1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi Điện Biên :D

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi VoiCoi, 07/08/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VoiCoi

    VoiCoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/04/2001
    Bài viết:
    731
    Đã được thích:
    0
    Ta đã về đây, ta đã về đây , đúng là Điện Biên chẳng có cái cóc khô gì, phố núi này đến 50 năm sau chắc vẫn ko khá lên được
    Nhưng đường lên Tây Bắc, vượt đèo Pha Đin thì đẹp lắm, từ Điện Biên đi 50Km vào Mường Phăng cũng tuyệt, tối vào bản ngủ nhà sàn một đêm, tiếc là tối thứ 7 vừa rồi trời mưa chứ ko cũng được xem màn tập dượt múa xòe của các em Thái chuẩn bị cho 19/08 .
    Chưa thấy cái nghĩa trang nào đẹp như nghĩa trang trên đồi Độc Lập.
    VoiCoi.NET

    hờ... hờ... cười lên cho đời đỡ vất vả
  2. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Tuần sau tớ có việc lên Điện Biên. Đi trong 2 ngày. Tiếc là không có nhiều time nên phải đi bằng máy bay. Sáng sớm thứ tư đi, chiều muộn thứ 5 về. Tình ra thì có khoảng 30h ở trên đó.Các bác có thông tin gì về Điện Biên thì giúp tớ. Không biết xe cộ trên đó thế nào, có taxi không? Muốn đi xung quanh Thị xã thì nên đi bằng caí gì?
    Nhân tiện tớ đi tìm thông tin về Điện Biên thấy những thông tin sau cũng hay hay. Gửi luôn để bác nào định đi tham khảo trước.
    Nguồn : http://www.dulichdienbienphu.gov.vn
    Khách Sạn
    Khách sạn Mường Thanh. **
    Địa chỉ: Phố 1, Phường Tân Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ.
    Tel: 023.810038 - 810043
    Fax: 023.810713
    --------------------------------------------------------------------------------
    Khách sạn Điện Biên Phủ **
    Địa chỉ: Đường 279, Thành phố Điện Biên Phủ.
    Tel: 023.825103
    Fax: 023.825467
    --------------------------------------------------------------------------------
    Khách sạn Công đoàn Điện Biên Phủ **
    Địa chỉ: Số 374, Đường 7/5, Phường Tân Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
    Tel: 023.824841
    Fax: 023.824319
    Email: kscongdoandbp@hn.vnn.vn
    --------------------------------------------------------------------------------
    Khách sạn Công ty sách và thiết bị trường học *
    Địa chỉ: Phố 7, Phường Mường Thanh, Tp ĐBP
    Thành phố Điện Biên Phủ.
    Tel: 023.825877
    Fax: 023.827437
    --------------------------------------------------------------------------------
    Khách sạn Bình Long
    Địa chỉ: Số 429, Phố 4, Phường Tân Thanh, Tp ĐBP
    Tel: 023.824345
    Fax: 023824345
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nhà Hàng
    Nhà hàng Thủy sản hương rừng vị biển
    Địa chỉ: Số 285, Phố 4, Phường Him Lam,Thành phố Điện Biên Phủ.
    Tel: 023.811199
    --------------------------------------------------------------------------------

    Tiệm ăn Liên Tươi
    Địa chỉ: Số 27, Phố 8, Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ
    Tel: 023824919
  3. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    LỄ HỘI
     
    Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, vì vậy khả năng lôi cuốn du khách rất cao. Thông qua lễ và hội, trong chừng mực nhất định du khách có thể biết được phong tục tập quán của nhân dân địa phương.
     
    Điện Biên là nơi cư trú của 21dân tộc anh em. Ở đây có truyền thống văn hóa phong phú được thể hiện qua các lễ hội.
     
    Một số lễ hội chủ yếu gồm:
     
    Lễ Kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ
     
     
    Là ngày lễ lớn quan trọng nhất của tỉnh có ý nghĩa quốc gia và quốc tế rất sâu sắc được tổ chức vào ngày 7 tháng 5 hàng năm và được tổ chức rất long trọng vào những năm chẵn, năm tròn.
     
    Vào những ngày này, hàng vạn du khách trong và ngoài nước đến đây để được ngắm nhìn những địa danh một thời oanh liệt, để được chiêm nghiệm và nghiêng mình trước lịch sử.
     
    Lễ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu bằng cuộc mít tinh ôn lại những trang sử hào hùng. Sau lễ mít tinh là những hoạt động chào mừng làm cho không khí của ngày lễ thêm tưng bừng, phấn khởi.
     
    Lễ Hội Thành Bản Phủ
    Là lễ hội lớn, được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ công lao to lớn của lãnh tụ Hoàng Công Chất cùng tướng Ngải, tướng Khanh và nghĩa quân trong công cuộc giải phóng Mường Then ?" Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ.
     
    Lễ hội được tổ chức vào các ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hàng năm tại Bản Phủ với các phần lễ, ẩm thực dân tộc, múa, biểu diễn các tiết mục của các dân tộc ở địa phương.
     
    Lễ hội mừng măng mọc ( Kin nẩu ló )
    Đây là lễ hội của các dân tộc miền núi phía Bắc, như: dân tộc Mảng, Kháng, Xinh Mun, La Hủ, Khơ Mú, Phù Lá.
     
    Lễ hội diễn ra vào đầu mùa mưa khi những búp măng nhú lên khỏi mặt đất mà theo quan niệm của người dân tộc là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất trong năm. Họ mở hội với một ước mong mùa màng tốt tươi, dân bản ấm no đồng thời bày tỏ lòng biết ơn thần trời, thần đất.
     
    Lễ cúng bản của người Cống
    Hàng năm, cứ vào mùa tháng 3 âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt.
     
    Vào ngày lễ, các ngả đường vào bản đều dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kị không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu mùa màng tốt tươi, côn trùng và chim chóc không phá hoại mùa màng.



     
    Tết cơm mới của người La Hủ
    Người La Hủ thường tổ chức lễ cơm mới vào tháng mười hoặc tháng 11 âm lịch.
     
    Điều đặc biệt là trong dịp tết cơm mới này, người La Hủ kiêng 3 ngày không đi hái rau, lấy củi, chặt cây, phát cỏ trong rừng để cầu mong cây cỏ tốt tươi quanh năm. Trong dịp lễ tết, người La Hủ dùng trống để giữ nhịp múa xoè.
     
    Hạn Khuống giao duyên
    Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái. Lễ hội thường được tổ chức sau vụ thu hoạch vào tháng 11 hàng năm.
     
    Lễ hội được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn, sàn cao khoảng 1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Bên sàn thanh niên nam nữ hát đối đáp đến khuya. Đêm hôm sau họ lại tiếp tục ca hát vui đùa trò chuyện.
     
    Lễ Hạn Khuống do bên gái tổ chức thực ra là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Chính vì vậy, Hạn Khuống đã để lại biết bao kỷ niệm và ấn tượng đẹp của một thời trẻ trung sôi nổi.
     
    Hội hoa Ban
     
    Hoa ban nở, hoa ban tàn
    Tình ta đẹp như hoa ban
    Còn dài lâu thì như hoa nào
    Hỡi người ta yêu
    (Tình ca Thái)
     
    Hàng năm, cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc thì người Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa ban.
     
    Cứ đến ngày trẩy hội hoa ban, các chàng trai, cô gái Thái lại có dịp gặp nhau, hò hẹn, tâm tình. Chàng trai Thái ngắt những bông hoa ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc của người mình yêu. Cô gái Thái e ấp, thẹn thùng nấp mình dưới những lộc ban xanh mướt.
     
    Hội hoa ban mở ra không chỉ là ngày hội của tình yêu và hạnh phúc, mà cũng là dịp để người Thái cầu mùa, cầu phúc; là dịp để bày tỏ đạo hiếu đối với ông bà, cha mẹ; là dịp để trai gái qua lại với nhau, tìm hiểu nhau qua tiếng hát, tiếng đàn.------------------------------
  4. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    DI TÍCH và DANH THẮNG
    Cụm di tích chiến thắng Điện Biên Phủ
    Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ bao gồm những tên đất, tên núi, tên sông gắn liền với chiến dịch 56 ngày đêm " khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" của quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.
    Khái quát diễn biến của chiến dịch:
    Vào lúc 17 giờ ngày 13/3/1954 quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc chiến diễn ra ác liệt ngay từ đầu và chia làm 3 đợt như sau:
    Chiều ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng đã tung bay trên hầm tướng Đờ Cát-xtơ-ri
    Đợt tấn công thứ nhất: (từ ngày 13/3 - 17/3/1954): Ta lần lượt tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập và Bản Kéo, là các vị trí phòng ngự kiên cố án ngữ các đường từ Tuần Giáo và Lai Châu vào Điện Biên Phủ.
    Đợt tấn công thứ 2: (Từ ngày 30/3 - 30/4/1954): Ta đồng loạt đánh vào các cứ điểm phía Đông khu trung tâm. Đợt tấn công này rất gay go quyết liệt, ta và địch giành giật nhau từng tấc đất..
    Đợt tấn công thứ 3: Từ ngày 1/5 - 7/5/1954): Ta đánh chiếm các điểm cao còn lại ở phía Đông, thực hiện tổng công kích trên toàn mặt trận, tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Điện Biên Phủ. Đúng 17h30'' ngày 7/5/1954 Tướng Đờ Cát và toàn bộ Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội ta phất cao trên nóc hầm chỉ huy của địch.
    Kết thúc chiến dịch ta đã tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí đạn dược của địch... Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng hoàn toàn miền Bắc nước ta.
    Chiến thắng Điện Biên Phủ để lại quần thể di tích lịch sử vô cùng quý giá:
    Những di tích tiêu biểu:
    1. Đồi Him Lam: Là một trong 3 cứ điểm bị quân ta tiêu diệt khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 13/3/1954.
     2. Đồi A1: là điểm ác liệt nhất có tính quyết định cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây ta và địch giành nhau từng tấc đất, sau tiếng nổ rung  trời của quả bộc phá ngàn cân ta mới tiêu diệt đuợc cứ điểm này.
    3. Hầm Đờ cát: Là căn hầm chỉ huy của tướng Đờcaxtơri cùng Bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
    4. Sân bay Mường Thanh: Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc tiếp viện cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bị quân ta khống chế ngay từ đầu chiến dịch. Hiện nay được cải tạo nâng cấp thành sân bay quốc tế trong hệ thống hàng không dân dụng Việt Nam.
    5. Các đồi C1, D1, E1: Là những cứ điểm phòng thủ kiên cố bảo vệ khu trung tâm của địch, tại đây các trận đánh diễn ra rất ác liệt. Hiện vẫn được lưu giữ nguyên vẹn để du khách tham quan.
    6. Bảo tàng Điện Biên Phủ: Nơi đây lưu giữ các hiện vật của chiến dịch Điện Biên Phủ. Tham quan bảo tàng du khách sẽ hình dung được sự vĩ đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
    7. Nghĩa trang A1: Là nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh anh dũng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong nghĩa trang có mộ anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can... Nghĩa trang đã trở thành nơi thăm viếng của nhân dân và du khách bốn phương.
     8. Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng : Nằm trong một khu rừng nguyên sinh tại địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên; cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía Đông. Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều di tích lịch sử như: Hầm đại tướng Võ Nguyên Giáp và tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, nhà làm việc của Bộ tư lệnh mặt trận...
    Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ nằm ở huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ nên có giao thông đường bộ, đường hàng không thuận lợi, dễ tiếp cận.
    Ngoài giá trị to lớn về lịch sử, cụm di tích chiến thắng Điện Biên Phủ còn là tài nguyên du lịch nhân văn to lớn mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Ngày nay, nhắc đến Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ du khách trong nước và Quốc tế đều ngưỡng mộ và mong muốn ít nhất có một lần được tới thăm.
    -----------
    Động Pa Thơm
    Động Pa Thơm thuộc xã Pa Thơm, nằm ở phía Tây huyện Điện Biên, giáp với biên giới Việt Lào. Nhân dân địa phương gọi là ?oThẩm Nang Lai? (hang Nhiều Nàng Tiên).
    Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, cửa động hình mái vòm, cửa cao 12m, rộng 17m, mái đá nhô ra 7m. Chính giữa lối vào là một khối đá khổng lồ sừng sững giống như đầu voi đang rũ xuống. Chiều sâu động khoảng hơn 350m chạy theo hướng Nam. Động có 9 vòm lớn nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng chừng 20m. Lối vào động giáp cửa hang có ba khối đá lớn chắn ngang nằm uốn lượn như một con trăn khổng lồ ngăn đôi động và tạo thành hai lối vào ra. Ngay từ ngoài cửa hang đã có nhiều nhũ đá với nhiều hình hài hết sức sống động, nhũ đá óng ánh, màu sắc huyền ảo, lung linh dưới ngọn nến. Các vòm động đều cao vút, mỗi vòm tựa như một tòa điện nguy nga, lộng lẫy, khối nhũ nhô lên, những măng đá đủ mọi hình tượng mềm mại từ trên mái trấn rủ xuống những tua rua óng ánh. Bên vách những khối đá như những dòng thác lớn đang chảy, óng ánh bạc. 
           Ngoài giá trị thắng cảnh, Động Pa Thơm còn được gắn với những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa, làm cho cảnh quan thêm chất thi ca và trở thành địa danh du lịch hấp dẫn
    ---------------
    Di tích thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất
    Thành Bản Phủ nằm ở xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km.       Đây là một kỳ tích về xây dựng thành của họ Hoàng. Thành rộng hơn 80 mẫu. Sau lưng là sông Nậm Rốm. Tường thành đắp bằng đất, trồng tre gai vây quanh, loại tre được mang từ Thái Bình lên. Ngoài có hào sâu rộng 4-5 thước, trên mặt thành ngựa, voi đi lại được. Thành có các các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác...        Đền thờ Hoàng Công Chất được xây ở trung tâm thành Chiềng Lê (tức Bản Phủ) để thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân - là di tích lịch sử văn hóa quan trọng của địa phương ghi lại công lao to lớn của người anh hùng nông dân Hoàng Công Chất, người con của Thái Bình trong cuộc chiến tranh giải phóng Mường Thanh (Mường Then) - Điện Biên khỏi sự chiếm đóng của giặc Phẻ. Ngoài ra, đền còn là nơi tín ngưỡng của nhân dân trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hàng năm.
    ----------------
    Tháp cổ Mường Luân
     
    Là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị tham quan nghiên cứu thuộc xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 70 km. 
           Tháp cổ Mường Luân là một điểm trong chuỗi hành trình tìm hiểu văn hóa các dân tộc Tây Bắc.
    -----------
    Đèo Pha Đin
    Dốc Pha Đin chị gánh anh thồĐèo Lũng Lô anh hò chị hát(Tố Hữu)
           Từ Hà Nội lên Điện Biên bằng ô tô, du khách sẽ vược qua 32km đường đèo Pha Đin ngoạn mục. Pha Đin tiếng dân tộc Thái nghĩa là Trời Đất.

     


     
    Theo truyền thuyết địa phương là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Xưa kia, vì có sự tranh chấp ranh giới giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu, người ta đã giải quyết bằng một cuộc đua ngựa. Từ hai phía đèo, cùng một lúc ngựa hai bên phi hướng về nhau, nơi gặp gỡ sẽ là ranh giới.
    Với độ cao trên 1000m, con đường đèo khúc khuỷu, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Qua đèo Pha Đin du khách sẽ khám phá được thiên nhiên hùng vĩ và ngoạn mục giữa bao la điệp trùng của cảnh núi rừng Tây Bắc
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Hồ Pá Khoang
    Thuộc địa phận xã Mường Phăng, huyện Điện Biên; có vị trí thuận lợi nằm kề quốc lộ 279, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 20km, nối thành phố Điện Biên Phủ với Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng.
           Quần thể khu du lịch Pá Khoang có tổng diện tích 2.400 ha, trong đó: diện tích rừng 1.320 ha, đất nông nghiệp 300 ha, đất xây dựng cơ bản 150 ha, diện tích mặt nước 600 ha (có sức chứa là 37,2 triệu m3 nước).
           Khu vực hồ có nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch như: thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng, khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ dưỡng... Trong các thảm rừng quanh hồ có nhiều thú và nhiều loại hoa phong lan đủ chủng loại. Dưới hồ có nhiều loại cá và thực vật nổi (đã thống kê được khoảng 65 loài thực vật nổi, 14 loài động vật nổi, 6 loài động vật đáy.v.v...)
           Hồ Pá Khoang nằm ở trung tâm nhiều ngọn núi, giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa những dãy núi trập trùng, những nếp nhà xinh xắn. Mùa hè không khí nơi đây thật dễ chịu, những luồng gió nam mát dịu, vút tầm mắt ra xa ngắm mây trời non nước hoặc chèo thuyền du ngoạn, ngắm cảnh. Tất cả tạo một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ lòng người.
           Trong khu vực lòng hồ có các bản dân tộc Thái, Khơ mú là những dân tộc còn giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của các dân tộc Tây Bắc vốn có... Đó là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn.
    Hang Thẩm Púa
    Hang thuộc xã Búng Lao, huyện Tuần Giáo. Đây là một hang cổ, lòng hang sâu và rộng, cao gần 10m, có nhiều ngách. Giữa hang có phiến đá bằng phẳng như mặt bàn. Du khách đến đây có thể ngắm nhìn những nhũ đá có những hình thù khác nhau như những rồng phượng, sư tử, voi quỳ hoặc những đóa phong lan tuyệt đẹp. 
    Nơi đây người dân địa phương còn phát hiện được rìu, chày nghiền thức ăn bằng đá và một số mẫu xương động vật hóa thạch.
    Hang Thẩm Púa còn là Sở chỉ huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ. Tại đây ngày 14 tháng 1 năm 1954 đã diễn ra hội nghị quan trọng quyết định cho chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
           Hiện nay, hang Thẩm Púa đang được đề nghị xếp hạng di tích và là điểm tham quan, tìm hiểu, thưởng thức thiên nhiên của du khách.
    Cảnh quan dọc Sông Đà
    Nếu xuất phát từ thị xã Lai Châu xuôi dòng sông Đà theo hướng Đông qua các huyện Sìn Hồ, Tủa Chùa, hoặc theo hướng Tây khoảng vài chục km, du khách có thể chiêm ngưỡng những cảnh quan hùng vĩ, những mái đá đen, những đỉnh núi cao vút tầng mây...
           Hai bên bờ còn lưu lại những bản dân tộc với những mái nhà thấp thoáng như những nét chấm phá vào khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Dọc lòng sông luôn luôn lộng gió - thực sự là nơi thích hợp với du lịch sông nước trên thuyền - vừa vãn cảnh vừa nghe những làn điệu dân ca Thái và thưởng thức các món ăn dân tộc.
           Sau này, khi nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng xong, cốt nước cao lên đến 215m thì khu vực lân cận thị xã Lai Châu như một lòng hồ mênh mông rất thuận lợi phát triển các loại hình du lịch sinh thái hồ nước và trở thành một đặc thù du lịch của khu vực Tây Bắc.
    Điểm du lịch sinh thái Uva
    U Va thuộc xã Noong Luống - huyện Điện Biên, cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15 km.
           Tại đây có nguồn suối khoáng nóng quanh năm với nhiệt độ từ 60 - 65oC. Đến đây, khách du lịch có thể thưởng ngoạn, hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ và tận hưởng những dịch vụ hấp dẫn, đắm mình trong nước khoáng nóng thiên nhiên. Bên cạnh đó, du khách còn được tận hưởng, nâng cao sự hiểu biết về những giá trị, tinh hoa văn hóa vùng văn hóa cổ của đất Mường Thanh trường tồn hàng ngàn năm lịch sử.
           Cùng với việc nâng cấp đường giao thông vào tới điểm du lịch, đầu tư nâng cấp các dịch vụ phục vụ du lịch... U Va đang được xây dựng thành khu du lịch tham quan nghỉ dưỡng và chữa bệnh thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.
    Suối khoáng nóng Hua Pe
    Suối khoáng nóng Hua Pe thuộc xã Thanh Luông, huyện Điện Biên; cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ 5 km về phía Tây Bắc.
           Tại đây có nguồn nước khoáng lớn với nhiệt độ thường xuyên khoảng 60oC, bên cạnh là hồ nước nhân tạo Pe Luông quanh năm lộng gió; hình thành nên điểm du lịch sinh thái tắm nước khoáng nóng và nghỉ dưỡng chữa bệnh, thu hút ngày càng đông du khách.       Hiện nay tỉnh Điện Biên đang tiếp tục đầu tư nâng cấp đường giao thông vào khu suối khoáng, đầu tư mở rộng cơ sở vật chất phục vụ du lịch... Do đó, trong tương lai không xa suối khoáng nóng Hua Pe sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái của tỉnh Điện Biên.
  6. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Điện Biên
    Diện tích: 9.544,097 km²
    Dân số: 440.300 người (năm 2003)
    Tỉnh lỵ: Thành phố Điện Biên Phủ
    Các huyện, thị:
    - Thị xã: Lai Châu
    - Huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhè, Mường Lay, Điện Biên.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Thái, H''Mông, Dao, Giáy.
    Điều kiện tự nhiên
    Điện Biên là tỉnh được tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía nam sông Đà. Địa hình Điện Biên có nhiều dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam. Lòng chảo Mường Thanh ở Điện Biên lớn nhất vùng Tây Bắc. Phía bắc Điện Biên giáp tỉnh Lai Châu, phía đông nam giáp Sơn La, phía tây bắc và tây nam giáp Lào. Địa hình chủ yếu là rừng, núi cao và dốc, xen với nhiều thung lũng hẹp, những cao nguyên nhỏ, sông suối.
    Khí hậu tỉnh là khí hậu nhiệt đới núi cao, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC ?" 23ºC.
    Tiềm năng phát triển du lịch
    Tỉnh có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là cụm di tích lịch sử Điện Biên Phủ, với chiến thắng chấn động địa cầu năm 1954.
    Từ Hà Nội lên Điện Biên Phủ, nếu đi đường không, chỉ sau một giờ bay, bạn đã có mặt ở Điện Biên. Nếu đi theo đường bộ, bạn sẽ đi hàng trăm ki lô mét đường đèo dốc và nhất thiết phải vượt đèo Pha Đin dài 32km. Với độ cao trên 1.000m, khi lên dốc, lúc xuống dốc, con đường ngoằn ngoèo, chênh vênh, một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm, lại nhiều "cua tay áo" hiểm trở. Vượt đèo Pha Đin là cuộc hành trình lý thú cho du khách trên vùng núi non hùng vĩ.
    Giao thông
    Mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi gồm:
    - Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 474km theo quốc lộ 279 và rẽ sang quốc lộ 6.
    - Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu Thàng (Lai Châu) 195km.
    - Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Tây Trang dài 117km.
    Tỉnh có sân bay Mường Thanh tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ.
  7. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Theo ý kiến của tôi thì đừng bao giờ đi thăm quan ĐB bằng máy bay. Vì chẳng có cái gì ở đó mà thăm cả.
    Bạn đi xa hàng trăm cây số rồi đến một thị xã toen hoẻn vài cái di tích, nói thật chẳng khác quái gì những thị xã ở dưới xuôi.
    Nếu đi ĐB phải đi bằng xe máy để cảm nhận được cái không gian hùng vĩ, núi non trùng điệp của Tây bắc.
    Chắc cũng nhiều bạn đã đi ĐB bằng xe máy theo đường 6 rồi phải không.
    Nếu ai muốn khám phá một con đường mới lên ĐB thì đi theo lộ trình này nhé:
    HN - Mộc Châu - Sơn la - Huyện lỵ Sông Mã ( cách Sơn La ~ 20 Km đã có lối rẽ trái đi Sông Mã rồi ) - Từ đây đi dọc sông Mã sang huyện Điện biên đông thuộc tỉnh ĐB - ĐB
    Lộ trình này chỉ có thể đi bằng xe máy và sẽ luồn lách qua những khu vực hoang sơ phía Tây của Điện biên , giáp Lào.
  8. luunguyengl

    luunguyengl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2004
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn hỏi thăm mọi người. Nếu đi Điện Biên bằng xe máy thì nên đi 1 chuyến khoảng bao nhiêu ngày.
    Nên dừng lại ở những điểm nào? ghé qua đâu? nghỉ ở khách sạn nào?
    Nên mang theo những hành lý gì?
    Nên đi theo đường nào, nếu đi từ Hà nội.
    Nhờ các bạn tư vấn cho càng chi tiết càng tốt.
    Xin cảm ơn nhiều.
  9. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Ngày 1: Hà nội - Mai Châu: Chơi ở Mai châu 1 đêm
    Ngày 2: MC - Mộc châu - Sơn La : thăm Sơn la, nhà tù Sơn La,
    Ngày 3: Sơn la - Pha đin - Điện biên : cách ĐB khoảng 20 km có lối rẽ trái đi đến khu di tích đại tướng Võ Nguyên giáp ( bài viết ở trên )
    Ngày 4: Điện biên ( các địa danh như trên )
    Ngày 5: Điện biên - Lai châu - Phong thổ
    Ngày 6: Phong thổ - Bình lư . Từ đây có 2 lối:
    Ngày 1-6 Bình Lư - Than Uyên - Mù cang chải
    Ngày 1-7 MCC - Nghĩa Lộ - Thanh Sơn - Hà nội
    Ngày 2-6:Bình lư - Sa pa
    Ngày 2-7 : SP - Bắc Hà
    Ngày 2-8: BH - Hà nội
  10. me_to_you19

    me_to_you19 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    0
    Tớ vào đây đọc mà thấy nhiều cái ko đúng quá . Đi ĐB mà đi bằng xe máy thì khá là nguy hiểm , vì toàn đường đèo mà.. Tớ thấy đi bằng otô thì hay hơn , vì lái xe họ biết khá nhiều quán ăn dọc đường , thường khi đi thì hay được nghi ở mạn Sơn La , ở đó cũng thú vị mà . Mà có bạn nào đó luyên thuyên là có gái thái tắm dọc suối nữa mới sợ chứ . Dân tộc ở trên đó giờ còn khôn hơn người kinh , nhà chúng nó lắm xiền rồi, tắm nóng lạnh ở nhà ko thích hơn a . Ngày trước thì ở trên suối ở trên Him Lam còn có , chứ bây giờ thì quên luôn.Muốn xem chúng nó tắm chắc các cậu phải vào tận Mường Tè thì may ra có .
    Xem nào , lên ĐB nên khuyên các cậu đi dâu đây ???
    Ah , có thể lên Mường Phăng , ko phải dến chỗ có cái hồ to to đâu nha , đến chỗ ngày xưa đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng chỉ huy trận ĐBP y . Từ đó các cậu có thể nhìn toàn cảnh lòng chảo ĐB. Ở đó cũng có các đường hầm từ ngày xưa , đẹp lắm . < nói trước là đừng đi vào hôm mưa nha , có nhiều vắt lắm đó , với cả đừng mua mấy loại thuốc lá cây của bọn dân tôc nha , toàn vớ vẩn đó >
    Ở thị xã ĐB thì với tớ ko nhiều thứ đẹp , ĐỒI A1 , hầm ĐỜ CÁT , cánh đồng mường thanh , những thứ đó tớ đi nhiều quá thấy nhàm, nhưng nếu các cậu đi cho biết thì đi .
    Ah , ở ĐB cũng ngay gần cửa khẩu Tây Trang đó, thích thì đi luôn cho vui.
    Ở trên đó thanh niên dân tôc tối thường đi ''''chọc sàn'''' tức là đi cưa gái ý , nhưng chỉ người bản địa mới làm vây được thôi , Người ở đâu ra , tối mò vào bản , bố nàng chưa làm gì thì chó nhà nàng đã cho đi roài
    À , đến ĐB thì buổi sáng chưa đi đâu chơi thì loang quang ra chợ ngóng tí ,có mấy thứ rau quả ở HN hiếm đó. vd , rau bò khai , rau sắng < ko phải sắn>, tàu bay <nấu với thịt bò khô của người thai ngon cực > măng đắng < nếu ko ăn đc đắng có 1 loại lá khi cuộn vào cây măng, tự đưng chuyển thành ngọt>
    Ở ĐB , buổi sáng mọi người hay ăn phở ở gân nghĩa trang liệt sĩ , đối diện bảo tàng sang y , mọi người cho đó là quán ngon , nhưng với tớ thi quá nhiều mỡ , tớ chỉ thích đi ăn tiết canh hay cháo lòng thôi , he he .
    Bánh cuốn thì đối diện khách sạn Hàng Không sang , hoạc trong chỗ đường mới cũng có , cứ thử đi , nhân bánh ĐB ko giống HN đâu .
    còn nhà hàng , Liên Tươi cũng khá nổi , ở dưới Phố cũ cũng có hàng thịt chó Thành Dương cũng đông lắm...< Đến ĐB nhớ thử ăn ngẩu pín bò xào nha ,quên chết luôn >
    Đừng tham mà vào các nhà hàng lớn nha , chỉ chém đẹp thôi , chẳng có gì đặc sắc cả ,gái dân tộc 14, 15 nhưng toàn là **** thôi đó.

Chia sẻ trang này