1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi qua những nẽo đường

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi thatwhy, 02/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1
    Đi qua những nẽo đường

    Chiều nay xong việc sớm, náng lại Cty lang thang, bài Romance nghe bao nhiêu lần vẫn không chán, lâu rồi cũng muốn viết linh tinh ở đây. Những người con xa quê, nhớ về cố hương nơi cuộc sống bình yên không mang âm vang của thành phố, không có xe cộ, không có khói, bụi , đường ngập đầy nước sau mỗi cơn mưa, không bị ngắt quảng bởi tiếng bạn gọi sau mỗi ngày làm ra.... ký ức về quê hương vẫn còn đó cho dù chỉ hai lần về.

    Làng tôi nhỏ bé, khuất sau những luỹ tre. Từ Thị xã về nay đã có con đường tráng nhựa phẳng phiu chạy dài ra đến cửa Việt. Đi qua những con đường ruộng thì đến. Không biết từ bao giờ người ta đặt cho mỗi xóm một cái tên. Xóm Cồn là nơi cao nhất xã, mỗi khi mùa lụt về người ta ra đây ở tạm, cả trâu bò cũng thế. Xóm Đàng, thấp nhất là nơi chịu ảnh hưởng của lụt nhiều nhất. Nhà nội ở xóm Chùa, ngày trước khi nội còn sống, hỏi nội sao người ta đặt tên xóm mình là xóm Chùa, nội nói có từ lâu lắm rồi, không biết từ bao giờ, nhưng nghe nói ở đây lúc trước ở đây có ngôi chùa linh thiêng lắm, nên người ta lấy tên xóm là xóm Chùa, nhà ngoại tôi ở xóm Đàng, cách nhau con sông nhỏ.

    Lần đầu về, khi xe đến Mỹ Chánh trời bắt đầu sáng, dạo đó không biết mùa gì nhưng sương mù ghê lắm có mưa và lạnh nữa, hai bên đường chỉ toàn là cát trắng và phi lao, chạy dài cho đến trung tâm Huyện Hải Lăng. Cảm giác lần đầu lạ nhưng sao thấy thật quen !

    Khi xe về đến Thị xã Quảng Trị là đến nơi, nhìn theo một lúc, đã thấy cây cầu bắc qua sông Thạch Hãn. Nghỉ ở nhà O được một lúc thì mấy đứa em dưới làng cũng vừa lên và đón về làng. Chào tạm biệt mọi người và O không quên dặn về dưới đó rồi mai lên lại O làm thịt vịt ăn. Nhìn cách ăn nói và đi lại của O, hic, sao con bé út của mình giống thế !

    Cứ đi một lúc gặp Lô cốt, gặp con đập, gặp di tích... là thằng em huyên thuyên nói và giải thích - như một hướng dẫn viên thực thụ. Không nhớ đi bao xa nhưng chạy qua rất nhiều con đường làng ngoắn ngoèo và nhỏ thì đến nơi. Vừa đến nhà thì chạy đi tìm Ông và ôm chầm lấy Ông. Cảm giác thật khó quên, lúc xưa còn nhỏ, mỗi lần Ông vào thăm, cứ bắt Ông cõng đi chơi, sau này lớn lên, mọi người trong nhà vẫn còn nhớ câu nói : Ông ơi, bồng con cái . Giờ gặp lại Ông, không muốn đi đâu cả, chỉ muốn ở bên Ông mãi, trong thư viết về, chú thường hay nói Ông hay nhắc con lắm, Ông yếu rồi, con sắp xếp về thăm Ông.
  2. saubuom

    saubuom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Hà hà! Giọng văn bác thatwhy em nghe wen wen, hình như nghe ở đâu đó rùi! Không biết nói vậy có mang tội spam hay ...phạm thượng không nhỉ! À, có lẽ là một trong những cái bóng của bác. Giống nhưng mà khác lắm! Để iem post vài dòng, có gì bỏ wá lỗi spam bài nhé:
    Hành trình về quê ngoại
    7 giờ sáng một ngày đẹp trời năm đầu tiên vào đại học tại ký túc xá trường Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội: 3 người khởi hành trên 3 con ngựa sắt: Một đứa bạn cùng phòng tôi, một anh tôi trên chiếc xe quà tặng chiến thắng Điện Biên Phủ mượn của ông họ, một tôi trên chiếc xe mini mới tươm đứa bạn bên tổng hợp cho mượn (đến bây giờ tôi vẫn hay tự hỏi tại sao nó lại tốt với tôi như thế.) Bạn tôi nói: Về Hương Canh nhà tớ chỉ 50 cây số, hồi trọ học ở Sư phạm tớ đạp xe về liên tục, còn xã của ngoại ấy cách xã tớ khoảng 10 cây số thôi.?
    Chúng tôi phơi phới hẳn ra (vì buổi sáng mát mẻ đi qua Hà Thành mà), những bánh xe quay đều đặn và đôi lúc còn nhảy nhót nữa chớ (nhờ những ổ gà dễ thương) Hơn nữa từ lớp 5 đến giờ tôi chưa được gặp ngoại. Hết Láng Hạ, Láng Trung, Láng Thượng rợp mát cây xanh, đến Cầu Giấy, qua Trường Sư Phạm, rồi lướt phăng phăng qua cầu Thăng Long? ngắm sông Hồng bên lở bên bồi? ra đường cao tốc ? rồi bắt đầu tạm biệt đô thành rẽ trái về quê ngoại.
    Đến gần trưa, chúng tôi thấm mệt vì trời nắng nóng như đổ lửa, lại thêm con đường đất đá trơ trọi không có lấy cái cây. Bạn tôi nhắc sắp đến nơi rồi, từ từ mà đi? Chúng tôi tiếp tục gò lưng mỗi khi lên dốc?có những con dốc phải xuống xe đi bộ. Đến đầu giờ chiều bạn tôi đến nhà mình và chỉ cho hai anh em chúng tôi về xóm?thôn?xã ? của ngoại.
    Qua bao nhiêu là con đường làng, bao nhiêu cánh đồng, bao nhiêu cây cầu? chúng tôi vẫn chưa đến được nơi đứa bạn chỉ đường. Dừng lại hỏi bác nông dân mới biết chúng tôi đã lạc đường và còn khoảng 40 cây số nữa mới đến xóm của ngoại??? Tôi như không muốn tin vào tai mình nữa. Màn đêm dần buông, tôi bắt đầu thấy lo sợ và mệt đến nỗi không còn biết mệt là gì. May mà có anh tôi bên cạnh. Chúng tôi cứ thế đi, một đoạn lại hỏi đường kẻo lỡ bị lạc.
    Trời ơi, đêm không trăng không sao là đây ư? Chúng tôi đang ở giữa màn đêm thì đúng hơn, vì nào có trông thấy đâu là đường sá đâu? Tiếng ồm ộp oàm oạp bắt đầu nổi lên. Tôi đã từng thân quen với âm thanh này lắm nhưng giờ sao nghe rờn rợn thế. Chắc do đây không phải là đường làng của quê tôi, cũng không phải đường làng ngoại vì còn mấy chục cây số nữa mới đến làng ngoại mà??? Chúng tôi vẫn mò mẫm đạp tiếp. Thỉnh thoảng lại Rầm! Rồi anh tôi lo lắng ?oem có sao không?. Trời ạ tôi đâm vào bụi liên tục vì tôi cứ lấn sang vệ đường (đi ở giữa đường toàn đá cục to tướng chắc người ta đổ để làm đường, tôi không tài nào đạp nổi), không biết gai cào xước bao nhiêu chỗ ở chân chảy máu. Chiếc xe bây giờ không nhảy nhót như lúc sáng nữa mà cứ bần bật vì ổ gà ổ voi. Tôi chỉ muốn xỉu, từ trưa giờ đã có gì vào bụng đâu. Nhiều đoạn chúng tôi thà dừng dắt bộ còn hơn. Tôi bật khóc và nghĩ đến ngoại lại quyết tâm. Mỗi lần có người dân đạp xe qua rọi đèn pin là chúng tôi mừng như chết đuối vớ được cọc hỏi đường tới tấp?
    Khoảng 9 giờ tối, chúng tôi mới nhìn thấy ánh điện xa xa từ nhà ngoại. (Nhà ngoại tôi thuộc dạng khá khá trong xóm nên mới có điện đấy) Lúc này chỉ còn mấy chục mét nữa là gặp ngoại. Chúng tôi không còn đói, không sợ, không mệt mà chỉ thấy tim nhảy múa.
    Gâu gâu gâu, đàn chó nhà ngoại chạy ra và ? quẫy đuôi??? Tôi gọi ngoại ?. Tôi khóc oà nhưng chợt nhận ra miệng đang cười sung sướng? Ngoại tôi chống gậy, cầm đèn pin vội vã cùng mấy đứa con cậu chạy ra reo tên chúng tôi.
    Vừa vào nhà, bỗng lại có tiếng chó sủa. Thì ra đứa bạn tôi cùng bố đạp xe đến. Bác ấy khi biết chỉ sai đường nên hai cha con vội đi tìm chúng tôi. Nhưng nhờ vậy mà chúng tôi mới được những khoảnh khắc hạnh phúc này.
    Được saubuom sửa chữa / chuyển vào 20:24 ngày 02/07/2004
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Topic mọc rêu xanh phủ kín rùi TW ơi, hì ngồi nãy giờ chờ post hình bên Album mãi lâu quá, thôi thì post bài vậy :
    Mang theo âm vang khúc hát : " Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta ,mà hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc ..." .Đoàn xe chở đầy thanh niên sức trẻ mang chiếc áo màu xanh thanh niên tình nguyện nhằm hướng Tây thẳng tiến .Sau một hồi quanh co rướn mình trườn trên những đoạn dốc ,chúng tôi đã đến Huyện Đakrông .Từ Đakrông rẻ trái 2 km đường rãi nhựa và lắc lư thêm một đoạn đường bụi đỏ ,chúng tôi đến với xã Mò Ó .Đây là một xã miền núi nơi quần cư của đồng bào dân tộc Vân Kiều .Khoảng 9h sáng đoàn chúng tôi đã tập trung hàng ngũ chỉnh tề tại sân của UBND xã ,nhân dân kéo đến rất đông để đón đoàn .Bác chủ tịch xã Hồ Văn Bôn ôm lấy từng người như như đón những người con đi xa nay mới có dịp trở về ,có lẽ từ lâu màu áo xanh tình nguyện đã là niềm yêu thương ,tin cậy của những người dân vùng xa này .
    Xã Mò Ó vừa được Đoàn DCĐ nhận làm đơn vị kết nghĩa đỡ đầu ,nên hôm nay ,hơn 300 TNV đại diện 52 cơ sở Đoàn đã đến đây trong một đại gia đình cùng kề vai sát cánh bên nhau chia sẽ niềm vui đoàn tụ và góp sức xây dựng giàu mạnh .Vừa tạm ổn nơi ăn chốn ở ,anh em đã bắt tay ngay vào công việc đã được lên kế hoạch tỉ mỉ từ trước .Đứng trên dốc núi nhìn xuống thung lũng Mò Ó mới thấy được không khí khẩn trương của buổi lao động .Cái nắng cái gió không làm nãn lòng những TNV ,bởi chỉ có hai ngày nên chẳng ao bảo ai ,tất cả đều chạy đua với thời gian để làm được những việc thiết thực hơn nữa cho bà con...
    Đêm xuống dần ,ngọn lữa trại bùng lên ,xua tan cái tĩnh mịch của miền sơn cước .Thung lũng Mò Ó như trở mình thức dậy hoà chung vào tiếng hát của đêm hội giao lưu, những bài hát về chủ đề : " Âm vang Trường Sơn " không ngừng cất lên với sự góp mặt của các ca sĩ : " Cây nhà lá vườn " .Chúng tôi nắm chặt tay nhau cùng ca múa bên ánh lữa ,khuôn mặt ai nấy đều ngây ngất say cùng tiếng hát ,say hồn sông ,hồn núi, cùng điệu múa dể thương quyến rũ .Đội chiêng cồng của xã Mò Ó đóng góp những tiết mục độc đáo ,tiếng chiêng cồng rền vang lắc lư bên những chén rượu cần làm cho mọi người cảm thấy gần gũi nhau hơn .Đêm hội kết thúc ,lữa cũng đã tàn ,mọi người trở về trại của mình mang theo niềm vui nống nàn vào giấc ngủ ...
    Xe đưa chúng tôi trở lại Đông Hà ,con đường 9 quanh co như ngắn lại bởi trong lòng không khỏi nhớ thương những người mộc mạc cần cù mà tấm lòng thuỷ chung son sắt giữa đại ngàn Trường Sơn .Nhìn xuống dòng sông Ba Lòng mùa khô nước trong xanh ,những con đò xuôi ngược ,chợt nghe câu hò xa xa " Đò em lên xuống Ba Lòng ,chở người cán bộ lên vùng chiến khu ..." Giwò đây Mò Ó, Ba Lòng ,Triệu Nguyên ,đường đã nối thênh ********* gần lại vùng chiến khu giữa lòng người nhân hậu .Cuộc sống mới đang hồi sinh mãnh liệt trong cam go ,nhọc nhằn !. Chúng tôi đã đến vùng đất xa xôi của quê hương để thấy được,dẫu vẫn còn khó khăn nhưng ngày mai đang tới ! Một ngày mai tươi đẹp sẽ về với những bản làng giữa Trường Sơn hùng vĩ !.

    Được hoasosac sửa chữa / chuyển vào 07:21 ngày 08/07/2004
  4. saubuom

    saubuom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Con đường tuổi thơ em
    Em học cấp I mà không hiểu sao phải đi học ở trường cấp II.
    Mỗi sáng sớm, vừa ra khỏi nhà, em và các bạn đã nhìn thấy dòng sông mờ sương phía trước. Ông mặt trời mới thức dậy nhú lên đỏ ửng mỉm cười chào ban mai. Những bụi cỏ non ven đường đẫm sương rung rinh theo gió như vờn bước chân tung tăng của những con chim non đến lớp. Chúng em ôm cặp sách đi dọc theo triền sông. Dòng sông dịu dàng như người mẹ hiền trong cặp mắt nâu to trong vắt của em. Hết triền sông, tất cả dừng lại, xăn quần , xách dép lội qua con suối cạn nước chảy róc rách. Cần thận nào, vì đi qua đây trơn lắm nha ? Được rồi, chỉ vài bước chân chúng em đã đến được bờ bên kia. Và rẽ qua bờ ruộng, rồi đi qua cây cầu bắc qua sông, tiến ra quốc lộ 1 và thẳng đến trường PTCS Thị trấn Tứ Hạ*.
    Nhưng không phải ngày nào cũng bình yên như thế. Năm đó mưa bão nhiều. Các bạn ở nhà hết, nhưng em vẫn mặc áo mưa cắp sách đến trường. Ôi thôi, con suối hôm nay không êm đềm mà cuồn cuộn dữ quá! Em đứng bên bờ này chần chờ lo sợ. Em làm gì hư để con nước giận em như thế? Em xăn quần, cầm dép, kéo lại áo mưa vào lò lò từng bước chân để qua được bên kia mà không bị trượt chân hay bị dòng nước cuốn ra sông. Ôi em sợ lắm chưa đến giữa mà nước đã lên đến quá gối em. Em chỉ biết cố lên? và cũng sang được bờ bên kia người ướt như chuột lột. Hú vía em chưa! Ai biểu ba mẹ bảo em nghỉ học mà em không chịu. Thế nên thầy cô ở trường thương em lắm, vừa học giỏi lại vừa ngoan hiền, chịu khó.
    Một buổi chiều em đi học thêm một mình. Khi đến bờ ruộng em bị bọn trẻ chăn trâu chặn đường doạ nạt. Có đứa lấy bùn ném vào người em. Em sợ lắm, nhưng không hoảng hồn bằng lúc có đứa cầm con đỉa dứ dứ trước mắt em. Em sợ đến nỗi không chạy đi đâu được, không khóc được cũng không nói được lời nào. Bỗng nhiên có tiếng quát ?oNày tụi bây?. Cả bọn quay lại. Em nhận ra anh trai của một bạn gái học cùng lớp em đang ngồi trên lưng trâu từ phía cầu tiến lại. Anh nhảy xuống quát bọn trẻ để đường cho em đi. Lúc đó em mừng quýnh, biết ơn anh lắm nhưng chưa biết nói một lời cám ơn. Suốt quãng đường đi học em cứ nghĩ đến anh. Nhà nghèo nên anh phải nghỉ học đi chăn trâu giúp ba mẹ đó.
    Ước gì có một ngày được quay lại con đường tuổi thơ kia... Để tìm về cô bé mắt nâu ngày xưa, để được thăm con suối êm đềm còn hay nổi giận, để được gặp lại những trẻ chăn trâu, và để được gặp anh?
    Tất cả đã lớn, duy chỉ có con đường.
    *Trường Tứ Hạ: Nay thuộc huyện Hương Trà, tỉnh TT-Huế.
    Được saubuom sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 09/07/2004
  5. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Trông về Hiền Lương
    Mảnh đất này đang đứng trước cơ hội đổi thay lớn lao về bộ mặt kinh tế xã hội nhờ Quảng Trị trở thành điểm đầu trong hướng phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây của đất nước.
    Những ngày này, đất và người ở Vĩnh Linh rộn rã. Bởi vì lâu lắm rồi mới có nhiều người đến vùng đất giới tuyến này đến vậy. Cũng lâu lắm rồi, mới thấy cái tên Vĩnh Linh được nhắc đến liên tục trên đài, trên báo. Ngày hôm nay (20/7), thị trấn Hồ Xá (trung tâm huyện Vĩnh Linh) - đơn vị hành chính cấp xã gần cuối cùng của huyện Vĩnh Linh nhận danh hiệu anh hùng. Thị trấn Hồ Xá tràn ngập cờ hoa và những biển xe ngoại tỉnh. Ngày mai (21/7) - họ lại hoà trong không khí ngày hội của lễ kỷ niệm 50 năm ký kết Hiệp định Geneve. (Và ngày 25/8, nơi đây sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập đặc khu Vĩnh Linh) ...
    Gặp nhau trong ngày hội, những con người từng gắn bó với những câu chuyện của hai bờ Hiền Lương giờ đã tóc bạc, da mồi vui đến trẻ lại. 50 năm Hiệp định Geneve ký kết, 29 năm hai bờ Bến Hải nối liền, thời gian đủ để mỗi người cất những kỷ niệm đau thương vào sâu hơn trong ký ức. Nhìn lại sự kiện lịch sử Geneve từ góc nhìn sau nửa thế kỷ và sau gần hai thập kỷ đón nhận luồng gió đổi mới, những con người đã từng hi sinh xương máu và cả tuổi thanh xuân của mình cho sự đoàn tụ của hai bên cầu Hiền Lương cũng bình thản và cởi mở hơn. Khi kể lại với chúng tôi những câu chuyện đau thương và anh dũng của vùng đất giới tuyến trong suốt 19 năm, nhiều người trong số họ nói rằng: "Đó là câu chuyện của lịch sử, là sự không may của dân tộc ta". Đối với những con người đã từng phải chui xuống lòng đất sinh sống, rứt ruột gửi từng đứa con về tỉnh này huyện kia nào đó "ngoài Bắc" như là một sự gửi lại sự sống giống nòi ở cõi nhân gian và không biết mình có sống để gặp lại con, thì sự cởi mở, khách quan này đáng được tôn vinh. Dễ quên đau thương và hận thù, đó là nét đẹp của dân tộc Việt nói chung và bản lĩnh của người Vĩnh Linh nói riêng. Cảm nhận này là niềm vui của chúng tôi khi đến Vĩnh Linh vào thời điểm này.
    Từ Đông Hà ra Vĩnh Linh chỉ mất có 15 phút đi xe máy. Mỗi ngày qua về Hiền Lương, chúng tôi vẫn có thói quen đi chậm lại... "Bên bến cầu Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về..." Câu hát xưa không còn vời vợi nhưng vẫn da diết. Câu hát cùng hai chữ "Hiền Lương" ở lại trong trái tim nhiều người Việt. Câu hát gợi bao nỗi nhớ nhung, chờ đợi và câu chuyện về bao mối tình lãng mạn của 20 năm phân ly; câu hát khiến người ta yêu thương một vùng đất giới tuyến đã phải gánh cái gánh quá nặng câu chuyện lịch sử đau thương của dân tộc - chiến tranh. Câu hát khiến chúng tôi xót xa khi nghe câu hỏi đau đáu của nhiều người: "Sao Vĩnh Linh vẫn nghèo?". Bấm vào đây nghe bài hát
    Có thể vì chăm chỉ, nhẫn nại và kiên cường nên người Vĩnh Linh không đói khổ, thiếu thốn nhưng chưa giàu... Nỗi buồn đó của chúng tôi thực sự đã được chia sẻ qua cuộc giao lưu trực tuyến chiều 19/7 tại Vĩnh Linh. Rất nhiều bạn đọc đã xót xa đặt câu hỏi: "Làm sao để Vĩnh Linh hết nghèo?". Những câu hỏi tràn đầy yêu thương và trách nhiệm.
    Vùng đất giới tuyến đang một lần nữa đòi hỏi sự lột xác. Những vạt đất hai bên bờ Bến Hải đang cần được tiếp sức nhiều lần để có thể hồi sinh mạnh mẽ. Có lẽ, đã đến lúc, câu hỏi: "Làm thế nào để Vĩnh Linh hết nghèo" không còn khó trả lời bởi tỉnh Quảng Trị đã bắt đầu có những động thái mạnh để nối "Nhịp cầu Xuyên Á" mà trong đó Hiền Lương - Bến Hải - Cửa Tùng là những điểm đến của du khách và mối quan tâm về đầu tư. Không khó, bởi những chính những người trong cuộc của những ký ức chiến tranh đau thương cũng đã nhận ra rằng: phải biến những địa danh lịch sử trên vùng đất giới tuyến thành thương hiệu du lịch. Có nghĩa là, mảnh đất này đang đứng trước cơ hội đổi thay lớn lao về bộ mặt kinh tế xã hội nhờ Quảng Trị trở thành điểm đầu trong hướng phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây của đất nước.
    "Làm thế nào để vùng đất này giàu có, đó là khát vọng và là trách nhiệm của chúng tôi. Những câu chuyện lịch sử trên mảnh đất này không còn là ám ảnh về sự đau thương và thù hận mà là giá trị của mảnh đất này, là một phần gia tài quý trên con đường đưa Vĩnh Linh - Quảng Trị đi lên". Một người con của đất Vĩnh Linh khẳng định lại với chúng tôi điều đó.
    Vâng! Chúng tôi sẽ trông về Hiền Lương để chờ đợi và tin tưởng về một lần lột xác trở lại của mảnh đất giới tuyến.
    Bích Ngọc .

  6. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0
    Ký ức Hiền Lương
    (50 năm thành lập Đặc khu Vĩnh Linh)
    Một buổi chiều tháng 7, gió thênh thang với cỏ cây của đôi bờ Hiền Lương êm ả. Đứng trên chính cây cầu huyền thoại, nguyên Đồn trưởng đồn công an Lê Thế Tri bồi hồi nhớ lại những ngày tháng cùng đồng đội dũng cảm, mưu trí đấu tranh với kẻ thù bằng cả ?otrí? và ?olực?? Ngày đó, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, sông Bến Hải nằm trên vĩ tuyến 17 được quy định là giới tuyến quân sự tạm thời của hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Vùng phi quân sự được thiết lập dọc hai bên bờ sông, mỗi bên cách bờ sông 5km. Tại khu vực này, hai bên không được bố trí quân đội mà chỉ có lực lượng cảnh sát làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ an ninh. Kẻ thù muốn thực hiện âm mưu chia cắt nước ta lâu dài, biến giới tuyến tạm thời thành biên giới của 2 quốc gia, để miền Nam đối đầu với miền Bắc.
    Câu chuyện ?ochọi cờ?, ?ochọi loa?
    Đồn công an Hiền Lương là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh gay gắt giữa ta và địch. Người đồn trưởng năm xưa còn nhớ như in câu chuyện treo cờ ở hai bên đầu cầu là một ?ocuộc chiến? mà ông gọi là ?ochọi cờ?. Ban đầu cột cờ bên bờ Bắc được dựng bằng một cây phi lao cao 12 mét. Phía bờ Nam cắm cờ tam tài trên nóc lô cốt Xuân Hòa cao 15m. Ước nguyện của đồng bào giới tuyến, nhất là bà con phía bờ Nam mong muốn cờ đỏ sao vàng của ta phải cao hơn cờ tam tài của ngụy quyền Sài Gòn để thêm vững vàng niềm tin chiến thắng. Các chiến sĩ ta lặn lội lên rừng miền Tây tìm được một cây gỗ cao 18m đem về làm cột cờ, trên đỉnh phấp phới tung bay lá cờ rộng 24m. Sau đó không lâu, chính quyền ngụy cho dựng một trụ cờ bằng xi măng cốt thép cao 30m, treo một lá cờ 3 sọc lớn với hệ thống đèn nhấp nháy đủ màu như khiêu khích. Không chịu lùi bước, các chiến sĩ công an vũ trang được sự giúp đỡ của Trung ương và nhân dân bờ Bắc đã dựng một cột cờ bằng thép ống cao 34,5m. Một lần nữa, cột cờ của phía ngụy quyền lại được ?okéo? lên 35m. Nhưng cuối cùng, lá cờ ba sọc ấy vẫn phải ?ongước? lên nhìn lá cờ đỏ sao vàng ngạo nghễ tung bay trên tầm cao 38m bên bờ Bắc. Đồng bào giới tuyến coi ngọn cờ như sự hiện diện của biểu tượng chiến thắng và niềm tin bất diệt vào ngày thống nhất, đoàn tụ Bắc-Nam.
    Nụ cười làm giãn khuôn mặt in hằn dấu vết của thời gian, ông Tri nhắc đến những năm 1954-1965, giai đoạn không có tiếng súng ở hai bờ giới tuyến, nhưng cuộc chạy đua về kỹ thuật âm thanh, nội dung và hình thức tuyên truyền của hai bờ Nam-Bắc chẳng kém phần quyết liệt. Chính quyền ngụy đã sử dụng những tên tâm lý chiến nguy hiểm để ?ođấu khẩu? với ta bằng những luận điệu xuyên tạc trắng trợn. Ngày đó, những khi thuận gió, hệ thống loa của ta có thể truyền âm thanh đi xa hơn 10km, nhân dân các làng, xóm bên bờ Nam nghe rõ những bài thơ, điệu hò thân thương về quê hương, đất nước, những chủ trương, chính sách của Đảng và hoạt động của Bác Hồ, đặc biệt, khi tết đến, xuân về, bà con chờ nghe thư của Bác Hồ? Ngay cả binh lính ngụy cũng chờ đón các chương trình phát thanh của ta?
    ?oNgày không giờ, tuần không thứ? là ?olịch? làm việc của các chiến sĩ công an đồn Hiền Lương, anh Tri đồn trưởng ngày ấy là một thanh niên đa tài, giỏi thể thao, bắn súng ?ocó hạng?. Bọn cảnh sát ngụy chốt ở đầu cầu bờ Nam hầu hết là những tên khét tiếng gian ác, có nợ máu với cách mạng, ba đời chống cộng, dương dương tự đắc. Trong những lần trò chuyện, tranh thủ tuyên truyền với cảnh sát bờ Nam, nhận thấy thái độ ngạo mạn, coi thường anh em ta của đối phương, anh Tri nghĩ kế ?ohạ uy thế? chúng bằng giải pháp ?ohòa bình?. Anh rủ chúng chơi thể thao. Lần đó, trước sự chứng kiến của bà con hai bên bờ sông, đội bóng chuyền của anh đã hạ đối phương 3 séc ?otrắng?. Lần khác, anh dụ tên đồn trưởng ngụy thi bắn súng, tài nghệ của anh trội hẳn (bắn 5 phát đạn hạ 4 con chim đang bay, trong khi ?othành tích? của đối phương là 1/5) khiến bọn địch nể phục, từ đó bớt hung hăng.
    Đau đáu đôi bờ Bến Hải
    Ông Tri thoáng trầm ngâm. Ký ức dồn về hằn thêm dấu vết thời gian trên gương mặt người cựu binh nay đã 78 tuổi. Đồn Hiền Lương ngày nào có quân số 60 người thay phiên nhau gác cầu, 3 người đã hy sinh, số còn lại nay người còn, người mất. Ông đang chờ đợi một cuộc gặp mặt được tổ chức ngay tại chiến tuyến cũ để đồng đội có dịp hội ngộ? Suốt những năm tháng làm nhiệm vụ, ông đã chứng kiến biết bao câu chuyện, bao nỗi đau bên đôi bờ Bến Hải. Trong 13 năm đằng đẵng (1954-1967), con sông Bến Hải hiền hòa, thơ mộng biến thành giới tuyến chia cắt đau thương? một xã, một làng, một dòng họ, nhiều gia đình phải chịu cảnh ?okẻ Bắc, người Nam? vời vợi ngóng trông nhau. Ông Tri bồi hồi nhớ lại, mặc dù nhà chỉ cách đồn 5-6km nhưng hàng năm trời ông không thể ghé về, chỉ thỉnh thoảng, vợ ông đến thăm nhưng hạnh phúc đã tràn đầy. Bọn Mỹ-ngụy đã không từ bỏ một thủ đoạn nào để tìm cách chia rẽ nhân dân hai bên bờ. Chúng đánh đập, giết hại những người có ý định vượt giới tuyến hoặc liên hệ với người thân. Người bờ nam chỉ còn biết ?obáo tin? cho người bờ Bắc bằng ?oám hiệu?: đầu vấn khăn tang và úp mặt vào hai bàn tay là báo tin có người chết, 2 cánh tay quặt ra phía sau là dấu hiệu có người bị bắt? Có biết bao cảnh chồng Bắc, vợ Nam chỉ nhìn nhau từ xa trong câm lặng và nước mắt như vợ chồng ông Trần Ngọc Châu và bà Trần Thị Dỉnh ở thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã ngóng trông nhau suốt 12 năm ròng.
    Giữa đôi bờ mướt xanh của dòng Bến Hải hôm nay, những di tích lịch sử của một thời oanh liệt đang được xây dựng lại: cầu Hiền Lương cũ, nhà trưng bày? và vươn cao trên nền trời là bức phù điêu khắc họa hình ảnh người chiến sĩ công an giới tuyến đang nắm chắc tay súng? Những di tích lịch sử ấy nhắc về những năm tháng đôi bờ đau đáu trông về nhau trong nỗi mong chờ ngày đoàn tụ và những chiến công hào hùng của quân và dân Vĩnh Linh một thuở
    Đỗ Quyên
    (Bài đăng trên báo Quân đội nhân dân)
  7. TLV

    TLV Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/12/2003
    Bài viết:
    1.329
    Đã được thích:
    0


    Bài trên báo Báo Thanh niên
    Áp ngực vào đất Vĩnh Linh




    [​IMG]

    Cầu Hiền Lương năm 1954 (ảnh tư liệu)
    Chúng tôi về mảnh đất "bên ven bờ Hiền Lương", một ngày trước dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đặc khu Vĩnh Linh (nay là huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) vào tháng 8 này. Càng đi, càng biết, càng hiểu, lại càng thấy thấm thía câu thơ "Đến Vĩnh Linh vốc lên từng nắm đất/Hiểu thêm nhiều sự thật lạ lùng hơn"...

    Chúng tôi đi từ phía Nam ra, từng bước một, chậm rãi như đếm từng tấm ván của cầu Hiền Lương vừa được phục chế theo "bản gốc", cạnh đó là cầu Hiền Lương mới, được hoàn thành bằng công nghệ đúc hẫng tiên tiến nhất hiện nay. Chỉ cần chưa đầy ba mươi giây, xe đã vù qua cầu. Thế mà, suốt 20 năm trước ngày giải phóng, bước chân người từ "ngoài ấy" vào phải dừng lại ở vạch hạn định ba nhịp rưỡi đầu Bắc sơn nâu, người "trong ấy" ra chỉ được bước đến ba nhịp rưỡi đầu Nam sơn xanh của cầu Hiền Lương bảy nhịp. Và đây là địa giới của Vĩnh Linh ngày đó.
    Sách cũ chép rằng: Châu Minh Linh có từ đời Lý (thế kỷ XI), trước đó có tên là Ma Linh, sau đổi thành Nam Linh. Đến đời Lê, huyện Minh Linh thuộc phủ Tân Bình (Quảng Bình hiện nay). Vào thế kỷ XIX, lúc thì thuộc dinh Quảng Trị (đời Gia Long), lúc thì thuộc phủ Triệu Phong hoặc huyện Địa Linh (thời Minh Mạng). Năm 1885, gọi là Chiêu Linh (vì húy chữ Minh). Đến năm 1889 thì đổi thành Vĩnh Linh.

    [​IMG]


    Cầu Hiền Lương được phục chế (ảnh: H.H)
    Từ châu Minh Linh đến huyện Vĩnh Linh là cả một thời kỳ lịch sử dài (từ triều Lý đến triều Nguyễn). Nhưng sự thay đổi về hành chính, danh xưng và phát triển của cư dân vùng này còn chưa dừng lại ở đó. Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình trên bán đảo Đông Dương được ký kết, vùng đất Vĩnh Linh dọc dài 10 km (phía Bắc giáp huyện Lệ Thủy - Quảng Bình, phía Nam giáp sông Hiền Lương - vĩ tuyến 17 - Quảng Trị) trở thành một vùng đất hết sức nhạy cảm từng được gọi là đặc khu Vĩnh Linh. Mới đó mà đã 50 năm rồi!
    "Cuối cùng rồi cũng có hòa bình. Hãy quên và tha thứ cho chúng tôi... Hãy để cho chúng tôi rút ra bài học về quá khứ...". Wiliam A.Bery, một cựu binh Mỹ có mặt tại chiến trường miền Nam từ những năm 1966 - 1968 đã viết những dòng này vào sổ lưu niệm Nhà bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc năm 1997. Trung bình mỗi mét vuông đất Vĩnh Linh đã hứng chịu 9,6 tấn đạn bom, mỗi người dân từ bé đến lớn phải gánh chịu 7 tấn bom và 10 quả đạn pháo... Không biết ông ta rút ra "bài học" gì ở con số này ? Nhà báo Nguyễn Tiến Đạt, người chứng kiến chuyện này kể lại rằng, lúc ấy có một lão ngư gầy gò cầm cái mai chèo đứng cạnh, hỏi: "Lạo (lão) này viết chi rứa?". Wiliam thấy chiếc mai chèo là lạ nên quay sang bắt chuyện. Lão ngư nghe người phiên dịch nói xong thì cười: "Cái mai chèo này ngày xưa dùng để đánh giặc, bây giờ dùng để nuôi vợ nuôi con. Hồi chiến tranh, ông bay đến vùng ni ném bom thì chắc biết mặt tui". Cho đến sau này, Wiliam vẫn không thể nào biết được, lão ngư ấy chính là anh hùng Lê Văn Ban, người làng Tùng Luật, xã Vĩnh Giang, nơi có bến đò B hai lần anh hùng. Và hẳn, không người Mỹ nào có thể tưởng tượng được bằng cái mai chèo ấy, ông Ban đã dùng để chèo thuyền vượt qua hàng trăm trận bom, thủy lôi và bọn hải tặc để tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ xa bờ 30 hải lý suốt những năm chống Mỹ với tinh thần ?oCồn Cỏ còn là Tổ quốc còn?. Ông Ban bảo "biết mặt tui" là vì lẽ đó.
    Vào thời sinh viên, tôi có ba tháng làm luận văn ở vùng đất sinh ra chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Bản lĩnh của người dân vùng "lũy thép" Vĩnh Linh qua từng câu chuyện khiến tôi bị ám ảnh một thời gian dài, và cho đến nay vẫn không thể nào quên được. Hồi ấy, tôi tìm cách cắt nghĩa cho được, vì sao, hàng ngày trong tiếng máy bay gầm rú, bom đạn cày nát từng tấc đất, người Vĩnh Linh vẫn lạc quan, coi khinh hiểm nguy đến thế.
    Tục ngữ Nga có câu: "Anh hãy cho tôi biết anh cười ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào". Điều này thấy rõ khi đến đất Vĩnh Linh, nghe người dân kể chuyện cười. Trong hàng trăm câu chuyện ấy, có chuyện một cụ già bị bom vùi lấp, dân quân đến đào hầm để cứu. Khi mới thò được cái đầu khỏi đất, cụ tỉnh rụi: "Cho bọ (bố) xin điếu thuốc đã". Rồi mặc dầu còn bị đất lấp trên người, cụ vẫn thản nhiên: "Sang vườn bên tê cứu mấy mệ cháu nhà bên nớ, còn bọ, hút hết điếu thuốc ni là bọ tự lên được". Khi biết cụ bị thương, y tá định đưa đi viện, cụ ngồi tỉnh queo, tay nắn vào mông, đoạn à lên một tiếng thiệt... Vĩnh Hoàng: "Mệ mi ơi! Cái mảnh bom đây rồi, chà, hắn cứng gớm. Mệ đem đôi đũa bếp ra đây gắp hắn ra cho tui với".
    Bom đạn của địch hầu như lúc nào cũng "thường trực", chả thế mà có chuyện một bà mẹ đi chợ về, mấy đứa con phát hiện trong thúng gạo đội trên đầu có một quả bom bi, chuyện khủng khiếp như thế mà giọng bà mẹ vẫn như không: "May mà có thúng gạo ni, không thì hắn mượn cái đội lịp (nón) của tau rồi!". Cách hành xử này vừa có tính hài hước, vừa giễu cợt kẻ thù, nó chứa đựng sức mạnh và bản lĩnh của người Vĩnh Linh khi họ phải đối đầu với hiểm nguy luôn rình rập.

    [​IMG]


    Trong địa đạo Vịnh Mốc thời chống Mỹ (ảnh tư liệu)Ai từng đến Vĩnh Linh, hẳn phải thăm địa đạo Vịnh Mốc. "Làng địa đạo Vịnh Mốc" bây giờ là di tích lịch sử văn hóa. Công trình tôn tạo di tích này vừa được hoàn thành vào ngày 22/7 mới rồi. Vĩnh Linh là nơi duy nhất ở nước ta (và có thể của toàn thế giới) có đến 114 "làng hầm" với tổng chiều dài hơn 40 km, nơi sâu nhất âm 30m cùng một hệ thống giao thông hào dài 2.000 km. Các "làng hầm" đều có đủ "cơ sở hạ tầng" như hội trường, bệnh xá, trường học, trụ sở chính quyền, căn hộ, bếp, giếng nước... Đào địa đạo là một chuyện khó, vì theo lời kể của người trong cuộc, trên một trục địa đạo đã được xác định, người ta đào hai cái giếng sâu chừng 20m, từ hai đáy giếng, hai nhóm người phải đào làm sao có thể thông được với nhau kiểu như khoan đường hầm đèo Hải Vân bây giờ vậy. Khó khăn nhất là đoạn giáp mối để thông hầm, vì có thể bên đào lên cao, bên xuống thấp, bên lệch phải, bên qua trái. Kinh nghiệm đào địa đạo của người Vĩnh Linh về chuyện này rất... đơn giản: Cử hai người đang yêu nhau đào hai nhóm, nhờ đó mà hai người này "nghe nhịp đập của trái tim" mà tìm đến nhau. Trong bom đạn ác liệt, cái chết cận kề, người Vĩnh Linh vẫn nghĩ ra chuyện này (cho dù để kể vui) cũng quả thật thông minh và... lãng mạn.
    Buổi trưa, uống chè xanh tại nhà bác Bản ở làng Tùng Luật, nghe bác kể chuyện thời chiến tranh, ở ngay bến đò này trong 7 năm (1967 - 1973) người dân quê bác đã đưa hơn 2 triệu lượt bộ đội cùng hàng chục vạn tấn lương thực qua sông chi viện cho chiến trường miền Nam ruột thịt. Bác còn tự hào về cái làng nhỏ nhoi này sinh ra đến 20 nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú. Trong đó có nghệ sĩ Châu Loan, Lệ Thi... một thời đêm đêm cả nước lại ngóng tiếng hát, tiếng ngâm thơ của họ trên đài tiếng nói Việt Nam. Khi biết bác đang giấu trong mình căn bệnh ung thư, chúng tôi không khỏi ái ngại. Bác biết ý và cười: "Có chi mô các chú. Tui sống đến ngày hòa bình là thấy có lời (lãi) rồi. Sống đến chừ thì lời hung!".
    Lặn một hơi ra giữa dòng sông Bến Hải, nhìn vào rồi nhìn ra, chỉ cần một hơi nữa là sang phía bên kia. Lạ thật, thế mà suốt hai mươi năm đau đáu một nỗi đau chia cắt. Đau đáu trong nỗi niềm câu hát: "Bên ven bờ Hiền Lương/Chiều nay ra đứng trông về/Mắt đượm tình quê/Đôi mắt đượm tình quê...". Câu hát đó bây giờ mỗi lúc ngân lên tình cảm mỗi người vẫn dâng trào trên khóe mắt. "Hò ơi! Dù cho bến cách sông ngăn/Dễ gì rẽ được duyên anh với nàng/Xé mây cho sáng trăng vàng/Khai sông mở lối cho nàng về anh...".
    Năm 1972, người Vĩnh Linh bước lên khỏi địa đạo, họ bảo quê của mình lúc ấy y như cái... mặt trăng. Một phần đất trắng, ba phần là sắt thép đạn bom. Khó khăn nối tiếp khó khăn. Hồi ấy thị trấn Hồ Xá (bấy giờ là huyện lỵ của huyện Bến Hải, sau này tách thành Vĩnh Linh và Gio Linh) xây được cái santono cấp nước nhưng không có nước trông như trái bầu khô, nhà máy điện nhưng điện thì chỉ sáng bằng cái bật lửa, đào ao thả cá nhưng không có nước nên trở thành nơi... đá bóng. Người Vĩnh Linh tự trào: "Hồ Xá có trái bù (bầu) khô/Có nhà máy lả (bật lửa) có hồ đá banh". Chuyện ấy bây giờ đã trở thành quá khứ.
    ***
    Trở lại vĩ tuyến 17, đứng trên cầu Hiền Lương, một người con Quảng Trị từ nghèo khó nay đã trở thành một doanh nhân thành đạt ở xa quê đăm đắm nhìn dòng Bến Hải. Anh đang ôm ấp dự định xây một khu du lịch mang tên Hiền Lương, trong đó có một khách sạn đặt tên là Vĩ tuyến 17 ngay giữa gò nổi con sông. Anh bảo, cái "thương hiệu" này không cần quảng cáo cũng đã nổi tiếng rồi và không thể ai tranh chấp được.
    Nhà thơ Ngô Minh viết: "Đến Vĩnh Linh vốc lên từng nắm đất/Hiểu thêm nhiều sự thật lạ lùng hơn". Đêm, tôi áp ngực vào đất Vĩnh Linh, nghe tiếng vọng của những truyền kỳ, nhịp thở của cuộc sống mới, nếu là tôi lúc ấy, bạn sẽ tin như tôi đã tin, kể cả những gì đang ở phía trước.
    Quảng Trị cuối tháng 7/2004
    Nguyễn Thế Thịnh
  8. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Thung lũng... Cát xanh


    Một góc làng Cát
    Làng Cát thuộc huyện Đak Rông, tỉnh Quảng Trị đẹp như một bức tranh mà ai thấy cũng muốn dừng chân. Xung quanh là núi rừng xanh thẳm, những khe suối đổ về cùng với tiếng chim ca như réo gọi. Song có lẽ những tập tục văn hoá truyền thống tốt đẹp mà 121 hộ đồng bào Vân Kiều đang gìn giữ tại ngôi làng nhỏ này mới là điều hấp dẫn hơn cả.
    "Ngự trị" giữa bạt ngàn núi rừng hùng vĩ hàng ngàn năm nay, làng Cát có 4 tộc họ Vỗ Thương, Vỗ Mai, Vỗ Cua và Vỗ Lúa; họ sinh con đẻ cháu cùng nhau xây dựng một làng Cát ngày càng tiến lên, tất cả như một đại gia đình sống hoà thuận, đông vui...
    Nếu bạn đến làng Cát xin đừng quên ngắm những rừng cây tự nhiên đại ngàn và cả rừng cây do người làng Cát trồng chăm bón, đừng quên ngắm những khe suối hiền hoà chảy róc rách khoác trên mình biết bao huyền thoại từ xa xưa. Đó là suối Pli thật mềm mại, uyển chuyển. Pli vốn là tên của một loài cây chuối leo rất độc mọc nhiều ở thượng nguồn, nhưng dòng suối này thì nước vẫn mát trong, không một lần gây độc cho người mà chỉ dâng tặng cho đời cảnh đẹp cùng với dòng nước hiền hoà.
    Đó là suối Cudong đầy cổ tích. Nơi đó ngày xưa có rất nhiều kỳ nhông (tiếng Vân Kiều gọi là cudong) sinh sống. Tương truyền, người và kỳ nhông sống với nhau hoà thuận như bạn bè, và tên suối Cudong có từ thuở đó. Mỗi độ mưa lũ về, tất cả sông suối ở đây đều nhuốm màu đục, nhưng có một khe suối băng qua làng Cát nước cứ trong veo bốn mùa, đó là dòng Ralang gắn với nhiều câu chuyện tình lãng mạn, thuỷ chung.
    Các già làng ở đây nói với tôi rằng, những tập tục truyền thống tốt đẹp như lễ hội được mùa, lễ cưới hỏi, ma chay... vẫn được người dân gìn giữ và họ còn biết "cải tiến" cho phù hợp hơn đối với khả năng kinh tế của gia đình. Mỗi khi có việc cần cúng Giàng, gia đình nào có điều kiện thì tổ chức cúng con bò, con trâu, gia đình khó hơn thì cúng con gà, vài ba cân thịt lợn được mua ở chợ về.
    Người làng Cát đã tự bỏ dần những hủ tục lạc hậu. Nếu như trước đây, mỗi khi thất bát, đau ốm, họ quy cho con ma nó bắt, cần phải đến thầy mo nhờ cúng tế bằng con trâu, bò, lợn... để kêu Giàng xua đuổi con ma đi thì bây giờ không còn nữa. Đau ốm, họ đưa nhau đến trạm y tế, bệnh viện; mất mùa, họ kêu nhau đi đắp đập làm thuỷ lợi tưới cho lúa.
    Ngày 30.6.2004, làng Cát vinh dự đón Phó ************* Trương Mỹ Hoa về thăm và được nhận món quà là một chiếc tivi 25 inch của Phó Chủ tịch tặng. Có tivi rồi, Pả Ing - một người giàu của bản - đã bỏ tiền riêng mua tặng bản một ăngten chảo 1,3 triệu đồng; nhờ vậy, dân bản đêm nào cũng xem được kênh VTV5.
    Đêm ở làng Cát thường có nhiều khách du lịch. Họ đến đây để được giao lưu với những ông bà chủ Vân Kiều mến khách, được nghe chuyện xưa, hưởng cái thú vị của không gian rừng núi nguyên sinh, nét văn hoá nguyên sơ của dân tộc Vân Kiều. Chia tay rồi, làng Cát vẫn mãi còn lưu luyến bởi thung lũng làng Cát này luôn để lại những dấu ấn khó phai.

    Theo Lao Động

  9. Hon_tu_sy

    Hon_tu_sy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Lang thang mấy ngày ở Tà Rụt, Kyne, La Lay mới thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của rừng đại ngàn Trường Sơn, Của Quảng Trị. Thật tiếc không phải là nhà văn nên không thể viết nhiều hơn được .
    Nhắn những ai thích du lịch sinh thái, thích..... hãy đến đây một chuyến, sẽ thấy không hối tiếc, không ân hận.....
  10. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Đã đến đã đi và đã thấy ,tất cả đều có một vẽ đẹp riêng,hoang sơ và trống vắng, tiếc vì chưa được đầu tư nhiều .

Chia sẻ trang này