1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Một bộ sưu tập tiền cổ có một không hai tại Việt Nam
    không rõ tác giả
    Đây là bộ sưu tập đang nằm ở Huế. Chủ nhân là nhà sưu tập tiền cổ nổi tiếng Nguyễn Văn Cường và con trai là Nguyễn Anh Huy. Các nhà sưu tập và nghiên cứu trong, ngoài nước đã thừa nhận: đây là bộ sưu tập tiền cổ khá đầy đủ, phong phú và độc đáo nhất VN! Theo báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật số ra ngày 20-1-02:
    Bán cả máu để mua tiền cổ
    Ông Cường sống trong khu phố cổ Gia Hội, một ngôi nhà với các tiện nghi vừa phải vì tất cả những gì quí nhất ông đã bán để có tiền sưu tập tiền cổ trong suốt gần 50 năm qua. "Tôi bắt đầu thực hiện bộ sưu tập này vào năm 1945, khi mới 22 tuổi. Chứng kiến sự sụp đổ của triều đình nhà Nguyễn, trong đó có sự biến động của những đồng tiền cổ, chúng tản mát về các làng quê rồi biến mất trong các lò đúc, lò rèn hoặc chôn vùi dưới đất sâu... Có một cái gì đó quí giá đang mất đi..." - ông già hoài cổ ấy bắt đầu câu chuyện.
    Việc đầu tiên là ông thiết lập bản đồ Huế, chia ra các khu vực có tiền cổ, đặc biệt là khu vực kinh thành và các lò đúc ở Phường Đúc (nơi đúc tiền của nhà Nguyễn); đồng thời nghiên cứu các tài liệu lịch sử để lần dò manh mối. Gặp đồng tiền nào lạ là các chủ lò đúc liền nhắn ông Cường, bởi ông sẵn sàng mua với mọi giá. Hết thành phố ông lại về các huyện, rồi các tỉnh miền Trung, miền Nam và cuối cùng là cả nước. Ở đâu có tiền cổ là ở đó có dấu chân cha con ông Cường. Ông thiết lập đường dây thu gom thông qua những tay buôn bán đồ cổ, trao đổi thông tin và hiện vật thường xuyên với những người chơi tiền cổ trong nước và quốc tế. Ông tận dụng tất cả những cơ hội đi lại làm ăn trong nước cho đến các chuyến du học ở Mỹ để tìm kiếm tiền cổ...
    Những đồng tiền cổ ấy đã mê hoặc ông Cường đến độ khi vợ con ông phải ăn sắn trừ bữa thì ông đã bán cả chiếc đồng hồ Omega, đồ điện, chăn mền và cả đồ thờ, rồi vay thêm của bạn bè cho đủ 650.000 đồng (tiền khoảng 1975) để mua một đồng tiền vàng thời Thiệu Trị. "Cầm được đồng tiền trong tay rồi, tôi cúi lạy người bán ba lạy vì đã mang lại cho tôi của quí hơn cả ngàn vàng".
    Trước đó, năm 1962, trong một chuyến đi Sài Gòn tìm tiền cổ, sau khi đã mua sạch số tiền trong túi thì ông tình cờ phát hiện đồng tiền của Minh Trị Thiên Hoàng (Nhật hoàng) bằng bạc bày bán bên vỉa hè. Biết là cơ hội hiếm hoi, ông quyết bán 300cc máu để mua cho bằng được. Cảm kích trước sự say mê của ông Cường, một nhà sưu tập tiền ở Bỉ - ông Lê Văn Trị - đã gửi tặng nhiều đồng tiền quí, trong đó có bộ sách Cổ tiền đại từ điển của Trung Quốc (TQ) với lời nhắn gửi: "Từ điển này tôi chỉ có một bộ, rất quí, tôi xin tặng bác Cường. Nếu sau này tôi cần mà không mua được thì xin bác cho photo một bản, còn bác hãy giữ lấy bản chính".
    Những đồng tiền độc nhất vô nhị
    Bộ sưu tập của ông Cường được tổ chức theo trình tự lịch sử từ cổ đại đến hiện đại, với chủ đề chính là tiền tệ VN và tiền tệ các nước có lưu hành tại VN. Trong đó tiền TQ chiếm một mảng quan trọng do đã lưu hành ở VN một thời gian rất dài. Mở đầu bộ sưu tập là những loại tiền thời cổ đại TQ - gồm một đồng tiền bằng xương khắc hình vỏ sò (cốt bối) từ thời nhà Thương (thế kỷ 17 trước Công nguyên), đồng tiền bằng đồng đầu tiên đúc hình vỏ sò (đồng bối) và hình chiếc khánh (khánh tệ) thời nhà Chu, hình chiếc xẻng (bố tiền) và con dao (đao tiền) thời Xuân Thu trước Công nguyên. Đây là những đồng tiền tìm thấy dưới mộ Tào Tháo trong cuộc khai quật hơn 10 năm trước, ông Cường may mắn có được thông qua một nhà sưu tập tiền ở Bỉ (ông Trị) và xem như là duy nhất ở VN.
    Trong phần sưu tập tiền TQ còn có những đồng tiền được xem là độc nhất vô nhị ở VN và đã trở nên quí hiếm trên thế giới. Quí nhất là đồng Tĩnh Khang thông bảo thời vua Khâm Tông cuối triều Tống, các tài liệu tiền cổ quốc tế đều ghi "vô định giá". "Dân chơi tiền cổ thấy nó là tái mặt" - ông Cường nói. Cách đây mấy năm giới sưu tập tiền cổ TQ nghe tiếng liền cho người đến Huế xin được mua lại với mọi giá; ông Cường chỉ cho xem nhưng không bán, "vì ngay cả người Trung Quốc mà vẫn thiếu nó thì sao mình lại bán đi!".
    Độc đáo nhất là đồng Chính Đức thời nhà Minh, theo sách Cổ tiền của Tôn Trọng Hối in năm 1990 tại Thượng Hải thì hiện chỉ còn được hai đồng rưỡi (Thiên hạ nhị bản bán Chính Đức Tiền), nhưng chủ yếu là loại đồng nhỏ; còn trong các tài liệu tiền tệ quốc tế đều không có cả hình ảnh. Vì vậy, hiện trên thị trường tiền cổ thế giới có rất nhiều đồng Chính Đức giả. Ông Cường cho biết có cả những đồng tiền đúc giả ngay từ thời nhà Minh. Trong sưu tập của ông có cả đồng tiền giả đúc bằng đồng và đồng tiền thật đúc bằng gang ông đã kỳ công mua được trong số các hiện vật của chiếc tàu buôn đời Minh vớt lên dưới đáy biển Hội An. Ngoài ra còn có rất nhiều đồng tiền TQ quí hiếm khác như: đồng Chu Nguyên (ngàn vàng dễ kiếm, Chu Nguyên khó tìm), đồng Trị bách ngũ thù của Lưu Bị, đồng tiền của Tề Đế, đồng Thiên Minh thông bảo của đời tổ nhà Thanh (trước cả vua Thuận Trị. Từ khi còn ở Mãn Châu...
    Tiền Việt Nam trong bộ sưu tập này không thiếu một triều đại nào, từ đồng tiền đầu tiên được Đinh Tiên Hoàng cho đúc (Thái Bình hưng bảo) cho đến tiền của nhà Lê, Lý, Trần, Lê, Mạc, Đàng trong, Nguyễn. Chỉ thiếu tiền nhà Hồ, do làm bạc giấy nên qua 500 năm không còn thấy đâu nữa. Riêng bộ tiền của Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Nhà nước VN dân chủ cộng hòa, Ngân hàng Quốc gia VN (Việt Nam cộng Hòa) và cho đến ngày nay thì hầu như trọn bộ, cả tiền giấy lẫn tiền kẽm.
    Độc đáo nhất là đồng Hàm Nghi thông bảo; năm 1995 GS Francois Thiery - chuyên gia tiền cổ người Pháp - đến thăm ông Cường và nói: "Tôi đi khắp nơi nhưng chỉ thấy ba nơi có đồng tiền Hàm Nghi, đó là Bảo tàng Tiền tệ Pháp, một nhà sưu tập Nhật và ở đây". Sỡ dĩ đồng tiền này quí là do mới đúc thử 4.000 đồng thì vua Hàm Nghi bị lưu đày, vua Đồng Khánh lên đã hủy bỏ, thu hồi về để nấu lại. "Một người cao tuổi thuộc hoàng tộc đã nhượng lại cho tôi. Cầm được đồng Hàm Nghi thật trong tay người tôi run lên như đang mơ".
    Cùng số phận như thế là tiền nhà Mạc, gọi là ngụy triều nên đến thời vua Minh Mạng đã thu hồi và hủy bỏ hết. Vậy mà ông Cường vẫn tìm ra đủ bộ. Và những thứ "hàng độc" khác như: đồng tiền Quang Trung hai mặt chữ, đồng tiền bằng vàng ròng của vua Khải Định, hoặc giấy bạc Hồ chí Minh in trên giấy bổi năm 1946, tín phiếu của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ lưu hành ở Trung bộ 1947, tiền của MTDTGPMN... Tiền cổ của các nước từng lưu hành tại VN như: đồng trade dollar của Nhật, đồng mexicana, đồng hispan (của lái buôn Tây Ban Nha), đồng quan kim của Tưởng Giới Thạch. Đặc biệt nhất là đồng tiền bằng bạc do Pháp đúc để mua thuốc phiện ở Tam giác vàng, ông Cường mua được ở ngã ba biên giới, và đồng tiền của vương quốc Phù Nam với hình ảnh rất lạ lùng...
    Lịch sử diễn ra trên những đồng tiền
    Nếu ông bố sây mê đến độ bán máu thì người con còn bị những đồng tiền cổ mê hoặc khủng khiếp hơn. Các nhà sử học Dương Trung Quốc, Hà Văn Tấn khi gặp Nguyễn Anh Huy đều không ngờ tác giả của hơn 100 bài nghiên cứu về tiền cổ ấy lại là một bác sĩ trẻ mới ngoài 30 tuổi đang công tác tại một bệnh viện miền núi A Lưới. Khi đang còn là sinh viên y khoa, Huy đã tự học chữ Hán, tự nghiên cứu và trở thành hội viên Hội Tiền tệ học Hoa Kỳ.
    "Đồng tiền là nét mặt của mỗi đất nước, nó phản ánh nền chính trị, kinh tế, văn hóa của thời đại sinh ra nó, những đồng tiền cũ kỹ, mòn vẹt, gỉ sét ấy đang chứa trong mình những bí ẩn lịch sử". Bằng việc tiếp cận lịch sử qua thứ văn bản độc đáo đó Nguyễn Anh Huy đã phát hiện ra đồng tiền An Pháp nguyên bảo lưu hành ở Đàng trong một thời chính do Mạc Thiên Tứ (một vị quan của chúa Nguyễn, người Minh phản Thanh) đúc ở Hà Tiên năm 1736 chứ không phải là tiền của Mạc (1527 - 1677) như các nhà nghiên cứu vẫn nóị Đồng thời Huy cũng đã phát hiện thêm 42 hiệu tiền khác bằng đồng thau do Mạc Thiên Tứ đúc cùng thời điểm đó ở Hà Tiên; cùng với 21 hiệu tiền bằng đồng đỏ do Chúa Nguyễn Phúc Thụ đúc năm 1725, và 84 hiệu tiền kẽm do Chúa Nguyễn Phúc Khoát đúc năm 1746. Đó là ba dòng tiền của chúa Nguyễn ở Đàng trong mà Nguyễn Anh Huy đã có công phát hiện. Một công trình chuyên khảo về "Tiền tệ xứ Đàng trong" đang sắp hoàn thành và "Lịch đại tiền tệ Á Đông" đã hoàn tất bản thảo.
    "Đây thật sự là một bộ sưu tập có một không hai, một di sản quí giá về tiền cổ. Tôi đánh giá rất cao không chỉ công sức sưu tầm mà cả những tìm tòi, phát hiện khoa học rất có giá trị bổ sung về lịch sử kinh tế tiền lệ VN mà trước đây gần như đất trống, như bộ tiền ở Đàng trong do Nhật Bản, Công ty Đông Ấn đúc, bộ tiền kẽm... Tôi hi vọng bộ sưu tập sớm được công bố một cách trang trọng, xứng đáng với công lao của người sưu tầm, với giá trị và ý nghĩa khoa học của nó trong nghiên cứu lịch sử VN và giao lưu văn hóa quốc tế".

    I'd write your name on the whitest san*** disappeared with the very first waveI'd call your name in the loneliest landSunlight burned out in the brown stoned ****An unquiet heartbeat (What an unquiet heart)An unquiet love for you (Love for you)(Say nothing 2U - Quốc Bảo)
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Chợ Xưa Bao Vinh, Cảng Cũ Thanh Hà
    Hoàng Thị Thọ
    Cảng Thanh Hà - cảng cổ thuộc làng Minh Hương và làng Địa Linh xưa, thuộc huyện Hương Trà, cách trung tâm Huế gần 5 km về phía đông bắc, là một cảng sông vang bóng một thời, một phố buôn và một làng người Hoa định cư từ thế kỷ 17 - 18, ghi dấu một giai đoạn giao lưu thương mại rộn rịp với Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Mã Lai, châu Âu và các nước Ả Rập. Phố cảng Thanh Hà ra đời sau khi chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chúa từ Phúc An vào Kim Long và hình thành ở đây một đô thị cảng ven sông bên cạnh đô thị mang đậm tính chất quân sự là Kim Long - Phú Xuân. Cảng nằm chỗ dòng sông trải rộng, nước sâu, thẳng bờ, kín gió, một điều kiện thiên nhiên lý tưởng. Đến cuối thế kỷ 18 đầu 19, Thanh Hà bước vào giai đoạn suy tàn, rồi sau đó xuất hiện hàng loạt khu thương mại mới như chợ Dinh, chợ Được, Bao Vinh... Đặc biệt là Bao Vinh, cách phố cảng Thanh Hà không xa, cư dân buôn bán chuyển dần về đây, đã xuất hiện một đô thị mới với đầy đủ phố, cảng, chợ nhộn nhịp, phồn hoa.
    Phố, chợ Bao Vinh ôm ấp một bờ sông Hương, với chiều dài chừng 500 - 600 m. Các hoạt động buôn bán đã hình thành một hệ thống di tích kiến trúc như phố - chợ - cảng - cầu - cống - bến đò... Bao Vinh nổi tiếng với cái chợ nổi, nơi hội tụ của biết bao thuyền lớn, có sức chở và hình dáng khác nhau đến đây từ khơi xa hay các vùng biển lân cận: Nam Định, Phan Rí, Quy Nhơn, Đà Nẵng... Thuyền Nam Định chở tơ lụa, bàn ghế chạm trổ hoặc cẩn xà cừ bắc, chiếu Phát Diệm, quế Thanh Hóa và các mặt hàng phía bắc hay nhập từ Trung Hoa và Nhật Bản. Từ Phan Rí, Quy Nhơn, Đà Nẵng, thuyền chở theo các loại đồ gốm và các mặt hàng thông thường để trao đổi như gạo, đậu phộng, dừa trái, dây dừa, tiêu, thuốc lá... Những thuyền ấy khi rời cảng Bao Vinh đều chở đầy hàng hóa, đặc sản đưa về Trung Hoa, Hongkong qua Hải Phòng và Đà Nẵng, nhiều nhất là gạo, bắp, sắn, khoai... Hàng lâm sản có mây tre, ván thuyền, trầm hương và các sản vật của miền cao, các thứ trái cây của vườn Huế như cau, thanh trà, cam, quýt... Các thuyền nhỏ hơn từ Quảng Bình, Quảng Nam đem theo mắm, đường, sản phẩm địa phương để trao đổi. Quảng Trị đem củi, tre, nứa, gạo bắp, các thuyền nội tỉnh cung cấp cho Bao Vinh và các chợ lân cận các loài cá ngon. Thương nhân nước ngoài đưa đến vải lụa, sành sứ, trà, thuốc bắc, trái cây ướp đường, mứt bánh, đồ chơi trẻ em... Có thuyền còn ngụy trang để chứa dưới khoang thuyền bành lụa, tiêu, ngà voi, đường, quế, đậu khấu, sa nhân, chàm, thuốc lá, trà, vải, đồ sành, hàng mỹ nghệ bằng ngà voi, bạc, đồng đen. Phố chợ Bao Vinh còn có những cửa hàng bán thuốc bắc nổi tiếng.
    Xuống phố Bao Vinh bây giờ, ngoài các mặt hàng hóa thời nay, du khách rất ưa chuộng những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, mây, tre, nứa, lá, những sản phẩm của làng Bao La. Những mặt hàng truyền thống của phố chợ Bao Vinh cổ như thuốc bắc, thuốc lá Cẩm Lệ, muối, đặc biệt là trách, nồi bằng đất nung. Nấu cơm, kho cá... bằng nồi đất ngon và không độc hại.
    Bà Ái, 72 tuổi, nhan sắc một thời của phố cổ Bảo Vinh vui vẻ kể chuyện: "Ngày trước nơi ni cũng như trên Huế. Ban ngày đông đúc đã đành, đêm đến, nhất là mùa trăng nhộn nhịp vô cùng". Anh Phan Đình Lợi, dân Bao Vinh cùng tôi đi dọc phố cổ Bao Vinh. Mấy trăm nóc nhà rêu phong cổ kính san sát ven sông. Nhà cổ Bao Vinh có phong cách gần gũi với phong cách nhà rường Huế. Nhà gỗ hình ống và nhà tứ giác phía bờ sông. Những ngôi nhà đều gần giống nhau. Nhà vừa là nhà hàng, vừa là nhà kho, cũng là phòng ngủ và nơi tiếp khách, hẹp chiều rộng, hun hút sâu, mái thấp, lợp ngói. Có cái là một tòa nhà chung quanh có hành lang, có cái chỉ một gian phòng, đằng sau có sân, vườn, nhà bếp. Các bô lão Bao Vinh nói rằng: ở đây kết cấu nhà theo hình tự nhà - sân - nhà - sân. Giữa nhà trước và nhà sau có khoảng cách dùng làm sân. Khoảng hở ở sân, một phần làm nhà bếp, nhà vệ sinh, sân thấp hơn nền nhà là nơi thoát nước, còn là nơi đón ánh sáng và gió trời. Mỗi ngày có hàng chục du khách về thăm phố cổ và di chỉ Thanh Hà, nhiều nhất là người Nhật, kế đến là người Hoa...
    Huế là di sản văn hóa thế giới, đã mở một số tuyến du lịch nội vùng: Huế đi Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Thuận An; Huế đi chiến khu xưa A Sầu, A Lưới..., vậy sao lại không khai thác tuyến Huế - Bao Vinh - Thanh Hà - Thành Hóa Châu theo dòng Hương, nơi có ngã rẽ mà anh Hoàng Phủ Ngọc Tường cứ da diết: "Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó để nói một lời thề trước khi về biển cả: còn non, còn nước, còn dài - còn về còn nhớ... Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương, thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở".

    I'd write your name on the whitest san*** disappeared with the very first waveI'd call your name in the loneliest landSunlight burned out in the brown stoned ****An unquiet heartbeat (What an unquiet heart)An unquiet love for you (Love for you)(Say nothing 2U - Quốc Bảo)
  3. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Chợ Xưa Bao Vinh, Cảng Cũ Thanh Hà
    Hoàng Thị Thọ
    Cảng Thanh Hà - cảng cổ thuộc làng Minh Hương và làng Địa Linh xưa, thuộc huyện Hương Trà, cách trung tâm Huế gần 5 km về phía đông bắc, là một cảng sông vang bóng một thời, một phố buôn và một làng người Hoa định cư từ thế kỷ 17 - 18, ghi dấu một giai đoạn giao lưu thương mại rộn rịp với Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Mã Lai, châu Âu và các nước Ả Rập. Phố cảng Thanh Hà ra đời sau khi chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ chúa từ Phúc An vào Kim Long và hình thành ở đây một đô thị cảng ven sông bên cạnh đô thị mang đậm tính chất quân sự là Kim Long - Phú Xuân. Cảng nằm chỗ dòng sông trải rộng, nước sâu, thẳng bờ, kín gió, một điều kiện thiên nhiên lý tưởng. Đến cuối thế kỷ 18 đầu 19, Thanh Hà bước vào giai đoạn suy tàn, rồi sau đó xuất hiện hàng loạt khu thương mại mới như chợ Dinh, chợ Được, Bao Vinh... Đặc biệt là Bao Vinh, cách phố cảng Thanh Hà không xa, cư dân buôn bán chuyển dần về đây, đã xuất hiện một đô thị mới với đầy đủ phố, cảng, chợ nhộn nhịp, phồn hoa.
    Phố, chợ Bao Vinh ôm ấp một bờ sông Hương, với chiều dài chừng 500 - 600 m. Các hoạt động buôn bán đã hình thành một hệ thống di tích kiến trúc như phố - chợ - cảng - cầu - cống - bến đò... Bao Vinh nổi tiếng với cái chợ nổi, nơi hội tụ của biết bao thuyền lớn, có sức chở và hình dáng khác nhau đến đây từ khơi xa hay các vùng biển lân cận: Nam Định, Phan Rí, Quy Nhơn, Đà Nẵng... Thuyền Nam Định chở tơ lụa, bàn ghế chạm trổ hoặc cẩn xà cừ bắc, chiếu Phát Diệm, quế Thanh Hóa và các mặt hàng phía bắc hay nhập từ Trung Hoa và Nhật Bản. Từ Phan Rí, Quy Nhơn, Đà Nẵng, thuyền chở theo các loại đồ gốm và các mặt hàng thông thường để trao đổi như gạo, đậu phộng, dừa trái, dây dừa, tiêu, thuốc lá... Những thuyền ấy khi rời cảng Bao Vinh đều chở đầy hàng hóa, đặc sản đưa về Trung Hoa, Hongkong qua Hải Phòng và Đà Nẵng, nhiều nhất là gạo, bắp, sắn, khoai... Hàng lâm sản có mây tre, ván thuyền, trầm hương và các sản vật của miền cao, các thứ trái cây của vườn Huế như cau, thanh trà, cam, quýt... Các thuyền nhỏ hơn từ Quảng Bình, Quảng Nam đem theo mắm, đường, sản phẩm địa phương để trao đổi. Quảng Trị đem củi, tre, nứa, gạo bắp, các thuyền nội tỉnh cung cấp cho Bao Vinh và các chợ lân cận các loài cá ngon. Thương nhân nước ngoài đưa đến vải lụa, sành sứ, trà, thuốc bắc, trái cây ướp đường, mứt bánh, đồ chơi trẻ em... Có thuyền còn ngụy trang để chứa dưới khoang thuyền bành lụa, tiêu, ngà voi, đường, quế, đậu khấu, sa nhân, chàm, thuốc lá, trà, vải, đồ sành, hàng mỹ nghệ bằng ngà voi, bạc, đồng đen. Phố chợ Bao Vinh còn có những cửa hàng bán thuốc bắc nổi tiếng.
    Xuống phố Bao Vinh bây giờ, ngoài các mặt hàng hóa thời nay, du khách rất ưa chuộng những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, mây, tre, nứa, lá, những sản phẩm của làng Bao La. Những mặt hàng truyền thống của phố chợ Bao Vinh cổ như thuốc bắc, thuốc lá Cẩm Lệ, muối, đặc biệt là trách, nồi bằng đất nung. Nấu cơm, kho cá... bằng nồi đất ngon và không độc hại.
    Bà Ái, 72 tuổi, nhan sắc một thời của phố cổ Bảo Vinh vui vẻ kể chuyện: "Ngày trước nơi ni cũng như trên Huế. Ban ngày đông đúc đã đành, đêm đến, nhất là mùa trăng nhộn nhịp vô cùng". Anh Phan Đình Lợi, dân Bao Vinh cùng tôi đi dọc phố cổ Bao Vinh. Mấy trăm nóc nhà rêu phong cổ kính san sát ven sông. Nhà cổ Bao Vinh có phong cách gần gũi với phong cách nhà rường Huế. Nhà gỗ hình ống và nhà tứ giác phía bờ sông. Những ngôi nhà đều gần giống nhau. Nhà vừa là nhà hàng, vừa là nhà kho, cũng là phòng ngủ và nơi tiếp khách, hẹp chiều rộng, hun hút sâu, mái thấp, lợp ngói. Có cái là một tòa nhà chung quanh có hành lang, có cái chỉ một gian phòng, đằng sau có sân, vườn, nhà bếp. Các bô lão Bao Vinh nói rằng: ở đây kết cấu nhà theo hình tự nhà - sân - nhà - sân. Giữa nhà trước và nhà sau có khoảng cách dùng làm sân. Khoảng hở ở sân, một phần làm nhà bếp, nhà vệ sinh, sân thấp hơn nền nhà là nơi thoát nước, còn là nơi đón ánh sáng và gió trời. Mỗi ngày có hàng chục du khách về thăm phố cổ và di chỉ Thanh Hà, nhiều nhất là người Nhật, kế đến là người Hoa...
    Huế là di sản văn hóa thế giới, đã mở một số tuyến du lịch nội vùng: Huế đi Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Thuận An; Huế đi chiến khu xưa A Sầu, A Lưới..., vậy sao lại không khai thác tuyến Huế - Bao Vinh - Thanh Hà - Thành Hóa Châu theo dòng Hương, nơi có ngã rẽ mà anh Hoàng Phủ Ngọc Tường cứ da diết: "Và giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, ở ngã rẽ này sông Hương đã chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó để nói một lời thề trước khi về biển cả: còn non, còn nước, còn dài - còn về còn nhớ... Lời thề ấy vang vọng khắp lưu vực sông Hương, thành giọng hò dân gian, ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở".

    I'd write your name on the whitest san*** disappeared with the very first waveI'd call your name in the loneliest landSunlight burned out in the brown stoned ****An unquiet heartbeat (What an unquiet heart)An unquiet love for you (Love for you)(Say nothing 2U - Quốc Bảo)
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Kỷ niệm 100 năm chợ Đông Ba (1899- 1999)
    không rõ tác giả
    Chợ Đông Ba- dịu dàng nét Huế
    Văn hoá là những gì trầm tích lâu đời, được con người hết thế hệ này đến thế hệ khác ủ tâm hồn mình vào trong đó, cho dù đó là văn hoá vật thể cũng mang ý nghĩa tinh thần mới tạo nên văn hoá. Chợ Đông Ba (Huế) là một địa chỉ như vậy. Nơi đây còn gắn liền với bước thăng trầm của cố đô, với các phong trào yêu nước của sinh viên trí thức, với sự hình thành tâm hồn và tính cách của con người xứ Huế, đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ hơn một trăm năm qua...
    "Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại..."
    Câu ca dân gian này ghi dấu thời điểm xuất hiện của chợ mới bây giờ, được thành lập theo chỉ dụ của Vua Thành Thái vào năm 1899. Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, tiền thân của Chợ Đông Ba là chợ Quy Giả nằm ở trong và ngoài thành quách của Chánh Đông, có từ đầu thế kỷ XIX, từ thời Vua Gia Long (1802- 1820). Càng ngày, chợ Quy Giả càng sầm uất, trở thành trung tâm thương mại của kinh kỳ, được xây dựng lại (trên khu đất vườn hoa Phan Đăng Lưu bây giờ) và đổi tên thành chợ Đông Gia, có đình chợ, quán chợ và lần đầu tiên cho dân lĩnh trưng thuê chợ. Năm 1885, khi kinh đô thất thủ trước sự tấn công của giặc Pháp, Chợ Đông Gia bị đốt cháy. Năm 1887, Vua Đồng Khánh cho xây dựng lại và đặt tên là Chợ Đông Ba (tên con sông đào chảy qua cạnh chợ). Năm 1899, khi xây dựng xong phố Trường Tiền (Trần Hưng Đạo bây giờ), vì mặt bằng ở khu chợ cũ quá chật, không đáp ứng được sự phát triển của một trung tâm thương mại, theo chỉ dụ của Vua Thành Thái, chợ được dời ra khu đất mới rộng rãi hơn. "Giại" là bãi đất bùn lầy, lau lách um tùm nằm bên bờ sông Hương, vị trí chợ hiện nay. Khu thương mại mới này có quy mô bề thế: 4 dãy quán (tả, hữu, tiền, hậu); mặt tiền 1 dãy 8 gian; mặt hậu 1 dãy 15 gian; dãy tả 12 gian; dãy hữu 13 gian đều lợp ngói. Giữa chợ có một lầu vuông xây 3 tầng, tầng trên bốn phía làm cửa đều treo đồng hồ (đến giờ gõ chuông nên gọi là lầu chuông) để biết thời khắc.
    [...]
    Trong buổi toạ đàm khoa học Chợ Đông Ba 100 năm xây dựng và trưởng thành, có học giả đã cho rằng: nếu không tính những giai đoạn mang tên là chợ Quy Giả, rồi chợ Đông Gia, chỉ tính riêng khi có tên Đông Ba cho đến nay, chợ đã có 112 tuổi, có trước chợ Đồng Xuân (Hà nội) 3 năm và trước chợ Bến Thành (TPHCM) 25 năm. Chặng đường phát triển của Chợ Đông Ba gắn liền với quá trình phát triển của văn hoá Huế.
    Văn hoá chợ- dịu dàng nét Huế
    Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay chợ có 2543 hộ kinh doanh có lô cố định, 140 hộ có lô bán cố định và gần 700 hộ buôn bán hàng rong. Hàng ngày chợ thu hút khoảng 700 khách du lịch trong và ngoài nước đến với Chợ Đông Ba, chiếm tỷ lệ 10% số khách hàng ngày đến chợ. Vào dịp Tết, lễ hàng ngày có khoảng trên 10.000 khách đến chợ. Chợ Đông Ba trở thành một điểm du lịch- văn hoá của cố đô. Người ta đến chợ không chỉ nhằm mua những đặc sản quý hiếm của xứ Huế như nón bài thơ, kẹo mè xửng, mắm tôm chua, nem chả, quýt Hương Cần, hạt sen Tịnh Tâm; hoặc có thể ăn món cơm hến cay rát lưỡi ở các quầy hàng rong, nếm món bánh bột lọc, món bánh bèo mỏng manh với nước mắm ớt xanh, thử tô bún bò giò heo còn nghi ngút khói, mà còn dạo chợ để thưởng thức thái độ mua bán lịch sự, văn minh , văn hoá ứng xử dịu dàng của người phụ nữ Huế. Hiện nay, một số quầy hàng ở Chợ Đông Ba vẫn còn những tiểu thương mặc áo dài trong hoạt động buôn bán. Có lẽ, hiếm có một chợ nào còn giữ được nét văn hoá truyền thống tốt đẹp như thế.
    [...]

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me forever?(Forever - Stratovarius)
     
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Kỷ niệm 100 năm chợ Đông Ba (1899- 1999)
    không rõ tác giả
    Chợ Đông Ba- dịu dàng nét Huế
    Văn hoá là những gì trầm tích lâu đời, được con người hết thế hệ này đến thế hệ khác ủ tâm hồn mình vào trong đó, cho dù đó là văn hoá vật thể cũng mang ý nghĩa tinh thần mới tạo nên văn hoá. Chợ Đông Ba (Huế) là một địa chỉ như vậy. Nơi đây còn gắn liền với bước thăng trầm của cố đô, với các phong trào yêu nước của sinh viên trí thức, với sự hình thành tâm hồn và tính cách của con người xứ Huế, đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ hơn một trăm năm qua...
    "Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại..."
    Câu ca dân gian này ghi dấu thời điểm xuất hiện của chợ mới bây giờ, được thành lập theo chỉ dụ của Vua Thành Thái vào năm 1899. Theo Quốc sử quán triều Nguyễn, tiền thân của Chợ Đông Ba là chợ Quy Giả nằm ở trong và ngoài thành quách của Chánh Đông, có từ đầu thế kỷ XIX, từ thời Vua Gia Long (1802- 1820). Càng ngày, chợ Quy Giả càng sầm uất, trở thành trung tâm thương mại của kinh kỳ, được xây dựng lại (trên khu đất vườn hoa Phan Đăng Lưu bây giờ) và đổi tên thành chợ Đông Gia, có đình chợ, quán chợ và lần đầu tiên cho dân lĩnh trưng thuê chợ. Năm 1885, khi kinh đô thất thủ trước sự tấn công của giặc Pháp, Chợ Đông Gia bị đốt cháy. Năm 1887, Vua Đồng Khánh cho xây dựng lại và đặt tên là Chợ Đông Ba (tên con sông đào chảy qua cạnh chợ). Năm 1899, khi xây dựng xong phố Trường Tiền (Trần Hưng Đạo bây giờ), vì mặt bằng ở khu chợ cũ quá chật, không đáp ứng được sự phát triển của một trung tâm thương mại, theo chỉ dụ của Vua Thành Thái, chợ được dời ra khu đất mới rộng rãi hơn. "Giại" là bãi đất bùn lầy, lau lách um tùm nằm bên bờ sông Hương, vị trí chợ hiện nay. Khu thương mại mới này có quy mô bề thế: 4 dãy quán (tả, hữu, tiền, hậu); mặt tiền 1 dãy 8 gian; mặt hậu 1 dãy 15 gian; dãy tả 12 gian; dãy hữu 13 gian đều lợp ngói. Giữa chợ có một lầu vuông xây 3 tầng, tầng trên bốn phía làm cửa đều treo đồng hồ (đến giờ gõ chuông nên gọi là lầu chuông) để biết thời khắc.
    [...]
    Trong buổi toạ đàm khoa học Chợ Đông Ba 100 năm xây dựng và trưởng thành, có học giả đã cho rằng: nếu không tính những giai đoạn mang tên là chợ Quy Giả, rồi chợ Đông Gia, chỉ tính riêng khi có tên Đông Ba cho đến nay, chợ đã có 112 tuổi, có trước chợ Đồng Xuân (Hà nội) 3 năm và trước chợ Bến Thành (TPHCM) 25 năm. Chặng đường phát triển của Chợ Đông Ba gắn liền với quá trình phát triển của văn hoá Huế.
    Văn hoá chợ- dịu dàng nét Huế
    Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay chợ có 2543 hộ kinh doanh có lô cố định, 140 hộ có lô bán cố định và gần 700 hộ buôn bán hàng rong. Hàng ngày chợ thu hút khoảng 700 khách du lịch trong và ngoài nước đến với Chợ Đông Ba, chiếm tỷ lệ 10% số khách hàng ngày đến chợ. Vào dịp Tết, lễ hàng ngày có khoảng trên 10.000 khách đến chợ. Chợ Đông Ba trở thành một điểm du lịch- văn hoá của cố đô. Người ta đến chợ không chỉ nhằm mua những đặc sản quý hiếm của xứ Huế như nón bài thơ, kẹo mè xửng, mắm tôm chua, nem chả, quýt Hương Cần, hạt sen Tịnh Tâm; hoặc có thể ăn món cơm hến cay rát lưỡi ở các quầy hàng rong, nếm món bánh bột lọc, món bánh bèo mỏng manh với nước mắm ớt xanh, thử tô bún bò giò heo còn nghi ngút khói, mà còn dạo chợ để thưởng thức thái độ mua bán lịch sự, văn minh , văn hoá ứng xử dịu dàng của người phụ nữ Huế. Hiện nay, một số quầy hàng ở Chợ Đông Ba vẫn còn những tiểu thương mặc áo dài trong hoạt động buôn bán. Có lẽ, hiếm có một chợ nào còn giữ được nét văn hoá truyền thống tốt đẹp như thế.
    [...]

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me forever?(Forever - Stratovarius)
     
  6. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Chuyện về những lão nghệ nhân ở Huế
    Minh Tự
    Họ là những nghệ nhân đã tạo nên các sản phẩm độc đáo chỉ có ở Huế: trang phục cung đình, đàn guitar Tân Châu, đồ rèn An Lãng... Đến nay, các bậc nghệ nhân này đều đã ở tuổi ngoài 80, và những tinh túy trong nghề của họ đang có nguy cơ mai một.
    Có một nghề chỉ có ở Huế, đó là nghề làm trang phục hoàng gia và cũng chỉ còn có hai nghệ nhân: một người làm hia hài, một người may áo quần mũ mão. Theo lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân, tôi tìm đến bác thợ Khiêm (Lê Văn Khiêm) - người chuyên làm các loại hia hài của vua và gia đình hoàng tộc, của các quan lại triều đình cũng như các loại giày dép của dân thường ngày xưa... Tiếc thay, ông thợ hia hài cuối cùng của xứ Huế đã ra đi khi còn truyền nghề dở dang cho cậu con trai út.
    Người chuyên may áo quần mũ mão là nghệ nhân La Cháu. Ông chính là nghệ sĩ Ưu tú tuồng La Cháu, thầy dạy tuồng cung đình cho tất cả các lớp nghệ sĩ tuồng ở Huế từ hơn 50 năm nay. Năm 12 tuổi, ông được tuyển vào học tuồng ở nhà hát Duyệt thị đường trong cung vua Khải Định. Vì không biết chữ, ông phải học thuộc lòng từng câu; vậy mà ông đã thuộc hết tất cả các vở tuồng cung đình cũng như các vở tuồng cổ khác. Vừa học hát ông vừa học luôn cả nghề của đội may ở trong cung. Cũng bằng cách học đó, ông đã thuộc lòng hết các loại trang phục của cả triều đình. Lão nghệ nhân say sưa kể về các loại áo mão cân đai như một lớp tuồng mà ông đã thuộc vanh vách. Riêng về mũ vua đã có đến ba loại, một loại để vua đội khi thiết triều, một để đội khi tế trời và một để đội khi tiếp khách. Mỗi kiểu mũ lại đi liền với mỗi loại áo quần, hia khác nhau, dù vẫn là vàng, có khi chỉ khác vài chi tiết ở con rồng.
    Trang phục quan lại thì có đến hàng trăm kiểu: thượng thư, cửu phẩm, lục viện, thái giám, phò mã, cho đến chức nhỏ như cai đội... Cùng chức tước mà khác công việc thì áo quần cũng phải khác nhau về kiểu cách, mầu sắc. Quan văn trên ngực áo phải thêu hình chim, quan võ tức thị phải hình thú; hàn lâm viện thì tràng áo đỏ viền trắng, nhưng tú tài thì lại tràng trắng viền đỏ. Ông bảo: "Lên sân khấu diễn cho vua coi mà mặc sai y mão thì coi như mất đầu, nên tui học được tính nghiêm ngặt từ đó!". Ông không chỉ có công lớn trong việc bảo tồn vốn quý tuồng cung đình Huế mà còn là người duy nhất lưu giữ một cách đầy đủ bộ y phục của triều Nguyễn. Lúc tôi đến thăm, lão nghệ nhân đã 90 tuổi ấy vẫn đang lúi húi khâu lại con rồng ở trên chiếc mão đóng tuồng của mình. "Cho đỡ nhớ rứa thôi, già rồi còn làm chi được nữa". Ông bảo đã có nhiều người bắt chước được nghề của ông, trong đó có những học trò mà ông cố công truyền nghề, nhưng tất cả họ đều cốt làm sao để lấy được tiền từ sự hiếu kỳ nhưng thiếu hiểu biết của du khách mà thôi. "Không phải khi mô vua cũng mặc mầu vàng. Khi tế trời thì vua lại phải đội mũ mầu thiên thanh bởi trên vua còn có trời nữa mà, chỉ khi thiết triều vua mới đội mũ mầu vàng, còn khi tiếp khách thân mật vua lại đội mũ mầu vàng nhưng ngả sang mầu gạch". Với trí nhớ đặc biệt đó cùng với sự miệt mài kỳ công, ông đã tái hiện toàn bộ trang hục, triều phục, cờ phướn... của triều Nguyễn mà bây giờ du khách vào thăm quần thể di tích Đại nội Huế còn được thấy. Nhà hát tuồng trung ương, các đoàn tuồng Bình Định, Đà Nẵng và các đoàn nghệ thuật truyền thống ở Huế đều chỉ trông cậy vào nghệ nhân La Cháu về phần trang phục cổ. Năm trước, Giáo sư Trần Văn Khê về đặt ông làm một bộ mặt nạ tuồng cổ; ông làm đến chiếc thứ 60 thì không đủ sức làm nữa...
    * * *
    Tuổi già đã gõ cửa các lão nghệ nhân tài hoa này rồi! Tôi tìm ngay lão nghệ nhân chuyên làm các loại nhạc cụ cổ nổi tiếng một thuở ở Huế.
    May mắn tôi gặp được ông Tân Châu - thợ làm đàn guitar trứ danh một thời ở Huế. Ở tuổi 83, ông còn rất minh mẫn. Người yêu nhạc từng sống ở Huế từ giữa thập niên 30 đến nay đều biết tiếng cây đàn Tân Châu. Đặc biệt là những năm 50-70 là giai đoạn mà trường phái guitar cổ điển phát triển mạnh ở miền nam, cũng là thời kỳ hưng thịnh của cây đàn Tân Châu - Huế. Giới chơi guitar ở đây chỉ nhìn cây đàn để nhận biết là người "trong đạo" (chơi đàn Tân Châu) hay "ngoại đạo". Đến nỗi nhiều hiệu đàn khác phải bắt chước nhãn hiệu Tân Châu nhưng người mua đàn vẫn dễ dàng nhận ra. "ÂÂm thanh thường chạy quanh thùng đàn trước khi phát ra ở lỗ đàn. Biết thế nhưng cái khó là phải làm sao cho âm thanh đó cộng hưởng giữa những sợi dây kim loại với mặt gỗ... trở thành một tiếng đàn thăng hoa". Ông bảo, cái khó đó là nằm ở độ dày mỏng của mặt ván thùng đàn, và điều đó chỉ đo được bằng cảm giác của đầu ngón tay. Cũng như bí quyết của âm thanh là nằm ở chỗ các thanh căng ngang mặt đàn; căng dày thì tiếng đàn đục mà càng thưa tiếng đàn phát ra sẽ bị mỏng...
    Vào nghề từ năm 16 tuổi (1935) đến nay đã 65 năm, nhưng danh tiếng cây đàn Tân Châu vẫn không hề thay đổi. Trước 1975, toàn bộ đàn guitar và mandolin của Trường Quốc gia âm nhạc Huế đều do Tân Châu đóng. Các nghệ sĩ chơi guitar ở Huế và các tu viện đều biểu diễn bằng đàn Tân Châu. "Chất lượng âm thanh của đàn Tân Châu không hề thua kém đàn Nhật, chỉ thua chăng là ở lớp gỗ được chế biến bằng kỹ thuật hiện đại. Nhưng đàn Tân Châu chịu được thời tiết rất nóng và ẩm của Huế". Đó là nhận xét của nhạc sĩ Trương Huệ Mẫn, nguyên chủ nhiệm bộ môn guitar và mandolin của Trường Quốc gia âm nhạc Huế; đến nay ông vẫn còn biểu diễn bằng cây đàn guitar Tân Châu đóng từ năm 1962. Tại một bảo tàng âm nhạc ở Paris hiện vẫn còn trưng bày cây đàn hai cần do Tân Châu chế tác, một cần để chơi guitar và một cần để chơi mandolin. Ông bảo đó là tác phẩm tinh xảo nhất được làm vào năm 1945 theo đặt hàng của một số người Pháp trước khi về nước...
    Mấy năm nay khi đàn guitar nội, ngoại tràn ngập thị trường, đàn Tân Châu vẫn đều đặn xuất xưởng mỗi năm 400 cây. Điều đáng nói là trong suốt 65 năm nay ông chỉ nhận làm hàng đặt, không làm hàng chợ. Hai con trai của ông đã mở xưởng đóng đàn làm ăn lớn, hàng gửi bán khắp miền bắc. "Bởi vì chúng nó cần tiền, còn tôi thì cần tiếng!". Vâng, cái tiếng đàn Tân Châu ấy đâu chỉ vinh danh cho riêng ông mà còn thăng hoa cho cả đất Huế.
    * * *
    Xóm rèn An Lăng nằm gần bờ sông An Cựu. Ở đó còn hai lão nghệ nhân thuộc lớp người trước đã ra đi gần hết: một người nổi tiếng rèn kéo và một người mấy đời rèn cưa. Ông thợ kéo đã "đi" rồi! Chỉ còn lại ông thợ rèn cưa. Cả xóm rèn An Lăng này cao niên chỉ còn duy nhất mình ông. Ông tên là Trương Văn Sử, người dân quen gọi ông là ông thợ mù. Ông người gốc làng rèn Hiền Lương (Phong Điền) nổi danh ở đất Thừa Thiên một thuở. Ông nội ông vào kinh đô để lập nên cái xóm rèn An Lăng này (1860) và ngay từ đó đã nổi tiếng rèn cưa cho thợ sơn tràng (khai thác gỗ).
    Tiếng đồn thợ Cát rèn cưa
    Bích La làm thợ cũng ưa vô rèn
    Bích Thê, An Lộng đã quen
    Hữu Liên, An Trú vô rèn cũng đông
    ...
    Hóa ra thợ Cát chính là thân sinh của ông; bài vè dài cả trăm câu đó lưu truyền trong dân gian Thừa Thiên từ đầu thế kỷ đến nay: Ông thợ Khả, trưởng nhóm thợ sơn tràng của triều vua Bảo Đại, là khách hàng quen thuộc của lò rèn này. Và dân làm nghề xẻ gỗ khắp vùng Bình - Trị - Thiên cho đến Quảng Nam, Buôn Ma Thuột... đều đặt hàng cưa ở đây. Ba đời nhà ông thợ mù đều chỉ làm hàng đặt. "Hàng đặt bán theo giá chợ thì lỗ to, mà chạy theo hàng chợ thì giết nghề, tui không đời mô làm". Lấy vợ cũng người làng rèn Hiền Lương, năm 40 tuổi ông bị bệnh và mù mắt. Người dân ở đây kể rằng ông chỉ đạo thợ bằng tai, nghe tiếng búa là biết được sắt chín hay chưa, sờ tay lên lưỡi cưa biết thép tôi tốt hay xấu. Lúc tôi vào nhà tìm ông, anh con trai dẫn tôi ra chỉ vào một ông già ngồi bất động trong góc lò rèn. 40 năm qua ông vẫn ngồi ở đó để chỉ đạo thợ, đến nỗi chỗ ngồi đã mòn vẹt. Bây giờ đã già yếu nhưng ngày nào ông vẫn ra ngồi ở đây, "nghe tiếng búa, tiếng đe cho đỡ nhớ". Tôi mời ông vào trong nhà để trò chuyện, nhưng ông bảo ngồi ở bên lò rèn mới hay. Trong tiếng búa và tiếng cưa cắt kim loại ầm ĩ, hai tai tôi đã ù lên nhưng ông vẫn nghe rành rọt và thong thả trò chuyện. Biết bao câu chuyện về mấy đời thợ chỉ sống theo câu "nhất nghệ tinh nhất thân vinh"... Nhìn cảnh "xế chiều" của xóm rèn An Lăng bởi sự cạnh tranh hàng rèn, đúc cơ khí, tôi hỏi: liệu nghề rèn sẽ còn sống bao lâu nữa? Ông cười: "Nếu con cháu tui biết làm những thứ mà máy móc không bao giờ thay thế được, nghề rèn sẽ còn sống!".

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me forever?(Forever - Stratovarius)
     
  7. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Chuyện về những lão nghệ nhân ở Huế
    Minh Tự
    Họ là những nghệ nhân đã tạo nên các sản phẩm độc đáo chỉ có ở Huế: trang phục cung đình, đàn guitar Tân Châu, đồ rèn An Lãng... Đến nay, các bậc nghệ nhân này đều đã ở tuổi ngoài 80, và những tinh túy trong nghề của họ đang có nguy cơ mai một.
    Có một nghề chỉ có ở Huế, đó là nghề làm trang phục hoàng gia và cũng chỉ còn có hai nghệ nhân: một người làm hia hài, một người may áo quần mũ mão. Theo lời giới thiệu của nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân, tôi tìm đến bác thợ Khiêm (Lê Văn Khiêm) - người chuyên làm các loại hia hài của vua và gia đình hoàng tộc, của các quan lại triều đình cũng như các loại giày dép của dân thường ngày xưa... Tiếc thay, ông thợ hia hài cuối cùng của xứ Huế đã ra đi khi còn truyền nghề dở dang cho cậu con trai út.
    Người chuyên may áo quần mũ mão là nghệ nhân La Cháu. Ông chính là nghệ sĩ Ưu tú tuồng La Cháu, thầy dạy tuồng cung đình cho tất cả các lớp nghệ sĩ tuồng ở Huế từ hơn 50 năm nay. Năm 12 tuổi, ông được tuyển vào học tuồng ở nhà hát Duyệt thị đường trong cung vua Khải Định. Vì không biết chữ, ông phải học thuộc lòng từng câu; vậy mà ông đã thuộc hết tất cả các vở tuồng cung đình cũng như các vở tuồng cổ khác. Vừa học hát ông vừa học luôn cả nghề của đội may ở trong cung. Cũng bằng cách học đó, ông đã thuộc lòng hết các loại trang phục của cả triều đình. Lão nghệ nhân say sưa kể về các loại áo mão cân đai như một lớp tuồng mà ông đã thuộc vanh vách. Riêng về mũ vua đã có đến ba loại, một loại để vua đội khi thiết triều, một để đội khi tế trời và một để đội khi tiếp khách. Mỗi kiểu mũ lại đi liền với mỗi loại áo quần, hia khác nhau, dù vẫn là vàng, có khi chỉ khác vài chi tiết ở con rồng.
    Trang phục quan lại thì có đến hàng trăm kiểu: thượng thư, cửu phẩm, lục viện, thái giám, phò mã, cho đến chức nhỏ như cai đội... Cùng chức tước mà khác công việc thì áo quần cũng phải khác nhau về kiểu cách, mầu sắc. Quan văn trên ngực áo phải thêu hình chim, quan võ tức thị phải hình thú; hàn lâm viện thì tràng áo đỏ viền trắng, nhưng tú tài thì lại tràng trắng viền đỏ. Ông bảo: "Lên sân khấu diễn cho vua coi mà mặc sai y mão thì coi như mất đầu, nên tui học được tính nghiêm ngặt từ đó!". Ông không chỉ có công lớn trong việc bảo tồn vốn quý tuồng cung đình Huế mà còn là người duy nhất lưu giữ một cách đầy đủ bộ y phục của triều Nguyễn. Lúc tôi đến thăm, lão nghệ nhân đã 90 tuổi ấy vẫn đang lúi húi khâu lại con rồng ở trên chiếc mão đóng tuồng của mình. "Cho đỡ nhớ rứa thôi, già rồi còn làm chi được nữa". Ông bảo đã có nhiều người bắt chước được nghề của ông, trong đó có những học trò mà ông cố công truyền nghề, nhưng tất cả họ đều cốt làm sao để lấy được tiền từ sự hiếu kỳ nhưng thiếu hiểu biết của du khách mà thôi. "Không phải khi mô vua cũng mặc mầu vàng. Khi tế trời thì vua lại phải đội mũ mầu thiên thanh bởi trên vua còn có trời nữa mà, chỉ khi thiết triều vua mới đội mũ mầu vàng, còn khi tiếp khách thân mật vua lại đội mũ mầu vàng nhưng ngả sang mầu gạch". Với trí nhớ đặc biệt đó cùng với sự miệt mài kỳ công, ông đã tái hiện toàn bộ trang hục, triều phục, cờ phướn... của triều Nguyễn mà bây giờ du khách vào thăm quần thể di tích Đại nội Huế còn được thấy. Nhà hát tuồng trung ương, các đoàn tuồng Bình Định, Đà Nẵng và các đoàn nghệ thuật truyền thống ở Huế đều chỉ trông cậy vào nghệ nhân La Cháu về phần trang phục cổ. Năm trước, Giáo sư Trần Văn Khê về đặt ông làm một bộ mặt nạ tuồng cổ; ông làm đến chiếc thứ 60 thì không đủ sức làm nữa...
    * * *
    Tuổi già đã gõ cửa các lão nghệ nhân tài hoa này rồi! Tôi tìm ngay lão nghệ nhân chuyên làm các loại nhạc cụ cổ nổi tiếng một thuở ở Huế.
    May mắn tôi gặp được ông Tân Châu - thợ làm đàn guitar trứ danh một thời ở Huế. Ở tuổi 83, ông còn rất minh mẫn. Người yêu nhạc từng sống ở Huế từ giữa thập niên 30 đến nay đều biết tiếng cây đàn Tân Châu. Đặc biệt là những năm 50-70 là giai đoạn mà trường phái guitar cổ điển phát triển mạnh ở miền nam, cũng là thời kỳ hưng thịnh của cây đàn Tân Châu - Huế. Giới chơi guitar ở đây chỉ nhìn cây đàn để nhận biết là người "trong đạo" (chơi đàn Tân Châu) hay "ngoại đạo". Đến nỗi nhiều hiệu đàn khác phải bắt chước nhãn hiệu Tân Châu nhưng người mua đàn vẫn dễ dàng nhận ra. "ÂÂm thanh thường chạy quanh thùng đàn trước khi phát ra ở lỗ đàn. Biết thế nhưng cái khó là phải làm sao cho âm thanh đó cộng hưởng giữa những sợi dây kim loại với mặt gỗ... trở thành một tiếng đàn thăng hoa". Ông bảo, cái khó đó là nằm ở độ dày mỏng của mặt ván thùng đàn, và điều đó chỉ đo được bằng cảm giác của đầu ngón tay. Cũng như bí quyết của âm thanh là nằm ở chỗ các thanh căng ngang mặt đàn; căng dày thì tiếng đàn đục mà càng thưa tiếng đàn phát ra sẽ bị mỏng...
    Vào nghề từ năm 16 tuổi (1935) đến nay đã 65 năm, nhưng danh tiếng cây đàn Tân Châu vẫn không hề thay đổi. Trước 1975, toàn bộ đàn guitar và mandolin của Trường Quốc gia âm nhạc Huế đều do Tân Châu đóng. Các nghệ sĩ chơi guitar ở Huế và các tu viện đều biểu diễn bằng đàn Tân Châu. "Chất lượng âm thanh của đàn Tân Châu không hề thua kém đàn Nhật, chỉ thua chăng là ở lớp gỗ được chế biến bằng kỹ thuật hiện đại. Nhưng đàn Tân Châu chịu được thời tiết rất nóng và ẩm của Huế". Đó là nhận xét của nhạc sĩ Trương Huệ Mẫn, nguyên chủ nhiệm bộ môn guitar và mandolin của Trường Quốc gia âm nhạc Huế; đến nay ông vẫn còn biểu diễn bằng cây đàn guitar Tân Châu đóng từ năm 1962. Tại một bảo tàng âm nhạc ở Paris hiện vẫn còn trưng bày cây đàn hai cần do Tân Châu chế tác, một cần để chơi guitar và một cần để chơi mandolin. Ông bảo đó là tác phẩm tinh xảo nhất được làm vào năm 1945 theo đặt hàng của một số người Pháp trước khi về nước...
    Mấy năm nay khi đàn guitar nội, ngoại tràn ngập thị trường, đàn Tân Châu vẫn đều đặn xuất xưởng mỗi năm 400 cây. Điều đáng nói là trong suốt 65 năm nay ông chỉ nhận làm hàng đặt, không làm hàng chợ. Hai con trai của ông đã mở xưởng đóng đàn làm ăn lớn, hàng gửi bán khắp miền bắc. "Bởi vì chúng nó cần tiền, còn tôi thì cần tiếng!". Vâng, cái tiếng đàn Tân Châu ấy đâu chỉ vinh danh cho riêng ông mà còn thăng hoa cho cả đất Huế.
    * * *
    Xóm rèn An Lăng nằm gần bờ sông An Cựu. Ở đó còn hai lão nghệ nhân thuộc lớp người trước đã ra đi gần hết: một người nổi tiếng rèn kéo và một người mấy đời rèn cưa. Ông thợ kéo đã "đi" rồi! Chỉ còn lại ông thợ rèn cưa. Cả xóm rèn An Lăng này cao niên chỉ còn duy nhất mình ông. Ông tên là Trương Văn Sử, người dân quen gọi ông là ông thợ mù. Ông người gốc làng rèn Hiền Lương (Phong Điền) nổi danh ở đất Thừa Thiên một thuở. Ông nội ông vào kinh đô để lập nên cái xóm rèn An Lăng này (1860) và ngay từ đó đã nổi tiếng rèn cưa cho thợ sơn tràng (khai thác gỗ).
    Tiếng đồn thợ Cát rèn cưa
    Bích La làm thợ cũng ưa vô rèn
    Bích Thê, An Lộng đã quen
    Hữu Liên, An Trú vô rèn cũng đông
    ...
    Hóa ra thợ Cát chính là thân sinh của ông; bài vè dài cả trăm câu đó lưu truyền trong dân gian Thừa Thiên từ đầu thế kỷ đến nay: Ông thợ Khả, trưởng nhóm thợ sơn tràng của triều vua Bảo Đại, là khách hàng quen thuộc của lò rèn này. Và dân làm nghề xẻ gỗ khắp vùng Bình - Trị - Thiên cho đến Quảng Nam, Buôn Ma Thuột... đều đặt hàng cưa ở đây. Ba đời nhà ông thợ mù đều chỉ làm hàng đặt. "Hàng đặt bán theo giá chợ thì lỗ to, mà chạy theo hàng chợ thì giết nghề, tui không đời mô làm". Lấy vợ cũng người làng rèn Hiền Lương, năm 40 tuổi ông bị bệnh và mù mắt. Người dân ở đây kể rằng ông chỉ đạo thợ bằng tai, nghe tiếng búa là biết được sắt chín hay chưa, sờ tay lên lưỡi cưa biết thép tôi tốt hay xấu. Lúc tôi vào nhà tìm ông, anh con trai dẫn tôi ra chỉ vào một ông già ngồi bất động trong góc lò rèn. 40 năm qua ông vẫn ngồi ở đó để chỉ đạo thợ, đến nỗi chỗ ngồi đã mòn vẹt. Bây giờ đã già yếu nhưng ngày nào ông vẫn ra ngồi ở đây, "nghe tiếng búa, tiếng đe cho đỡ nhớ". Tôi mời ông vào trong nhà để trò chuyện, nhưng ông bảo ngồi ở bên lò rèn mới hay. Trong tiếng búa và tiếng cưa cắt kim loại ầm ĩ, hai tai tôi đã ù lên nhưng ông vẫn nghe rành rọt và thong thả trò chuyện. Biết bao câu chuyện về mấy đời thợ chỉ sống theo câu "nhất nghệ tinh nhất thân vinh"... Nhìn cảnh "xế chiều" của xóm rèn An Lăng bởi sự cạnh tranh hàng rèn, đúc cơ khí, tôi hỏi: liệu nghề rèn sẽ còn sống bao lâu nữa? Ông cười: "Nếu con cháu tui biết làm những thứ mà máy móc không bao giờ thay thế được, nghề rèn sẽ còn sống!".

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me forever?(Forever - Stratovarius)
     
  8. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Huế - Di sản văn hoá thế giới, năm năm nhìn lại
    Lê Viết Xê
    Năm năm quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới (12-1993 -12-1998), Di tích Cố đô Huế là di sản thứ 410 của Thế giới.
    Di sản văn hoá Huế đã và đang thu hút sự quan tâm của các độc giả, các nhà hảo tâm, những người làm công tác văn hoá khắp mọi nơi trong nước và Thế giới.
    Di sản Văn hoá Huế được hình thành từ 3 bộ phận di sản vật thể, di sản phi vật thể và cảnh quan môi trường.
    Năm năm qua, mà nói xa hơn là 18 năm qua từ khi cựu Tổng giám đốc UNESCO Ngài B''Row phát động cuộc vận động quốc tế về bảo tồn di sản đặt ra mục tiêu cho công cuộc bảo tồn ở Huế. Đúng như nhận định của ngài Richard Engelhardt, cố vấn Văn hoá của UNESCO ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đại diện Tổng giám đốc UNESCO: "Chúng ta có thể tuyên bố rằng: tình trạng cứu nguy khẩn cấp của di tích cố đô Huế đã đi qua. Khu di sản thế giới của Huế ở trong tình trạng an toàn và được bảo quản tốt". Chúng tôi có thể đảm bảo với cộng đồng quốc tế rằng, xét trên cơ sở liên quan liên tục mà tất cả các du tích lịch sử đòi hỏi phải có, Huế sẽ mãi mãi được gìn giữ.
    Có 5 việc lớn đã thực hiện ngày càng tốt hơn ở khu di sản văn hoá Huế:
    - Chính phủ Việt Nam, các bộ ngành Trung ương và chính quyền tỉnh TT Huế quan tâm đầu tư nhiều mặt cho khu di sản Huế. Xác định phát huy nội lực là chính
    - Thu hút sự giúp đỡ mọi mặt của quốc tế, đặc biệt vai trò UNESCO rất quan trọng và sâu sát thường xuyên đon đốc, kiểm tra di tích cố đô Huế. Từ 1990 đến nay đã có 7 nước và 9 tổ chức quốc tế giúp nhiều dự án với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng Việt Nam.
    - Chúng ta đầu tư ngày càng nhiều cho việc nghiên cứu khoa học về di tích Huế, bản thân bảo tồn, bảo tàng, tôn tạo di tích là một khoa học vì thế phải có thái độ xử sự khoa học nghiêm túc.
    - Đã tạo ra được sự cân đối giữa việc bảo tồn , phát huy giá trị của di sản vật thể và di sản phi vật thể.
    - Việc bảo tồn di sản văn hoá Huế đã thu hút được tinh thần sáng tạo, sự tham gia nhiều mặt của người dân trong nước và nhân dân tỉnh nhà.
    Bên cạnh những thuận lợi, những việc làm được, khu di tích Huế có những khó khăn, bất cập:
    Khu di tích Huế đã tồn tại gần 2 thế kỷ, 80% công trình bằng gỗ lại ở trong một điều kiện chiến tranh liên miên, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lụt bão, mưa dầm, độ ẩm cao nên nhiều công trình bị hư hỏng nặng và xuống cấp rất nhanh, mối mọt.
    Nguồn lực đầu tư vẫn còn thấp so với yêu cầu của công việc bảo tồn.
    Chất lượng bảo tồn một số công trình còn thấp.
    Đội ngũ quản lý, kỹ thuật và nghiên cứu khoa học ở khu di tích còn thiếu và không đồng bộ, đòi hỏi phải tiếp tục đào tạo bồi dưỡng mạnh mẽ tập trung hơn nữa.
    Ý thức bảo vệ di sản văn hoá, bảo vệ môi trường của khách du lịch và của một bộ phận người dân còn kém.
    Có 4 vấn đề mà thời gian tới chúng tôi đặc biệt quan tâm:
    - Duy trì những tiêu chuẩn cao về bảo tồn .
    - Bảo vệ cảnh quan văn hoá.
    - Tìm cách hoà nhập bào tồn di sản với phát triển kinh tế xã hội.
    - Tiếp tục tranh thủ sự đầu tư nguồn vốn cảu quốc gia và quốc tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Huế.
    Để đánh giá những thành quả đã đạt được và nhằm khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm của người dân đối với di sản văn hoá Thế giới, vào hai ngày 25 và 26/3/99 tỉnh ta sẽ tổ chức trọng thể lễ hội kỷ niệm 24 năm Ngày giải phóng quê hương (1975-1999) và 5 năm di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới. Lễ hội kỷ niệm nhằm huy động sức mạnh nội lực nhưng chúng tôi rất mong sự giúp đỡ, hỗ trợ công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản văn hoá Huế, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phấn đấu xây dựng TT Huế xứng đáng là một trung tâm văn hoá - du lịch đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
    (1999)

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me forever?(Forever - Stratovarius)
     
  9. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Huế - Di sản văn hoá thế giới, năm năm nhìn lại
    Lê Viết Xê
    Năm năm quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới (12-1993 -12-1998), Di tích Cố đô Huế là di sản thứ 410 của Thế giới.
    Di sản văn hoá Huế đã và đang thu hút sự quan tâm của các độc giả, các nhà hảo tâm, những người làm công tác văn hoá khắp mọi nơi trong nước và Thế giới.
    Di sản Văn hoá Huế được hình thành từ 3 bộ phận di sản vật thể, di sản phi vật thể và cảnh quan môi trường.
    Năm năm qua, mà nói xa hơn là 18 năm qua từ khi cựu Tổng giám đốc UNESCO Ngài B''Row phát động cuộc vận động quốc tế về bảo tồn di sản đặt ra mục tiêu cho công cuộc bảo tồn ở Huế. Đúng như nhận định của ngài Richard Engelhardt, cố vấn Văn hoá của UNESCO ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đại diện Tổng giám đốc UNESCO: "Chúng ta có thể tuyên bố rằng: tình trạng cứu nguy khẩn cấp của di tích cố đô Huế đã đi qua. Khu di sản thế giới của Huế ở trong tình trạng an toàn và được bảo quản tốt". Chúng tôi có thể đảm bảo với cộng đồng quốc tế rằng, xét trên cơ sở liên quan liên tục mà tất cả các du tích lịch sử đòi hỏi phải có, Huế sẽ mãi mãi được gìn giữ.
    Có 5 việc lớn đã thực hiện ngày càng tốt hơn ở khu di sản văn hoá Huế:
    - Chính phủ Việt Nam, các bộ ngành Trung ương và chính quyền tỉnh TT Huế quan tâm đầu tư nhiều mặt cho khu di sản Huế. Xác định phát huy nội lực là chính
    - Thu hút sự giúp đỡ mọi mặt của quốc tế, đặc biệt vai trò UNESCO rất quan trọng và sâu sát thường xuyên đon đốc, kiểm tra di tích cố đô Huế. Từ 1990 đến nay đã có 7 nước và 9 tổ chức quốc tế giúp nhiều dự án với tổng số tiền hơn 19 tỷ đồng Việt Nam.
    - Chúng ta đầu tư ngày càng nhiều cho việc nghiên cứu khoa học về di tích Huế, bản thân bảo tồn, bảo tàng, tôn tạo di tích là một khoa học vì thế phải có thái độ xử sự khoa học nghiêm túc.
    - Đã tạo ra được sự cân đối giữa việc bảo tồn , phát huy giá trị của di sản vật thể và di sản phi vật thể.
    - Việc bảo tồn di sản văn hoá Huế đã thu hút được tinh thần sáng tạo, sự tham gia nhiều mặt của người dân trong nước và nhân dân tỉnh nhà.
    Bên cạnh những thuận lợi, những việc làm được, khu di tích Huế có những khó khăn, bất cập:
    Khu di tích Huế đã tồn tại gần 2 thế kỷ, 80% công trình bằng gỗ lại ở trong một điều kiện chiến tranh liên miên, khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lụt bão, mưa dầm, độ ẩm cao nên nhiều công trình bị hư hỏng nặng và xuống cấp rất nhanh, mối mọt.
    Nguồn lực đầu tư vẫn còn thấp so với yêu cầu của công việc bảo tồn.
    Chất lượng bảo tồn một số công trình còn thấp.
    Đội ngũ quản lý, kỹ thuật và nghiên cứu khoa học ở khu di tích còn thiếu và không đồng bộ, đòi hỏi phải tiếp tục đào tạo bồi dưỡng mạnh mẽ tập trung hơn nữa.
    Ý thức bảo vệ di sản văn hoá, bảo vệ môi trường của khách du lịch và của một bộ phận người dân còn kém.
    Có 4 vấn đề mà thời gian tới chúng tôi đặc biệt quan tâm:
    - Duy trì những tiêu chuẩn cao về bảo tồn .
    - Bảo vệ cảnh quan văn hoá.
    - Tìm cách hoà nhập bào tồn di sản với phát triển kinh tế xã hội.
    - Tiếp tục tranh thủ sự đầu tư nguồn vốn cảu quốc gia và quốc tế đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích Huế.
    Để đánh giá những thành quả đã đạt được và nhằm khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm của người dân đối với di sản văn hoá Thế giới, vào hai ngày 25 và 26/3/99 tỉnh ta sẽ tổ chức trọng thể lễ hội kỷ niệm 24 năm Ngày giải phóng quê hương (1975-1999) và 5 năm di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới. Lễ hội kỷ niệm nhằm huy động sức mạnh nội lực nhưng chúng tôi rất mong sự giúp đỡ, hỗ trợ công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản văn hoá Huế, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phấn đấu xây dựng TT Huế xứng đáng là một trung tâm văn hoá - du lịch đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
    (1999)

    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me forever?(Forever - Stratovarius)
     
  10. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    [b
    ]
    Chợ Đông Ba - Một thế kỷ​

    Ai đã đọc thi ca xứ Huế hẳn đã thuộc câu:
    "Chợ Ðông Ba đem ra ngoài giại
    Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong"​
    Thật vui sao, hai sự việc gửi gắm trong hai câu ca trên đến nay đã vừa tròn 100 năm. Núi Ngự sông Hương lại còn có dịp nói đến lịch sự ngôi chợ thân thương, gần gũi của mình.
    Trước khi có chợ Ðông Ba, bên ngoài cửa Chánh Ðông (tức cửa Ðông Ba theo cách gọi dân gian) dưới thời Gia Long có một cái chợ lớn mang tên "Qui giả thị". Tên cái chợ này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Thời Quang Toản loạn lạc, nhân dân chạy tứ tán, đến đầu chiều Nguyễn thái bình, nhân dân trở lại từ khắp nơi. Qui Giả là ngôi chợ của những người trở về. Gần một thế kỷ sau, mùa hè năm 1885, Kinh đô thất thủ, chợ Qui Giả bị giặc Pháp đốt sạch. Ðến năm 1887 vua Ðồng Khánh cho xây lại chợ và đổi tên là Ðông Ba. Ðến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái cho đem "Ðông Ba cho ra ngoài giại" (Chỗ bây giờ), đình chợ cũ trở thành trường Pháp Việt Ðông Ba.
    Chợ Ðông Ba thời Thành Thái gồm có 4 dãy quán: trước, sau, phải, trái. Mặt trước một dãy 8 gian, mặt sau một dãy 12 gian, dãy phía tay phải 13 gian... đều lợp ngói, giữa chợ có một toà lầu vuông, ba tầng, tầng dưới có 4 bức tường, mỗi tường có 2 cửa, tầng trên 4 mặt đều có cửa, đều có mặt đồng hồ để điểm giờ khắc. trong chợ xây một giếng đá, có hệ thống máy giúp cho việc múc nước. Khi lấy nước dùng tay quay máy, tự nhiên, nước trong giếng tràn lên, phun ra. Ðầu thế kỷ XX, chợ Ðông Ba được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ cốt cách cũ. Ðến năm 1967, chính quyền Sài Gòn cho triệt hạ chợ cũ và xây lại chợ mới. Công trình đang dang dở thì bị bom pháo Mỹ trong chiến dịch Huế Xuân 1968 bắn phá tan tành. Sau đó chính quyền Sài Gòn cho sửa chữa tạm để buôn bán. Ðến năm 1987, chợ Ðông Ba được đại trùng tu. ngoài lầu chuông ở trung tâm, chợ Ðông Ba mới có 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu hàng mới, như chợ cá, khu hàng tự sản, tự tiêu, khu hàng dịch vụ... với tổng diện tích mặt bàng xây dựng 15.597m2. Ngoài ra ban quản lý chợ còn quản lý khu Hoa Viên Chương Dương, các bến bãi đỗ xe ô tô, xe lam, nơi giữ xe đạp, xe hon đa... nâng tổng diện tích mặt bằng thuộc chợ lên trên 47.614m2, với 2543 hộ kinh doanh cố định, 141 lô bạ, có từ 500-700 hộ buôn bán rong. Bình quân mỗi ngày có từ 5000 đến 7000 khách đến chợ. Vào những dịp lễ tết, chợ đông hơn, có trên 1,2 vạn người.
    Nằm dọc theo bờ Bắc sông Hương, phía trước là đường Trần Hưng Ðạo - Một trong những trục đường chính của thành phố Huế. Vị trí "trên bến, dưới thuyền, phố xá đông đúc" là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh.Chợ Ðông Ba cung cấp thực phẩm cho cung điện, nhà thương, đồn lính, ký túc xá các trường Quốc học, Ðồng Khánh, Bình Linh, Thiên Hựu. Ngày nay chợ Ðông Ba cũng là một trung tâm cung cấp những sơn hào hải vị cho các nhà hàng, khách sạn quốc tế, bán các món đặc sản Huế cho khách du lịch từ bốn bể năm châu đến tham quan di sản thế giới tại Huế.
    Những tinh tuý văn hoá vật chất của Thừa Thiên Huế còn giữ được cho đến nay đêu có thể tìm thấy ở chợ Ðông Ba: Nón là Phủ Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quít Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, sen khô hồ Tịnh, hàng mã hoa giấy làng Sình v.v. Những ai muốn ăn đủ món Huế truyền thống và bình dân như: cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái, chè đậu ván v.v. đều phải đến chợ Ðông Ba.
    Ngày nay chợ Ðông Ba giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, Ngoài nhiệm vụ cung cấp thực phẩn và hàng tiêu dùng cho thành phố, chợ Ðông Ba còn là nơi tạo việc làm cho hàng ngàn người thất nghiệp và đóng vào ngân sách nhà nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng tiền thuế.Chợ Ðông Ba, cầu Trường Tiền, cùng với sông Hương là biểu tượng của xứ Huế thơ mộng, ngót cả trăm năm nay. Niềm vui của chợ Ðông Ba thượng thọ cũng là niềm vui của người dân đô thị Huế.

    (Trích từ http://www.vietnamtourism.com/v_pages/vietnam/culture/cho/dongba.htm)[/b]
    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me forever?(Forever - Stratovarius)
     

Chia sẻ trang này