1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đèn không hắt bóng

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi pthuy, 23/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhoc_cj

    nhoc_cj Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    3.341
    Đã được thích:
    0
    Tôi ghét cái cách sống đạo đức giả của bác sĩ trưởng Yutaro Ghyoda, ông ta và bà vợ điển hình cho những người thuộc tầng lớp quí tộc dỏm, chỉ thích chạy theo quyền lực và địa vị, nhưng lại bán rẻ nhân cách của mình đằng sau vầng hào quang của cuộc sống. Yutaro sẵn sàng quan hệ tình cảm với một cô gái đáng tuổi con mình, trong gia đình thì ông ta luôn tỏ ra mẫu mực:
    Trong ba ngày tết Yutarô ở nhà, như một ông chủ gia đình nề nếp. Quả tình ông luôn luôn có khách - khách từ Hội lương y đến, khách trong Hội đồng thị chính, bạn đồng nghiệp. Khách nào Yutarô cũng mời rượu, cho nên ông cũng chẳng có thì giờ đâu mà buồn chán. Nhưng dù sao thì ông cũng hầu như không ra khỏi nhà - nếu không kể cuộc thăm viếng đền Mêiđziđzingu là một bổn phận không thể xao nhãng và một vài cuộc thăm viếng tới nhà một số nhân vật có thế lực trong Hội đồng thị chính và trong Hội lương y.
    Nhưng khi ra ngoài, chỉ có anh lái xe là người nắm rõ qui luật đi lại của ông ta nhất:
    Sau khi đã nắm chắc rằng mọi việc đều chạy và các bệnh nhân về nhà ăn tết đều đã trở vào bệnh viện, Yutarô chuẩn bị lên xe đi nơi khác.
    - Về nhà ạ? - Nômura hỏi.
    Yutarô suy nghĩ một chút rồi nói:
    - Ta tạt vào đằng kia một chút.
    Cả hai người đều hiểu. "Đằng kia" có nghĩa là khu Êbisu. Chừng hai mươi phút sau xe đỗ trước nhà Mayumi.
    - Cám ơn. - Ra khỏi xe, Yutarô như thường lệ giúi cho Nômura một tờ một nghìn yên. Món tiền này không phải là ít, tiền đi tắc-xi còn ít hơn nhiều, nhưng Yutarô trả món này là để mua sự yên lặng. Ông sợ vợ ông hơn hết mọi thứ trên đời.
    - Ghé đón tôi lúc năm giờ nhé, - Yutarô nói, mắt nhìn đồng hồ.
    Mayumi đang ngồi nhà. Quán cà-phê cô làm việc mở cửa từ ngày mùng năm. Nhưng mãi sau ngày mùng bảy các cô phục vụ cũng như các khách quen mới đến đông đủ, và quán mới trở lại náo nhiệt như ngày thường.
    Mayumi ăn tết với mẹ ở Tachikawa, nhưng đến mùng ba tháng giên đã trở về nhà. Dĩ nhiên thỉnh thoảng cũng nên về thăm cha mẹ, nhưng cũng chỉ có thể kiên nhẫn chịu được hai ngày là cùng, đến ngày thứ ba thì chán đến tận óc.
    -Papa! Em mong papa quá.
    Yutarô chưa kịp đóng cửa phòng lại thì Mayumi đã hót lên cổ ông.
    - Thật không?
    - Chứ còn sao! Suốt mười ngày không thấy mặt mũi đâu!
    Những lạc thú yêu đương chẳng mấy chốc đã làm cho Yutarô mệt nhừ.
    - Ê, papa, dậy đi, ngủ mãi thế à! - Mayumi gọi giật giọng. - Chơi với papa chán bỏ xừ...

  2. sienosam

    sienosam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Tính cách rởm đời của bà vợ ông bác sĩ trưởng được thể hiện rõ ở đoạn này:
    Ritsukô bao giờ cũng có hóa trang, nhưgn hôm nay bà đánh đậm hơn thường ngày - chắc có dự tính đến ánh đèn điện.
    - Bây giờ nhiều người ốm lắm. Cần phải giữ gìn sức khỏe cẩn thận. - Ritsukô nhìn Naôê đăm đăm. - Bác sĩ bây giờ gầy đi nhiều quá đấy.
    - Thế ạ? - Naôê đưa tay sờ lên hai cái má lởm chởm không cạo.
    - Tôi cũng thấy trong người khó chịu thế nào ấy. Đau lưng quá. Hôm trươc tôi đã có nói với bác sĩ rồi... Tôi e đó là bệnh lao không biết có phải không? Có lẽ nên chiếu điện?
    - Khó lòng có thể là bệnh lao.
    - Nhưng bác sĩ đã khám tôi đâu mà biết!
    - Ở tuổi bà thì không thể ho lao được đâu.
    - Tại sao ông có thể lấy làm thích chí khi nói với tôi những lời khó nghe như vậy? - Ritsukô đưa mắt lườm Naôê một cách giận dỗi. - Tôi yêu cầu ông một cách nghiêm túc đấy, ông khám tôi đi.
    - Mai đến buổi khám, bà đến gặp tôi.
    - Ôi, không được đâu! Ở phòng khám có các cô y tá... Không, như thế phiền lắm.
    - Thế thì sao, khám ở đây à?
    - Ở đây? Ritsukô sửng sốt. - Không được, ở đây bất tiện lắm...
    - Thế thì ta xuống phòng khám ngọai trú.
    - Không-không, không đời nào!
    - Tôi không hiểu. Vậy thì bà muốn thế nào?
    - Thôi được. Ở đây vậy. Nhưng nếu có ai vào, bác sĩ phải cắt nghĩa cho người ta hiểu. Vậy tôi cởi áo nhé?
    Naôê gật đầu.
    Ritsukô áp hai lòng bàn tay lên hai má nóng bừng. Rồi bà bước nhanh ra cửa sổ kéo rèm cho kín lại.
    - Ông đừng nhìn.
    - Được.
    Naôê ngoan ngõan nhắm mắt lại.
    - Khi nào tôi bảo mới được mở ra đấy.
    Vừa nhìn Naôê, Ritsukô vừa cởi quần áo.
    Bà cởi cái áo vét, gấp lại cẩn thận và đặt lên đi-văng. Sau đó bà mở khuy áo cởi áo blouse, cố đừng làm hỏng mái tóc. Vừa thở dài một tiếng, bà vừa trật hai quai áo xuống - bên vai này, rồi bên vai kia.
    - Cởi hết à?
    - Vâng, Naôê đáp, mắt vẫn nhắm.
    Hai tay Ritsukô quặt ra phía sau để cởi cái khóa sau lưng.
    - Ồ-hồ-hồ-hồ... lạnh quá! - Ritsukô rùng mình, tuy lò sưởi điện họat động rất tốt và trong phòng hơi nóng.
    - Sao rồi ? Mở mắt được chưa?
    - Nhưng ông làm ơn nhanh nhanh một tý nhé...
    Naôê quay lại. Ritsukô đang đứng yên, hai vai co lại, hai tay cố che kín ngực.
    Đến gần hơn, Naôê nhận thấy hai bàn tay đang đỡ cái xu-chiêng đều run.
    - Bà cúi xuống.
    Ritsukô cúi đầu và hơi khom lưng xuống.
    Naôê sờ cột xương sống.
    - Bây giờ từ từ thẳng người lên. Cúi xuống một lần nữa. - Ritsukô nhắm nghiền hai mắt trong khi trên lưng bà cảm nhận những ngón tay linh họat của Naôê. Những sự va chạm nhẹ của mấy ngón tay ấy như truyền qua người bà một luồng điện.
    - Ưỡn ra phía sau.
    - Thế này ạ?
    - Thêm chút nữa. Bây giờ nghiêng bên phải. Bên trái.
    Ritsukô ngoan ngoãn làm theo những mệnh lệnh của Naôê.
    - Như thế này có đau không?
    - Không, - Ritsukô thì thào rất khẽ.
    - Được. - Naôê bỏ tay ra. - Đến đây thì không có gì. Bây giờ bà quay lại đây.
    Hai tay vẫn áp vào ngực, Ritsukô từ từ quay lại.
    - Thế này được chưa? - Bà hỏi lại, vẻ phân vân.
    Naôê đứng sát lại.
    - Ông làm cái gì thế? Buông ra! ... Bỏ tôi ra... - Ritsukô thì thầm nhắc đi nhắc lại, thậm chí cũng không hề cố tránh ra. Bà ngửa đầu ra một cách lả lơi và hé mở đôi môi.
    Naôê lạnh lùng xem xét những nếp nhăn li ti từ góc đôi mắt nhắm nghiền tỏa ra thành hình quạt. Ritsukô dang hai tay ra. Cái xu-chiêng nãy giờ bà vần lấy tay giữ trên ngực, bây giờ đã rơi xuống sàn. Hai tay Ritsukô mơn trớn đôi vai và tấm lưng của Naôê.
    Bỗng có tiếng chuông điện thọai giật giọng. Sau hồi chuông thứ ba Naôê cầm máy lên.
    - Xin lỗi, ở đây có bác sĩ Naôê không ạ? - Cô y tá trực hỏi.- Có một nữ bệnh nhân đến tìm bác sĩ.
    - Tôi hiểu rồi. Tôi xuống ngay.
    Ritsukô đứng yên, một tay che ngực, một tay che mặt.
    - Tôi phải đi.
    Nhìn qua mấy ngón tay, Ritsukô thấy Naôê cầm khăn mặt lau miệng, sửa lại cà-vát và ra khỏi phòng
    ..........
    Chạm trán với Nôrikô, bà ta hơi sững lại, nhưng lập tức tự chủ được ngay.
    - Xong rồi bác sĩ ạ! - Bà vừa cười vừa thông báo, theo sau bà là Sawađa cầm mấy tấm phim mới rửa hãy còn ướt.
    - Tôi ngượng quá! - Ritsukô cúi mặt xuống một cách rất kịch.- Bây giờ thì bác sĩ nhìn thấu ruột gan của tôi như người ta thường nói.
    Sawađa vẫy vẫy mấy tấm phim cho ráo nước và đính nó vào tấm kính sáng. Mọi người xúm lại xem.
    - Thế nào? Bác sĩ thấy thế nào? - Ritsukô liếng thoắng. Bà cúi người trên tấm kính, má gần như áp vào Naôê.
    Nôrikô thấy mặt nóng bừng lên. Cô muốn tống cổ cái bà này ra khỏi phòng quá!
    Naôê chăm chú xem xét mấy tấm phim.
    Hai bên khung chậu đều có những vệt gì trắng trắng trông rất lại mắt.
    - Những vệt ấy là thế nào? - Ritsukô sợ hãi kêu lên.
    - Móc cooc-xê. Bà quên cởi cooc-xê khi chụp.
    - Ôi-ôi-ôi! Tôi đã nói mà: bây giờ thì ông biết hết bí mật của tôi rồi! - Ritsukô vui vẻ cười hô hố. - Thế sao hở bác sĩ? Tôi bị bệnh gì?
    "Hôm nay bà ta đĩ quá, - Nôrikô thầm nghĩ. - Sao lại có cái giọng ấy nhỉ? Lạ thật. Hôm qua đã xảy ra chuyện gì chăng?" - Tim Nôrikô thắt lại đau buốt. Cô liếc mắt nhìn Naôê, nhưng gương mặt ông vẫn lạnh lùng như thường lệ.
    - Bà hoàn toàn khỏe mạnh, - ông nói.
    - Thật không?
    - Tối ưu!
    - Tôi mừng quá! - Như đứa con nít, Ritsukô vỗ hai lòng bàn tay lên ngực một cách nghịch ngợm và đưa mắt nhìn quanh một cách đắc thắng.
    - Với một cột xương sống như của bà thì tha hồ mà sống. - Naôê vẫn nhìn mấy tấm phim không rời mắt.
    Đột nhiên Nôrikô nhớ lại những chiếc phong bì lớn đựng trong tủ ở nhà Naôê.
    ......Chua chát, bẽ bàng cho Naoê.........
  3. mixture

    mixture Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    311
    Hồi nhỏ tớ cũng đọc quyển này. Nhưng sách của mẹ tớ làm sao mất tiêu gần chục trang cuối Đến giờ vẫn chưa đọc xong. Có nên đọc lại từ đầu cho đến hết truyện không, vì quên hết rồi
  4. nhoc_cj

    nhoc_cj Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    3.341
    Đã được thích:
    0
    Nên đọc bạn ạ, thực sự tớ thấy nó rất hay và ấn tượng!
  5. Talorossi

    Talorossi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    363
    Đã được thích:
    0
    Đọc rồi!
  6. em_hat_hay_lam

    em_hat_hay_lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    2.108
    Đã được thích:
    0
    chú Talorossi cho anh mượn truyện này được không?
  7. Nolf

    Nolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Toàn nhân vật đầy sống động như thế mà các bác lại ghét thì hơi tiếc.
    Truyện này mà đoạt giải Nobel thì cũng đáng. Chứ như cuốn "Trăng soi đáy nước" đọc khó cảm nhận gần chết...
  8. nhoc_cj

    nhoc_cj Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    3.341
    Đã được thích:
    0
    Đọc truyện thì cũng phải cảm nhận yêu ghét chứ, tôi thích nhân vật Naoe, mặc dù mới đầu tôi ghét ông ấy kinh khủng ở lối sống, nhưng cũng khâm phục ngay từ đoạn đầu khi ông ấy xử lí với mấy thằng bệnh nhân ngang ngược đánh nhau.
  9. Nolf

    Nolf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Em thì không như bác, chả thấy yêu hay ghét nhân vật nào. Chỉ thấy nhân vật ấy tác giả xây dựng có sống động không hay không thôi. Càng sống động thì càng nhớ lâu, còn không thì nhàn nhạt, đến cái tên em cũng chả nhớ...
  10. nhoc_cj

    nhoc_cj Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    3.341
    Đã được thích:
    0
    - Bác sĩ! Bác sĩ về rồi!
    Nôrikô quay ngoắt lại và trông thấy trong khung cửa tối om, bóng một người vừa bức vào. Trên ngưỡng cửa người ấy cởi giày rồi bước về phía họ: cao, gầy, vai phải hơi thấp hơn vai trái một chút.
    - Tiên sinh!... - Nôrikô lao ra đón ông.
    - Thế nào, công việc ra sao?
    - Ra máu nhiều lắm; nhưng vùng vằng rất dữ, không sao đến gần được.
    - Đem blouse!
    Naôê cởi áo ngoài, bên trong chỉ còn lại chiếc sơ mi không có cà vạt. Nôrikô vào phòng lấy blouse ra đưa cho Naôê.
    - Chúng tôi nói là tiên sinh có người gọi gấp nên phải đi.
    Naôê lặng lẽ gật đầu rồi cúi xuống sát Nôrikô.
    - Có mùi không?
    Nôrikô nghếch mũi lên ngửi.
    - Một chút thôi, hầu như không ngửi thấy.
    Naôê ra quán rượu từ chập tối cách đây bốn giờ, nhưng trông không có vẻ say rượu, duy có gương mặt xanh hơn thường ngày một chút.
    - Ta sẽ khâu chứ?
    - Chuẩn bị xong hết rồi.
    - Bệnh nhân gì mà hung hãn thế này! - Naôê vào phòng ghi danh, gương mặt sa sầm mày cau lại.
    - Bác sĩ đây rồi! - Nôrikô mừng rỡ loan báo, và mấy người tải thương đang giữ người bị thương tức khắc lùi ra nhường chỗ cho Naôê. Ông đến cạnh cái cáng và nhìn kỹ vào mặt người bị thương.
    - A-a-a, bác sĩ! Mày muốn gì? Đồ ngu! - Người say rượu chồm dậy khua lia lịa hai quả đấm.
    - Naôê lùi lại một bước, xem xét vết thương.
    - Lũ súc sinh! - Người bị thương bất ngờ tụt khỏi cáng và cố đứng dậy, nhưng mấy người tải thương nhanh như cắt đã chồm tới đè hắn xuốn. Đột nhiên hắn vung chân đá một cái thật mạnh.
    - Này, này, yên nào!
    - Buôn ra! Cút mẹ chúng mày đi!
    - Yên cho bác sĩ xem nào!
    - Không! Tao đi đây! Buông ra nào!
    Mỗi lần hắn lắc đầu la lên một tiếng là máu từ vết thương lại phu ra như suối.
    - Yên nào! Để người ta chữa cho!
    - Cút đi! Cút hết đi!
    Hắn chửi rất tục, rồi hít vào một hơi và nhỏ ra rất mạnh. Nước miếng phun thành tia xuống sàn. Naôê nãy giờ vẫn đứng yên như pho tượng, quay về phía viên cảnh sát, đưa mắt ra hiệu cho anh ta ra khỏi phòng. Viên cảnh sát ra theo.
    - Hắn bị đánh bằng vật gì? Bằng chai phải không?
    - Vâng. Hình như đánh từ phía trước, đánh thẳng vào mặt.
    - Từ lúc ấy đến giờ độ bao lâu?
    - Khoảng mười lăm, hai mươi phút.
    - Hắn uống có nhiều không?
    - Phải đến hai mươi mấy ly con Whisky là ít. Ấy là người ta nói với tối như vậy. Sau đó là một trận ẩu đả ra trò.
    Từ sau cánh cửa lại đưa ra những tiếng la hét và chửi rủa man dại.
    - Tụi bạn hắn bỏ chạy hết cho nên hắn mới nổi khùng như vậy.
    - Hắn bao nhiêu tuổi?
    - Hai mươi lăm.
    Naôê gọi Nôrikô lại.
    - Vào bật đèn phòng toa-lét lên.
    - Phòng toa-lét?! Nôrikô hỏi lại, không dám tin ở tai mình nữa. Nhưng Naôê không đáp, quay về phía viên cảnh sát.
    - Phải mang hắn vào toa-lét.
    - Vào toa-lét? vào nhà xí ấy à? - Viên cảnh sát hỏi lại.
    - Đúng thế. Vào nhà xí phụ nữ ấy.
    - Rồi sao nữa?
    - Rồi chốt cửa lại.
    Viên cảnh sát ngờ vực nhìn Naôê.
    - Ở trong ấy hắn sẽ tỉnh nhanh hơn. - Naôê thò tay vào túi lấy thuốc lá đưa lên miệng.
    - Nhưng hắn vẫn ra máu thế kia?
    - Không đáng lo. Nhà xí lát gạch men mà.
    - Không phải chuyện ấy... Vấn đề là chảy máu như vậy hắn có chết được không?
    - Theo tôi thì không. - Naôê đánh diêm châm điếu thuốc. - Anh đã lo cho hắn như vậy thì thỉnh thoảng có thể nhìn qua khoảng hở phía trên các vách ngăn của chuồng xí xem thử hắn ra sao.
    - Thế là thế nào? Bác sĩ bảo nhìn từ đâu vào?
    - Vắch ngăn giữa các chuồng xí phái nữ xây không thấu trần.
    - Bác sĩ cho rằng... mất nhiều máu như vậy... không nguy hiểm sao?
    - Máu sẽ tự khắc ngừng chảy. Riêng hiện giờ để máu chảy như thế con có ích nữa là khác. Huyết áp sẽ hạ xuống một ít, và hắn sẽ không còn có sức đập phá nữa. Làm như thế chưa hề có ai chết cả.
    - Nhưng máu đầy người thế kia!....
    - Lẽ tự nhiên: Bị thương ở trán, mà phải chảy xuống phía dưới. Cho nên có vẻ như bị thương rất nặng. Vết thương tuy rộng nhưng không sâu, thành thử chẳng có gì đáng lo ngại.
    Từ trong phòng lại đưa ra những tiếng la hét.
    - Còn đủ sức la hét như vậy, tức là sẽ sống.
    - Thế thì đưa vào nhà xí à?
    - Các anh cứ thay phiên nhau trông chừng, cứ năm phút coi một lần, khi nào hắn yên thì cho tôi biết.
    Viên cảnh sát vừa nghe vừa nhìn Naôê, vẻ tư lự
    - Sau đó chúng tôi sẽ bắt đầu khâu. Bây giờ cô đưa họ vào toa-lét đi. Có gì thì lên phòng bác sĩ trực gọi tôi, - Naôê nói tiếp với Nôrikô, rồi bước về phía thang máy.
    Phòng bác sĩ trực đặt ở tầng ba, ở cuối dãy phòng bệnh nhân. Khi Naôê đã vào buồng thang máy, viên cảnh sát lại quay về phía Nôrikô.
    - Cô thấy thế nào, liệu hắn có qua khỏi không? Hả?
    - Bác sĩ đã nói như vậy thì không có việc gì phải lo.
    - Làm như vậy có tàn nhẫn quá không?
    - Không quá đâu, - Nôrikô cắt ngang, tuy trong thâm tâm cô cũng thấy không kém phần ngờ vực.
    Trong phòng ghi danh người say rượu đang la hét ***g lộn như một con thú nổi khùng. Viên cảnh sát giọng thì thầm để hắn khỏi nghe thấy, truyền đạt lệnh của Naôê cho mấy người tải thương. Anh ta càng nói thì vẽ ngỡ ngàng càng lộ rõ trên gương mặt họ - như thể họ đâm nghi không biết mình có nghe nhầm không.
    - Có đúng thật không? Vào toa-lét à?
    - Đúng thế đấy. Phía bên phải cầu thang.
    Lúc bấy giờ Nôrikô đã bật đèn trong toa-lét. Cô mở cửa ra.
    Vừa đưa mắt ngơ ngác nhìn nhau, mấy viên tải thương vừa xốc người say rượu lên cáng. Hắn ta vẫn tiếp tục chửi rủa rất hăng, không im lấy được một khoảnh khắc nào, nhưng khi ra đến cửa nhà xí, hắn đột nhiên câm bặt và kinh ngạc đưa mắt nhìn quanh. Mấy người tải thương liền thừa cô xốc nách hắn lên và đẩy mạnh hắn vào.
    - Ê! chúng bây làm gì thế nào?! Quân khốn nạn! Ê...
    Hắn giận dữ đấm thình thình lên cánh cửa. Nhưng cửa vẫn không lay chuyển chút nào, vì phía bên kia có hai người tải thương lực lưỡng chặn lại.
    - Mở ra! Mở ra ngay, không nghe thấy à! Mở ra ngay lập tức!

    Có lẽ chỉ có Naoe mới có cách giải quyết thế này, tưởng như lạnh lùng và tàn nhẫn nhưng lại có hiệu quả rất cao.

Chia sẻ trang này