1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Để trở thành thiên tài - VICTOR PÉKÉLIS

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi assassinz, 07/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    IV. Các thần đồng và những ông già thiên tài
    Người ta biết nhiều học thuyết và quan điểm khác nhau liên quan đến bản chất các khả năng hiếm có của con người, nhưng chúng đều lạc lõng nếu đem so với vài thí dụ hiển nhiên.
    Champollion, 16 tuổi, được công nhận là người biết nhiều ngoại ngữ. Hai mươi năm sau anh là người đầu tiên giải được các chữ tượng hình của Ai Cập.
    Những thí dụ như vậy có rất nhiều. Pascal, Leibnitz, Gauss từ lúc còn trẻ đã làm mọi người kinh ngạc. Tài năng âm nhạc của Mozart bộc lộ ngay từ lúc mới 3 tuổi. Lúc 9 tuổi, nhà danh họa Nga Carl Brullov đã được kết nạp vào Viện Hàn lâm Mỹ thuật. Alexandre Ivanov cũng được kết nạp lúc mới 11 tuổi. Các phát minh đầu tiên của Edison có từ thời ông còn ở tuổi vị thành niên.
    Các tài năng khoa học nảy nở từ lúc còn trẻ. Vesale, nhà cải cách trong giải phẫu học, lúc 28 tuổi đã hoàn thành công trình chủ yếu của mình. Linné sáng tạo ra bảng phân loại thực vật lúc 24 tuổi. Newton trở thành bất tử sau khi khám phá ra luật của lực hấp dẫn lúc mới 25. Mayer, Joule, Helmholtz hoàn thành luật bảo toàn năng lượng ở tuổi 25.
    Người ta thường nói những chuyện đó thuộc về lịch sử vì nó đi qua đã lâu và ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học và việc giáo dục được mở rộng cho quảng đại nhân dân nên những hiện tượng trên không xảy ra trong thực tế. Nhưng trái lại nhà vật lý nổi tiếng Eurico Fermi trở thành giáo sư và bác học nguyên tử danh tiếng ở tuổi 25. Ở tuổi 28, vợ chồng Joliot Curie đã phát hiện ra cách phóng xạ nhân tạo. Ngay từ lúc còn bé, Norbert Wiener, người ?ocha? của điều khiển học, đã nghiên cứu khoa học như lời ông kể trong cuốn ?oTôi là một thần đồng?. Nhà bác học Landau là người đầu ngành môn vật lý lý thuyết ở tuổi 24. Nhà thực vật học Vavilov, nhà vật lý học Kourtchatov, nhà thiết kế máy bay Yakovlev đã bộc lộ tài năng trước tuổi.
    Nhà toán học Nga nổi tiếng Serguei Marguelian lúc 16 tuổi đã là sinh viên năm thứ 2 khoa Toán Lý và sau đó được phép làm luận án tiến sĩ bậc 3 và chỉ chuẩn bị trong 18 tháng. Lúc ông 20 tuổi, Hội đồng khoa học đã quyết định phong học vị tiến sĩ khoa học cho ông. Nhà toán học Sobolev từ lúc nhỏ đã làm cho mọi người kinh ngạc và lúc 25 tuổi đã trở thành giáo sư và Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm khoa học.
    Năm 1968 nhà toán học trẻ tuổi Vladimir Platonov đã được giải thưởng của Đoàn thanh niên. Lúc còn là sinh viên năm thứ 5, anh đã dự một cuộc hội thảo lớn các nhà toán học và thuyết trình bản báo cáo về các nhóm địa thế học (Topologie). Anh đạt học vị tiến sĩ khoa học lúc 26 tuổi và viện sĩ năm 32 tuổi. Theo ý kiến các nhà bác học lớn, Platonov là một trong ?onhững nhà toán học tài ba nhất của đất nước?.
    Một ?okỷ lục? độc đáo được viện sĩ N.Bogolioubov, nhà toán học và vật lý nổi tiếng, giám đốc viện nghiên cứu hạt nhân Dupna lập ra: ông là sinh viên trẻ nhất trường Đại học tổng hợp Kiev, tốt nghiệp năm 16 tuổi. Nhiều trường hợp tương tự cũng rất phổ biến ở trường đó. Năm 1968 Sacha Drovak mới 12 tuổi đã trúng tuyển loại xuất sắc, mặc dầu cuộc thi rất khó khăn.
    Còn có những thí sinh dưới tuổi quy định như Marina Bourik 14 tuổi. Năm 1972, em gái Sacha 13 tuổi cũng đỗ vào cùng khoa với anh. Em trai Sacha, lúc 8 tuổi đã học lớp 8.
    Năm 1970, sinh viên trẻ nhất trường ĐH tổng hợp Kouibychev mới có 14 tuổi. Đó là Ilya Frolov, em đã đạt điểm tối đa trong 3 môn thi. Lúc đó em đã theo được môn toán đặc biệt của năm thứ nhất.
    Mọi người đều tin vào tài năng của các em vì họ nhận thấy từ lâu năng khiếu của các trẻ được bộc lộ từ rất sớm. Những năm đầu của tuổi sơ sinh có một tầm quan trọng đặc biệt.
    Môn di truyền học hiện đại buộc chúng ta phải tính đến tính dị chúng di truyền của loài người. Một câu hỏi được đặt ra: có di truyền về năng khiếu không ? Các nhà di truyền học khẳng định: ?oTrong sự phát triển, nhân loại không sợ thiếu nhân tài mà sợ không có khả năng tạo ra một cách thích hợp các điều kiện cho sự nảy nở tài năng của các nhân tài đó, nhất là ghi sâu vào trí óc họ niềm khao khát hiểu biết, điều đó cho phép họ tiến lên một trình độ sáng tạo rất cao.
    Các nhà tâm lý học nhận xét thấy ở những người trưởng thành, tính kiên trì tồn tại trong niềm ?osay mê mãnh liệt? đối với một vài môn, và lại ?olạnh nhạt? đối với môn khác mà họ coi là ?okhông có ích lợi?.
    Mùa thu năm 1970, Oleg Tchourbanov vào trường học. Em làm om sòm và chơi đùa cũng giống như các bạn khác. Nhưng cô giáo đã nhận thấy em có thiên tư trong tất cả các môn học. Một thời gian sau, Hội đồng Sư phạm của trường quyết định cho em lên học lớp 10 sau một kì kiểm tra. Ở Kémérovo, cô phó hiệu trưởng, nhà hóa học Potriassova đã chú ý tới khả năng của em và cho em theo lớp hóa học năm thứ 5. Oleg không bỏ qua một buổi học nào không phải vì hiếu kì để đi dự lớp hóa học với những học sinh lớn tuổi gấp đôi mình. Em học nhanh phần lý thuyết đến mức có thể giải được nhiều vấn đề. Kết quả là Oleg Tchourbanov, đứa bé 8 tuổi, trở thành học sinh đứng đầu lớp năm thứ 5 về hóa học. Khi trong lớp không ai trả lời được, thầy giáo lại gọi đến em.
    Người hoài nghi có thể phản ứng lại và bảo đó chỉ là một trường hợp cá biệt.
    Đồng ý, tất cả đều là trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên ta hãy tham khảo một cuộc thí nghiệm do các nhà bác học thực hiện để thăm dò cơ sở các khả năng và tài năng của trẻ em. Cuộc thí nghiệm đã được chiếu trên cuốn phim tên là ?o2*2=x?. Một tờ báo đặt câu hỏi: Trong thời đại các con tàu vũ trụ có nên cho học sinh lớp 1 lải nhải mãi 2 với 2 là 4 không? Nó có khả năng giải quyết các phương trình không? Bảy tuổi-như thế là ít hay nhiều?
    Người ta tự hỏi đến bao nhiêu tuổi con người còn giữ được óc sáng tạo? Các nhà lão học có cách riêng để xét định tuổi của con người. Theo họ, từ 45 đến 59 là tuổi trung bình, 68-74 tuổi đã chín nhưng chưa suy. Chỉ sau 75 tuổi mới bắt đầu suy và ai trên 90 mới gọi là người nhiều tuổi.
    Những thay đổi trong chuyển hóa cơ bản trong não kéo theo sự xuống cấp ngày càng tăng của năng lực tinh thần. Trí nhớ logic và trí nhớ liên hợp thường bị tổn hại. Khả năng suy luận cũng xuống cấp. Nhưng tự nhiên bao giờ cũng dành cho ta những điều bất ngờ. Nhiều cụ từ 90 đến 100 tuổi, cơ thể vẫn hoạt động tốt, nhất là hệ thống thần kinh trung ương. Các nhà bác học cho rằng vài sự thoái hóa của hoạt động tinh thần được bù lại bằng sự tái định hướng của một vài bộ phận trong vỏ não. Điều đó khiến cụ già vẫn làm việc được và còn tỏ ra có khả năng sáng tạo kỳ lạ. Chẳng hạn khả năng làm giàu vốn từ vựng trong một thời gian dài, và thường xảy ra đối với các nhà trí thức.
    Nhiều người còn có khả năng làm việc với một nhịp độ không giảm từ 41 đến 71 tuổi và có thể còn hơn nữa. Những nhà tâm lý học đã phân tích gần 200 tiểu sử nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng sống đến 70 tuổi hoặc hơn nữa. Họ đã xếp thành bốn loại. Loại thứ nhất (25-30 tuổi) và xuống dốc nhanh (40-50 tuổi) như Knaus và Jordaens. Loại thứ hai: tài năng sớm nảy nở (25-30) và hoạt động sáng tạo phong phú lúc trung niên như Monet, Goujon. Loại thứ ba: tài năng nảy nở muộn (sau 40 tuổi) và giữ được hoạt động sáng tạo rất phong phú cho đến già, như Titien hay Corot. Phần đông thuộc loại thứ nhất (38%) và loại thứ tư (30%) rồi đến loại thứ hai (20%) và thứ ba (12%).
    Sống trọn một thế kỷ mà vẫn giữ được nhiệt tình sáng tạo của tuổi tráng niên, quả là một điều đáng kính trọng và chiêm ngưỡng. Thực ra, các khả năng của con người là vô tận!
    Lev Tolstoi làm việc đến 82 tuổi, Victor Hugo đến 83. Viện sĩ Pavlov đến 87. Bernard Shaw chỉ ngừng viết lúc 94 tuổi... Danh sách này chứng tỏ khả năng của chúng ta còn cao hơn nhiều so với quy ước thông thường.
    Khi nào những thành tựu mới của khoa học cho phép chúng ta hiểu rõ hơn sự sắp xếp và động tác của bộ não, chúng ta sẽ kinh ngạc về khả năng dự trữ vô cùng to lớn của nó. Nếu chúng ta bắt bộ óc của chúng ta làm 50% khả năng của nó, chúng ta dễ dàng biết được 40 ngoại ngữ !!!, học thuộc lòng từ đầu đến cuối bộ Đại bách khoa toàn thư và theo học ở 12 trường Đại học.
    CHƯƠNG II
    TIẾN LÊN LÀM CHỦ NHỮNG KHẢ NĂNG CỦA MÌNH​
  2. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    CHƯƠNG II
    TIẾN LÊN LÀM CHỦ NHỮNG KHẢ NĂNG CỦA MÌNH​
    I. Phạm vi các khả năng và hiệu suất một tài năng.
    Ở ngôi đền Delphes có đắp một dòng chữ ?oHãy tự biết mình?. Theo ý chúng tôi, mỗi người cần coi nó như bí quyết quan trọng nhất trong cuộc đời. Thật vậy, tất cả bắt đầu bằng sự hiểu biết bản thân, điều đó quyết định đường đời và mục đích cuộc sống.
    Người ta thường nói: Chọn một nghề tức là chọn cuộc sống của mình. Các nhà bác học đã cho một công thức sau: Một công việc sáng tạo phải tương ứng với thiên chức của người làm ra nó. Vậy thiên chức là gì? Làm thế nào để tìm ra và thực hiện nó?
    Ngày nay không ai nghi ngờ việc mỗi người có một phạm vi rộng rãi các tố chất dành cho sự sáng tạo. Các tố chất đó chúng ta được thừa hưởng từ cha mẹ. Trong chúng ta, vài tố chất tỏ ra trội hơn. Trong điều kiện thuận lợi nó sẽ phát triển mạnh mẽ và người đó đã tìm thấy điểm tựa tức là thiên chức của anh ta và hiệu suất công việc anh ta làm sẽ đạt mức tối đa. Việc thực hành một nghề phù hợp là một trong những điều kiện cần thiết cho hạnh phúc cá nhân. Một công việc vừa ý có thể tạo ra niềm vui và sự thỏa mãn. Không gì thay thế được niềm vui làm việc và sự thỏa mãn vì đã ở đúng chỗ trong cuộc đời. Việc thực hành một nghề yêu thích giúp cho việc hoàn thiện tài năng và phát triển các năng khiếu thiên bẩm. Hứng làm việc là ở đó, nó giúp ta thành công và cảm thấy sung sướng, dễ chịu.
    Con người chỉ có thể hiểu biết được khả năng của mình sau khi đã đem ra ứng dụng. Không thể khẳng định một ca sĩ là có tài nếu không nghe anh ta hát. Đó là câu trả lời cho câu hỏi cơ bản: làm thế nào để tìm ra thiên chức của mình.
    Được assassinz sửa chữa / chuyển vào 18:12 ngày 22/09/2004
  3. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có trong hoàn cảnh làm việc giữa một tập thể người cần mẫn, trong nỗ lực sáng tạo người ta mới phát hiện ra phạm vi khả năng của một người cũng như tài năng và nhân cách của anh ta. Hiện nay nghề nghiệp trên thế giới có rất nhiều, không dễ dàng gì cho ta tìm thấy thiên chức của mình, và không phải ai cũng tìm thấy. Cho nên có thể nói: ?oKhông có người nào thiếu tài năng, chỉ có những người không được dùng đúng chỗ?.
    Chắc chắn là khó mà làm tốt việc gì khi mà người ta không ưa thích. Người ta sẽ chóng mỏi mệt, chỉ mong sao cho chóng hết giờ làm việc. Các khả năng bị mọc rêu. Đôi khi trạng thái tâm lý không thỏa mãn đó dẫn người ta ra khỏi chuẩn mực luân lý và đạo đức.
    Ở một số người sinh ra dưới ngôi sao chiếu mệnh tốt lành, khuynh hướng trội được phát triển ngay từ bé, trong trường hợp đó, gia đình và nhà nước bèn đỡ đầu cho một thiên tài trẻ tuổi.
    Con người cần nắm bắt được những ?otriệu chứng? các khả năng và tố chất của mình càng sớm càng tốt để có ý thức về thiên chức của mình. Buồn thay ít người làm được việc này vì thiếu thông tin về các khả năng của họ hay về cách định nghĩa các điều đó. Cho nên người ta thường mất nhiều thời gian để tự phát hiện.
    Các điểm thi thường liên quan đến những kiến thức đã học được chứ không phải với những khả năng làm việc. Anton Tchekhov không bao giờ được điểm cao trong các bài thi. Một lần nhà văn Schédrine viết hộ con gái một bài tập và được điểm 0 với lời nhận xét: ?oEm không biết cả tiếng Nga?.

  4. assassinz

    assassinz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    3.042
    Đã được thích:
    0
    (tiếp)
    Ngày nay các kiến thức và khả năng được đánh giá một cách chính xác, tinh tế và thông minh hơn.
    Vậy thì ai có thể giúp ta phát hiện ra các khả năng? Đó là gia đình, nhà trường, các bạn bè, tập thể, tóm lại là tất cả mọi người. Nhưng điều cốt yếu phụ thuộc vào sự nỗ lực bản thân.
    Có một chuyện vui về Berna Shaw và một nữ tài tử Mỹ. Đó là một phụ nữ đẹp nhưng cũng rất kiêu kỳ. Cô ta đề nghị nhà văn cưới cô ta. Trong bức thư gửi Berna, cô viết, cuộc hôn nhân này sẽ đem lại những đứa bé thông minh như bố và đẹp như mẹ. Để trả lời, Berna Shaw đã viết: ?oThưa cô, giả dụ những đứa con của chúng ta lại đẹp như tôi (Berna Shaw vốn xấu trai) và thông minh như cô thì sao ạ??
    Buồn thay, các thiên tư của bố mẹ không bảo đảm rằng con họ sẽ có những tài năng đó. Khoa di truyền học hiện đại đã giải thích nghịch lý kỳ lạ đó.
    Mỗi cơ thể con người tự phát triển bằng vô số sự tự sinh sản của tế bào được tạo ra bởi sự dung hợp các tế bào sinh thực khác giống. Hai yếu tố cơ bản đó của vật chất sống mang theo một ?odự án xây dựng? một con người mới. Các nhiễm sắc thể tạo ra ?odự án? đó là chỗ dựa của các yếu tố di truyền. Sự di truyền của con người được quyết định bởi các gen, đó là những đơn vị đặc biệt gắn liền với sự phát triển các tính cách di truyền cá nhân.
    Không có gì rõ ràng và dễ dàng hơn nếu các tính cách thể chất và tinh thần được truyền lại một cách trực tiếp, từ cha mẹ sang con cái. Thực ra, các tính chất di truyền, trên con đường đi của nó, có bị rối loạn một cách khá nhiều theo quy luật hòa hợp độc lập. Mỗi cơ thể biểu hiện một số lớn các tính cách rõ ràng, minh xác. Mỗi tính cách đó lại do sự kết hợp các tố chất của bố mẹ truyền lại. Các tố chất đó nhập vào và sinh ra theo luật xác suất. Cho nên sự tồn tại đó rất phức tạp. Tính chất di truyền xuất hiện ở đứa trẻ, mất đi rồi lại tái xuất hiện. Cho nên tại sao đứa bé có thể có cái mũi giống bố, cái tai giống mẹ, lông mày giống bà, tính cách giống ông nội và khả năng giống ông ngoại.
    Đối với các khả năng lại càng phức tạp hơn. Sự phát triển trí thông minh là phụ thuộc vào sự tương tác giữa di truyền và môi trường. Mỗi cá nhân ít nhiều đều có khả năng tiến tới một trình độ cao. Bản tính đó là kết quả sự chọn lọc và thâm nhập vào nhau của vô số biến chuyển di truyền. Điều đó dẫn ta đến nhận xét sau: Mỗi cá nhân bình thường thừa hưởng của cha mẹ một phạm vi ít nhiều rộng rãi các tố chất, trong đó toát lên cái mạnh nhất gọi là ?ođỉnh nhọn?. Vấn đề là ở chỗ tìm ra nó, cũng có nghĩa là tìm ra thiên chức của mình.
    .................

    II. Về vấn đề hướng nghiệp.
    Được assassinz sửa chữa / chuyển vào 05:12 ngày 13/10/2004

Chia sẻ trang này