1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ðịnh nghĩa / khái niệm về Public Relations ở Việt Nam

Chủ đề trong 'PR' bởi mvc, 04/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Ðịnh nghĩa / khái niệm về Public Relations ở Việt Nam

    Mạn phép cho em hỏi, các bác bàn về PR hăng say thế, thế có ai có bao giờ thử tìm hiểu thế nào là PR (public relations) chưa? Có bác nào cho em cái khái niệm hoặc định nghĩa về public relations cái xem nào?

    Em thấy, hầu như khái niệm public relations ở VN bị hiểu hơi sai nghĩa (cũng giống như trường hợp từ MC trước đây vậy)

    Mong đươc các bác chỉ giáo, bàn luận thêm
  2. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Chiều em post lên cho.Bây h trưa muộn rùi.Chỉ có đôi điều em nhận thấy là PR ở VN mọi người ko hiểu lắm.Mọi người vẫn nhầm lẫn giữa PR với Mar ,PR với Adv.
    Chả phải nói đâu xa ngay chính em nè,khi em nói vớ mẹ em là con tham gia PR C,mẹ em phán một câu :"Mày chả khác gì thằng làm quảng cáo"
  3. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn antigod trước. Có một điều mà tớ phải nói là rất nhiều người đều đang bị nhầm lẫn, và không phân biệt được giữa khái niệm PR và promotion (tiếp thị). Thậm chí nhiêu người còn đánh đồng hai khái niệm này, cứ cho PR là promotion (kể cả nhiều thành viên trong diễn đàn PR - qua cách mở topic hoặc post bài viết) hoặc PR là việc đi quảng cáo. Bó tay
    À, mà có lẽ nên nhờ antigod đổi tên chủ đề này là ĐỊnh nghĩa / khái niệm về PR ở Việt Nam mới đúng. Nhiều khi thấy những việc như đi quảng cáo, tiếp thị cho một sản phẩm/thuơng hiệu cũng được khoác cho "mỹ từ" là PR. Thực ra, PR, theo cách hiểu đơn giản hoá nhất, là việc xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa một tổ chức với công chúng hoặc những người quan tâm thôi. Đừng về phương diện kinh doanh, PR chỉ là một mảng nhỏ trong marketing mà thôi,
    Nhân tiện, cũng xin đươc hỏi các bác:
    Khuyến mãi (sales promotion) thuộc PR hay marketing không?
    Tổ chức sự kiện (event planning) thuộc PR hay marketing?
    Hôi chợ/Triển lãm (trade show exhibition) thuộc PR hay marketing
    Quảng cáo (advertising) thuộc PR hay marketing?
    Chiêu thị, cổ động việc bán hàng (promotion) thuộc PR hay marketing
    Họp báo (press release/conference) thuộc PR hay marketing?
    Được mvc sửa chữa / chuyển vào 13:01 ngày 04/04/2006
  4. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Thứ nhất:đã đôi tên topic
    PR VS Marketing
    .PR có thuộc Marketing hay ko?Cái này mọi người nói nhiều rồi,cũng chưa tới hồi kết thì mình ở đây tranh luận với nhau cũng ko giải quyết đc gì .
    Chỉ biết là trước đây mọi người vẫn coi PR là chứ P thứ 5 trong 4Ps 4 Marketing nhưng sau thì thấy tách hẳn ra thành một chuyên nghành.Vi dụ như trường Phân viện báo chí tuyên truyền năm nay đã có hẳn 1 chuyên nghành về PR đó.
    "Tổ chức sự kiện (event planning) thuộc PR hay marketing?"
    Có những cái event nó thuộc Mar như bác thấy thỉnh thoảng lại có mấy cái em váy ngắn chân dài trống rong cờ mở ở các siêu thị ý cái đó thì thuộc Mar,còn những event như kiểu ca nhạc mà có "hoàng tử sơn ca-quang vinh" của Kotex thì đó là event của PR.
    "Hôi chợ/Triển lãm (trade show exhibition) thuộc PR hay marketing"
    Cái nè bên box Marketing cũng đã có ngươờ hỏi.Hội chợ triển lãm thuộc PR hay Mar?Cái đó còn tuỳ.Như cái hội chợ hàng VN chất lượng(chưa ) cao(lắm) vừa diễn ra đó.Có người muốn dùng để thúc đẩy bán hàng.Có người thì lại chỉ để khẳng định tển tuổi của mình.
    "Quảng cáo (advertising) thuộc PR hay marketing?"
    Thuộc cả hai.
    "Chiêu thị, cổ động việc bán hàng (promotion) thuộc PR hay marketing"
    Có lẽ thuộc Mar.4Ps 4 Mar:Product,Price,Place,Promotion
    "Họp báo (press release/conference) thuộc PR hay marketing?"
    Thuộc về PR.
  5. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    PR (Public relations) LÀ GÌ?
    Cũng như những ngành mới (như marketing chẳng hạn), có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR. Những định nghĩa đó tồn tại song song, và bổ sung cho nhau. Rex Harlow, một trong những học giả hàng đầu về PR cho hay, có đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về PR! Có lẽ cũng chính vì vậy, có rất nhiều cách giới hạn vai trò và chức năng của PR trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, các định nghĩa thường đi đến thống nhất với nhau về một vấn đề cốt lõi là:
    ''''''PR là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó.''''''''
    ?oPR là một hoạt động nhắm hỗ trợ cho hoạt động Marketing làm cho khách hàng biết đến công ty ngày một nhiều hơn "
    Hiện nay người ta dịch từ Public Relations (PR) ra tiếng Việt theo rất nhiều cách khác nhau: Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng, Giao tế nhân sự... Có hai từ khá sát với nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của PR, đó là quan hệ công chúng và quan hệ cộng đồng. Từ quan hệ công chúng có vẻ sát nghĩa hơn, tuy nhiên, lại không đúng với nhiều nghiệp vụ của PR như Government Relationship (hay Government affair) Industry Relations... Trong các nghiệp vụ này, không thể coi các nhóm cộng đồng đồng nghiệp hay các nhóm quan chức chính quyền là những nhóm công chúng và bản chất của chúng cũng như vậy. Xét chung, có lẽ từ quan hệ cộng đồng là thích hợp hơn cả và khắc phục được nhiều điểm yếu của các cách dịch khác
    Các lĩnh vực hoạt động của PR
    + Tư vấn chiến lược với lãnh đạo công ty
    +Quan hệ báo chí: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báo chí, thu xếp các buổi phỏng vấn...
    +Tổ chức các sự kiện: khai trương, động thổ, khánh thành, kỷ niệm...
    +Đối phó với các rủi ro: khiếu nại, tranh chấp... hoặc những lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm của DN.
    +Các hoạt động tài trợ cộng đồng.
    +Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng.
    + Quan hệ PR đối nội.
    + Tư vấn cho các yếu nhân trong giao tế, phát ngôn...
  6. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4

    VAI TRÒ CỦA PR TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU
    "2/3 các vị giám đốc Marketing và Giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu" (nguồn Marketing report, 1999)
    Trong bối cảnh thị trường hiện nay, hàng hoá, dịch vụ đa dạng phong phú, người tiêu dùng gặp khó khZn trong việc phân biệt, đánh giá sán phẩm. Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
    "Doanh nghiệp cần tập hợp các hoạt động nhằm tạo cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định trên thi trường" (P.Kotler)

    Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng. Trong đó có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.
    PR là một công cụ giao tiếp rất linh hoạt trong lĩnh vực giao tiếp Marketing: bán hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại, các hoạt động tài trợ, triển lãm. PR hiện đang được ứng dụng rộng rãi bởi các tổ chức từ hoạt động phi lợi nhuận, đến hoạt động kinh doanh thương mại, hội từ thiện, các tổ chức, đảng phái chính trị , các doanh nghiệp, khu vui chơi giải trí, y tế......
    Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu.
    Ví dụ như tã lót Huggies đang tổ chức một chương trình PR rộng rãi được quảng cáo khá rầm rộ "Bé Huggies nZng động", hoặc Unilever vận động chương trình "Gửi tặng đồng phục đi học mà bạn không dùng nữa cho bột giặt OMO" cho các nữ sinh ở các vùng xa. Chương trình này có tính từ thiện, phục vụ cho cộng đồng nên đã tranh thủ được thiện cảm của công chúng.
    Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng các phương tiện trung gian như các hoạt động tài trợ, từ thiện hoặc các bài viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận.
    Ví dụ các trường đại học trong và ngoài nước tham gia triển lãm "Ngày hội Đào tạo & Việc làm" tại Khách sạn New World, do Sứ quán Pháp tài trợ kinh phí nhằm mục đích tiếp cận với các đối tượng, quảng bá các chương trình đào tạo của họ. Tại triển lãm này, chính hoạt động PR đã giúp cho các trường đại học chuyển tài nhiều thông tin cụ thể đến các đối tượng có liên quan.
    PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp:
    - Tung ra sản phẩm mới
    - Làm mới sản phẩm cũ
    - Nâng cao uy tín
    - Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế
    - Doanh nghiệp gặp khủng hoảng
  7. Chocolete

    Chocolete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    mở mang đầu óc thật,cảm ơn PRC nha
  8. 0904190600

    0904190600 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2005
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Ai đang online đây?
  9. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bác antigod đã cung cấp những thông tin bổ ích về khái niệm PR. Cái này tớ phải cất để dùng dần khi cần
    Phân biệt giữa PR và marketing không khó, vì vẫn có những tiêu chí để phân biệt. Marketing là một khái niệm lớn và có khả năng bao trùm rất nhiều công đoạn, trong khi đó PR có vẻ hẹp hơn. Trong kinh doanh, PR vốn chỉ là một phần của marketing. Nhưng không phải PR chỉ có mặt trong kinh doanh. PR còn là công cụ rất hữu hiệu trong lĩnh vực chính trị, xá hội, tôn giáo........Ví dụ như việc xin tài trợ cho một tổ chức; việc vận động tranh cử của các chính trị gia; việc phổ biến một đạo luật mới; việc qua?ng bá du lịch cu?a một vu?ng miê?n, một quốc gia.... đều có thể sử dụng công cụ PR.PR thực chất tập trung vào việc tuyên truyền - cổ động và mục tiêu chính của PR chính là mối quan hệ giữa một tố chức và những người quan tâm đến nó, nhiệm vụ cu?a PR la? mối quan hệ bê?n vưfng va? sự u?ng hộ tối đa da?nh cho tô? chức na?o đó.......

Chia sẻ trang này