1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nghệ nhân cuối cùng trong ban nhạc cung đình triều Nguyễn
    Lê Văn Nghệ
    Tôi may mắn được xem ảnh nghệ nhân Lữ Hữu Thi trong ban nhạc cung đình chụp trước năm 1940, khi ông còn là thanh niên và được thưởng thức tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng kèn, tiếng trống và giọng hát xướng của nghệ nhân - người còn lại duy nhất trong ban nhạc triều Nguyễn.
    Gia đình ông có đến năm đời nối nghiệp bảo tồn tinh hoa âm nhạc dân tộc. Có năng khiếu và say mê đàn hát từ khi tuổi còn thơ, lại được người cha vốn là nhạc công có uy tín truyền nghề, 14 tuổi Lữ Hữu Thi đã đánh, thổi được nhiều bài nhạc lễ, nhạc tuồng, ca Huế.
    Đến tuổi 18, với vóc dáng tầm thước, đẹp trai lại hát hay đàn giỏi, đức tính hiền hậu, nhanh nhẹn, kiên trì, chịu khó, nên Lữ Hữu Thi được ban nhạc cung đình (gồm đại nhạc và tiểu nhạc) cho vào tập sự và không quá một năm ông đã đủ tiêu chuẩn để trở thành một trong 14 người của ban nhạc. Theo sự phân công, có khi Lữ Hữu Thi thổi kèn bầu, kéo đàn nhị, đánh đàn nguyệt, đánh tam âm, phách tiền các bài bản thường dùng: long ngâm, đăng đàn, kèn chiếu, ngũ đối thượng hạ, 10 bản tấu khác...
    Thời ấy, được chơi nhạc trong cung đình phải chịu nhiều điều luật hà khắc, nghiệt ngã, tài năng dễ bị chèn ép, chịu thân phận tủi nhục, nhưng nhờ lòng say mê nên ông đã vượt qua được tất cả. Thời ấy, trong các dịp quốc lễ, tế tự, thành viên ban nhạc thường mặc áo dấu đỏ, quần trắng, khăn đen, giày đen, đi chầu phải cuốc bộ 5 - 10 cây số là thường. Đánh nhạc ở sân chầu điện Thái Hòa, cửa lầu Ngọ Môn luôn phải cúi đầu, không dám động đậy ho he.
    Sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân thoát gông xiềng nô lệ như chim sổ ***g, các nghệ nhân được dịp "thả sức" hành nghề quanh năm suốt tháng. Ông ra Quảng Trị, vào Phú Lộc, lên rừng xuống biển, đánh thổi hát xướng trong các buổi tế lễ đình chùa, việc làng, việc họ, việc tang, cúng kỵ theo tục lệ cổ truyền với cả tấm lòng yêu nghề.
    Gia đình ông có đến mười người con, lo chạy ăn từng bữa, sống kham khổ nhưng đều được ông bà nuôi dạy chu đáo, sống hòa thuận, hạnh phúc. Ai cũng say nghề, giỏi nghề, nắm chắc các vai mẫu, các bài bản gốc, không bị pha tạp. Con trai cả Lữ Hữu Viên tham gia ban nhạc cung đình giỏi hát xướng và sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc.
    Đi qua 90 mùa xuân, ông Lữ Hữu Thi - người cuối cùng trong ban nhạc triều Nguyễn còn lại đến nay - giọng hát vẫn điêu luyện sang sảng, trí nhớ vẫn nguyên vẹn và tay nghề, ngón đàn vẫn còn điêu luyện như không chịu ảnh hưởng của tuổi tác để sống mãi với thời gian.
    Mấy mươi năm không những kiên trì truyền nghề cho con cháu, nghệ nhân Lữ Hữu Thi còn làm gia sư rèn cặp biết bao người giỏi nhạc với tâm sức góp phần bảo tồn tinh hoa âm nhạc dân tộc cho thế hệ tương lai.

    nguồn: Thế giới mới


    TO BE OR NOT TO BE

    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 15:58 ngày 16/11/2003
  2. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Huế với kho tàng văn hóa phi vật thể
    Thái Công Nguyên
    Văn hóa cung đình Huế nói chung và nghệ thuật lễ hội cung đình nói riêng được hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sử khá đặc biệt. Năm 1558 giữa lúc cuộc chiến tranh Lê - Mạc xảy ra, khi triều đình nhà Lê lâm vào cảnh rối ren, chúa chiếm quyền vua. Sau sự kiện người anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết chết, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa với ý đồ xây dựng một giang sơn riêng, như lời Nguyễn Hoàng dặn con là Nguyễn Phúc Nguyên trước khi mất "Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoàng Sơn, sông Ninh Giang, phía Nam có núi Aái Vân và Thanh Bi, thực là nơi để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu dân, luyện tập quân sĩ mà gây cơ nghiệp muôn đời". Lời nói của Nguyễn Hoàng trước khi lâm chung có thể coi như một nhận định cho triều đại của các chúa đàng trong để giai đoạn đó được xem là một bộ phận cấp tiến của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Với chính sách chiêu hiền đãi sĩ, thu phục nhân tâm, trọng dụng tướng tài, luyện tập quân sĩ, xây lũy đắp thành, đi đôi với chính sách chiêu dân lập ấp, khai sơn phá thạch phát triển kinh tế, mở cửa giao thương với nước ngoài. Chúa Nguyễn đã tạo được cơ sở chính trị xã hội xứ đàng trong khá ổn định, xây dựng một vương triều khá độc lập, vững chắc. Trong bối cảnh đó văn hóa xã hội cung đình được hình thành trên cơ sở kế thừa di sản của các triều đại trước, của nghệ thuật dân gian, tiếp thu có chọn lọc nghệ thuật của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
    Có công đầu trong việc đề xướng nên nhạc múa và hát bội cung đình là Đào Duy Từ. Ông vốn là một trí thức của đất Bắc Hà vì bất mãn với chế độ phong kiến đàng ngoài đã trốn vào đàng trong, năm 1625, được Nguyễn Phúc Nguyên trọng dụng. Lộc Khê Bàu, Đào Duy Từ trở thành nhà chiến lược quân sự kiệt xuất với hệ thống lũy thành, ông còn là một nhà thơ với bài thơ nổi tiếng "Ngọn Long Cương" và là một trong những người sáng lập nghệ thuật cung đình Huế, chính ông đã xây dựng tuồng hát bội thành loại hình nghệ thuật cung đình chính thống.
    Sang thế kỷ 19, nền văn hóa phát triển đến đỉnh cao mang đậm tính nhân tâm và ý thức tự tôn dân tộc của một nhà nước phong kiến trong thời kỳ cường thịnh. Thời kỳ này chính là thời kỳ Huế được xây dựng thành một kinh đô bề thế, tráng lệ với hàng trăm công trình kiến trúc đậm đà sắc thái dân tộc, giữa cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình. Và cũng trong thời kỳ này văn hóa nghệ thuật cung đình được xây dựng hoàn chỉnh nhất với các bộ lễ, nhạc, nghi thức tế lễ và các bộ môn nghệ thuật, như nhạc cung đình, tuồng cung đình, múa cung đình... Lấy nho giáo làm nền tảng, nên triều Nguyễn rất coi trọng lễ nhạc. Từ đời Gia Long đã có đội tuồng cung đình có tên là đội Việt Tường, về sau đội này được nâng lên cấp Thục trực thuộc bộ lễ gọi là Thục Tường Xuân, sau đổi là Thục Thái Bình. Năm 1826 nhà hát Hoàng Gia Duyệt Thị Đường được xây dựng, vua Minh Mạng đã có vế đối treo ở nhà hát này nói về đối treo ở nhà hát nói về tuồng: "Âm nhạc tỉnh tầng hòa kỳ tâm duy tường kỳ chí nghiêm xung tề hiến, Nhị kỳ phi, Nhĩ giới kỳ tâm" (Nghĩa là: Âm nhạc có tác dụng làm di dưỡng ý chí con người, sân khấu mở ra chỉ cho con người biết điều thiện, điều ác, diều phải, điều trái).
    Dưới triều đại Tự Đức, ông vua được coi là hay chữ, đã tổ chức ban Tu Thư trực thuộc nội các gồm các nhà đại khoa, có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu, biên tập lại các sách kể cả kịch bản tuồng và nhạc chương, đồng thời sáng tác kịch bản và nhạc chương mới. Tự Đức đã cho xây dựng tại Khiêm cung thành nhà hát mang tên Minh Khiên Đường. Trong thời các chúa Nguyễn lễ hội lớn nhất là lễ tế giao, tiếp đó tới các lễ Thiết Đại Triều, truyền lộ, tịch điền, thánh tiếp và lễ hội Thiên Tiêu Thánh mẫu... Mỗi hội đều có nghi thức riêng.
    Ngày nay nhiều học giả nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh giá cao giá trị kho tàng văn hóa phi vật thể của Huế mang nặng bản sắc văn hóa Huế với sự hội nhập của hai dòng văn hóa, đó là văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Có thể coi văn hóa Huế có từ nguồn gốc dân gian, làm cơ sở phát triển văn hóa cung đình, có lựa chọn, tinh chế, nâng cao, bác học hóa văn hóa dân gian cho hợp với đời sống văn hóa cung đình. Nó chuyển tải những giá trị đạo đức, thẩm mỹ và nếp sống lâu đời của người Huế nói riêng và của dân tộc nói chung, góp phần làm rạng rỡ nền văn hóa dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Đến với Huế, nhắc về Huế nếu chỉ biết đến giá trị hữu hình của các quần thể di tích thì chưa đủ, bởi tiềm ẩn trong Huế là cả một nền văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú bao gồm thơ văn, ca nhạc múa, mỹ thuật, cổ tích, huyền thoại, ca dao, tục ngữ, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán, cách ứng xử, nghệ thuật nấu ăn, ngành nghề truyền thống... rất Huế.
    Với Huế nền văn hóa phi vật thể là linh hồn gắn bó với những di tích như bóng với hình, có thấu đáo để chiêm ngưỡng song song mới mong hiểu hết giá trị tinh thần, giá trị di tích. Bởi những giá trị hữu hình kết hợp với giá trị vô hình sẽ làm sống lại di tích, nó là bức thông điệp nối liền quá khứ và hiện tại, thể hiện một cách trung thực chân dung của lịch sử vốn tiềm ẩn trong di tích.

    nguồn: Cinet - Vnn


    TO BE OR NOT TO BE

    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 16/11/2003
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 16:02 ngày 16/11/2003
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Huế với kho tàng văn hóa phi vật thể
    Thái Công Nguyên
    Văn hóa cung đình Huế nói chung và nghệ thuật lễ hội cung đình nói riêng được hình thành và phát triển trong bối cảnh lịch sử khá đặc biệt. Năm 1558 giữa lúc cuộc chiến tranh Lê - Mạc xảy ra, khi triều đình nhà Lê lâm vào cảnh rối ren, chúa chiếm quyền vua. Sau sự kiện người anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết chết, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa với ý đồ xây dựng một giang sơn riêng, như lời Nguyễn Hoàng dặn con là Nguyễn Phúc Nguyên trước khi mất "Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoàng Sơn, sông Ninh Giang, phía Nam có núi Aái Vân và Thanh Bi, thực là nơi để cho người anh hùng dụng võ. Vậy ta phải thương yêu dân, luyện tập quân sĩ mà gây cơ nghiệp muôn đời". Lời nói của Nguyễn Hoàng trước khi lâm chung có thể coi như một nhận định cho triều đại của các chúa đàng trong để giai đoạn đó được xem là một bộ phận cấp tiến của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Với chính sách chiêu hiền đãi sĩ, thu phục nhân tâm, trọng dụng tướng tài, luyện tập quân sĩ, xây lũy đắp thành, đi đôi với chính sách chiêu dân lập ấp, khai sơn phá thạch phát triển kinh tế, mở cửa giao thương với nước ngoài. Chúa Nguyễn đã tạo được cơ sở chính trị xã hội xứ đàng trong khá ổn định, xây dựng một vương triều khá độc lập, vững chắc. Trong bối cảnh đó văn hóa xã hội cung đình được hình thành trên cơ sở kế thừa di sản của các triều đại trước, của nghệ thuật dân gian, tiếp thu có chọn lọc nghệ thuật của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
    Có công đầu trong việc đề xướng nên nhạc múa và hát bội cung đình là Đào Duy Từ. Ông vốn là một trí thức của đất Bắc Hà vì bất mãn với chế độ phong kiến đàng ngoài đã trốn vào đàng trong, năm 1625, được Nguyễn Phúc Nguyên trọng dụng. Lộc Khê Bàu, Đào Duy Từ trở thành nhà chiến lược quân sự kiệt xuất với hệ thống lũy thành, ông còn là một nhà thơ với bài thơ nổi tiếng "Ngọn Long Cương" và là một trong những người sáng lập nghệ thuật cung đình Huế, chính ông đã xây dựng tuồng hát bội thành loại hình nghệ thuật cung đình chính thống.
    Sang thế kỷ 19, nền văn hóa phát triển đến đỉnh cao mang đậm tính nhân tâm và ý thức tự tôn dân tộc của một nhà nước phong kiến trong thời kỳ cường thịnh. Thời kỳ này chính là thời kỳ Huế được xây dựng thành một kinh đô bề thế, tráng lệ với hàng trăm công trình kiến trúc đậm đà sắc thái dân tộc, giữa cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình. Và cũng trong thời kỳ này văn hóa nghệ thuật cung đình được xây dựng hoàn chỉnh nhất với các bộ lễ, nhạc, nghi thức tế lễ và các bộ môn nghệ thuật, như nhạc cung đình, tuồng cung đình, múa cung đình... Lấy nho giáo làm nền tảng, nên triều Nguyễn rất coi trọng lễ nhạc. Từ đời Gia Long đã có đội tuồng cung đình có tên là đội Việt Tường, về sau đội này được nâng lên cấp Thục trực thuộc bộ lễ gọi là Thục Tường Xuân, sau đổi là Thục Thái Bình. Năm 1826 nhà hát Hoàng Gia Duyệt Thị Đường được xây dựng, vua Minh Mạng đã có vế đối treo ở nhà hát này nói về đối treo ở nhà hát nói về tuồng: "Âm nhạc tỉnh tầng hòa kỳ tâm duy tường kỳ chí nghiêm xung tề hiến, Nhị kỳ phi, Nhĩ giới kỳ tâm" (Nghĩa là: Âm nhạc có tác dụng làm di dưỡng ý chí con người, sân khấu mở ra chỉ cho con người biết điều thiện, điều ác, diều phải, điều trái).
    Dưới triều đại Tự Đức, ông vua được coi là hay chữ, đã tổ chức ban Tu Thư trực thuộc nội các gồm các nhà đại khoa, có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu, biên tập lại các sách kể cả kịch bản tuồng và nhạc chương, đồng thời sáng tác kịch bản và nhạc chương mới. Tự Đức đã cho xây dựng tại Khiêm cung thành nhà hát mang tên Minh Khiên Đường. Trong thời các chúa Nguyễn lễ hội lớn nhất là lễ tế giao, tiếp đó tới các lễ Thiết Đại Triều, truyền lộ, tịch điền, thánh tiếp và lễ hội Thiên Tiêu Thánh mẫu... Mỗi hội đều có nghi thức riêng.
    Ngày nay nhiều học giả nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh giá cao giá trị kho tàng văn hóa phi vật thể của Huế mang nặng bản sắc văn hóa Huế với sự hội nhập của hai dòng văn hóa, đó là văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Có thể coi văn hóa Huế có từ nguồn gốc dân gian, làm cơ sở phát triển văn hóa cung đình, có lựa chọn, tinh chế, nâng cao, bác học hóa văn hóa dân gian cho hợp với đời sống văn hóa cung đình. Nó chuyển tải những giá trị đạo đức, thẩm mỹ và nếp sống lâu đời của người Huế nói riêng và của dân tộc nói chung, góp phần làm rạng rỡ nền văn hóa dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Đến với Huế, nhắc về Huế nếu chỉ biết đến giá trị hữu hình của các quần thể di tích thì chưa đủ, bởi tiềm ẩn trong Huế là cả một nền văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú bao gồm thơ văn, ca nhạc múa, mỹ thuật, cổ tích, huyền thoại, ca dao, tục ngữ, tín ngưỡng, lễ hội, phong tục tập quán, cách ứng xử, nghệ thuật nấu ăn, ngành nghề truyền thống... rất Huế.
    Với Huế nền văn hóa phi vật thể là linh hồn gắn bó với những di tích như bóng với hình, có thấu đáo để chiêm ngưỡng song song mới mong hiểu hết giá trị tinh thần, giá trị di tích. Bởi những giá trị hữu hình kết hợp với giá trị vô hình sẽ làm sống lại di tích, nó là bức thông điệp nối liền quá khứ và hiện tại, thể hiện một cách trung thực chân dung của lịch sử vốn tiềm ẩn trong di tích.

    nguồn: Cinet - Vnn


    TO BE OR NOT TO BE

    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 16/11/2003
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 16:02 ngày 16/11/2003
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Xin cảm ơn những bài sưu tập của bạn Đường Phượng Bay nhé!Quả thật khi đọc một bài viết trên báo "Thể Thao & Văn Hoá" nói về chuyện Nhã nhạc Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì mình rất mừng nhưng bài báo đó cũng có viết là theo GS Tô Ngọc Thanh và nhà Huế học Phan Thuận An thì nhã nhạc Huế bây giờ đang bị "Giao hưởng hoá", "Jazz hoá" làm mất đi những nét riêng của thể loại nhạc này.Mong bạn Đường Phượng Bay có thể sưu tầm thêm những bài viết về việc này để chia sẻ cùng mọi người...
    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Xin cảm ơn những bài sưu tập của bạn Đường Phượng Bay nhé!Quả thật khi đọc một bài viết trên báo "Thể Thao & Văn Hoá" nói về chuyện Nhã nhạc Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới thì mình rất mừng nhưng bài báo đó cũng có viết là theo GS Tô Ngọc Thanh và nhà Huế học Phan Thuận An thì nhã nhạc Huế bây giờ đang bị "Giao hưởng hoá", "Jazz hoá" làm mất đi những nét riêng của thể loại nhạc này.Mong bạn Đường Phượng Bay có thể sưu tầm thêm những bài viết về việc này để chia sẻ cùng mọi người...
    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  6. loncon18

    loncon18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Tính cách Huế
    Thiền sư Viên Thành, người sáng lập chùa Trà Am, có một bài thơ nói về thành phố quê hương của ông như sau:
    Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương
    Chưa đi tới đó hận muôn đường
    Khi đã tới rồi không gì lạ
    Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương.
    Hiểu theo ngôn ngữ Thiền, bài thơ này hàm ý rằng nếu nhìn nó như một cá thể (đối chọi với những thành phố khác) thì Huế không có gì là lạ, và để nhận thức Huế, người ta cần nhìn thấy cá tính của nó.
    Hiển nhiên trong đời sống tinh thần của người Việt, Huế đã là một trung tâm văn hoá có thực, với cộng đồng dân cư từ xưa không lớn lắm (khoảng trên dưới 10 vạn người) nhưng đã tạo ra một truyền thống văn hoá nghệ thuật riêng, một hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua những tập quán ứng xử và thờ phụng riêng, cách nấu ăn, may mặc, giải trí, cách xây dựng nhà ở và đô thị riêng và người Huế có cả những khát vọng và những mê tín riêng. Từ đó, người ta thường nói đến một nghệ thuật sống mang bản sắc Huế hoặc nói cách khác, một "tính cách Huế".
    Những thế hệ di dân đầu tiên (đầu thế kỷ XIV) vào chiếm lĩnh Châu Hoá đều xuất phát từ Nghệ Tĩnh. Ðợt di dân thứ hai (cuối thế kỷ XVI) với Nguyễn Hoàng thì đại bộ phận là gốc Thanh Hoá. Thanh Nghệ Tĩnh là đất Việt cố cựu từ thời dựng nước, ở đó nhân dân vẫn bảo trì rất bền bĩ những giá trị văn hoá Việt cổ, tức là văn hoá Mường. Các di dân mang theo vốn liếng Việt cổ này làm chỗ dựa tinh thần trên đất mới, lưu giữ trong cộng đồng người Huế cho tới bây giờ. Vì thế dù đã là thị dân từ lâu đời, người Huế vẫn giữ nhiều tập quán cổ xưa có gốc từ văn hoá Mường, thí dụ tập quán ăn rau dại (người Kinh ở miền Bắc chỉ ăn rau trồng). Cũng từ cội rễ Thanh Nghệ Tĩnh, văn hoá làng vốn là yếu tố căn bản thiết lập nên tính cách Huế: dù cách xa Huế bao đời, người Huế vẫn gắn bó mật thiết với ngôi làng nơi tổ tiên họ đã sinh ra, sống bằng chất dinh dưỡng của văn hoá làng, thí dụ giai điệu nuôi dưỡng một đời người: từ bài hát ru lúc chào đời đến điệu hò vĩnh biệt lúc nhắm mắt, tất cả đều là tiếng hát của những ngôi làng. Có thể nói từ bản chất, người Huế là một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị. Có lẽ vì thế người Huế thích làm vườn hơn doanh nghiệp, (dù rằng lúc rời khỏi Huế, họ sẵn sàng trở thành những nhà kinh doanh đầy tài năng).
    Từ nhiều thế kỷ, Châu Hoá đã là địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hoá Việt- Chàm. Từ năm 1306, sau đám cưới của công chúa Huyền Trân thời nhà Trần, người Việt tiến sâu vào lãnh thổ văn hoá Chăm Pa. Ðây là một tình hình đặc biệt về tinh thần của cộng đồng người Việt ở Châu Hoá. Khi họ ngoảnh mặt về phương Nam để tiếp cận với nền văn hoá hải đảo Nam á, mà trung tâm là ấn Ðộ, chính sự giao thoa Việt- Chàm trong thời kỳ này (thời kỳ Thành Châu Hoá) đã tổng hợp nên những đặc trưng mới trong lối sống của cộng đồng người Việt gọi là bản sắc Huế. Chúng ta đã tiếp nhận từ vốn sống hùng hậu của văn hoá Nam á nhiều yếu tố mới mà trung tâm Thăng Long trước đó chưa biết đến, thí dụ như cách tạ thuỷ tránh việc đắp đê dọc các dòng sông, cách trồng giống lúa Chiêm, cách trị bệnh bằng các cây thuốc phương Nam, sự thờ cúng cá voi và các vị nữ thần phương Nam cùng với các lễ hội kèm theo, kể cả khẩu vị thích ăn cay của người Huế... ở đây chỉ xin nêu dẫn hai biểu hiện lớn của bản sắc Huế là âm nhạc và mỹ thuật.
    Ai cũng biết ảnh hưởng của Chàm rất sâu thẳm trong một bộ phận gọi là giọng Nam trong nhạc Huế, như nét mềm mại với tiết tấu buông lơi của các điệu lý, chất trữ tình trong các điệu hò lao động- và điệu hò mái đẩy Huế thì giống điệu hò chèo thuyền của các hải đảo Nam Thái Bình Dương. Về điều này, giáo sư Trần văn Khê đã kết luận rằng "sau nhiều thế kỷ giao lưu, nhạc Việt đã nhuốm màu Chàm". Chính do tính nội tâm đó, nhạc Huế không thích được trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh mặt trời- nhạc Huế cần không gian thân mật và bóng đêm, là nỗi lòng để trở thành tài sản riêng của tâm hồn gửi đén người tri âm, tức là người hiểu được mình. Ðó là tính cách Huế trong âm nhạc.
    Về mỹ thuật, cố hoạ sĩ Phạm Ðăng Trí đã xác lập hệ ngũ sắc dân gian riêng của Huế, gồm 5 màu Ðỏ- Vàng- Tím- Lục- Xanh: khác với hệ ngũ sắc chính thống của phương Ðông là Ðỏ- Vàng- Xanh- Trắng- Ðen; trong đó màu tím là trung gian giữa màu nóng và màu lạnh- và từng cặp màu tương phản có khả năng tạo ra ấn tượng làm dịu mắt gọi là hiệu quả trắng (effect blanche). Màu- tím- Huế như người ta thường gọi- không gây cảm xúc buồn, mà là một niềm vui trong sáng và thầm kín, là màu áo của các nữ sinh Ðồng Khánh xưa, và chỉ xin lưu ý rằng đây cũng là màu áo ưa thích của những phụ nữ Chàm ngày nay vẫn còn thông dụng. Nhiều người tưởng nhầm tâm hồn Huế là buồn, thực ra đấy là những cảm xúc được gạn lọc và không thích bộc lộ để thực hiện ly tưởng thăng bằng của nội tâm.
    Phật giáo vốn đã tồn tại lâu đời trong cuộc sống tinh thần của người Việt, được các Chúa Nguyễn sử dụng như một quốc sách về văn hoá từ đầu thế kỷ XVII, đã là một nhân tố quan trọng của văn hoá Huế, di sản và con người.
    Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm lớn trong tâm hồn Huế, đến nỗi nó mang màu sắc của một triết học chi phối toàn bộ cuộc sống tinh thần của người Huế. Sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người là nguyên lý căn bản trong tư duy kiến trúc Huế, từ tổng thể đô thị cho đến tận chỗ ở của mỗi gia đình bình thường. ý niệm "vườn" là nhất quán trong mọi loại hình kiến trúc Huế và người ta có thể nói đến chùa- vườn, nhà- vườn, lăng- vườn, và Huế là một thành- phố- vườn. Vườn Huế hoàn toàn không nhằm mục đích kinh tế, mà là nơi con người được sống với cây cỏ trong một tình bạn lớn qua đó, con người có thể từ ngôi nhà nhỏ của mình bước vào ngôi nhà lớn của vũ trụ. Người ta dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của Triết học Phật giáo trong mô hình vườn Huế.
    Người Huế có một quan niệm mỹ học riêng, khác với truyền thống sẵn có ở miền Bắc. Thử xem xét điều này trên hình mẫu của vẻ đẹp thiếu nữ: trên các tranh tố nữ làng Hồ, vẻ đẹp lý tưởng của khuôn mặt thiếu nữ biểu hiện sự đối xứng giữa hai bên tả hữu với đường ngôi rẽ giữa, đôi mày cong, sống mũi thẳng, đôi môi hình trái tim, và mái tóc được giữ yên giữa đôi vai. ở các thiếu nữ Huế, đường ngôi rẽ lệch về bên phải, mái tóc thề lay động theo bước đi, và tà áo bay theo gió, qua đó người ta cảm nhận một cái đẹp mà trong tổng thể của nó, sự đối xứng không còn được tôn trọng. Mỹ học Huế tìm cách phá vỡ đối xứng để tạo ra một sự hài hoà riêng cho từng cá thể, ý niệm này được thể hiện ngay trên những công trình kiến trúc hoành tráng, thí dụ khác với Lăng Minh Mạng (mô hình lý tưởng của nguyên tắc đối xứng), Lăng Tự Ðức xoá bỏ đối xứng để cho từng bộ phận của cảnh quan xuất hiện bất ngờ dưới mắt người xem. Chúng ta biết rằng vẻ đẹp đối xứng bao hàm sức mạnh của lý trí, trong khi vẻ đẹp không đối xứng được khám phá bằng trực giác và đây cũng chính là nguyên lý của mỹ học Thiền. Người Huế cảm nhận sự vật bằng trực giác hơn bằng lý tính, tâm hồn Huế thì thơ hơn là thực, và vì thế tính cách Huế là Thiền hơn là Nho. Nói thế, không có nghĩa là con người hành động bị loại trừ khỏi tính cách Huế. Dĩ nhiên thôi, vì Huế đã là sân khấu chính trị lịch sử trong nhiều thế kỷ, do đó cũng chính là mảnh đất nuôi dưỡng triết học hành động ở một danh tướng như Nguyễn Tri Phương, ở một thi sĩ như Tố Hữu, và cả ở những thiền sư lãnh đạo phong trào Phật tử lật đổ chế độ Diệm năm 1963. ở người Huế, con người hành động luôn luôn dấn thân rất quyết liệt trong những hoàn cảnh thúc bách của lịch sử, nhưng sau đó họ lại quay về sống với tự do nội tâm của mình. Ðiển hình là nguyên soái Hiệp Ðức, vị tướng Nguyễn đã chiến thắng và kết thúc cuộc chiến Trịnh- Nguyễn vào năm 1672, sau đó từ chối ngôi chúa, giã từ vũ khí để về sống trong một ngôi chùa. Xu hướng tâm linh là một dòng chảy tiềm ẩn nhưng sâu bền trong tính cách Huế.
    Cũng trên những nét chung ấy của tính cách, trong quan hệ với "người" khác, người Huế lấy "cái tâm" làm gốc. Cái tâm bao gồm tình thương, sự nhường nhịn, lòng bao dung để bỏ qua thù hận, sự điềm tĩnh để không cuồng tín... Cái tâm có sức chứa đựng tất cả, nhưng tóm tắt lại là tấm lòng tốt muốn đem tâm hồn mình làm quà tặng, mà người Huế nói là "của ít lòng nhiều". Theo phong tục Huế, trong đêm tân hôn cô dâu và chú rể làm lễ "cúng tơ hồng" lễ vật chỉ có khoai lang, muối và gừng. Ðó là lời nguyện lấy cái tâm để sống với nhau suốt một đời; nên lưu ý thêm rằng tình trạng ly hôn có tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng người Huế. Cái tâm hoặc gọi là "tấm lòng" chỉ để sống với người khác, chỉ để cho mà không cần "nhận" lại chút gì cả, như trong một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    Ðể làm gì em biết không?
    - Ðể gió cuốn đi!
    &&&
    Trên đây là sự phác thảo về một vài quan niệm sống đã làm nên "tính cách Huế". Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý đặc biệt, Huế đã là một trung tâm văn hoá quốc gia lớn nhất, đồng thời cũng bị hạn chế về giao lưu với bên ngoài suốt nhiều thế kỷ, do đó, giống như tình hình nước Nhật và người Nhật dưới thời Minh Trị, cộng đồng người Huế quay lại củng cố những quan niệm và lối sống của mình trong sự cố gắng nâng cao vốn liếng dân tộc của mình lên chuẩn mức của cái Ðẹp. Thí dụ: người Huế rất sành ăn và kiên định trên lập trường ăn uống của mình. Trên mọi lĩnh vực, tính cách Huế thích sống văn hoá hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có, từ đó người ta thường nói đến "Huế thanh lịch".
    Xin lỗi, hình như là tôi đã nói hơi nhiều về những gì tốt đẹp trong tính cách Huế. Có lẽ vì tôi là người Huế, và khác với người Anh vốn thường thích cho nước mình đo ván, người Huế giống với người Pháp ở chỗ thích nói những điều tốt đẹp về xứ sở của mình. Thực ra, mọi tính tốt đều kèm theo mặt xấu của nó, thí dụ sự chăm chú vào nội tâm thường làm yếu khả năng đấu tranh cho tiến bộ xã hội về mặt khác, còn những thói xấu khác của người đời thì ở đâu cũng có, người Huế cũng vậy thôi, thí dụ tính thích làm quan hoặc bệnh sợ vợ ở nhiều người đàn ông. Nhưng khó chữa nhất trong tính cách Huế, theo tôi, lại là căn bệnh phát sinh từ chính sức mạnh của nó, đó là tính bảo thủ về văn hoá. Người Huế rất khó chấp nhận những thử nghiệm đổi mới trong lối sống và cả trong ý thức văn hoá của mình. Ngay từ thế kỷ XVI cái nhìn tinh tế của Tiến sĩ Dương văn An về cộng đồng người Huế ở đô thị thành Châu Hoá đã nhận ra rằng "thói cũ giữ lâu ngày, cái mới còn quá ít". Có lẽ vì thế những thế hệ người Huế tuồng như được sinh ra để trung thành với một sứ mệnh cao quý được uỷ thác là bảo vệ di sản văn hoá trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
    HUẾ, 3.94
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Huế- Di tích và Con người
  7. loncon18

    loncon18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Tính cách Huế
    Thiền sư Viên Thành, người sáng lập chùa Trà Am, có một bài thơ nói về thành phố quê hương của ông như sau:
    Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương
    Chưa đi tới đó hận muôn đường
    Khi đã tới rồi không gì lạ
    Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương.
    Hiểu theo ngôn ngữ Thiền, bài thơ này hàm ý rằng nếu nhìn nó như một cá thể (đối chọi với những thành phố khác) thì Huế không có gì là lạ, và để nhận thức Huế, người ta cần nhìn thấy cá tính của nó.
    Hiển nhiên trong đời sống tinh thần của người Việt, Huế đã là một trung tâm văn hoá có thực, với cộng đồng dân cư từ xưa không lớn lắm (khoảng trên dưới 10 vạn người) nhưng đã tạo ra một truyền thống văn hoá nghệ thuật riêng, một hệ thống các quan niệm nhân văn biểu hiện qua những tập quán ứng xử và thờ phụng riêng, cách nấu ăn, may mặc, giải trí, cách xây dựng nhà ở và đô thị riêng và người Huế có cả những khát vọng và những mê tín riêng. Từ đó, người ta thường nói đến một nghệ thuật sống mang bản sắc Huế hoặc nói cách khác, một "tính cách Huế".
    Những thế hệ di dân đầu tiên (đầu thế kỷ XIV) vào chiếm lĩnh Châu Hoá đều xuất phát từ Nghệ Tĩnh. Ðợt di dân thứ hai (cuối thế kỷ XVI) với Nguyễn Hoàng thì đại bộ phận là gốc Thanh Hoá. Thanh Nghệ Tĩnh là đất Việt cố cựu từ thời dựng nước, ở đó nhân dân vẫn bảo trì rất bền bĩ những giá trị văn hoá Việt cổ, tức là văn hoá Mường. Các di dân mang theo vốn liếng Việt cổ này làm chỗ dựa tinh thần trên đất mới, lưu giữ trong cộng đồng người Huế cho tới bây giờ. Vì thế dù đã là thị dân từ lâu đời, người Huế vẫn giữ nhiều tập quán cổ xưa có gốc từ văn hoá Mường, thí dụ tập quán ăn rau dại (người Kinh ở miền Bắc chỉ ăn rau trồng). Cũng từ cội rễ Thanh Nghệ Tĩnh, văn hoá làng vốn là yếu tố căn bản thiết lập nên tính cách Huế: dù cách xa Huế bao đời, người Huế vẫn gắn bó mật thiết với ngôi làng nơi tổ tiên họ đã sinh ra, sống bằng chất dinh dưỡng của văn hoá làng, thí dụ giai điệu nuôi dưỡng một đời người: từ bài hát ru lúc chào đời đến điệu hò vĩnh biệt lúc nhắm mắt, tất cả đều là tiếng hát của những ngôi làng. Có thể nói từ bản chất, người Huế là một nhà thơ đồng nội hơn là một cư dân đô thị. Có lẽ vì thế người Huế thích làm vườn hơn doanh nghiệp, (dù rằng lúc rời khỏi Huế, họ sẵn sàng trở thành những nhà kinh doanh đầy tài năng).
    Từ nhiều thế kỷ, Châu Hoá đã là địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hoá Việt- Chàm. Từ năm 1306, sau đám cưới của công chúa Huyền Trân thời nhà Trần, người Việt tiến sâu vào lãnh thổ văn hoá Chăm Pa. Ðây là một tình hình đặc biệt về tinh thần của cộng đồng người Việt ở Châu Hoá. Khi họ ngoảnh mặt về phương Nam để tiếp cận với nền văn hoá hải đảo Nam á, mà trung tâm là ấn Ðộ, chính sự giao thoa Việt- Chàm trong thời kỳ này (thời kỳ Thành Châu Hoá) đã tổng hợp nên những đặc trưng mới trong lối sống của cộng đồng người Việt gọi là bản sắc Huế. Chúng ta đã tiếp nhận từ vốn sống hùng hậu của văn hoá Nam á nhiều yếu tố mới mà trung tâm Thăng Long trước đó chưa biết đến, thí dụ như cách tạ thuỷ tránh việc đắp đê dọc các dòng sông, cách trồng giống lúa Chiêm, cách trị bệnh bằng các cây thuốc phương Nam, sự thờ cúng cá voi và các vị nữ thần phương Nam cùng với các lễ hội kèm theo, kể cả khẩu vị thích ăn cay của người Huế... ở đây chỉ xin nêu dẫn hai biểu hiện lớn của bản sắc Huế là âm nhạc và mỹ thuật.
    Ai cũng biết ảnh hưởng của Chàm rất sâu thẳm trong một bộ phận gọi là giọng Nam trong nhạc Huế, như nét mềm mại với tiết tấu buông lơi của các điệu lý, chất trữ tình trong các điệu hò lao động- và điệu hò mái đẩy Huế thì giống điệu hò chèo thuyền của các hải đảo Nam Thái Bình Dương. Về điều này, giáo sư Trần văn Khê đã kết luận rằng "sau nhiều thế kỷ giao lưu, nhạc Việt đã nhuốm màu Chàm". Chính do tính nội tâm đó, nhạc Huế không thích được trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh mặt trời- nhạc Huế cần không gian thân mật và bóng đêm, là nỗi lòng để trở thành tài sản riêng của tâm hồn gửi đén người tri âm, tức là người hiểu được mình. Ðó là tính cách Huế trong âm nhạc.
    Về mỹ thuật, cố hoạ sĩ Phạm Ðăng Trí đã xác lập hệ ngũ sắc dân gian riêng của Huế, gồm 5 màu Ðỏ- Vàng- Tím- Lục- Xanh: khác với hệ ngũ sắc chính thống của phương Ðông là Ðỏ- Vàng- Xanh- Trắng- Ðen; trong đó màu tím là trung gian giữa màu nóng và màu lạnh- và từng cặp màu tương phản có khả năng tạo ra ấn tượng làm dịu mắt gọi là hiệu quả trắng (effect blanche). Màu- tím- Huế như người ta thường gọi- không gây cảm xúc buồn, mà là một niềm vui trong sáng và thầm kín, là màu áo của các nữ sinh Ðồng Khánh xưa, và chỉ xin lưu ý rằng đây cũng là màu áo ưa thích của những phụ nữ Chàm ngày nay vẫn còn thông dụng. Nhiều người tưởng nhầm tâm hồn Huế là buồn, thực ra đấy là những cảm xúc được gạn lọc và không thích bộc lộ để thực hiện ly tưởng thăng bằng của nội tâm.
    Phật giáo vốn đã tồn tại lâu đời trong cuộc sống tinh thần của người Việt, được các Chúa Nguyễn sử dụng như một quốc sách về văn hoá từ đầu thế kỷ XVII, đã là một nhân tố quan trọng của văn hoá Huế, di sản và con người.
    Tình yêu thiên nhiên là một tình cảm lớn trong tâm hồn Huế, đến nỗi nó mang màu sắc của một triết học chi phối toàn bộ cuộc sống tinh thần của người Huế. Sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người là nguyên lý căn bản trong tư duy kiến trúc Huế, từ tổng thể đô thị cho đến tận chỗ ở của mỗi gia đình bình thường. ý niệm "vườn" là nhất quán trong mọi loại hình kiến trúc Huế và người ta có thể nói đến chùa- vườn, nhà- vườn, lăng- vườn, và Huế là một thành- phố- vườn. Vườn Huế hoàn toàn không nhằm mục đích kinh tế, mà là nơi con người được sống với cây cỏ trong một tình bạn lớn qua đó, con người có thể từ ngôi nhà nhỏ của mình bước vào ngôi nhà lớn của vũ trụ. Người ta dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của Triết học Phật giáo trong mô hình vườn Huế.
    Người Huế có một quan niệm mỹ học riêng, khác với truyền thống sẵn có ở miền Bắc. Thử xem xét điều này trên hình mẫu của vẻ đẹp thiếu nữ: trên các tranh tố nữ làng Hồ, vẻ đẹp lý tưởng của khuôn mặt thiếu nữ biểu hiện sự đối xứng giữa hai bên tả hữu với đường ngôi rẽ giữa, đôi mày cong, sống mũi thẳng, đôi môi hình trái tim, và mái tóc được giữ yên giữa đôi vai. ở các thiếu nữ Huế, đường ngôi rẽ lệch về bên phải, mái tóc thề lay động theo bước đi, và tà áo bay theo gió, qua đó người ta cảm nhận một cái đẹp mà trong tổng thể của nó, sự đối xứng không còn được tôn trọng. Mỹ học Huế tìm cách phá vỡ đối xứng để tạo ra một sự hài hoà riêng cho từng cá thể, ý niệm này được thể hiện ngay trên những công trình kiến trúc hoành tráng, thí dụ khác với Lăng Minh Mạng (mô hình lý tưởng của nguyên tắc đối xứng), Lăng Tự Ðức xoá bỏ đối xứng để cho từng bộ phận của cảnh quan xuất hiện bất ngờ dưới mắt người xem. Chúng ta biết rằng vẻ đẹp đối xứng bao hàm sức mạnh của lý trí, trong khi vẻ đẹp không đối xứng được khám phá bằng trực giác và đây cũng chính là nguyên lý của mỹ học Thiền. Người Huế cảm nhận sự vật bằng trực giác hơn bằng lý tính, tâm hồn Huế thì thơ hơn là thực, và vì thế tính cách Huế là Thiền hơn là Nho. Nói thế, không có nghĩa là con người hành động bị loại trừ khỏi tính cách Huế. Dĩ nhiên thôi, vì Huế đã là sân khấu chính trị lịch sử trong nhiều thế kỷ, do đó cũng chính là mảnh đất nuôi dưỡng triết học hành động ở một danh tướng như Nguyễn Tri Phương, ở một thi sĩ như Tố Hữu, và cả ở những thiền sư lãnh đạo phong trào Phật tử lật đổ chế độ Diệm năm 1963. ở người Huế, con người hành động luôn luôn dấn thân rất quyết liệt trong những hoàn cảnh thúc bách của lịch sử, nhưng sau đó họ lại quay về sống với tự do nội tâm của mình. Ðiển hình là nguyên soái Hiệp Ðức, vị tướng Nguyễn đã chiến thắng và kết thúc cuộc chiến Trịnh- Nguyễn vào năm 1672, sau đó từ chối ngôi chúa, giã từ vũ khí để về sống trong một ngôi chùa. Xu hướng tâm linh là một dòng chảy tiềm ẩn nhưng sâu bền trong tính cách Huế.
    Cũng trên những nét chung ấy của tính cách, trong quan hệ với "người" khác, người Huế lấy "cái tâm" làm gốc. Cái tâm bao gồm tình thương, sự nhường nhịn, lòng bao dung để bỏ qua thù hận, sự điềm tĩnh để không cuồng tín... Cái tâm có sức chứa đựng tất cả, nhưng tóm tắt lại là tấm lòng tốt muốn đem tâm hồn mình làm quà tặng, mà người Huế nói là "của ít lòng nhiều". Theo phong tục Huế, trong đêm tân hôn cô dâu và chú rể làm lễ "cúng tơ hồng" lễ vật chỉ có khoai lang, muối và gừng. Ðó là lời nguyện lấy cái tâm để sống với nhau suốt một đời; nên lưu ý thêm rằng tình trạng ly hôn có tỷ lệ rất nhỏ trong cộng đồng người Huế. Cái tâm hoặc gọi là "tấm lòng" chỉ để sống với người khác, chỉ để cho mà không cần "nhận" lại chút gì cả, như trong một bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
    Ðể làm gì em biết không?
    - Ðể gió cuốn đi!
    &&&
    Trên đây là sự phác thảo về một vài quan niệm sống đã làm nên "tính cách Huế". Do hoàn cảnh lịch sử và địa lý đặc biệt, Huế đã là một trung tâm văn hoá quốc gia lớn nhất, đồng thời cũng bị hạn chế về giao lưu với bên ngoài suốt nhiều thế kỷ, do đó, giống như tình hình nước Nhật và người Nhật dưới thời Minh Trị, cộng đồng người Huế quay lại củng cố những quan niệm và lối sống của mình trong sự cố gắng nâng cao vốn liếng dân tộc của mình lên chuẩn mức của cái Ðẹp. Thí dụ: người Huế rất sành ăn và kiên định trên lập trường ăn uống của mình. Trên mọi lĩnh vực, tính cách Huế thích sống văn hoá hơn là hưởng thụ vật chất, thích sống đẹp hơn là sống giàu có, từ đó người ta thường nói đến "Huế thanh lịch".
    Xin lỗi, hình như là tôi đã nói hơi nhiều về những gì tốt đẹp trong tính cách Huế. Có lẽ vì tôi là người Huế, và khác với người Anh vốn thường thích cho nước mình đo ván, người Huế giống với người Pháp ở chỗ thích nói những điều tốt đẹp về xứ sở của mình. Thực ra, mọi tính tốt đều kèm theo mặt xấu của nó, thí dụ sự chăm chú vào nội tâm thường làm yếu khả năng đấu tranh cho tiến bộ xã hội về mặt khác, còn những thói xấu khác của người đời thì ở đâu cũng có, người Huế cũng vậy thôi, thí dụ tính thích làm quan hoặc bệnh sợ vợ ở nhiều người đàn ông. Nhưng khó chữa nhất trong tính cách Huế, theo tôi, lại là căn bệnh phát sinh từ chính sức mạnh của nó, đó là tính bảo thủ về văn hoá. Người Huế rất khó chấp nhận những thử nghiệm đổi mới trong lối sống và cả trong ý thức văn hoá của mình. Ngay từ thế kỷ XVI cái nhìn tinh tế của Tiến sĩ Dương văn An về cộng đồng người Huế ở đô thị thành Châu Hoá đã nhận ra rằng "thói cũ giữ lâu ngày, cái mới còn quá ít". Có lẽ vì thế những thế hệ người Huế tuồng như được sinh ra để trung thành với một sứ mệnh cao quý được uỷ thác là bảo vệ di sản văn hoá trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.
    HUẾ, 3.94
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
    Huế- Di tích và Con người
  8. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Cố đô Huế trước hiểm hoạ... mối
    không rõ tác giả
    100% các công trình gỗ tại cố đô Huế đều có dấu hiệu phá hoại của mối.
    "Mối không chỉ tấn công các công trình bằng gỗ mà còn phá hoại cả các kiến trúc bằng đá, đất nung. Có tổ mối như ở lăng Tự Đức, chỉ trong 8 ngày đã đùn cao tới 1,6 m, làm rạn nứt công trình bên trên. Mối làm tổ dưới đất cũng có thể gây lún đổ nghiêng, đổ sập các công trình trên bề mặt...".
    Ông Phan Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết: "Mỗi năm Trung tâm đầu tư từ 500 đến 700 triệu đồng thực hiện các đề tài chống mối, chống rêu phong. Tuy nhiên chừng ấy kinh phí chỉ đủ tập trung cho 10 công trình quy mô tại khu vực chính, còn lại các nơi khác, chủ yếu vẫn là phòng ngừa...".
    Theo ông Dũng, do tác động của mưa nắng, thời tiết, nhiều kiến trúc tại đây đã xuống cấp trầm trọng. Vì thiếu kinh phí, hiện mới có 40 công trình được khắc phục, còn những nơi khác, nơi nào mục nát quá đành. giới hạn khách vào tham quan trong những ngày mưa to gió lớn(!).
    Chỗ nào cũng mối
    Theo một điều tra gần đây, tỉnh TT - Huế có 41 loại trong tổng số 82 loại mối có tại Việt Nam, 11 trong số đó thường xuyên xuất hiện, phá hoại di tích cổ cố đô Huế.
    TS Nguyễn Tân Vương (Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối - Viện khoa học Thuỷ lợi), cho biết kết quả khảo sát của Trung tâm từ những năm 94-95 cho thấy 100% công trình gỗ tại đây đều đã có dấu vết xâm thực của mối. Ở một số công trình, mối phá hoại phần cấu kiện chịu lực mái, móng nhà. Cộng thêm tác động xấu của thời gian, chiến tranh, những hư hại này khó lòng phục hồi nguyên trạng được.
    Mối ở Huế chia làm 5 nhóm, trong đó có 3 nhóm chính. Nguy hiểm nhất là nhóm Cototermes, ăn vào cấu kiện gỗ chịu lực như cột trụ bằng gỗ lim, vật phẩm trang trí treo trên tường... Tổ của loài mối này rất đông, phá hoại mạnh, đặc biệt chỗ mối ăn lại không trùng với nơi ở của nó nên rất khó tiêu diệt chúng. Nhóm hai, mối Globitermes, chỉ làm tổ ngoài gốc cây, hàng ngày bay vào "tấn công", rất khó phát hiện và xử lý. Loại thứ 3, mối Microerotermes và phân họ Macrotermes-tinac làm tổ chân tường, đầu gỗ, thuận lợi cho việc tìm diệt.
    "Nước đổ lá khoai"
    Trước thực trạng mối tại đây, năm 1995, thông qua tổ chức UNESCO, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã xử lý toàn bộ các công trình kiến trúc gỗ trong quần thể di tích, đặc biệt là các công trình nằm trong kế hoạch tu bổ, tôn tạo bằng một số phương pháp diệt mối của Viện khoa học Lâm nghiệp như phương pháp lây nhiễm, phụt thuốc.
    Năm 1997, tập đoàn Rhône Poulenc (Pháp) đã giúp đỡ trực tiếp cho việc phòng chống mối nền, cấu kiện gỗ tại Hiển Lâm Các (Đại Nội Huế)... với công nghệ mới đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Quá trình xử lý mối được kết hợp đồng bộ với công tác hạ giải, trùng tu, bảo quản công trình, cấu kiện bằng các hoá chất như PBB, PMD4, Penzoa Cypermethrine - Termidor (Pháp). Các biện pháp chống mối thông dụng như dùng sơn ta, lập rào cản mối cho nền công trình, kiểm tra nguồn lây nhiễm. cũng được áp dụng.
    Bất chấp mọi nỗ lực của nhà khoa học, mối vẫn tiếp tục xâm lăng các công trình của khu di tích độc nhất vô nhị này.
    Đâu là giải pháp?
    Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã đề ra một số giải pháp như: Tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm những phương pháp chống mới hiệu quả hơn, đặc biệt các phương pháp vi sinh, ngăn chặn, xử lý sự phát triển của các loại nấm và côn trùng có hại, lấy gỗ quý phục vụ việc tôn tạo di tích, vận động nhân dân địa phương tăng cường phòng chống mối thông qua việc làm sạch môi trường, dùng các biện pháp xử lý mối truyền thống...
    Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học, tính năng của tất cả các loại hoá chất đều chỉ có ảnh hưởng trong một thời gian nhất định, mà rất nhiều công trình nghệ thuật như ngai vàng, tranh tượng... trong trường hợp bị mối (liên tục phát triển) phá hoại sẽ không thể phục hồi.
    Biện pháp phòng tránh mối để bảo vệ di sản cố đô Huế do vậy đòi hỏi thêm công sức đóng góp của nhiều nhà khoa học khác nữa nhằm giải quyết triệt để vấn đề này.
    Kinh đô Huế - di sản văn hóa thế giới
    Là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1945 (xây dựng năm 1802, hoàn thành năm 1883), kinh thành Huế nằm trên bờ bắc dòng sông Hương, chu vi tới hơn 10 km. Chính giữa là Hoàng thành, kiến trúc hình vuông, mỗi cạnh khoảng 600 m. Hàng trăm công trình kiến trúc đặc sắc đã được xây dựng tại đây. Qua hai cuộc chiến tranh, với tác động của thời gian, Hoàng thành đã bị hư hại nặng nề. Ngày nay, cố đô Huế đang được phục nguyên. Tháng 12/1993, UNESCO chính thức ghi tên kinh thành Huế vào danh mục "Di sản văn hoá thế giới" trong cuộc họp lần thứ 17 tổ chức tại Columbia.

    I'd write your name on the whitest san*** disappeared with the very first waveI'd call your name in the loneliest landSunlight burned out in the brown stoned ****An unquiet heartbeat (What an unquiet heart)An unquiet love for you (Love for you)(Say nothing 2U - Quốc Bảo)
  9. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Cố đô Huế trước hiểm hoạ... mối
    không rõ tác giả
    100% các công trình gỗ tại cố đô Huế đều có dấu hiệu phá hoại của mối.
    "Mối không chỉ tấn công các công trình bằng gỗ mà còn phá hoại cả các kiến trúc bằng đá, đất nung. Có tổ mối như ở lăng Tự Đức, chỉ trong 8 ngày đã đùn cao tới 1,6 m, làm rạn nứt công trình bên trên. Mối làm tổ dưới đất cũng có thể gây lún đổ nghiêng, đổ sập các công trình trên bề mặt...".
    Ông Phan Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, cho biết: "Mỗi năm Trung tâm đầu tư từ 500 đến 700 triệu đồng thực hiện các đề tài chống mối, chống rêu phong. Tuy nhiên chừng ấy kinh phí chỉ đủ tập trung cho 10 công trình quy mô tại khu vực chính, còn lại các nơi khác, chủ yếu vẫn là phòng ngừa...".
    Theo ông Dũng, do tác động của mưa nắng, thời tiết, nhiều kiến trúc tại đây đã xuống cấp trầm trọng. Vì thiếu kinh phí, hiện mới có 40 công trình được khắc phục, còn những nơi khác, nơi nào mục nát quá đành. giới hạn khách vào tham quan trong những ngày mưa to gió lớn(!).
    Chỗ nào cũng mối
    Theo một điều tra gần đây, tỉnh TT - Huế có 41 loại trong tổng số 82 loại mối có tại Việt Nam, 11 trong số đó thường xuyên xuất hiện, phá hoại di tích cổ cố đô Huế.
    TS Nguyễn Tân Vương (Trung tâm nghiên cứu phòng trừ mối - Viện khoa học Thuỷ lợi), cho biết kết quả khảo sát của Trung tâm từ những năm 94-95 cho thấy 100% công trình gỗ tại đây đều đã có dấu vết xâm thực của mối. Ở một số công trình, mối phá hoại phần cấu kiện chịu lực mái, móng nhà. Cộng thêm tác động xấu của thời gian, chiến tranh, những hư hại này khó lòng phục hồi nguyên trạng được.
    Mối ở Huế chia làm 5 nhóm, trong đó có 3 nhóm chính. Nguy hiểm nhất là nhóm Cototermes, ăn vào cấu kiện gỗ chịu lực như cột trụ bằng gỗ lim, vật phẩm trang trí treo trên tường... Tổ của loài mối này rất đông, phá hoại mạnh, đặc biệt chỗ mối ăn lại không trùng với nơi ở của nó nên rất khó tiêu diệt chúng. Nhóm hai, mối Globitermes, chỉ làm tổ ngoài gốc cây, hàng ngày bay vào "tấn công", rất khó phát hiện và xử lý. Loại thứ 3, mối Microerotermes và phân họ Macrotermes-tinac làm tổ chân tường, đầu gỗ, thuận lợi cho việc tìm diệt.
    "Nước đổ lá khoai"
    Trước thực trạng mối tại đây, năm 1995, thông qua tổ chức UNESCO, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã xử lý toàn bộ các công trình kiến trúc gỗ trong quần thể di tích, đặc biệt là các công trình nằm trong kế hoạch tu bổ, tôn tạo bằng một số phương pháp diệt mối của Viện khoa học Lâm nghiệp như phương pháp lây nhiễm, phụt thuốc.
    Năm 1997, tập đoàn Rhône Poulenc (Pháp) đã giúp đỡ trực tiếp cho việc phòng chống mối nền, cấu kiện gỗ tại Hiển Lâm Các (Đại Nội Huế)... với công nghệ mới đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới. Quá trình xử lý mối được kết hợp đồng bộ với công tác hạ giải, trùng tu, bảo quản công trình, cấu kiện bằng các hoá chất như PBB, PMD4, Penzoa Cypermethrine - Termidor (Pháp). Các biện pháp chống mối thông dụng như dùng sơn ta, lập rào cản mối cho nền công trình, kiểm tra nguồn lây nhiễm. cũng được áp dụng.
    Bất chấp mọi nỗ lực của nhà khoa học, mối vẫn tiếp tục xâm lăng các công trình của khu di tích độc nhất vô nhị này.
    Đâu là giải pháp?
    Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã đề ra một số giải pháp như: Tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm những phương pháp chống mới hiệu quả hơn, đặc biệt các phương pháp vi sinh, ngăn chặn, xử lý sự phát triển của các loại nấm và côn trùng có hại, lấy gỗ quý phục vụ việc tôn tạo di tích, vận động nhân dân địa phương tăng cường phòng chống mối thông qua việc làm sạch môi trường, dùng các biện pháp xử lý mối truyền thống...
    Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học, tính năng của tất cả các loại hoá chất đều chỉ có ảnh hưởng trong một thời gian nhất định, mà rất nhiều công trình nghệ thuật như ngai vàng, tranh tượng... trong trường hợp bị mối (liên tục phát triển) phá hoại sẽ không thể phục hồi.
    Biện pháp phòng tránh mối để bảo vệ di sản cố đô Huế do vậy đòi hỏi thêm công sức đóng góp của nhiều nhà khoa học khác nữa nhằm giải quyết triệt để vấn đề này.
    Kinh đô Huế - di sản văn hóa thế giới
    Là kinh đô của triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1945 (xây dựng năm 1802, hoàn thành năm 1883), kinh thành Huế nằm trên bờ bắc dòng sông Hương, chu vi tới hơn 10 km. Chính giữa là Hoàng thành, kiến trúc hình vuông, mỗi cạnh khoảng 600 m. Hàng trăm công trình kiến trúc đặc sắc đã được xây dựng tại đây. Qua hai cuộc chiến tranh, với tác động của thời gian, Hoàng thành đã bị hư hại nặng nề. Ngày nay, cố đô Huế đang được phục nguyên. Tháng 12/1993, UNESCO chính thức ghi tên kinh thành Huế vào danh mục "Di sản văn hoá thế giới" trong cuộc họp lần thứ 17 tổ chức tại Columbia.

    I'd write your name on the whitest san*** disappeared with the very first waveI'd call your name in the loneliest landSunlight burned out in the brown stoned ****An unquiet heartbeat (What an unquiet heart)An unquiet love for you (Love for you)(Say nothing 2U - Quốc Bảo)
  10. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Một bộ sưu tập tiền cổ có một không hai tại Việt Nam
    không rõ tác giả
    Đây là bộ sưu tập đang nằm ở Huế. Chủ nhân là nhà sưu tập tiền cổ nổi tiếng Nguyễn Văn Cường và con trai là Nguyễn Anh Huy. Các nhà sưu tập và nghiên cứu trong, ngoài nước đã thừa nhận: đây là bộ sưu tập tiền cổ khá đầy đủ, phong phú và độc đáo nhất VN! Theo báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật số ra ngày 20-1-02:
    Bán cả máu để mua tiền cổ
    Ông Cường sống trong khu phố cổ Gia Hội, một ngôi nhà với các tiện nghi vừa phải vì tất cả những gì quí nhất ông đã bán để có tiền sưu tập tiền cổ trong suốt gần 50 năm qua. "Tôi bắt đầu thực hiện bộ sưu tập này vào năm 1945, khi mới 22 tuổi. Chứng kiến sự sụp đổ của triều đình nhà Nguyễn, trong đó có sự biến động của những đồng tiền cổ, chúng tản mát về các làng quê rồi biến mất trong các lò đúc, lò rèn hoặc chôn vùi dưới đất sâu... Có một cái gì đó quí giá đang mất đi..." - ông già hoài cổ ấy bắt đầu câu chuyện.
    Việc đầu tiên là ông thiết lập bản đồ Huế, chia ra các khu vực có tiền cổ, đặc biệt là khu vực kinh thành và các lò đúc ở Phường Đúc (nơi đúc tiền của nhà Nguyễn); đồng thời nghiên cứu các tài liệu lịch sử để lần dò manh mối. Gặp đồng tiền nào lạ là các chủ lò đúc liền nhắn ông Cường, bởi ông sẵn sàng mua với mọi giá. Hết thành phố ông lại về các huyện, rồi các tỉnh miền Trung, miền Nam và cuối cùng là cả nước. Ở đâu có tiền cổ là ở đó có dấu chân cha con ông Cường. Ông thiết lập đường dây thu gom thông qua những tay buôn bán đồ cổ, trao đổi thông tin và hiện vật thường xuyên với những người chơi tiền cổ trong nước và quốc tế. Ông tận dụng tất cả những cơ hội đi lại làm ăn trong nước cho đến các chuyến du học ở Mỹ để tìm kiếm tiền cổ...
    Những đồng tiền cổ ấy đã mê hoặc ông Cường đến độ khi vợ con ông phải ăn sắn trừ bữa thì ông đã bán cả chiếc đồng hồ Omega, đồ điện, chăn mền và cả đồ thờ, rồi vay thêm của bạn bè cho đủ 650.000 đồng (tiền khoảng 1975) để mua một đồng tiền vàng thời Thiệu Trị. "Cầm được đồng tiền trong tay rồi, tôi cúi lạy người bán ba lạy vì đã mang lại cho tôi của quí hơn cả ngàn vàng".
    Trước đó, năm 1962, trong một chuyến đi Sài Gòn tìm tiền cổ, sau khi đã mua sạch số tiền trong túi thì ông tình cờ phát hiện đồng tiền của Minh Trị Thiên Hoàng (Nhật hoàng) bằng bạc bày bán bên vỉa hè. Biết là cơ hội hiếm hoi, ông quyết bán 300cc máu để mua cho bằng được. Cảm kích trước sự say mê của ông Cường, một nhà sưu tập tiền ở Bỉ - ông Lê Văn Trị - đã gửi tặng nhiều đồng tiền quí, trong đó có bộ sách Cổ tiền đại từ điển của Trung Quốc (TQ) với lời nhắn gửi: "Từ điển này tôi chỉ có một bộ, rất quí, tôi xin tặng bác Cường. Nếu sau này tôi cần mà không mua được thì xin bác cho photo một bản, còn bác hãy giữ lấy bản chính".
    Những đồng tiền độc nhất vô nhị
    Bộ sưu tập của ông Cường được tổ chức theo trình tự lịch sử từ cổ đại đến hiện đại, với chủ đề chính là tiền tệ VN và tiền tệ các nước có lưu hành tại VN. Trong đó tiền TQ chiếm một mảng quan trọng do đã lưu hành ở VN một thời gian rất dài. Mở đầu bộ sưu tập là những loại tiền thời cổ đại TQ - gồm một đồng tiền bằng xương khắc hình vỏ sò (cốt bối) từ thời nhà Thương (thế kỷ 17 trước Công nguyên), đồng tiền bằng đồng đầu tiên đúc hình vỏ sò (đồng bối) và hình chiếc khánh (khánh tệ) thời nhà Chu, hình chiếc xẻng (bố tiền) và con dao (đao tiền) thời Xuân Thu trước Công nguyên. Đây là những đồng tiền tìm thấy dưới mộ Tào Tháo trong cuộc khai quật hơn 10 năm trước, ông Cường may mắn có được thông qua một nhà sưu tập tiền ở Bỉ (ông Trị) và xem như là duy nhất ở VN.
    Trong phần sưu tập tiền TQ còn có những đồng tiền được xem là độc nhất vô nhị ở VN và đã trở nên quí hiếm trên thế giới. Quí nhất là đồng Tĩnh Khang thông bảo thời vua Khâm Tông cuối triều Tống, các tài liệu tiền cổ quốc tế đều ghi "vô định giá". "Dân chơi tiền cổ thấy nó là tái mặt" - ông Cường nói. Cách đây mấy năm giới sưu tập tiền cổ TQ nghe tiếng liền cho người đến Huế xin được mua lại với mọi giá; ông Cường chỉ cho xem nhưng không bán, "vì ngay cả người Trung Quốc mà vẫn thiếu nó thì sao mình lại bán đi!".
    Độc đáo nhất là đồng Chính Đức thời nhà Minh, theo sách Cổ tiền của Tôn Trọng Hối in năm 1990 tại Thượng Hải thì hiện chỉ còn được hai đồng rưỡi (Thiên hạ nhị bản bán Chính Đức Tiền), nhưng chủ yếu là loại đồng nhỏ; còn trong các tài liệu tiền tệ quốc tế đều không có cả hình ảnh. Vì vậy, hiện trên thị trường tiền cổ thế giới có rất nhiều đồng Chính Đức giả. Ông Cường cho biết có cả những đồng tiền đúc giả ngay từ thời nhà Minh. Trong sưu tập của ông có cả đồng tiền giả đúc bằng đồng và đồng tiền thật đúc bằng gang ông đã kỳ công mua được trong số các hiện vật của chiếc tàu buôn đời Minh vớt lên dưới đáy biển Hội An. Ngoài ra còn có rất nhiều đồng tiền TQ quí hiếm khác như: đồng Chu Nguyên (ngàn vàng dễ kiếm, Chu Nguyên khó tìm), đồng Trị bách ngũ thù của Lưu Bị, đồng tiền của Tề Đế, đồng Thiên Minh thông bảo của đời tổ nhà Thanh (trước cả vua Thuận Trị. Từ khi còn ở Mãn Châu...
    Tiền Việt Nam trong bộ sưu tập này không thiếu một triều đại nào, từ đồng tiền đầu tiên được Đinh Tiên Hoàng cho đúc (Thái Bình hưng bảo) cho đến tiền của nhà Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Đàng trong, Nguyễn. Chỉ thiếu tiền nhà Hồ, do làm bạc giấy nên qua 500 năm không còn thấy đâu nữa. Riêng bộ tiền của Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Nhà nước VN dân chủ cộng hòa, Ngân hàng Quốc gia VN (Việt Nam cộng Hòa) và cho đến ngày nay thì hầu như trọn bộ, cả tiền giấy lẫn tiền kẽm.
    Độc đáo nhất là đồng Hàm Nghi thông bảo; năm 1995 GS Francois Thiery - chuyên gia tiền cổ người Pháp - đến thăm ông Cường và nói: "Tôi đi khắp nơi nhưng chỉ thấy ba nơi có đồng tiền Hàm Nghi, đó là Bảo tàng Tiền tệ Pháp, một nhà sưu tập Nhật và ở đây". Sỡ dĩ đồng tiền này quí là do mới đúc thử 4.000 đồng thì vua Hàm Nghi bị lưu đày, vua Đồng Khánh lên đã hủy bỏ, thu hồi về để nấu lại. "Một người cao tuổi thuộc hoàng tộc đã nhượng lại cho tôi. Cầm được đồng Hàm Nghi thật trong tay người tôi run lên như đang mơ".
    Cùng số phận như thế là tiền nhà Mạc, gọi là ngụy triều nên đến thời vua Minh Mạng đã thu hồi và hủy bỏ hết. Vậy mà ông Cường vẫn tìm ra đủ bộ. Và những thứ "hàng độc" khác như: đồng tiền Quang Trung hai mặt chữ, đồng tiền bằng vàng ròng của vua Khải Định, hoặc giấy bạc Hồ chí Minh in trên giấy bổi năm 1946, tín phiếu của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ lưu hành ở Trung bộ 1947, tiền của MTDTGPMN... Tiền cổ của các nước từng lưu hành tại VN như: đồng trade dollar của Nhật, đồng mexicana, đồng hispan (của lái buôn Tây Ban Nha), đồng quan kim của Tưởng Giới Thạch. Đặc biệt nhất là đồng tiền bằng bạc do Pháp đúc để mua thuốc phiện ở Tam giác vàng, ông Cường mua được ở ngã ba biên giới, và đồng tiền của vương quốc Phù Nam với hình ảnh rất lạ lùng...
    Lịch sử diễn ra trên những đồng tiền
    Nếu ông bố sây mê đến độ bán máu thì người con còn bị những đồng tiền cổ mê hoặc khủng khiếp hơn. Các nhà sử học Dương Trung Quốc, Hà Văn Tấn khi gặp Nguyễn Anh Huy đều không ngờ tác giả của hơn 100 bài nghiên cứu về tiền cổ ấy lại là một bác sĩ trẻ mới ngoài 30 tuổi đang công tác tại một bệnh viện miền núi A Lưới. Khi đang còn là sinh viên y khoa, Huy đã tự học chữ Hán, tự nghiên cứu và trở thành hội viên Hội Tiền tệ học Hoa Kỳ.
    "Đồng tiền là nét mặt của mỗi đất nước, nó phản ánh nền chính trị, kinh tế, văn hóa của thời đại sinh ra nó, những đồng tiền cũ kỹ, mòn vẹt, gỉ sét ấy đang chứa trong mình những bí ẩn lịch sử". Bằng việc tiếp cận lịch sử qua thứ văn bản độc đáo đó Nguyễn Anh Huy đã phát hiện ra đồng tiền An Pháp nguyên bảo lưu hành ở Đàng trong một thời chính do Mạc Thiên Tứ (một vị quan của chúa Nguyễn, người Minh phản Thanh) đúc ở Hà Tiên năm 1736 chứ không phải là tiền của Mạc (1527 - 1677) như các nhà nghiên cứu vẫn nóị Đồng thời Huy cũng đã phát hiện thêm 42 hiệu tiền khác bằng đồng thau do Mạc Thiên Tứ đúc cùng thời điểm đó ở Hà Tiên; cùng với 21 hiệu tiền bằng đồng đỏ do Chúa Nguyễn Phúc Thụ đúc năm 1725, và 84 hiệu tiền kẽm do Chúa Nguyễn Phúc Khoát đúc năm 1746. Đó là ba dòng tiền của chúa Nguyễn ở Đàng trong mà Nguyễn Anh Huy đã có công phát hiện. Một công trình chuyên khảo về "Tiền tệ xứ Đàng trong" đang sắp hoàn thành và "Lịch đại tiền tệ Á Đông" đã hoàn tất bản thảo.
    "Đây thật sự là một bộ sưu tập có một không hai, một di sản quí giá về tiền cổ. Tôi đánh giá rất cao không chỉ công sức sưu tầm mà cả những tìm tòi, phát hiện khoa học rất có giá trị bổ sung về lịch sử kinh tế tiền lệ VN mà trước đây gần như đất trống, như bộ tiền ở Đàng trong do Nhật Bản, Công ty Đông Ấn đúc, bộ tiền kẽm... Tôi hi vọng bộ sưu tập sớm được công bố một cách trang trọng, xứng đáng với công lao của người sưu tầm, với giá trị và ý nghĩa khoa học của nó trong nghiên cứu lịch sử VN và giao lưu văn hóa quốc tế".

    I'd write your name on the whitest san*** disappeared with the very first waveI'd call your name in the loneliest landSunlight burned out in the brown stoned ****An unquiet heartbeat (What an unquiet heart)An unquiet love for you (Love for you)(Say nothing 2U - Quốc Bảo)

Chia sẻ trang này