1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đến với Dancing, Kỹ thuật hay Cảm xúc

Chủ đề trong 'Dancing' bởi C1LY, 19/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. C1LY

    C1LY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    0
    Đến với Dancing, Kỹ thuật hay Cảm xúc

    Trước đây trong Box Dancing cũng có nhiều Topic chất lượng bàn về các kỹ thuật Dancing nhưng một điều đáng tiếc là những Topic đấy không còn duy trì và xuất hiện trên Box. Vì sao những Topic đó biến mất và không còn ai có trình độ chịu mở 1 Topic về các Kỹ thuật Dancing. Phải chăng vì kỹ thuật Dancing quá khó hiểu bằng lời hay vì nó quá khô cứng nên không còn tạo ra sự ham mê thích thú...Tất cả chỉ là có lẽ...
    Hiện nay trong Box Dancing cũng có rất nhiều các bài về cảm xúc, những rung động khi bạn khiêu vũ nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định ...phải chăng hạn chế về kỹ thuật nên sự cảm nhận sẽ bị giới hạn và dẫn đến cảm xúc không thể thăng hoa...
    Dancing, đến bằng Kỹ thuật hay Cảm xúc thì sẽ hay hơn...
  2. superdancer

    superdancer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Ừm! Theo iem trước hết đến với dancing phải bắt nguồn từ cảm xúc trước tiên. Bởi có cảm xúc thì mới có niềm đam mê để có thể tập một cách nghiêm túc với bạn nhảy được. Từ đó mới có thể nói đến vấn đề kỹ thật đươc chứ.
  3. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Có thể vì ở mức Prebronze ( bậc mẫu giáo khiêu vũ) nên ngược với bạn superdancer.
    Trước tiên là cảm xúc hay kỹ thuật ở đây không phải là chung chung mà là cảm xúc và kỹ thuật khiêu vũ.
    Cứ cho là hai bạn rất có cảm xúc mà không có kỹ thuật thì ra sàn cứ dẫn vào chân nhau liên hồi chắc ít nhất cảm xúc sẽ tan biến , nặng hơn có thể là cãi nhau.
    Muốn khiêu vũ trước tiên cần thích khiêu vũ đi học kỹ thuật khiêu vũ. Khi có chút ít kỹ thuật thì ta tự tin ra sàn nhảy vài bước cho vui đã.
    Còn cảm xúc khiêu vũ có lẽ số người có được cảm xúc này không nhiều trước khi từ bỏ nó, ngoại trừ ta nhảy slow.
    Cái này có lẽ ngay cả các cặp nhảy hàng đâù của ta cũng đang lấp đầy các khoảng trống kỹ thuật để có thể có cảm xúc khi khiêu vũ
  4. superdancer

    superdancer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Ừ . Có lẽ mình và Prebronzer có cảm nhận tương đối khác nhau. Cái này không phải do trình độ quyết định mà do suy nghĩ của mỗi người thôi. Với mình khi nhảy với một người gây cho mình được cảm xúc thì cho dù người đó có nhảy không bằng mình đi nữa thì mình vẫn cảm thấy nhảy với họ vô cùng ăn ý. Nghĩa là dồn mọi cảm xúc, suy nghĩ, và cả kỹ thuật nữa( cho dù số vốn về kỹ thuật của mình hơi ít ỏi) vào bươc nhảy, Vào diệu nhảy. Ngược lại thì cho dù người bạn nhảy có nhảy tốt bao nhiêu thì mình vẫn cứ cảm thây không thoải mái và nhảy cho xong chuyện. Tệ nhỉ.

    Nhảy nhảy nhảy nào. Tanggo đê. Ùm. hôm nào học lại slow waltz nhé. Mình vẫn thích diệu này
  5. semi_sweet

    semi_sweet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    mình nghĩ, nếu dancing với 1 người kém quá mà có cảm xúc thì chắc là say người chứ không phải say nhạc hay say khiêu vũ rồi. Nói thật chứ, một bản Van mà được nhảy với người khéo dẫn, mình sẽ thấy khác, thấy tuyệt vời và nhiều cảm xúc hơn nhiều. Ui lâu rồi, lâu rồi không được dance
  6. huy_kangmin

    huy_kangmin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2005
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Mọi người có vẻ đang nhầm lẫn chút xíu.Xin đừng nghĩ đi ra sàn,nắm tay một bạn và thế là dancing.Bản thân từ dancing sport hay dancing salon (sa lông theo cách gọi kiểu nhẩy xưa) đã có chút chút kỹ thuật rồi.Nghĩa là bước ra sàn dưới ánh đèn và tiếng nhạc vì lời mời của ai đó hay mời ai đó...nghĩa là bạn đã nghiễm nhiên coi mình biết dancing (biết cơ bản trở lên).Khi ấy mới nói tiếp đến cảm xúc,và cảm xúc sẽ xuất phát dần dần khi dạo bước bên nhau dưới nền nhạc ấy (dù chỉ vài bước cơ bản).Là say,là phê,là thả hổn theo này nọ,là ....Chứ còn đi ra lúng túng,loay hoay,quờ quạng,đạp nọ dẫm kia v.v... thì chắc cảm xúc là bối rối,sợ sệt,tức giận,lo lắng,chán nản ....
    Nam có cái khó của nam và nữ cũng thế.Ví như nữ nhẩy tốt nhưng nam không dẫn được,hay nam biết nhiều cái để dẫn nhưng nữ không theo nổi (dù nam dẫn rất tốt) lại thành nhẽ khác,chưa nói đến cả 2 đều lúng túng hoặc không hiểu ý nhau.
    Tóm lại là đến với dancing bằng cảm xúc,hoặc tò mò,hoặc cho biết,hoặc cho tự tin hơn,hoặc để giao lưu,hoặc giết thời gian v..v..Nhưng quyết tâm tập luyện lại là bằng say mê thực sự(không ít thì nhiều).Khi đó cảm xúc sẽ hoà cùng tâm trạng và mức độ kỹ thuật.Theo thời gian lúc ngây ngô,lúc vui sướng,lúc buồn cười,lúc bất ngờ,lúc lại buồn,lúc lại hưng phấn .... dù hàng ngày vẫn cứ nhẩy từng ấy điệu và các sàn vẫn cứ mở những bản nhạc giống nhau.
    Lượn nhanh keo ăn gạch!hí hí ....
  7. C1LY

    C1LY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    0
    Theo cách hiểu của riêng mình thì 2 yếu tố Kỹ thuật và Cảm xúc giống như 2 yếu tố vật chất và tinh thần. Kỹ thuật sẽ là sự tiếp cận đầu tiên của tất cả mọi người khi đến với Dancing, tuy nhiên nguyên nhân khiến người ta tiếp cận và đến với Dancing có lẽ là do những cảm xúc thúc đẩy khi được xem những màn biểu diễn,những bộ phim hay nghe những bản nhạc. Dancing có một đặc điểm là sự kết hợp của nam và nữ và đặc điểm của sự kết hợp này là luôn dễ tạo ra cảm xúc cho người trong cuộc, cảm xúc này lại tuỳ thuộc vào sự tương đồng của cả 2 người.Sự tương đồng này lại phụ thuộc chặt chẽ vào kỹ thuật, sự quý mến, thể chất và tình trạng tâm lý của mỗi người.
    Theo cách hiểu này chúng ta có thể phân định rõ ràng hơn về các đối tượng tham gia Dancing:
    Với đối tượng thiên về giao lưu giải trí thì sự cảm tính và tâm lý chi phối mạnh hơn, các kỹ thuật chỉ ở mức Pre của Prebronze tức là chỉ bi bô bập bẹ. Còn dần dần có thể yêu thích và thích khám phá những kỹ thuật khác và có thể chuyển dần lên mức Prebronze..
    Còn với đối tượng chuyên nghiệp thì ban đầu các yếu tố kỹ thuật được đặt lên rất cao và là vấn đề tiên quyết. Đạt đến những yếu tố kỹ thuật đó, cùng với sự kết hợp của các cảm xúc sẽ làm cho các đối tượng này thăng hoa tại các bài biểu diễn. Mình thấy Prebronze nói rằng các đôi nhảy hàng đầu của ta cũng không ngừng phải trau dồi lấp đầy các khoảng trống kỹ thuật để có cảm xúc khi khiêu vũ thì mình nghĩ điều này không chính xác lắm, vì mình có xem một vài nhận xét của các chuyên gia Singapo thì họ đều có nhận xét là kỹ thuật cơ bản ( chỉ nói là cơ bản thôi nhé) của các đôi nhảy phải rèn luyện thêm nhiều và mình cũng nhớ là đã đọc 1 bài hình như của thầy Vuchidung có nói rằng một đôi nhảy đẳng cấp thì chỉ cần những bước cơ bản cũng đủ để thăng hoa.
    Thân ái,
  8. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Pre cũng có tham gia chấm điểm kỳ thi Hanoi Open, không được nghe họ nói về điều đó. Tuy nhiên khiêu vũ là môn chơi giữa hai người khác giới. Đã đi nhảy đầm hơn 10 năm rồi nhưng cảm xúc chỉ đến với Pre khi chưa vào đôi, còn khi vào đôi rồi thì cứ cho là bạn có kỹ thuật cơ bản tốt đi, thì ở chốn Pre đang nhảy, sàn lúc nào cũng đông như chảy hội , chỉ riêng việc kiếm lấy một diện tích nhỏ trên sàn và lo lắng dẫn nữ sao không va chạm vào bàn ghế và các đôi khác làm cho hồn xiêu phách lạc và cảm xúc cũng tan biến mất
    Nhưng khi xem Donnie Burn nhận xét cặp nhảy Sergey Sourkov và Agnieszka, từng đứng thứ 5 trong giải Vô địch Latin Nghiệp dư năm 2005 tại Anh, chỉ trong vài bước nhảy cơ bản nhất cũng có khá nhiều lỗi kỹ thuật, thì việc các cặp nhảy của ta cần hoàn thiện kỹ thuật cũng là điều dễ hiểu.
    Vì bàn về kỹ thuật, Pre nhớ tổ hợp cho Rumba gồm mấy bước này thôi :
    - Back Basic- Hip twist- Fan- Alemana- Opening Out- Hip twist-Fan (Rock Fan)-Cuban rock.
    Quá ngon, nhưng cặp nhảy trên vẫn bị bắt khoảng 10 lỗi gì đó. Pre thấy họ cũng khá căng thẳng khi thực hiện và chưa thấy cảm xúc đã đến với họ trong bài nhảy hay thăng hoa gì cả.
    Cảm xúc chung chung thì là điều tự nhiên ta có , còn cảm xúc trong khi khiêu vũ thì với Pre và các bạn có lẽ cần tốn nhiều thời gian và mồ hôi
    -
  9. Gibbon

    Gibbon Guest

    Chưa bàn đến tính chính xác của các luận điểm. Chỉ nói đến tính logic thì đoạn này nó cứ lòng vòng thế nào í. Đọc mãi mà hông hiểu C1LY muốn nói gì.
    Nếu C1LY đồng ý với nhận xét của các giám khảo Singapo và chú Chí Dũng thì sao lại bảo là nhận xét của chú Pre là chưa chính xác nhỉ?
    À, mình có mấy ý muốn đưa ra để bàn luận thế này. Nếu nói đến cảm xúc có lẽ cũng phải chia làm 2 loại nhỉ. Loại thứ nhất là cảm xúc hướng nội (cái mà ta cảm nhận được khi nhảy). Cái này thì phụ thuộc vào yếu tố bạn nhảy, nhạc, ngoại cảnh, kỹ thuật,... Loại thứ hai là cảm xúc hướng ngoại (thể hiện ở nét mặt, chuyển động, một lô các biểu hiện ra ngoài khác ...), loại này đôi khi phải tập mới có được và đặc biệt quan trọng với các VĐV. Thật tuyệt vời nếu một lúc nào đó, ở một chỗ nào đó, với một ai đó mà ta cảm nhận và thể hiện được cả 2 loại cảm xúc đó. Nhưng có lẽ Cảm xúc mà bạn C1LY muốn đề cập ở trong Topic này là loại Cảm xúc thứ nhất?
  10. C1LY

    C1LY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này