1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề xuất phương án đối phó với Ngư Chính

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thichcacemgai, 17/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrAnhDung

    MrAnhDung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/02/2010
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    3

     
    Những cái acc vô văn hóa này vẩn còn tồn tại trên diển đàn này là một sự sỉ nhục cho ttvnol cần phải loại bỏ ngay tức thì. Nói nôm na rằng trái tim Việt Nam luôn có những thứ vô văn hóa, không lẽ các bác admin chấp nhận vậy sao?
     

    được maseo sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 29/07/2010
  2. thichcacemgai

    thichcacemgai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Đây là quan điểm của một trí thức trẻ TQ, để tham dự phỏng vấn của VOA chắc trí thức này đã được sự đồng ý của chính quyền TQ.
    Qua nội dung phỏng vấn ta thấy TQ sẽ giải quyết vấn đề trước năm 2020, còn giải quyết bằng cách nào thì không rõ.
    Mời các bạn đọc tham khảo.
    ------------
    Vì sao Trung Quốc coi biển Đông là ?~mối quan tâm chủ đạo?T?
    Thưa quý vị, mới đây, nhân Diễn đàn Khu vực ASEAN, giới chức ngoại giao hàng đầu Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố hai nước sẽ tiếp tục ?~củng cố quan hệ?T dù vẫn còn bất đồng về chủ quyền lãnh hải ở biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa). Hà Nội gần đây tìm cách quốc tế hóa tranh chấp biển đảo, nhưng Bắc Kinh nhất mực cho rằng đây là vấn đề song phương. Chính quyền đất nước đông dân nhất thế giới gần đây còn tuyên bố rằng biển Nam Trung Hoa là một trong những ?~mối quan tâm chủ đạo?T của họ như Đài Loan và Tây Tạng. Các động thái trên liệu có làm dậy sóng vùng biển Đông, Nguyễn Trung đã hỏi chuyện Tiến sĩ Giản Quân Ba thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Hạ Đán, Thượng Hải. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn trong chuyên mục ?~Câu chuyện Việt Nam?T tuần này.
    Nguyễn Trung | Washington, DCThứ Tư, 28 tháng 7 2010
    Hình: Jian Junbo
    Tiến sĩ Giản Quân Ba nói các nước láng giềng của Trung Quốc ''đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan''.
    VOA:Theo đánh giá của ông, các quốc gia láng giềng cảm thấy như thế nào về tuyên bố gần đây của Trung Quốc rằng biển Nam Trung Hoa (biển Đông) là một trong những ?~mối quan tâm chủ đạo?T của họ?
    Tiến sĩ Giản Quân Ba: Rõ ràng là không ai trong số các nước láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa lại cảm thấy vui khi Bắc Kinh tuyên bố vùng biển này là một trong những ?~mối quan tâm chủ đạo?T của họ. Trung Quốc cũng từng tuyên bố điều này với Đài Loan và Tây Tạng.
    Theo tôi, một số nước nằm cạnh Trung Quốc đang ở trong tình thế ?~tiến thoái lưỡng nan?T. Trung Quốc là một người láng giềng khổng lồ nên họ không thể tách khỏi nước này cả về mặt địa lý và kinh tế. Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của các nước khác, nhưng cũng là một thách thức lớn về các quyền lợi địa chính trị đối với các nước láng giềng.
    VOA:Tuyên bố như vậy liệu có dẫn tới tình trạng bất định và căng thẳng leo thang ở biển Đông không, thưa ông?
    Tiến sĩ Giản Quân Ba: Tôi cho rằng trong khoảng thời gian vài năm tới, xét về một mức độ nào đó, chạy đua vũ trang sẽ gia tăng ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Nhật Bản và các quốc gia thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có lẽ sẽ tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn nữa với Hoa Kỳ về mặt chính trị. Ngoài ra, ASEAN có thể sẽ đoàn kết nội bộ để hợp nhất hơn trong việc đối phó với Trung Quốc.
    Về lâu dài, tôi cho rằng chính sách cứng rắn hơn của Trung Quốc đối với biển Nam Trung Hoa sẽ mang lại các cuộc đàm phán mang tính xây dựng và thực tế hơn giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng vì thực ra các chính sách mang tính hòa nhã của họ đã dẫn tới quá nhiều xung đột và các căng thẳng tiềm tàng. Một phần bởi vì các nước láng giềng coi Trung Quốc là ?~con hổ giấy?T, nên không sẵn lòng tuân theo nguyên tắc ?~gác lại tranh chấp để cùng phát triển?T. Nhưng giờ thì họ sẽ phải chú ý tới thái độ và quan điểm của Trung Quốc.
    Tóm lại, tuyên bố trên của Trung Quốc sẽ gây cẳng thẳng trước mắt, nhưng về lâu về dài, nó sẽ mở đường cho các cuộc đối thoại mang tính xây dựng về vấn đề biển Đông.
    VOA: Theo quan điểm của ông, vì sao Trung Quốc ngày càng trở nên kiên quyết khẳng định chủ quyền lãnh hải hơn?
    Tiến sĩ Giản Quân Ba: Đúng là Bắc Kinh đang ngày càng kiên quyết hơn. Còn tại sao ư? Thứ nhất, trong mắt Trung Quốc, các nước láng giềng của họ ngày càng tích cực đơn phương xâm chiếm các hòn đảo tranh chấp. Giờ ngày càng có nhiều hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa nằm dưới sự chiếm đóng của các nước láng giềng. Đây là một vấn đề cấp thiết và ngày càng nghiêm trọng.
    Nếu Bắc Kinh không thể giải quyết vấn đề tranh chấp và xác lập chủ quyền ở những hòn đảo và vùng lãnh hải trước năm 2020, đây sẽ là một thách thức lớn đối với Trung Quốc, bởi vì theo một nguyên tắc của luật quốc tế, nếu một quốc gia chiếm đóng một vùng đất thành công trong hơn 50 năm, vùng đất đó có thể trở thành một phần của lãnh thổ nước này. Nhưng với điều kiện tiên quyết là việc chiếm đóng đó không bị các nước khác phản bác.
    Cho dù Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận sự chiếm đóng của các nước láng giềng tại các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa, vẫn có một thách thức lớn đối với Bắc Kinh. Vào năm 2020, các hòn đảo đó sẽ bị chiếm đóng hơn 50 năm tính từ những năm 70. Và năm 2020 đang tới gần.
    Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn bảo vệ các tuyến vận tải quốc tế để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng như duy trì thông thương bình thường với các nước khác. Biển Nam Trung Hoa là một tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đối với Trung Quốc, và nước này không muốn vùng lãnh hải này bị nước khác kiểm soát.
    VOA: Vì sao ông lại cho rằng một số nước đang ngày càng có tham vọng ?~củng cố quyền kiểm soát các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa?
    Tiến sĩ Giản Quân Ba: Theo tôi thì các quốc gia đó đang ngày càng cảm thấy một cuộc khủng hoảng đang tới gần, phần lớn là vì sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc, trong đó có việc hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Các nước này muốn tiến hành nhiều hoạt động củng cố sự chiếm đóng trước khi Trung Quốc đủ mạnh để đối phó với vấn đề này. Cho dù Bắc Kinh chưa bao giờ tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp, tôi cho rằng các nước láng giềng vẫn lo ngại về viễn cảnh đó.
    Thêm nữa, tại một số nước, tinh thần dân tộc dâng cao nên các chính phủ các nước cũng phải tỏ ra tham vọng muốn xác lập chủ quyền đối với các hòn đảo tranh chấp ở biển Đông.
    Ngoài ra, theo tôi, một động cơ khác liên quan tới Hoa Kỳ vì các nước này nghĩ rằng họ có thể nhận được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ nếu họ mạnh mẽ xác lập chủ quyền. Dường như họ có một người bạn đáng tin cậy về vấn đề này.
    VOA:Có quan điểm cho rằng thái độ mạnh mẽ gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này cũng bị tác động bởi tinh thần dân tộc ở trong nước về vấn đề biển Nam Trung Hoa. Ông nghĩ sao?
    Tiến sĩ Giản Quân Ba: Thành thực mà nói, trong xã hội dân sự Trung Quốc, nhiều nhóm với các quan điểm khác nhau đã xuất hiện, trong đó có những nhóm tả khuynh thủ cựu, nhóm tả khuynh mới, nhóm cánh hữu hoặc những người có quan điểm tự do, diều hâu hoặc ôn hòa. Về vấn đề biển Nam Trung Hoa, tôi thấy công chúng, nhất là các công dân mạng trẻ tuổi, muốn chính phủ có thái độ và hành động mạnh mẽ. Một số người trong giới quân sự cũng có chung quan điểm như vậy, nhưng một số giới chức quân sự trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa có thái độ ôn hòa.
    Theo ý kiến của tôi, Bắc Kinh không bị ảnh hưởng mạnh mẽ trước áp lực từ xã hội dân sự. Đối với những người Trung Quốc bình thường, vấn đề biển Nam Trung Hoa không phải là một chủ đề cấp thiết như các vấn đề nội địa khác như tham nhũng và bảo vệ môi trường. Tôi cho rằng Bắc Kinh không thay đổi chiến lược, nhưng giờ muốn nói rõ quan điểm.
    VOA: Thưa ông, nguyên tắc ?~gác lại tranh chấp để cùng phát triển?T mà cố Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề ra liệu có vẫn sẽ được các nhà lãnh đạo hiện thời áp dụng không khi giải quyết tranh chấp ở biển Đông?
    Tiến sĩ Giản Quân Ba: Tôi nghĩ rằng nguyên tắc này sẽ không tàn lụi đi, không phải bởi vì đây là một di sản của cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình, mà còn vì đây là cách tốt nhất để Trung Quốc và các quốc gia láng giềng giải quyết tranh chấp ở biển Đông. Chủ tịch hiện nay là ông Hồ Cẩm Đào luôn nhấn mạnh lại nguyên tắc này khi đối thoại với nhà lãnh đạo quốc gia láng giềng. Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đã ký vào tuyên bố của các bên về ứng xử ở biển Đông hồi năm 2002, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề biển Nam Trung Hoa thông qua hợp tác và đối thoại.
    Việc từ bỏ hẳn nguyên tắc ?~gác lại tranh chấp để cùng phát triển?T và áp dụng chính sách sẽ chỉ làm cho khu vực trở nên bất ổn. Một khu vực Đông Nam Á ổn định phù hợp với quyền lợi của Trung Quốc. Theo tôi, Trung Quốc sẽ không bao giờ thay đổi mục đích ở biển Nam Trung Hoa và sẽ không bao giờ từ bỏ cách tiếp cận cũng như nguyên tắc hòa bình, dù rằng họ sẽ không bao giờ chịu nhượng bộ về vấn đề này.
    http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/south-china-sea-core-interests-99451964.html
  3. manhdung2k5

    manhdung2k5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2006
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi cái làm sao quote được bài nhỉ. Cái Nút quote mất rồi. Lâu không vào trong ttvnol bây h vào lại chả biết làm sao nữa.
  4. pinarello

    pinarello Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2007
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản nên ngấm ngầm cho ngư dân sử dụng Plastic C4 với khối lượng lớn một cách rộng rãi là được. Với điều kiện là mỗi khi có vụ nổ xảy ra trên biển Đông có liên quan tới tàu Ngư Chính TQ thì VN không công nhận ( cứ chối phăng như Bắc Kim trong vụ Chonan - Cùng lắm là kêu gọi Thánh chiến hạt nhân bằng nguồn ĐL )
  5. johnnybenho

    johnnybenho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2009
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc trục xuất 2 tàu cá "Nước Ngoài" tại Vịnh Bắc Bộ.
    VIT - Báo chí Trung Quốc đưa tin, trong quá trình tác nghiệp tại vịnh Bắc Bộ vừa qua, tàu hải cảnh số hiệu 46002 của Trung Quốc đã tiến hành trục xuất 2 tàu cá ?oNước Ngoài? đang tác nghiệp tại đây.
    Trước đó, ngày 1/8 sau khi lệnh cấm đánh bắt cá được Trung Quốc đơn phương tuyên bố chấm dứt hiệu lực, đã có hơn 800 tàu cá nước này lên thuyền xuống các khu vực đánh bắt thuộc vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tiến hành tác nghiệp.
    Đồng thời, để đảm bảo an toàn tác nghiệp và an ninh trên biển, tổng đội biên phòng tỉnh Hải Nam-Trung Quốc đã cử chi đội hải cảnh số 2 với biên chế 4 tàu hải cảnh đi theo làm nhiệm vụ hộ ngư.
    Theo đó, tàu hải cảnh số hiệu 46002 là một trong bốn tàu có nhiệm vụ ra khơi tác nghiệp lần này bên phía Trung Quốc. Các tàu hải cảnh này đã tiến hành tuần tra, kiểm tra liên tục 4 ngày 3 đêm trên khu vực vịnh Bắc Bộ.
    Trong lần tác nghiệp này, báo cáo kết quả cho biết, tàu hải cảnh 46002 đã tuần tra liên tục hơn 50 giờ, với tổng hành trình dài trên 300 hải lý. Bên cạnh đóm tàu này đã tiến hành kiểm tra đối với 10 lượt tàu cá các loại, tiến hành trục xuất đối với 2 tàu cá ?onước ngoài? vì cho rằng hai tàu cá trên đã vi phạm vùng đánh bắt của họ.
    Được biết, hiện tàu hải cảnh 46002 đã hoàn thành nhiệm vụ và trở về neo đậu tại cảng Basuo (thuộc đảo Hải Nam ).
    Trước đó, từ ngày 10-22/6, các tàu hải cảnh Trung Quốc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại vịnh Bắc Bộ cũng đã tiến hành trục xuất đối với 31 tàu cá như: TH90524TS, TH96021TS, TH90281TS, TH90502TS, NA93272TSD? thuộc các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa Việt Nam.
    Đây là những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam đã nhiều lần phản đối hành động Trung Quốc chà đạp lên công ước quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
    ---------
    Liệu tàu bị trục xuất có phải của Ngư dân VN k các bác nhỉ, em nghĩ 80% là phải.
  6. duoiron

    duoiron Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
  7. kuhoang0512

    kuhoang0512 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2010
    Bài viết:
    759
    Đã được thích:
    681
    Đọc xong 2 bài trên, thấy đau lòng cho người Việt Nam ta quá, dã tâm của bọn chúng(TQ) quá lớn. Chúng ta nói quá nhiều rồi, tại sao không hành động, chuẩn bị cho một cuộc chiến trong tương lai (không xa). Khi mà hàng ngày, gánh nặng trên đầu chúng ta ngày càng lớn dần. Lòng yêu nước của người dân cần phải đẩy lên cao hơn vao giờ hết, các tác phẩm như thế này không thể không công bố cho mọi người biết được.
  8. TrymCuBoGia

    TrymCuBoGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2010
    Bài viết:
    2.038
    Đã được thích:
    1
    Bác nguy hiểm hết cả phần của thiên hạ rồi thì ai dám đứng ra mà chuẩn bị chiến tranh nữa :-"
  9. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Để cho bạn í chuẩn bị, hổm nào xong thì nói, chỉ chỗ cho mà đánh... Có bảo hiểm sinh mệnh cấp cao.
  10. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Bác này cứ như trên trời rơi xuống, thế những hoạt động ngoại giao, rồi mua sắm thiết bị vũ khí, rồi công tác tuyên truyền biển đảo của nhà ta suốt thời gian qua để làm cho vui thôi à?

Chia sẻ trang này