1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    [b
    ]
    Chợ Đông Ba - Một thế kỷ​

    Ai đã đọc thi ca xứ Huế hẳn đã thuộc câu:
    "Chợ Ðông Ba đem ra ngoài giại
    Cầu Trường Tiền đúc lại xi-moong"​
    Thật vui sao, hai sự việc gửi gắm trong hai câu ca trên đến nay đã vừa tròn 100 năm. Núi Ngự sông Hương lại còn có dịp nói đến lịch sự ngôi chợ thân thương, gần gũi của mình.
    Trước khi có chợ Ðông Ba, bên ngoài cửa Chánh Ðông (tức cửa Ðông Ba theo cách gọi dân gian) dưới thời Gia Long có một cái chợ lớn mang tên "Qui giả thị". Tên cái chợ này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn. Thời Quang Toản loạn lạc, nhân dân chạy tứ tán, đến đầu chiều Nguyễn thái bình, nhân dân trở lại từ khắp nơi. Qui Giả là ngôi chợ của những người trở về. Gần một thế kỷ sau, mùa hè năm 1885, Kinh đô thất thủ, chợ Qui Giả bị giặc Pháp đốt sạch. Ðến năm 1887 vua Ðồng Khánh cho xây lại chợ và đổi tên là Ðông Ba. Ðến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái cho đem "Ðông Ba cho ra ngoài giại" (Chỗ bây giờ), đình chợ cũ trở thành trường Pháp Việt Ðông Ba.
    Chợ Ðông Ba thời Thành Thái gồm có 4 dãy quán: trước, sau, phải, trái. Mặt trước một dãy 8 gian, mặt sau một dãy 12 gian, dãy phía tay phải 13 gian... đều lợp ngói, giữa chợ có một toà lầu vuông, ba tầng, tầng dưới có 4 bức tường, mỗi tường có 2 cửa, tầng trên 4 mặt đều có cửa, đều có mặt đồng hồ để điểm giờ khắc. trong chợ xây một giếng đá, có hệ thống máy giúp cho việc múc nước. Khi lấy nước dùng tay quay máy, tự nhiên, nước trong giếng tràn lên, phun ra. Ðầu thế kỷ XX, chợ Ðông Ba được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn giữ cốt cách cũ. Ðến năm 1967, chính quyền Sài Gòn cho triệt hạ chợ cũ và xây lại chợ mới. Công trình đang dang dở thì bị bom pháo Mỹ trong chiến dịch Huế Xuân 1968 bắn phá tan tành. Sau đó chính quyền Sài Gòn cho sửa chữa tạm để buôn bán. Ðến năm 1987, chợ Ðông Ba được đại trùng tu. ngoài lầu chuông ở trung tâm, chợ Ðông Ba mới có 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu hàng mới, như chợ cá, khu hàng tự sản, tự tiêu, khu hàng dịch vụ... với tổng diện tích mặt bàng xây dựng 15.597m2. Ngoài ra ban quản lý chợ còn quản lý khu Hoa Viên Chương Dương, các bến bãi đỗ xe ô tô, xe lam, nơi giữ xe đạp, xe hon đa... nâng tổng diện tích mặt bằng thuộc chợ lên trên 47.614m2, với 2543 hộ kinh doanh cố định, 141 lô bạ, có từ 500-700 hộ buôn bán rong. Bình quân mỗi ngày có từ 5000 đến 7000 khách đến chợ. Vào những dịp lễ tết, chợ đông hơn, có trên 1,2 vạn người.
    Nằm dọc theo bờ Bắc sông Hương, phía trước là đường Trần Hưng Ðạo - Một trong những trục đường chính của thành phố Huế. Vị trí "trên bến, dưới thuyền, phố xá đông đúc" là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc kinh doanh.Chợ Ðông Ba cung cấp thực phẩm cho cung điện, nhà thương, đồn lính, ký túc xá các trường Quốc học, Ðồng Khánh, Bình Linh, Thiên Hựu. Ngày nay chợ Ðông Ba cũng là một trung tâm cung cấp những sơn hào hải vị cho các nhà hàng, khách sạn quốc tế, bán các món đặc sản Huế cho khách du lịch từ bốn bể năm châu đến tham quan di sản thế giới tại Huế.
    Những tinh tuý văn hoá vật chất của Thừa Thiên Huế còn giữ được cho đến nay đêu có thể tìm thấy ở chợ Ðông Ba: Nón là Phủ Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quít Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, sen khô hồ Tịnh, hàng mã hoa giấy làng Sình v.v. Những ai muốn ăn đủ món Huế truyền thống và bình dân như: cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái, chè đậu ván v.v. đều phải đến chợ Ðông Ba.
    Ngày nay chợ Ðông Ba giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, Ngoài nhiệm vụ cung cấp thực phẩn và hàng tiêu dùng cho thành phố, chợ Ðông Ba còn là nơi tạo việc làm cho hàng ngàn người thất nghiệp và đóng vào ngân sách nhà nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng tiền thuế.Chợ Ðông Ba, cầu Trường Tiền, cùng với sông Hương là biểu tượng của xứ Huế thơ mộng, ngót cả trăm năm nay. Niềm vui của chợ Ðông Ba thượng thọ cũng là niềm vui của người dân đô thị Huế.

    (Trích từ http://www.vietnamtourism.com/v_pages/vietnam/culture/cho/dongba.htm)[/b]
    I'm still there everywhereI'm the dust in the windI'm the star in the northern skyI never stayed anywhereI'm the wind in the treesWould you wait for me forever?(Forever - Stratovarius)
     
  2. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1

    Những ngày giáp Tết, những chiếc thuyền máy chở đầy khách thập phương xuôi về xã Điền Hòa để thăm thú và mua mai. Trước trụ sở Ủy ban và công viên Khăn quàng đỏ của xã có gần 100 chậu mai được chưng. Ông Nguyễn Văn Bé, Phó chủ nhiệm Hội mai xã Điền Hòa cho hay, Điền Hòa tổ chức Hội mai đã 3 năm nay, mục đích không chỉ tạo sân chơi cho người dân, mà còn tạo cơ hội cho bà con bán mai, có thêm nguồn thu. Hội mai có bình bầu, thưởng trà, thuốc cho những chủ mai đẹp. Ông Nguyễn Văn Chí, một nghệ nhân mai ở thôn Trạch Thượng 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền cho biết, gia đình ông đã qua 5 đời chơi mai, hiện vườn ông có trên 8 ngàn chậu mai, nhưng năm nào cũng về Điền Hòa để mua thêm, vì không có nơi nào mai đẹp và vừa ý như mai Điền Hòa.
    Từ bao đời nay, người dân Điền Hòa sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở vùng đầm phá, trồng lúa nước ở những vùng không bị ngập mặn, hoa màu như sắn, ớt, khoai lang... trên ruộng cát trắng. Nhưng đất đai khô cằn, thu nhập từ nghề nông chẳng được mấy, những lúc rảnh, họ mua mai chơi, chủ yếu mai chậu. Thế rồi, Điền Hòa sinh ra những nghệ nhân mai nổi tiếng như cụ Nguyễn Văn Để, Đặng Văn Khả, Nguyễn Văn Thân... Giờ đây, những người sành mai như các cụ không mấy ai còn, nhưng hậu duệ Điền Hòa thừa kế được ngón nghề chơi mai khá nhiều. Mai có nhiều loại như Hoàng trúc mai, Hoàng diệp mai, Diệp cúc mai, song chỉ có giống mai Hoàng trúc là quý hiếm nhất, bởi hoa vàng rực, nhiều cánh (thường là 7 cánh), hương thơm, lâu tàn. Mai Điền Hòa sở dĩ nổi tiếng khắp nơi là nhờ lưu giữ được giống mai Hoàng trúc. Các nghệ nhân mai nơi đây biết cách tạo dáng mai phù hợp với phong thái của một làng quê giàu truyền thống lễ hội, đình làng, chùa chiền, miếu thờ. Các nghệ nhân mai Điền Hòa đặc biệt chú ý đến 4 điểm: nhất đế, nhì thân, tam cành, tứ giống. Thế mai đẹp còn phải lộ tứ diện, nghĩa là nhìn phía nào cũng thấy rồng; trong từng phía còn có các hình hài khác như long mẫu xuất long nhi... Riêng thân mai phải được uốn cong đều. Phần chậu cũng phải hòa hợp với cây, mai cao niên thì chậu phải cổ...
    Nhiều gia đình ở Điền Hòa đã trở nên khá giả nhờ làm nghề trồng mai. Những gia đình trồng nhiều như gia đình ông Lê Cường ở thôn 6, trồng 20 gốc mai, đã bán 10 gốc thu gần 100 triệu đồng. Gia đình ông Nguyễn Đăng Giá ở thôn 7 trồng 30 gốc mai, đã bán 14 gốc thu trên 130 triệu đồng... Ngoài những gốc mai ?ocao niên? được trồng cách đây từ 80 - 100 năm, hiện Điền Hòa có khoảng 1.500 gốc mai, độ tuổi từ 4 - 7 năm. Khách mua mai không chỉ có khách quen, sành chơi mai trong vùng mua chơi hay tặng người thân vào dịp Tết. Những người từng biết mai Điền Hòa thường mua hàng chục chậu mai gửi cho bà con Việt kiều. Rồi người nước ngoài cũng tìm về Điền Hòa để mua mai... Dịp Tết năm ngoái, gần 300 chậu mai được bán ra, trong đó trên 100 gốc được gửi đến các nước như Mỹ, Pháp, Nhật. Còn năm nay, số lượng mai bán ra cho người ở nước ngoài lại tăng lên gần 1,5 lần.
    ---------------------------------------------
    Có thể rồi tất cả chẳng bình yên
    Bởi biển hiền hòa cũng vẫn còn bão tố
    Nhưng nỗi nhớ không thể nào ngăn được
    Sẽ chảy thành dòng sông trôi vu vơ.
  3. thatwhy

    thatwhy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    3.842
    Đã được thích:
    1

    Những ngày giáp Tết, những chiếc thuyền máy chở đầy khách thập phương xuôi về xã Điền Hòa để thăm thú và mua mai. Trước trụ sở Ủy ban và công viên Khăn quàng đỏ của xã có gần 100 chậu mai được chưng. Ông Nguyễn Văn Bé, Phó chủ nhiệm Hội mai xã Điền Hòa cho hay, Điền Hòa tổ chức Hội mai đã 3 năm nay, mục đích không chỉ tạo sân chơi cho người dân, mà còn tạo cơ hội cho bà con bán mai, có thêm nguồn thu. Hội mai có bình bầu, thưởng trà, thuốc cho những chủ mai đẹp. Ông Nguyễn Văn Chí, một nghệ nhân mai ở thôn Trạch Thượng 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền cho biết, gia đình ông đã qua 5 đời chơi mai, hiện vườn ông có trên 8 ngàn chậu mai, nhưng năm nào cũng về Điền Hòa để mua thêm, vì không có nơi nào mai đẹp và vừa ý như mai Điền Hòa.
    Từ bao đời nay, người dân Điền Hòa sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở vùng đầm phá, trồng lúa nước ở những vùng không bị ngập mặn, hoa màu như sắn, ớt, khoai lang... trên ruộng cát trắng. Nhưng đất đai khô cằn, thu nhập từ nghề nông chẳng được mấy, những lúc rảnh, họ mua mai chơi, chủ yếu mai chậu. Thế rồi, Điền Hòa sinh ra những nghệ nhân mai nổi tiếng như cụ Nguyễn Văn Để, Đặng Văn Khả, Nguyễn Văn Thân... Giờ đây, những người sành mai như các cụ không mấy ai còn, nhưng hậu duệ Điền Hòa thừa kế được ngón nghề chơi mai khá nhiều. Mai có nhiều loại như Hoàng trúc mai, Hoàng diệp mai, Diệp cúc mai, song chỉ có giống mai Hoàng trúc là quý hiếm nhất, bởi hoa vàng rực, nhiều cánh (thường là 7 cánh), hương thơm, lâu tàn. Mai Điền Hòa sở dĩ nổi tiếng khắp nơi là nhờ lưu giữ được giống mai Hoàng trúc. Các nghệ nhân mai nơi đây biết cách tạo dáng mai phù hợp với phong thái của một làng quê giàu truyền thống lễ hội, đình làng, chùa chiền, miếu thờ. Các nghệ nhân mai Điền Hòa đặc biệt chú ý đến 4 điểm: nhất đế, nhì thân, tam cành, tứ giống. Thế mai đẹp còn phải lộ tứ diện, nghĩa là nhìn phía nào cũng thấy rồng; trong từng phía còn có các hình hài khác như long mẫu xuất long nhi... Riêng thân mai phải được uốn cong đều. Phần chậu cũng phải hòa hợp với cây, mai cao niên thì chậu phải cổ...
    Nhiều gia đình ở Điền Hòa đã trở nên khá giả nhờ làm nghề trồng mai. Những gia đình trồng nhiều như gia đình ông Lê Cường ở thôn 6, trồng 20 gốc mai, đã bán 10 gốc thu gần 100 triệu đồng. Gia đình ông Nguyễn Đăng Giá ở thôn 7 trồng 30 gốc mai, đã bán 14 gốc thu trên 130 triệu đồng... Ngoài những gốc mai ?ocao niên? được trồng cách đây từ 80 - 100 năm, hiện Điền Hòa có khoảng 1.500 gốc mai, độ tuổi từ 4 - 7 năm. Khách mua mai không chỉ có khách quen, sành chơi mai trong vùng mua chơi hay tặng người thân vào dịp Tết. Những người từng biết mai Điền Hòa thường mua hàng chục chậu mai gửi cho bà con Việt kiều. Rồi người nước ngoài cũng tìm về Điền Hòa để mua mai... Dịp Tết năm ngoái, gần 300 chậu mai được bán ra, trong đó trên 100 gốc được gửi đến các nước như Mỹ, Pháp, Nhật. Còn năm nay, số lượng mai bán ra cho người ở nước ngoài lại tăng lên gần 1,5 lần.
    ---------------------------------------------
    Có thể rồi tất cả chẳng bình yên
    Bởi biển hiền hòa cũng vẫn còn bão tố
    Nhưng nỗi nhớ không thể nào ngăn được
    Sẽ chảy thành dòng sông trôi vu vơ.
  4. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tư Dung hoang sơ và tuyệt đẹp​

    Một nhóm bạn trẻ mê du khảo đã chạy xe men theo đầm Cầu Hai với ý định tìm xem có gì ở cuối con đường dưới chân ngọn núi Vĩnh Phong ?ođèo heo hút gió? (thuộc xã vùng xa Lộc Bình, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).
    Và tất cả đã đồng loạt hét toáng lên khi trước mắt họ là một bãi tắm đẹp mê hồn...
    Nằm cách Huế chừng 60km về phía nam nhưng con đường đi về bãi tắm ấy dường như không xa mấy, bởi hai bên đường cảnh đẹp nối tiếp nhau không dứt. Một bên là dãy núi Bạch Mã điệp trùng, một bên là đầm Cầu Hai nên thơ. Đến chân đèo Phước Tượng, rẽ trái, men theo con đường nhựa chạy dưới chân dãy núi đâm nhoài ra biển Đông.
    Vẫn đầm Cầu Hai bên trái với những ô nuôi tôm và nò sáo, lưới giăng như một bức tranh. Bên phải là sơn thôn cô tịch với những trẻ mục đồng thong thả lùa bò lên núi. Đi chừng xấp xỉ mươi cây số, đến cửa biển Tư Hiền, nơi nước mặn biển Đông hòa với nước ngọt tạo nên thứ nước lợ cho đầm Cầu Hai thì con đường nhựa cũng vừa hết như muốn xui người ta quay lui.
    Nhưng chỉ cần vượt qua khúc cua gập ghềnh và vắng vẻ, bạn sẽ gặp ngay một cảnh quan kỳ thú. Xóm nhỏ trên cao với vài nóc nhà nhỏ xinh xắn nép mình giữa núi non và biển cả. Một vịnh nước yên ả ngăn cách với biển cả bằng những rừng phi lao chắn gió. Những ***g tre neo trên mặt vịnh nuôi cá mú, ốc hương và ngọc trai vừa mới xuất hiện chừng hai ba năm nay.
    Chạy hết con đường, một cái truông rậm rạp cây cối chắn ngang và trước mắt bạn hiện ra một bãi biển đẹp đến không ngờ. Bãi cát trắng phau uốn quanh theo chân ngọn núi tạo thành một vịnh nước yên tĩnh với những tảng đá lớn nhỏ bên chân sóng. Không gian yên tĩnh đến mức như chưa hề có dấu chân ai chạm vào bãi cát tinh khôi. Nước biển trong vắt, bãi cát bằng phẳng, đi ra xa đến 300m mới gặp vùng nước sâu, thật lý tưởng cho một bãi tắm du lịch.
    Càng thú vị hơn nếu bạn biết một bí ẩn nữa: bãi biển hoang sơ này chính là dấu vết của cửa biển Tư Dung đã nổi danh từ trong sách sử của triều Lê. Thuở đó, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chỉ có một cửa thông ra biển duy nhất là cửa Tư Dung này. Dưới thời Thiệu Trị, cửa biển được đổi tên thành Tư Hiền (1841), thế rồi sóng biển đã bồi lấp cửa Tư Hiền cũ và mở ra một cửa biển mới ngày nay. Hãy hình dung nơi vắng vẻ này mấy trăm năm trước là một cửa biển nuớc sâu, thuyền bè vào ra tấp nập...
    Chúng tôi thỏa sức lặn hụp theo những bầy cá núp sau những hốc đá với cây súng bắn cá và con dao để cạy những con ốc vú nàng bám trên đá mà những người dân chài cho mượn. Chính họ đã làm giúp những người khách lạ hiếm hoi một bữa trưa thật ngon miệng với ghẹ luộc và cá mú nấu cháo.
    Để nối nơi này vào một tour du lịch sinh thái, còn cần phải khảo sát kỹ lưỡng hơn nữa, nhưng ngay từ bây giờ bãi Tư Dung đã xứng đáng trở thành một điểm đến mới trong chuyến picnic cuối tuần của các bạn trẻ Huế.
  5. thienthanviet

    thienthanviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    225
    Đã được thích:
    0
    Tư Dung hoang sơ và tuyệt đẹp​

    Một nhóm bạn trẻ mê du khảo đã chạy xe men theo đầm Cầu Hai với ý định tìm xem có gì ở cuối con đường dưới chân ngọn núi Vĩnh Phong ?ođèo heo hút gió? (thuộc xã vùng xa Lộc Bình, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế).
    Và tất cả đã đồng loạt hét toáng lên khi trước mắt họ là một bãi tắm đẹp mê hồn...
    Nằm cách Huế chừng 60km về phía nam nhưng con đường đi về bãi tắm ấy dường như không xa mấy, bởi hai bên đường cảnh đẹp nối tiếp nhau không dứt. Một bên là dãy núi Bạch Mã điệp trùng, một bên là đầm Cầu Hai nên thơ. Đến chân đèo Phước Tượng, rẽ trái, men theo con đường nhựa chạy dưới chân dãy núi đâm nhoài ra biển Đông.
    Vẫn đầm Cầu Hai bên trái với những ô nuôi tôm và nò sáo, lưới giăng như một bức tranh. Bên phải là sơn thôn cô tịch với những trẻ mục đồng thong thả lùa bò lên núi. Đi chừng xấp xỉ mươi cây số, đến cửa biển Tư Hiền, nơi nước mặn biển Đông hòa với nước ngọt tạo nên thứ nước lợ cho đầm Cầu Hai thì con đường nhựa cũng vừa hết như muốn xui người ta quay lui.
    Nhưng chỉ cần vượt qua khúc cua gập ghềnh và vắng vẻ, bạn sẽ gặp ngay một cảnh quan kỳ thú. Xóm nhỏ trên cao với vài nóc nhà nhỏ xinh xắn nép mình giữa núi non và biển cả. Một vịnh nước yên ả ngăn cách với biển cả bằng những rừng phi lao chắn gió. Những ***g tre neo trên mặt vịnh nuôi cá mú, ốc hương và ngọc trai vừa mới xuất hiện chừng hai ba năm nay.
    Chạy hết con đường, một cái truông rậm rạp cây cối chắn ngang và trước mắt bạn hiện ra một bãi biển đẹp đến không ngờ. Bãi cát trắng phau uốn quanh theo chân ngọn núi tạo thành một vịnh nước yên tĩnh với những tảng đá lớn nhỏ bên chân sóng. Không gian yên tĩnh đến mức như chưa hề có dấu chân ai chạm vào bãi cát tinh khôi. Nước biển trong vắt, bãi cát bằng phẳng, đi ra xa đến 300m mới gặp vùng nước sâu, thật lý tưởng cho một bãi tắm du lịch.
    Càng thú vị hơn nếu bạn biết một bí ẩn nữa: bãi biển hoang sơ này chính là dấu vết của cửa biển Tư Dung đã nổi danh từ trong sách sử của triều Lê. Thuở đó, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chỉ có một cửa thông ra biển duy nhất là cửa Tư Dung này. Dưới thời Thiệu Trị, cửa biển được đổi tên thành Tư Hiền (1841), thế rồi sóng biển đã bồi lấp cửa Tư Hiền cũ và mở ra một cửa biển mới ngày nay. Hãy hình dung nơi vắng vẻ này mấy trăm năm trước là một cửa biển nuớc sâu, thuyền bè vào ra tấp nập...
    Chúng tôi thỏa sức lặn hụp theo những bầy cá núp sau những hốc đá với cây súng bắn cá và con dao để cạy những con ốc vú nàng bám trên đá mà những người dân chài cho mượn. Chính họ đã làm giúp những người khách lạ hiếm hoi một bữa trưa thật ngon miệng với ghẹ luộc và cá mú nấu cháo.
    Để nối nơi này vào một tour du lịch sinh thái, còn cần phải khảo sát kỹ lưỡng hơn nữa, nhưng ngay từ bây giờ bãi Tư Dung đã xứng đáng trở thành một điểm đến mới trong chuyến picnic cuối tuần của các bạn trẻ Huế.
  6. aodaitimhue

    aodaitimhue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Anh Long ơi , đọc bài bạn @thienthanviet viết tự nhiên nhớ Lộc Bình quá , bữa mô rãnh về chơi anh Long ơi . Nhớ lại những lần ăn dầm ở dề dưới đó cả tuần mà không muốn lên . Bạn @thienthanviet có bài viết này hay quá . Hay nhất từ trước đến nay .
  7. aodaitimhue

    aodaitimhue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Anh Long ơi , đọc bài bạn @thienthanviet viết tự nhiên nhớ Lộc Bình quá , bữa mô rãnh về chơi anh Long ơi . Nhớ lại những lần ăn dầm ở dề dưới đó cả tuần mà không muốn lên . Bạn @thienthanviet có bài viết này hay quá . Hay nhất từ trước đến nay .
  8. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Phong Thuỷ Kiến Trúc Kinh thành Huế!
    Về mặt phong thuỷ, kinh thành Huế nằm ở vùng mà biển và núi đều hợp nhất, nằm giữa hai miền Nam, Bắc. Có đất đai cao ráo, non sông bằng phẳng. Đường biển có cửa Thuận An, cửa Tư HIền sâu hiểm. Đươpngf bộ có Đèo Hải Vân, có Hoành Sơn trấn giữ. Trước có biển rộng, sau có núi cao. Thế Rồng cuộn Hổ chầu, hình thể vững chãi. Tự nhiên sắp đặt như để là Kinh Đô! Có thể xem là nơi hội tụ long mạch!
    Kinh thành nằm ở vùng đất bao la, trước mặt có Minh Đường vững chải làm tiền án là Núi Ngự Bình. Có thuỷ tụ là dòng sông HƯơng uống rộng, căng dài như hình cánh cung tạo sinh khí tràn trề cho Kinh thành. Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ là hai cồn Hến và Dã Viên theo thế Long chầu hổ phục tỏ ý tôn trọng Vương quyền! Hậu chẩm HUyền Vũ??? Kinh thành Huế quay hướng về Nam (hơi chếch một chút) cũng chính là tôn theo thuyết Phong Thuỷ, bởi hướng Nam là hướng để cai trị thiên hạ. ( Một số sách dịch sang tiếng ANh nói về cổng Ngọ Môn thành Noon gate là sai. Bởi Cổng Ngọ Môn là cổng quay về hướng Nam chứ không phải cổng giờ ngọ (trưa). Có thể tham khảo sách Kiến trúc Cố Đô Huế (Monuments of Hue- Phan Thuan An)). Toàn bộ Kinh Thành Huế được xây theo kiểu Vaubau - tên của một Kĩ sư người Pháp.
    Phong thuỷ không chỉ thể hiện bên ngoài Kinh thành Huế, mà còn thể hiện trong nội thất, kết cấu như cột, cửa, chiều cao, chiều rộng,... Ví dụ các bộ phận của của Ngọ Môn đều có những con số theo nguyên tắc dịch học như số 5, 9, 100. Năm lối vào cửa Ngọ Môn tượng trưng cho Ngũ Hành, trong đó lối của Vua thuộc Thổ-màu vàng. Bộ mái của lầu Ngũ Phụng thể hiện số 5, 9 ứng với mạng Thiên Tử. 100 cột là tổng của các số Hà Đồ(55) và Lạc Thư(45). Ở sân Đại Triều nghi, ta cũng gặp các số tương tự: 9 bậc cấp ở sân dưới và 5 bậc cấp ở sân trên. Hay mỗi mái của điện Thái Hoà đều đắp 9 con rồng ở các tư thế khác nhau. Trần của Lăng vua Khải Định cũng tương tự. Con chiều cao, rộng kích thước của cửa cũng dựa trên thuyết Phong Thuỷ rất phức tạp...
  9. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    PHONG THUỶ KINH THÀNH HUẾ: SAI LẦM???
    - Huyền vũ: Nhắc đến Phong thuỷ Kinh thành Huế, người ta thường nhắc đến nhiều về Thanh Long, Bạch Hổ, Minh đường ( Cồn Hến, Cồn Dã Viên, Sông Hương, Núi Ngự Bình). Vậy còn Huyền Vũ? Theo Phong thuỷ thì Huyền Vũ là chỗ dựa vững chắc cho sự trường tồn lâu bền sau này, vì thế đòi hỏi Huyền vũ ( Rùa đen: tượng trưng cho sự trường sinh, sống lâu...) phải có hình dán cao lớn, vững chắc... Nhưng phía sau Kinh thành Huế thì không thấy??
    - HÌnh dạng: Kinh thành Huế có hình dạng tứ giác lồi, 4 cạnh không đều nhau. Nhìn tổng thể thì có dạng Đầu to đít tóp, xét về Phong thuỷ thì hậu vận không tốt!( Chiều dài phia trước là 2564m, chiều dài phía sau, hướng Bắc là 2446m - số liệu từ sách Cố Đô Huế của Thái Vân Kiểm). Chiều dài bên phải (Bạch Hổ) là 2503m, bên trái (Thanh Long) là 2435m. Như vậy Thanh Long ngắn hơn Bạch Hổ, điều đó cho rằng Âm thịnh hơn Dương. ( Theo quy định Thanh Long tượng trưng cho Nam giới- Dương. Bạch Hổ tượng trưng cho Nử giới- Âm). Về thế đất phía Bạch Hổ cũng cao hơn phía Thanh Long. ( Dựa vào nước lụt để kiểm chứng).
    - Minh Đường: Núi Ngự Bình tượng trưng cho Minh Đường ( Theo Phong Thuỷ, Minh Đường tượng trưng cho sự bảo về che chắn). Trên thực tế, ta thấy Minh Đường quá cao so với chiều cao Kinh Thành Huế, điều đó không có lợi vì thể hiện sự " kẻ dưới lấn át kẻ trên". ( Trong thực tế nhà truyền thống Huế, chiều cao của Bình Phong ( Minh Đường) thường không cao quá nhà.
    Qua đó mọi người có nhận xét gì về vấn đề này ??
    ( Tham khảo từ Tướng Số Thiên Đức - Trích Việt Báo Online)
    Ảnh Vua Bảo Đại:
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 04/08/2005
  10. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    DÒNG SÔNG AI ĐÃ ĐẶT TÊN??
    Thiết tưởng không có gì đáng bàn khi nói đến tên dòng sông Hương! Bởi dòng sông như là một cái gì đó không thể thiếu được mỗi khi nói về Huế. Và dong sông đó còn là biểu tượng của con người xứ Huế. Nhắc đến dòng sông ba miền thì dòng sông Hương như tượng trưng cho người miền Trung ( Sông Sài Gòn - miền Nam, sông Hồng - miền Bắc). Nhưng vấn đè đặt ra là dòng sông Hương có cái tên thật đẹp, thật thơ mộng... Vậy cái tên áy có từ bao giờ? Có nhiều người bảo tên dòng sông có được là do cây cỏ, hoa lá hai bên sông toả mùi hương ngào ngạt thơm ngát nên mới có tên là sông Hương??
    Để có thể biết tên dòng sông có từ bao giờ, thì cần phải tra lại những tài liệu xưa.
    - Bắt đầu từ " An Nam Chí Lược" 1333- Lê Tắc ( có người gọi là Lê Trắc) có đề cập đến 2 vùng đất Châu Ô và CHâu Lý được vua Chăm Pa làm lễ cưới công chúa Huyền Trân, nhưng không có đề cập đến tên sông của vùng thuộc 2 châu.
    - "Ức Trai Dư Địa Chí" 1438 - Nguyễn Trãi có đề cập 1 đoạn ngắn về đất Thuận Hoá: "... Biển là biển Nam Hải, Vân là núi ở cửa ải, Linh là tên sông..." Qua đó có thể nhận thấy sông Hương trước đây có tên là Linh giang.
    - "Ô Châu Cận Lục" 1555 - Dương Văn An có đề cập tới 2 tên sông Đan Điền ( ứng với sông chảy qua huyện Đan Điền: sau này đổi thành huyện Quảng Điền) và sông Kim Trà ( huyện Kim Trà: sau này đổi thành huyện Hương Trà). Như vậy có thể thấy tên sông gắn với tên của huyện mà sông chảy qua. Sông Hương khi đó có tên là sông Kim Trà.
    -"Phủ Biên Tạp Lục" 1776 - Lê Quý Đôn có đề cập sông Hương Trà. Như vậy khoảng thời gian này sông có tên Hương Trà.
    -Cho đến thời đại Tây Sơn, trong bài thơ "Đạo Ý" của Ngô Thì Nhậm bắt đầu có đề cập tên sông Hương:
    Ức tích minh lương hợp nhất đường
    Hương Giang ngự tất hỗ tiên đường

    - " Đại Nam Thực Lục Chính Biên" có đề cập một cách rõ ràng rằng vào năm Tân Dậu (1801), mùa thu tháng 7, ngày Binh sThân, vua đi Quảng Bình trên sông Hương. Sông Hương tức Hương Trà, vì nước ngọt nên tên Hương.
    Như vậy có thể nói Sông Hương có tên là do sông Hương có vị ngọt thơm của trà mà thành tên sông Hương.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này