Có lẽ một nửa các nhà triết học, ngôn ngữ học, kiến trúc sư... đương đại ít nhiều bị ảnh hưởng tư tưởng của ông. Jacques Derrida(1930-2004) - cha đẻ của học thuyết Deconstruction. Deconstruction là một hoc thuyết rất khó hiểu, đến ngay chính cả Derrida cũng không thể nào định nghĩa một cách chính xác. Một điều thú vị là trong khi các học giả Mĩ vẫn đang say sưa với nguồn cảm hứng từ deconstruction thì cha đẻ của nó,trong nhũng năm cuối đời lại nói rằng đã bỏ rơi học thuyết của mình rồi. Cùng với Psychoanalysis của S.Freud, General relavity của A.Einstein, Uncertainty principle của Heisenberg, Incompleteness theorem của K.Godel , Deconstruction của Derrida đã thay đổi toàn bộ nhận thức của loài người nửa cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI này, rằng sự mâu thuẫn, mơ hồ, sựkhông thể nhận thức được chính xác, sự tương đối, sự không hoàn toàn,...là có thật, có một cách logic chứ không phải là cảm tính. Hiện nay trong nền nghệ thuật đương đại thế giới, chỉ có kiến trúc là chịu ảnh hưởng mạnh từ lí thuyết deconstruction(cụ thể là trường phái deconstructivism), các môn nghệ thuật khác vẫn chưa thấy tạo ra trào lưu deconstructionism trong lĩnh vực của mình. Vì lí thuyết này không đủ nguồn cảm hứng hay nó quá khó hiểu? Có lẽ vì lí do thứ hai. Hiện nay đã có một số nhà văn sử dụng tinh thần của deconstruction vào tác phẩm của mình như Percival Everett, Gerald Vizenor Nhưng vẫn chưa có tiếng nói thực sự trên văn đàn. Các nhà văn đương đại vẫn còn say sưa với existentialism, nihilism, postmedernism. Các huynh đệ có ý kiến gì về deconstruction và văn học không?
Đây là một trích đoạn trong cuộc phỏng vấn của báo Le Monde với Jacques Derrida trong những ngày tháng cuối đời của ông -Hỏi: Ông đã sáng tạo một dạng thức, một văn phong cho sự tồn tại, thích hợp với sự nóng lòng của trung thành. Văn phong của hứa hẹn kế thừa, của dấu ấn gìn giữ và của trách nhiệm giao phó. -Đáp: Nếu tôi đã sáng tạo văn phong của tôi, hẳn tôi sẽ sáng tạo nó như một cuộc cách mạng bất tận. Trong mỗi tình huống, phải tạo ra một cách trình bày thích ứng, phát minh luật của sự cố khác thường, quan tâm đến người nhận giả dụ hay mong ước; và đồng thời tin rằng văn phong ấy sẽ quyết định độc giả, độc giả sẽ học đọc (học ?osống?) điều ấy, điều không có thói quen nhận được ở nơi khác. Ta hi vọng từ đó độc giả sẽ tái sinh, sẽ khác: chẳng hạn, ghép một cách không hồ đồ cái nên thơ vào cái triết lí, hay là một vài cách dùng những đồng âm, cái không thể quyết định, những mẹo ngôn ngữ - mà nhiều người đọc một cách hồ đồ thành ra không nắm được sự tất yếu thực chất rất lôgích. Mỗi cuốn sách là một khoa sư phạm nhằm đào tạo độc giả. Những sản phẩm cho đại chúng hiện tràn ngập báo chí và sách vở không đào tạo các độc giả, chúng giả thiết một cách ngông tưởng một độc giả đã bị lập trình [programmé]. Thành ra cuối cùng chúng tạo khuôn [formater] cái kẻ nhận tầm thường mà chúng đã giả định trước. Vậy mà, vì muốn trung thành, như ông nói, vào lúc để lại một dấu ấn, tôi chỉ có thể khiến dấu ấn ấy sẵn sàng cho bất cứ ai: tôi còn không thể gửi gấm nó đặc biệt cho riêng một ai. Mỗi lần, dẫu ta muốn trung thành đến đâu, ta lại đang phản bội tính đặc biệt của người khác mà ta hướng tới. Huống hồ khi ta viết những sách có tính phổ quát cao: ta không biết ta nói với ai, ta phát minh và tạo ra những hình bóng, nhưng thực ra những thứ đó không còn là của ta nữa. Bằng lời nói hay bằng bút tích, tất cả những động tác đó xa rời ta, khởi sự tác động độc lập với ta. Như những cái máy, may lắm như những con rối ?" tôi trình bày điều này rõ hơn trong cuốn Papier Machine (Galilée, 2001). Vào lúc tôi để (xuất bản) sách ?ocủa tôi? (chẳng ai buộc tôi làm thế), tôi trở nên, hiện đấy biến đấy, như cái bóng ma không thể dạy dỗ chưa bao giờ học sống. Dấu ấn tôi để lại, với tôi, vừa có nghĩa cái chết của tôi, sắp đến hay đã xảy ra, vừa có nghĩa hi vọng nó vẫn sống sau tôi. Đó không phải là một tham vọng bất tử, mà có tính cấu trúc. Tôi để lại đó một mẩu giấy, tôi ra đi, tôi chết: không thế ra ngoài được cấu trúc ấy, nó là dạng thường hằng của đời tôi. Mỗi lần tôi buông ra một cái gì, tôi sống cái chết của tôi trong chữ nghĩa. Thử thách tột cùng: ta tự truất hữu ta mà chẳng biết đúng thực cái ta để lại giao phó cho ai. Ai sẽ kế thừa, và như thế nào? Mà có người thừa kế hay không? Đấy là một câu hỏi ngày nay ta có thể tự đặt cho mình hơn bao giờ hết. Nó không thôi nằm trong đầu tôi. Về phương diện ấy, thời gian của nền văn hoá-kĩ thuật của chúng ta đã thay đổi triệt để. Những người thuộc ?othế hệ? tôi, và lại càng đúng với những người thuộc những thế hệ trước nữa, đã quen với một thứ nhịp lịch sử: người ta tưởng biết tác phẩm nào đó có thể vẫn sống hay không, căn cứ vào những phẩm chất của nó, trong một, hai, thậm chí, như Platon, hai mươi lăm thế kỉ. Nhưng ngày nay sự gia tốc những thể thức lưu trữ và cả sự tiêu hao cùng huỷ hoại biến đổi cấu trúc và thời gian tính của di sản. Đối với tư tưởng, vấn đề sống sót từ nay mang những dạng hoàn toàn bất khả tiên liệu. Vào tuổi tôi, tôi sẵn sàng với những giả thuyết mâu thuẫn nhất về việc này: tôi đồng thời, xin ông tin tôi nhé, có hai cảm thức rằng, một mặt, để cười và không chút khiêm tốn nói lên điều này, người ta chưa bắt đầu đọc tôi, rằng, hẳn thế, nếu như có nhiều độc giả rất hay (vài chục trên thế giới, có lẽ thế), thực ra, sau này tất cả những điều đó mới có cơ xuất hiện; nhưng, mặt khác, rằng mười lăm ngày hay một tháng sau khi tôi chết, sẽ không còn gì nữa. Trừ những gì lưu giữ trong thư viện do nạp bản. Tôi thề với ông, tôi thành thực và đồng thởi tin cả hai giả thuyết ấy.