1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản Thế giới tại Việt Nam , tại sao chúng ta lại không nên biết tí nhỉ ?

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi mail2522002, 25/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Di sản Thế giới tại Việt Nam , tại sao chúng ta lại không nên biết tí nhỉ ?

    Thực ra 5 di sản này của Việt Nam nằm trong danh sách 754 di sản mà UNESCO chính thức công nhận trên Website của họ trong suốt thời gian khoảng những năm 1970 cho đến tháng 7 năm 2003 . Gồm có :
    - Cố đô Huế (cùng với di sản Nhã nhạc cung đình Huế)
    - Vịnh Hạ Long
    - Phố cổ Hội An
    - Thánh địa Mỹ Sơn
    - Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

    Trong quá trình nghiên cứu và tìm tòi , em có kiếm được một số tài liệu đem về đây cho anh em nhà Gà thăm quan online , bổ sung thêm tri thức của chính mình và cũng là tìm cách bảo vệ những gì còn tốt đẹp của Dân tộc mình .
    Sau đây là bài viết mà em kiếm được trên trang Web : www.vietarchitect.com (em cũng đóng góp ít bài) . Mọi người thích thì qua trực tiếp đó nhé . Còn ai lười thì đọc bài em copy sang cũng được .
  2. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Trước khi du lịch qua 5 địa danh nổi tiếng ở trên và thưởng thức nhã nhạc, tôi muốn giới thiệu với các bạn sơ qua mấy khái niệm sử dụng trong bài viết này.
    Ủy ban Di sản thế giới trực thuộc UNESCO là cơ quan quyết định những di chỉ và di tích do các nước tham gia Công ước về Di sản thế giới đề nghị để đưa vào Danh mục Di sản thế giới. Di sản thế giới phân ra 2 loại chính sau: di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.
    1- Di sản Văn hóa :
    Chỉ tiêu để một di sản văn hóa cấp quốc gia trở thành Di sản văn hóa thế giới là : một di tích văn hóa phải xác thực, có ảnh hưởng sâu rộng hoặc có bằng chứng độc đáo đối với sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, hoặc di tích đó phải gắn liền với tư tưởng hay tín ngưỡng có ý nghĩa phổ biến, hoặc là điển hình nổi bật của một lối sống truyền thống đại diện cho một nền văn hóa nào đó.
    Di sản văn hóa chia làm 2 loại
    - Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử-văn hoá, danh lam-thắng cảnh và di vật. (gồm Huế, Hội An, Mỹ Sơn)
    - Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng nhiều hình thức khác nhau (nhã nhạc Huế)
    2- Di sản Thiên nhiên :
    Chỉ tiêu để một di sản thiên nhiên cấp quốc gia trở thành Di sản thiên nhiên thế giới là :
    Một di chỉ thiên nhiên có thể điển hình cho một giai đoạn, các quá trình tiến hóa địa cầu, hoặc cho những biến đổi sinh thái học, hoặc bao gồm những vùng cư trú tự nhiên các loài thú bị lâm nguy. Di chỉ thiên nhiên có thể là một khung cảnh đẹp khác thường, một cảnh quan ngoạn mục, hoặc là một khu bảo tồn số lượng lớn các động vật hoang dã.
    Thế thôi nhé, đọc có vẻ khó hiểu chút nhưng đại khái là một là Di sản văn hóa do con người tạo nên (công trình, di tích, ? thì gọi là Di sản vật thể, còn như ca nhạc, bí quyết thủ công truyền thống, lễ hội? thì gọi là phi vật thể), hai là Di sản thiên nhiên.
    Bây giờ thì cùng khám phá từng di sản ở Việt Nam nhé.
    Được mail2522002 sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 25/06/2004
  3. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Di sản văn hóa đầu tiên
    Cố Đô Huế
    Ta không bàn về lịch sử nhiều vì có thể các bạn đọc cũng không thấy êm tai, ta sẽ bàn về những gì hiện hữu trước mắt ta hôm nay. Là kinh đô cuối cùng của triều đại quân chủ Việt Nam, Huế còn giữ khá tập trung những giá trị văn hóa nghệ thuật cung đình Việt Nam, tiêu biểu một phần cho đỉnh cao của sức sáng tạo Việt Nam trong quá khứ.
    Lịch sử hình thành:
    Trong gần 400 năm từ 1558 - 1945, Huế là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi trở thành kinh quốc của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua nhà Nguyễn. Nổi bật trong di sản văn hóa cố đô Huế là hệ thống di tích cố đô đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thật ra di tích cố đô còn lại đến nay mới được khởi công xây dựng đầu thế kỷ XIX dưới thời các vua Gia Long (l802-l820), Minh Mạng (l820-l840), là sự tiếp nối hệ thống kiến trúc của các dinh phủ, đô thành thời chúa Nguyễn và kinh đô Phú Xuân của triều đại Tây Sơn Nguyễn Huệ, được tiếp tục bổ sung, điều chỉnh đến đầu thế kỷ XX. Quần thể di tích cố đô đã được công nhận trong danh mục di sản văn hoá thế giới của UNESCO từ năm 1993.
    Những nét tiêu biểu
    Là một tổng thể khá hoàn chỉnh, nhưng kiến trúc kinh thành, cung điện ở Huế không to lớn choáng ngợp mà khô khan như kiến trúc của một số kinh đô khác. Ngược lại đây là một hình thái kiến trúc tinh tế, các công trình kiến trúc gắn bó với cảnh quan sông núi hữu tình, chứa đựng những đường nét trang trí chạm khắc nhỏ nhắn tinh xảo. Trong kiến trúc cố đô Huế, nghệ thuật tạo hình không gian đã đạt đến tính hòa điệu, gây được ấn tượng thẩm mỹ cao. Bàn tay xếp đặt của con người ẩn dấu tài tình trong các góc cạnh của vẻ đẹp thiên thiên và chỉ xuất hiện hé mở trong từng chi tiết tinh xảo.
    - Di tích Hòang Thành
    Nằm ở bờ bắc sông Hương, ngay trong lòng thành phố Huế hiện nay, quần thể di tích cố đô là một hệ thống kiến trúc gồm ba toà thành ***g vào nhau được bố trí đăng đối trên trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với những yếu tố biểu tượng sẵn có của tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên coi đó là những bộ phận của kinh thành Huế, đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Gia Viễn, cồn Bộc Thanh... Khu Kinh thành có diện tích hơn 500ha với chu vi gần 10km được xây dựng để bảo vệ cho các cơ quan và sinh hoạt hành chính của triều đình, bên trong Kinh thành là Đại nội gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành. Khu Hoàng thành được giới hạn bởi một tường thành gần vuông, mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào, trong đó độc đáo nhất là Ngọ Môn, thường được lấy làm biểu tượng của cố đô. Đây chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình nhà Nguyễn. Bên trong Hoàng Thành hơi dịch về phía sau một chút là Tử Cấm Thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
    Xuyên suốt cả 3 toà thành khi thì được lát đá cụ thể khi thì mang tính ước lệ, con đường thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan trọng nhất của kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần Đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc mầu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng.
    - Lăng tẩm các vị vua thời Nguyễn
    Xa xa về phía tây kinh thành, nằm bên hai bờ sông Hương là khu lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hoá. Các lăng vua triều Nguyễn khá bề thế, vừa tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc của lăng vua với hệ thống sân chầu; tẩm điện, bi đình, bảo thành; đồng thời lại vận dụng hình thái kiến trúc cung điện, điểm xuyết thêm hồ sen, lối dạo, tùng viện, thủy tạ, đình quán; cá biệt còn có cả nhà đọc sách, nhà hát, trường bắn của nhà vua như lăng Tự Đức. Mỗi lăng vua là một phong cách kiến trúc riêng, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thầm mỹ riêng biệt. Và bao trùm lên tất cả là lăng vua Nguyễn không gợi lên cảm xúc đau buồn về cái chết, ngược lại mỗi lăng vua là một chốn thanh nhã để con người dạo chơi, ngắm nhìn và suy tuởng.
    Gắn với kinh thành, cung điện, lăng tẩm còn có các đền miếu, đàn Nam Giao, đến Xã Tắc, điện Hòn Chén, chùa Linh Mụ, chùa Thúy Vân và hệ thống các danh lam cảnh tự ở kinh kỳ, nằm giữa những vùng dân cư với những phủ đệ, đình miếu, nhà vườn, những tầng lớp cư dân đã nhiều đời gắn bó với mảnh đất cố đô, thấm sâu những giá trị truyền thống, còn lưu giữ khá đậm nét những lễ nghi, phong tục, tín ngưỡng một thời, phảng phất bộ mặt của một vùng đô thị cổ Việt Nam cách đây hàng thế kỷ.
    Cố đô Huế với sông Hương và núi Ngự và các Cung điện lâu đài Lăng tẩm, đền, miếu, chùa chiền đã có hàng mấy trăm năm lịch sử giờ đây đang được nhân dân Việt Nam cùng cộng đồng Quốc tế đóng góp công sức và tiền của để tôn tạo, tu bổ giữ cho kiến trúc cố đô Huế mãi mãi là di sản văn hóa của nhân loại.
    (tổng hợp nhiều nguồn)
  4. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Thành
    Ngọ môn
    Lăng Khải định
    Sông Hương
    Thiên Mụ
    Thiếu nữ Huế
  5. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Di sản thiên nhiên thứ 2
    Vịnh Hạ Long
    Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng ở vùng biển Ðông Bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về phía Ðông. Hạ Long là một vịnh kín trong một vùng biển rộng, có diện tích khoảng 1.500km2, có đường bờ biển khúc khuỷu với bãi tắm đẹp - Bãi Cháy - ở ngay trung tâm, và cả một thế giới với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là các đảo đá vôi quần tụ rất tự nhiên.
    Truyền thuyết kể rằng : Thuở xưa, xa xưa lắm, một lần nước ta có giặc ngoại xâm, trời sai rồng mẹ mang một đàn con xuống cứu giúp. Đánh giặc xong, rồng mẹ và đàn con ở lại hạ giới. Chỗ rồng mẹ đáp xuống nước là Hạ Long, chỗ đàn con là Bái Tử Long, còn chỗ đàn rồng con quẫy tung sóng là Bạch Long Vĩ.
    Đảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía Tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 Km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam), đảo Cống Tây (phía Đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.
    Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Đi giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Đầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc. Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, động Tam Cung... Không chỉ có vậy, Hạ Long ngày nay được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con người có nền văn hoá Hạ Long từ Hậu kỳ đồ đá mới với những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng...
    Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... Với hàng ngàn loài động, thực vật vô cùng phong phú trên rừng dưới biển, cá, mực... Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
    Hạ Long có sức hấp dẫn đặc biệt các du khách bằng vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa duyên dáng thơ mộng. Cảnh sắc Hạ Long không bao giờ đơn điệu, luôn mới ở các góc độ quan sát khác nhau và thay đổi theo thời gian. Khách du lịch đến Hạ Long vào bất kỳ mùa nào trong năm cũng tìm thấy vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ đến mê hoặc của nó. Có thể đến Hạ Long bằng đường bộ, đường thủy hoặc đường sắt. Từ Hạ Long có thể thuận đường đến thăm một số danh lam thắng cảnh khác nằm trong khu vực như đảo Cát Bà, bãi biển Ðồ Sơn, núi Yên Tử (nguồn gốc của Thiền phái Trúc Lâm)... đều là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam.
    Hành trình trên vịnh Hạ Long bằng tàu, các bạn sẽ đi qua làng chài Cửa Vạn. Đây là cộng đồng dân cư của những người đánh cá trên biển mà qua đó bạn sẽ được tìm hiểu, khám phá về cuộc sống của họ. Những ngôi nhà nổi trên nước, cuộc sống của những người dân lấy thuyền làm nhà, những lớp học nổi trên biển...
    Cách bến tàu du lịch Bãi Cháy 12km về phía đông nam là động Mê Cung. Đây là một trong những di chỉ khảo cổ thuộc giai đoạn sớm của văn hoá Soi Nhụ, có niên đại cách ngày nay khoảng 2 vạn năm. Đây cũng là một chứng tích văn hoá của người Việt cổ. Không chỉ có ý nghĩa về khảo cổ, động Mê Cung còn là hang động đẹp, có vườn thực vật tự nhiên phong phú. Men theo lối đi trong động, bạn sẽ được ngắm hồ nước Mê Cung.
    Còn cách bến tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 25km về phía tây nam, trên dãy đảo Đầu Bê là hồ Ba Hầm. Nơi đây được ví như là một thế giới kỳ vĩ và ẩn chứa những điều bất ngờ. Hồ Ba Hầm cũng được đánh giá là một trong những điểm đặc sắc nhất của vịnh Hạ Long với cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình. Hồ được gọi với tên Ba Hầm bởi có 3 hồ nước lớn thông nhau bằng 3 cửa hang. Khách muốn vào thăm hồ không đi được tàu to mà phải đi bằng thuyền nan hoặc ca nô.
    Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
    (tổng hợp nhiều nguồn)
  6. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Cảnh đẹp Hạ Long
    Chợ Hạ Long
    hang Đầu Gỗ
    Hòn Trống Mái
  7. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Di sản văn hoá thứ 3
    Phố cổ Hội An
    Trên dải đất miền Trung đầy nắng và gió, cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía đông nam là một đô thị nhỏ bé nhưng ẩn chứa bên trong một di sản lớn lao về văn hoá và lịch sử, đó là Thị xã Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam hiện nay. Đây là đô thị cảng duy nhất của Việt Nam còn bảo lưu gần như nguyên vẹn từ các thế kỷ 17, 18, 19 với dày đặc quần thể di sản văn hóa vật chất của nhiều dân tộc trên thế giới: Kiến trúc nhà cửa, đền miếu, đình chùa, nhà thờ, chợ phố, cầu đường, bến cảng của người Việt; kiến trúc nhà phố, hội quán của người Hoa; kiến trúc mộ táng của người Việt, người Nhật, người Hoa, người phương Tây từ thế kỷ thứ 17... Về tầng văn hóa lịch đại, Hội An cũng để lại nhiều dấu tích dưới thời Vương quốc Chămpa. Những di tích, cổ vật còn bảo lưu được ở Hội An thể hiện Hội An là một thị trường giao lưu với nhiều nước trên thế giới từ thời Sa Huỳnh, Chămpa đến thời Nguyễn.
    Lịch sử hình thành
    Cảng Hội An hình thành từ thế kỷ 15, là nơi các thương buôn người Hoa, Nhật, Bồ Đào Nha cập bến buôn bán và để lại dấu tích riêng qua các ngôi chùa. Đến nửa sau thế kỷ 17, phố này mới thay đổi dần nhưng vẫn là Thành phố đặc thù của Đại Việt.
    Thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, Hội An vẫn là nơi mua bán sầm uất cho đến khi có những biến động chính trị xã hội lớn. Những năm 80, phố cổ trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách khắp thế giới.
    "Nằm khép mình eo biển miền Trung Việt Nam, bên giòng sông Thu Bồn trầm mặc, Hội An được xem là thành phố cổ kính, có nhiều hấp lực như một cô gái duyên dáng nhất của bán đảo Đông Dương từ nhiều thế kỷ qua và mãi cho đến bây giờ. Mặc dù lịch sử như những cơn bão lửa thổi qua bao nhiêu khổ đau thăng trầm, vẫn sừng sững thách đố với thời gian, với lòng người nhân thế đến đi trong cõi tạm cuộc đời.
    Với những nét đặc sắc về văn hoá, vừa phong phú đa dạng vừa giữ được bản sắc riêng của mình, năm 1999 Khu phố cổ Hội An đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Xác định đây là một tài sản quý báu của dân tộc, trong những năm qua Nhà nước và nhân dân địa phương đã luôn chú ý đầu tư, tôn tạo, bảo quản di sản văn hoá Hội An để ngày càng xứng đáng là di sản văn hoá của nhân loại, điểm tham quan du lịch hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế.
    Những nét tiêu biểu
    +Kiến trúc
    Xưa kia, phố này chỉ có một con đường kéo dài từ chùa Cầu đến chùa Ông (nằm trước chợ Hội An bây giờ) và sau này kéo dài đến chùa Ông Bổn. Hội An nhìn ra sông Chợ Củi , tên gọi của sông Thu Bồn vào đầu thế kỷ 20. Chợ Củi có quy mô buôn bán lớn và là thắng cảnh nổi tiếng được sánh với Ngũ Hành Sơn. Đến đây, thú vị nhất vẫn là ngắm những ngôi nhà cổ được xây dựng với việc làm chính là gỗ mang tính nghệ thuật của người Trung Hoa.
    Phần độc đáo nhất gắn với Hội An là Chùa Cầu, do người Nhật xây dựng từ những ngày đầu thành lập Hội An. Chùa Cầu gồm 2 phần: Cầu và Chùa. Cầu bằng gỗ ghép lại, có mái che lợp ngói. Chùa nằm ngay lề đường dành cho người đi bộ. Ngay giữa đỉnh cầu thờ Bắc Đế Trấn Vũ, nghe nói để đếm một con rồng (hay con Cù) mà mỗi khi nó quật đuôi đã gây ra những trận động đất lớn ở Nhật
    Đến Hội An mà không ghé Chùa Cầu thì xem như chưa đến Hội An. Những ai đã đến Hội An hẳn khó quên được những dãy nhà khiêm tốn, mái ngói âm dương rêu phủ xanh rì nằm khép nép bên những con đường nhỏ, dài hun hút và tĩnh lặng. Những ngôi nhà có một tầng lầu gỗ nhỏ hoặc một cái gác xép, trên đó bao giờ cũng có một cái cửa sổ bé xíu, xinh xinh nhìn ra phố. Đó cũng là cách nhìn, cách quan sát kín đáo và thâm trầm của người Hội An chăng?
    Hội An là quần thể kiến trúc cổ với 1.310 di tích cổ, trong đó có hơn 20 chùa và hội quán của các bang hội người Hoa. Nổi bật lên giữa đô thị cổ là khoảng hai mươi ngôi chùa và hội quán cổ đáng chú ý là chùa Phúc Kiến (Mẫn Thương hội quán có từ năm 1687), chùa Ngũ Bang (Dương Thương hộiquán), chùa Quảng Triệu (Quảng Đông Hội Quán), chùa Hải Nam (Quỳnh Phủ hội quán) và chùa ông Bổn (hội quán Triều Châu) xây suốt 40 năm mới xong (1845 - 1885)... đều là những chùa to đẹp thờ Phật, thờ Thánh, dù được tu bổ nhiều lần nhưng vẫn giữ được những bộ khung nhà chạm trổ, những cánh cưả gỗ chạm lộng, những mảng điêu khắc, những đồ cổ quý hiếm của Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Âu...
    Ở Hội An có nhiều ngôi nhà rường, kiểu nhà phố biển ở các dòng họ giàu có ở Huế. Mỗi ngôi nhà cổ ở Hội An có một cách chạm trổ khác nhau: hoa cúc, long phụng, bát quái, âm dương, với cách điểm nhãn rất tinh tế, sống động trên các vi kèo, cánh cửa, cột nhà... vừa là cách trang trí vừa mang tính triết lý ẩn sâu trong những con mắt thần linh ấy. Chính các nghệ nhân gỗ Kim Bồng (Quảng Nam) đã làm nên những ngôi nhà ở Hội An lẫn những ngôi nhà rường sang trọng của các gia tộc nổi danh ở Huế vào thế kỷ17-18. Tiêu biểu nhất cho kiến trúc Hội An là những ngôi nhà cổ, ví dụ nhà số 1001 Nguyễn Thái Học, nhà số 4 Nguyễn thị Minh Khai, nhà số 37, 77 và 129 phố Trần Phú... là kiểu nhà gỗ hình ống dài 40m - 70m thông suốt hai mặt phố, mặt ngoài dành để buôn bán và chứa hàng, bên trong là khu ở với nhiều gian có sân sáng suả và nhà cầu nối các gian, tất cả các bộ phận của nội thất đều được chạm trổ, trang trí rất tinh xảo.
    Phố cổ về đêm càng trở nên lung linh, huyền bí bởi những ngọn nến thắp trong đèn ***g kiểu Trung Hoa hoặc đèn hình quả nhót, quả bí bằng tre phủ những vuông lụa tơ tằm đủ sắc màu treo ở đầu hiên nhà.
    Đến Hội An, các bạn còn có thể đi thuyền trên sông Thu Bồn, vượt cửa Đại ra khơi thăm Cù Lao Chàm và những đảo yến. Vùng Cưả Đại - Cù Lao Chàm là nơi tắm biển và nghỉ mát tươi đẹp.
    + Văn hóa, con người
    Những nhà lập nghiệp tiên phong đến Hội An đã mấy trăm năm, đã chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Khổng Giáo, nên tổ chức các lễ hội tùy theo thời tiết trong năm. Tết Nguyên Ðán cử hành xong, tiếp theo là những đêm hát bội công cộng miễn phí tại các Chùa, các Bang Hội Hoa kiều, trong suốt tháng giêng, cử hành đại lễ Rằm Thượng Nguyên, tháng hai thì liên hoan giữa các chùa, tháng 3 thì tiết Thanh Minh, tảo mộ, tháng tư lễ Phật Ðản v.v... cư dân muốn tìm những sinh hoạt náo nhiệt qua các lễ hội vui nhộn hầu lay động không khí tĩnh mịch của phố cổ nầy. Ngoài những lễ lớn 2 lần trong một năm mà thường gọi là Xuân kỳ, Thu tế, ngày trước, tại Hội An cư dân hay tổ chức thường niên, 3 loại lễ hội lớn, mà mỗi khi nhắc đến thì người dân Hội An hiểu rõ tường tận. Ðó là lễ Xô Cộ, lễ Cúng Xóm và lễ Siêu Bạt và Soi Môi.
    Rằm mỗi tháng người Hội An nên có nhiều ngày tắt hết các đồ điện như vô tuyến, đài và ngừng sử dụng ô tô, xe máy, thậm chí cả xe đạp. Thay vào đó, họ nên thắp những ngọn nến trong các đèn ***g kiểu Trung Quốc, Nhật Bản cũ. Các cụ già mặc quần áo cổ chơi cờ thế trên đường phố. Những người Hội An khác thả thuyền trên sông và hát các bài hát truyền thống. Nhà hàng xây kiểu Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc cổ. Hiện nay, những đêm rằm ở Hội an như vây thực sự quyến rũ, lãng mạn và rất đặc biệt.
    Hiện diện trên phố Hội An là vô số các cửa hàng bầy bán các loại đèn ***g làm kỷ niệm. Tuỳ theo chất liệu vải bọc ngoài mà ngọn đèn đưa tới những loại ánh sáng khác nhau. Ðó có thể là mầu đỏ may mắn, mầu vàng tươi vui, mầu gấm huyết diụ kiêu sa hay sắc xanh lãnh lẽo. Tuy nhiên khó so sánh được với những chiếc đèn ***g có tuổi hàng thế kỷ đang được các gia đình sinh sống lâu đời ở đây gìn giữ và chỉ chưng ra trong đêm hội hoa đăng. Những ngọn đèn này được chế tác từ gỗ quý, chạm trổ cầu kỳ và trên mỗi tấm kính là một tác phẩm hội hoạ thật sự. Các tích truyện cổ nổi tiếng được nghệ nhân xưa vẽ trên kính, sinh động và hoàn hảo như một bức tranh đắt giá. Mỗi khi ngọn nến bên trong toả sáng, cảnh mây trắng, trời xanh hoặc nước biếc sẽ liên tục quay tròn, hắt bóng các chi tiết lên mặt kính.
    Khung cảnh và ánh sáng kỳ ảo trong khu phố cổ quyện với giọng ca bài chòi, hò khoan, giã gạo... vẳng lên từ con thuyền đậy dưới bến sông, dưới mái hiên, nơi đầu phố... tạo ra sức cuốn hút kỳ lạ đối với du khách. Không quá trang nghiêm như Cố Ðô Huế, không quá sôi động như chợ Lớn, nét cổ truyền nơi đây mang một vẻ thuần khiết, thu hút những tâm hồn ưa chuộng lãng mạn của những ngày xa xưa.
    +Những món ăn đặc sản:
    Hội An có nhiều món ăn độc dáo. Theo lời đồn, món cao lầu ngon vì làm bằng nước giếng ở đây. Món ăn gia truyền khác nữa của một gia đình gốc Hoa Phúc Kiến là bánh bao, bánh quai vạc đã được tinh chế mà vợ chồng anh Trần Tuấn Ngãi ở đường Phan Chu Trinh làm đến nay là đời thứ 3. Sau khi đã thưởng thức một lần trong khung cảnh huyền bí của phố cổ dưới những tán cây trứng cá, người ta khó quên được hương vị độc đáo của nó.
    Hội An có khá nhiều ?o Đặc sản Phố Hội? như cao lầu, hoành thánh, bánh bao, bánh vạc, bánh đa hến trộn, cơm gà, cháo vịt... Có rất nhiều loại quán cho bạn lựa chọn: có thể chọn các quán nằm trên đường Bạch Đằng nếu như bạn thích không gian rộng để thỏa sức phóng tầm mắt thưởng ngoạn phong cảnh hoặc có thể tìm đến các nhà hàng nằm trên đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học nếu bạn là người thích hoài cổ , ở đây có hai dãy nhà cổ dọc theo con phố hẹp. Ngoài ra còn có các hàng quán chuyên phục vụ thức ăn nguội kiểu châu âu, các loại rượu, ****tail thường mở nhạc jazz và kê thêm một vài bàn bi- a rất dễ tìm. Còn bạn thực sự là người thích cảm giác ?o hương đồng nội? thì có thể tìm cho mình những quán vỉa hè vừa ngon lại vừa rẻ.
    Ngày nay, Hội An đã trở nên một trong những địa điểm có nhiều nét thu hút du khách đến từ phương xa thăm viếng, tìm lại bóng dáng cổ kính rêu phong mà Hội An tự nó đã tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ, làm lưu luyến lâu dài trong tâm khảm nhiều người sau khi rời thành phố yêu dấu này của Việt Nam..."
    (tổng hợp nhiều nguồn)
  8. amour

    amour Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    Nhầm chỗ rồi ,anh em ở đây toàn học Kĩ thuật là chính ,ko ai thừa hơi lịch sử với văn hoá như chú đâu ,Xoá đê
  9. TrueDumbledore

    TrueDumbledore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2002
    Bài viết:
    3.999
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến cá nhân :
    Thằng Sơn nói thế là sai rồi. Có cái hay gì thì post cho anh em trong box cùng thưởng thức và mở mang đầu óc chứ.
    Nhận xét ngoài lề : Theo đúng tinh thần Mod Mail thì post cái này sai chỗ. Về box LSVH mà post mới là đúng nơi và đúng luật. Mình mà move đúng box theo luật thì lại mang tiếng là thù oán cá nhân. anyway, mình cũng muốn để cái này lại box cho có hương vị.
    Đá đểu : bài cuối là hay nhất, các bài trên toàn kâu bài .
  10. amour

    amour Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    683
    Đã được thích:
    0
    Nào,nói chuyện với tư cách làm mod nào .Ngày xưa em nhớ có chủ đề gì về trường sa và hoàng sa ở đây,xong bị chuyển rồi còn gì,Nếu có gì hay thì cho anh em cái link ,chú nào quan tâm thì vào ,ko thì thôi (mở topic nhắn tin để làm gì ),cứ để chình ình thế này,trời nóng,dễ cáu lắm
    Bài này mới là bài hay nhất [:D]

Chia sẻ trang này