1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đề xuất ý tưởng thiết kế và sản xuất động cơ Turbin-jet mini trong điều kiện Việt Nam để trang bị ch

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Mig19Farmer, 30/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Nguyên lý hoạt động của động cơ phản lực từ A -> Z (tiếp theo) :
    Có thể điều chỉnh cho động cơ quay ở vận tốc thấp, nhiệt độ thấp để giản yêu cầu về chất liệu chế tạo, giảm giá thành. Động cơ sẽ vẫn cứ chạy được, tuy chỉ ở tốc độ thấp, lực đẩy yếu, nhưng mà vẫn cứ là động cơ phản lực, làm để chơi và nghiên cứu, mô hình giáo dục, thí nghiệm thì vẫn được.
    -The End-
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 07:07 ngày 15/06/2007
  2. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    hahaha, thót tim, cứ tưởng mình sai thật, mồm to thế này mà sai thì ngượng lắm, chả đám ngửng mặt lên mà nhìn ai hehe , nhưng mà tớ nghĩ là tớ ko sai đâu, bạn mới là người sai đó.
    Theo bạn thì làm sao mà Oxi có thể lọt vào tiếp được để mà cháy?
    Còn ở động cơ đốt trong thì khác bạn à, 2 cái này nó khác nhau lắm. Động cơ đốt trong thì P1 và P2 là cùng thể tích nên ko thể P1 >P2 được, hơn nữa là nó có suphát để ngăn ko cho khí cháy phụt ngược lên của nạp, nếu mà ko có suphát thì làm sao mà nhiên liệu được nạp vào được? khí xả nó chả thổi ngược hết nhiên liệu ra ngoài ý à. Còn ở động cơ phản lực thì khác, nó ko có suphát ngăn cách nên tất cả 4 kỳ hút nén nổ xả nó sảy ra đồng thời song song.
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 07:10 ngày 15/06/2007
  3. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Bắt giò ngay thừ cái hình này. Bạn đã từng bao giờ nghe nói đến hệ thống đốt đít của động cơ phản lực chưa (theo tiếng Tây vẫn gọi là cái after-burner ấy mà): Động cơ phản lực ở phía sau ống xả có dòng khí cháy có áp suất rất lớn, với động cơ fan, prop hay shaft người ta dùng dòng khí xả này để thực hiện công có ích thì không nói làm gì, với động cơ jet thì luồng khí áp suất cao này sẽ dùng để đẩy máy bay, người ta thấy tiếc cái dòng khí áp suất cao vẫn còn rất nhiều oxi này nên nghĩ ra cách tăng công suất động cơ bằng cách phun thêm 1 lượng nhiên liệu vào ngay trong ống xả. Với cách này thì không cần thiết kế lại động cơ mà vẫn tăng được công suất lên nhiều, cái này thì máy bay chiến đấu đều sử dụng.
    Vậy tớ hỏi bạn: áp suất của dồng khí xả là P1, ta phun nhiên liệu vào dòng khí này để đốt cháy sẽ tạo ra áp suất P2, vậy P1 và P2 cái nào sẽ lớn hơn. Như cách lập luận của bạn để khí cháy không chạy ngược lại buồng đốt thì P2 phải nhỏ hơn P1 đúng ko . Nếu thế ta phun xăng vào đấy làm cóc gì nhở cho tốn ra
    Như tôi đã nói, nếu đầu vào lớn hơn đầu ra thì ta sẽ có một thiết bị tiêu thụ chứ không phải là một cái động cơ.
  4. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Đúng rồi, ai nghiên cứu động cơ phản lực mà ko biết cái after burner chứ, tớ cũng đã nghĩ nhiều đến cái này và có hiểu một chút ít, cái này ko phải là phần cơ bản cần phải có của động cơ nên tớ cũng ít quan tâm hơn, nhưng mà cũng hiểu một chút ít, để tí nữa tớ giải thích cho
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 07:12 ngày 15/06/2007
  5. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    CÁC BÁC VÀO ĐỌC XONG CHO EM CÁI NHẬN XÉT NHÉ, XEM SUY LUẬN CỦA EM NHƯ THẾ ĐÃ ĐÚNG CHƯA? ĐÃ ĐỦ ĐỂ LÀM ĐỘNG CƠ PHẢN LỰC CHƯA?
  6. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    tyros oi, đang đọc ở đoạn nào thế? Đọc từ nãy đến giờ mà ko cho bạn được cái nhận xét à?
    khi nào làm được phải mời mọi người đi xem đấy nhé.
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 13/06/2007
  7. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    Các bạn cho hỏi nhu cầu sử dụng động cơ phản lực mini có lớn ko nhỉ? Người ta thường dùng nó vào việc gì? Nếu mà làm được nhưng mà ít người dùng quá thì cũng chán nhỉ, lãi ko đáng bao nhiêu.
  8. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Chưa.
    Nếu một dòng khí có áp suất toàn phần so với không khí là p thì phần đầu của khối khí khi bị nổ có thể sinh ra áp suất 2p so với không khí mà không khiến dòng khí chảy ngược lại:
    Áp suất toàn phần là áp suất nhận được khi ta chặn luồng khí đó lại. Tức nếu phần đầu của luồng khí muốn chạy ngược lại nó phải bị đẩy bởi một lực gây bởi áp suất lớn hơn p.Tuy nhiên bản thân nó cũng có áp suất toàn phần là p nên lực để đẩy phần đầu luồng khí chạy ngược lại cần phải được tạo bởi áp suất lớn hơn 2p.
    Vì vậy với khí đứng yên, p=0 thì cứ nổ là khí chạy hết về 2 đầu vì 2p=0
    Với p càng lớn thì độ chênh giữa áp suất trước và sau càng lớn sẽ sinh công lớn hơn, nâng cao hiệu suất (nhưng áp suất càng cao thì càng nóng nên không phải cứ thích là tăng lên được).
  9. TuanDam

    TuanDam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Em dạng tầm thường về kỹ thuật nhưng cũng đưa ra 1 phương án ho lao (chơi vui thôi nhé). Chẳng biết có ai làm thế này không nhỉ , khỏi phải lo vụ cánh quạt nén.
    Kiến thức của em ho lao lắm, có gì các bác đừng cười. Mà có cười cũng không sao, vui là được.
    [​IMG]
    Về chuyện lấy nguyên lý của động cơ 4 kỳ mà áp dụng cho động cơ phản lực, em thấy nó hơi kỳ kỳ.
    Được tuandam sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 13/06/2007
  10. Mig19Farmer

    Mig19Farmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    1.465
    Đã được thích:
    1
    Chẳng có gì đáng cười cả, đây chính là kết cấu của dạng động cơ phản lực mà ta vẫn gọi là tên lửa đấy. Ông tổ của ngành khoa học vũ trụ đã đưa ra mô hình này với "xăng" là hidro lỏng và "khí nén" là oxi hóa lỏng.
    Tuy nhiên chúng ta đang quan tâm đến dạng động cơ phản lực xài khí giời, bọn này cần thiết kế để hoạt động tuần hoàn theo chu kỳ: hút khí giời- đốt nhiên liệu- phì khí xả với yêu cầu tất nhiên là đầu lớn hơn đầu vào. Bọn này đại để gồm mấy loại:
    - themo-jet: khí nén do 1 động cơ khác quay máy nén cấp vào, khí nén phun vào buồng đốt trộn với nhiên liệu rồi cháy giãn nở và phì ra sau với vận tốc cao. Loại này hiệu suất thấp thê thảm nên nhanh chóng được khai tử.
    - pulse-jet có van: bọn này kết cấu có van đóng mở để hoạt động theo chu kỳ: ...mở van-> hút khí-> đóng van-> đốt-> xả-> mở van.... Bọn này có buồng đốt kín nhá (do van đóng lại) nên bác acva4 khỏi lo chạy ngược nhá.
    - pulse jet không van: bọn này vòng ngược hình chữ U, tức đầu vào với đầu ra chĩa về cùng phía và khí cháy phì ra ở cả đầu vào lẫn đầu ra (thế mới tài).
    - turbojet: cái này các bác biết ròi tui khỏi nói lại.
    - Ram jet: bọn này chỉ xài cho vật thể bay nhanh, áp suất không khí ở vận tốc này là rất lớn lại qua cửa hít hẹp tăng lên cao, chỉ việc phun xăng vào là hoạt động. Tất nhiên áp suất đầu ra lớn hơn đầu vào, nếu không ta sẽ có 1 cái phanh thay vì có 1 động cơ.
    - Scram-jet: với tốc độ nhanh hơn 5 lần vận tốc âm thanh thì ramjet chạy cóc tốt nữa do áp suất lớn quá, thế là khỏi cần diffuser làm giảm vận tốc luồng khí nữa, cứ để nó trôi qua với vận tốc siêu âm luôn, phun xăng là cháy. Và cũng vẫn câu trên: áp suất đầu ra lớn hơn đầu vào, nếu không ta sẽ có 1 cái phanh thay vì có 1 động cơ.

Chia sẻ trang này