1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề thi HSG Quốc gia môn Hoá Học năm học 2002-2003

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 13/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là đề thi chọn đội tuyển Quốc gia dự thi Olympic Hoá học Quốc tế năm 2003.
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 19/05/2003
  2. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    quan trọng là đáp án đấy ! Mình cũng xem đề thi vòng 2 rồi ! Nói thật là khá khó đấy !

    Em có biết một mai khi thức dậy
    Hai dấu chân tôi để lại trước hiên nhà
    Lòng tôi đấy - yêu mà không dám ngỏ
    Xác hoa vàng nhớ nói hộ giùm ta !
  3. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài bàn về chuyện thi HSG trên TTVN news. Các bác cho ý kiến đi. Bản thân tôi sau hai năm thi HSG cũng có nhiều thất vọng và khó chịu.
    Nguy cơ thui chột nhân tài từ các kỳ thi học sinh giỏi

    Từ chuyện "được Zn cả..."
    Thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi là kết quả hoạt động giáo dục "mũi nhọn" của ngành giáo dục các địa phương. Bởi thế, hầu hết các nơi đều quan tâm đến "mũi nhọn", coi đó là nhiệm vụ quan trọng. Tuy nhiên bệnh thành tích của một số địa phương và các "lò luyện học sinh giỏi" cùng tính thực dụng, thiếu lành mạnh ở những học sinh giỏi đi thi "để được tuyển thẳng và cộng điểm ưu tiên vào ĐH" đã khiến các kỳ thi này mất đi nhiều ý nghĩa tốt đẹp vốn có.
    Chỉ nói riêng về các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, một ông thầy có thâm niên trong việc luyện thi học sinh giỏi cũng than phiền: "Hình như chúng ta đang biến các em thành những chú gà chọi, sinh ra để đi thi đấu. Thử tách các em ra khỏi cái "lò luyện" ấy, sẽ thấy các em ngơ ngác như gà lạc mẹ ngay".
    Thực tế ở trường P., những em học sinh giỏi trong đội tuyển toán đi thi quốc gia đã Zn ngủ cùng môn toán ròng rã hằng tháng, với áp lực rất lớn. Trước kỳ thi, có những em rơi vào tình trạng stress, có em lên cơn sốt, sụt cân vì luyện thi. Không phải là học những kiến thức mới mẻ, hấp dẫn mà các em từng say mê, mà học lấy những "ngón võ" để tranh đấu, giật giải.
    H., một học sinh giỏi môn tin học tâm sự: "Sức ép "phải có giải" khiến chúng em cảm thấy cZng thẳng". Không may cho những ai đi thi "quốc gia" sau các thế hệ đàn anh từng gặt hái thành tích lẫy lừng. Bởi, nếu thụt lùi, không bằng thành tích nZm trước sẽ rất mệt. Mà trong một cuộc thi trí tuệ thực sự, không phải cái gì ta muốn là được. Một điều phi lý tồn tại lâu nay, đó là sự ấn định tỷ lệ cho từng loại giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Điều này có nghĩa là nZm trước đạt 20 điểm là đoạt giải nhất, nhưng có thể với mức điểm này ở nZm sau lại chẳng đoạt giải gì cả do sự khống chế số lượng giải. Quy chế này càng làm cho tính chất ganh đua trở nên gay gắt.
    Sức ép từ mục tiêu thành tích dội từ trên xuống đã khổ, đối với nhiều em học sinh giỏi, còn có một sức ép khác: đã dự thi học sinh giỏi có nghĩa là "được Zn cả ngã về không". Có giải thì sẽ đồng nghĩa với việc được tuyển thẳng vào ĐH,CĐ, chí ít cũng được cộng điểm ưu tiên khi thi vào các trường ĐH. Không có giải, sẽ chẳng có gì hết. Lúc đó quay lại ôn các môn khác để thi ĐH, khả nZng trượt sẽ rất lớn khi hầu hết các em rơi vào tình trạng rỗng kiến thức (trừ môn dự thi học sinh giỏi), lại không còn bao nhiêu thời gian để ôn luyện. Có không ít em học sinh giỏi quốc gia nhưng kết quả thi tốt nghiệp THPT chỉ đạt loại trung bình, có khi chỉ đỗ vớt, có những em nằm trong đội tuyển chính thức đi thi học sinh giỏi quốc gia nhưng thi ĐH lại chưa đạt được đến điểm 10 cho cả ba môn thi.
    Nhưng giải thì không giống như chiếc bánh ngọt chia đều cho tất cả. Đó là nguyên nhân dẫn đến chuyện những "chú gà chọi" phải quyết tử, kể cả chấp nhận những hành vi "không xứng đáng".
    Và cũng để "cổ vũ" cho "phong trào" thi học sinh giỏi, nhiều trường đã linh hoạt tổ chức phúc tra kết quả thi tốt nghiệp THPT cho một số em trong đội tuyển học sinh giỏi để "nâng cấp" bài thi tốt nghiệp từ loại trung bình lên khá, để các em đoạt giải được vào thẳng ĐH, CĐ.
    Đến nỗi sợ vào đội tuyển!
    Đó là bZn khoZn của nhiều em có nZng lực học tập xuất sắc. Ông Vũ VZn Viết, Hiệu trưởng Trường chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) kể: "Ngay trường chúng tôi, việc động viên các em giỏi vào đội tuyển không dễ dàng chút nào. Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cho đội tuyển của trường thời gian qua, có những HS cố tình bỏ trống phần làm bài, hoặc để phạm những lỗi rất ngớ ngẩn nhằm "tự loại mình khỏi vòng chiến đấu" mà không bị thầy cô giáo khiển trách".
    Một HS ở Hà Nội đã ra khỏi "lò luyện" kể: "Mục tiêu của em là thi ĐH, em thích ngành Viễn thông và sẽ cố gắng để thi đỗ trong nZm đầu (sau khi tốt nghiệp THPT). Nếu vào đội tuyển, em không có cơ hội học đều ba môn thi khối A. Nhất là bây giờ, đề thi ĐH có diện kiến thức phủ khắp chương trình phổ thông, trong khi nếu học trong đội tuyển chúng em sẽ học nâng cao, chuyên sâu ở một diện kiến thức hẹp. Muốn mang danh học sinh giỏi quốc gia chỉ có cách là phải có giải, bằng không thì phải chọn con đường khác, thực tế và cũng khả thi hơn".
    Điều này có nghĩa đội tuyển học sinh giỏi không hẳn là những "tinh hoa" nhất của một trường, một địa phương. Và với cơ chế như hiện nay, rõ ràng những kỳ thi học sinh giỏi có nguy cơ thay đổi về chất, ít ra sẽ không phải là cuộc cạnh tranh công bằng và trong sáng nữa. Hơn thế, mục tiêu của thi học sinh giỏi là phát hiện nhân tài, trong tương lai sẽ bổ sung nguồn nhân lực đóng góp chất xám trong việc xây dựng, phát triển đất nước. Vậy thì không nên tồn tại cách "luyện dưỡng" theo kiểu "nuôi gà chọi", chỉ biết thi đấu mà lơ ngơ trước mọi lĩnh vực kiến thức đời sống khác. Xét ở một góc độ nào đó, có người cho rằng cách dạy này có nguy cơ làm thui chột nhân tài.
    Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia vừa qua, có 20 bài thi trên tổng số 473 bài thi được xác nhận là có "vấn đề" do chúng giống nhau như đúc, giống cả những lỗi sai sót. Trong số đó có 13 bài thi toán của tám học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh, và nZm học sinh giỏi Nghệ An, có bảy bài thi môn tin học, đều của các em học sinh giỏi tỉnh Hưng Yên. Kết quả này là dấu hiệu đáng báo động cho một nền giáo dục cũ kỹ và lạc hậu.

    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
  4. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    mình cũng đồng ý với ý kiến trên, nói thật ra thi QG còn nhiều bất cập lắm ! Ai có thầy giỏi, bám sát đề thì thắng, còn lại chịu thua (môn Hoá giỏi cách mấy cũng thế !)
    Nói thẳng muốn thi tốt thì nên mời mấy thầy "xịn" ngoài Hà Nội !
    Chuyện đi thi thật sự là phiêu lưu ! (trừ những người năm lớp 11 đoạt giải hoặc có Khả năng đậu cao - dựa vào thiên thời, "địa lợi", "nhân hoà")
    - với lại chuyện giải QG ko được tính xem trọng cho lắm cũng vì thi QG cho giải bên bảng B nhiều quá có tỉnh thi 64 bạn thì đậu đến 53 bạn (Bình Định) !!!
    khổ nhất là hs thôi !

    Em có biết một mai khi thức dậy
    Hai dấu chân tôi để lại trước hiên nhà
    Lòng tôi đấy - yêu mà không dám ngỏ
    Xác hoa vàng nhớ nói hộ giùm ta !
  5. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Đấy là còn chứa muốn nói đến những tiêu cực trong khi thi HSG đấy các bác nhá.
    Ngoài ra tôi muốn nói về giới hạn chương trình thi HSG. Tôi thấy đề thi thường mang ý nghĩa đánh đố hơn là kiểm tra kiến thức hoá học của HS. Đơn cử như đề thi tỉnh chú Tucu, bài cuối mà đến giờ tôi vẫn chưa trả lời được, tôi có thể nói tất cả học sinh của chuyên hoá AMS và ĐH KHTN ( không tham gia ĐT sẽ không hiểu một chữ nào trong bài đấy ). Đề thi vượt quá xa chương trình khiến cho ai tìm được đúng thầy ( nhất là những người có khả năng ra đề ) thì trúng mối. Đã nói là thi HSG thì tất nhiên phải cao hơn bt nhưng cao đến mức bao gồm cả một số phần trong năm thứ hai của ĐH thì là quá đáng. Đơn cử như phương trình Nerst hoặc Schrodingo chẳng hạn. Những cái này sv năm thứ nhất của khoa ĐT CNTN ĐH KHTN đến cuối kì một mới học, mà nói thực cũng chả học kĩ. Tôi nghĩ ở cấp ba chúng ta chưa đủ kiến thức để hiểu thấu đáo ý nghĩa của các pt trên, nên hình như HS chỉ áp dụng côn gthức một cách máy móc. Việc thi HSG thế là mất đi cái ý nghĩa của nó. Tôi không nói là những cái đó quá khó với trình độ HS mà nói về sự chênh lệch quá mức. Có lẽ cũng vì thế mà phải chia bảng A và B. Đây cũng là một điều không hay vì sau này khi có kết quả có ai biết đến bảng A hay B đâu, việc tuyển ĐH vẫn như thế cả.
    Anti HSG nhiều quá sợ các thầy dậy mình hồi xưa buồn, em xin lỗi các thầy ạ.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
  6. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    thế thì chưa đâu - thực sự tụi mình học còn nhiều hơn thế nữa ấy chứ ! Tụi Mình đã học tới những kiến thức mà năm thứ 4 ĐH mới học, nhưng mà ko chú trọng đào sâu vào Kỹ thuật của nó.
    Hic - có mấy đứa lớp 10 mà đã đọc hết cuốn 3 - Hoá Học vô cơ của thầy Hoàng Nhâm - kinh khủng !!! - vậy mà vẫn thi rớt !!!!
    Cái quan trọng khi đi thi này là trình bày, lý luận chặt chẽ chứ thực sự mấy bài này trong Đội Tuyển đứa nào cũng làm được !
    Theo như thầy Huế nói bên 1 topic khác thì phần trình bày chiếm 4% số điểm, mình nghĩ cái đó chắc là tính cho hs ngoài Hà Nội thôi , còn ở TP HCM thì phần này chiếm 40% !!
    Mình nói thật đấy ! THầy Huế từng nói tụi mình là DỐT CÁCH TRÌNH BÀY !
    (Tụi mình là ĐT khối chuyên trường ĐHKHTN của TPHCM)

    Em có biết một mai khi thức dậy
    Hai dấu chân tôi để lại trước hiên nhà
    Lòng tôi đấy - yêu mà không dám ngỏ
    Xác hoa vàng nhớ nói hộ giùm ta !
  7. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì tôi không nghĩ thế. Có rất nhiều người học cẩn thận, kiến thức chắc, nhưng khi đi thi không đạt được kết quả cao, còn có những người đi thì về làm kém hơn hẳn, trình bày thì thường xuyên không tốt mà vẫn đạt giải cao hơn. Không thể nói tất cả là do trình bày được.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân
  8. kiman007

    kiman007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.018
    Đã được thích:
    0
    mình ko nghĩ thế ! Trước kia mình cũng từng nghĩ thi QG chấm bài sai sót, ko đúng, nhưng sau này dò lại, những người đậu làm rất chắc và ít bị sai, Điểm số của họ là thực chất !
    Năm nay cũng thế! Ai làm được bao nhiêu thì hưởng số điểm bấy nhiêu (tính cà phần trình bày !)

    Em có biết một mai khi thức dậy
    Hai dấu chân tôi để lại trước hiên nhà
    Lòng tôi đấy - yêu mà không dám ngỏ
    Xác hoa vàng nhớ nói hộ giùm ta !
  9. rocketandrose

    rocketandrose Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Text
    Xin chào tất cả thành viên của Câu Lạc Bộ Hoá Học.
    Xem bài thi các em post lên trên này làm anh hoa hết cả mắt mũi. Thời đó của anh là vào năm 2000. Các bạn hay em nào cần các đề thi của Olympic và các đề thi các nước trên thế giới có thể liên lạc với mình.
    Chúc các bạn trẻ yêu hoá học sẽ làm rạng danh cho nền hoá học Việt Nam
  10. vmdmanowar

    vmdmanowar Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2003
    Bài viết:
    652
    Đã được thích:
    0
    Tiếc quá ông anh ạ, hình như các chú thi QT chả ai thèm vào đây, thôi thì anh gửi đề cho em vậy. Mặc dù em cũng chả có thời gian mà làm, hơn nữa bỏ lâu rồi nhưng vẫn thích.
    À mà anh thử xem có rủ thêm các khoá trên vào đây cho vui. Bọn K5 thì em không liên lạc được, có moõi thằng Đoàn Thành Đạt nó biết cái box này thì nó lại đang bận yêu, K6 thì em không biết ai hết.
    Anh ôm trái tim Trương Chi
    Chờ tan trong nước mắt
    Đi tìm em qua những chợ búa và xóm làng
    Qua những chiều tắt nắng
    Dấu chân anh trong cỏ còn đọng đầy mưa xuân

Chia sẻ trang này