1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề thi đố vui báo Pháp luật TP HCM - liên quan đến Hình sự (Trộm cắp, ...)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi No-fear, 03/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Đề thi đố vui báo Pháp luật TP HCM - liên quan đến Hình sự (Trộm cắp, ...)

    A sang nhà hàng xóm lấy trộm một bao cám vi sinh - trị giá 324000 đồng. Trên đường vác bao cám đi bán thì gặp B. B bắt A phải mở bao ra xem bên trong có gì (A buộc phải mở do nhỏ con và yếu hơn) - cả hai phát hiện trong bao cám có một phiếu trúng thưởng của hãng cám XXX trị giá 3 triệu. B ung dung cầm tờ phiếu trúng thưởng đi lãnh thưởng. A cay lắm nhưng không làm gì được - chỉ biết chửi bới cho bõ ghét.

    Trong vụ này, A và B có phạm tội không? Tội gì? Tại sao?
  2. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên là cả hai đều phạm tội (đừng thể nào nói không được)
    - A: tội trộm cắp tài sản (đương nhiên rồi).
    - B: tội cậy sức khoẻ ăn hiếp người yếu hơn, tội trấn lột tài sản, trong trường hợp biết tài sản A đang cầm là đồ ăn cắp mà vẫn lấy thì thêm 1 tội là thấy người có hành vi bất hợp pháp mà để yên (hì, trường hợp này ra pháp luật thì mới bị xử, chứ thực tế thì ?.)
    Ở đời muôn sự của chung
    Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi
  3. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Có hai hành vi:
    - Hành vi của A lấy cắp bao cám
    - Hành vi của B lấy phiếu trúng thưởng.
    Đối với hành vi thứ nhất của A, thì rõ ràng rồi, A phạm tội trộm cắp tài sản của công dân.
    Đối với hành vi thứ hai, A không biết trong bao cám có phiếu trúng thưởng, và A chỉ biết khi B bắt mở bao cám ra mà thôi. A và B đều biết phiếu trúng thưởng, việc B lấy phiếu trúng thưởng có thể cấu thành tội cướp (không thể tội công nhiên chiếm đoạt được).
    Xét về mặt logic thì B không phạm tôi không tố giác tội phạm (tội A ăn cắp bao cám). Lý do, có thể B không biết đó là bao cám A ăn cắp; nếu B biết thì đây là hai hành vi có liên quan đến nhau, B đi báo A ăn cắp có khác nào "lạy ông con ở bụi này", vì vậy, đương nhiên B không thể đi báo được.
    Có bà con nào có ý kiến khác không.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Nhưng mà giá trị bao cám chưa tới 500.000 - thế cho nên A chỉ bị xử lý hành chính thôi.
    Còn B thì ko bị mắc tội không tố giác tội phạm bởi hành vi trộm cắp của A chưa phải là tội nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    B mắc tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.
    Bạn nào có cách phân xử khác không?
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Nhưng trong tội Trộm cắp tài sản có quy định giá trị tài sản bị mất đâu anh NF nhỉ?

    No sign!!!
  6. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tại sao không nhỉ - có quy định mà. Trích dẫn luôn điều 138 BLHS 1999 nhé:
    Điều 138: Tội trộm cắp tài sản
    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt, hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tổ chức
    b) Có tính chất chuyên nghiệp
    c) Tái phạm nguy hiểm
    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm
    đ) Hành hung để tẩu thoát
    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
    f) Gây hậu quả nghiêm trọng
    3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng
    4. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tái sản có giá trị từ năm trăm triệu trở lên
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
    5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
    ==================================================
    Điều 137 BLHS 1999 - Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
    1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm ngìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một số trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Hành hung để tẩu thoát
    b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng
    c) Tái phạm nguy hiểm
    d) Gây hậu quả nghiêm trọng
    3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến 15 năm:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng Việt Nam đến dưới 500.000.000 đồng Việt Nam
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5 triệu dồng đến 100 triệu đồng
    =======================
    Trích BLHS 1999.
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Trong lúc sơ suất chưa kịp đọc Bộ luật hình sự nên em không biết. Lượng thứ nhá.
    Về nhà đọc Luật, biết mình sai, đang định vào xoá thì ông anh đã quote lại của em rồi. Hết đường chạy trốn. hic...

    No sign!!!
  8. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
  9. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị xem lại Tội công nhiên chiếm đoạt và Tội cướp nhé,
    Theo tôi, phân biệt ở đây là:
    - Tội cướp, có sự đe doạ dùng vũ lực hay đã dùng vũ lực ---> LÀM CHO NẠN NHÂN MẤT Ý CHÍ KHÁNG CỰ.
    - Tội công nhiên: Nạn nhân ở trong tình trạng không thể quản lý được tài sản. (nói chung là tôi nói chưa rõ lắm, xem lại giáo trình đã) nhưng lắy ví dụ thế này:
    Một anh công nhân sửa điện đang ở trên cột cao, dưới chân cột anh ta để một cái xe đạp không khoá, một người lấy xe đạp, anh ta vẫn biết nhưng không làm gì được, về mặt tâm lý, anh ta không bị đe đoạ để buộc phải đưa xe đạp.
    Túm lại, đó là sự khác nhau.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  10. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tội cướp tài sản có mặt khách quan được thể hiện ở hành vi sau đây:
    Dùng vũ lực: Là hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động vào người chủ sở hữu tài sản hoặc người được giao quản lý tài sản, hoặc bất kỳ người nào có biểu hiện ngăn cản sự chiếm đoạt tài sản. Dùng sức mạnh vật chất có thể là: đánh, trói, chém v.v... có thể bẳng công cụ, phương tiện hoặc cũng có thể bằng tay chân, nhằm làm cho bất kỳ người nào ngăn cản sự chiếm đoạt tài sản bị tê liệt ý chí, tê liệt hành động... đưa họ vào tình trạng không thể kháng cự lại hành vi chiếm đoạt tài sản.
    Đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực: là trường hợp người phạm tội bằng cử chỉ, lời nói hay hành động cụ thể làm cho người chủ tài sản tê liệt ý chí, không dám kháng cự việc chiếm đoạt tài sản. Dấu hiệu ngay tức khắc thể hiện sự mãnh liệt của hành vi. Để xác định việc dùng ngay tức khắc vũ lực cần căn cứ vào nội dung và hình thức đe doạ, sự tương quan lực lượng của hai bên, không gian và thời gian, tình hình trật tự xã hội nơi xảy ra hành vi phạm tội... ở dấu hiệu này, người phạm tội có đủ khả năng dùng ngay tức khắc vũ lực.
    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản nếu xét về mặt khách thể, chủ thể cũng tương tự như tội cướp giật tài sản (chiếm đoạt tài sản một cách công khai, không có ý thức che dấu hành vi với chủ tài sản và người xung quanh - không có ý thức đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần của chủ tài sản).
    Tội công nhiên có mặt khách quan là hành vi chiếm đoạt tài sản của người chủ tài sản một cách công khai (công nhiên), không dùng vũ lực, không có hành vi lẩn trốn, bỏ chạy mà ngang nhiên lấy tài sản bất chấp sự có mặt của chủ tài sản.
    Sự công nhiên ở đây thể hiện ở chỗ không cần che dấu hành vi.
    ==================================================
    Nếu xét tới hành vi của B trong trường hợp trên - có vẻ như có thể áp dụng tội cướp tài sản cho B ( trong trường hợp đe doạ dùng vũ lực) - nhưng rõ ràng B không nói năng gì - không đe doạ hay đe nẹt gì - "không nói gì, ung dung cầm phiếu trúng thưởng đi lãnh thưởng."
    Theo tớ nghĩ - áp dụng cho B khoản 1 Điều 137 tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản là hợp lý nhất. B không có hành vi lẩn trốn, bỏ chạy mà ngang nhiên chiếm đoạt phiếu trúng thưởng rồi đi lĩnh thưởng.
    A bé hơn, lại đang ở trong tình huống mới đi trộm cắp về - không thể lậy ông con ở bụi này được nên rõ ràng là không thể bảo vệ tài sản vừa phát sinh từ tài sản mình vừa trộm xong. Chính vì thế mà có lẽ trường hợp này theo quan điểm của tớ là: Công nhiên chiếm đoạt tài sản - khoản 1 Điều 137 BLHS.

Chia sẻ trang này