1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

**** đêm

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi pathros, 13/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pathros

    pathros Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Từ đấy, mỗi lần thuyền Tứ về bờ, Quy lại vác bao ra cào lá. Để rồi khi chiều muộn, Tứ lại được làm chồng Quy trên vạt rau muống biển. Sâu nặng thế mà Tứ vẫn chưa một lần bước chân vào nhà Quy. Anh rất ghét lão Mãng.
    Lão vốn người kẻ chợ. Tánh tình keo cú, tham lam. Vợ lão sớm chết vì bệnh phong. Không chịu nổi sự ghẻ lánh của người đời, chôn cất vợ xong, lão bán căn nhà gỗ trắc, dẫn Quy bỏ đi thật xa. Đến tận làng chài. Ở lại quê thì con gái lão không chết vì bệnh hủi cũng chết già. Có ma nào dám rước.
    Tuy khá giả, cha con Quy vẫn phải cất nhà tận rìa làng. Là dân ngụ cư, lão Mãng lắm phen cay đắng. Kiếm sống bằng nghề cho vay lấy lãi, lão nghĩ mình là cứu tinh của cả làng chài. Thế mà đám dân ngu khu đen này xem lão quá quân ăn thịt người. Giỗ chạp, Tết nhất, chẳng ai đến nhà lão. Trừ những nhà chưa dứt nợ. Trả xong lãi mẹ đẻ lãi con, họ phủi tay đi thẳng. Đến tận mùa bão sang năm.
    Quy lớn lên trong cô đơn. Ít người bầu bạn. Lão Mãng xót con, sắm cho nhiều quần áo đẹp. Chẳng bù bọn gái làng chài, quanh năm manh áo bà ba vá chằng vá đụp. Lão nhắm Quy tròn mười bảy thì gả cho người quen trên phố Tây. Con gái lấy chồng, lão cũng tính dời nhà lên đấy. Người hàng phố chẳng mấy ai quan tâm đến nhau. Vậy mà khỏe.
    Lễ ăn hỏi xong xuôi, đang háo hức chờ ngày rước dâu thì làng chài bỗng nổi sóng gió. Tin cô Quy trốn nhà theo trai loang thật nhanh. Mà theo ai? Theo nhà anh Tứ mồ côi cha nghèo rơi nghèo rớt, quanh năm đánh độc cái quần cộc chứ ai! Hèn gì, đêm hôm vòng qua trảng cát, thấy một cặp bu nhau cứng ngắc cạnh vạt dương. Nhang nhác như thằng Tứ với con Quy. Không ngờ là thật!
    Dân làng chài hoang mang. Ở đây chưa khi nào xảy ra chuyện động trời như vậy.
    Sau ngày lão Mãng đem lễ đi trả, Tứ và Quy dắt díu nhau về. Lão tím mày tím mặt. Cả ngày không nói năng. Quy dòm chừng cha, len lét như rắn mùng năm. Đêm xuống, Quy lăn ra ngủ mê mệt sau mấy ngày trốn tránh người làng, lang thang khắp trảng cát. Lão Mãng thắp hương lên bàn thờ vợ, lầm bầm khấn khứa.
    Đột nhiên lão giật mình thối lui. Bát hương tự dưng bốc cháy đùng đùng, tàn đến tận tăm nhang.
    Cả đêm lão ngồi ngây trên bậc cửa. Phóng những tia mắt đục ngầu vào bóng đêm.
    Rạng sáng, lão cả quyết đứng dậy. Cắt mấy đoạn dây lưới thật dài. Xé chiếc vải mùng nhét vào miệng con gái, đoạn trói nghiến chân tay cô lại.
    Xế trưa, Tứ nóng ruột quá, đánh liều đến nhà lão Mãng.
    Lão gằm mặt xuống đất, nghe Tứ xin hỏi Quy làm vợ. Tứ vừa nói xong, lão đứng phắt dậy, mở toang cửa buồng. Quy nằm trên giường, bó chặt trong tấm lưới như cái xác ướp. Tứ đau thốn ruột. Lão Mãng nhìn anh chực ăn tươi nuốt sống. Rồi gằn giọng:
    - Muốn cưới nó thì dẫn lễ bằng cặp cá nưa! Mày dám không?
    Tứ điếng người. Cá nưa là cá tử. Xưa nay những người liều mình bắt cá nưa, dễ chẳng ai quay về. Anh hạ mình van vỉ:
    - Xin ông cởi trói cho cô Quy ...
    Quai hàm lão Mãng bạnh ra. Lão nghiến chặt răng:
    - Mày đem cặp cá về, tao mới cởi trói. Bằng không, cứ y vậy mà chôn sống nó luôn.
    Tứ phủ phục xuống chân lão Mãng:
    - Xin ông tha tội cho Quy. Lỡ tôi không trở về, cô ấy còn được sống?
    - Không khiến mày lo. Cút ngay cho khuất mắt!
    Lão Mãng gầm lên, đột ngột rút cây rựa khỏi vách nhà. Lấy hết sức bình sinh, lão giơ lên phóng thẳng vào Tứ. Anh né người tránh được. Cây rựa lao vút ra sân. Tứ biết lão đang lên cơn uất. Anh bấm bụng quay ra. Trong buồng, Quy vật vã, ú ớ không thành tiếng. Nước mắt trào ra từ cặp mắt đỏ mọng.
    Ngay chiều hôm đó, tin lão Mãng thách cưới nhà Tứ bằng cặp cá nưa bay khắp làng. Cha này ác quá. Lòng dạ thâm độc. Lão biết đi bắt cá nưa nguy hiểm như xông vào cửa tử. Mười phần chết chín.
    Muốn câu được cá nưa phải đợi trời mưa bão. Rồi chèo thuyền ra giữa khơi sâu hơn ba mươi sải nước. Dưới lòng biển sóng ngầm cào xới dữ dội. Thuyền câu khi nổi lên tận đỉnh. Lúc hạ xuống tận đáy. Cá nưa trồi lên ăn mồi. Lúc đó mới thả câu. Bong bóng cá nưa là báu vật tiến vua. Tương truyền chữa được bách bệnh. Người đi tìm cá nưa thì nhiều mà người bắt được cực hiếm. Nhiều ngư dân bơi tài lặn giỏi vẫn thiệt mạng. Thân xác làm mồi cho cá dữ.
    Tứ không nỡ mặc Quy chết thảm. Vừa ngả sang chiều anh liền thắp nhang cắm đầy bãi cát. Cúi xin Thần Phật thương tình nổi giông nổi bão. Trời yên biển lặng thế mà đột nhiên chớp giật. Một tiếng sấm nổ rền giữa thinh không. Hoàng hôn nhuộm màu vàng chanh rất quái đản. Tứ quỳ xuống bái lia lịa. Nửa đêm mới về. Sương ướt đầm vai áo.
    Sáng ra mưa gió đùng đùng. Bà mẹ khóc hết nước mắt. Tứ vẫn một mực ra đi. Đem theo cậu em trai vừa tròn mười lăm tuổi. Cậu ta trốn nhà, nằng nặc đòi theo anh.
    Đêm đó, sấm chớp ùng oàng. Sóng gió gầm gào dữ dội.
    ........................
  2. pathros

    pathros Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Lão Mãng cầm chắc phen này Tứ bỏ mạng. Cơn uất dần nguôi. Lão xách cây đèn bão vào buồng, cởi trói cho Quy. Đã cắt hết dây, Quy vẫn nằm lịm như chết. Hoảng hồn, lão vội đặt ngón tay sát mũi con gái. Thấy Quy còn thở, lão quýnh quáng mừng. Chạy ù xuống nhà dưới, đặt nồi cháo hoa. Cái bếp lạnh ngắt. Nhóm mãi mới chịu cháy. Cháo sôi, lão dụi củi, đậy vung. Lại lật đật lên nhà, xem Quy tỉnh hẳn chưa.
    Cửa buồng mở toang. Lão Mãng chợt ngờ ngợ. Lúc nãy bước ra lão đã khép chặt cửa, sợ Quy trúng gió. Thò đầu vào nhìn, lão lạnh sống lưng. Cái giường trống không! Lão hớt hải nhào ra cửa.
    Vừa lúc ánh chớp xanh rợn lóe lên. Bóng Quy lảo đảo, đầu tóc rũ rượi hiện ra một nhoáng nơi cuối ngõ rồi tan biến vào đêm. Lão Mãng chóng mặt. Ngực đau nhói. Một màn đen kịt phủ lên mắt. Lão ngã vật ra.
    Quy nấp dưới mái hiên nhà Tứ, rét run bần bật. Cả ngày không ăn uống gì còn bị trói cứng, cô đau rời rã từng khớp xương. Bản năng xui khiến Quy tìm đến đây. Nhưng lại hoang mang, không dám bước vào.
    Trong nhà mẹ Tứ thắp hương van vái Trời Phật, tổ tiên. Cầu mong yên bình cho hai đứa con trai liều mạng. Nghe lịch bịch ngoài hiên, bà run run mở cửa. Khấp khởi hy vọng tụi nó nghĩ lại mà quay về. Bỗng bà thót tim. Một người con gái tóc xõa bời kín mặt nằm gục trên thềm nhà. Sau phút hãi hùng, bà cúi xuống lay gọi. Người ấy nhướng mắt, đờ đẫn nhìn lên. Bà nhận ngay ra Quy. Lết theo bà đến bộ ván, Quy ngất xỉu.
    Mẹ Tứ cởi nút áo Quy tính cạo gió thì thốt nhiên bàng hoàng. Núm vú Quy tím đen. Vô lẽ nó có bầu rồi sao? Bà chua xót nhìn Quy. Lời người ta đồn hóa ra là thật! Con nhỏ này chung chạ với thằng Tứ, là nguyên do mà con mình liều mạng sống đây.
    Trong một thoáng bà oán hận Quy vô cùng. Nhưng rồi bà nặng nhọc đứng lên, vào buồng lấy bộ đồ cũ ra thay cho cô. Dầu gì nó cũng đang mang hòn máu của con mình. Biết đâu bà lại có cháu trai? Ở làng chài này, mạng người thật rẻ mà cũng thật là quý.
    Bão tan một buổi thì Tứ trở về.
    Anh xách cặp cá nưa dài hơn sải tay, lầm lũi bước lên bờ cát. Người làng chài tò mò, ùa ra bến đông như hội. Thứ cá xưa nay chỉ nghe tiếng đồn. Giờ hiển hiện ngay trước mắt. Người ta hò reo, chỉ chỏ, kinh ngạc. Chưa ai biết về số phận thảm thương của em trai Tứ. Cậu bé bị sóng hất văng khỏi mạn thuyền, trôi mất xác trong lúc Tứ nhảy xuống nước quần thảo với cặp nưa.
    Lôi được cá lên thuyền, Tứ kinh hoàng nhận ra em mình đã mất dạng tự lúc nào. Suốt ngày hôm đó Tứ phát rồ phát dại. Biển thật cay nghiệt. Vừa hào phóng ban cho cặp cá quý đã tàn nhẫn cướp luôn đứa em trai. Đau đớn rã rời, Tứ muốn buông chèo, nhào luôn xuống biển chết theo em.
    Nhưng Tứ sực nhớ đến Quy. Nếu anh không trở về, Quy sẽ bị hành hạ đến chết. Cả ngày đó Tứ xuôi theo con nước cố tìm, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng đứa em. Tứ đành nghiến răng quay về cứu lấy Quy.
    Trên cồn cao, một người đàn bà chạy gằn. Ríu cả chân, bà lăn lông lốc xuống gần mép nước. Mặt mũi tóc tai đầy cát. Vừa nhổm dậy được, bà nhoài ngay tới chỗ Tứ. Vừa trông thấy mẹ, Tứ ứa nước mắt. Bà cụ chợt hiểu, rú lên một tiếng xé ruột. Tứ đỡ lấy mẹ già. Lòng anh tan nát.
    Đưa mẹ về nhà, Tứ gặp Quy nằm rũ liệt. Chưa kịp hỏi han, Tứ nhấc cặp cá nưa lên. Phăm phăm đến nhà lão Mãng.
    Lão giật thột khi thấy đám đông kéo tới đầy sân. Qua được cơn nguy kịch, lão cố lấy lại vẻ mặt trịch thượng hàng ngày.
    Tứ bước vào. Mọi người tách thành một lối đi. Trông thấy Tứ xách cặp cá nưa, lão trợn trắng hai con mắt. Khiếp đảm. Quà dẫn cưới đây mà cô dâu bỏ đi mất tăm! Không chừng thằng Tứ còn nghi mình sát hại con Quy hay bức tử nó. Lời nói đọi máu. Làm sao rút lại lời thách cưới đây?!
    Lão bước lui dần rồi bật ngã ngồi nơi chân thềm. Đám đông vây tròn lại. Phấn khích, hồi hộp như xem chọi gà. Họ chờ đợi cuộc quyết tử giữa hai người đàn ông. Mặt Tứ đanh lại. Đau nghẹn cổ. Ngang tàng vất cặp cá nưa xuống trước mặt lão Mãng, Tứ khinh miệt quay người bỏ đi. Lão Mãng há hốc miệng. Không ngờ thoát nạn mau vậy. Cặp cá ngàn vàng nằm sờ sờ trước mắt. Máu tham nổi lên. Lão tính toán nhanh như cắt. Phải gói ghém của nả, rời khỏi làng chài. Mang cặp cá lên phố bán cho mấy nhà giàu. Phải đi ngay, không thì ươn thối mất!
    Tứ hối hả về nhà, nơi mẹ anh và Quy nằm rã rợi.
    Đêm hôm đó lão Mãng rời làng. Ôm theo một tay nải đầy tiền và thùng cá được ướp đá cẩn thận. Lão thuê một chiếc xe thổ mộ. Chọn con lộ ven biển, tránh xa đường làng. Rồi hăm hở giục xà ích chạy thật mau, không muốn chạm mặt ai hết.
    Ngang qua chỗ Tứ thắp hương đêm nọ, con ngựa đang chạy ngon trớn bỗng tá hỏa, tung vó trước, hí rền. Xe lật nghiêng. Một đợt sóng thần lừng lững chồm lên. Lão Mãng thất kinh. Quýnh quáng. Ríu cả chân tay. Con sóng phủ ập qua đầu, lôi tuột lão và thùng cá nưa vào lòng biển.
    ........................
  3. pathros

    pathros Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Sáng ra, dân chài gặp chiếc xe thổ mộ lỏng chỏng trên bờ cát.
    Cách đó không xa, anh xà ích ôm cổ con ngựa nằm thoi thóp. Họ hối hả đem anh vào làng ủ ấm. Anh tỉnh lại nhưng từ đó tự dưng cấm khẩu.
    Không ai biết chuyện gì xảy ra với lão Mãng.
    Qua hôm sau, Tứ cùng bạn nghề lên hai con thuyền mang theo lưới quét, đi mò xác em. Mẹ Tứ cố gượng dậy tiễn con. Chỉ sau một đêm chân tóc bà đổ trắng như cước. Hai người đàn bà lụi hụi thắp hương. Thiết tha cầu khẩn. Mong Tứ trở về bình an. Khói nhang không bay ngang nhưng bốn con mắt chợt cay xót. Quy đỡ mẹ Tứ nằm xuống phản rồi lặng lẽ lần ra gốc dương, trân trân nhìn ra biển. Lòng Quy bồn chồn. Thấp thỏm không yên.
    Ngay trưa hôm đó, hai chiếc thuyền đột ngột quay về. Bạn chài chạy đến làng còn xanh mặt. Ra khỏi bờ chừng chục sải nước, Tứ liền bủa lưới. Một con sóng lừng nổi lên, cuốn anh xuống biển. Mọi người ra sức mò tìm. Nhưng vô hiệu. Mới nháy mắt đó mà Tứ đã biệt tăm. Quá khiếp đảm trước điềm rủi này nên họ đành bỏ dở chuyến đi.
    Mẹ Tứ ngất lên ngất xuống. Thoắt cái trở nên ngơ ngẩn. Quy nén nỗi đau xé ruột, tận tâm phục dịch bà. Thần Phật đã thương xót Quy. Qua những tối đam mê ngùn ngụt trên vạt muống biển, Tứ đã để lại trong Quy hòn máu của anh.
    Rồi làng chài xôn xao vì một việc kỳ lạ. Suốt ba ngày liền, trời không ngọn gió. Mặt biển phẳng lì như gương. Đàn ông, con trai trong làng ai có sức đều đổ xô đi mò tiền. Những tờ tiền rải rác dưới lòng biển, cách bờ không xa. Người ta hồ hởi. Nở ruột nở gan. Chính là chỗ tiền trong tay nải của lão Mãng. Tiền dân chài thắt lưng buộc bụng, chắt bóp trả lãi vay cắt cổ cho lão từ bao năm nay.
    Sang ngày thứ tư, biển không còn lặng phắc. Gió thổi mây bay. Dệt thành dải khăn tang trắng thắt ngang nền trời. Xác Tứ và cậu em được sóng đẩy dạt vào bờ. Tươi nguyên như vừa tắt thở. Không hề bị cá rỉa, tôm đâm. Anh xà ích bỗng dưng bật nói. Oang oang kể lại chuyện sóng thần cuốn phắt lão Mãng cùng cặp cá nưa xuống biển.
    Trên bến dưới thuyền, người làng đông nghẹt. Họ quỳ sụp trên cát, van vái không ngừng. Biển thật phân minh, rạch ròi ân oán. Cá nưa là con Thần Biển. Chớ dại mà xâm phạm! Đền mạng là chuyện nhỡn tiền. Người ta thầm thì, rỉ rả vào tai nhau suốt cái năm đầy biến động đó.
    Nếu thực vậy thì Thần Biển còn rộng lòng với người bạc mệnh, trả lại thi thể hai anh em Tứ vẹn nguyên.
    Riêng cái xác phàm của lão Mãng thì không một ai nhìn thấy...
    Quyết bảo vệ huyết nhục của chồng khỏi cái chết bất đắc kỳ tử, khi con trai tròn mười tuổi, bà Quy cho nó đi phụ sửa xe mãi tận tỉnh ngoài. Thằng Phúc không thể chết thảm như ông ngoại cùng cha chú. Nó phải xa làng chài. Phải quên hết những gì thuộc về nơi nó đã sinh ra!
    Nhưng người tính không bằng trời tính. Bà Quy đâu có ngờ thằng Phúc bỗng dưng chết mê chết mệt cô giáo Châu, đích thị con gái làng chài. Rồi nằng nặc quay về làng. Đòi đi biển!
    Phúc choáng cả người khi vừa nhìn thấy Châu. Da trắng, tóc dài. Khuôn mặt thanh tú. Đôi môi tươi tắn và cái nhìn trẻ thơ. Thời đại @ mà vẫn còn vẻ đẹp thiên thần như thế? Vậy là chết! Chết nhoáng nhoàng, đứ đừ như bị sét đánh.
    Nhìn bề ngoài, Phúc giống hệt người cha miền biển ăn sóng nói gió. Da sậm màu mật ong rừng. Khắp người cơ bắp cuồn cuộn như lực sĩ. Trông phong độ thế nhưng chỉ là anh thợ sửa xe đầu ngõ. Châu trọ học cách đấy một con phố. Nhưng chẳng nhận ra nhau, trước ngày cái xe Babeta cà khổ của cô giở chứng.
    Hì hụi đẩy cái của nợ ấy lên vỉa hè, Châu gặp ánh mắt sững sờ của Phúc. Phải đến chục giây sau, anh chàng mới hoàn hồn. Lập cập bước đến đỡ mớ sắt đáng gọi là phế thải. Tai ù lên, mãi mới hiểu bệnh tình chiếc xe. Qua cơn choáng, Phúc kì cạch, nắn bóp rất lâu nó mới chịu rên lên mấy tiếng. Nhìn cô gái, anh thoáng chóng mặt. Mãi mới nhằn được vài câu nhát gừng khỏi cổ họng khô khốc: ?oĐi tạm vậy. Hôm nào rảnh? đem lại đây? tôi sửa kỹ cho??
    Châu mở cặp sách, toan trả tiền thì Phúc lắc đầu quầy quậy. ?oChưa sửa xong mà. Hôm sau? đưa luôn một thể??. Nói rồi dắt ngay chiếc xe xuống lòng đường. Nổ máy. Châu cảm ơn rồi phóng đi. Phúc nhìn theo ngơ ngẩn. ?oSao cứ lúng ba lúng búng như ngậm hột thị thế này? Chết thật!?
    ?oChết thì quá dễ! Xin chết được mới khó. Làm cách nào mà anh giai nhà quê tán đổ cô gái xinh như mộng thế? ?. Phúc giật mình khi cô bán thuốc lá quen sán lại hỏi kháy. Vụt làm mặt tỉnh, Phúc cười cười: ?oÀ, sống chết là do cái miệng cả. Cứ tán thật dẻo là xong! Từ thời cụ kỵ, món ngon nhất trên đời vẫn là món lưỡi đúng không??. Nghe thế, cô ả đấm Phúc thùm thụp, hinh hích cười: ?oChỉ được cái đùa dai!?.
    Mồm miệng táo tợn thế mà hễ gặp Châu, Phúc lại thụt mất lưỡi.
    .......................
  4. pathros

    pathros Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Hỏi ra mới biết là người cùng quê. Châu đang học cao đẳng sư phạm. Mơ ước tốt nghiệp xong về dạy học cho lũ trẻ làng chài.
    Xa nhà đã lâu. Phúc quên ráo làng biển. Ngày nghỉ học, Châu thường ghé qua. Khi vắng khách, Châu kể Phúc nghe chuyện ngày xưa. Cái năm làng chài nhiều biến động. Chuyện cụ Mãng thách cưới. Chuyện cha và chú Phúc đi câu cá nưa. Chuyện Thần Biển đòi trả mạng con trai. Những chuyện mà bà Quy không bao giờ kể Phúc nghe cả.
    Máu dân chài phiêu lưu chảy rần rật trong người Phúc, được những câu chuyện của Quy thổi vào. Phồng lên như buồm được gió. Về làng thôi! Để được đi biển! Cái chính là ? được gần Châu.
    Bán xong chục bao lá dương, bà Quy đánh đường lên phố thăm con. Hay tin Phúc đòi về quê, bà lạnh cả người. Chuỗi ngày đành đoạn xa con của bà đổ sông đổ biển hết. Nhưng Phúc giống cha. Đã định là làm. Bà can mãi không xong. Con người ta có phúc có phần. Ngày xưa bà đã không ngăn được ông Tứ, bây giờ làm sao cản nổi con trai?
    Vác trên vai bao lá khô, người đàn bà hẩm hiu xấp xoãi băng qua trảng cát. Gần ngã rẽ đầu làng, Bà Quy gặp cô Châu hơ hải bươn ra biển. Theo sau cô lốc nhốc một đoàn đàn bà con nít. Bà đứng sững nhìn theo. Tim đập dồn. Bão chưa vào, sao mà ai cũng hốt hoảng vậy?
    Bà thả rơi bao lá, bước thấp bước cao đuổi theo.
    Gió bắt đầu nổi. Quất vun vút vào cồn cát. Mau lẹ và bất ngờ như trận bão đầu mùa tàn độc năm xưa. Cát bay mù mịt. Bà Quy nhập nhoạng bước. Lo thắt ruột. Thằng Phúc theo tàu đánh bắt xa bờ. Liệu có kịp về trước lúc bão ập vào không?
    Bà Quy chen trong đám người. Cháy lòng dõi ra khơi. Biển dậy sóng. Nhưng tịnh không một bóng tàu thuyền. Cô giáo Châu vừa thấy bà, chạy đến túm chặt tay: ?oBác ơi, đài báo bão lớn lắm. Đang vào thẳng vùng ta??. Bà Quy dụi mắt lắc đầu. ?oVậy thì vạn chài không vào bờ mô. Họ chạy ngược lên mạn Bắc, hay trú bão ngoài đảo rồi.?.
    Mấy người đàn bà quanh đó ồ cả lên: ?oPhải đó. Chạy vô không kịp mô. Cơn bão ni ngược ngạo lắm. Hắn thốc vô liền chừ! Phải lên mạn Bắc mới thoát nổi??. Xôn xao bàn tán. Gió tạt lời Châu sượt qua tai bà Quy: ?oCon lo anh Phúc quá bác ơi!?. Bà đứng chết lặng, cố nuốt lời oán hận chực trào qua hai hàm răng nghiến chặt.
    Tối hôm đó, cả làng chài xúm đông xúm đỏ trước ti vi nhà Châu. Cô phát thanh viên nhà đài eo thon hông nở, giơ cánh tay trắng ngần lên chỉ: ?o ?Cơn bão đang hướng thẳng vào đất liền. Đề nghị tất cả tàu thuyền khẩn trương tìm nơi an toàn trú bão??.
    ...................
  5. pathros

    pathros Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm sau. Đường đi của bão vẫn trực chỉ làng chài, theo lời các cô gái thời tiết xinh đẹp. Nhưng trời chỉ nổi giông. Mưa ào ào như trút. Chiều hôm đó thì gió đổi chiều. Ti vi, đài phát thanh cũng đổi giọng: ?o? Hiện nay bão đã di chuyển lên phía Bắc. Không còn nguy hiểm với các tỉnh ven biển nước ta??.

    Dân làng chài ôm chặt lấy nhau. Cùng rú lên thê thảm.
    Trời đã yên. Biển đã lặng. Nhưng lòng người làng chài không ngừng nổi sóng. Bãi cát dày đặc cả rừng nhang được thắp lên cầu hồn ngư phủ. Đàn bà, trẻ con, người già đứng ngồi kín bãi. Mỏi mòn trông đợi người thân quay về. Mờ mắt kiếm tìm cũng không bói được một bóng đàn ông khỏe mạnh trai tráng trong số họ.
    Vài chiếc thuyền may mắn thoát nạn. Tả tơi qua giông tố. Đám đông ùa đến, nhận ra những xác chết cứng đơ trên đó là cha, chồng, anh em, con cháu của mình. Họ hờ tên người thân lên nghe buốt óc. Khốn khổ nhất vẫn là những ngư dân đang chết chìm, thi thể vật vờ trong lòng biển.
    Số người sống sót kinh hoàng nhớ lại cảnh trốn chạy trước cơn thịnh nộ của trời đất. Thuyền phóng đến đâu, bão dí theo đến đó. Giá như biết được nó vẫn chạy lên hướng Bắc cả mấy ngày nay thì đâu phải bỏ mạng nhiều như vậy!
    Biết oán ai đây? Trẻ con cũng hiểu mấy cô tiên thời tiết đó chỉ biết đọc tin thôi. Chứ làm sao thấy được mặt mũi cái người phát kiến ra bản tin sai lạc đó?
    Nơi cơn bão đến, ngư dân nước họ chẳng chết một ai. Vì đã sớm biết đường đi của bão. Còn dân làng chài, chạy hơn nghìn cây số. Đến nơi trú bão còn bị đuổi ra. Đành ngậm ngùi phó mặc phận người cho sóng cả.
    Thần Biển không còn rạch ròi ân oán như xưa. Chẳng ai to gan bắt cá nưa. Bão vẫn cướp đi mạng sống hàng trăm dân chài. Những thây người bị sóng đánh dạt lên bờ đâu còn nguyên vẹn. Tất cả đều bị cá rỉa, tôm đâm. Thân thể mặt mày biến dạng.
    ?oNgày xưa? biển không mặn như bây giờ?? Mẹ chồng bà Quy nghêu ngao hát. Khuôn mặt ngơ ngẩn không có tuổi của người điên chao nghiêng. Vài giọt nước mắt hiếm hoi nhỏ xuống mặt bà Quy. Cả tháng nay bà nằm liệt. Ước gì điên được như mẹ chồng bà! Để không phải chịu đựng nỗi đau quá sức?
    Biển đã hòa tan quá nhiều nước mắt. Để trở nên mặn chát hơn bao giờ.
    P.T.T.L.
  6. CHIPSAKURA

    CHIPSAKURA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Truyen rat hay. Cam on ban nhieu...
  7. CHIPSAKURA

    CHIPSAKURA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Truyen rat hay. Cam on ban nhieu...
  8. pathros

    pathros Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    ĐẢO XANH
    Phan Thị Thu Loan
    Chiếc tàu cao tốc rẽ sóng, vun vút lướt về hướng Cù Lao. Nước tung bọt trắng xóa phía đuôi tàu. Nắng lấp lóa chan hòa mặt biển. Cụm đảo xanh mờ phía chân trời mỗi lúc thêm gần lại. Bức tranh lộng lẫy của mùa hè trải rộng trước mắt Du. Anh liên tục bấm máy. Mắt háo hức nhìn như nuốt lấy những vách núi xanh rì lướt ngang thân tàu. Viền quanh chân đảo là bãi cát trắng mịn. Sóng bạc đầu vỗ nhẹ, dệt thành dải ren trắng muốt. Khung cảnh thật thần tiên. Du nghĩ. Và không chút đắn đo, anh thả máy ảnh xuống, trút ngay bộ cánh đắt tiền ra. Trên người chỉ còn độc mỗi chiếc quần bơi, ôm sát lấy thân. Nga đỏ mặt, vội đưa mắt nhìn qua cửa sổ. Bãi tắm san hô hiện ra sau mỏm đá hình chú chim hải âu xếp cánh. Mỏ nghếch lên trời. Chiếc tàu dừng hẳn lại. Dập dềnh lắc lư trên mặt sóng. Du đeo kính, ngậm ống thông hơi, nhảy ào xuống nước.
    Lúc này Nga mới liếc xuống. Tia nhìn xuyên thấu đáy. Những cụm san hô ven ghềnh đá uốn lượn mềm mại. Đàn cá ngũ sắc túa ra. Thân hình người đàn ông vạm vỡ ngập chìm trong làn nước trong veo. Xung quanh, nhấp nhô hàng chục cái đầu của du khách nước ngoài đang vùng vẫy hụp lặn. Vài chiếc thuyền neo ven bãi, chờ đợi đám người kia đã cơn thèm khát biển và nắng gió phương Nam.
    ?oAnh ta bơi lặn giỏi như một con rái cá. Úp mặt xuống nước rồi, còn thấy gì mà ngại??. Nga không ngượng ngùng nữa. Đăm đăm ngắm nghía Du. Không biết rằng, sau cặp kính bơi, Du vẫn lén nhìn cô khi nhô lên thở. Anh biết rõ sức hấp dẫn của mình đối với cô gái lỡ thì kia.
    Người lái tàu là lính biên phòng tỏ ý sốt ruột. Trưa quá rồi. Khách Tây đã vào bờ cả. Khéo chẳng còn gì tươm tất cho vào bụng. Lên đảo muộn thì bọn họ vét nhẵn các món đặc sản. May ra còn lại mỗi thứ mực phơi qua một nắng. Món nhậu làng nhàng thường nhật ở đảo. Mà anh thì lại muốn khoe với khách những rượu hải sâm, rượu bào ngư nhắm với vú sao, vú nàng. Nghe cứ như bàn tiệc thịt người. Nhưng vú nàng chỉ là một loài nhuyễn thể, như con ngao, con dộp bám trên ghềnh. Lại còn cua đá, thịt chắc, ngọt như cua gạch. Nghĩ đến đấy bụng anh lính sôi lên. Lũ cua ấy là món khoái khẩu của lính đảo. Chúng không sống ở biển mà ẩn náu trong hang đá. Vỏ rắn đanh. Dùng kềm, kẹp mạnh mới vỡ. Đặc biệt phải kể đến món rượu trứng yến bổ dưỡng, được đem về từ Hang Tò Vò ở Hòn Tai. Nơi có những vách núi cao rợn người, yến bay về hàng đàn làm tổ. Những thứ đặc sản xa hoa đắt đỏ ấy, mấy khi lính được xơi, trừ những lúc hợp đồng đưa khách xịn đi thăm đảo. Thời thị trường, lính biên phòng cũng biết làm kinh tế.
    Du đã trồi lên, bám vào thân tàu đu đưa vài giây. Hoay hoay một hồi vẫn chưa trèo lên boong được. Máy tàu giòn giã nổ. Nga bước tới, giơ tay kéo Du. Người Du đẫm nước, nhỏ tong tong xuống sàn tàu. Nga quay đi, tránh nhìn cái quần bơi sít chặt vào thân dưới người đàn ông. Du tựa vào khung sắt, nghênh nghênh nhìn ra biển. Không có chỗ thay quần áo. Anh đứng chờ cho gió thổi khô người. Nga lại đỏ mặt. Nhìn lảng ra xa. Anh lính liếc nhanh về phía Du trước khi tăng tốc. Dân thành phố kỳ cục! Phô hàng không biết mắc cỡ. Ngồi xuống chút dễ ngó hơn không? Con tàu phóng nhanh. Nga dúi vào người Du. Trong một khắc, hai thân thể áp chặt. Nga vội vã xô Du ra, luống cuống chui vào khoang. Ngồi xuống ghế rồi mà trống ngực cứ nện thình thịch.
    .................


  9. pathros

    pathros Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Du láu lỉnh cười. Âm ỉ sướng khi nhận biết sức hấp dẫn của mình. Nhớ lại vẻ mặt đờ đẫn của cô gái. Già như quả chanh úa mà còn vẽ chuyện xấu hổ. Nghĩ cũng tội nghiệp, dáng vóc còn đỡ nhưng mặt mày xấu xí quá. Gò má cao khắc khổ. Mũi gẫy. Lại đen giòn. Nhưng bù lại, đàn bà xấu thường thông minh. Cô ta hiện là trưởng đại diện một quỹ đầu tư của nước ngoài chuyên ngành du lịch biển. Còn Du làm việc ở sở tài nguyên môi trường. Nơi cấp phép chuyển nhượng, thuê đất cho các dự án lớn. Nga đã nhờ người quen giới thiệu mấy lần mới tiếp cận được Du. Làm thân với anh, mới có cơ hội tìm được vùng đất đẹp, giá trị kinh tế cao về cho liên doanh. Nga không khuyến khích nhưng vẫn chấp nhận kiểu giao tiếp ỡm ờ như mèo vờn chuột của Du, miễn sao đạt được mục đích.

    Tàu cập bờ. Du đã khoác lên người áo phông, quần sooc lửng. Anh lính tắt máy, nhảy phắt xuống bãi. Rút vội tấm thang mỏng bắc xuống bến cho Du đi qua. Ván cầu rung rinh. Nga theo sau ngập ngừng chới với. Du giơ tay ra đỡ. Một lần nữa Nga lại ngã dúi vào người Du khi bước hụt bậc thang cuối.
    Anh lính bước vào quán, sục ngay xuống bếp tìm gia chủ. Cái quán sơ sài chỉ có mấy cột tre, lợp lá dừa nước, mang từ đất liền ra. Du nhìn quanh. Dàn bầu sai quả, hình thù giống hệt những cái hồ lô của anh em Ma Vương trong Tây du ký. Nga lững thững đi dạo, mải mê ngắm thế núi, thầm ngẫm xem mặt trước của hòn đảo có thể xây được mấy căn biệt thự, nhà hàng cao cấp, thay thế những cái quán thô thiển, tạm bợ này.
    Chủ quán bước ra. Du ngẩn mặt nhìn. Ngạc nhiên chưa? Ở nơi nắng gió đến rát mặt mà lại có một nhan sắc mặn mòi! Đôi mắt đen nhóng nhánh dưới hàng mi dày cong vút. Tóc mai đen bóng mướt như cánh cam. Khóe môi đầy đặn gợi cảm và đôi má hồng nâu mịn màng. Chao ôi! Đẹp thế này nên tay lính kia mới vội vã chui ngay vào bếp. Mà cậu ta núp mãi trong ấy làm gì chứ! Du chưa kịp buông những lời có cánh ca tụng nhan sắc nữ chủ nhân thì chị đã cất tiếng đon đả:
    - Anh dùng chi? Vú sao hay vú nàng?
    Du giả vờ nghe nhầm, vội hỏi lại:
    - Cái gì kia?
    - Mời anh dùng vú sao, vú nàng nghe. Đặc sản vùng ni đó.
    Nga vừa quay lại đã nghe Du liến láu:
    - Vú gì cũng được. Mà vú em, vú nàng càng thích hơn.
    Anh lính bước ra. Nghe vậy cười thành tiếng. Nga ngượng chín trước kiểu ăn nói suồng sã của Du. Chị chủ quán chẳng phải vừa, đốp lại:
    - Vú em thì mắc lắm đó anh. Phải có đủ trà, rượu, trầu cau, vàng lá mới được.
    Nói rồi chị cười. Hàm răng trắng bóng, đều tăm tắp. Anh lính khoát tay.
    - Thôi! Cứ mang hết ra đây, đãi khách xịn miết rồi mà còn hỏi.
    Cậu giúp việc bưng ra một lò than và rổ vú sao vú nàng. Vỏ khum khum, màu nâu hồng. Anh lính thành thạo đặt chúng lên vỉ nướng. Mùi thơm phút chốc bốc lên ngào ngạt. Khi tách ra, trên lớp thịt trắng căng nõn, có một khoảng đen nằm giữa, hệt như bầu ngực đàn bà.
    - Hèn chi kêu bằng vú nàng! Giống thiệt là giống à!?
    Anh lính hít hà. Không để ý Nga lại đỏ mặt.
    Rượu bào ngư, cá ngựa cay nồng nhắm với món ăn có cái tên nhạy cảm. Du nổi hứng kể chuyện tiếu lâm. Toàn chuyện tục tĩu dành riêng cho cánh đàn ông, lúc trà dư tửu hậu. Thế mà đem kể ra trước mặt con gái chưa chồng! Anh lính trách nhỏ vào tai Du. Chưa chồng thì không nghe được chuyện nhảm nhí à? Du cười khẩy. Con gái thời nay chẳng cứ có chồng mới thành được đàn bà. (Tất nhiên trừ bà cô xấu xí này). Các vị ấy mà ngồi riêng với nhau, còn nói tục bằng mấy cánh đàn ông. Chính ở phòng Du làm chứ đâu xa. Nhiều cô xinh như mộng, thường ngày làm bộ khép nép. Một hai rằng ta đây văn hóa cao. Thế mà điên tiết lên là choang choác cái mồm, thượng cẳng chân hạ cẳng tay ngay được. Diễn võ vina cho bà con xem miễn phí. Lại còn cái thói chúa hám danh. Mới xin về phòng làm được vài ba tuần, có cô đã ra sức đánh bóng tên tuổi mình. Lên mạng phỏng vấn, lên tạp chí tuyên ngôn. Làm chân loong toong mà khoe mình là chuyên viên đấy. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng. Trượt đầu vào cao học mà tự marketing rằng sẽ lấy bằng thạc sĩ nọ, tiến sĩ kia. Nói tóm lại trong Du, hình ảnh một nửa thế giới còn lại không mấy tử tế. Du chẳng quan tâm đến cái gì chứa trong đầu họ. Chỉ chú ý đến những gì ẩn dưới bộ cánh diêm dúa của họ thôi.
    Biết tỏng thói coi thường đàn bà của Du, các nữ đồng nghiệp từ lâu đã áp dụng quân bài tẩy chay cạch mặt. Du chẳng có tý gram nào trong mắt chị em. Đã trên bốn mươi cái xuân xanh, Du vẫn còn độc thân khó tính. Nhưng với các em chân dài, ca sĩ karaoke, Du vẫn đáng đồng tiền bát gạo. Thu nhập chính không cao. Bù lại có khối lộc của ca ve dự án. Tha hồ tung tẩy, thừa tiền nếm đủ loại nhan sắc đàn bà. Như hôm nay chẳng hạn, Du vừa được đi tua, tham quan miễn phí, vừa chắc chắn dằn túi vài ?ochai?. Dạo đầu chỉ thế thôi, khi vào được dự án rồi thì ăn đủ. Khoản ấy chủ đầu tư phải trả Du bằng những tập tiền xanh.
    ...........

  10. pathros

    pathros Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Xong món vú nàng, lại đến cua đá hấp. Du đòi chủ quán cho uống rượu trứng yến. Tương truyền đại bổ dương. Giọng chị chợt trầm xuống:
    - Thứ đó anh phải đến Hòn Tai. Mắc lắm. Tui làm chi có!
    - Hòn Tai có xa đây không chị? - Nga tò mò hỏi.
    - Đi bằng tàu cao tốc thì xa chi! Nói anh ni chở đi cho biết.
    Du muốn đưa Nga ra thăm đảo yến. Vội lấy lòng anh lính. Nhường nguyên hai cặp cua đá luôn. Còn lại Nga và Du, mỗi người một chú. Thịt cua ngọt và săn chắc. Sau vài tuần rượu, Mặt Nga hồng rực, bớt màu ngăm đen. Những câu cợt nhả từ miệng Du nghe không còn chướng tai như thoạt đầu. Thậm chí đôi lần Nga còn mủm mỉm cười theo. Trong đầu lại thoáng hiện lúc Du đứng bên cửa tàu cao tốc, cái quần bơi ôm sát vào người. Từ trong khoang nhìn ra ngược sáng, cứ như chẳng mặc gì. Bây giờ, Nga có đỏ mặt mấy cũng không ai nhận ra. Da mặt cô nóng sực lên vì rượu, chuyển dần sang màu bồ quân.
    Dễ cô nàng phải đến ba lăm. Du thầm nghĩ. Tuổi ấy mà làm đến chức tước kia cũng không tệ lắm. Kinh tế chắc chắn là khá giả. Còn khoản chồng con thì duyên số lận đận hẳn rồi. Rượu vào lời ra, Du xởi lởi khác thường. Thoáng nao lòng, cám cảnh số phận đen bạc của Nga. Tên thì đẹp, người lại chẳng được như tên. Chắc chưa anh nào thèm mon men đến. Đây là của thật chứ không phải của giả như mấy em trinh nữ quán massage. Nếu có dịp, mình sẵn sàng đưa nàng lên thiên đàng. Đến tận miền cực lạc. Một ân huệ lớn với cô nàng Lọ Lem không có phép màu.
    Sau bữa trưa, rượu ngấm dần. Du ra chiếc võng mắc dưới giàn bầu, thiu thiu ngủ. Dưới gốc thông, anh lính duỗi chân ngáy o o. Không thấy bóng Nga đâu. Sóng ì oạp vỗ bờ. Gió nồm nam mát rượi.
    Gió thổi tung mái tóc dài óng ả thoảng hương hoa nhài. Chị chủ quán tựa khung cửa, ngồi hóng mát. Tầm mắt dõi ra Hòn Tai, nơi chồng chị một năm hai lần đi thu hoạch tổ yến cùng với bạn nghề. Chị vốn là dân phố cổ, lấy chồng ở làng yến Thanh Châu. Mỗi lần anh ra đảo là chị lo thấp thỏm. Nghề hái yến nhọc nhằn, hiểm nguy không thua nghề đi biển. Ngư dân chỉ gặp nạn khi có bão, còn làm nghề yến có khi mất mạng giữa trời quang.
    Năm đầu về nhà chồng, chị thường được nghe cha anh kể chuyện hái yến. Khi còn trẻ ông vốn là thợ giỏi có hạng. Suốt ngày đu mình trên giàn giáo cheo leo dựng bằng tre, kê từ chân sóng đến trần hang cao ngất. Tiếng sóng đập ầm ầm vào vách đá, hung hãn như muốn cuốn phăng tất cả tre pheo, thợ thầy vào lòng biển. Chồng chị vốn can đảm, dẻo dai, cẩn thận. Những tố chất không thể thiếu của người thợ yến lành nghề. Vậy mà ba năm trước, trong một lần bám sợi thừng lần xuống vách hang sâu hoắm hái tổ yến huyết, loại yến sào quý giá nhất, anh đã tuột tay và tử nạn. Vực thẳm vùi xác anh, cuốn trôi luôn ra biển.
    Sinh nghề tử nghiệp. Người ta đồn năm nào cũng có người bỏ mạng. Trả giá máu để hái về những cái tổ xinh xinh. Huyền thoại yến sào có tác dụng trường sinh bất lão và tăng cường sinh lực làm cho món ăn xa xỉ ấy trở nên đắt như vàng. Người ta đua nhau thu lượm tổ chim, quẳng luôn trứng xuống biển. Chiều về, hàng ngàn cánh yến chấp chới lượn chữ chi quanh hẻm núi tìm nơi trú ẩn. Nhưng tổ ấm của chúng đã bị con người vơ vét sạch. Đàn chim tuyệt vọng quắp lấy vách hang ngủ qua đêm. Để đến sáng mai lại nhỏ nước dãi của mình ra xây tổ. Không một thứ nguyên liệu nào bám chặt được vào vách đá ngoại trừ thứ sợi dệt từ những giọt huyền tương này.

    Có những đôi chim yến mải mê yêu đương, lỡ mùa xây tổ. Trên vách hang lúc ấy đã mọc chi chít tai yến như những phiến lá xinh xinh. Lũ chim si tình kia đành phải bay tít lên nóc hang cao ngút tầm mắt. Những con chim cái sắp đến ngày sinh nở. Chim đực buộc phải khạc cả máu của mình kịp dệt nên những chiếc nôi đỏ thẫm, chỉ vừa đủ chứa một đôi quả trứng hình xoan. Vậy mà sau đó, con người lại đến xua đuổi chim mẹ, lấy tổ đem đi. Biết bao mầm phôi bất hạnh phút chốc lìa đời. Không bao giờ được bay lượn trên bầu trời xanh thẳm. Số phận dành cho loài chim yến thật cay nghiệt. Mỗi ngày phải bay hàng trăm cây số vào đất liền kiếm mồi. Tuổi thọ chúng chỉ được chừng dăm năm. Thời gian ngắn ngủi ấy, chim yến muốn được sống yên lành, nên đã chọn những hòn đảo xa xôi, nhiều khi chỉ là núi đá trơ trụi để sinh nở. Nhưng nào được yên thân.
    Hàng năm vẫn có những người thợ yến, vì miếng cơm manh áo, phải đối mặt với hiểm nguy. Và không may tử nạn! Món yến sào quý hiếm, ngày xưa chỉ dành riêng cho những bậc vua chúa, nay là cho những người lắm bạc, thừa tiền.
    Từ ngày chồng mất, chị chủ quán dọn hẳn ra hòn cù lao này. Ngày ngày thắp hương, cúng vọng về Hòn Tai, nơi chồng chị lâm nạn. Bây giờ chị thành dân đảo, nhưng không bao giờ bán rượu trứng yến như các quán khác. Chị tin rằng như thế linh hồn chồng chị sẽ sớm được siêu thoát. Gái một con mòn con mắt. Trai làng yến Thanh Châu ném theo chị những cái nhìn cháy bỏng. Nhưng chị quyết ở lại đây. Tuổi xuân của chị rồi sẽ phôi pha trên hòn cù lao này. Đấy là cái giá chị tự nguyện trả, thay cho chồng. Chị hành xác mình, những mong đẩy được bánh xe luân hồi quay nhanh hơn nữa.

    Nga men theo con đường mòn leo lên sườn núi. Cô muốn tìm hiểu kỹ hơn về hòn đảo xinh đẹp, trước khi tư vấn cho liên doanh đầu tư vào đây. Quanh con đường dốc mọc dày cây lá xanh um, Nga nhận ra vài loài thuốc nam quen thuộc như Thanh hao, Mã tiền, Ổi tím, Ngũ gia bì... Trên cao nữa là rừng già nhiệt đới. Chị chủ quán bảo ở đấy có nhiều loại gỗ quý. Những cây cổ thụ đã sống vài trăm năm, hình thù lạ mắt. Lại còn Gõ biển, Lim, Sẹt, Song, Mây? Nguồn nguyên liệu tiềm tàng cho ngành thủ công mỹ nghệ. Nga khấp khởi mừng. Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề là thu hút được nhiều khách đến thăm đảo và mở rộng hầu bao. Cô thích thú nhìn cây Vông nem có đường kính gần hai mét, rễ mọc xùm xòa, cuốn tròn như cái lưới ụp lấy tảng đá khổng lồ hình đầu người. Nga nhớ giới chuyên môn gọi hiện tượng này là ?obóp cổ?.

    Lơ lửng trên một hồ nước nhỏ lưng chừng dốc, giò phong lan Huyết nhung tía rủ xuống những chùm hoa tuyệt đẹp. Nga sững sờ ngắm nhìn. Tiếng chim chít chiu đâu đây, râm ran vòm lá. Hơi nước mát dịu tỏa lan. Ngồi trên tảng đá dưới bóng cây, tưởng lạc vào chốn đào nguyên. Bao lo âu muộn phiền tan đi hết. Người nhẹ nhõm, lâng lâng như vừa thoát tục.
    ...............

Chia sẻ trang này