1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi balô tham quan Kampuchia-Thái Lan

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi danngoc, 21/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Đi tiếp tới Bakong. Trên đường đi để ý thấy 1 tiệm bán đồ da thuộc. Cổng vào Bakong có 1 đám cây cao che rợp bóng. Lối vào 2 bên có lan can là thân rắn thần Naga, 2 bên có 2 hồ nước đã cạn và phủ kín bèo.
    Bakong là dạng đền tháp BàLamôn giáo, nằm ở xa khu Angkor nên cũng ít được các dịch vụ du lịch chăm sóc nhiều như những nơi khác.
    Bakong
    Thấy trước đền có 2 anh bảo vệ và 1 nhà sư trẻ, chồng tôi nhờ hai bảo vệ chụp ảnh hộ. Nhưng họ lảng đi vờ như không nghe thấy. Nhờ nhà sư, anh ta nói tiếng Anh rất tốt, hỏi chồng là người gì? Chồng bảo Việt Nam (ở Campuchia, 2 vợ chồng thường xưng là Việt Nam). Nghe rõ như thế nhà sư mới chịu chụp ảnh hộ. Chồng cám ơn và chắp tay chào sư.
    Rời Bakong đi về, ra ngoài bỗng có tiếng người hét theo ?oThailand, you dog!?. Lúc này mới hiểu tại sao lúc nãy ông sư và mấy anh bảo vệ lại xử sự như thế. Nhà sư trẻ nọ không hét theo nhưng ánh mắt anh ta nhìn theo đầy ác cảm. (Do vừa xảy ra việc một diễn viên Thái tuyên bố Angkor Wat là của Thái Lan nên dân Campuchia bạo động, khích động tinh thần bài Thái.)
    Vừa ra khỏi Bakong, ghé tiệm tranh da ngay ven đường xem. Hỏi mua một tấm tranh làm bằng da bò thuộc, cắt đục dựa theo motif phù điêu khắc trên Angkor Wat cực đẹp. Anh bán nêu giá 35 USD. Nằn nì, kỳ kèo một hồi rất lâu. Cuối cùng, anh ta bảo do mình là người VN nên bán cho với giá 25 USD (400.000 đ), anh nói với tôi giá như thế là không thể rẻ hơn nữa và anh ta chưa từng bán cho ai với giá này. Sau này, khi về đến VN, kiểm lại thấy trong tất cả những món mua được chỉ có thứ này là giá trị nhất.
    Về lại Angkor Wat. Đã khoảng 2 ?" 2h30 chiều. Rất nắng và đau chân.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Những gì tôi vừa kể trên chỉ là một phần trong những điều tôi được thấy, được biết và cảm nhận. Có nhiều điều không thể nói và viết ra được một cách chính xác mạch lạc, trong khi Angkor thì thật tuyệt vời, thật vĩ đại và đáng khâm phục. Tôi chỉ mong gợi lên cho người đọc lòng ham muốn khám phá, sự say mê và trân trọng đối với một trong những kỳ quan vĩ đại của loài người.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Những gì tôi vừa kể trên chỉ là một phần trong những điều tôi được thấy, được biết và cảm nhận. Có nhiều điều không thể nói và viết ra được một cách chính xác mạch lạc, trong khi Angkor thì thật tuyệt vời, thật vĩ đại và đáng khâm phục. Tôi chỉ mong gợi lên cho người đọc lòng ham muốn khám phá, sự say mê và trân trọng đối với một trong những kỳ quan vĩ đại của loài người.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chán đi xem đền tháp quá rồi, phải mau ghé Thái Lan ăn chơi thôi. Ghé chợ mua trái cây chuẩn bị ngày mai đi Bangkok. Hôm trước đã ghé mua vé xe đò từ Siem Riep đi Bangkok, hết 10 USD/người. Phải dọ giá tới mấy nơi mới đồng ý chọn nơi này. Cũng hành hạ bắt đám bán vé phải tiếp thị đủ trò rồi. Văn phòng tới mua vé có ông chủ là người Tàu gốc Chợ Lớn, nói tiếng Việt khá sõi nên không cần mất nhiều công. Ông ta kẹp vé xe đò vào một bao vé của Vietnam Airlines rồi đưa cho chồng. Đi kiểu này là kiểu ?obèo dạt mây trôi?, đi tới đâu tính toán lộ trình tới đó mà không hề định trước. Đi như thế đem lại một cảm giác tư do tột cùng, tuyệt vời khó tả, chỉ khi nào ta tự trải nghiệm mới hiểu được.
    Nhờ Som chở đi đổi thêm 100 USD (ra USD lẻ để trả tiền nhà trọ và tiền xe cho Som) nhưng không được. Không có chỗ nào có đô lẻ để đổi (thường là họ yêu cầu đổi 100 USD lấy 90 hay 95 USD lẻ và thêm 5 đô đổi ra tiền Riel).
    Mua bòn bon và măng cụt (thứ này rẻ hơn ở VN một chút). Sau khi đi tới 3 nơi mới đổi được tiền USD. Tạm biệt Som Neang. Som Neang cao lớn, khoẻ mạnh và khá đẹp trai. Năm nay (2003) anh 26 tuổi, đã có vợ và 2 con. Hẹn gặp lại anh.
    Nhìn chung, người Khmer đàn ông trông khá đẹp trai và khỏe mạnh, đầy nam tính. Phụ nữ cũng có nhiều người xinh xắn. Phụ nữ Thái ít người đẹp hơn, trong khi đàn ông Thái mặt nung núc những thịt, trông rất mất cảm tình. Tất nhiên tôi cũng gặp rất nhiều người Thái rất đáng yêu, tốt bụng. Nhưng giới làm ăn kinh doanh du lịch Thái thì thật gian xảo đáng ghét. Tính tình dân Khmer khá hồn nhiên, chất phác, đơn giản. Tuy nhiên, do bản tính ưa trả thù và trình độ dân trí thấp nên họ rất dễ bị kích động. Theo tôi, họ phải hứng chịu nạn diệt chủng khủng khiếp một phần là do giới trí thức không đủ khả năng để nhận thức và ngăn chặn cuộc chiến ý thức hệ. Nếu dân ta không được tiếp thu văn minh Nho giáo thì có lẽ cũng man rợ như họ thôi. Cũng như vậy, việc nước ta bị thực dân xâm lược và đô hộ là trách nhiệm của toàn dân tộc, trách nhiệm thuộc về truyền thống văn hoá của ta nhiều hơn là chỉ đổ tất cả tội lỗi cho triều đình phong kiến. Như vậy, nếu ngày nay tất cả chúng ta không nhận thức được nguy cơ do nạn tham nhũng tràn lan đem lại, rất có thể con cháu chúng ta sẽ phải trả giá đau đớn.
    Trên đường du lành, nhìn chung dân Tây dễ hoà đồng hơn, dễ thích nghi hơn, chịu đựng tốt hơn. Họ sẵn sàng làm quen với bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn (một cách rất rất sòng phẳng chi li đó, tất nhiên). Dân Châu Á khó làm quen hơn, khó ưa hơn, nhất là dân Tàu (đại lục, Hongkong, Đài Loan, Sing... ) luôn ồn ào và cư xử bất lịch sự rất khó chịu. Người Nhật đi du lịch khá nhiều. Cần biết thêm là đi balô rất mất vệ sinh, mà người Nhật lại vô cùng sạch sẽ. Người Nhật trung niên thích đi ngắm thiên nhiên và thắng cảnh. Tôi chứng kiến một phụ nữ Nhật khoảng 40 tuổi đi du lịch một mình hoặc đi với bạn gái rất hăng say. Trong khi đó đám Nhật trẻ tuổi thích đi mua sắm hơn tham quan.

    Quần áo mấy hôm trước giặt phơi khắp phòng, nay đã khô. Rác trong phòng rất nhiều, dồn chật mấy bao. Góc nhà dồn 1 đống vỏ chai nước.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Chán đi xem đền tháp quá rồi, phải mau ghé Thái Lan ăn chơi thôi. Ghé chợ mua trái cây chuẩn bị ngày mai đi Bangkok. Hôm trước đã ghé mua vé xe đò từ Siem Riep đi Bangkok, hết 10 USD/người. Phải dọ giá tới mấy nơi mới đồng ý chọn nơi này. Cũng hành hạ bắt đám bán vé phải tiếp thị đủ trò rồi. Văn phòng tới mua vé có ông chủ là người Tàu gốc Chợ Lớn, nói tiếng Việt khá sõi nên không cần mất nhiều công. Ông ta kẹp vé xe đò vào một bao vé của Vietnam Airlines rồi đưa cho chồng. Đi kiểu này là kiểu ?obèo dạt mây trôi?, đi tới đâu tính toán lộ trình tới đó mà không hề định trước. Đi như thế đem lại một cảm giác tư do tột cùng, tuyệt vời khó tả, chỉ khi nào ta tự trải nghiệm mới hiểu được.
    Nhờ Som chở đi đổi thêm 100 USD (ra USD lẻ để trả tiền nhà trọ và tiền xe cho Som) nhưng không được. Không có chỗ nào có đô lẻ để đổi (thường là họ yêu cầu đổi 100 USD lấy 90 hay 95 USD lẻ và thêm 5 đô đổi ra tiền Riel).
    Mua bòn bon và măng cụt (thứ này rẻ hơn ở VN một chút). Sau khi đi tới 3 nơi mới đổi được tiền USD. Tạm biệt Som Neang. Som Neang cao lớn, khoẻ mạnh và khá đẹp trai. Năm nay (2003) anh 26 tuổi, đã có vợ và 2 con. Hẹn gặp lại anh.
    Nhìn chung, người Khmer đàn ông trông khá đẹp trai và khỏe mạnh, đầy nam tính. Phụ nữ cũng có nhiều người xinh xắn. Phụ nữ Thái ít người đẹp hơn, trong khi đàn ông Thái mặt nung núc những thịt, trông rất mất cảm tình. Tất nhiên tôi cũng gặp rất nhiều người Thái rất đáng yêu, tốt bụng. Nhưng giới làm ăn kinh doanh du lịch Thái thì thật gian xảo đáng ghét. Tính tình dân Khmer khá hồn nhiên, chất phác, đơn giản. Tuy nhiên, do bản tính ưa trả thù và trình độ dân trí thấp nên họ rất dễ bị kích động. Theo tôi, họ phải hứng chịu nạn diệt chủng khủng khiếp một phần là do giới trí thức không đủ khả năng để nhận thức và ngăn chặn cuộc chiến ý thức hệ. Nếu dân ta không được tiếp thu văn minh Nho giáo thì có lẽ cũng man rợ như họ thôi. Cũng như vậy, việc nước ta bị thực dân xâm lược và đô hộ là trách nhiệm của toàn dân tộc, trách nhiệm thuộc về truyền thống văn hoá của ta nhiều hơn là chỉ đổ tất cả tội lỗi cho triều đình phong kiến. Như vậy, nếu ngày nay tất cả chúng ta không nhận thức được nguy cơ do nạn tham nhũng tràn lan đem lại, rất có thể con cháu chúng ta sẽ phải trả giá đau đớn.
    Trên đường du lành, nhìn chung dân Tây dễ hoà đồng hơn, dễ thích nghi hơn, chịu đựng tốt hơn. Họ sẵn sàng làm quen với bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn (một cách rất rất sòng phẳng chi li đó, tất nhiên). Dân Châu Á khó làm quen hơn, khó ưa hơn, nhất là dân Tàu (đại lục, Hongkong, Đài Loan, Sing... ) luôn ồn ào và cư xử bất lịch sự rất khó chịu. Người Nhật đi du lịch khá nhiều. Cần biết thêm là đi balô rất mất vệ sinh, mà người Nhật lại vô cùng sạch sẽ. Người Nhật trung niên thích đi ngắm thiên nhiên và thắng cảnh. Tôi chứng kiến một phụ nữ Nhật khoảng 40 tuổi đi du lịch một mình hoặc đi với bạn gái rất hăng say. Trong khi đó đám Nhật trẻ tuổi thích đi mua sắm hơn tham quan.

    Quần áo mấy hôm trước giặt phơi khắp phòng, nay đã khô. Rác trong phòng rất nhiều, dồn chật mấy bao. Góc nhà dồn 1 đống vỏ chai nước.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tới đây là kết thúc chặng đường tham quan Angkor. MỜi các bạn chờ đọc phần tiếp theo: "Trận chiến ở Thái Lan và ngày trở về khải hoàn"
    Đồng thời mời các bạn xem thêm bài khác của tôi:
    http://ttvnol.com/ThaoLuan/448969.ttvn
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Tới đây là kết thúc chặng đường tham quan Angkor. MỜi các bạn chờ đọc phần tiếp theo: "Trận chiến ở Thái Lan và ngày trở về khải hoàn"
    Đồng thời mời các bạn xem thêm bài khác của tôi:
    http://ttvnol.com/ThaoLuan/448969.ttvn
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Thứ Tư, 27/08/2003 :
    Sáng sớm, dậy dọn dẹp đồ đạc. Xuống thanh toán tiền trọ. 4 ngày 20 USD và tiền nước 0,8 USD/1 chai 1 lít. Tổng cộng thanh toán cho bà chủ đáng mến hết 24 USD.
    Xe tới đón. Lại chở tới bến. Chuyển lên 1 xe 50 chỗ. Trên xe có đủ quốc tịch: Mỹ, Ý, Thổ, Đức, Nhật,? Đi từ Siem Reap tới Poi Pet. Hai bên đường chỉ có đồng trống, xơ xác. Người dân rất nghèo.
    Sắp đến Poi Pet. Xe đỗ xuống 1 quán ven đường. Mọi người vào nghỉ chân. Gọi món mì xào. 50 baht/dĩa. Đi vệ sinh. Nhiều Tây không ăn được. Lại có Tây chỉ vào ngồi hóng quạt. Lại có Tây chăm chăm nhìn vào đĩa thức ăn hai vợ chồng. (chắc để nhắm nhía xem có ăn được không mà còn gọi)
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Thứ Tư, 27/08/2003 :
    Sáng sớm, dậy dọn dẹp đồ đạc. Xuống thanh toán tiền trọ. 4 ngày 20 USD và tiền nước 0,8 USD/1 chai 1 lít. Tổng cộng thanh toán cho bà chủ đáng mến hết 24 USD.
    Xe tới đón. Lại chở tới bến. Chuyển lên 1 xe 50 chỗ. Trên xe có đủ quốc tịch: Mỹ, Ý, Thổ, Đức, Nhật,? Đi từ Siem Reap tới Poi Pet. Hai bên đường chỉ có đồng trống, xơ xác. Người dân rất nghèo.
    Sắp đến Poi Pet. Xe đỗ xuống 1 quán ven đường. Mọi người vào nghỉ chân. Gọi món mì xào. 50 baht/dĩa. Đi vệ sinh. Nhiều Tây không ăn được. Lại có Tây chỉ vào ngồi hóng quạt. Lại có Tây chăm chăm nhìn vào đĩa thức ăn hai vợ chồng. (chắc để nhắm nhía xem có ăn được không mà còn gọi)
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Lên xe đi tiếp. Khoảng hơn 11h trưa thì tới Poi Pet. Xuống xe vác ba lô đi bộ tới cửa kiểm soát phía Campuchia. Có 1 cặp người Thổ Nhĩ Kỳ bị vướng thủ tục giấy tờ nên bị giữ lại (sau đó cũng qua được). Chồng vừa chìa Passport ra cho anh nhân viên thì giật mình vì anh ta mở miệng nói tiếng Việt. Anh nói khá đúng và lịch sự. Lại xách ba lô đuổi theo rồng rắn những Tây cùng đi để về xe mình. Tới 1 bàn dài để ghi những thủ tục nhập cảnh. Lần này kiên quyết gạt đi những tay cò ghi hộ tờ khai nhập cảnh. Cứ ghi đại rồi lại xếp hàng để nộp Passport. Cùng xếp hàng có 1 ông Tây đã gần rụng răng (hình như cũng là răng giả). Ông đang nói oang oang, bắt chuyện chồng. Thì ra ông là dân Mỹ, ?oCowboy? Massachussette. Ông hỏi ?oanh người gì. Việt Nam à, Sài Gòn à, good good, tôi cũng muốn tới Sài Gòn nhưng không có dịp?. Ông hỏi chồng đi Thái để du lịch hay đi làm ăn. Du lịch à. Thế thì đừng tới Bangkok. Ở đấy bạn phải tốn tiền trả taxi, taxi, taxi để đi khắp nơi. Tới Pattaya thích hơn. Khắp nơi là mặt trời, bar và gái. Rồi ông ta cho tôi số điện thoại để cần gì cứ gọi. Thật là 1 anh Cowboy Mỹ, tốt bụng, phởn phơ. Khi lấy passport đưa vào ghi sê làm thủ tục xong là có nhân viên ra đưa tận tay chứ không như ở Việt Nam hay Campuchia chỉ chìa ra ở ghisê. Ra tạm biệt ông Mỹ, nhìn thấy 2 ông bạn nữa đang chờ ông ta, họ đứng im lặng nhìn mình lạnh lùng còn nhìn ông Cowboy với ánh mắt thông cảm. Kiểm dịch (do đang có dịch SAS). Ở Thái bọn tài và lơ xe luôn nhét 2 vợ chồng lên ngồi đầu, ở cạnh tài xế. Nói chung cảm nhận đầu về Thái là rất tốt. Cờ Thái treo khắp nơi. Xe vừa ra khỏi cửa khẩu 1 chút là tài ghé vào 1 cửa hàng, lôi ra 1 đống dứa và nước ngọt (nước cam đóng chai). Tưởng họ thu tiền hoá ra là họ phát không cho mọi người. Chồng vợ ăn uống một cách thích thú.

Chia sẻ trang này