1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề xuất ý tưởng thiết kế và sản xuất động cơ Turbin-jet mini trong điều kiện Việt Nam để trang bị ch

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 30/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    Tôi kô rành về kỹ thuật quân sự nhưng tôi khâm phục tâm huyết của các bác ở topic này, đặc biệt là bác Mig19.
  2. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn các bác đã ủng hộ. Như em đã nói từ giờ đến hết tháng 11 em bó chân ko làm gì được. Em gửi tuốt tuột lên đây để các bác có quan tâm ngâm cứu trước.
    Tiếp theo là ống xả này.
    [​IMG]
  3. motsach9823

    motsach9823 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, cảm ơn bác ming nhiều lắm !
  4. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Các bác chịu khó chờ em thêm mấy hôm nhá. Với trình độ đọc bản vẽ cỡ em thì em đọc toét mứt không hiểu mấy chi tiết khác nghĩa là sao á. Nhất là cái bếp dầu ấy, không thể hiểu nổi sao trên hình vẽ lại như thế nữa.
  5. niemvuidemdong

    niemvuidemdong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn Sơn
    Mình mới qua diễn đàn này thấy mọi người bàn luận về máy bay hay quá cũng muốn tham gia
    Mình thích máy bay mô hình từ nâu rồi nhưng ko đủ điều kiện kinh tế . Bây giờ thấy mọi người bàn luân hay lên máu xưa quay lại .Mình ko ở gần HN để đến tận nơi được .Mình rất thích bạn có thể gửi cho mình quy trình chế tạo một máy bay mô hình chạy động cơ nổ 26cc được ko ? Vì sự nghiệp phổ biến kĩ thuật dân chí đi bạn . Mình ko biết tiếng anh lên mạng mình chẳng tìm được thông tin gì bằng tiếng việt cả .
    Nếu được bạn hãy mail cho mình vào niemvuidemdong@yahoo.com.vn .Cảm ơn bạn nha. Chờ tin của bạn
  6. vinatech

    vinatech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bác Mig19Farmer cho hỏi động cơ này dùng cho thiết bay hành trình dài được không (UAV, tên lửa hành trình).
    "Chúng ta thường thấy trên báo chí phản ánh về các lọai phương tiện giao thông tự chế như : xe ba gác, xe lôi, xe công nông, xe "đầu ngang", xe "chuồng gà"...Nhưng ngay cả lọai phương tiện quân sự kỹ thuật cao như tên lửa hành trình cũng đã có người tự chế tại garage nhà mình và đã thành công với chi phí không tưởng : 6000-10000 USD (tên lửa Tomahawk của Mỹ giá tới hàng triệu USD ).
    Bruce Simpson người New Zealand ,đã bỏ ra 8 năm để nghiên cứu , tự chế tạo và thử nghiệm các lọai động cơ tên lửa ( từ những lọai cổ điển như Pulse-jet lắp trên bom bay V1, động cơ Pulse-jet kiểu Lockwood-Hiller , Ram-jet và sau cùng ông thiết kế lọai động cơ của riêng mình X-jet), các thiết bị định vị, dẫn đường, xác định mục tiêu .....của tên lửa hành trình.
    B.Simpson và động cơ Lockwood-Hiller
    Mục tiêu của B.Simpson là thiết kế và chế tạo một lọai tên lửa hành trình có hầu hết các tính năng như các lọai tên lửa hành trình đang có trong kho vũ khí của quân đội các nước phương Tây:
    -Dẫn đường và định vị mục tiêu bằng GPS
    -Trang bị một hệ thống điều khiển quán tính (hay tương tự) dự phòng
    -Động cơ phản lực cho phép tên lửa đạt tốc độ cao, giảm thiểu thời gian tiếp cận mục tiêu
    -Khả năng chống phản xạ sóng ra đa (tàng hình)
    -Chế độ bay hòan tòan tự động
    -Hệ thống camera thời gian thực.
    Cụ thể các thông số kỹ thuật phải đạt được;
    - Tầm bắn : ít nhất 100 Km
    - Khả năng mang đầu đạn khối lượng ít nhất 10 Kg
    - Độ chính xác tiếp cận mục tiêu : trong phạm vi 100 m"
    Bác xem bài viết chi tiết tại đây nhé:
    http://vinatech.org/html/modules/newbb/viewtopic.php?topic_id=295&forum=22
    P/S: Chúng tôi có cập nhật vào topic bài viết về động cơ Turbo Jet tự chế của bác rùi.
  7. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn Vinatech
    Trước hết xin cảm ơn bạn đã có quan tâm đến chủ đề cũng như tâm huyết với nền công nghệ nước nhà. Tôi rất vui vì bạn đã sử dụng bài viết của tôi trên diễn đàn của bạn.
    Tuy nhiên, có một số vấn đề tôi muón trao đổi thêm với bạn
    1. Về vấn đề so sánh tên lửa hành trình Tomahawk với quả tên lửa hành trình 5000 đô la của B.Simpson thì tôi nghĩ bạn đã quá nâng cao quan điểm. Sự so sánh này là hoàn toàn khập khiễng do tính năng của chúng khác xa nhau. Một bên là 1 thiết bị quân sự có tầm bắn gần 2000km với đầu đạn gần 500kg, có khả năng bay bám địa hình, thiết bị GPS quân sự độ chính xác cao, máy tính quân sự mạnh, chưa kể các tính năng lặt vặt khác như cánh nâng, cánh đuôi, cửa hút khí txếp lại được để bắn từ ống phóng hình trụ, động cơ tên lửa khởi động nhiên liệu rắn, động cơ hành trình turbo-fan cực kỳ hiệu quả. Với bên kia chỉ đơn giản là 1 máy bay mô hình cỡ lớn có lắp một động cơ pulse-jet cực kỳ kém tin cậy và rẻ tiền (tôi sẽ phân tích dưới đây sau), hệ GPS dân dụng giá dưới 50 đô la, máy tính điều khiển lấy từ một laptop Pentium III cũ, không có động cơ tên lửa hỗ trợ cất cánh mà phải đặt trên nóc xe pick up để lợi dụng vận tốc xe để cất cánh, khối lượng đầu đạn mang theo khoảng 10kg - nhỏ hơn nhiều lần 1 đầu đạn pháo thông thường, tầm bắn chưa đạt nổi 50km với đầu đạn cỡ đó, tầm bắn 100km là khi ko mang đầu đạn-lúc đó nó ko mang chút ý nghĩa gì. Đó là lý do quả tên lửa của B.Simpson (nếu thành công) cũng chỉ thích hợp cho mục đích khủng bố. Và cuối cùng là B.Simpson chưa bao giờ hoàn thành nổi quả tên lửa của mình do áp lực từ chính phủ của nước ông ta, nó vẫn chỉ là dự án trên giấy. Theo quan điểm của tôi, nếu tạm gạt vấn đề tự dẫn đường qua GPS sang 1 bên thì việc thiết kế 1 máy bay không người lái kiểu đó (hoặc lớn hơn) hoàn toàn là quá đơn giản với các bạn trong các câu lạc bộ máy bay mô hình VN. Tuy nhiên cũng cần phải nói là ý tưởng về tên lửa hành trình cỡ siêu nhỏ kiểu này đã và đang là xu thế được quan tâm đối với các cường quốc quân sự trên thế giới do sự phát triển ngày càng hoàn thiện của công nghệ điện tử nên các hệ dẫn đường chính xác ngày càng nhỏ gọn và rẻ tiền, việc tấn công các mục tiêu quân sự quan trọng nằmg rải rác trong lãnh thổ đối phương có thể được đảm nhiệm bởi các tên lửa cực nhỏ nhưng chính xác. Tiêu biểu có Harpy của Do thái có thể thâm nhập sâu để diệt các trạm rada cảnh giới. Mỹ cũng đang tìm cách chế tạo các tên lửa hàn trình cỡ ngày càng nhỏ hơn để thcíh ứng với các mục tiêu nhỏ hơn do 1 trái Tom giá hơn 1 triệu với 500kg thuốc nổ, tầm 1700km là quá dư thừa với các mục tiêu nhr, rẻ tiền của đối phương, nhất là khi tàu chiến của họ đã có thể áp sát bờ biển các nước có hệ thống phòng thủ kém mà không sợ bị trả đũa, tầm bắn xa là hoàn toàn vô nghĩa. Trước hết họ lắp hệ dẫn đường của Tom lên loại tên lửa nhỏ hơn như Harpoon- một loại tên lửa hành trình chống hạm cỡ nhỏ hơn nhiều để biết nó thành 1 tên lửa hành trình đối đất cỡ nhỏ hơn, rẻ hơn. Sau đó là chương trình tên lửa hành trình siêu nhỏ với tính năng tầm bắn 100km, đầu đạn 10kg. động cơ lực đẩy khoảng 30kg (tức là hoàn toàn những gì B.Simpson muốn làm nhưng với trình độ công nghệ khác) với giá tầm 20.000 đô để diệt các mục tiêu cỡ nhỏ nhưng đắt tiền của đối phương, bọn này dẫn đường bằng GPS đến khu vực mục tiêu và tiếp tục được chỉ điểm bằng laser do trinh sát dẫn đường. Bạn cứ hình dung các toán trinh sát pháo binh giờ tiềm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương và gọi pháo binh bắn, kết quả là một hoặc vài trái đạn có độ chính xác như 1 trái ATGM được bắn tới từ hậu phương. Thật tuyệt phải không bạn, đó chính là những gì tôi đang mơ ước. Một hệ dẫn đường GPS dân dụng hoàn toàn phù hợp với mục đích này do đoạn cuối nó có thể được dẫn tiếp bằng trinh sát qua chỉ điểm laser, một khung thân rẻ tiền mà các xưởng cơ khí nhỏ cũng chế tạo tốt, và cuối cùng một động cơ phản lực cỡ nhỏ, độ tin cậy cao và rẻ tiền, dễ chế tạo do sử dụng các linh kiện có sẵn là mục đích của chủ đề này.
    2. Động cơ mà B.Simpson muốn lắp lên quả tên lửa của ông không phải là động cơ Lockwood-Hiller mà là một động cơ pusle jet truyền thống có dùng van. Động cơ Lockwood-Hiller là thiết kế kiểu không dùng van, có ưu điểm là cực dễ chế tạo do không có bất kỳ một chi tiết chuyển động nào nhưng bù lại nó rất cồng kềnh (chữ U) và là loại động cơ kém hiệu quả nhất, kém tin cậy nhất trong dòng Pulse-jet, chỉ với vài trăm ngàn Việt nam đồng, ai cũng có thể đặt làm loại động cơ này ngoài hàng inox. Tôi thực sự không quan tâm lắm tới ý tưởng dùng pusle jet trên tên lửa hành trình vì dù chúng rẻ và đơn giản nhưng hiệu quả quá kém. Ngày nay các động cơ do cá nhân tự chế vẫn chưa loại nào đạt tới độ tinh xảo như động cơ Argus của V-1 ngày xưa- loại động cơ mà 1/3 chết máy trước khi đến mục tiêu, tức là chúng không thể đảm bảo hoạt động liên tục 30 phút trong điều kiện lý tý tưởng- chưa kể 1 cú tất tốc bất ngờ gây bổ nhào đột ngột cũng dễ dàng làm loại động cơ này ngưng làm việc tức khắc, và chúng cũng không dễ dàng khởi động lại như các loại động cơ phản lực khác (có thể do hệ thống khởi động lại này đắt hơn chính động cơ mất). Tôi thì đến bây giờ vẫn rất mê thiết kế đơn giản của V-1, nhưng tôi nghĩ nếu ta nghiên cứa chế tạo động cơ turbo-jet lực đẩy tầm 500kg lắp lên khung thân rẻ tiền này, cùng với một hệ GPS dân dụng rẻ tiền thì với số tiền mua 1 quả Scud-C ta có thể có vài trăm quả V-1 cũng mang mỗi quả 1 tấn thuốc nổ đi 500km, tôi dám chắc hiệu quả hủy diệt sẽ kinh hoàng hơn rất nhiều, khả năng đánh chặn hết là gần như không thể.
    Vài lời trao đổi, tôi sẽ quay lại khi có thời gian.
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Nói tiếp về vấn đề tên lửa hành trình cỡ nhỏ và động cơ jet mini.
    1. Tên lửa hành trình thực chất là một loại máy bay không người lái có nhiệm vụ đặc biệt là thực hiện các phi vụ một chiều: mang theo một khối lượng thuốc nổ nhất định đến mục tiêu. Phương án này có một thuận lợi là tránh tổn thất về phi công tại những địa điểm được phòng không tốt nhưng nhược điểm là mất luôn phương tiện bay và vấn đề điều khiển sao cho chính xác nhất, đưa khối lượng nổ đến càng gần mục tiêu càng tốt. Do vấn đề kinh tế nên kết cấu phải rẻ tiền, nếu ta so giá 1 quả Tom là 1 triệu với 1 chiếc Fxx vài chục triệu, phí bảo dưỡng, tiền đào tạo phi công, chi phí các khí tài hỗ trợ như máy bay cứu nạn, ... thì ta thấy việc điều 1 trái Tom vào một khu vực phòng không dày đặc rõ ràng là kinh tế hơn so với khả năng bị bắn rớt chiếc Fxx kia. Ngược dòng lịch sử ta thấy loại tên lửa hành trình đầu tiên - Bom bay V-1 có kết cấu cực kỳ đơn giản: tất cả là thép cán rẻ tiền, nhiên liệu xăng chỉ số octane thấp, động cơ rẻ tiền, thậm chí đầu nổ của nó cũng không dùng TNT truyền thống mà dùng Amatol (50% TNT, 50% phân đạm) cho rẻ. Hệ thống dẫn đường thời đó còn quá thô sơ với cách đếm quãng đường qua 1 chong chóng, quay đủ số vòng là cắt động cơ, thế thôi. Vì vậy chúng có xác suất trúng đích một mục tiêu to tổ bố như London và cả vùng phụ cận cũng chả được bao nhiêu. Tuy nhiên ngày nay với các thiết bị dân dụng giá rẻ, các nước đang phát triển hoàn toàn có thể làm được 1 hệ dẫn đường cho các tên lửa kiểu này với độ chính xác dưới 1km. Với giá tầm 10.000 đến 20.000 đô tôi nghĩ những nước đang phát triển hoàn toàn có thể copy kết cấu của V-1, sản xuất bằng các vật liệu tốt hơn thời thế chiến chút, thay động cơ bằng loại turbo-jet đơn giản tự chế, là ta đã có thể có trong tay 1 quả đạn tầm 600km, mang đầu nổ 1 tấn. Chưa kể khả năng mang đầu đạn đến mục tiêu, vài trăm quả đạn bắn cùng lúc sẽ gây lụt hệ thống phòng không đối phương để tiêu hao bớt đạn dược đối phương trước khi đòn chủ công thực sự diễn ra (đó là lý do tại sao trong chiến tranh vùng Vịnh lần 1, Iraq claim bắn rơi khá nhiều máy bay Mẽo tại chỗ nhưng Mẽo phủ nhận, và Iraq cũng ko thể chứng minh ngược lại, hệ phòng không nhiều tầng của họ bộc lộ quá sớm khi thấy hàng loạt mục tiêu bay vào, họ không biết đang ngắm vào những quả BQM-74 vô hại mà trong điều kiện nhiễu dày đặc không khác gì một chiếc F trên màn rada và tự lộ mình trước những trái HARM chết người của đám Fxx thực sự bay ngay phía sau). Thêm nữa đổi 1 trái đạn rẻ tiền lấy 1 trái SAM vẫn rất kinh tế (kể cả trường hợp SAM giá rẻ hơn nhưng đây không phải là đổi tiền, đối phương bắn đi một trái đạn vào mục tiêu giả tức là máy bay ta bớt đi một mối nguy hiểm do đối phương không thể nạp kịp đạn).
    2. Về động cơ mini-jet: những gì tôi đề xuất chẳng có gì là mới mẻ hay to tát do:
    - Mô hình động cơ turbo-jet đầu tiên của thế giới cũng chỉ xếp hạng là ...mini
    - Các loại máy bay mục tiêu cỡ nhỏ (tức là làm mồi cho không quân tập bắn) của các nước phát triển những năm 60 đã dùng những động cơ mini rất tốt theo chuẩn quân sự mà chúng ta ko biết bao giờ mới làm nổi. Các động cơ lấy từ các máy bay bị bắn rớt này vẫn là mục tiêu săn tìm của nhiều nhà sưu tầm động cơ, và theo họ chúng vẫn thực sự hết sức mẫu mực trong thiết kế mà điều kiện cá nhân khó mà vươn đến nổi. Cái gọi là tên lửa hành trình 5000 USD kia còn lâu mới vươn tới nổi tầm của các thiết bị quân sự "rẻ tiền xài một lần rồi bỏ" này. Các loại máy bay mục tiêu cỡ vừa đã xài chung động cơ với máy bay chiến đấu cỡ nhỏ (BQM-34 xài động cơ GE-J85 của F-5).
    - Loại động cơ mà tôi đề xuất nghiên cứu chế tạo bắt đầu từ xu hướng thiết kế loại động cơ phản lực từ các phụ kiện phổ biến của xe hơi cũ- nó cho phép các nhà thiết kế nghiệp dư có thể chế tạo các động cơ phản lực có độ tin cậy cao với giá thành chấp nhận được cho các máy bay mô hình. Bây giờ chúng cũng đã được sản xuất ở qui mô công nghiệp nhỏ với lực đẩy từ 45lbs trở xuống. Các nhà thiết kế tại gia nổi tiếng sau 1 thời gian mày mò đã đầu tư tiền để sản xuất các động cơ này hàng loạt và dần hình thành một mảng thị trường thực sự. Họ cũng bắt đầu sản xuất các động cơ lớn hơn (từ 100lbs) cho mục đích quân sự như UAV do thám hay tên lửa hành trình siêu nhỏ.
    Điều mà tôi mong muốn là cùng kêu gọi những người yêu kỹ thuật và tâm huyết với quân sự nước nhà cùng nghiên cứu chế tạo các động cơ cỡ nhỏ này cho các mục tiêu:
    - Các máy bay mục tiêu cho phòng không không quân (nhà ta vẫn xài máy bay cánh quạt cho mục đích này, tôi không hiểu đến lúc lâm trận thì sẽ ra sao do quen tập với mục tiêu bay như rùa). Chúng cũng có thể dùng làm các mục tiêu giả đánh lừa hệ thống phòng không của đối phương hay làm các nhiệm vụ như thả nhiễu tiêu cực, thám sát khí tượng...
    - Các UAV do thám cỡ nhỏ tốc độ cao.
    - Các tên lửa hành trình cỡ nhỏ bay sâu lượn lờ tìm diệt các trạm cảnh rada cảnh giới.
    -...
  9. sgblue

    sgblue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2005
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn Mig19farmer,
    Tôi rất hiểu tâm huyết và khả năng thực hiện dự án của bạn. Trong những dự án lớn và khó, để thành công ngoài tâm huyết và khả năng của project manager, thì vấn đề tập hợp lực lượng và nguồn lực (tài chính, công nghệ, nhân sự, official support) là rất quan trọng...
    Diễn đàn khoa học công nghệ Việt Nam - vinatech.org luôn rất hoan nghênh và mong muốn được hợp tác với những anh em có tâm huyết với việc phát triển KHCN nước nhà.
    Giới thiệu về hoạt động của vinatech: http://vinatech.org/html/modules/content/index.php?id=4
    Chúc bạn may mắn và thành công!
    SG.
    P/S: Mời bác Mig19farmer sang tham gia diễn đàn vinatech cùng với chúng tôi nhé
    Email của tôi: sgblue@gmail.com
    Được sgblue sửa chữa / chuyển vào 12:15 ngày 23/09/2006
  10. giaosuq

    giaosuq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Hi Mig19Farmer
    Cả ngày hôm nay tui đã xem toàn bộ 27 page trong chủ đề của bạn.
    Hoàn toàn không điên rồ đâu , chắc chắn làm được. Một góp ý nho nhỏ : tui thấy bàn hơi lan man, từ thiết kế, công nghệ, vật liệu, phương pháp gia công.... mà hình như đến bây giờ khâu thiết kế vẫn chưa quyết?
    Mig19Farmer là người điều hành dự án quyết định thiết kế đi, chẳng có thiết kế nào hoàn hảo đâu chọn cái tối ưu là được rồi, còn nếu lưỡng lự chưa rõ cái nào tối ưu thì chọn đại đi, trong quá trình chế tạo thử chắc chắn còn phải thay đổi thiết kế cho phù hợp công nghệ.
    Khi nào xong thiết kế quẳng cho tui bản vẽ cái đĩa đầy rãnh loằng ngoằng tui chế cho. Bằng inox, nhôm hay gì đấy tui đảm bảo chế được nếu có phôi. Tui làm khuôn mẫu từ 15 năm nay , có máy CNC, nếu CNC không giải quyết xong thì đục tay . Những cái phức tạp này CNC không giải quyết hết được đâu, vẫn phải finished bằng đục, cạo rà, đá mài , giấy nhám thôi. Khi nào sản xuất số lượng nhiều tính sau.
    Được giaosuq sửa chữa / chuyển vào 18:56 ngày 23/09/2006
    Được giaosuq sửa chữa / chuyển vào 19:03 ngày 23/09/2006

Chia sẻ trang này