1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề xuất ý tưởng thiết kế và sản xuất động cơ Turbin-jet mini trong điều kiện Việt Nam để trang bị ch

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 30/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    407
    Hi em bên điện tử đi lạc sang đây thấy cái sơ đồ của bác có mấy điểm chưa ổn:
    1- cao áp để có thể đánh lửa mồi ít nhất phải trên 1000V bác ạ ( giống như cái Bugi trong xe máy ), còn không phải dùng gốm áp điện như trong cái hộp quẹt ga ấy, nhưng ngặt cái là tốc độ hồi phục chậm nên tần suất làm việc không đủ. Tóm lại là bác không dùng accu được đâu, chưa kể bộ accu thường có khối lượng khá nặng, năng lượng từ cái bình ga du lịch của bác chẳng đủ để đưa cái tên lửa đi xa được.
    2- nếu bác đã phun ga liên tục vào buồng đốt thì cho nó cháy liên tục luôn cho rồi, chứ ngắt ngắt mở mở làm gì ạ ? em thấy tên lửa thật dù là dùng nhiên liệu rắn hay lỏng , hay tệ nhất là quả pháp thăng thiên của TQ cũng cháy hoài sau đít chứ có ngừng lại đâu cà ? giai đoạn chuyển động cuối khi đã hết nhiên liệu thì chủ yếu dựa vào quán tính thôi.
    Chúc các bác vui vẻ, có gì mạo phạm xin các bác bỏ qua.
  2. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    1. Đúng là muốn phóng điện thì phải cần có điện áp cao thật, cái module đánh lửa này ko phải là vấn đề chính nên mình cũng ko để ý lắm và thay đổi nó cũng ko ảnh hưởng gì nhiều đến kết cấu động cơ cả, điện áp đánh lửa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điện môi của môi trường, khoảng cách 2 điện cực và hình dáng của điện cực, càng nhọn càng tích nhiều điện và phóng mạnh, phóng điện thì chỉ cần dòng nhỏ thôi nhưng mà phải có điện áp lớn. Điện áp phóng điện có thể nhỏ hơn 1000v nếu ta điều chỉnh các yếu tố trên phù hợp. Nhưng mà cũng ko cần thiết vì ta có thể dễ dàng kích một điện áp nhỏ lên cao áp bằng cách băm xung và dùng một biến áp cao tần như trong TV, nhỏ gọn và nhẹ nhưng mà có thể đưa điện áp lên đến hàng chục nghìn V, tất nhiên là dòng sẽ tương ứng nhỏ đi theo . Còn về acquy thì đúng là ko ai dngf acquy rồi, nó quá nặng, dòng quá lớn và ko cần thiết. Ở đây ta chỉ cần sử dụng một cục pin nhỏ nhẹ thôi, khoảng vài V rồi băm xung ra và cho vào biến áp cao tần để đẩy điện áp lên, trong TV người ta dùng điện áp nuôi khoảng 12v thì phải và dao động ở tần số quét dòng, khoảng 14khz mà biến áp cao tần đã đưa lên 14000 V rồi thì chỉ cần một điện áp nhỏ chắc cũng đưa lên được 1000V để phóng điện . Còn bình gas thì chỉ để thí nghiệm thôi nên ko cần dùng nhiều gas, chỉ cần nó chậy được đúng nguyên lý là được rồi, sau này cải tiến cho nó chạy lâu và điều chỉ được lượng gas sau hehe.
    2. Nếu bạn phun gas liên tục như động cơ tên lửa thì động cơ sẽ ko hoạt động được vì động cơ phản lực và động cơ tên lửa là 2 loại hoàn toàn khác nhau, nguyên lý hơi khác nhau một chút nên ko so sánh như vậy được, nếu phun gas liên tục thì một là động cơ sẽ ko có oxi để cháy hoạc là ko có lực đẩy
    dưới đây là một thiết kế động cơ phản lực đơn giản nữa để mọi người tham khảo :
    [​IMG]
    Chưa hiểu thì thấy cái gì cũng khó thật, nhưng mà khi hiểu ra rồi thì cái gì cũng thật là đơn giản , cái gì cũng thế. Đừng nghĩ cái này khó quá, hiểu ra rồi thì cũng đơn giản thôi , ngày trước có nhiều người cũng tham gia topic này ko biết bây giờ đi đâu hết rồi, chắc thấy khó quá nản hết cả rồi
    Vừa rồi có tin ở VN cũng đã có người làm được động cơ phản lực rồi nhưng mà lực đẩy còn yếu, chưa được như mong muốn nên người ta chưa công bố thì phải, ko biết là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, hi vọng ở đây cũng sẽ có người làm được
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 05/06/2007
  3. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    1. Đúng là muốn phóng điện thì phải cần có điện áp cao thật, cái module đánh lửa này ko phải là vấn đề chính nên mình cũng ko để ý lắm và thay đổi nó cũng ko ảnh hưởng gì nhiều đến kết cấu động cơ cả, điện áp đánh lửa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điện môi của môi trường, khoảng cách 2 điện cực và hình dáng của điện cực, càng nhọn càng tích nhiều điện và phóng mạnh, phóng điện thì chỉ cần dòng nhỏ thôi nhưng mà phải có điện áp lớn. Điện áp phóng điện có thể nhỏ hơn 1000v nếu ta điều chỉnh các yếu tố trên phù hợp. Nhưng mà cũng ko cần thiết vì ta có thể dễ dàng kích một điện áp nhỏ lên cao áp bằng cách băm xung và dùng một biến áp cao tần như trong TV, nhỏ gọn và nhẹ nhưng mà có thể đưa điện áp lên đến hàng chục nghìn V, tất nhiên là dòng sẽ tương ứng nhỏ đi theo . Còn về acquy thì đúng là ko ai dngf acquy rồi, nó quá nặng, dòng quá lớn và ko cần thiết. Ở đây ta chỉ cần sử dụng một cục pin nhỏ nhẹ thôi, khoảng vài V rồi băm xung ra và cho vào biến áp cao tần để đẩy điện áp lên, trong TV người ta dùng điện áp nuôi khoảng 12v thì phải và dao động ở tần số quét dòng, khoảng 14khz mà biến áp cao tần đã đưa lên 14000 V rồi thì chỉ cần một điện áp nhỏ chắc cũng đưa lên được 1000V để phóng điện . Còn bình gas thì chỉ để thí nghiệm thôi nên ko cần dùng nhiều gas, chỉ cần nó chậy được đúng nguyên lý là được rồi, sau này cải tiến cho nó chạy lâu và điều chỉ được lượng gas sau hehe.
    2. Nếu bạn phun gas liên tục như động cơ tên lửa thì động cơ sẽ ko hoạt động được vì động cơ phản lực và động cơ tên lửa là 2 loại hoàn toàn khác nhau, nguyên lý hơi khác nhau một chút nên ko so sánh như vậy được, nếu phun gas liên tục thì một là động cơ sẽ ko có oxi để cháy hoạc là ko có lực đẩy
    dưới đây là một thiết kế động cơ phản lực đơn giản nữa để mọi người tham khảo :
    [​IMG]
    Chưa hiểu thì thấy cái gì cũng khó thật, nhưng mà khi hiểu ra rồi thì cái gì cũng thật là đơn giản , cái gì cũng thế. Đừng nghĩ cái này khó quá, hiểu ra rồi thì cũng đơn giản thôi , ngày trước có nhiều người cũng tham gia topic này ko biết bây giờ đi đâu hết rồi, chắc thấy khó quá nản hết cả rồi
    Vừa rồi có tin ở VN cũng đã có người làm được động cơ phản lực rồi nhưng mà lực đẩy còn yếu, chưa được như mong muốn nên người ta chưa công bố thì phải, ko biết là chuyên nghiệp hay nghiệp dư, hi vọng ở đây cũng sẽ có người làm được
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 17:57 ngày 05/06/2007
  4. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Động cơ phản lực mini 1 tầng nén và 1 tầng tuabin:

    Để cho đơn giản ta chia động cơ thành các module riêng biệt sau cho dễ chế tạo rồi lắp ghép lại với nhau :
    -Module đánh lửa : Buzi, nguồn điện lấy từ pin (3000đ 1 cục pin 9v nhỏ nhẹ), mạch giao động cao tần, biến áp cao tần để đưa điện áp lên cao. I=U/R, vì R là điện trở của môi trường lớn nên muốn có I>0 để đánh lửa ta phải có U lớn . Cái Module này ko quá phức tạp mà cũng dễ hiểu dễ chế tạo.
    -Module phun gas, lúc đầu có thể chỉ cần phun gas liên tục vô điều kiện cho đơn giản hay điều chỉnh lượng gas phun đơn giản bằng tay vì đây chỉ là thí nghiệm, động cơ được cố định vít chặt vào bàn, ko bay đi đâu được cả, nhưng về sau thì cần cải tiến thêm để có thể điều chỉnh lượng gas vào buồng đốt bằng điều khiển điện, vì khi có thể bay đc rồi thì ta ko chạy theo động cơ để điều chỉnh được . Nhưng mà nói chung là làm bộ điều chỉnh lượng gas phun vào buồng đốt điều khiển bằng điện chắc cũng ko quá khó, nên cái này tìm hiểu sau, bây giờ chưa cần quan tâm vội.
    -Bây giờ đến phần quan trọng nhất là phần cánh quạt nén và cánh tuabin. Động cơ có hoạt động hay ko là chủ yếu phụ thuộc vào 2 cái này, nó là phần gây khó hiểu và mù mờ nhất cho mọi người , nhưng mà đã hiểu ra rồi thì hoá ra là cũng đơn giản hehe, mặc dù em cũng mới hơi hiểu hiểu . Hiểu được phần này rồi thì có mà làm động cơ boeing 747 thật cũng được í chứ ko phải chỉ là mini jet.
    [​IMG]
    A,B là 2 phần cố định hoạc chuyển động đều được dùng để giản lực cản và dẫn hướng cho 2 luồng khí đầu vào và ra, tăng hiệu quả cho động cơ, có cũng được mà ko có cũng ko sao.
    C,D là cánh nén và cánh tuabin gắn cùng trên 1 trục quay cùng chiều, cái này là phải ước lượng hoạc tính toán cái gì đó chưa rõ nữa, như diện tích làm việc tương đối hay cái gì gì đó tương đối giữa 2 cái cánh này để đảm bảo cho lượng không khí đầu vào luôn ko ít hơn lượng không khí đầu ra, ko biết có phải vậy ko, ko rõ nữa, 2 cái cánh này là quan trọng nhất của động cơ, phải tìm hiểu nhiều nhất, còn lại thì đều chỉ là tương đối có thể điều chỉnh sai số thoải mái, dễ làm .
    E là trụ đỡ cho trục quay đồng thời tạo ra hình dạng của buồng đốt, dẫn hướng cho khí nén ly tâm sau cánh nén vào động cơ, hình dạng là tương đối cho dễ làm, miễn là đảm bảo các nhiệm vụ đơn giản trên. Trụ đỡ được gắn cố định với vỏ.
    F,G là vỏ ngoài động cơ, đồng thời là cũng là vỏ ngoài của buồng đốt, 2 vị trí đầu và gần cuối được uốn ép sát vào cánh nén và tuabin để tăng hiệu quả hoạt động cho động cơ, hình dạng cũng là tương đối, chỉ cần có 2 chỗ đó ép càng sát vào là được.
    Còn về vòng bi thì cứ tạm sử dụng vòng bi thường, bôi trơn bằng mỡ cho nó đơn giản, sau cải tiến sau.
    Ngoại trừ những thắc mắc về cánh nén và tuabin thì mọi cái còn lại đều có vẻ đơn giản và dễ làm, ai cũng có thể mày mò tự làm được, có lẽ cánh nén và tuabin cũng chỉ cần ước lượng tương đối với nhau, ko cần phải tính toán chi li chi tiết gì cho mệt , cứ ước lượng tương đối rồi lắp vào làm có khi cũng chạy, đấy là tính em lo xa nên cứ đề phòng một khả năng là phải tính toán thế thôi, chứ có khi ko phải tính toán nhiều, cứ lắp vào là nó hoạt động và tự điều chỉnh cân bằng lượng không khí hút vào và phụt ra, vì áp suất của buồng đốt lên 1 đơn vị diện tích của cánh nén và tuabin là như nhau mà, áp suất cân bằng 2 đầu.
    Động cơ cần được khởi động bằng một động cơ khác bên ngoài chứ ko tự khởi động được vì nó theo nguyên tắc chung của các động cơ phản lực khác, ko tự khởi động được.
    Còn về nguyên lý vì sao cấu tạo như thế mà nó hoạt động được thì mọi người tự tìm hiểu nhé, tức là vì sao nó ko phụt khí ra đằng trước mà chỉ phụt khí ra đằng sau...
  5. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Động cơ này đơn giản, chỉ gồn một trục đỡ gắn với vỏ, 1 cơ cấu cánh nén và tuabin đồng trục, 2 vòng bi đỡ, 1 hệ thống phun xăng hay gas, 1 hệ thống buzi đánh lửa thế là chạy, ko cần có buồng đốt, ko cần hệ thống bôi trơn phức tạp...nhưng vẫn đầy đủ các điều kiện cơ bản để cho một động cơ phản lực hoạt động bình thường .
    Hix, ngày xưa bao nhiêu người hò hét nhiệt tình đòi làm động cơ mini jet xong bây giờ đi đấu hết, còn lại mỗi một mình
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 07:54 ngày 06/06/2007
  6. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Các bác cứ làm theo tỉ lệ của cái mô hình này thì chắc là chạy, nhưng mà chạy ở lực đẩy là bao nhiêu, 0,5kg, 1kg, 7,5 kg, 8kg, 10kg.... còn phải phụ thuộc vào nhiều vấn đề như vật liệu, lượng xăng phun vào, và còn phụ thuộc vào cách khởi động động cơ nữa, ko biết cách khởi động thì cũng ko khởi động được , nhưng mà nói chung là hiểu nguyên lý thì làm kiểu gì cũng chạy. Người ta làm cần lực đẩy lớn 8,10kg thì mới phải căn chỉnh nhiều, còn mình chỉ làm chơi thí nghiệm, chỉ cần có lực đẩy thôi thì chỉ cần ước lượng qua loa một chút chắc là cũng được rồi .
  7. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    743
    Đã được thích:
    407
    Hiểu như bác cũng vẫn là lý thuyết thôi, đó là lý do chính mà mấy bác khác " đi đâu hết rồi"
    Em không muốn bàn lui, nhưng mà để tạo được cái cao áp đó từ pin không đơn giản như bác nói đâu, nhưng em có thể giúp bác được đấy, bác dự kiến khối lượng khoảng 300g nha.
    Vụ tên lửa này hồi nhỏ em làm nhiều, nhưng không dùng Gas đâu bởi hồi đó làm gì có, nhưng mà em dùng cái thứ hồi đó có nhiều là ... thuốc súng . đơn giản là gò 1 cái ống tiêu bằng vỏ lon sữa bò, dùng thuốc súng quấn vô 1 cái ống giấy pơ luya làm ngòi chạy xuyên trong ruột tên lửa, xung quanh lấy vỏ quả bóng bàn cắt vụn thật nhuyễn ầy nhồi vô lưng lưng thôi.
    Dùng 1 que gỗ làm bệ phóng kiêm ống dẫn hướng. Đốt lên bác sẽ thấy nó bay nhanh khủng khiếp và có tiếng kêu thật ấn tượng.
    Cái này rõ là không thể gọi là động cơ Turbin nhưng làm tên lửa hành trình thì ngon, nhất là để rút kinh nghiệm về hệ thống dẫn hướng, ổn định thì rất tốt.
    Thân mến
  8. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi dạo này tôi bận quá nên tạm thời phải dẹp vụ này qua một bên để kiếm cơm cái đã kẻo vợ con nheo nhóc thì ko được. Chắc phải thời gian tới mới quay lại được.
    Xuất phát điểm của bạn có vẻ hơi đơn giản hóa vấn đề. Với những gì bạn có thì theo tôi bạn nên khởi đầu với pulse jet trước: gõ từ khóa này lên Google sẽ có hàng trăm bản vẽ chi tiết từng bộ phận của các mẫu động cơ kiểu này. Còn với turbine thì tôi nghĩ là bạn nên đọc nhiều hơn nữa kẻo gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Turbine là một thứ không thể cứ ang áng là chạy đâu, 1 khe hở lớn hơn thiết kế 0,1mm hay góc nghiêg cánh turbine sai khác đi 1 độ đã có thể dẫn đến kết quả là không thể hoạt động liên tục được. Thêm nữa turbine thường chạy ở vòng tua cực lớn nên nếu bạn khởi đầu với những suy nghĩ kiểu "vòng bi bôi trơn bằng mỡ" với lại " ko cần phải tính toán chi li chi tiết gì cho mệt , cứ ước lượng tương đối rồi lắp vào làm có khi cũng chạy" thì chắc chắn bạn sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho bản thân và người xung quanh đấy. Chúc bạn thành công.
  9. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    hihi, chính vì vậy mà tớ vẫn chưa dám làm thật mà, vẫn còn 1 câu hỏi nữa chưa được giải đáp, đó là câu hỏi về quan hệ tương đối giữa cánh nén và tuabin , vẫn còn đang băn khoăn và đi tìm lời giải cho câu hỏi này, khi nào tìm được đáp án rồi mới dám bắt tay vào làm thật, ko thì chỉ có phí công tốn ích thôi mà ko được cái gì cả, may ra rùa thì chạy được nhưng mà vẫn ko thích bằng mình hiểu được hết nguyên lý hoạt động của nó. Có thể câu trả lời ở ngay trước mắt kia rồi nhưng mà vẫn chưa nhìn ra, có thể là nó cũng đơn giản đến ko ngờ, hoạc là ngược lại, nhưng mà chắc là cũng sắp tìm ra được câu trả lời rồi . À mà khoa học là làm cho cái phức tạp trở thành đơn giản và ngược lại là phản KH nên tớ đơn giản hoá càng nhiều càng tốt cho nó dễ hiểu nhưng mà vẫn đảm bảo được đầy đủ các điều kiện cần và đủ của vấn đề là được . Nếu tính toán hợp lý thì dùng vòng bi bôi mỡ vẫn có thể được đấy chứ nhỉ, nghe nói ngày xưa người ta dùng cả cánh nén bằng gỗ được cơ mà .
    To Viagraless, cám ơn bạn, cái mạch của bạn chỉ có 300g thì nhẹ nhỉ, thế thì chắc là lắp vào đâu cũng được nhưng mà có lẽ là bây giờ có làm cũng chưa cần đến phải nhẹ lắm vì mới đang thử nghiệm, đặt cố định nên nặng cũng ko sao. Ngoài ra động cơ này chỉ cần đánh lửa mồi 1 lần thôi rồi sau nó tự cháy, ko cần phải đánh lửa nữa nên nếu có thể dùng được sứ áp điện thì tốt, vì nó cũng chỉ cần đánh lửa 1 lần mà gọn nhẹ, chắc cũng rẻ tiền , bạn có hiểu nguyên tắc và sơ đồ phóng điện của nó ko chỉ cho tớ với?
  10. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    hình như mình đã hiểu ra vấn đề rồi, bây giờ chỉ còn tính toán chính xác nữa thôi, ko ngờ đáp án ở ngay trước mắt mà ko nhìn ra, thận chí là đã nghĩ đến rồi nhưng mà ko dám khẳng định chắc chắn . Một mình mày mò từ đầu ko có ai để hỏi, ko có sách vở gì nó khổ thế đấy, ngay cái đơn giản trước mặt mà cũng ko nhìn ra, ngu quá . Chưa làm nếu chưa chắc chắn là mình làm được

Chia sẻ trang này