1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Danh thắng Tịnh Tâm hình thành bao giờ
    Đại Nam nhất thống chí (sđd) ghi nhận: trong hồ Ký Tế có hai gò cồn, trên đó là hai kho hỏa dược và diêm tiêu lập từ đời Gia Long, đến năm Minh Mạng XIX thì dời hai kho ấy qua phía đông, lấy chỗ làm hồ Tịnh. Tin tưởng tư liệu kia, nhiều sách báo, nhiều trang web cùng các tài liệu hướng dẫn du lịch thời gian qua vẫn khẳng định danh thắng Tịnh Tâm vốn khởi dựng từ niên hiệu Minh Mạng XIX, tức năm Mậu Tuất 1838. Tiếc thay, chi tiết này chưa chính xác.
    Trong bài Quelques coins de la Citadelle de Hué (Vài góc Kinh thành Huế) đăng trên Bulletin des Amis du Vieux Hué năm 1922, Léopold Cadièrre và Nguyễn Đình Hòe đã chứng minh rằng trước thời điểm 1838, một số hạng mục kiến trúc cơ bản ở Tịnh Tâm đã hoàn tất và được đưa vào sử dụng. Bằng cớ là qua hồi ký Souvenir de Hué (Kỷ niệm xứ Huế) công bố năm 1867, Michel Đức Chaigneau từng mô tả cảnh sắc hồ Tịnh Tâm với lầu đài cùng tên, thêm non bộ, những bồn hoa to nhỏ, cầu gỗ sơn màu, v.v., khi ông hân hạnh được vời tới đấy tiếp kiến vua Minh Mạng nhiều lần trong giai đoạn 1821 ?" 1822.
    ST.
  2. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Hồ Tịnh Tâm - những điều ít người biết !
    Hồ Tịnh Tâm đã trở thành một danh thắng quen thuộc của Huế nhưng còn nhiều điều thú vị về hồ Tịnh mà ít ai biết được...
    Đệ nhất Thượng uyển từng là điểm? biệt giam
    Vốn là khu thượng uyển nổi tiếng hàng đầu của vương triều Nguyễn, Tịnh Tâm từng được vua Minh Mạng làm thơ ca ngợi 10 bài liền với tiêu đề Bắc hồ thập cảnh. Vua Thiệu Trị lại xếp hạng Tịnh Tâm vị thứ 3 trong danh mục Thần Kinh nhị thập cảnh.
    Ngự chế áng thơ Tịnh hồ mạn hứng (Cảm hứng mùa hè ở hồ Tịnh Tâm), vua Thiệu Trị ghi mấy dòng chú dẫn: ?oHồ Tịnh Tâm trong veo muôn khoảnh, man mác hai hồ. Một dải đê dài, cầu cao như mống. Vui chơi khúc đàn Nam Phong trên gác Nam Huân, thỏa thích một trời, của nhiều no đủ. Xứng đáng cõi Thọ chốn Tây Trì, rõ ràng là danh thắng kinh đô. Phong quang vô hạn, chưa tận mắt ngắm trông e khó hình dung cảnh trí?.
    Ngô Văn Phú chuyển ngữ áng thơ Tịnh hồ mạn hứng như sau:

    Trong vắt hồ giăng mấy khoảng xa,
    Thềm soi đáy nước, loáng tinh hà.
    Cây hoa, lầu gác, dường tiên cảnh,
    Đất nước, non sông, thuộc mọi nhà.
    Quạt chúa để suông, trời mát mẻ,
    Đàn vua tiếng ngọt, nhập thơ ca.
    Lâng lâng nhân trí, tình sâu rộng,
    Cảnh sắc yêu người, chớ bỏ qua!

    Quả thật, Tịnh Tâm không phải một, mà là hai hồ nước hình chữ nhật, cái nhỏ kề cái to; từ trên cao nhòm xuống nom y hệt bức ?osiêu thư pháp? viết giữa thiên nhiên một đại tự "Minh" ?" chữ Hán nghĩa là ?osáng tỏ?.
    Nguyên ủy, đây là khúc sông Kim Long (một chi lưu của sông Hương) chảy qua làng Phú Xuân. Năm Ất Sửu 1805, vua Gia Long quyết định nắn dòng Kim Long để tạo mặt bằng xây dựng Kinh thành Huế. Thoạt tiên là cả dải hồ rộng, mang tên hồ Ký Tế. Vua Minh Mạng nối ngôi, tiếp tục quy hoạch cảnh quan kinh đô, chia hồ Ký Tế làm đôi: một bên là hồ Học Hải ?" nơi sẽ thiết lập Tàng Thư Lâu; còn một bên là hồ Tịnh Tâm ?" chỗ dành cho ?ođấng thiên tử? cùng hoàng thân quốc thích tiêu dao thưởng ngoạn và di dưỡng tinh thần. Vua Minh Mạng lại cho đắp đê Kim Oanh băng ngang hồ Tịnh Tâm và tiến hành kế hoạch sửa sang tôn tạo khu vực này.
    Dưới sự chỉ huy của Đô thống hữu quân Nguyễn Tăng Minh và Tham tri bộ Hộ Đào Trí Phú, cả lực lượng 8.000 binh lính đã dốc sức xây dựng Tịnh Tâm thành một công trình to lớn nhất và xinh đẹp nhất so với tất cả ngự viên ở đế đô nói riêng, toàn quốc nói chung.
    Trong hồ Tịnh Tâm có ba hòn đảo. Đảo Phương Trượng nằm giữa hồ nhỏ phía bắc, giữa hồ lớn phía nam là đảo Doanh Châu và đảo Bồng Lai. Trên đảo Bồng Lai có điện Bồng Doanh nguy nga tráng lệ - còn gọi Bồng Dinh - lại là nơi mà về sau, năm Quý Tị 1893, các quan phụ chính tuân lệnh lưỡng tôn cung đã đưa vua Thành Thái ra đó ?oan dưỡng tâm thần?. Vì sao? Nguyễn Phúc tộc thế phả (Nxb Thuận Hóa, Huế 1995; tr. 391) giải thích lý do: bởi đức vua ?o tính tình bất thường, ham chơi bời, ít chịu nghe lời can gián?. Chốn thượng uyển xinh tươi trở thành chỗ biệt giam hoàng đế!
    Mấy đặc sản hồ Tịnh
    Hồ Tịnh Tâm còn âm khác là hồ Tĩnh Tâm. Người dân xứ Huế xưa nay quen gọi một cách vắn tắt: hồ Tịnh. Và nhắc tới hồ Tịnh, ai nấy liền nghĩ ngay tới đặc sản lừng danh của địa phương: sen. Ca dao miền Hương Ngự có câu:
    Hồ Tịnh Tâm nhiều sen bách diệp,
    Đất Hương Cần ngọt quýt, thơm cam?

    Sen bách diệp có hoa nhiều cánh nhỏ màu hồng, được thiên hạ tôn vinh là ?ogiống sen quý nhất trong tất cả giống sen?. Có khả năng sen bách diệp chỉ thắm sắc khoe hương vào giai đoạn thịnh thời của thượng uyển Tịnh Tâm. Chứ thực tế bấy lâu, sen trồng trong hồ này chẳng phải giống sen bách diệp, mà là giống sen trắng bình thường.
    Lạ thay, sen thường mọc ở hồ Tịnh cũng thành sen quý! Dễ dàng kiểm chứng điều ngỡ ?okhó tin nhưng có thật? kia nếu so sánh hạt sen hồ Tịnh với hạt sen nơi khác bằng cách xơi thử đồng thời. Kinh nghiệm ẩm thực kia đã được khá đông người thừa nhận. Chẳng hạn trong sách Nguyễn triều cố sự (Nxb Đà Nẵng in lại, 1997; tr.17), Bửu Kế khẳng định: ?oHuế nổi tiếng về hạt sen vừa bở vừa thơm, nhưng phải nếm hạt sen Tịnh Tâm mới thưởng thức được mùi vị tuyệt vời của nó?.
    Nấu chè sen, cơm sen, súp sen, phụ nữ cố đô kén chọn bằng được hạt sen Tịnh làm nguyên liệu mới mong món ăn đạt phẩm tính ưu việt. Gửi biếu bà con bè bạn sành điệu ở phương xa, bên cạnh nón bài thơ, mè xửng, tôm chua, nem tré, v.v., hạt sen hồ Tịnh tươi hay khô luôn được dân Huế coi là món quà quê hương trang nhã và ý vị vô ngần. Phải chăng nhờ hồ Tịnh có những yếu tố thủy thổ nào đấy phù hợp tối ưu với loài hoa nhị vàng, bông trắng, lá xanh thuộc họ thực vật Nelumbonaceae mà khoa học chưa phân tích thật đầy đủ?
    Cùng với hạt sen quá lừng danh, hồ Tịnh còn đôi sản phẩm khác cực kỳ đáo khẩu nhưng ít ai biết, ngoại trừ nguyên người quanh quất đâu xa. Gì thế nhỉ? Xin thưa: rau muống và cá ?" đặc biệt cá rô.
    Ở hồ Tịnh Tâm cũng như nhiều ao hồ khác tại miền Hương Ngự, thời gian trồng và khai thác sen với muống thường tạo thành hai vụ gối nhau. Xuân hè dành cho sen. Thu đông dành cho muống.
    Tháng 5 đúng kỳ sen nở rộ. Người ta tranh thủ đổ bông ?" từ nghề nghiệp chỉ việc hái hoa, để bán cho thiên hạ cắm độc bình đơm cúng bàn thờ hay chưng phòng khách, phòng văn. Rồi phải khẩn trương đổ hột ?" tức ngắt gương sen về gỡ lấy hạt, thương lái sẽ mua sỉ, đoạn phân phối hạt tươi cho khách nấu ăn ngay hoặc sơ chế hạt khô mà tiêu thụ dần. Hầu như toàn bộ cây sen chẳng có bộ phận nào phải bỏ phí. Nhị sen và tim sen được các cơ sở Đông y Đông dược thu gom làm thuốc. Ngó sen cùng củ sen là thứ mà các tiệm ăn, quán nhậu liên tục đặt hàng. Cả lá sen, người ta cũng cắt bán cho cánh tiểu thương dùng gói cốm, gói bún, gói?hoa sen hay hạt sen. Cuống lá và gương sen sau khi tách hạt lại được dân chúng tận dụng, phơi làm chất đốt.
    Cho tới nay, đấu thầu hồ Tịnh Tâm để canh tác sen cùng muống lâu nhất e chẳng ai hơn gia đình ông Nguyễn Văn Vỹ, tên thường gọi là ông Ba Cu. Theo sách Chuyện khảo về Huế của Trần Kiêm Đoàn (Nxb Trẻ, 2000; tr.109 ?" 110) thì ông Ba Cu đã trồng sen thả muống ở hồ Tịnh suốt 40 năm ròng, kể từ thời điểm 1965 trở về trước. Thập niên kế đó, vài hộ quanh vùng thay nhau đấu thầu hồ Tịnh. Sau năm 1975, Hợp tác xã sản xuất hoa màu hai phường Thuận Thành và Thuận Lộc quản lý hồ này, tiếp tục phân công một số xã viên trồng sen, trồng muống?
    Chuyện đắp đập, ngăn thửa liên tục diễn ra. Lòng hồ dần cạn. Các miệng cống bố trí quanh bờ bị tắc nghẽn, nên chức năng điều tiết nước giữa hồ Tịnh với hơn 40 hồ ao khác trong phạm vi Thành Nội 520ha và với hệ thống Ngự hà cũng như Hộ thành hà không còn đảm bảo. Đấy là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây úng ngập cục bộ ở Kinh thành Huế lâu nay mỗi khi mưa lớn kéo dài. Lại thêm tình hình lấn chiếm đất ven hồ để xây nhà, dựng quán, khiến diện tích mặt hồ ngày càng thu hẹp. Nạn ô nhiễm môi sinh ở khu vực này gia tăng là lẽ tất nhiên. Di tích lịch sử bị xâm hại, cảnh quan văn hóa bị triệt tiêu - hiện trạng ấy ai ai cũng đều thấy rõ.
    Tham quan hồ Tịnh, khách gần xa phải áy náy thốt lên cái câu không mới:
    - Tịnh Tâm à! Răng chừ cho tới? ngày xưa?
    Muộn còn hơn không. Dự án tu sửa và phục hồi cảnh quan hồ Tịnh Tâm vừa ra đời, do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư với các bước thực hiện như sau: quy hoạch chống lấn chiếm, giải tỏa mặt bằng có trọng điểm, sắp xếp lại nhà dân (ở sát khuôn viên Đại học Nghệ thuật Huế tọa lạc cạnh hồ) để lập bãi đậu xe, nạo vét lòng hồ, khôi phục tuyến cấp thoát nước, tiến tới phục chế lần lượt các hạng mục công trình kiến trúc cổ. Dự án đã được chính quyền tỉnh Thừa Thiên ?" Huế phê duyệt.
    PHANXIPĂNG. (Nguồn: www.ashui.com)
    [​IMG]
  3. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    font color green b ÁO DÀI TÍM HUẾ! /b /font id green
    Nhắc đến Huế, có lẽ nổi tiếng là Con Gái Huế với bộ áo dài truyền thống màu Tím mang đậm chất Huế.
    Huế nổi tiếng không chỉ lăng tẩm, chùa chiềng, nhà vườn, thành phố vườn, mà còn nổi tiếng về các món ăn truyền thống và vẻ đẹp dịu dàng của con gái Huế. Có rất nhiều bài viết nói về điều đấy như cuốn i b Hall, Tim. VIETNAM: A PORTRAIT , Asia Books, 1994 /b /i trang 138 viet ve Hue co noi: i b The women of Hue are said to be the most beautiful in all Vietnam! /b /i
    Con gái Huế nổi tiếng ko chỉ ở vẻ đẹp mà còn ở nhiều khía cạnh khác.
    - Đất Thần Kinh trước đây thuộc nước Chăm Pa, để có được mảnh đất này, một người con gái -Công chúa Huyền Trân Không biết tên đúng hay không nữa - đã được gả cho vua xứ Chăm Pa.
    - Chiếc áo dài được hình thành cũng từ Huế và trở thành biểu tượng áo dài Việt Nam. Chiếc áo dài được thiết kế như để tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Có một ai đó từng nói chiếc áo dài mặc vào làm người có hơi béo cũng trở nên mảnh mai, người gầy trở nên đầy đặn, đó quả là một điều tuyệt diệu!
    - Khi áo dài trở thành biểu tượng chung của Việt Nam thì Áo dài Huế vẫn mang một bản sắc riêng của nó, đó là Áo Dài Tím Huế!
    Trong Kiến trúc, khi thiết kế công trình, có lẽ màu tím đó khá kị nhưng với Áo Dài thì lại khác. Màu tím tượng trưng cho tuổi học trò nhưng cũng là biểu tượng của sự chung thuỷ, vẻ đẹp quyến rũ đầy bí ẩn! Màu tím của Áo Dài Huế là màu tím thể hiện một nét gì đó của cô gái đang dường như mỉm cười, không lộ liệu mà mang chút dịu dàng có chút thẹn thùng chăng? , màu tím đó như tạo ra sự thành thoát ở người phụ nữ!.... Nhwũng điều đó tạo nên vẻ đẹp của Áo Dài Tím Huế!
    Nguồn ảnh:
    http://www.saigonsoldier.com/photos/images/Hue_Thien_Mu_Pagoda/photo_12.jpg
    http://reisverhalen.vietnamjourney.nl/img/hue-vietnam4.jpg
    [​IMG][​IMG]
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 19:01 ngày 08/12/2005
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 08/12/2005
  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị Festival Huế!
    http://www.dantri.com.vn/Sukien/2006/1/98841.vip
  5. doan_truong_nhan

    doan_truong_nhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0

    Sông nước Hương Giang đẹp một dòng
    Đôi bờ tô điểm dải thanh rong
    Giọng hò êm ái ru hồn ****
    Điệu lý du dương quyện tiếng đồng
    Ca nữ sầu thương thân phận mỏng
    Thi nhân say ngắm bóng trăng trong
    Đò xưa bến cũ còn đưa khách?
    Nhớ đến Hương Giang thấy chạnh lòng!​
  6. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Đèn chiếu trên cầu Tràng Tiền!
    Cầu Tràng Tiền có thể nói là một biểu tượng của Huế. Trải qua bao thăng trầm biến động của lịch sử, để cầu có được như ngày hôm nay.
    Cũng chẳng có gì đáng nói về vẻ đẹp của cầu vì cũng đã có những bài viết nói về điều đó rồi. Chỉ có vấn đề nhỏ là cầu Tràng Tiền bị bọn lắp đèn ăn bớt 6-8 cái đèn chiếu!
    Số lượng đèn ghi trên cầu tổng cộng là 154 cái, nhưng thực chất chỉ khoảng 148 cái. Trong ảnh là một ví dụ từ đèn số 87 nhảy sang số 89.
    [​IMG]
  7. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Đang search tài liệu làm bài, tự nhiên thấy cái này, trích ra cho cả nhà đọc:
    (Thực tế thì có lẽ nó cũng khác nhiều nhỉ? Nhưng góc độ của ng làm văn hoá thì nó là như thế).
    Đám cưới Huế:
    Huế
    Quy trình tổ chức lễ cưới ở Huế cũng có đủ các bước thủ tục như các địa phương khác, từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới, đến tân hôn vu quy... Nhìn tổng thể, các đám cưới Huế thường diễn ra tiết kiệm, giản đơn, không phô trương, nhưng ở mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ, với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".
    Chuẩn bị lễ hỏi, lễ cưới, người Huế thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn ngày giờ, hai bên thông gia sẽ báo cho nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này cũng đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện, nhưng phải là hai nhà có thân tình từ trước.
    Ðối với đám hỏi, người Huế chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và tông tộc thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới Huế có các lễ: xin giờ, nghinh hôn, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, và đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người Huế không có tục thách cưới, lễ vật trong lễ cưới tối thiểu chỉ gồm có mâm trầu cau, rượu trà, nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo; không có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở Huế luôn có phù dâu, phù rể và hai đứa trẻ rước đèn đi trước. Hai đứa trẻ thường là 1 trai 1 gái, tuổi tương đương cầm ***g đèn hay cầm hoa.
    Trong đêm tân hôn, đôi bạn trẻ phải làm lễ giao bôi hợp cẩn. Người Huế có tập tục để trong phòng hoa chúc một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu giao bôi. Ðôi bạn trẻ phài nhai hết 12 miếng trầu ấy, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối ăn gừng mang màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Còn rượu giao bôi thì theo đúng với lễ giáo phong kiến của Trung Hoa cũ.
    Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái sẽ không theo xe, mà hôm sau mới sang nhà trai, với ý nghĩa xem cô con gái ngày đầu về làm dâu có làm điều gì phật lòng nhà chồng. Buổi gặp này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, và căn dặn con mình phải thuận thảo với gia đình bên vợ hoặc bên chồng. Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình Huế giảm bớt, bằng cách khi rước dâu, bố cô gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác xe hoa, và tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày sau lễ cưới, cô dâu mới được trả lại nhà bố mẹ để thu dọn tư trang về nhà chồng, bắt đầu cuộc sống làm dâu.
    Tính cầu kỳ của người Huế tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không hề có chuyện ầm ĩ ồn ào thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Trao đổi ngôn từ giữa hai bên thông gia, giữa bà con thân thuộc đều rất thận trọng. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ hai bên đều rất khuôn sáo và không bỏ sót ai.
    Ðặc biệt, quan hệ tuổi mạng rất được coi trọng ở đám cưới Huế. Vị chủ hôn thường là vị cao niên trong dòng tộc hai bên, thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn. Các phù dâu phù rể là người chưa có chồng vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn. Một số nhân vật khác cũng được lực chọn tùy phần nghi lễ phù hợp. Ðơn cử trước ngày cưới đôi tân hôn có thể đưa nhau đi may áo cưới (nếu gia đình khá giả), thì ngày giờ đi may phải tốt, chủ tiệm may là người còn cả vợ chồng, nhiều con cái, gia đình hòa thuận. Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận kiểm tra. Người này cũng sẽ têm trầu cau, bày cặp nến hồng trên bàn thờ gia tiên nhà gái. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng cũng phải được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi rước dâu luôn ở số chẵn. Trước khi đi và khi đón dâu về, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.
    source: http://www.hopham.net/SuuTam/Nam2004/LeCuoiCacMien.php
    Được FJX sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 07/04/2006
  8. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc Nhà Vườn Huế-Cảm nhận!
    Nhân dịp đón chào Festival, trong bài viết này, tôi đề cập đến những nét chính về kiến trúc Huế và đặc biệt là Kiến trúc nhà vườn Huế!
    Ở Huế, các giá trị vật thể ( vật liệu, địa hình, cảnh quan...) và phi vật thể (những đặc trưng về truyền thống dân tộc, tôn giáo tín ngưỡng, tâm linh, ngệ thuật, phương thức sống, phương thức xây dựng...) có ảnh hưởng rất lớn đến không gian kiến trúc trong quá khứ, hiện tại và tương lai của con người.
    Trong sự phát triển của kiến trúc hiện đại, đã nảy sinh vấn đề là làm sao để có thể gìn giử và phát triển các giá trị đó, làm sao có thể hội nhập các giá trị đó trong cuộc sống hiện đại cùng với những trình độ kỹ thuật mới. Một tình trạng cs thể thấy là các giá trị đó đang dần một mai một ko chỉ ở Huế mà cả ở các vùng khác trên đất nước.
    Trong bài này, tôi chỉ đề cập đến nhà vườn Huế, đưa ra các giá trị vật thể và phi vật thể của nhà vườn Huế nhằm để hiểu rõ các giá trị đó để có thể nâng cao ý thức trong việc gìn giử và hội nhập các giá trị đó!
    Tổng Quan
    Huế là thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm toạ lạc ở miền trung VN. Đã từng là kinh đô của triều Nguyễn-Triều đại Phong Kiến cuối cùng của nước VN. Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế là trung tâm văn hoá chính trị và sau đó trở thành cô đô của đất nước Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, Huế với một bề dày lịch sử đã có ảnh hưởng rất lớn trong tâm thức của người dân Việt Nam.
    Năm 179 trước Công Nguyên, Huế thuộc địa phận Nhật Nam của vương triều phương Bắc. Sau đó 12 thế kỷ, Huế là một bộ phận của nước Chăm Pa. Năm 1306, cái tên "Huế" xuất hiện và thuộc triều đại nhà Trần, Việt Nam sau khi gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm Pa nhằm đổi lấy đất Huế. Huế trở thành kinh đô của triều Nguyễn từ năm 1882 đến 1945. Trước triều Nguyễn Huế tồn tại với tên thành Phú Xuân 1 (1687-1712) và Phú Xuân 2 (1738-1801). Triều đại Nguyễn sụp đổ khi chiến tranh Việt Nam xảy ra. Trong thời gian chiến tranh, kinh thành Huế còn được xem là nơi để mọi người dân lánh nạn. Năm 1993, Huế trở thành Di Sản Văn Hoá Thế Giới được UNESCO công nhận, và là nơi nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh.
    Kinh Thành Huế được xây dựng để trở thành kinh đô của triều Nguyễn bắt đầu vào thời đại Gia Long (1805-1820) và tiếp tục cho đên thời vua Minh Mạng (1820-1841). Thanh phố được quy hoạch và thiết kế dựa trên những quy luật Phong Thuỷ và phòng thủ Ramparts dựa theo kiểu phòng thủ Vauban-Pháp (Vauban là tên của một kĩ sư người Pháp-người khởi nguồn cho kiểu thiết kế pháo đài Pháp trước đây). Trãi qua bao thăng trầm biến đổi của lịch sử. Huế vẫn giử được những giá trị văn hoá truyền thống của người dân, vẫn gìn giữ được những danh lam thắng cảnh và đặc biệt là hầu hết các công trình kiến trúc của triều đại Phong Kiến vẫn còn nguyên vẹn và ko bị phá huỷ bởi chiến tranh. Điều đó có giá trị rất lớn cho chúng ta có thể tham quan cũng như nghiên cứu hay muốn tìm hiểu về đời sống của triều đại Phong Kiến trước đây.
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc Nhà Vườn Huế-Cảm nhận! (tiếp)
    Kiến trúc Huế
    Có thể chia Kiến trúc Huế gồm năm phần: Kinh Thành Huế, Lăng tẩm, Chùa, Danh Lam Thắng Cảnh và Phố kiểu Kiến trúc Pháp.
    Kinh Thành Huế
    Để xây dựng cho kinh thành của mình, triều đình Nguyễn đã xây dựng "nhà ở" của mình dựa theo nguyên tắc Phong Thuỷ (Feng Shui) bởi các yếu tố thiên nhiên có sẵn của Huế. Dòng sông Hương chảy qua trước mặt (Thuỷ Tụ), ngọn núi Ngự Bình án ngự hướng chếch Nam như bình phong chắn các khí độc xấu, còn Hến và Dã Viên như tượng trưng cho Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ! Kinh thành Huế là nơi mà vua và hoàng tộc ở và cai trị nằm ở phía Bắc Sông Hương, gồm có 3 vong thành với hàng trăm thủ phủ và công trình. Vòng thành thứ nhất với khoảng 10000 m2 được biết đến với tên Kinh thành Huế. Vòng thành được xây rất kiên cố, vững chắc nhằm mục đích bảo vệ mọi hoạt động ở bên trong thành. Vòng thứ 2 là Hoàng Thành với diện tích 2400m2, là nơi mà vua và các quan lại cao cấp làm việc và trị vì. Tử Cấm Thành với diện tích 1200m2 là vòng thành thứ 3. Đây là khu vực cấm dành cho vua và gia đình sống, hay còn gọi là Cung cấm! Ngoài vòng thành thứ 3 là hệ thống kênh hào bao quanh rất quan trọng trọng việc phòng thủ. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thế giới khi đến tham quan Kinh Thành Huế, thì đây được xem là hệ thống phòng thủ thuộc loại kiên cố bật nhất.
    Nhiều người có nhận xét Kinh Thành Huế có vẻ na ná hay giống như Kinh Thành ở Trung Quốc, mà không chi mỗi Kinh Thành Huế mà kể cả Lăng Tẩm nữa. Điểm giống là vì Việt Nam trãi qua bao thời gian chịu đô hộ phuong Bắc nên có thể chịu ảnh hưởng về các mặt như văn hoá tập tục cũng như Kiến trúc phương Bắc. Nhưng điểm khác biệt lơn nhất có thể thấy đó là cảnh quan, vườn. Vì thế Huế còn được xem là Thành Phố Vườn, Lăng Tẩm Vườn, Nhà Vuờn!
    Về mặt kiến trúc, đây là thành phố khá đặc biệt, khác hẳn với các thành phố mang tính thương mại sản xuất lân cận. Chỉ mới vào thành phố Huế là ai cũng có thể cảm nhận được điều đó. Kinh thành được xây dựng chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn và phức tạp. Bước vào trong Thành, cảm nhận rõ nét là nơi có nhiều khu vực dành cho các hoạt động công cộng, nhiều vườn, những bãi cỏ rộng xanh tươi, hồ nước và kênh,... Những đặc điểm đó kết hợp lại với nhau tạo nên một đô thị khác biệt hẳn so với các thành phố khác trên thế giới. Tất cả những đặc điểm đó nằm toạ lạc trên vùng đất có nhiều yếu tố biểu tượng trộn lẫn như là một phần của Kinh Thành mà đã được nói ở trên, đó là Núi Ngự Bình, Sông Hương, Cồn Dã Viên, Bộc Thạnh... cùng với các cảnh quan thiên nhiên tạo nên vẻ đẹp quyến rũ.
    Sông Hương với chiều dài 30km, với khoảng 300-400 m chiều rộng. Dòng sông trãi dài và chảy qua nhiều địa điểm nổi tiếng của Huế như Cầu Tràng Tiền, Điện Hòn Chén, Chùa Thiên Mụ... Cái tên Sông Hương bắt nguồn từ những mùi hương của các thảo dược, cỏ cây hoa lá dọc hai bờ sông toả ra... Trên dòng sông này cũng là nơi diễn ra khá nhiều hoạt động giải trí như thư giản, du thuyền, nghe ca trù...
    Núi Ngự Bình cao khoảng 105m, Núi có dáng rất vững chãi và toạ lạc ở trước mặt Kinh Thành. Đó là bức bình phong của Kinh Thành Huế. Đứng trên đỉnh núi có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh quan của thành phố Huế. Núi Ngự Bình thật ra hơi chếch về hướng Nam chứ không nằm chính Nam theo Phong Thuỷ, tuy nhiên để tận dụng biểu tượng phong thuỷ dựa vào thiên nhiên nên chấp nhận. Một điểm lưu ý khác đó là cổng chính vào kinh thành hay còn gọi là cửa Ngọ Môn mà có sách dịch là Noon Gate là ko chính xác, bởi của Ngọ Môn ngầm hiểu là cửa hướng về chính Nam theo thuật Phong Thuỷ
    Theo thuyết Phong Thuỷ thì Sông Hương và Núi Ngự Bình được xem là các biểu tượng phong thuỷ của Kinh Thành.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hue Citadel
    [​IMG]
    Landscape in Hue- Một con đường bên bờ Bắc
    Tham khảo tài liệu:
    Phan Thuan An, Monuments of Hue, 2004
    Web: :
    www.hue.vnn.vn/disandulich/2004/10/10/38915
    www.hue.vn/disandulich/09/35547
    www.hue.vn/disandulich/2004/10/38611
    www.hue.vnn.vn/disandulich/2004/10/37117
    www.nhantuonghoc.net.tf
    www.geocities.com/Tokyo/Palace/7574/vietnam.html
    http://rat-hue.org
    www.vietnamtourism.com/e_pages/tourism /destination.asp
    www.huefestival.com/dulich/nhavuon-anhien_e.htm
    http://www.ttvnol.com/hue.ttvn
    www.thuathienhue.gov.vn/anhtulieu/langtam.htm

    (Phần sau: Lăng Tẩm)
  10. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Lăng Tẩm
    Huế mệnh danh là thành phố của lăng tẩm và cỏ cây. Trong suốt triều đại trị vì của mình, triều Nguyễn đã xây rất nhiều lăng tẩm và cảnh quan cho nơi an nghĩ ngàn thu của mình như bao triều đại Phong Kiến khác. Triều đại Nguyễn trải qua 13 đời vua nhưng có 7 lăng tẩm chính, và chúng được quy hoạch xây dựng ở trên những ngọn đồi phía Nam của Kinh Thành. 7 lăng đó là: Lăng Gia Long, Minh Mạng, Tiệu Trị, Tự Đức, DỤc Đức, Đồng Khánh và Khải Định.
    Tất cả 7 lăng trên có chung đặc điểm là xây dựng trong triều đại Nguyễn, mỗi lăng có những di tích hài hoà với môi trương thiên nhiên. Cấu trúc của mỗi lăng cơ bản theo các bước sau: tường bảo vệ, tam quan, Sân chầu, bia, điện thờ, hồ ao, sảnh điện, vườn, và cuối cùng là mộ. Theo quan điểm xưa thì cuộc sống là phù du,ngắn ngủi còn cái chết mới là đến thế giới vĩnh hằng, yên bình mãi mãi, vì thế lăng mộ được xây và đầu tư rất công phu từ giai đoạn tìm vị trí cho đên khi hoàn thành dựa theo các thuyết Phong Thuỷ.
    Các lăng tẩm ngoài những đặc trưng chung thì cứ mỗi lăng có những đặc điểm riêng biệt gắn liền với mỗi vị vua. (Ví dụ Gia Long Toms is strength and serenity, Minh Mang Tomb is solemnity, Thieu Tri Tomb is Freedom, Tu Duc Tomb is lyricism, Duc Duc Tomb is simplicity, Dong Khanh Tomb is delicacy and Khai Dinh Tomb is sophistication) (Tham khảo Phan Thuận An, 2004:Kiến Trúc Huế).
    Có thể nhận thấy những đặc trưng đó khi đên thăm các lăng tẩm và cảm nhận vẻ đẹp cũng như kiến trúc của mỗi lăng.
    Chẳng hạn khi đến lăng Tự Đức, một điều dể dàng nhận ra đó là cảnh quan cây cối cũng như vị trí của từng công trình cho thấy Vị Vua đó khi còn trị vị là một người như thế nào- một người có sự yên bác về thơ, yêu thiên nhiên,...bất cứ đi đâu quanh lăng Tự Đức cũng điều cảm nhận cái gì đó mang "chất thơ". Tuy nhiên, bên cạnh cảm nhận đó cũng là sự cô đơn, trống vắng, hay cái gì đó mang tính " mội thứ rồi sẽ trở về với các bụi" khi bước vào mộ của vua Tự Đức. Nếu bên ngoài là cảm nhận mọi vật đều nhộn nhịp,đầy cảnh vật vui tươi thì trong mộ như là một thế giới khác, chỉ là thiên nhiên đầy tĩnh lặng với những ngọn gió rì rào, làm con người có cảm giác của sự cô đơn, hướng về với thiên nhiên! Đây có phải chăng cũng là tâm trạng của vị vua đó! Bất lực vì tình cảnh đất nước lúc bấy giờ? Bất lực vì bất hiếu vớ mẹ? Hay bất lực vì không ai hiểu tâm trạng của mình? ( Thời vua Tự ĐỨc trị vì, đất nước đang ở tình trạng hỗn loạn bởi nhiều thế lực chống đối trong nước, và ngoại bang. Cũng vị vua này tuy có vợ nhưng bị bệnh hồi nhỏ nên vô sinh, anh trai thì tranh dành quyền lực... Nhưng vua Tự ĐỨc cũng được xem là vị vua có tài, giỏi thơ ca...).
    Nhưng khi đến lăng Gia Long thì lại mang một cảm giác khác. Rất giản đơn, không cầu ky và cũng chẳng có gì ngoài sự hài hoà với thiên nhiên xung quanh. Nếu vào tận khu vực lăng mộ thì để ý chỉ thấy toàn bộ xung quanh được bao bọc bởi tường dày chẳng có gì ngoài mộ nằm trơ trọi chính giữa.
    Nhưng ngược lại, đến lăng Khải ĐỊnh thì đúng là sự Phức tạp hỗn hợp. Sự pha trộn kiến trúc phương tây, cầu kỳ về điêu khắc chạm trổ và kiến trúc. Đây có thể xem là lăng mộ bị Tây hoá nhiều nhất và khác hẳn những lăng mộ kia.
    [​IMG]
    Lăng Minh Mạng
    [​IMG]
    Lăng Đồng Khánh
    [​IMG]
    Lăng Khải ĐỊnh
    [​IMG]
    Lăng Thiệu Trị
    [​IMG]
    Lăng Tự Đức
    (Các tư liệu tham khảo có thể lấy ngay chính trong box Huế này!)

Chia sẻ trang này