1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề xuất ý tưởng thiết kế và sản xuất động cơ Turbin-jet mini trong điều kiện Việt Nam để trang bị ch

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 30/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kass

    kass Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Thơ thẩn thế nào lại lạc vào đây, thấy cũng hay hay. Kéo cái topic này lên chứ nhẩy.
    Tớ là dân computer, để xem có dính dáng gì đến tàu bay không nhỉ . Cách đây vài năm, tớ có một research về kĩ thuật có liên quan đến nhận dạng dùng trong không quân (máy bay/tên lửa), đại loại như nhận dạng mục tiêu tấn công dưới đất để tự động tấn công, nhận dạng địa hình để né tránh.
    Hic, nhưng mà vụ đó xa vời quá. Chắc phải đợi khi nào các bác làm ra cái tàu bay cái đã hẳn tính sau. Chúc thành công nhé
  2. ksk07

    ksk07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    50
    Động cơ gas turbin về cơ bản là một động cơ nhiệt dùng không khí để làm môi trường tạo ra lực đẩy. Để làm được điều đó, động năng của dòng khí sau khi đi qua động cơ được tăng lên. Để tăng động năng, trước hết luồng khí được nén với áp suất cao, sau do'''''''''''''''' nhiệt năng của dòng khí được tăng lên, và cuối cùng là chuyển thành động năng dưới dạng sự phụt ra rất nhanh của khí thải.
    CHU TRÌNH LÀM VIỆC:
    [​IMG]
    Chu trình làm việc của động cơ turbin cũng giống như chu trình làm việc của động cơ piston bốn thì. Tuy nhiên đối với động cơ turbin thì sự đốt cháy xảy ra ở áp suất không đổi, còn động cơ piston thì sự đốt cháy xảy ra ở thế tích không đổi. Các chu trình của động cơ turbin và động cơ piston bốn đều có bốn quá trình: hút, nén, đốt cháy nhiên liệu và xả. Đối với động cơ piston thì các quá trình này lần lượt xảy ra còn đối với động cơ turbin thì các quá trình này liên tục nối tiếp nhau
    Trong động cơ piston chỉ có một quá trình sinh công còn các quá trình khác là để hút, nén và xả khí. Ngược lại, ở động cơ turbin không có khái niệm "thì" ( hay "kỳ") vì vậy nó cho phép nhiều chất đốt hơn được đốt cháy trong một thời gian ngắn hơn. Vì vậy nó cho lực đẩy lớn hơn so với động cơ piston có cùng kích thước.
    Với động cơ turbin vì các qúa trình được diễn ra liên tục và vì buồng đốt không phải là một không gian kín nên áp suất không khí không tăng lên trong quá trình đốt giống như động cơ piston, nhưng thể tích thì tăng. Vì vậy quá trình này còn được hiểu là quá trình đốt nóng đẳng áp. Trong điều kiện như vậy, không có sự khống chế về sự giao động hay cực trị của áp suất. Trong trường hợp động cơ piston với áp suất cực đại lên tới trên 1000 ( pao trên inch vuông) thì ta cần một cấu trúc xy lanh nặng nề và dùng nhiên liệu với chỉ số ốc-tan cao, trái lại động cơ turbin chỉ cần dùng nhiên liệu với chỉ số ốc-tan thấp và buồng đốt được thiết kế nhẹ nhàng.
    Chu trình làm việc của động cơ turbin được thể hiện trên đồ thị áp suất- thể tích (PV) như hình sau:
    [​IMG]
    Điểm A thể hiện không khí ở áp suất khí quyển, đoạn AV thể hiện áp suất được tăng lên bằng việc nén khí. Đoạn BC thể hiện sự cung cấp nhiệt cho dòng khí bằng cách phun và đốt cháy nhiên liệu ( làm cho khí giãn nở một cách nhanh chóng). Áp suất bị mất trong buồng đốt (sẽ trình bày kỹ ở phần sau) được thể hiện bằng sự đi xuống của đoạn BC. Đoạn CD thể hiện khí thải từ buồng đốt giãn nở và phụt ra qua tua-bin để trởi lại với bầu khí quyển. Trong quá trình này, một phần năng lượng của dòng khí thải giãn nở được được tua bin chuyển lại thành năng lượng để tạo ra lực nén, phần còn lại thể hiện ở sự phụt mạnh ra ngoài của dòng khí để tạo nên lực đẩy phản lực của động cơ.
    Còn tiếp.....
    Được ksk07 sửa chữa / chuyển vào 19:42 ngày 10/04/2007
    Được ksk07 sửa chữa / chuyển vào 12:49 ngày 11/04/2007
  3. ksk07

    ksk07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    50
    Vì động cơ turbo-jet là một động cơ nhiệt nên nếu nhiệt độ buồng đốt cao hơn thì sự giãn nở của khí sẽ lớn hơn sau khi cháy. Tuy nhiên, nhiệt độ của quá trình đốt không được vượt quá giá trị giới hạn để không làm cho nhiệt độ của động cơ tăng quá giới hạn chịu đựng của thiết kế và vật liệu.
    Nếu ta sử dụng các cánh tản nhiệt thì động cơ sẽ cho phép nhiệt độ của quá trình đốt sẽ cao hơn và cuối cùng dẫn tới hiệu suất của động cơ sẽ lớn hơn.
    Trong suốt quá trình làm việc của động cơ, dòng khí ( working fluid) nhận vào rồi lại cho đi nhiệt lượng tạo ra sự thay đổi áp suất, thể tích và nhiệt độ. Những sự thay đổi đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng tuân theo một nguyên lý chung được giải thích bởi hai định luật Boyle và Charles. Về cơ bản, nguyên lý này nói rằng ap suat và thể tích của khí ở các phần khác nhau của chu trình làm việc tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối ở phần chu trình đó. Hiểu một cách khác là các mối quan hệ thay đổi trạng thái của khí.
    Có 3 trạng thái chính trong quá trình làm việc của động cơ trong khi trạng thái khí thay đổi. Trong quá trình nén, khi tăng áp suất và giảm thể tích thì tương ứng với việc tăng lên về nhiệt độ. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, khi nhiên liệu được thổi vàoluồng khí và bốc cháy để đốt nóng luồng khí thì có một sự gia tăng tương ứng về thể tích khi'''', trong khi đố áp suất hầu như không thay đổi. Trong quá trình giãn nở, khi dòng khí giãn nở sinh công thì có sự giảm xuống về áp suất và nhiệt độ tương ứng với sự tăng lên về thể tích.
    Sự thay đổi về nhiệt độ và áp suất khí dọc động cơ được thể thiện bởi biểu đồ luồng khí (fig 2-5)
    [​IMG]
    Đồ thị màu thể hiện nhiệt độ, màu xanh lá cây thể hiện vận tốc, màu xanh da trời thể hiện áp suất. Ta thấy nhiệt độ và áp suất khí thay đổi qua các giai đoạn: nén (Compression), đốt cháy nhiên liệu (combustion) và giãn nở (expansion), xả (exhauts).
    Được ksk07 sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 11/04/2007
  4. hello_Vietnam

    hello_Vietnam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2006
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    Sau chừng ấy thời gian, các bác đã chế tạo ra môn ra khoai gì chưa ạ?
  5. ksk07

    ksk07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    50
    Mượn chỗ này để tập dịch sách tiếng Anh rồi còn giúp các bác ở đây chế tạo động cơ nữa chứ. Tôi nghĩ sẽ làm được. Cố lên đừng nản chí
  6. ksk07

    ksk07 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    50
    Hiệu suất của mỗi sự thay đổi sẽ xác định mức độ của sự liên hệ giữa áp suất thể tích và nhiệt độ đạt được. Hiệu suất cao của quá trình nén là với cùng một mức độ tăng nhiệt độ ta đạt được áp suất cao hơn. Trái lại, hiệu suất của tua-bin cao khi tua-bin quay nhanh hơn với cùng một mức độ giãn nở của khí.
    Khi dòng khí được nén đạt 100% hiệu suất thì quá trình đó gọi là quá trình đoạn nhiệt. Có nghĩa là không có sự mất mát về mặt năng lượng trong quá trình với sự có mặt của ma sát, của sự dẫn nhiệt ra vỏ máy hay là truyển động rối của dòng khí, điều đó là hoàn toàn không thể đạt được trong thực tiễn. 90% hiệu suất đã là quá tốt cho quá trình đoạn nhiệt của quá trình nén và tua-bin.
    SỰ THAY ĐỔI CỦA TỐC ĐỘ VÀ ÁP SUẤT
    Trong quá trình dòng khí đi xuyên qua động cơ, khí động lực và năng lượng cần phải đạt được đòi hỏi phải có sự thay đổi về vận tốc và áp suất. Thí dụ, trong quá trình nén ta mong muốn sự tăng lên của áp suất và không tăng về vận tốc. Sau khi dòng khí được nung nóng và nội năng được tăng lên bởi sự đốt cháy nhiên liệu thì cần thiết phải có sự gia tăng về tốc độ để tạo ra lực tác động làm quay tua-bin. Ở đuôi động cơ, ta mong đợi sự có mặt của vận tốc không khí cao để biến đổi từ động lượng của dòng khí thành lực đẩy lên máy bay. Sự giảm tốc của dòng khí cúng quan trọng, như trọng trường hợp trong buồng đốt của động cơ ta phải tạo ra một vùng có vận tốc thấp để ngọn lửa có thể bốc cháy.
  7. thantuonghung

    thantuonghung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Các bác có thể trình bày các phương trình biểu diễn các quá trìnhđó kô ? chú ý anh em cần thực tế lên... tránh psst cacphương trình dạnh lý tưởng nhé camởn các bác ... em vẫn còn nhiều chỗ không thạo đâu.. chỉ có chút lý thuyết còn rời rạc nhân tiện đây các bác còn sách không em xin một quyển ạ ! cám ơn các bác nhiều lắm !
  8. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Đã có ai làm được động cơ phản lực chưa? Em bây giờ mới hơi hơi gọi là an tâm về lý thuyết và bắt đầu thực hành. Ko biết suy luận về lý thuyết như thế đã đúng chưa, cứ thử làm xem có được ko, ko được thì học lại lý thuyết rồi làm tiếp cũng được hehe . Ko học về cơ khí nên cũng ko biết nhiều về gia công và vật liệu, cứ làm theo cách đơn giản nhất vậy , ai làm ko, em gửi bản vẽ thiết kế đơn giản lên rồi cùng làm . Ko biết làm xong có chạy ko, chỉ cần có lực đẩy nhẹ nhẹ thôi và ko phụt lửa ngược ra phía trước là thành công rồi
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 06:35 ngày 03/06/2007
  9. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Đã có ai làm được động cơ phản lực chưa? Em bây giờ mới hơi hơi gọi là an tâm về lý thuyết và bắt đầu thực hành. Ko biết suy luận về lý thuyết như thế đã đúng chưa, cứ thử làm xem có được ko, ko được thì học lại lý thuyết rồi làm tiếp cũng được hehe . Ko học về cơ khí nên cũng ko biết nhiều về gia công và vật liệu, cứ làm theo cách đơn giản nhất vậy , ai làm ko, em gửi bản vẽ thiết kế đơn giản lên rồi cùng làm . Ko biết làm xong có chạy ko, chỉ cần có lực đẩy nhẹ nhẹ thôi và ko phụt lửa ngược ra phía trước là thành công rồi
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 06:35 ngày 03/06/2007
  10. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Chán quá, tiền thì ít, trình độ cơ khí thì kém, chỉ giỏi mỗi tưởng tượng với cả vẽ vời một ít, bây giờ mà em tự làm hết thì chịu, ko làm được. Tốt nhất là em vẽ các chi tiết ra đây rồi xem ai có thì mua lại hoạc đặt mọi người làm giúp hộ vậy, có ai tài trợ cho thì tốt
    Tiền ít nên em chỉ làm đơn giản nhất và dùng được các vật liệu rẻ tiền nhất có thể được thôi.
    Đại loại nó như thế này :
    [​IMG]
    Để đơn giản, lúc đầu động cơ sẽ dùng khí gas của bình gas du lịch (ko biết có đủ lực nén để đẩy gas vào buồng đốt ko)
    Về nguyên tắc là ta có thể khống chế cho lượng gas vào buồng đốt chỉ duy trì ở một mức độ vừa phải để cho nhiệt độ và áp suất ở mức vừa đủ mà các vật liệu rẻ tiền có thể chịu đựng được, giảm giá thành, chi phí và thời gian làm động cơ, ko cần động cơ có lực đẩy quá lớn.
    Các chi tiết bao gồm :
    -2 vòng bi
    -1 cánh máy nén
    -1 tuabin
    -1 trục quay
    -1 buồng đốt
    -1 vỏ bọc bên ngoài
    -2 trụ đỡ vòng bi gắn với vỏ động cơ.
    Còn buzi, ống dẫn gas, trụ đỡ cho buồng đốt ko biết bố trí như thế nào...nhưng mà em tin là thiết kế như thế này thì khí cháy sẽ bị thổi ra phía sau hết mà ko bị thổi ngược ra phía trước, đó là cái quan trọng nhất để 1 động cơ phản lực hoạt động được
    Về kích thước thì chỉ cần tương đối, ko cần chính xác lắm, cánh tuabin và cánh máy nén to ngang nhau là được rồi, nén theo kiểu ly tâm, vòng bi thì đủ chịu lực, vì nhiệt độ ko quá cao và vòng quay cũng ko quá nhanh nên có khi cũng ko cần bôi trơn gì nhiều, cho ít mỡ lên chạy thử một tí chắc là cũng được. Buồng đốt thì chịu được nhiệt độ và áp suất, đục lỗ lung tung trên thân để thông gió . Động cơ này chỉ cần sinh ra khoảng 1kg lực đẩy, ko biết gas cháy sinh ra nhiệt độ là bao nhiêu nhưng mà với nhiệt độ và áp suất này thì buồng đốt cháy thoải mái, ko sợ gì cả.
    Ko biết cách tính cho lượng khí gas vào buồng đốt ntn để ta có thể có áp suất, nhiệt độ, lực đẩy như mong muốn nhỉ.

Chia sẻ trang này