời gian.
    Ý 2 trong phần trả lời này thật ra cũng không chặt chẽ. Vì với lập luận "Hiệu số các khoảng cách từ nguồn đến hai khe là không đổi" ta chỉ có thể suy ra được "Độ lệch pha ban đầu của sóng ánh sáng ở hai khe không đổi."
    Nếu như đáp án thay câu "Có độ lệch pha không đổi theo thời gian" bằng "Có độ lệch pha ban đầu không đổi" thì đáp án sẽ chặt chẽ và không bị thừa ý.
    Được sesame31 sửa chữa / chuyển vào 00:42 ngày 23/08/2006
  7. sesame31

    sesame31 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Double post.
    Được sesame31 sửa chữa / chuyển vào 00:43 ngày 23/08/2006
  8. sunny_boy

    sunny_boy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    1.088
    Đã được thích:
    21
    chào bạn, theo mình đáp án là đúng.
    Đây là định nghĩa của bọn quốt tế , VN chẳng biết gì ngoài việc ghi lại :D
    Thứ nhất 2 nguồn kết hợp phải có cùng tần số .--> Đúng

    Thứ hai 2 nguồn kết hợp có độ lệch pha không đổi --> Đúng vì nó là con của cái thứ nhất.

    bạn nên nói thằng bố nó ra trước rồi mới nói cái thằng con nó thì người ta mới hiểu. Tất nhiên với cái câu này thì bạn phải hiểu là người ta xem mình có học sgk không, trong sách giáo khoa có phần này và bạn phải bê nguyên 2 ý của sách.
    bạn nghe cái ví dụ này nhé: người ta thường diễn đạt cái ý 2 như thế này : 2 nguồn cùng pha hoặc có độ lệch pha không đổi.
    Bản chất khi cùng pha đã có độ lệch pha không đổi rồi nhưng người ta cứ thường nói thế đấy...

Chia sẻ trang này