1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi làm

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi Psyche216, 15/09/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. susuhuong

    susuhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    2.766
    Đã được thích:
    0
    Đi làm, căm thù nhất là tắc đường. . Sáng tắc, chiều 6h từ cty vìa cũng chả được yên. Nói chung là mệt mỏi, cái cảm giác cứ xình xịch xình xịch xe, roài khói, buị , lại còn fải đứng làm sao tránh xa xa cái bọn xe bus, không thì nó tông vào lại vỡ mất cái đèn sau .
    Nhà tớ xa, lại vượt qua nhiều chỗ tắc đường, nên có những hôm đến công ty, chả thiết làm zì nữa, mặt nhăn nhó nhìn đến là khổ. Hik, cũng đang định tìm công ty gần nhà, nhưng bây giờ, tìm việc đâu có dễ,
  2. extraordinary_gemini

    extraordinary_gemini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    9.079
    Đã được thích:
    0
    Hic hic trước đây tớ cũng y như gái luôn, đi làm xa tít, từ nhà đến công ty đúng 1 vòng thành phố luôn, sang?T đi còn đỡ chứ chiều về thì ức chế kinh khủng. Giờ thì ngon rồi, cả năm nay làm gần nhà ( cách có hơn 1km) nên thoải mái hơn hẳn nhưng sắp xong dự án gần nhà lại khổ hic hic.
  3. susuhuong

    susuhuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2006
    Bài viết:
    2.766
    Đã được thích:
    0
    @EK: Ừ, khổ lắm í. Hik. Có những hôm nhìn từ xa xa đã thấy các bác ô tô xếp hàng dài roài, quay luôn xe đi đường khác. Ai dè, cái đường đó cũng tắc quá trời, những lúc như thía tức fát khóc lên í,
  4. Psyche216

    Psyche216 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    0
    Tớ lang thang đọc được cái bài này. Có đôi chỗ hơi hơi giống cái cảm giác trải qua gần đây
    ĐẤM VÀ XOA Để giữ chân nhân viên
    Nhiều người quan niệm để giữ chân nhân viên giỏi, tăng lương sẽ giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, cách giải ?obài toán? này còn cần nhiều đáp án khác.
    TRẦN THÀNH TÒNG
    Nhịp Cầu Đầu Tư, tuần san số 83
    Cứ 4 đến 5 năm, xã hội có một bước nhảy về trình độ nguồn nhân lực. Năm 2000, kỹ năng ngoại ngữ, tin học được xem là lợi thế cho ứng viên khi xin việc. Đến năm 2004 ?" 2005, các kỹ năng này chỉ được xem là điều kiện cần để ứng viên có thể làm việc. Các kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp trở thành kỹ năng tạo nên lợi thế. Đến nay, các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học được xem là ?ođương nhiên phải có?. Các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm trở thành các điều kiện cần. Ngoài ra giờ đây nhà tuyển dụng yêu cầu thêm ở các ứng viên nhiều điều thuộc về phẩm chất như làm việc dưới áp lực cao, làm việc độc lập, suy nghĩ hệ thống,?
    Người lao động ngày càng thích thử thách
    Đây là xu thế chính và là khẩu hiệu của nhiều nhân viên khi đi xin việc. Theo một cuộc khảo sát gần đây, tính chất công việc và cơ hội phát triển là hai yếu tố quan trọng chỉ xếp sau thu nhập. Qua đó, ta thấy được, nhu cầu thông qua công việc để tự phát triển mình là nhu cầu có thực của người lao động. Nó tồn tại song song và độc lập với yếu tố thu nhập.
    Nếu xếp theo tháp nhu cầu của Maslow, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ gốc Nga, thu nhập sẽ thỏa mãn nhu cầu cơ bản cho nhân viên. Yếu tố phát triển bản thân thỏa mãn nhu cầu trung cấp. Yếu tố đặc tính ngành thỏa mãn nhu cầu về xã hội.
    Do đó, khi đạt mức thu nhập có thể chu toàn các điều kiện sống cơ bản, môi trường tốt để phát triển bản thân sẽ trở thành tiêu chí quan trọng hàng đầu. Trong yếu tố môi trường tốt, áp lực công việc là một thành tố quan trọng. Rất nhiều trường hợp nhân viên cảm thấy không thỏa mãn với áp lực công việc và ra đi tìm môi trường mang tính thử thách hơn.
    Phân biệt áp lực thật và áp lực ảo
    Việc môi trường thiếu áp lực khiến nhân viên ít gắn bó đã được lý giải. Nhưng quá nhiều áp lực sẽ gây Stress cho nhân viên. Vậy đâu là áp lực thật sự để thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả?
    Áp lực thật là những đòi hỏi trong công việc mà nhân viên phải vượt qua. Những áp lực này đối với một nhân viên giỏi sẽ là chất xúc tác làm họ hăng say, nhiệt tâm với công việc.
    Áp lực ảo là áp lực không xuất phát từ đòi hỏi của công việc. Nó là áp lực từ mối quan hệ đồng nghiệp, hoặc từ cơ cấu và chính sách hoặt động của công ty có nhiều điều không hợp lý.
    Thực tế, không có môi trường hoàn hảo nào mà lại không có áp lực ảo. Nhưng áp lực ảo thường xuất hiện nhiều hơn trong các công ty có quy mô vừa và nhỏ hay các công ty nhà nước. Vấn đề là giải tỏa càng nhiều áp lực ảo càng tốt. Và duy trì áp lực công việc ở một mức độ nào đó để tạo sự hứng phấn cho nhân viên.
    Cách thức để tạo ra một môi trường thử thách
    Làm sao tạo ra một môi trường mang tính thử thách mà vẫn hấp dẫn đối với nhân viên? Sau đây là một số gợi ý:
    Rạch ròi giữa mối quan hệ công việc và quan hệ cá nhân: Đây là vấn đề rất phổ biến trong mối quan hệ giữa xếp và nhân viên tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nghiên cứu cho thấy: ?oKhoảng cách quyền lực? giữa sếp và nhân viên là rất lớn ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trong công việc còn bị chi phối bởi đời sống hàng ngày. Nhà quản lý cần giao cho nhân viên các công việc thuộc nhiệm vụ của họ. Hạn chế giao cho nhân việc các công việc mang tính cá nhân.
    Mặt khác, nhà quản lý cần giữ chừng mực trong mối quan hệ với nhân viên. Không để mối quan hệ cá nhân khiến nhân viên có thông tin hoặc đặc quyền. Nhà quản lý thực hiện tốt công việc rạch ròi giữa mối quan hệ công việc và cá nhân sẽ được nhân viên tín nhiệm, đồng thời dẹp tan sự nghi ngờ, ganh tị giữa các nhân viên.
    Thể hiện niềm tin vào cấp dưới: Đây là điều rất ít nhà quản lý cấp trung làm được, khả năng này thường thấy ở nhà lãnh đạo cấp cao. Cần thể hiện niềm tin vào nhân viên của mình thông qua giao tiếp. Ngoài ra, người quản lý còn phải thể hiện sự tin tưởng vào nhân viên thông qua việc trao quyền và nhiệm vụ cho nhân viên. Qua việc tin tưởng này, nhân viên sẽ ý thức vai trò và sự quan trọng của họ.
    Ngược lại, một nhà quản lý không tin tưởng nhân viên thường can thiệp quá sâu vào công việc. Họ ôm đồm và không giao việc cho nhân viên. Điều này tạo nên áp lực cho nhân viên. Nhân viên sẽ nghi rằng mình không đủ khả năng thực hiện công việc.
    Luôn khen ngợi những thành tích tốt và góp ý những hạn chế: Phần lớn nhà quản lý đều cho rằng phải biết tạo áp lực cho nhân viên. Cụ thể, họ cho nhân viên thấy sự bất ổn trong các kết quả công việc mà họ tạo ra. Đây là phương pháp áp dụng theo phong cách quản lý Á Đông. Nếu nhân viên thiếu hưng phấn trong công việc, phương pháp này sẽ hữu dụng.
    Tuy nhiên, với công việc áp lực cao, việc tạo ra những áp lực không cần thiết sẽ làm cho nhân viên cảm thấy bất an. Họ sẽ thấy mình bị đối xử không công bằng. Điều này tạo nên tâm lý không tốt trong công việc.
    Hướng dẫn thật kỹ nghiệp vụ mới: Đối với nhân viên mới, thiếu hướng dẫn nghiệp vụ sẽ làm họ bị áp lực. Và họ hiểu nhầm mình không đủ năng lực để thực hiện công việc. Thông thường, các công ty thường có tài liệu để nhân viên tự học nghiệp vụ mới. Hay nhà quản lý sẽ giao cho một nhân viên đi trước hướng dẫn nhân viên mới. Tuy nhiên, hình thức hiệu quả nhất là nhà quản lý trực tiếp đào tạo nhân viên. Điều này thể hiện sự quan tâm của nhà quản lý dành cho nhân viên.
    Ngoài ra với kinh nghiệm của mình, nhà quản lý có thể giúp nhân viên hình dung đúng mức độ phức tạp của vấn đề mà họ sắp đối mặt. Điều này góp phần tạo nên sự hưng phấn trong công việc.
    Luôn cho nhân viên biết được tính chất thực sự của công việc: Điều này thể hiện qua việc nhân viên chưa thấy hết tính chất quan trọng, cấp bách của công việc nhưng bị áp lực quá lớn từ cấp quản lý của mình. Nếu nhân viên thấy được tính chất quan trọng của công việc, họ sẽ cảm thấy những áp lực đưa ra là hợp lý. Ngoài ra, họ còn cảm thấy thích thú từ những việc này.
    Nắm bắt nguyện vọng của nhân viên: Nhân viên thường có nhiều nguyện vọng và mong muốn khác nhau. Thông thường, những nguyện vọng về tương lai công việc, phát triển bản thân là những điều nhà quản lý nên biết. Việc thường xuyên trao đổi, tìm hiểu nguyện vọng, mong muốn của nhân viên sẽ giúp cho nhân viên có cảm giác gần gũi và được quan tâm, chia sẻ. Ngoài ra, với hiểu biết về nhân viên, nhà quản lý có thể giao công việc và nhiệm vụ phù hợp tạo nên động lực cho nhân viên.

    ?oTrao đổi thương xuyên về nguyện vọng, mong muốn của nhân viên giúp cho họ cảm giác gần gũi, được quan tâm, chia sẻ?.
    http://www.honviet.com.vn/?m=news&c=80&id=441
    @Nhắn bạn Dontcry: bạn xóa cái sign của bạn Matrix đi thì mọi người mới đọc đc cm của bạn. Nó chạy tung ta tung tăng thế kia
  5. MATRIX

    MATRIX Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    0
    Ko hiểu sao thứ 2 đầu tuần đi làm rất uể oải! [v]
  6. man_in_the_snowy_river144

    man_in_the_snowy_river144 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2006
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Cái đấy gọi là "hội chứng ngày thứ 2" thì phải. Các bác làm hành chính còn có ngày thứ 7 chủ nhật để mà mong. Như em thì chủ nhật là ngày nào mà em được nghỉ. Phải tự AQ mình thế thôi vì thường thì chủ nhật toàn phải đi làm. Hôm nay đang ốm mà vẫn phải đi làm, chán ghê. Đến nơi thì một đống việc, làm mãi chưa xong. Kệ! Cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ. Càng vội càng dễ sai sót!
    Mà chả hiểu sao dạo này thấy chán việc kinh khủng!
  7. hangsapphire

    hangsapphire Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2008
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    1
    Cầm được hợp đồng lao động không thời hạn trên tay mà mình chẳng vui tẹo nào! Cũng chỉ biết lẳng lặng cất đi về báo cáo các cụ ! Các cụ nhà mình là thik cái này lắm! Cũng biết tự an ủi mình là muốn có được cái tờ giấy này có người mất nhiều tiền lắm mà mình thì chẳng mất xu nào cả!
    Mình thì chẳng biết đây là lần thử việc thứ mấy rồi!! Không biết tương lai sẽ gắn bó với tổ chức nào là lâu nhất đây?
  8. saveoursouls

    saveoursouls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    đi làm hơn 2 năm rồi mà nhiều khi vẫn thấy như đi chơi
  9. angell

    angell Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    633
    Đã được thích:
    0
    Ra trường được 4 năm, kinh nghiệm làm việc 1 năm, còn 3 năm ở nhà, 1 năm học để thi cử, 2 năm chỉ để nhìn lại bản thân. Cuộc sống tưởng như đi vào bế tắc. 1 năm đi làm với 3 công ty. 2 công ty được 1 tháng mỗi cty. 1 công ty thì đc 8 tháng. Va chạm cs làm mình nhụt trí, sau khi nghỉ việc đã ko còn muốn đi làm nữa, mặc dù đã nộp hồ sơ rất nhiều chỗ. Giờ thì trở lại đi làm. cũng vẫn những vất vả tìm việc như trước, vào được công ty này rồi, lúc đầu thì lo là ko đc làm lâu, giờ có công ty khác tuyển và có khả năng đc đi phỏng vấn thì lại ko muốn làm ở đây nữa. Sáng đến công ty là nghĩ đến quét nhà, rửa cốc chén. Và vì công việc chưa có gì nên suốt ngày lang thang trên mạng. Lúc trước khi đi làm cứ nghĩ chỉ cần 1 công việc bình thường, có thời gian online. Đến giờ có việc như vậy rồi thì lại muốn hơn. Lại thích công việc năng động hơn, kiếm được nhiều hơn, vui hơn chứ ko buồn tẻ. Và quan trọng là tính chất công việc ntn có phù hợp không. Xét lại cũng chưa biết thực sự mình thích hợp với việc gì, nhưng trước mắt thì cứ có việc gì làm thì làm. Chứ ước mong làm gv chắc phải gác lại. Mình chưa thấy đủ tự tin lắm để đi dạy thì phải. Mặc dù rất thích công việc đi dạy. Nhưng cs chẳng phải lúc nào cũng như ý mình thì phải. Giờ phải làm gì mình cũng ko biết nữa. Mình đi làm gần ko tắc đường nhiều lắm. Nhưng mà sao mình thấy rất ngại thời gian thử việc. Mặc dù đó là điều ko tránh khỏi. Haiz cố lên nào!
  10. pinkgirl79

    pinkgirl79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Đi làm. Công việc nhàn thì lại thấy nhàm chán, không có cơ hội mở mang đàu óc, nâng cao hiểu biết, chán cái cung cách làm việc của nhà nước. Chán cái cảnh nhìn thấy người ta thăng tiến bằng cách này, cách nọ, mà ko phải vì năng lực. Chán cái cảnh làm việc lờ vờ, trì trệ. Move sang chỗ khác: năng động hơn, nhiều cơ hội hơn, học thêm được nhiều điều, nhưng mà mệt. Mấy hôm nay xì trét quá. Mai phải xin nghỉ phép một hôm, để refresh lại, không thì gay quá.
    Nhiều lúc tự hỏi, mình muốn gì? Tại sao lại move, nhiều người mong muốn có một chỗ làm như mình mà không được. Nhiều lúc ước gì mình có thể hài lòng.....hài lòng với những thứ mà mình ko thấy hài lòng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này