1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Để trở thành thiên tài - VICTOR PÉKÉLIS

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi assassinz, 07/08/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    Để trở thành thiên tài - VICTOR PÉKÉLIS

    Tôi nghĩ đây là box phù hợp nhất cho quyển sách này


    ĐỂ TRỞ THÀNH THIÊN TÀI​

    VÀI LỜI VỚI ĐỘC GIẢ

    Con người và những khả năng của họ? Tôi nghĩ rằng không dễ trả lời được câu hỏi đó. Thực vậy, chúng ta không rõ chúng ta có thể làm được gì mặc dầu mỗi người trong chúng ta thường tự hỏi: ?oThực ra tôi là gì, tôi làm được cái gì, tôi có thể đạt tới tất cả mọi cái mà tôi muốn không nếu tôi dốc hết sức lực và khả năng ra làm?.
    Những vấn đề không chỉ là tự đặt ra những câu hỏi trừu tượng như vậy mà không tính đến năng lực và tính chất của cơ thể; trước hết phải biết tự thoại một cách khoa học.
    Thực ra chúng ta không hiểu hình ảnh cảm tính và tinh thần của thế giới quanh ta được cấu thành như thế nào, các động cơ trong ứng xử xuất hiện ra sao, sự phát triển tâm lý xảy ra như thế nào? Có ai trong chúng ta đo được tốc độ của tri giác, thị lực, khối lượng của sự chú ý, độ dài của các phản ứng, bề rộng của khả năng phản kháng cảm tính, v.v?? Không biết những điều đó, ta không thể có được bức ảnh về sự ứng xử tâm lý của con người, thậm chí không có được sự đánh giá khách quan về khả năng của cá nhân này hay cá nhân khác.
    Vậy những khả năng đó là gì? Trong cuốn sách ?oTừ giấc mơ đến phát minh? dành cho vấn đề tổ chức hoạt động khoa học, nhà bệnh lí ?" sinh lí học Canada G.Célier khẳng định rằng chất vỏ não của con người chứa đựng năng lượng tinh thần ngang với năng lượng thể chất trong hạt nhân nguyên tử. Thành thử khả năng sáng tạo của con người là vô tận và vô hạn.
    Quả thật, ta có thể khẳng định một cách mạnh dạn rằng không ai có thể biết được giới hạn tinh thần của mình. Không bao giờ chúng ta có thể tiếp cận tới giới hạn những khả năng của chúng ta. Bộ óc của chúng ta chỉ hoạt động thông thường bằng 1 phần 1000 khả năng của nó. Như vậy, thiên nhiên đã cho mỗi người chúng ta một quỹ tín dụng to lớn. Ta không biết lợi dụng nó vì bệnh lười biếng tập thể dục tinh thần cần thiết cho việc nâng cao trình độ các khả năng của chúng ta ngang tầm các người có tài và cả các thiên tài. Tất nhiên không phải tất cả đều trở thành Einstein, Kolmogorov hay Stanislavski, nhưng mỗi người có thể trở thành một ông thầy thực sự và phát hiện đầy đủ các khả năng của mình, không phụ thuộc vào ngành nghề của mình.
    Để tự hoàn thiện trong lĩnh vực hoạt động của mình cần xác định một trình độ cao hơn để đạt tới. Điều đó rất cần thiết vì không có trình độ ?otrung bình? nếu ta không xác định được một trình độ cao cấp. Đạt được một trình độ nhất định trong một nghề nào đó là một việc, còn xác định những khả năng cao hơn, một trình độ mà các người có tài hay các thiên tài đạt được là một việc khác.
    Tôi không tin rằng, trong một nghìn người, có một người chỉ đọc một cuốn sách để tự thuyết phục mình một lần nữa là không thể trở thành thiên tài và cho đó là điều điên rồ. Vậy thì đọc cuốn sách đó làm gì? Và nó viết ra có lợi ích gì? Nhưng ? lẽ ra phải là ở chỗ ngay từ nhỏ, mỗi người chúng ta đã có một chút ít thiên tài. Tác giả một cuốn sách cổ khẳng định ?otất cả mọi người đều là thiên tài? vì tất cả đều khác nhau và hơn nhau về mặt này hay mặt khác. Lời nói quá đáng đó cũng chứa đựng một phần chân lý.
    Ngày nay, tư tưởng trên được thừa nhận bởi những người nghiên cứu đến từng chi tiết nhỏ quá trình hoạt động sáng tạo của những nhân vật nổi tiếng. Nhà sử học xuất sắc về khoa học tự nhiên kiêm triết gia, Viện sĩ Boris Kedrov của Nga, khẳng định rằng không có gì ở trong con người thiên tài lại không có trong mầm sống trong người bình thường. Tiếp theo lập luận của nhà bác học đó, chúng ta đi đến kết luận là không có người bất tài. ?oNgười bất tài? chỉ là người không biết phát triển khả năng của họ. Trong những điều kiện thuận lợi hơn, nếu họ không trở thành thiên tài thì cũng là người có khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp.
    Gần đây, báo chí có tổ chức một cuộc tranh luận về đề tài: ?oCon người - năng lực - khả năng và triển vọng?. Có nhiều quan điểm khác nhau, thường là mâu thuẫn nhau, nhưng tư tưởng chủ đạo chiếm ưu thế là: ?oCó hàng trăm tài năng khác nhau và nhân loại vẫn cần tới họ. Người ta có thể kể về một cái tai tinh tế tuyệt đối hay một thị lực khác với người thường, khả năng phản ứng chớp nhoáng, khả năng hiếm có về toán học hay về nghệ thuật. Vấn đề là ở chỗ cần phát triển càng sớm càng tốt tất cả tài năng đó; và không phải chỉ đối với những người chơi vĩ cầm hay nhà toán học mà với hàng nghìn ngành nghề khác?. Có hàng nghìn nghề nghiệp, nói cách khác là có hàng triệu người lao động. Đối với họ, vấn đề là ở chỗ phải giúp họ thế nào để họ làm việc có hiệu quả, có năng suất cao hơn nhằm giúp ích cho xã hội nhiều hơn, làm thế nào để đạt tới trình độ cao trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của hoạt động.
    Quả là triển vọng hấp dẫn, nhưng thực ra có thể làm được không?
    ?oTrong lúc này, mục tiêu chủ yếu trong việc giáo dục chuyên nghiệp là làm nở rộ các khả năng của con người?. Đó là một trong những châm ngôn quan trọng nhất của xã hội chúng ta. Những nỗ lực của chúng ta phần lớn phải nhằm vào đó.
    Cũng cần nói vài lời về vấn đề tự hoàn thiện và tự giáo dục, và không quên tán thưởng những hoạt động tự học.
    Chỉ đến tuổi thanh niên, sự giáo dục do con người tiếp thu được mới có kết quả vì đến tuổi đó con người mới đủ sức tự giáo dục. Sự tự giáo dục không phải là một việc đơn giản. Nó đòi hỏi một sự tự hoàn thiện thường xuyên. Một sự tự hoàn thiện thực sự cần có một mục đích rõ ràng, và mục đích đó càng cao quý nếu nó phục vụ càng nhiều cho con người và xã hội.
    Viện sĩ A.Markouchévitch, phó chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học sư phạm viết cho một thanh niên về vấn đề tự hoàn thiện như sau: ?oSự tự nhận thức, tự giáo dục và tự hoàn thiện mang một ý nghĩa tích cực khi nó phục vụ cho một mục đích chung. Chúng ta không bác bỏ sự tự hoàn thiện trừu tượng, không đối tượng và không dẫn tới đâu?.
    Nhà sinh lý học Nga I.Pavlov đã nghiên cứu rất sâu hoạt động thần kinh cao cấp của con người, đã nói: ?Con người là một hệ thống (nói cách khác là một bộ máy), nó tuân theo các quy luật tất yếu của tự nhiên. Những hệ thống này, theo giới hạn sự hiểu biết của chúng ta, có khả năng tự điều chỉnh một cách thật hoàn hảo tuyệt đối có một không hai. Con người chế tạo ra rất nhiều cỗ máy tự điều chỉnh, nhưng hệ thống của con người lại tự điều chỉnh với cái nghĩa đầy đủ nhất của từ đó. Nó tự phục hồi, tự bảo quản và tự hoàn thiện. Cảm tưởng quan trọng và mạnh nhất trong việc nghiên cứu hoạt động thần kinh cao cấp theo phương pháp của chúng tôi, đó là sự mềm dẻo lạ thường và những khả năng vô hạn của nó, vì không có gì tỏ ra bất động và cứng nhắc; người ta vẫn có thể làm cho nó tăng lên nếu tôn trọng những điều kiện cần thiết?. Nhờ có điều khiển học, những thành tựu của môn này cho phép hướng các nỗ lực của nhiều nghành khoa học đi sâu vào bí mật của bộ óc.
    Người ta có thể nghĩ tới một sự xâm nhập táo bạo hơn vào chiếc ?ohộp đen? đó, trong nó còn ẩn giấu những chiếc lò xo làm cử động tất cả những cái mà ta gọi là tâm trạng của con người.
    Chúng ta đã biết khá nhiều về vấn đề tâm lý và thường hành động một cách táo bạo. Chúng ta thường biết được cần cho ?ođầu vào? những gì để đạt kết quả ở ?ođầu ra?. Tóm lại, chúng ta đã thử nâng cao sự vận dụng tư duy.
    Một tục ngữ Anh nói rằng, người nào có trí thông minh càng cần trí thông minh hơn nữa để điều khiển nó. Đó là điều phân biệt sự thặng dư về trí thông minh ở các thiên tài so với người bình thường. Cho nên các thiên tài sử dụng một cách dễ dàng và có hiệu quả mọi khả năng của trí tuệ để sáng tạo.
    Người ta tự hỏi có một sự tập luyện nào đó, một phương pháp đặc biệt để phát triển các khả năng tương tự trong ứng xử? Nhà toán học và triết học Anh Bertrand Russel khẳng định rằng có thể dạy cho con người biết sáng tạo cũng như dạy các môn học khác.
    Ta hiểu sáng tạo như là một hoạt động trong mọi lĩnh vực (khoa học, nghệ thuật, kỹ thuật, kinh tế, chính trị v.v?) làm nảy sinh ra một sự cách tân. Từ lâu người ta đã tìm hiểu bí mật của sự sáng tạo, tìm chìa khóa của vũ trụ bí mật của những phát minh; và người ta đã học được rất nhiều điều. Tuy nhiên, mọi người vẫn coi sự sáng tạo không phải là đặc quyền của những ?onhà sáng tạo? mà là sự ?obiết làm? một cách xuất sắc. Bất cứ ai làm việc đều có thể tạo ra những điều kỳ diệu. Cứ xem cái kho tàng trí tuệ dân gian trong các tục ngữ, phương ngôn và những cuốn sách chứa đựng tư tưởng của các vĩ nhân về vấn đề lao động , sự biết làm, về tài năng, lòng nhiệt thành, tính tự chủ, lòng ham mê, tóm lại là mọi vẻ của đời sống và hoạt động của con người, ta sẽ phát hiện ra các một cái giếng khôn ngoan, một tầm hoạt động rộng lớn của loài người ?" và người ta không mong muồn gì hơn.
    Việc phân tích các quan điểm, các lời căn dặn và các lời dạy bảo trong lĩnh vực đó sẽ dẫn ta đến một kết luận sau: sự sáng tạo trước hết là sự tự kiểm soát được bản thân, điều đó rất khó thực hiện. Chính vì thế mà tác giả quyết định viết cuốn sách này. Không phải là mục đích của tác giả nhằm hái lượm tất cả sự không ngoan của các thế kỷ, những cũng không bỏ quên nó.
    Đây không phải là sự tổng kết các thành tựu của tất cả các khoa học trong quá trình lịch sử sáng tạo của loài người. Tác giả quan tâm đến cái chủ yếu, trước hết là những thành tựu của điều khiển học.
    Tác giả không đi vào những suy tư triết học hay những sự nghiên cứu xã hội học những không quên phương pháp luận khoa học.
    Tác giả cũng không đi vào chi tiết của quá trình sinh lý và tâm lý, nhưng cũng sử dụng một số giải thích cần thiết.
    Tóm lại, tác giả mong người đọc chú ý đến vấn đề đào tạo con người phát triển hài hòa. Tác giả mong muốn, nhân dịp này, cung cấp tối đa những thông tin có ích mà cuốn sách nhỏ này có thể chứa đựng. Đọc cuốn sách này, các bạn hãy để ý đến tất cả mọi khó khăn trong việc tự hoàn thiện. Đó là một con đường dài.
    Chẳng hay gì cả một chương trình những lời khuyên răn, nhắc nhủ nếu mỗi người chúng ta có thể tiến lên các bậc thang của năng lực một cách không khó nhọc, và tiến đến sự hoàn thiện, sự tự chủ nghề nghiệp và khả năng khám phá, sáng tạo. Tất nhiên, không phải chỉ có việc chỉ đường, mà cần gợi ra cách vượt qua các chướng ngại. Đơn giản là cần giúp đỡ để tiến lên vì mỗi bước đi lên quan trọng hơn hàng tá chương trình và lời dạy bảo

    VICTOR PÉKÉLIS

    bản tiếng Việt này dựa vào bản tiếng Pháp, có tham khảo bản tiếng Nga. Người biên dịch chỉ chọn phỏng nội dung phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam chứ không hoàn toàn theo từng câu từng chữ của nguyên bản, nhưng cố hết sức giữ đúng tinh thần nội dung tác phẩm.

    Người biên dịch: NGUYỄN ĐĂNG CHÂU
  2. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Chương I​
    Những luận điểm khác nhau về vấn đề thiên tài
    Thiên tài là người có tài năng xuất chúng, đứng trên đỉnh cao của các ngành khoa học tự nhiên hay xã hội, các ngành văn hóa, nghệ thuật, quân sự, chính trị? Theo một cuộc thăm dò dư luận rộng rãi, người đáng được gọi là thiên tài trong 5000 năm lịch sử của loài người không tới con số 400. Quả là ít ỏi vì bình quân hơn một thế kỉ mới có được một thiên tài.
    Làm thế nào để trở thành thiên tài?
    Đó là câu hỏi mà ít sách vở nghiên cứu tới. Bản thân những thiên tài lại không bao giờ nói về mình. Nhà văn Alexandre Green có nói: ?oPuskin (Pouchkine) biết rất rõ mình là một thiên tài nhưng ông khá thông minh và thận trọng để không nói cho ai biết điều đó, mọi người chưa coi những lời tuyên bố như vậy là có thực?.
    Nhiều nhà triết học, nhà văn, nhà tâm lí học hay thầy thuốc đã tìm cách đi tìm sự thực. Lạ một điều là đến ngày nay còn có người cho thiên tài là những ông đồng bà cốt, qua họ, những lực lượng siêu tự nhiên dùng làm môi giới để truyền đạt cho mọi người những ý nghĩ không gì sánh nổi.
    Người thì cho thiên tài là một đứa trẻ. Schopenhauer nói: ?oTất cả trẻ em trong chừng mực nào đó, đều là thiên tài, và các thiên tài trong chừng mực nào đó là một đứa trẻ con. Quan hệ bà con giữa hai loại đó thể hiện trong sự ngây thơ và giản dị hoàn mĩ của chúng?.
    Còn Corneille Tchoukovski, chuyên gia nổi tiếng về tâm lý trẻ em đã viết trong cuốn sách nhan đề ?oTừ 2 đến 5?:
    ?o? Từ 2 tuổi, mỗi đứa trẻ trong một thời gian trở thành nhà ngôn ngữ học thiên tài? Quả thật đứa trẻ là một người lao động trí óc trên hành tinh chúng ta và may thay, nó không nghi ngờ gì điều đó? Đến tuổi 20, chúng ta đều là những nhà hóa học, toán học, thực vật học, nếu sự say mê của đứa trẻ muốn tìm hiểu thế giới quanh ta không bị nguội dần theo sự tích lũy những kiến thức đầu tiên cần cho sự sống?.
    Nhiều người cho rằng thiên tài là do di truyền từ đời nọ sang đời kia. Rất nhiều thí dụ chứng minh điều đó. Trong phả hệ của nhạc sĩ Bach có 56 nhạc sĩ trong đó có 20 người có tài năng đặc biệt. Trong phả hệ của nhà toán học Thụy Sĩ Bernoulli, trong vòng hai thế kỉ có 14 nhà bác học xuất sắc. Đối với nhũng phả hệ nối tiếp nhau của các dòng họ Titien, Van Dyck, Darwin, Strauss và Curie cũng vậy. Dù sao những ý kiến trên cũng cần được tranh luận vì trong nhiều trường hợp, thiên tài xuất thân từ những gia đình bình thường mà ba bốn đời trước không có người nào xuất chúng cả.
    Một luận điểm nữa cho rằng thiên tài là do bệnh hoạn ?okhao khát lương tri?.
    Theo thuyết này, các sự rối loạn tâm linh đã tạo nên thiên tài. Thí dụ như Goethe và Byron đã ví những thời điểm cảm hứng như những giấc mơ của người mộng du. Nhà tâm thần học Ý Lombroso theo quan điểm này, đã viết một cuốn sách nổi tiếng nhan đề ?oThiên tài và sự điên rồ?. Ông cho rằng tình trạng phấn khích của các thiên tài trong lúc sáng tạo giống như một sự kích thích cuồng si. Ông coi tất cả các triệu chứng như tự tôn, tự đánh giá quá cao, giữ được sự trong sáng và trật tự trong tư duy trong mọi hoàn cảnh, sự không bao giờ hối hận, nhiệt tâm đối với một tư tưởng cố định, tính kiêu ngạo, khát vọng về một mục đích? là những đặc tính của một thiên tài ?obình thường?.
    Trong số những người theo quan điểm thiên tài bệnh hoạn có những người tìm cách giải thích khoảng cách giữa các tiêu chuẩn trong thể trạng vật lý của bộ óc. Họ cân các bộ óc, đo thể tích, đếm các xoáy não. Nhưng buồn thay lại có những bộ óc thiên tài có những tiêu chuẩn thấp hơn bộ óc trung bình, nên các nhà bác học đã bỏ con đường nghiên cứu theo hướng này.
    Một nhà sáng lập khác về học thuyết thiên tài, nhà triết học Pháp thế kỉ XVIII Helvétius trong cuốn ?oVề trí tuệ? khẳng định rằng thiên tài là hình thức tối cao của tài năng, không phụ thuộc vào sự di truyền, vì con người trưởng thành là do giáo dục và sự học tập trong cuộc sống xã hội. Học thuyết của ông mang tính chất quý tộc rõ nét, nó cho rằng tất cả mọi người đều có cùng một khả năng trí tuệ. Tư tưởng này rất phổ cập ở châu Âu vì nó rất tiến bộ.
    Cả năm quan điểm trên chưa giải thích được cho chúng ta điều gì. Gần đây các nhà bác học định dùng phương pháp tự động hóa lao động trí óc và dùng máy tính để tìm lời giải cho vấn đề sáng tạo. Nhưng phải thừa nhận rằng ngay cả khoa tự động hóa và máy tính cũng không giải thích được tất cả những vấn đề của thiên tài.
    Vậy tốt hơn hết là xem các tư tưởng của chính những thiên tài và ý kiến các chuyên gia nổi tiếng về vấn đề sáng tạo. Cho nên cần tìm một định nghĩa cho các khái niệm: khả năng, tài năng, thiên tài một cách đúng đắn.
    Khả năng là những đặc tính của cá nhân, tiêu biểu cho trình độ đồng hóa một số tập hợp những hoạt động. Trình độ và mức độ phát triển khả năng của một số cá nhân thể hiện khái niệm tài năng và thiên tài. Vì tiêu chuẩn khách quan của định nghĩa một trình độ tương ứng chưa được thiết lập, sự khác nhau giữa tài năng và thiên tài không phải được thể hiện bằng các đặc điểm của khả năng mà bằng thành quả của hoạt động. Do đó, khái niệm tài năng là một tập hợp khả năng, nó cho phép thu được một thành quả hoạt động độc đáo, mới mẻ, hoàn thiện và có tiếng vang lớn trong xã hội. Thiên tài là mức độ cao của sự phát triển tài năng, nó cho phép thực hiện một bước tiến lớn trong một lĩnh vực nào đó của hoạt động, thậm chí như người ta thường nói, nó ?otạo ra một thời đại?.
    Nhiều nhà nghiên cứu gán cho tiềm thức một vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo, nhấn mạnh trước hết đến hiệu quả của trực giác (intuition). Sáng tạo quả là một quá trình rất phức tạp vì nhà sáng tạo hiểu rõ mục đích của họ, đặt ra để giải quyết và tìm ra một giải pháp. Tuy nhiên trong quá trình sáng tạo, trực giác và tiềm thức giữ một vai trò quan trọng. Trực giác là một hình thức đặc biệt trong hoạt động thông tin của bộ não. Mọi giải pháp bằng trực giác là kết quả của một sự suy nghĩ vô cùng rộng lớn và của những kinh nghiệm đã đạt được.
    Gorki cho rằng trực giác xuất hiện từ một kho dự trữ những cảm xúc chưa được sắp xếp lại trong ý thức, chưa định hình một tư tưởng hay một hình ảnh.
    Trong sự sáng tạo của các thiên tài, một vị trí quan trọng được dành cho trí tưởng tượng và óc tân kì (fantaisie), thậm chí cho cả hoạt động tâm linh đang chỉ huy mọi sự thay đổi trong tư tưởng. Trí tưởng tượng dựa vào việc sử dụng những kinh nghiệm cảm tính của con người. Các hình ảnh trong óc và các ấn tượng cá nhân là nguyên liệu của trí tưởng tượng. Nguồn gốc của trí tưởng tượng bao giờ cũng là hiện thực khách quan đã biến dạng do hoạt động tân kì tạo ra và tìm thấy một hình thức mới trong ý thức của con người. Trí tưởng tượng không có gì khác là một quá trình biến dạng của hiện thực. Con người có thể tưởng tượng ra một con voi màu xanh có đôi cánh khổng lồ hay những người ở sao Hỏa có hình dáng kì lạ. Trong điều kiện nhất định, óc tân kì có thể trở thành sáng tạo và là một bộ phận cấu thành của hành vi sáng tạo. Óc tân kì là một đức tính có giá trị đặc biệt thể hiện trong khoa học chính xác. Ngay cả trong toán học, việc phát hiện ra vi phân và tích phân chỉ có thể thực hiện được phần lớn nhờ ở óc tân kì.
    Các nhà sáng tạo nổi tiếng nhấn mạnh ảnh hưởng của cảm xúc đến hiệu quả sáng tạo. Stanislavski coi cảm xúc là một công cụ đầu tiên và quan trọng nhất của sáng tạo. Nhà điêu khắc Antokolski cũng khẳng định không có tác phẩm nghệ thuật nào không chứa đựng cảm xúc.Viện sĩ Pavlop, trong một bức thư gửi sinh viên, viết: ?o?Thứ ba là sự say mê. Đừng quên rằng khoa học đòi hỏi toàn bộ cuộc đời con người. Nếu anh sống gấp đôi cũng không đủ. Khoa học đòi hỏi những nỗ lực to lớn và một sự say mê cao độ. Hãy say mê trong công việc và trong nghiên cứu?.
    Trong niềm cảm hứng hay trạng thái xuất thần, con người cảm thấy một niềm vui tối cao, một hạnh phúc không gì sánh nổi, một sự cuồng nhiệt. Nhà sáng tạo không từ chối một ai, anh ta đi thật sâu vào hiện tượng. Có lúc nhà sáng tạo như mê dại, vừa hát, vừa nhảy múa. Các nhà hóa học nổi tiếng Gay Lussac và Davy, sau khi khám phá đã nhảy múa ngay trong phòng làm việc.
    Có một dư luận khá phổ biến về vai trò của năng khiếu lột xác của các thiên tài trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà nghệ sĩ lớn thâm nhập sâu vào các nhân vật của tác phẩm, đồng nhất với họ bằng cách khơi dậy những tình cảm của chính mình. Khi Tchaikovski hoàn thành vở nhạc opera ?oCon đầm Pích?, ông ghi trong nhật ký: ?oKhi Hermann trút hơi thở cuối cùng, tôi đã khóc như mưa?.
    (còn nữa)
    Được assassinz sửa chữa / chuyển vào 00:36 ngày 11/08/2004
  3. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0

    Gustave Flaubert miêu tả cảnh đầu độc nhân vật chính trong tác phẩm ?oBà Bôvari?, đã cảm thấy đau khổ và có những triệu chứng bị đầu độc như đau bụng và buồn nôn. Nhà điêu khắc Rodin cũng viết ?oTôi không thay đổi tự nhiên! Nếu tôi có làm như thể là do vô thức trong lúc sáng tạo. Lúc đó tôi nhìn tự nhiên qua lăng kính của nó?.
    Các nhà sáng tạo thực thụ cảm thấy nhu cầu bản năng để sáng tạo. Tourguenev, theo lời tự sự, chỉ cần cầm bút khi bị thôi thúc bởi một sự xúc động nội tâm, độc lập với ý chí của ông. Leontolstoi nói: ?oTôi chỉ viết khi nào không chống nổi sự say mê bản năng phải phát sinh ra một cái gì?.
    Những thành công các thiên tài đạt được trogn các công trình sáng tạo được các nhà bác học chia sẻ và được chính bản thân các thiên tài thể hiện ở khả năng tập trung sự chú ý vào đối tượng của sự sáng tạo. Helmholz nói sở dĩ ông thành công là nhờ sự tập trung chú ý vào một tư tưởng cụ thể. Darwin viết trong bản ?oTự thuật?: ?oTôi không ngừng suy nghĩ về nguồn gốc các giống loài và tôi đã đề ra 20 năm làm việc đó?. Pavlop coi những bài ?oThuyết trình về hoạt động của đại bán cầu não? là kết quả của sự suy nghĩ liên tục trong 25 năm.
    Một số nhà sáng tạo coi những hình ảnh và ý nghĩ nở bung ra trong ý thức do một ma lực xa lạ thúc đẩy, trạng thái xuất thần đó là tự phát hay do ?oquỷ ám?. Mozart, miêu tả quá trình sáng tác như một trò chơi ngoài ý muốn, các hình ảnh và ý nghĩ không biết từ đâu ập đến.
    ?oTại sao và từ đâu, tôi không rõ nữa, điều đó xảy ra ngoài ý muốn của tôi?.
    Về vấn đề này nhà thơ Fet đã nói: ?oTôi không biết sẽ ra cái gì nhưng bài ca của tôi sẽ tới?.
    Tourguenev viết: ?oMột tiểu thuyết gia làm mồi cho một lực bên ngoài, nó thúc đẩy anh ta một cách bất ngờ?. Một hôm Mendeleev không ngủ đã 3 ngày đêm trong phòng làm việc để làm bảng xếp hạng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nhưng không sao làm được. Mọi ý đồ của ông đều vô vọng. Ông bèn đi ngủ. Vừa tỉnh dậy, ông nói ?oTôi mơ thấy các nguyên tố được sắp xếp một cách chính xác. Tôi tỉnh dậy và ghi lại trên mẩu giấy. Tất cả đều đúng trừ một chỗ nhầm lẫn nhỏ mà sau tôi đã sửa?.
    Mới nhìn động cơ hoạt động của một nhà sáng tạo tưởng chừng đến một cách ngẫu nhiên, không chờ đợi và không kiểm soát được. Nhưng thực ra phạm vi nhu cầu của con người (trước hết là nhu cầu sáng tạo) được qui định bởi tính chất xã hội của hoạt động. Thái độ duy vật đối với động cơ sáng tạo là vừa thừa nhận sự tồn tại của các động lực hoàn chỉnh, vừa không dừng lại ở đó mà tiến lên những nguyên nhân xã hội - lịch sử, nó mang một hình thức động cơ hay lực đẩy trá hình thành ý nghĩ hay những hành vi của ý chí trong đầu óc con người.
    Bielinski cho rằng một người bao giờ có tài bao giờ cũng có một ý chí mạnh mẽ để vượt các trở ngại, kiên định trong niềm tin và có một khả năng làm việc to lớn. Ông nói, một thiên tài ?ochỉ là một nghị lực mạnh mẽ và không gì lay chuyển nổi. Sức mạnh của ý chí là một nét nổi bật của thiên tài và có thể là nét đặc trưng nhất?.
    Sẽ nhầm lẫn khi tưởng rằng cảm hứng và thói ăn không ngồi rồi là bạn đồng hành. Tchaikovski ngồi vào đàn dương cầm và sáng tác. Jack London cầm viết 2000 từ một ngày.
    Thực ra tất cả mọi cái đẹp là thành quả của những nỗ lực lớn và tập trung cao. Không có lao động cần cù thì không có thiên tài thực sự cho nên Edison đã nói:
    ?oThiên tài, một phần trăm do cảm hứng, còn chín mươi chín phần trăm do lao động cật lực?.
    II. Những bộ óc kì diệu
    Cách đây vài năm, một chuyên gia về toán và điều khiển học F.von Neumann, đã gây xúc động khi tính ra rằng bộ óc con người có khả năng lưu lại được 1020 đơn vị thông tin. Nói cách khác là mỗi chúng ta có thể giữ được thông tin của hàng triệu cuốn sách. Có những bộ óc khác thường, không thể tưởng tượng được. Những hiện tượng đó được chọn trong mọi thời đại khác nhau, trong những hoàn cảnh cũng khác nhau. Các nhà sử học khẳng định rằng Jules César và Alexandre Legrand, vua xứ Macédoine nhớ mặt và tên tuổi của tất cả binh lính, ước khoảng ba vạn người. Vua xứ Ba-tư (Perse, Iran ngày nay) Cirus cũng có những khả năng như vậy. Thémestocle cũng nhớ tên và mặt hai vạn người dân trong thủ đô Hy Lạp. Sénèque có khả năng nhắc lại 2000 từ rời rạc chỉ nghe thoáng qua một lần.
    Nhà toán học thiên tài Léonard Euler làm mọi người ngạc nhiên về trí nhớ kỳ lạ của ông. Ông có thể nhớ các con số nhân lên bậc 6 cho đến số 100. Viện sĩ A.Joffé thuộc lòng bảng logarit. Viện sĩ Tchaplyguine nhớ các số điện thoại chỉ nghe một lần 5 năm về trước. Kiện tướng cờ vua người Nga Aliokhine có thể chơi cờ bằng trí nhớ với 40 đấu thủ cùng lúc.
    Các thí dụ trên đã để lại dấu vết trong lịch sử. Tuy nhiên những người bình thường có thể ghi lại trong suốt cuộc đời hàng triệu sự kiện và cảm tưởng; và chính cái kho những kỷ niệm đó làm cho cái kho tinh thần của chúng ta trở thành vô tận. Con người giữ trong óc các màu sắc của mặt trời lúc hoàng hôn, các sự kiện không quan trọng, các từ, âm thanh, tóm lại, tất cả cái gì để lại dấu vết trong ý thức hoặc đã được chọn lọc trong đại cương cuộc sống luôn luôn biến đổi. Rất nhiều điều đáng kinh ngạc đã xảy ra.
  4. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    assassinz đang ốm, sẽ post tiếp cho các bạn khi nào khoẻ trở lại. Cảm ơn.
  5. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bạn post đi, tôi rất thích đọc các bài viết của bạn.
  6. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    Giáo sư Solodovnikov trong một buổi thuyết trình đã kể một thí dụ sau: 6 người thợ nề trong trạng thái bị thôi miên đã nói được hình dáng của vết nứt trong viên gạch thứ 6 ở hàng gạch thứ năm của bức tường căn nhà số?, phố? và điều đó xảy ra sau khi họ đã xây hàng nghìn viên gạch khác nhau. Một người tên là E.Gaon đã thuộc lòng 2500 quyển sách mà ông đã đọc trong suốt cuộc đời. Thế chưa hết, ông đã đọc lại, không cần suy nghĩ, bất cứ đoạn nào của bất cứ cuốn sách nào trong số đã xem. Viên thủ quỹ một đội bóng Balan, ông Léopold Held nhớ tất cả các kết quả những trận đấu của đội bóng nhà. Một lần, một nhà bình luận của đài truyền hình hỏi ông tỉ số trận đấu giữa hai đội bóng xảy ra cách đây đã bốn năm. Không cần nghĩ ngợi, Held trả lời: ?oTrận đấu diễn ra ngày 18 tháng 8, có 27 nghìn khán giả, tỉ số 4-0 nghiêng về đội H. Tiền vé thu được là 235 nghìn lôti. Ba bàn thắng do cầu thủ P. ghi, một bàn do Z. ghi?.
    Trong các nhà tạo hình cũng có những bộ óc có trí nhớ lạ lùng. Họa sĩ Pháp Gustave Doré nhận được đơn đặt vẽ một bức tranh theo một tấm ảnh chụp phong cảnh vùng núi Alpes. Doré ra về quên cầm tấm ảnh. Hôm sau ông đến mang theo bức tranh vẽ lại, hệt như tấm ảnh không thiếu chi tiết nào. Một họa sĩ vô danh đã vẽ chân dung tổng thống Lincoln sau khi ông bị ám sát. Bức vẽ này là bức thành công nhất. Vậy mà họa sĩ chỉ được nhìn thấy Lincoln thoáng qua một lần khi ông còn sống.
    Trí nhớ một nghệ sĩ có thể làm những điều thật kỳ diệu. Mọi người đều biết nhạc sĩ Beethoven bị điếc mà vẫn sáng tác được nhạc. Cả diễn viên Nga Ostoujiev cũng điếc nhưng không rời sàn diễn và người ta không bao giờ quên nghệ sĩ tài ba đó. Nhưng nhà nữ điêu khắc Lina Po thì ít người biết tới. Sau khi bị mù bà còn dùng trí nhớ sáng tác được hàng trăm tác phẩm chân dung và tượng. Bà đã nhớ lại không bỏ qua chi tiết nào.
    Còn những nhạc sĩ thì sao? Mozart có khả năng chơi lại một bản nhạc sau khi nghe qua một lần. Nhà soạn nhạc Glazounov viết lại dễ dàng các đoạn nhạc đã mất. Có một sự việc thú vị trong tiểu sử nhà dương cầm và soạn nhạc lớn Serge Rakhmanikov. Một hôm Tanéiev nhờ Glazounov đến chơi một bản nhạc mới sáng tác. Tanéiev vốn thích đùa, đã giấu ở phòng bên cạnh chàng sinh viên trẻ tuổi Rakhomanikov, lúc đó đang học ở học viện âm nhạc. Sau khi Glazounov chơi xong, Tanéiev gọi Rakhomanikov ra. Chàng sinh viên ngồi vào đàn đánh lại đúng y như bản nhạc đó khiến cho Glazounov rất bối rối, không hiểu tại sao chàng sinh viên lại biết được tác phẩm đó mặc dầu ông không hề đưa cho ai xem.
    Những thí dụ đáng kinh ngạc nói trên về trí nhớ con người không đặt ra một giới hạn nào. Phóng viên một tờ báo ở Moskow tên là Chéréchevski đã được giáo sư tâm lí học A.Louria theo dõi gần 30 năm. Trí nhớ kỳ lạ của anh chắc chắn là một trong những trí nhớ xưa nay chưa từng có, trên thực tế nó không có giới hạn. Chéréchevski nhìn chăm chú một bảng viết các chữ số bằng phấn, nhắm mắt lại rồi lại mở ra, quay người lại và có thể đọc lại các con số đã ghi trên bảng, thứ tự từ trên xuống không hề nhầm lẫn.
    Anh có thể đặt vào các ô rỗng các con số người ta đọc một cách rời rạc hoặc đọc ngược lại. Anh cũng có thể nhắc lại các con số theo hàng dọc hoặc chéo. Anh nhớ được, sau 35 đến 40 giây, một bảng gồm 20 con số, và sau 2,5 phút một bảng có 50 số. Vài tháng sau anh vẫn có thể đọc lại không sai một ly.
    Vậy bí mật của con người đó là gì? Một lần anh tuyên bố, dù nhắm mắt anh vẫn ?onhìn? thấy bảng chữ số ở trong đầu và chỉ việc đọc lên. Thế là anh ?onhìn? trong óc như người ta nhìn một đồ vật. Chéréchevski thuộc nhóm những người trong đó có nhà soạn nhạc Skriabine. Họ giữ được một sự nhạy cảm phức tạp gọi là ?ođồng cảm?, qua nó, mỗi âm thanh lại làm nảy sinh ra những cảm giác sắc nét về màu sắc và ánh sáng, thậm chí cả mùi vị và xúc giác nữa. Những người ?ođồng cảm? lấy trí nhớ làm nền, nó đem lại thêm một thông tin ?othặng dư? và càng bảo đảm thêm cho sự chính xác của trí nhớ.
    Chéréchevski nói:
    ?oTôi nhận biết không chỉ dựa theo các hình ảnh mà vào tổng thể các cảm giác do hình ảnh đó tạo ra?.
    Khi anh đọc hay nghe một cái gì, điều đó hóa thân trong óc anh thành một hình ảnh thị giác. Hình ảnh sống đó khắc sâu vào trí nhớ.
    ?oNgay cả những con số cũng gợi cho tôi những hình ảnh? Số 7, một người có ria, số 8 một phụ nữ to béo, và 87 là một cặp gồm một bà to béo và một người có ria?.
    Các thí dụ trên được dẫn ra không phải một cách ngẫu nhiên. Nó không chỉ giới thiệu cho độc giả thấy được phạm vi rộng lớn của các thí dụ về trí nhớ kỳ lạ mà còn dẫn họ tới một kết luận nào đó.
    Trí nhớ là nguyên liệu bồi bổ cho bộ óc. Phần nhiều những tài năng lớn và những thiên tài đều có trí nhớ tuyệt diệu. Các nhà bác học khẳng định rằng mức độ tài năng và khối lượng trí nhớ bao giờ cũng liên hệ với nhau.
    ?oTrí nhớ giấu một lực có thể gợi lại các hình ảnh và nhân nó lên?, một nhà thơ đã nói như vậy.
    Người ta nói không có ?othiên tài không trí nhớ?. Có những người có trí nhớ lạ thường những không làm giàu cho nhân loại bằng những tác phẩm xuất sắc. Ngược lại, người ta lại biết có những thiên tài mà trí nhớ rất đáng chê trách. Vậy thì không có mối quan hệ trực tiếp giữa trí nhớ với tài năng hay tài năng với trí nhớ.
    Chúng ta chỉ kể ra các bậc cao của cái thang tưởng tượng về trí nhớ của con người. Không dễ dàng gì thực hiện được các điều mà những nhân vật kể trên đã thực hiện một cách dễ dàng. Nếu ta có thể gom góp các đỉnh cao của trí thông minh thành một dãy núi, người ta sẽ có một ý nghĩ xác thực, tuy rằng nó hơi đặc biệt, về giới hạn cao của khả năng trí nhớ của chúng ta.
    Một hiện tượng là một hiện tượng. Nhiệm vụ của chúng ta là trèo lên các bậc thang của khả năng. Không phải ai cũng đạt tới đỉnh cao nhưng ai cũng có thể đi sâu, hoàn thiện và đánh thức dậy các khả năng còn đang ngủ để đạt tới trình độ cao hơn.
  7. hiddenboy

    hiddenboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn sự chia sẻ của bạn. Quyển sách rất hay. Tôi chỉ thích đọc thôi chứ không có ý trở thành thiên tài đâu, haha. Có thể tìm quyển này ở đâu vậy? Tôi muốn mua, đề phòng trường hợp đã thường xảy ra ở các box khác, ban đầu mọi người hăng hái post sách, được ít ngày mất bóng, bỏ cả đám độc giả bơ vơ giữa chợ. Như thế cũng là thường tình thôi, thời giờ đâu mà chép cả cuốn sách lên đây. Chỉ sợ sách cũ quá không tìm được thôi. Nếu bạn thấy sách còn bày ngoài hiệu sách thì làm ơn mách cho tôi với.
    Cám ơn rất nhiều.
  8. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    III. Các máy tính ?okỳ diệu?
    Không có khả năng nào của bộ óc chúng ta lại đáng kinh ngạc hơn khả năng bí mật của những ?ongười-máy tính? kì diệu.
    Một người mặc complet đen bước lên sân khấu, Không phải là người dẫn chương trình hay ca sĩ. Anh ta cầm ở tay một viên phấn và một cái khăn lau, những vật mà người ta không quen nhìn thấy trên sân khấu.
    Tiết mục tạp kỹ bắt đầu. Hàng trăm khán giả kiểm tra người mặc complet đen. Người áo đen nói:
    - Xin cho một số bị nhân và một số nhân với nhiều con số và tìm tích số của chúng.
    - 1.594.323 nhân với 3.456
    Vài giây sau, người áo đen viết lên bảng con số 5.509.980.288.
    Thính giả thử trên giấy một lúc và thấy đúng.
    Vậy bí mật của năng khiếu đó là gì?
    Không một ai có được câu trả lời đầy đủ. Phải có mặt ở buổi trình diễn đó mới đánh giá đúng tính từ ?okỳ diệu?.
    Năm 1927 bác sĩ Osti và nhà toán học Saint Laguet đã thử nghiệm đối với một người mù. Trong số các bài ra, có một bài sau: Phân giải một con số cho thành một lập phương bậc 3 và thành một con số có 4 chữ số. Người ta cho số 707.353.209. Người mù tên là Flery suy nghĩ trong 28 giây và cho lời giải: 8913 và 5238. Sau đó với con số cho là 211.717.440, lời giải cũng được đưa ra sau 25 giây: 5963 và 8704.
    Ở vùng Vansk ở Tây Géorgie có một người tên là Aron Tchikvachivili, có một ?obộ máy tính? rất kỳ diệu. Một hôm các bạn anh thử ra một bài đố như sau: Có bao nhiêu từ và chữ trong lời bình của nhà bình luận ở hiệp hai trong trận bóng đá giữa đội Spartak Moskow và đội Dynamo Tbilisi. Một máy ghi âm cũng được bật để theo dõi. Khi bình luận viên vừa dứt lời thì lời giải cũng được đưa ra: 17.427 chữ, 1835 từ. Mọi người kiểm tra lại và phải? 5 giờ mới xong. Lời giải rất đúng.
    Aron còn có tài cho ta biết ngày 1 tháng 1 năm 180 là ngày thứ sáu. Hoặc đã bao nhiêu giây trôi qua từ sau cái chết của Nêron, cho đến lúc thành Constantinople thất thủ.
    Nhiều bài toán được giải sau vài giây khi những nhà toán học phải dùng hàng tháng để tính theo lối làm thông thường.
    Vậy các nhân vật kỳ diệu đó đã dùng phương pháp gì? Vấn đề là ở chỗ tìm hiểu xem ?onăng khiếu thiên bẩm? đó xuất hiện lúc bé hay lúc còn thanh niên, hoặc được hoàn thiện dần suốt cuộc đời.
    Nhiều lần người ta đã giải thích khả năng đó bằng một trí nhớ đặc biệt mà những nhà tâm lý học gọi là ?oký ức quá lao? (hypermnésie). Những bí mật của hiện tượng đó không chỉ ở trí nhớ. Người ta kể rằng, ông Gauss cứ mỗi tuần phải trả lương cho họ kể cả giờ làm thêm. Một hôm khi ông tính toán xong, con ông mới ba tuổi ngồi quan sát chăm chú các con tính của bố, bỗng kêu lên:
    - Bố đã nhầm rồi, số tiền phải là?
    Mọi người thử tính lại và thấy cậu bé nói đúng.
    Báo chí cũng nêu tên Borislaw Gadjanski coi như một hiện tượng kỳ lạ. Họ ra bài toán cho chú bé: Khai căn bậc 22 cho con số 348.517.368.454.361.458.872
    Sau vài phút suy nghĩ, cậu trả lời: 8.
    Câu hỏi khác: Khai căn bậc 30 con số: 538.436.517.832.435.456.582
    Một phút sau, lời đáp được đưa ra: 4.
    Đến tuổi 11, Borislaw đã thành thạo toán học dạy ở các trường cao đẳng, và chẳng cần bút giấy, cậu giải được các bài toán phức tạp nhất.
    Năng khiếu đó xuất hiện một cách tự phát. Người có năng khiếu đó, trong các lĩnh vực khác thường khi lại rất dở, trừ trong lĩnh vực các con số, anh ta lại tỏ ra rất thoải mái và có kỳ tài. Những ?omáy tính? sau đó sẽ ra sao? Thường thì họ hoàn thiện dần đến lúc tuổi đã cao. Tuy nhiên khả năng đó cũng có thể mất dần khi họ tiếp thụ nền giáo dục chung. Nhưng Ampère đã trở thành một trong những bác học lớn và mất dần khả năng tính nhẩm khi ông tiến dần vào những môn toán cổ điển. Ngược lại, Gauss và Euler lại hòa hợp được hai khả năng đó cho đến lúc chết.
    Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều nhà ?omáy tính? không có chút ý niệm gì về cách tính của họ. ?oChúng tôi tính và chỉ có thế thôi! Và chúng tôi không rõ điều đó diễn ra như thế nào?. Những câu trả lời như vậy không có gì đáng ngạc nhiên vì một số ?ongười-máy tính? có trình độ học vấn rất thấp. Backston, người Anh, rất kỳ diệu về tính toán lại chẳng học đọc bao giờ, thậm chí không biết được cả các chữ số. Một người Mỹ tên là Thomas Faller chết lúc 80 tuổi cũng vẫn mù chữ.
    Những người như vậy được các nhà tâm lý học và toán học quan tâm và thử làm rõ bí mật của những khả năng hiếm có đó. Mặt khác, các lời giải thích của những ?ongười-máy tính? chỉ thể hiện sự ?obiết làm? của họ mà thôi. Thí dụ Urania Diamondi nói, cô phân biệt các con số theo màu sắc của chúng: 0-trắng, 1-đen, 2-vàng, 3-đỏ, 4-nâu, 5-xanh da trời, 6-vàng thẫm, 7-xanh nước biển, 8-xanh xám, 9-nâu thẫm. Cô tưởng tượng bài toán như một sự hòa sắc. Còn Mondet và Calburne nhìn rõ những chữ số xếp hàng trước mặt họ viết ra bởi một bàn tay vô hình. Cách của họ là đọc các chữ số ?okì ảo? đó. Em của Urania tên là Perikles nói: ?oCác con số đến và tích tụ trong óc tôi?
    Phương pháp của Inodi lại rất ?odễ dàng?. Anh ta hình như nghe thấy ai đó đếm hộ và trong lúc này anh vẫn nghe chuyện hay thổi sáo. Maurice Dagber vừa chơi vĩ cầm vừa làm tính. Ở Lille (Pháp), trước một ban giám khảo đầy quyền năng gồm các nhà vật lý học, kỹ sư, điều khiển học, toán học, tâm lí học, Dagber chỉ chịu thua nếu máy tính giải được 7 bài toán trước khi anh giải được 10 bài. Kết quả là Dagber đã giải được 10 bài trong 3 phút 43 giây, còn máy tính phải mất 5 phút 18 giây.
    Ở Ukraine, Igo Selukhov cũng có khả năng như vậy. Anh đã thắng máy tính cũng như Dagbe ở Pháp.
    Ở Sidney thuộc Ấn Độ, Cha****ala Devy cũng vượt máy tính. Để mang lại ích lợi thiết thực, cô đã làm việc kiểm tra các ngân khoản hàng tỉ đôla ở nhà ngân hàng Ấn Độ. Cô đã làm những con tính có tầm quan trọng lớn trong việc giải quyết vấn đề dân số ở Ấn Độ.
    Các nhà bác học nhất trí rằng năng khiếu tính toán kỳ diệu, trên một số điểm, là năng khiếu được giáo dục (nghĩa là có được một loạt bài tập có hệ thống). Đi dạo trong rừng những con số, các ?ongười-máy tính? phát hiện ra phương pháp thuận lợi cho cách tính của họ.
    Hệ thống khoa học duy nhất được hoàn thành nhằm tăng tốc độ tính nhẩm đã được giáo sư Trachtenberg nhà toán học ở Munich sáng lập ra. Hệ thống đó được gọi là ?oQuy tắc tính nhanh?. Lịch sử sáng lập ra nó cũng xuất phát từ điều bình thường. Năm 1941 bọn phát xít Hiler đã tống Trachtenberg vào trại tập trung. Để sống được trong những điều kiện vô nhân đạo và giữ gìn trí tuệ mình khỏi bị tổn hại, Trachtenberg nghiên cứu thảo ra các nguyên tắc của phương pháp tính nhanh. Trải qua 4 năm khủng khiếp ở trại tập trung, giáo sư đã hoàn thành một hệ thống dạy cho trẻ em và người lớn cách tính nhanh. Sau chiến tranh, ông lập ra và điều khiển Viện Toán ở Zurich rất nổi tiếng hiện nay. Quy tắc của Trachtenberg giúp cho phần lớn các phép tính được dễ dàng, nhanh chóng.
    Quá trình dạy quy tắc này càng trở nên dễ dàng sau sự xuất hiện cuốn sách ?oQuy tắc tính nhanh theo Trachtenberg? của E.Catler và R.Mc.Shain.
    Tóm lại, cách tính nhanh không còn là một bí mật mà là một quy tắc được xây dựng một cách khoa học. Cần phải học và sử dụng nó.
    IV. Các thần đồng và những ông già thiên tài
  9. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    Để tôi kể cho bạn chuyện xảy ra với tôi gần đây nhất nhé. Tôi mới khỏi ốm được hơn 1 tuần, đáng lẽ phải nghỉ ở nhà cho khỏe nhưng vì trót lỡ nghỉ một buổi không phép rồi, mà ông thầy thông báo là nghỉ 2 buổi là ? đi. Tôi đành cố lết đến cho dù đã viết giấy phép tử tế rồi. Thế rồi, khi đi học về nhà, phát hiện ra chiếc TV không cánh mà bay, hóa ra tranh thủ đúng lúc tôi không có ở nhà, thằng anh quý hóa khốn nạn của tôi đã mang TV đem bán. Không biết ở đây có ai có người thân bị nghiện không, chứ tôi thấy cực kỳ ức chế, lúc nào cũng phải cảnh giác xem mình có ? sơ hở ra cái gì không?! Các bạn cứ thử tưởng tượng nhà các bạn không có TV xem, chẳng khác nào ở miền núi đói thông tin. Ngày nào tôi cũng tự hỏi, liệu cái giàn máy vi tính - đồ đạc quý giá nhất còn lại trong nhà ?" khi nào sẽ bị nó luộc mất. Vậy đấy bạn ạ, đôi khi tác động của ngoại cảnh chi phối rất lớn đến mọi hành động và ngoài ý muốn của chúng ta. Computer có ý nghĩa lớn trong việc học của tôi, bây giờ nhóm bọn tôi lại còn quy ước type bài học trên lớp vào máy, mỗi thằng 2 môn, rồi việc học hành khác ... nên tôi không thể ngồi type liên tục cũng là điều dễ hiểu. Nhưng bạn yên tâm, tôi sẽ cố hoàn thành typing cuốn sách tối đa đến ? hết năm học này. Nếu bạn muốn mua, bạn thử đến các hiệu sách lớn của NXBGD xem, tôi mua quyển này khá lâu rồi (trước khi bước chân vào cổng trường ĐH) và tôi e rằng khó kiếm quyển này lắm. Thôi tôi không viết thêm nữa nếu không các Mod sẽ chuyển bài này sang box Tâm sự mất,
    Au revoir ?" À la prochaine! (mới học)
  10. hiddenboy

    hiddenboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Rất thông cảm với vấn đề của bạn. Mong bạn không hiểu lầm ý tôi. Tôi hoàn toàn không có ý trách móc gì cả, việc post sách lên đây là hoàn toàn tự nguyện và do lòng nhiệt tình của mỗi người, một công việc rất đáng trân trọng vì nó chiếm rất nhiều thời gian mà người làm không vì mục đích vụ lợi nào cả. Do đó nếu có ngưng giữa chừng thì cũng không có gì đáng phàn nàn đâu. Tôi chỉ hơi buồn khi không được đọc trọn vẹn một quyển sách hay mà thôi, do vậy tôi mới muốn hỏi bạn để nếu có thể được thì mua sách về đọc cho chắc ăn.
    Chúc bạn luôn vui.

Chia sẻ trang này