1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Design for Environment (Thiết kế vì môi trường)

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi loanhg, 23/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. loanhg

    loanhg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Design for Environment (Thiết kế vì môi trường)

    Mình đang làm luận văn về vấn đề Thiết kế vì môi trường (Design for Environment), vấn đề khá rộng nên mình chỉ khảo sát mức độ quan tâm của nhà sản xuất tới những ảnh hưởng của sản phẩm đến môi trường sau khi sử dụng, điều đó được thể hiện một phần trên những ký hiệu được in trên bao bì sản phẩm để thông báo cho người tiêu dùng và những người thu gom biết chất liệu của bao bì để dễ dàng phân loại cho khâu tái sử dụng và tái chế.
    nhưng có một số ký hiệu mình thấy rất nhiều trên các sản phẩm, tuy nhiên mình lại không biết ý nghĩa của nó, có ai đó cũng quan tâm, hiểu biết về vấn đề này và biết ý nghĩa của những ký hiệu này làm ơn cho mình nói cho mình biết. rất cảm ơn.[​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Là Các ký hiệu bao bì sản phẩm tái sử dụng và tái chế của từng Quốc Gia:
    Hình 2:
    [​IMG]
    của nước Anh cụ thể là Vùng Welch & Tô Cách Lan.
    Hình 3:
    [​IMG]
    là ký hiệu bao bì sản phẩm tái sử dụng và tái chế do chính fủ Đài Loan fát động.
    Xem: http://recycle.epza.gov.tw/result-5.htm

    Còn Ảnh 4:
    thuộc Khu vực liên Bang nga.

  3. loanhg

    loanhg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn hoailong đã giúp đỡ, mình có một số tài liệu về design for environment, bằng tiếng Anh, nếu bạn nào cần thì liên hệ với mình theo địa chỉ mail loanhgf@yahoo.com hoặc gửi yêu cầu lên diễn đàn, mình sẽ đáp ứng theo khả năng có thể.
  4. vanhuyhd

    vanhuyhd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    [r38)
    ]tôi cũng học ngành mt và bây giờ tôi đang làm việc trong Khoa CNMT của trường đại học trong tphcm. Đọc qua bài viết của bạn tôi mới nảy ra một ý tưởng.
    ở rất nhiều các loại bao bì chứa nhiên liệu, nguyên liệu nếu chúng bi thải bỏ ra mt bên ngoài thì chúng rất độc hại cho mt ví dụ như chai thuốc trừ sâu, thùng chứa hoá chất v..vv.
    như vậy tại sao trên bao bì không có những ký hiệu hay hướng dẫn cảnh báo tính độc hại của chúng và cách xử lý của chúng. qua cuộc khảo sát ctnhại của tôi vừa qua ở các cty thì đa phần họ ko nhận biết được đó là chất thải nguy hại.
    nếu ý tưởng này được áp dụng tôi nghĩ nó sẽ giải quyết được khá nhiều về vấn đề ôn đây. xin bạn đóng góp ý kiến nha
  5. loanhg

    loanhg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    thực ra thì em đang là sinh viên năm cuối, chưa hề đi làm nên chưa có kinh nghiệm, nhưng qua thời gian làm luận văn về đề tài này thì em cũng có một vài kết luận nho nhỏ. các doanh nghiệp Việt Nam thì tới gần 80% không quan tâm đến vấn đề môi trường gây ra bởi sản phẩm khi nó đến tay người tiêu dùng, người ta chỉ quan tâm xem những gì công ty thải bỏ sau khi sản xuất có đúng tiêu chuẩn hay chưa, sản phẩm có hữu dụng với người tiêu dùng hay không, chứ không quan tâm xem bao bì sẽ trở thành rác như thế nào, ngoại trừ giấy, vỏ bia, rượu và chai nhựa thì ít loại bao bì nào được thu hồi để tái chế. mà nếu thu hồi và tái chế thì thường không phải do chính doanh nghiệp sản xuất thực hiện.
    bởi vì ở Việt Nam vẫn chưa có tiêu chuẩn nào yêu cầu nhà sản xuất phải làm thế và họ cũng chưa được đào tạo để chú ý đến vấn đề đó. còn các sản phẩm nước ngoài rất chú ý đến vấn đề này. em nghĩ rằng phải có chính sách hay tiêu chuẩn quy định thì các doanh nghiệp mới chú ý. cái chính là thái độ của người tiêu dùng, họ phải tẩy chay những sản phẩm không chú ý đến vấn đề môi trường thì mới tạo được sức ép với nhà sản xuất. tuy nhiên, dân trí thấp cũng là một cản trở cho việc này, những người sử dụng sản phẩm này chưa có nhu cầu về một sản phẩm chú ý đến tác động môi trường ở tất cả các khía cạnh. thực ra giải pháp thì có đấy ạ. nhưng với trình độ phát triển của thị trường tiêu dùng ở Việt Nam thì em nghĩ rằng khả năng thực hiện là không cao, với lại quan trọng là những người có chức trách chứ còn những sinh viên như bọn em thì chẳng biết làm thế nào cả.
    em đang cần tìm tài liệu về các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế cho nồng độ chất tẩy rửa trong các sản phẩm tẩy rửa (xà bông, nước rửa chén...). nếu có ai có hoặc biết thì xin chỉ giáo. rất cảm ơn mọi người đã quan tâm đến diễn đàn này.

Chia sẻ trang này