1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐI NGƯỢC THỜI GIAN ,ĐƯỢC HAY KHÔNG????

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi vinh_dk, 21/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    ĐI NGƯỢC THỜI GIAN ,ĐƯỢC HAY KHÔNG????

    Khi bắt thời gian quay, ta có thể trở về quá khứ.

    Đây không phải là chuyện giật gân, cũng không phải là viễn tưởng, bởi vì chúng được xây dựng trên nền tảng lý thuyết sáng sủa và những kiểm nghiệm khoa học mới nhất của GS Ronald Mallet, Đại học Connecticut, Mỹ. Ông cho rằng chúng ta có khả năng đi ngược thời gian!

    Mallet không đi theo cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu máy thời gian khác, cho rằng vũ trụ có những cấu trúc xoắn ốc, những "lỗ sâu đục" và chúng ta hầu như không có khả năng xâm nhập, vì nó đòi hỏi một ?onăng lượng âm? rất lớn. Ông cũng không theo quan điểm của nhà logic học Kurt Goedel, người đầu tiên khởi xướng thuyết máy thời gian, cho rằng sự hiện hữu của một ?ovũ trụ quay? là điều tất yếu. Hoàn toàn theo cách ngược lại, Mallet đã dựa trên những nền tảng vật lý sáng sủa nhất: Thuyết không gian cong của Einstein và thuyết lượng tử ánh sáng.

    Vùng trũng thời gian

    Mỗi thiên thạch, khi chuyển động đều gây ra một trường hấp dẫn ảnh hưởng tới không gian và thời gian xung quanh nó, ảnh hưởng này tỷ lệ thuận theo khối lượng của thiên thạch. Trong những tr­ường hợp nhất định, các "gợn sóng" trong không gian gây ra bởi những chuyển động trên có thể làm thời gian bị uốn cong. Tương tự như một viên sỏi đặt trên chiếc gối mềm, không-thời gian (hệ toạ độ 4 chiều, trong đó thời gian là chiều thứ 4) cũng có những vùng trũng tương tự. Cũng theo những tính toán lý thuyết thì, ?obằng cách nào đó?, thời gian có thể bị làm trũng đến mức nó không còn chạy thẳng nữa mà sẽ chạy theo vòng tròn.

    Trước nay, các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng trung tâm hấp dẫn chính là trung tâm của không-thời gian bị bẻ cong, và họ dồn mọi nỗ lực nghiên cứu theo hướng ấy. Mallett đi theo hướng khác. Ông nghiên cứu các thuộc tính của ánh sáng theo thuyết tương đối rộng và thuyết lượng tử. Theo đó, ánh sáng thực ra không có khối lượng, nhưng nó có thể bị bẻ cong khi đi qua một trường hấp dẫn cực lớn và khi đó không gian cũng bị bẻ cong.



    Năm ngoái, trong một bài đăng trên tạp chí khoa học New Scientist, Mallett đã chỉ ra rằng, tia laser khi chuyển động trên đường tròn sẽ sản sinh ra một trường xoáy xung quanh nó. Mới đây, ông lại giả định rằng những trường xoáy ánh sáng loại này đang giãn nở dần trong không-thời gian. Nhưng, để xảy ra một trường hợp đó thì theo tính toán lý thuyết, cần có một laser thứ hai. Khi nó chuyển động ngược chiều với tia laser thứ nhất, cường độ của nó cũng được tăng lên tương ứng. Khi đó không gian và thời gian sẽ hoán vị vai trò cho nhau và thời gian sẽ "quay" ở phía trong của vòng laser!

    Theo đó, về mặt lý thuyết, loài người có thể tìm ngược về quá khứ của mình, ít nhất cũng về đến thời điểm mà vòng tròn được khép kín.



    Ánh sáng chậm dần...



    Một vấn đề cơ bản nhưng rất khó giải quyết, đó là: Khi bắt thời gian chạy vào một vòng tròn, ta cần một năng lượng lớn khủng khiếp. Việc tạo ra nguồn năng lượng này nằm ngoài khả năng của chúng ta hiện nay. Mallet đề nghị giải pháp ?ohãm thời gian? để giảm đòi hỏi năng lượng.Theo định luật ?onếu ánh sáng càng chậm dần thì mức độ nhiễu loạn trong không-thời gian càng lớn? và nhiễu loạn này sinh ra năng lượng hỗ trợ cho việc bẻ cong thời gian.

    Mallet muốn dùng chiếc máy thời gian laser ?ohãm? ánh sáng làm cho nó chuyển động chậm đến mức có thể. Cuối cùng, ông đã làm được một điều kỳ diệu: Hãm ánh sáng từ tốc độ 300.000 km/s tới lúc nó dừng lại hoàn toàn! ?oĐiều đó đã mở ra một vùng trời mới mà chúng ta chưa bao giờ dám mơ tưởng đến?, Mallet nói.

    Tuy nhiên, việc ?ohãm? tốc độ ánh sáng trên chỉ có thể thực hiện ở môi trường nhiệt độ sát gần điểm không tuyệt đối (-273 độ C). Chính vì thế, nếu thử nghiệm chế tạo máy thời gian của Mallet thành công thì chúng ta vẫn phải đối đầu với một vấn đề hết sức nan giải: Làm thế nào để cơ thể con người có thể thích ứng được với nhiệt độ ?obăng hà? ấy để ?odu hành? trong thời gian?

    (Hiện nay, Mallett mới chỉ tiến hành những thực nghiệm nhỏ. Bước thứ nhất là đo những tác động của vòng quay laser vào một nguyên tử đơn).



    Như ta đã biết theo lý thuyết sự co rút chiều dài và thời gian của Einstein thì một người càng di chuyển với vận tốc gần vận tốc ánh sáng, thời gian đối với người đó đi chậm hơn là người quan sát ở bên ngoài.

    Ðẳng thức về thời gian:


    t'' = t x (CĂN BẬT HAI )1-v^2/c^2


    Với vận tốc ánh sáng là c = 299792,458 km/s

    Ta lấy thí dụ có một cặp anh em sinh đôi, một người ở trên trái Ðất còn người kia đang bay trong không gian với vận tốc 260 000 km/s. Xem như thời gian gia tăng tốc lực và thắng không kể.
    Người trên trái Ðất chờ đợi 50 năm cho tới ngày về của người anh em song sinh sau chuyến du lịch.
    Vì chịu ảnh hương của sự co rút thời gian, người du hành chỉ già đi có 25 tuổi:

    Ta hãy làm bài Toán:

    t'' = = 50 x(CĂN BẬT HAI )1-260000^2/299792,458^2
    =50 x 0,4978439133984 = 24,8921956699

    t'' = 24 năm, 10 tháng, 21 ngày

    Nhân vật trên trái đất bây giờ già bằng... cha của anh em song sinh của mình!

    VẬY THEO BẠN NGHĨ CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA KHI TA ĐI NHANH HƠN THỜI GIAN??????
  2. sedna153

    sedna153 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Năm ngoái, trong một bài đăng trên tạp chí khoa học New Scientist, Mallett đã chỉ ra rằng, tia laser khi chuyển động trên đường tròn sẽ sản sinh ra một trường xoáy xung quanh nó. Mới đây, ông lại giả định rằng những trường xoáy ánh sáng loại này đang giãn nở dần trong không-thời gian. Nhưng, để xảy ra một trường hợp đó thì theo tính toán lý thuyết, cần có một laser thứ hai. Khi nó chuyển động ngược chiều với tia laser thứ nhất, cường độ của nó cũng được tăng lên tương ứng. Khi đó không gian và thời gian sẽ hoán vị vai trò cho nhau và thời gian sẽ "quay" ở phía trong của vòng laser!
    hông hỉu gì hết!
  3. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    bạn có thể nhìn vào hình này để liên tưởng tới ¨đoạn văn trên''''
    bạn hãy nghĩ rằng có 1 vòng tròn đang quay ( đó chính là tia laser) nó kéo theo các vật xung quanh nó (đó chính là trường xung quanh tia laser) và nếu ta chó 1 vòng tròn như vậy nữa xuất hiện nhưng quay ngược chiều vòng tròn 1thì ta sẽ thấy rằng trường xung quanh vòng tròn này cũng sẽ quay ngược lại với hướng của trường kia , và sự tương tác giữa hai trường này sẽ làm cho hoạt động của trường bên trong bị xáo trộn ,và như thế thì sẽ xảy ra hiện tượng thời gian sẽ ''''bị bắt '''' bên trong vòng tròn.
  4. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Chào mọi người !
    Tôi thấy vấn đề này không có gì mới so với những điều chúng ta đã từng tranh luận. Mặc dù ở đây thiên về khía cạnh các phương pháp thực nghiệm để chứng minh điều mà thuyết tương đối đã tiên đoán. Dù là Goedel hay Mallet thì điểm chung vẫn là thừa nhận khả năng chuyển động trong chiều thời gian và cùng xuất phát từ ý tưởng không-thời gian cong. Không biết các bạn nghĩ sao còn riêng tôi chưa từng chấp nhận một điều gì đó như một ''sự thật'' Vật Lý mà từ đó mình có thể hình dung tiếp các bước tiếp theo cũng hết sức trực quan vật lý. Bởi cái ý tưởng không - thời gian cong, hay những hình ảnh về thời gian ngừng lại thậm chí quay ngược khi người ta mô tả quá trình tiến sâu vào trong một lỗ đen chỉ là suy tưởng trên con mắt của chúng ta mà thôi. Tôi không hề nói là các lý thuyết sai lầm mà ở đây là các lý thuyết chỉ phản ánh và suy đoán những cái chúng ta quan sát thấy, chúng ta đứng trên con mắt nhìn của mình để kết luận những điều xảy ra trong một không gian không phải của chúng ta. Các bạn đã bao giờ thấy những thực tế méo mó lại được tư duy phản ánh một cách tròn trịa và ngược lại chưa ? Tự nhiên luôn là vậy, một dẫn chứng từ chính ý tưởng không gian cong nhé : Khi chúng ta quan sát lên bầu trời chúng ta thấy các vật thể nằm ở các vị trí xác định, nhưng thực tế thì sao ? chưa chắc chúng đang tồn tại ở đó đâu, nếu có một trường hấp dẫn rất lớn nằm trên đường ánh sáng truyền đến trái đất bẻ cong nó thì ... các vật thể đó nằm ở đâu đó mà chúng ta không thể biết nếu không tính toán được sự lệch đi của ánh sáng. Rồi ngay bản thân sự mang thông tin của ánh sáng với mọt vận tốc không đổi đã làm cho hiện thực chúng ta quan sát thấy đã không còn trùng khớp với hiện thực khách quan rồi... và tôi nghĩ còn rất nhiều yếu tố làm biến đổi hiện thực khách quan nữa mà chúng ta chưa tìm ra, nó cũng tương tự như khi chúng ta chưa biết đến tốc độ của ánh sáng và việc làm cong không-thời gian của trường hấp dẫn vậy.
  5. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Nhà vật lý Ronald Mallett thuộc Đại học tổng hợp Connecticut (Mỹ) cho biết đã có cách chế tạo cỗ máy thời gian để đưa con người hành trình ngược dòng về quá khứ và du lịch vào tương lai.
    Theo Ronald Mallett, đó là một kiểu ?okhí tài bay? có khả năng di chuyển mọi vật và con người từ quá khứ đến tương lai và ngược lại. Khác với đa số các nhà khoa học, giáo sư 57 tuổi này không hy vọng thực hiện được ước mơ xa xưa của loài người là du ngoạn theo hai chiều của thời gian mà ông chỉ nghiên cứu tìm ra phương pháp để di chuyển các nguyên tử cũng như con người đang sống đi theo thời gian
    Giáo sư Mallett tuyên bố: ?oTôi không phải là một kẻ lập dị. Tôi có ý định xây dựng một mô hình hoạt động và sẽ sớm bắt đầu các cuộc thí nghiệm. Đây cũng không phải là một lý thuyết gì mới mẻ về vật chất, để rồi sẽ mang tên tôi kiểu như ?oLý thuyết Mallett?, mà hoàn toàn dựa vào lý thuyết tương đối của Einstein. Tóm lại, tất cả đều được dựa trên những quy luật vật lý đã được biết đến từ trước đến nay

    Theo lý thuyết về trường hấp dẫn của Einstein, bất kỳ vật thể nào có khối lượng và năng lượng đều làm méo không gian và dòng thời gian xung quanh nó, hệt như khi quả cầu rơi xuống một tấm cao su căng phẳng, nó làm cho bề mặt tấm cao su võng xuống tại điểm quả cầu rơi. Theo nhận xét của Mallett, những tia laser một khi bị làm chậm lại khi đi qua đường cáp quang và các tinh thể đặc biệt, có thể tạo nên sự méo mó không gian và thời gian tương tự và có thể dịch chuyển theo thời gian.
    Giáo sư Mallett và cộng sự tại Đại học dự kiến xây dựng một thiết bị để kiểm tra xem liệu các hạt cơ bản như nơtron có thể di chuyển theo dòng thời gian hay không. Theo dự kiến của Mallett, năng lượng của chùm tia laser đang quay có khả năng làm biến dạng không gian trong vành khuyên ánh sáng sao cho lực hấp dẫn sẽ buộc các nơtron thay đổi hướng quay của nó.
    Ông cho rằng, khi sử dụng một khối lượng năng lượng lớn hơn có thể làm xuất hiện một nơtron thứ hai. Hạt vật chất thứ hai này sẽ là tương lai của hạt thứ nhất. Trong thực tế, để cho con người có thể du ngoạn trong thời gian cần phải có năng lượng nhiều tới mức mà hiện nay chúng ta chưa thể tạo ra được. Nhưng điều này không làm cho Mallett bận tâm. Theo ông, đây chỉ là vấn đề thuần tuý về mặt kỹ thuật, còn điều quan trọng nhất là đã tạo ra một khả năng có tính nguyên tắc để du ngoạn trong thời gian.
    vnExpress.net

  6. newtoneinstein

    newtoneinstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Muốn quay về quá khứ, theo tôi, cần phải xây dựng một lý thuyết vật lý mới mang tính cách mạng chứ không nên thừa nhận Thuyết tương đối tổng quát của Einstein. Thuyết tương đối đòi hỏi vận tốc ánh sáng C là giới hạn mà mọi chuyển động không thể vượt qua được, do vậy người ta chỉ có thể đi về tương lai thôi. Einstein cũng không tính được giá trị C bằng lý thuyết mà phải đo bằng thực nghiệm (bất cập). Ngoài ra, trong thuyết tương đối tổng quát chúng ta vẫn thường nghe "vật chất làm cong không-thời gian", vậy cái không-thời gian ấy thực chất là gì, tại sao nó bị uốn cong bởi vật chất? tại sao không-thời gian chỉ có 4 chiều mà không phải mấy chục chiều (như trong String Theory)? Theo tôi, hiện nay chưa ai hiểu nổi thời gian thực chất là gì; mà một khi chưa hiểu thời gian là gì thì làm sao ta can thiệp vào nó được!
    Ai sẽ là Albert Einstein của thế kỷ XXI đây?
  7. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    Theo tôi, hiện nay chưa ai hiểu nổi thời gian thực chất là gì; mà một khi chưa hiểu thời gian là gì thì làm sao ta can thiệp vào nó được!

    nói rất hay đấy, tuy nhiên có một vấn đề nảy sinh thế này: nếu ta có thể chu du trong " thời gian " thì sẽ đi ngược lại thuyết tiến hoá , mà nếu đã ngược ngạo như thế thì tôi chả hiểu chúng ta sẽ là cái gì hehe
  8. vinh_dk

    vinh_dk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    chuyện có ảnh hưởng đến thuyết tiến hoá hay không thì tương lai ta mới biết được,nhưng chuyên bây giờ thì mình cũng nghĩ là thuyết tương đối của A.E đã bắt đầu lung lay,bởi vì đã coi tốc độ ánh sáng là tuyệt đối, và A.e đã cho la ta không thể nào vượt qua được tốc độ ánh sáng ,mình không dám khẳng định A.E đã sai lầm ,nhưng mình nghĩ rằng cần phải có 1 định luật mới để bổ sung cho thuyết tương đối của A.E thì nhân loại sẽ có được 1 bước nhảy tột bật trong lĩnh vược vật lý
  9. newtoneinstein

    newtoneinstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Năm sau, 2005, người ta sẽ kỷ niệm 100 năm "ngày sinh" của thuyết tương đối đặc biệt và 50 năm ngày mất của tác giả Albert Einstein. Nếu tôi đang đi đúng hướng và may mắn thành công thì nhân loại sẽ có "bước nhảy tột bậc trong lĩnh vực Vật lý" vào đúng cái năm trọng đại đấy, anh bạn Vinh_dk ạ!
  10. BlueSpider

    BlueSpider Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    536
    Đã được thích:
    0
    Về cái chuyện đi ngược thời gian thì tôi thấy rằng chúng ta hoàn toàn có cơ sở lý thuyết để thực hiện nhưng theo tôi nhớ là để thực hiện bước nhảy thời gian trước hết phải cần có một trường năng lượng cao, tâm điểm hội tụ năng lượng chính là trung tâm của một xoáy vật chất (điển hình là lỗ đen hoặc theo đâu đó thì có thể là tâm của chùm tia Lazer xoáy) nhưng chính vì năng lượng quá lớn mà không thể có vật chất nào tồn tại được . Vì vậy mà ta không thể tiến hành thực nghiệm quay ngược thời gian được ! Mà nếu có được thì cũng không có cách nào kiểm nghiệm được điều đó cả...
    Một cách khác để quay ngược thời gian đó là làm cách nào đó ta đạt được tốc độ >tốc độ ánh sáng nhưng có lẽ là không thể...
    Thực ra hai cách trên chỉ là 2 hệ quả của một nguyên lý duy nhất đó là tăng tốc độ tương tác của vật chất "du hành" với các vật chất xung quanh...
    Tới đây các bạn có còn hy vọng quay ngược thời gian không? Tôi vẫn hy vọng

Chia sẻ trang này