1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đến với Trường Sa, nơi những người con đất Việt ngày ngày căng mắt giữ vững vùng biển đất mẹ, 2/9 nh

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi chuoichuoiwa, 13/06/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bixanh1983

    bixanh1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Trường Sa mùa biển lặng
    08:18'' 22/05/2007 (GMT+7)
    Kỳ 1: Tiếng vọng của lịch sử
    Tàu HQ 996 chầm chậm rời khỏi Cảng Ba Son hướng ra biển lớn. Tháng tư mùa biển lặng, sóng biển thật êm đềm nhưng sóng trong lòng lại xôn xao bởi nơi chúng tôi sắp đến là Trường Sa. Trường Sa, hai tiếng ấy sao mà thiêng liêng vậy. Chân chưa đến mà lòng đã bồi hồi bởi những âm vang của lịch sử. Bao người con đất Việt đã anh dũng hy sinh, quyết bảo vệ chủ quyền để hôm nay chúng tôi được đến với quần đảo cực Đông của Tổ quốc.
    ° Âm vang lịch sử

    Đoàn công tác thả hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại vùng biển Cô Lin - Len Đao.

    Tàu HQ 996 đưa chúng tôi rời khỏi Cảng Ba Son vào một ngày giữa tháng tư. Tiếng còi tàu hú vang rền đầy kiêu hãnh báo hiệu một chuyến hải hành vượt mấy trăm hải lý đến quần đảo bão tố - Trường Sa. Con tàu chầm chậm đi dọc sông Sài Gòn hướng ra biển lớn. Tàu ngang qua bến Nhà Rồng lòng bỗng thấy xúc động gợi nhớ câu chuyện lịch sử: Tại đây, năm 1911 Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại khi ấy còn là chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bước chân xuống con tàu La Tuoche Tréville ra đi tìm đường cứu nước. Những ngày tháng bôn ba của Người đã đặt nền móng cho một nước Việt Nam độc lập thống nhất, để hôm nay tôi lại được đến Trường Sa.
    Đêm đầu tiên xa đất liền, nằm nghe sóng vỗ nhè nhẹ dưới thân tàu mà ngỡ như lời của cha ông từ nghìn xưa vọng về. Hình như trong những âm vang ấy có lời khẳng định chủ quyền Trường Sa của Việt Nam mà tôi đã đọc được trong Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, cũng như tài liệu về quần đảo Trường Sa mà Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân vừa ấn hành: Trong bản đồ xứ Đàng Trong do Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774 và Đại Nam thống nhất toàn đồ vẽ khoảng năm 1838 đều thể hiện ?oBãi cát vàng? Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa đều là lãnh thổ Việt Nam. Trong cuốn Phủ biên tạp lục của nhà bác học Lê Quý Đôn, Trường Sa được xác định rõ thuộc về Quảng Ngãi. Ông còn miêu tả đó là nơi người Việt khai thác các sản vật của biển và những đồ vật còn sót lại từ các vụ đắm tàu. Tài liệu sử của triều Nguyễn cũng đã khẳng định, nhà nước Việt Nam liên tục nhiều thế kỷ đều làm chủ, điều tra, khảo sát, lập bản đồ quần đảo Trường Sa?
    Khi lên boong tàu để ngắm biển đêm, tôi cùng một đồng nghiệp ở Báo Đà Nẵng bắt gặp Đại tá Nguyễn Cộng Hòa - Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân cũng đang cùng một nỗi lòng, một tâm trạng. Bằng chất giọng Hà Tĩnh, ông kể cho chúng tôi nghe về những tấm gương hy sinh anh dũng để bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trong lịch sử, việc làm chủ và khai thác quần đảo Trường Sa của Việt Nam vẫn được các nước tôn trọng, vậy mà ngày 14-3-1988 ta đã phải đổ máu để giữ chủ quyền biển đảo quê hương. Trong trận chiến không cân sức ấy, người anh hùng Trần Văn Phương đã chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, đến khi tim ngừng đập mà tay vẫn ôm trọn lá cờ Tổ quốc ướt đẫm máu mình. Hay chuyện về anh hùng Vũ Huy Lễ và các đồng đội trong lúc nguy cấp đã lao thẳng con tàu HQ 505 lên đảo Cô Lin để giữ đảo. Con tàu bỗng chốc hóa thành lô cốt để những người lính đảo chiến đấu đến cùng? Và còn bao nhiêu câu chuyện về sự hy sinh của quân dân huyện đảo Trường Sa mà cuốn sổ tay công tác của tôi không kịp ghi hết. Sau này khi lên đảo Nam Yết, một lần nữa tôi thực sự xúc động khi nghe tâm sự của Cao Tuấn Anh - chiến sĩ trẻ quê ở Sầm Sơn - Thanh Hóa: ?oEm rất tự hào vì được khoác trên mình quân phục Hải quân, ra công tác ở Trường Sa. Từ khi ra đảo, em biết thêm những câu chuyện về sự hy sinh và chiến công của các anh hùng Vũ Huy Trừ, Nguyễn Văn Lanh, Nguyễn Thanh Tùng? Em cố gắng phấn đấu, rèn luyện để được công tác lâu dài tại đảo?. Truyền thống anh hùng của Quân chủng Hải quân đã thấm vào máu thịt những người lính trẻ hôm nay.
    ° Đường đến Trường Sa

    Chiến sĩ Hải quân đảo Nam Yết nhận quà của đất liền.

    Buổi chiều, tàu bắt đầu ra đến biển. Tháng tư mùa biển lặng, sóng biển gợn nhẹ, tàu đi êm như ru. Không có những cơn sóng đánh ào ạt làm mọi người say đến xây xẩm mặt mày như tôi từng nghe đồng nghiệp lớn tuổi kể về những chuyến đi đến Trường Sa mùa giông bão. Ánh hoàng hôn hắt lên mặt biển xanh thẫm, tạo nên bức tranh thiên nhiên rực rỡ, quyến rũ, làm mọi người phải đổ xô ra boong tàu để nhìn ngắm biển trời quê hương. Nhìn khung cảnh yên bình đó, cùng lá cờ Tổ quốc bay giữa nền trời xanh, trong lòng tôi tự hào thầm gọi 2 tiếng: ?oViệt Nam!?. Không tự hào sao được khi giữa biển trời mênh mông, lá cờ Tổ quốc vẫn bay cao trên nóc con tàu HQ 996; Không tự hào sao được khi những thế hệ trước đã có cái nhìn chiến lược hướng ra biển để làm chủ cả một vùng biển rộng lớn với nhiều loài hải sản quý như hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm! Hơn nữa, vùng biển ấy là một trong 2 tuyến đường vận tải biển lớn nhất thế giới, lượng tàu chở dầu qua vùng biển này lớn gấp 3 lần lượng tàu qua kênh đào Suez và lớn gấp 5 lần so với kênh đào Panama? Càng đi xa tôi càng thấy đất nước Việt Nam đẹp và kỳ vĩ.
    Chuyến hành trình này, ngoài các cán bộ của Bộ Tư lệnh Hải quân còn có đoàn công tác của 8 tỉnh (Trà Vinh, Bến Tre, Lâm Đồng, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Bình Định, Ninh Bình) và 2 đơn vị: Viện Ứng dụng công nghệ (Bộ Khoa học - Công nghệ), Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Hàng không Việt Nam? Hơn 130 người đến từ mọi miền của Tổ quốc, tất cả hầu như mới gặp nhau lần đầu nhưng lại thân thiết đến lạ kỳ. Đêm đầu tiên trên biển, chúng tôi đã kịp tổ chức một cuộc văn nghệ giao lưu giữa các đoàn công tác mà chủ công là các ca sĩ, diễn viên của Đoàn Văn công Quân chủng Hải quân. Các ca khúc Nối vòng tay lớn, Gần lắm Trường sa? như sợi dây vô hình kết nối chúng tôi lại gần nhau hơn. Đã bao lần hát các ca khúc ấy trong những cuộc vui, nhưng chưa bao giờ trong tôi có cảm xúc xốn xang lạ thường như đêm hôm ấy! Có lẽ, bởi chúng tôi đang cùng chung một hành trình đến quần đảo Trường Sa thân yêu, với ?ohành lý? là những tấm lòng ?ocả nước vì Trường Sa?.
    Đêm về khuya, trăng thượng tuần chênh chếch trên mái đầu. Chúng tôi lên boong để tận hưởng làn gió mát của biển. Thiếu tá Nguyễn Văn Sơn - Thuyền trưởng tàu HQ 996 kể cho tôi nghe về những chuyện vui trong những lần đi biển. Bất chợt anh nói: ?oChưa có một chuyến tàu nào đến quần đảo Trường Sa lại êm đềm như chuyến này. Có lẽ vong linh của các chiến sĩ hy sinh vì quần đảo Trường Sa thương những người từ đất liền ra đảo nên đã làm cho biển yên bình đến lạ thường??. Dẫu biết, sóng gió là chuyện của thiên nhiên nhưng tôi cứ muốn tin những lời nói đùa của anh Sơn là sự thật để thêm thắm đượm mối tình đất liền - đảo xa. Không biết có phải nhờ anh linh của các chiến sĩ hay không mà chúng tôi có thật nhiều ?ohồng phúc?: Mỗi ngày chúng tôi lại ngắm được bình minh và hoàng hôn trên biển đẹp rực rỡ mà dám chắc rằng bàn tay của các họa sĩ thiên tài cũng không vẽ được; xem những chú cá chuồn bay vèo vèo trên sóng thật vui mắt. May mắn hơn, đoàn công tác còn được dịp chứng kiến đoàn cá heo nhào lộn bơi theo tàu. Những lúc tàu neo lại giữa biển, đoàn công tác tổ chức câu cá như những ngư dân thứ thiệt. Đại tá Nguyễn Văn Liên - Phó Chỉ huy Quân sự Vùng 4 Hải quân là một tay câu rất lão luyện. Chuyến đi này dù ?okém may mắn? nhưng ông kịp tiêu diệt được 3 chú cá thu to, trong đó có một con thu ngừ nặng hơn 20kg. Theo lời những người lính tàu, có chuyến đi một đêm cả tàu đã câu được hơn 30 con cá ngừ đại dương. Thế mới biết vùng biển này nhiều cá như thế nào, chỉ tiếc vì điều kiện còn hạn chế nên ngư dân của chúng ta chưa ra đây đánh bắt nhiều!

    Câu cá ngừ đại dương.

    Chiều ngày thứ 3 trên biển, tàu chúng tôi đến vùng đảo Cô Lin, Len Đao (nơi mà 19 năm về trước kẻ thù đã bất chấp công lý nổ súng xâm lấn chủ quyền). Đoàn công tác đã làm lễ tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh vì chủ quyền biển đảo của quê hương theo đúng nghi thức của những người đi biển. Tất cả tập trung lên boong tàu, chỉnh tề cùng những người lính. Vòng hoa và những bó hương, hoa quả? từ đất liền được mang ra để thả xuống biển. Sự kiện hào hùng và bi thương ấy đã được nghe kể, nhưng không hiểu sao trong giây phút thiêng liêng khi Đại tá Nguyễn Cộng Hòa - Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân đọc lời tưởng niệm ?ocác anh mãi mãi nằm lại với biển quê hương?? lại làm chúng tôi xúc động lạ kỳ. Mọi người mắt đỏ hoe ngấn lệ. Ngay cả Thiếu tướng Phan Khuê Tảo - Trưởng đoàn công tác rất dạn dày binh lửa, nước mắt cũng chảy dài trên má. Con tàu HQ 996 kéo 3 hồi còi vang rền giữa biển trời ***g lộng. Thanh âm nghe trầm hùng, kiêu hãnh như lời thề quyết giữ biển trời quê hương của các chiến sĩ Hải quân năm nào.
    Sau cuộc hành trình 54 giờ trên biển, đảo Nam Yết đã hiện ra trong tầm mắt. Đây là hòn đảo nổi xa nhất về phía Nam của quần đảo Trường Sa. Giữa biển khơi mênh mông là một hòn đảo xanh ngắt, được bao quanh bởi một doi cát trắng uốn cong mềm mại làm đảo Nam Yết như một làng quê vùng biển. Lệnh được ban ra: ?oƯu tiên hàng và các nhà báo vào đảo trước, tiếp theo là văn công? Tàu sẽ neo lại ở đảo Nam Yết 1 đêm?. Bao nhiêu mệt mỏi của hành trình hơn 300 hải lý dường như tan biến, chỉ còn lại một niềm háo hức được đặt chân lên đảo nhỏ. Chúng tôi bước xuống xuồng để vào đảo mà lòng vẫn cứ xốn xang theo lời hát ca khúc Nơi anh đến của nhạc sĩ Thế Song đang được phát trên loa tàu. Xuồng chưa cập bến nhưng từ xa đã trông thấy những người lính đảo chào đón chúng tôi bằng nụ cười rạng rỡ và cái vẫy tay nồng nhiệt. Hình ảnh đầu tiên về Trường Sa hôm nay thật ấn tượng trong tôi.
  2. bixanh1983

    bixanh1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Kỳ 2: Trường Sa hôm nay
    Vẫn còn đó sự khắc nghiệt mà thiên nhiên đã ?oban tặng? cho Trường Sa, nhưng hôm nay quần đảo bão tố đã tràn đầy sức sống với sự xuất hiện của những vật nuôi quen thuộc như chó, lợn, gà? Nhìn những căn nhà kiên cố thấp thoáng trong màu xanh cây lá, đường bê tông thẳng tắp? cứ ngỡ như đang đi vào khu phố mới. Sự ngỡ ngàng càng tăng lên gấp bội khi được gặp những người lính trẻ tràn đầy nhiệt huyết muốn được góp phần xây dựng quần đảo quê hương.
    ° Sức sống nơi đảo xa

    Diễn tập bắn đạn thật trên đảo Trường Sa Lớn.

    Cách đây vài năm, tôi được biết về sự khắc nghiệt, khó khăn của cuộc sống ở Trường Sa từ ký ức của những người lính trở về từ đảo xa. Những tài liệu về Trường Sa mà tôi có trong tay đều ghi rõ: Hàng năm quần đảo Trường Sa có tới 131 ngày có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Sinh trưởng của thực vật rất khó khăn vì đất cằn cỗi, thiếu nước ngọt, gió mạnh, hơi nước mặn? Thế nhưng, đặt chân lên đảo Nam Yết, tôi thật sự ngỡ ngàng bởi cảnh và người trước mắt khác xa với những gì tôi đã hình dung về quần đảo Trường Sa trong những ngày lênh đênh trên biển. Thấp thoáng trong mảng màu xanh của cây bàng vuông, phong ba, dừa? là những mái nhà kiên cố. Nụ cười rạng rỡ của những anh lính trẻ thay lời chào những bước chân từ đất liền. ?oVớ? ngay một anh lính tíu tít chuyện trò, không ngờ lại gặp một chiến sĩ quân y người Nha Trang (Nguyễn Đức Cường nhà ở đường 23-10), đó cũng là điều may mắn vậy. Không thể kìm hãm được ước muốn khám phá hòn đảo xanh, tôi nhờ Cường làm hướng dẫn viên. Và trên hòn đảo cảnh quan môi trường đẹp nhất nhì quần đảo Trường Sa này, tôi đã khám phá ra không ít những điều thú vị. Đang rảo bước trên những con đường bê tông thẳng tắp, bất chợt gặp vài chú lợn ủn ỉn dạo chơi. Tưởng là lợn sổng chuồng, hỏi ra mới biết trên hòn đảo yên bình này người ta vẫn chăn nuôi theo kiểu ?otruyền thống?. Bây giờ, việc chăn nuôi để cải thiện đời sống đã là ?ochuyện thường ngày ở đảo?. Hầu hết các đảo đều nuôi được chó, gà, lợn, thậm chí một vài đảo còn nuôi cả bò. Ở đảo Đá Tây, Bộ Thủy sản đã xây dựng một khu dịch vụ nghề cá để nuôi cá mú, cá ngựa và sắp tới sẽ là cá bớp? Nghe tưởng như chuyện cổ tích, nhưng sự thật đúng là như vậy. Sớm mai khi vẫn còn yên giấc bên anh lính quân y, bất chợt tôi bị đánh thức bởi tiếng gà gáy sáng. Một cảm giác vừa quen vừa lạ thật khó tả. Lạ vì ở tận nơi đảo xa này vẫn nghe được tiếng gà gáy sáng; quen vì tiếng gà báo thức ấy làm tôi nhớ đến đất liền, tưởng như mình đang ở làng quê yên bình của đất Việt.
    Những ngày ở quần đảo Trường Sa, điều tôi ấn tượng nhất chính là màu xanh đã trải dài gần như phủ khắp các đảo nổi như Nam Yết, Trường Sa Lớn, Song Tử Tây? Không chỉ có phong ba, bão táp, bàng vuông, Trường Sa hôm nay còn có thêm dừa, cây tra, cây nhàu? Đặc biệt, những người lính đảo đã trồng được những vườn rau muống, rau cải xanh um. Trên đảo Trường Sa Lớn, chúng tôi thật bất ngờ khi bắt gặp một vườn bí ngô, những cây đu đủ đầy quả nằm ngay bên nhà chỉ huy đảo. Không có những vuông đất có tường rào chắn gió như trên các đảo nổi, nhưng các đảo chìm như Tiên Nữ, Núi Le, Đá Lát, Đá Tây? cũng trồng được khá nhiều rau xanh. Rau muống, rau cải trồng trong những chậu đất nhỏ được mang ra từ đất liền - thứ mà những người sống ở đây bảo quý như vàng. Thật kỳ diệu, sát bên mép nước đầy sóng gió, những chậu rau muống, giàn mồng tơi vẫn xanh tốt. Hình như những người lính trẻ muốn màu xanh của rau thi đua với màu xanh của nước biển nên bỏ công chăm chút từng ngày. Hôm đến đảo Tiên Nữ, không cưỡng lại được sự quyến rũ của sức sống nơi hòn đảo nhỏ, tôi đã chụp cơ man nào là ảnh để diễn tả sự ?ogiàu có về màu xanh? của lính đảo hôm nay, đồng thời xin một cọng rau muống ép vào sổ tay để làm kỷ niệm. Tôi cứ tiếc ngẩn ngơ vì không đến được đảo Tốc Tan, nghe kể ở đảo này, các chiến sĩ còn trồng được cả những chậu hoa mười giờ. Thế mới hay, người lính Việt Nam không hề lùi bước trước gian khổ, cứng rắn nhưng không kém phần lãng mạn.
    ° Bàn tay ta làm nên tất cả

    Các chiến sĩ Hải quân đảo Nam Yết xem danh sách cử tri bầu cử đại biểu QH khóa XII.

    Trường Sa hôm nay đã khác nhiều, nhưng phải đến thị trấn Trường Sa mới thấy hết sự đổi thay của làng đảo. Khi tàu HQ 996 kéo hồi còi trầm hùng chào thị trấn Trường Sa, không thể cầm lòng được, tất cả chúng tôi chạy ra mạn tàu để được nhìn ngắm thủ phủ của quần đảo Trường Sa. Nhìn lá cờ Tổ quốc bay cao trên cột mốc chủ quyền, tự dưng lòng tôi trỗi lên niềm tự hào khó tả. Vượt qua cầu cảng vào đảo, bước đi trên những con đường thanh niên lát bê tông mà ngỡ như đang đi vào một khu phố mới. Tại đây vừa hoàn thành ngôi nhà tiếp dân khang trang để các ngư dân tạm trú khi gặp nạn trên biển. Chúng tôi được biết, để có màu xanh trên đảo, mỗi công dân phải trồng và chăm sóc tốt 7 - 9 cây xanh/năm. Cây xanh được xem là tài sản quý của đảo, nên việc tỉa cành cây xanh phải được sự đồng ý của lãnh đạo. Còn nhớ, ở đảo Nam Yết, Nguyễn Đức Cường đã tâm sự: ?oDừa sai quả, nhưng lính đảo không bao giờ ăn mà phải để dành ươm giống. Chỉ những lúc có khách quý từ đất liền ra mới được hái để đãi khách?.
    Buổi chiều trên thị trấn Trường Sa thật yên bình. Tiếng cười nói của những chàng lính trẻ rộn vang đảo nhỏ. Trên đường băng của sân bay đang có một trận bóng đá ?ogôn tôm? giữa lính Phòng không và Hải quân. Không có thật nhiều cổ động viên, nhưng những cầu thủ - lính đảo vẫn thi đấu rất ?omáu lửa?. Binh nhất Nguyễn Văn Hùng cho biết: ?oSau giờ công tác, anh em đều ra sân để luyện tập thể thao. Ai không chơi bóng đá, bóng chuyền thì tập tạ, cầu chinh, cờ tướng? Từ khi ra đảo, em đã biết thêm nhiều môn thể thao mới đấy anh ạ?. Không riêng ở đây, mà tất cả các đảo tôi từng đặt chân đến như Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Núi Le, Đá Tây, Tiên Nữ? ở đâu các chiến sĩ cũng hăng say tập luyện thể thao với tinh thần ?okhỏe để bảo vệ quê hương?. Nếu như trên các đảo nổi, các chiến sĩ thường chơi các môn thể thao như cầu chinh, bóng đá, bóng chuyền? thì ở trên các đảo chìm là bóng bàn, thể hình, cờ vua, cờ tướng. Ấn tượng hơn, các đảo chìm còn có máy tập thể hình đa năng do đất liền tặng từ những chuyến tàu trước. ?oSáng thể dục, chiều thể thao, tối cất cao tiếng hát? đã trở thành nếp sống không thể thiếu với lính đảo.
    Đời sống văn hóa, văn nghệ ở Trường Sa bây giờ cũng đã khác xưa, phương tiện nghe nhìn như ti vi, dàn máy karaoke đã được phủ đều khắp các đảo. Hôm cập đảo Nam Yết, tôi đã cùng xem chương trình ?oChúng tôi là chiến sĩ? với các chiến sĩ. Trò chuyện với tôi, những người lính trẻ bày tỏ sự tiếc nuối vì không có điều kiện tham dự gameshow đầy chất lính đó. Trong lúc vui miệng, một anh lính quê ở làng Trạng Vĩnh Hoàng (Quảng Trị) nói: ?oGì chứ tài năng thì lính đảo không thiếu đâu nhé?. Biết làng Trạng của anh nói ?okhoác? giỏi nhất nhì cả nước, nhưng tôi vẫn tin lời của anh lính trẻ. Lính đảo có nhiều người chơi đàn ghi ta rất ?ocừ?. Đêm ở lại đảo Nam Yết, tôi đã được nghe anh em hát những bài tình ca lính đảo bày tỏ tình cảm thiết tha với đất liền. Trung úy Hoàng Văn Hải, người chơi đàn ghi ta cho biết: ?oHàng tuần chúng tôi sinh hoạt văn nghệ vào tối Thứ tư. Những ngày lễ các đơn vị tổ chức thi văn nghệ giữa các chi đoàn, chương trình mộc mạc nhưng vui lắm. Với cánh lính chúng tôi, đàn ghi ta đã trở thành người bạn tâm tình, tiếng đàn làm chúng tôi vơi đi nỗi nhớ nhà?. Hiện nay trên các đảo đã triển khai xong cuộc vận động ?oHọc tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh?, xây dựng chương trình hành động cụ thể kết hợp với việc nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền? Và tôi biết, chính những buổi sinh hoạt chính trị đó đã góp phần tạo niềm tin cho người lính để giữ vững biên cương Tổ quốc.

    Thi đấu bóng chuyền trên đảo Trường Sa Lớn.

    Ngồi dưới những gốc cây tra, cây bàng vuông xanh ngắt, nhìn thị trấn Trường Sa được quy hoạch vuông vắn, Lê Việt Dũng - phóng viên Báo Đà Nẵng tâm sự: ?oCó lẽ chúng ta phải gọi là khu phố văn hóa Trường Sa mới đúng?. Nghe vậy tôi bật cười, nhưng thầm nghĩ với cảnh quan sạch đẹp, đời sống văn hóa mới như thế này thì ?odanh hiệu? ấy cũng xứng đáng lắm chứ. Riêng tôi, nhìn sự đổi thay diệu kỳ từ đảo Nam Yết đến thị trấn Trường Sa, tự nhiên trong lòng tôi lại vang lên những câu thơ của Hoàng Trung Thông: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Vâng, chính bàn tay của những người lính đã làm nên tất cả. Trên đảo Nam Yết, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Nhuận - lính công binh công tác ở Trường Sa 15 năm nay. Anh tâm sự: ?oTrường Sa còn khó khăn nên rất cần được đầu tư xây dựng nhiều. Được góp phần xây dựng làm đổi thay Trường Sa là vinh dự cho những người lính công binh chúng tôi. Thường xuyên công tác xa nhà, nên mọi việc gia đình ở Cam Ranh phải nhờ đơn vị cả. Cũng may vợ tôi là người biết thông cảm cho chồng, lại khá đảm đang?. Nghe anh nói, tôi thầm cảm ơn những người vợ của những người lính đảo, họ là hậu phương vững chắc nơi quê nhà để các anh vững tâm công tác ngoài đảo xa.
    XUÂN THÀNH

    Gửi 1 bài viết được đăng trên báo Khánh Hòa để các bác hình dung thêm về cuộc sống trên đảo TS .
  3. GomRoLaKho

    GomRoLaKho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2008
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói vàng vàng không ổn rồi, phải chắc cú mới rủ rê mọi người chứ? Tớ cũng định nói với các bạn cái vấn đề về nước ngọt và thực phẩm, nước thì chắt chiu từng giọt, rau xanh quí hơn thịt. Nhưng nếu mà đi tàu ra và đi đông thì các bạn phải chở theo phi nước và cơ số rau , thịt rất nhiều nhé
    Được gomrolakho sửa chữa / chuyển vào 23:51 ngày 13/06/2008
  4. chuoichuoiwa

    chuoichuoiwa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    1.230
    Đã được thích:
    0
    Thật tuyệt vời, quả là trời không phụ lòng người, với sự giúp đỡ nhiệt tình của em Chip, Chuoi đã biết ràng có thể ra được đảo. Đã có tour ra đảo như vậy chúng ta có thể tổ chức đc tour ra đó. Dưới đây là thông tin:
    Sáng 19/4, con tàu của công ty Hải Thành sẽ nhổ neo rời Tân cảng (TP HCM), đưa hơn 100 khách tới khám phá miền đảo xa của Tổ quốc. Đây là tour đầu tiên tới Trường Sa, mở ra cơ hội khai thác tiềm năng du lịch của quần đảo này.
    Du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ diệu của các đảo ngầm, với tầng san hô còn nguyên sơ, ngắm thành phố khai thác dầu khí lung linh trên biển ban đêm. Những người ưa mạo hiểm có thể tham gia chương trình lặn biển đặc sắc với trang bị hiện đại.
    Trong chuyến đi này, du khách còn giao lưu với cán bộ chiến sĩ hải quân, tham quan phòng trưng bày hiện vật lịch sử liên quan đến hoạt động bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa.
    Đôi nét về tour du lịch đầu tiên tới Trường Sa:
    Khởi hành: 8h sáng ngày 19/4, tại Tân cảng Sài Gòn.
    Thời gian chuyến đi: 8 ngày / 7 đêm.
    Hành trình: Tân cảng Sài Gòn, DK2 (Bạch Hổ - Mỏ Rồng), Trường Sa Lớn, Đá Tây, DK1, Côn Đảo.
    Giá tour: 2.800.000 đồng/khách.
    Số khách tham gia: dự kiến 100 người.
    Trao đổi với TS sáng nay, Vụ phó Lữ hành, Tổng cục Du lịch Dương Xuân Hội cho biết, đây là chuyến đi thí điểm với mục đích thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng du lịch của Trường Sa. Do vậy, vấn đề kinh tế không được đặt ra. Kinh phí cho chuyến đi khoảng 5 tỷ đồng. Trong đó, riêng chi phí cho dầu máy đã là 1,2 tỷ. Tham gia chuyến đi sẽ có đại diện của hơn 30 hãng lữ hành trong nước. Một số hãng du lịch quốc tế cũng ngỏ ý xin tham gia.
    Theo ông Hội, mùa này không có gió cũng như sóng to, rất thuận lợi cho việc đi biển. Tàu trang bị hiện đại dành riêng cho đi biển, gồm có 190 giường. "Tôi xin khẳng định về độ an toàn của chuyến đi này. Những điểm tham quan đều thuộc chủ quyền của Việt Nam", ông Hội nói.
    Sau khi biết tin sẽ có tour du lịch tới Trường Sa, nhiều người dân đã háo hức đăng ký tham gia, trong đó có cả cụ già 72 tuổi. Chị Bình Châu (Hà Nội) cho biết: "Từ lâu, tôi đã ao ước được đến Trường Sa, khám phá vẻ đẹp của quần đảo này. Tôi rất hạnh phúc nếu được tham gia tour du lịch này". Trưa nay, chị Châu đã đến Tổng cục Du lịch để đăng ký cho hai vợ chồng tham dự chuyến đi lịch sử này.
    Theo nguồn tin riêng của TS, chiều nay Ban tổ chức tour du lịch Trường Sa sẽ họp bàn để duyệt danh sách những người tham dự.
    Một lần nữa cảm ơn em Chip nhé. Cảm ơn em rất nhiều.
  5. chuoichuoiwa

    chuoichuoiwa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Bài viết:
    1.230
    Đã được thích:
    0
    link của bài báo trên đay các bác ơi, em sướng quá, cảm ơn Chip xinh nhiều nhiều,
    http://vietbao.vn/Xa-hoi/19-4-khai-truong-tour-du-lich-Truong-Sa/10857042/157/
  6. bixanh1983

    bixanh1983 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    662
    Đã được thích:
    0
    Mở ngoặc ra là em bixanh1983 nhá.hi hi..chả ai bít em chip là ai..hic..
  7. MinskPro

    MinskPro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Bài viết:
    1.715
    Đã được thích:
    0
  8. Toyota

    Toyota Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2003
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Tưởng em chuoichuoiwa đã có thông tin cụ thể , hòm hòm rồi mới rủ bả con . Ai dè là bắt đầu từ ước mơ .
    Tốt .
    Mình xin hai chân .
    Chuyến du lịch 19/4 cách đây 4,5 năm rồi . Chuyến duy nhất vì sau đó một số nước phản đối . Box này có chàng Loops tham gia chuyến này , chuoichuoiwa liên lạc đi .
  9. fullhouse26

    fullhouse26 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    0
    thật là ý nghĩa mình rất ủng hộ , cho Full đăng ký 5 suất nhé bạn
    được cái tinh thần đi đâu cũng rất nhiệt tình , hậu cần hậu kiếc mình cũng xin một chân nhé
    từ giờ đến 2/9 cũng không còn dài lắm đâu có gì bạn liên hệ rồi tiến hành lên lịch trình cụ thể nhé
    Sẽ quan tâm đến topic thường xuyên
    Được fullhouse26 sửa chữa / chuyển vào 08:49 ngày 14/06/2008
  10. matmilot

    matmilot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Vậy nghĩa là nếu đi trường sa , bắt đầu từ NT thì cũng phải hết 7,8 ngày hả Anh ?

Chia sẻ trang này