1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Cảnh Quan
    Huế có rất nhiều danh lam thắng cảnh. Trong triều đại Nguyễn, Huế có 20 danh lam thắng cảnh được xem là những địa điểm đáng để chiêm ngưỡng và du ngoạn. Có thể lấy một số ví dụ như Điện Thái Hoà, Ngọ Mônm Kinh Thành Huế (đất Thần Kinh). Bên cạnh đó nhà vườn cũng được xem là đặc trưng riêng của Huế mà ko nơi nào có được,như Vườn Thượng Viên, Thương Mậu, Triều Phương... ( ai thấy sai thì đính chính lại giúp).
    Kiến trúc vườn lan toả và ảnh hưởng mạnh mẽ khắp đời sống của người dân Huế. Ngay bản thân thành phố đã là một khu vườn lớn với nhưng ngôi nhà truyền thống thoắc ẩn hiện giữa những bụi cây, những khu vườn tạo nên vẻ đẹp bình yên và thanh bình trong thành phố cổ kính.
    Nhà vườn Huế - bản thân nó là một Kinh Thành Huế thu nhỏ! Trong đó cũng có bình phong trước nhà là sự thu nhr của núi Ngự Bình, hồ nưóc hoặc hòn non bộ như tượng trưng cho dòng sông Hương (Thuỷ Tụ), một số sắp xếp của các hòn đá như tượng trưng cho Cồn Dã Viên, Bộc Thạnh...Tất cả những yếu tố ấy cũng xem như khá đầy đủ các biểu tượng về mặt Phong Thuỷ. Cùng với cây cối muôn loài hoa xung quanh nhà mang khá đầy đủ loại hoa và cây 4 mùa cũng tạo nên sự khác biệt so với nơi khác.
    [​IMG]
    Nhà Vườn Huế- Ảnh Đào Hoa Nữ
    [​IMG]
    Cảnh quan đường phố Huế
  2. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    CHÙA!
    Chùa cũng được xem là một phần góp vào lĩnh vực kiến trúc ở các nước Phương Đông và Huế cũng ko ngoại lệ. Huế đã từng là thủ đô của Phật giáo Việt Nam. Mọt điều dễ nhận thấy là Huế có rất nhiều chùa chiềng và chùa chiềng mang phong cách gần gũi với cuộc sống của người dân.
    Phật giáo có thể chia là Nam Tông và Bắc Tông.
    Bắc Tông thường mặc áo màu tro còn Nam tông mặc áo màu vàng. Sở dĩ có màu như vậy bởi Bắc Tông là nhánh Phạt Giáo được truyền bá đến các nước, các khu vực đa tôn giáo. Phật giáo cũng như các tôn giáo khác đều bình đẳng. Tại đó, màu vàng thường chỉ dành cho hoàng tộc và vua chúa nên cấm kị. Ngoài ra để tăng ảnh hưởng Phật Giáo nên đòi hỏi cần phải hoà mình vào cuộc sống của đại đa số tầng lớp dân chúng, và màu áo cũng thể hiện mục đích đó. Khi nhìn màu tro, ta cảm nhận sự dung dị và gần gũi với cuộc sống thường ngày hơn. Điều đó cho ta cảm giác Phật giáo cũng thật bình dị, cũng hoà mình với cuộc sống của người dân.
    Nam Tông đến truyền bá các nước mà các nước đó xem Phật Giáo như là QUốc Giáo, ví dụ như Thái Lan. Vì thế, địa vị của Phật giáo rất cao ngang hàng với Vua, nên màu áo Phật thường có màu Vàng.
    Đến Huế, ngoài thăm các danh thắng lăng tẩm, thì cũng nên đến các chùa ở HUế như Chùa Từ Đàm, Chùa Huyền Không, Chùa Thiên Mụ...
    Chùa Thiên Mụ:
    Theo truyền thuyêt có một người đàn bà đứng ở ngọn đồi mà chùa toạ lạc hiện nay, bà ấy bào với người dân rằng sẽ có một vị vua đến đây và xây dựng chùa cho một đất nước phồn vinh và vững mạnh. Chúa Nguyễn Hoàng, nghe lời truyền tụng đó đã xây dựng nên ngôi chùa và lấy tên là Chùa Thiên Mụ. (Cũng có người cho rằng, lời truyền sấm đó có thể là do Nguyễn Hoàng sắp đặt để người dân tin tưởng cho buổi đầu lập nghiệp của mình tại vùng đất hoang sơ này). Năm 1943 chùa bị hư hỏng khá nặng. Đức thầy Thich Don Hau đã đứng ra phục hồi lại gần 30 năm, Ngay nay chùa vẫn được giữ gìn và là địa điểm thu hút khách du lịch đông đảo. Về mặt kiến trúc của chùa cũng như vẻ đẹp của chùa đã có rất nhiều tài liệu đề cập đến, hoặc bản thân khách nên đến để cảm nhận vẻ đẹp của chùa theo cảm nhận của riêng mình, chỉ một điều lưu ý là tỷ lệ về mặt kiến trúc tại Chùa Thiên Mụ có thể xem là hoàn hảo.
    Một truyền tụng khác đó là nhiều tin đồn cho rằng đôi trai gái yêu nhau không nên đến chùa vì sau đó sẽ tan vở. Thật ra theo nhận định vì thường khách đến chùa mà những đôi đang yêu nhau đang ở giai đoạn sinh viên là chiếm đa số. Tình yêu sinh viên thường kết quả tan vở là nhiều vì thế nên mới có tin đồn như vậy! (Tuy nhiên nếu tui có người iu tui cũng chẳng rủ nó đến đó chơi, lỡ chia tay thiệt thì sao!)
    Chùa Từ ĐÀm:
    Chùa này nằm ở Trương An, tiếp giáp đường ĐIện Biên Phủ, cắt Nam Giao, và mặt kia tiếp giáp Phan Bội Châu. Về kiến trúc là sự kết hợp giữa kiến trúc cũ và mới nhưng cũng tạo ra được hài hoà về không gian (Sự hài hoà là do cảm nhận của mỗi người, có người bảo hài hoà, người bảo không). Tuy nhiên vị trị của chùa khá chật hẹp nhiều khi gây hạn chế về tầm nhìn.
    [​IMG]
    Chùa Thiên Mụ
  3. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    ?oFrench street?
    Cùng với các yếu tố đã đề cập ở trên, Phố thuộc Pháp có thể xem như một phần của Kiến trúc Huế. Năm 1885, sau khi kinh thành Huế rơi vào tay người Pháp, người Pháp đã chiếm đóng bên bờ Nam sông Hương. Với hơn 80 năm có mặt tại Huế (1875-1954), người Pháp đã xây dựng bên bờ Nam hàng loạt công trình và biệt thự mang phong cách Tây Âu như Khách Sạn Morin, Bưu Điện, Bệnh Viện, Nhà Bank, Nhà Ga, Trường QUốc Học, Hai Bà Trưng (Đồng Khánh)...
    Huế trở thành thành phố chia làm 2 phầnđược ngăn cách bởi dòng sông Hương. Phía Bắc sông là kiến trúc truyền thôngcổ kính, phía Nam là Kiến trúc hiện đại mới Âu hoá hoà nhập với vùng nhiệt đới.
    Một điểm đáng lưu ý là người Pháp rất có ý thức trong việc xây dựng và quy hoạch Kiến trúc đô thị. Họ đã tôn trọng vẽ đẹp hai bên bờ sông Hương, tôn trọng kiến trúc cổ kính của Kinh Thành. Vì thế, họ đã xây dựng những công trình rất hoà nhập với kiến trúc sẵn có của thành phố cổ kính. Tất cả những công trình dọc sông luôn có những khoảng lùi để tạo ra tầm nhìn, những góc và cảnh quan hai bên bờ sông. Nhưng công trình đó luôn ẩn hiện trước mặt bởi những hàng cây, tiếp đến là con đường và cuối nữa là cảnh quan bên bờ sông (có thể tham khảo: Thái Công Nguyễn, 1994).
    Kiến trúc biệt thự Pháp cũng rất hài hoà, tuy mang phong cách Pháp nhưng bản thân nó đã có sự hoà nhập với điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới cũng như kiến trúc truyền thống. Biệt thự Pháp với tường rất dày, có tầng hầm, trên có tầng mái rất hiệu quả trong việc tạo tiện nghi nhiệt cho người sử dụng. Luôn làm vi khí hậu trong nhà được mát, tránh được vấn đề về độ ẩm. Mặt trước cũng có bình phong giống như nhà truyền thống, gây cảm giác hoà nhập và ko bị lạc lõng so với với những công trình truyền thống ở đây.
    Hiện nay, những công trình Pháp hầu hết đã quá hạn sử dụng, nghĩa là cần phải được cải tạo lại để tránh nguy hiểm cho người sử dụng. Một số công trình Pháp cũng đã được cải tạo lại khá thành công trong việc đưa vào sử dụng chức năng mới ví dụ như Khách Sạn Morin (theo nhận định của tôi). Hai trường học Hai Bà Trưng và QUốc Học phải nói là nhưng công trình rất đáng để chiêm ngưỡng! Có thể nói chúng đã góp phần tạo nên vẻ đẹp của Huế. Hãy để ý xem, mọi người sẽ cảm nhận được hai trường đó tuy na ná giống nhau nhưng nếu trước đây trường Quốc Học chỉ dành cho nữ và trường Hai Bà Trưng chỉ dành cho nam? Thật lố bịch! Đơn giản kiến trúc hoa văn trường Hai Bà Trưng thì mềm mại như tượng trưng cho nữ, còn trường Quốc Học thì có vẻ cứng cáp như tượng trưng cho nam. Nếu một lần nào đó, đi dọc con đương nhỏ (tôi ko nhớ tên) mà hai bên là hai trường thì sự so sánh có thể dể dàng.
    [​IMG]
    Biệt thự Pháp-nay sử dụng làm cơ quan hành chính
    [​IMG]
  4. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    GARDEN HOUSE IN HUE
    Nhà vườn Huế đã tồn tại hơn 200 năm kể từ khi nhà Nguyễn xây dựng kinh đô tại Huế. Trừ vua và gia đình hoàng tộc ở trong thành, còn lại các họ hàng, quan lại cao cấp thì ở các thủ phủ bên ngoài. Những thủ phủ của họ chính là Nhà Vườn!
    Nhà Rường
    Thường thì ngôi nhà chính của nhà vườn chính là nhà Rường! Đây chính là dạng nhà truyền thống Việt Nam. Nhà Rường được xuất phát từ nhà Rội.
    Đặc điểm của nhà Rội là có cọt chính nằm ở chính giữa và đỡ phần giao của hai xà. Tất cả các cột của nhà Rội được chôn sâu xuống móng. Mái của nhà Rội làm bằng rơm, tường thường làm bằng đất sét, đất sét trộn rơm rạ, tre nứa.
    Nhà Rường thì các cột được chống lên đá tảng, cấu trúc kết cấu nhà Rường làm bằng gỗ. Thường thì gỗ được chọn để tránh mối mọt và độ ẩm, vì thế, thường là gỗ Mít, Giẻ lôi, Lim, Gụ, Táu Sến. Mái lợp thường là ngói âm dương hai lớp và nghiêng khoảng 15-30 độ.
    Có thể nhà Rường là một ví dụ rất điển hình trong việc phản ứng lại đối với khí hậu khắc nghiệt nhiệt đới gió mùa ẩm nói chung và khí hậu Huế nói riêng. Mái ngói hai lớp có tác dụng giữ ẩm và làm giảm hấp thụ nhiệt vào khoảng thời gian nóng ban ngày, có tác dụng về mặt thông gió tự nhiên. Mái dốc và thấp cũng góp phần trành cái nóng cũng như chống lại mưa bão.... Tường bao quanh làm bằng gạch đặc có tác dụng chống nóng cách nhiệt.
    Có nhiều loại nhà Rường, và mỗi loại tuỳ thuộc vào công năng, mục đích cũng như điều kiện sử dụng của chủ nhà. Nhà có thể thêm bớt không gian sử dụng ví dụ có Rường Bán Thân, Rường có tầng lầu, Rường Vỏ Cua, Rường có một phần ở phía trước.
    Việc phân loại nhà Rường có thể phụ thuộc vào phân loại gian. Bằng cách này có thể chia làm 4 dạng chính: Nhà năm gian 2 chái, nhà 3 gian 2 chái, nhà 2 gian 2 chái, nhà 1 gian 2 chái. Tuy nhiên, nhà 2 gian 2 chái rất hiếm gặp. Nhà phổ biến nhất là nhà 3 gian 2 chái.
    Phân chia không gian trong nhà cũng cs những đặc điểm dễ nhận biết đó là không gian thờ thường nằm ngay gian giữa, ở nơi trang trọng nhất. Bởi theo quan điểm người xưa thì nơi thờ tổ tiên có một vài trò quan trọng nhất về mặt tâm linh. Trước gian thờ là không gian diễn ra cac hoạt động của gia đình như tổ chức cúng tế, tiếp khách... Không gian ngủ nằm ở gian phải hoặc tría hoặc có thể ở chái. Khu vực nấu nướng nằm ở nhà phụ
    Hệ kết cấu của nhà có thể chia làm hệ Rường, Mái và các hệ kết cấu còn lại.
    Hệ Rường có các cọt, kèo, xà và trến. Hệ cột chia làm cột chính (cột cái, cột mẹ) hoặc có thể gọi hàng cột nhất, tiếp đến là hàng cột nhì, cột tam, và cột hiên. Kèo nằm trên cột và đở đòn tay. Kèo chia làm kèo mái, kèo cù, kèo quyết. Xà dùng để nối các hàng cột nhất theo phương ngang. Trến thì nối theo phuơng dọc
    (có thể tham khảo thêm sach :Kiến trúc nhà truyền thống Việt Nam của Chu QUang Trứ).
    Hệ mái gồm đòn tay và rui. Đòn tay nằm trên xà và đở rui. Hình dáng đòn tay có thể là hình chử nhật hoặc hình tròn. Rui nằm trên đòn tay và đở ngói
    Các hệ thống khác gồm Rầm thượng, Rầm hạ, bình phong, tường ngăn chia... Rầm thường là hốc nằm trên hàng cột nhất trừ chái.Khi có bão có thể là nơi chứa lương thực hoặc của cải. Rầm hạ là khoang nằm hai bên cháicao khoang 25-30 cm so với sàn. Rầm hạ dùng để chống ẩm, để đồ như gốm xứ. ..Hệ thống Rầm co thể xem như điểm khác biệt so với các nhà truyền thống VN ở các khu vực khác. Thường thì các tường hay bình phong làm bằng gỗ, trên đó được khắc hoặc khảm các chi tiết trang trí rất tỉ mỉ và công phu. Những hoạ tiết đó như là nguyện vọng tâm tư của chủ nhà gửi gắm lên đó và tuỳ theo chức vị của chủ nhân mà có những hoạ tiết khác nhau.
    Điểm đặc biệt của hệ thống Rường là các liên kết được kết nối với nhau bởi mộng mà không có bất kì sự trợ giúp của cac chi tiết kim loại nào khác(Tham khảo sách của Hoàng Hữu Ấn)).
    [​IMG]
    Nhà vườn Huế
    [​IMG]
    Gian thờ cúng
    [​IMG]
    Hàng cột hiên
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mặt cặt ngang và dọc
    [​IMG]
    Một dạng Rường 2 tầng
  5. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Garden
    Vườn trong Nhà vườn là sự sắp xếp theo ý của mổi chủ nhân của ngôi nhà. Căn nhà chính luôn kết hợp một cách hài hoà với vườn. Toàn bộ mặt bằng khuôn viên kết hợp với cảnh quan tạo thành một khung cảnh (background) không chỉ mang vẻ đẹp bên ngoài mà còn chứa đựng yếu tố tâm linh. Hầu hết vườn trong nhà vườn có đặc điểm sau:
    Khi đến một ngôi nhà vườn Huế, bạn sẽ thấy những hàng cây mọc thẳng tắp nằm phía trước cổng nhà, mà những hàng cây ấy như là hàng rào của ngôi nhà vậy.
    Cổng nhà không cao quá và phía trên là mái ngói nhỏ nhưng cũng vừa đủ che cho khách nhở đường nếu gặp thời tiết bất lợi như một cơn mưa bất chợt chẳng hạn.
    Ở ngay chính giữa vườn là bình phong thường được đặt trước ngôi nhà chính, tấm bình phong ấy như là bức phòng thủ của ngôi nhà. Theo quan niệm thì nó được dùng để chắn gió độc và tránh khách đường đột xông thẳng vào nhà.
    Qua cổng chính là lối nhỏ lát gạch trãi dài đưa khách đi thẳng đên bình phong. Hai bên lối đi là những bụi cây, thường là bụi dâm bụt, chè tàu hoặc có những cây dâu mơ. Sau bình phong là hồ nước có dáng dấp như hình lưỡi trăng với những điểm hoa Sen trên mặt nước.
    Trước bình phong sẽ chia làm hai lối nhỏ. Lối bến trái thường để dành cho khách đi vào nhà . Còn lối bên phái dành cho phái nữ để tiện cho đi thẳng xuống bếp (theo lối Phong Kiến xưa)
    Vườn thường gồm 3 vòng: Vòng trong cũng thường là những cây cảnh theo sở thích và thị hiếu của chủ nhà. Vòng thứ hai là những cây ăn quả mà những cây ăn quả đó có thể cho ra những sản phẩm để cúng tổ tiên hoặc Phật. Vòng 3 ngoài cùng bao gồm những loại cây ăn quả lớn hoặc cây mít, hoặc cây nhãn, cây ổi...Bên cạnh đó hầu như nhà vườn nào cũng có những loại cây thảo dược hoặc cây thuốc dùng để trị những bệnh thường ngày

    Vườn thường được sắp xếp theo thuyết Phong Thuỷ!
    Sự sắp xếp bố cục của nhà vườn theo ý của mỗi chủ nhân nhưng về mặt nào đấy cũng chính là theo thuyết Phong Thuỷ. Như đã biết, chủ nhân của các nhà vườn thường là các quan cấp trong triều đình. Bản thân họ dù mỗi người có tính cách riêng, suy nghĩ riêng nhưng giữa họ có cái chung đó là muốn vươn tới cuộc sống cao hơn, muốn được gần với vua hơn, và hơn ai hết chính lối sống phong cách của họ cũng đã bắt chước theo lối sống của vua, vì thế thường thì cách sắp xếp bài trí của chủ nhân nhà vườn vô tình bố trí theo cách sắp xếp của kinh thành Huế. Và mỗi mô hình nhà vườn Huế chính là Kinh thành Huế thu nhỏ.
    Về mặt khác có thể nói nhà vườn Huế chính là sự phản hồi đối với môi trường, xã hội, tôn giáo tĩn ngưỡng, khí hậu.... Những vấn đề đó sẽ được đề cập ở phần sau.
  6. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    NHÀ VƯỜN HUẾ (Tiếp theo)
    Xã Hội và Tôn Giáo Tín Ngưỡng!

    Trong xã hội và ton giáo tín ngưỡng, bởi sự ảnh hưởng của Phật Giáo và Nho Giáo mà người chủ nhà thường nhà của mình dựa vào các thuyết Phng Thuỷ. Sự sắp xếp và bố trí nhà vườn giống như một tiểu vụ trụ thu nhỏ.
    Ví dụ,nhà xây theo hướng tốt (thường là hướng Nam) nhằm tránh ma quỷ và nhận được những luồng gió tốt, trong lành, đồng thời tránh được những luồng gió xấu từ các hướng khác.
    Bình phong có tác dụng làm cho khách khỏi đường đột đi thẳng vào nhà, tạo cảm giác riêng tư cho ngôi nhà. Mặt khác, bình phong có tác dụng làm cho người phụ nữ khi đi vào thì rẽ phải để vào bếp (theo quan niệm Phong Kiến), còn đàn ông thì rẽ trái đi thẳng vào phòng khách.
    Những bức chạm trổ trên xà cột của hệ thống rường được thể hiện một cách phức tạp hay đơn giản tuỳ thuộc vào địa vị của chủ nhà là quan lại trong triều đình hay kinh doanh. Thường thì những trang trí nội thất thể hiện hình bông hoa, cánh sen, rồng, phượng hoàng, biểu tượng Phật giáo, may mắn hay thể hiện một cuộc sống yên bình... Tất cả những trang trí đó cũng chính là thể hiện tâm tư nguyện vọng của người chủ nhà.
    Nhân văn

    Tính nhân văn thể hiện ngày trong việc hình tượng hoá vườn cây trong nhà. Tất cả các cây trong Nhà Vườn được xem như những người bạn và có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tâm linh của mỗi người dân.
    Khi một người nào trong gia đình mất, thì các cây trong vườn cũng buộc khăn trắng như để nói rằng, cây cối cũng đang buồn bã chia sẽ với người đã mất. Những gia đình quan lại xem nhà và vườn như là một thể thống nhất, đó là đặc điểm đặc biệt của Nhà Vuờn.
    Nhà vườn được bố cục theo một trật tự và một con số mang biểu tượng và giá trị tâm linh, tất cả được sắp xếp theo thuyết Phong Thuỷ. Các cây cối ngoài mục đích đem lại vẻ đẹp và bóng mát thì còn là nguồn thu nhập phụ khi đem hoa quả và hoa đi bán.
    Khí hậu và Nhiệt độ
    Huế thuộc vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa, mùa hè nắng nóng cùng lượng mưa và độ ẩm hàng năm lớn. Vì thế, khí hậu và thiên nhiên có một vai trò quan trọng trong việc hình thành những đặc trưng của Nhà Vườn.
    Ngôi nhà như ẩn mình vào thiên nhiên và thiên nhiên như một bức tranh thu nhỏ, là phong nền của ngôi nhà cùng với các hoạt động cá nhân.
    Ngôi nhà và vườn, con người và cảnh vật, cây cối, mây nước cùng tồn tại và hoà lẫn vào nhau tạo thành một bức tranh hài hoà đầy màu sắc nhân văn. Có thể nói Nhà Vườn Huế là sự hình thành hoàn hảo để phản ứng lại với thời tiết khăc nghiệt: kết thúc cổng lớn là điểm nhấn bởi mái ngói nhỏ, cái cổng vừa đủ lớn để bất cứ người khách lỡ đường nào có thể tạm trú chân khi gặp thời tiết bất lợi. Bậc thềm thì cao hơn lối nhỏ dẫn vào nhà dùng để tránh lũ lụt. Mái được lợp bởi ngói âm dương là sản phẩm địa phương và nghiêng một góc từ 15 đến 30 độ. Với hình dạng như vậy có thể chống lại bả và làm nước mưa được thoát đi nhanh chóng. Hàng cột được sơn son thết vàng và có tác dụng chống mối mọt. Dưới cột là bê cột làm bằng đá có tác dụng chống ẩm.
    Thiên Nhiên
    Trong thiên nhiên, sự kết hợp giữa không gian kiến trúc nội thất, môi trường xung quanh, vườn và thiên nhiên luôn hài hoà lẫn nhau. Ngôi nhà luôn gắn liền với cảnh quan, cảnh quan nhân tạo luôn hoà lẫn với thiên nhiên xung quanh. Chính sự hài hoà đó mà Nhà Vườn được xem như một bức tranh thể hiện một giai đoạn lịch sự của thời Phong Kiến. Kiến trúc của Nhà Vườn thể hiện một quá trình mà trong quá trình đó, con người đã đối xử phản ứng với tự nhiên bằng tri thức và phương thức kỹ thuật bởi vì họ muốn ngôi nhà phải đáp ứng các nhu cầu sống của họ. Ngôi nhà không chỉ bả vệ con người khỏi tự nhiên mà còn chính là tác phẩm của họ bởi là nơi để họ thể hiện quan điểm sống, cách nhìn nhận của họ với phong tục, tập quán, tín ngưỡng tâm linh cũng như nghệ thuật.
    Một số sự khác biệt với loại nhà truyền thống khác.
    So với các nhà truyền thống khác, Nhà Vườn Huế có điểm riêng biệt dể dàng nhận rõ là Bình Phong. Tấm Bình Phong như là cái khiên bảo vệ ngôi nhà khỏi những luồng gí độc và những "con mắt" soi mói. Rầm thường cũng là điểm khác biệt trong Nhà Vườn mà các nhà truyền thống không có.
    So với nhà truyền thống Nhật Bản, Nhà Vườn Huế cũng có sự khác biệt đó là bố cục sắp xếp. Nhà truyền thống Nhật Bản thường sắp xếp thêo nghệ thuật Bonsai.
    Nhà Vườn Huế có vẽ tương tự như nhà truyền thống Trung Quốc. Tuy nhiên nhà Truyền thống Trung Quốc có không gian rộng lớn hơn theo lối sống "Tam Đại Tứ Đường" (Ở Trung Quốc, mỗi gia đình thường có 3 đến 4 thế hệ trong khi ở Việt Nam thì ít hơn). Một điểm khác nữa là mái nhà Trung Quốc thường cong dốc, trng khi mái Nhà Vườn thì thẳng dốc...
    Kết luận
    Việc giới thiệu bức tranh Kiến trúc Huế, từ Kinh Thành Huế với dong sông Hương, núi Ngự Bình, lăng tẩm (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị...), cảnh quan danh thắng (điện Thái Hoà, cổng Ngọ môn,nhà vườn...), chùa chiền (Thiên Mụ, Từ Đàm...) và phố Pháp nhằm đem lại một cái nhìn tổng thể về Kiến trúc Huế qua đó góp phần cho việc đem lại cái nhìn rõ nét hơn về Nhà Vườn Huế. Nói như vậy bởi Nhà Vườn Huế cũng chính là một phần của Kiến trúc Huế và có liên hệ chặc chẻ từ các yếu tố trên. Chẳng hạn từ Kiến trúc Kinh Thành Huế mà ta biết được cách bố trí sắp xếp của Nhà Vườn Huế chính là hình ảnh của Kinh Thành thu nhỏ; những bức chạm trổ thể hiện sự ảnh hưởng của Phật giáo phần nào đó trong đời sống tâm linh của con người trong Nhà Vườn; hình ảnh biệt thự Pháp như là sự hội nhập giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc truyền thống;...
    Nhà Vườn Huế với nhà chính là nhà Rường, vật liệu của nhà Rường là hệ cấu trúc gỗ, tường bao quanh làm bằng gạch, mái lợp ngói âm dương... Trong nghiên cứu này cũng đề cập các loại nhà Rường, dây chuyền công năng, tổ chức không gian của Nhà Vườn. Cũng trong nghiên cứu này, chúng ta biết được sự hình thành của Nhà Vườn là sự phản ứng lại với các yếu tố như Xã hội, Tôn giáo Tín ngưỡng, Nhân văn, Khí hậu,...Qua đó giúp nhận rõ được các giá trị của Nhà Vườn Huế, đó chính là những giá trị về tâm linh, nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng cũng như giá trị vật chất.
    Chúng ta có thể khẳng định rằng, Nhà Vườn Huế mang những đặc trưng văn hoá đặc biệt góp phần tạo nên vẻ đẹp Huế. Bước vào không gian Nhà Vườn Huế như bước vào mọt trang sách vô tận với một tiểu "vũ trụ" thu nhỏ, với một thế giới quyến rũ yên bình đầy hấp dẫn... Chính những vẻ đẹp đó mà đòi hỏi mỗi con người chúng ta cần phải nhận thức được vai trò của Nhà Vườn Huế để có thể bảo vệ và gìn giữ các giá trị đó trong sự cuộc sống hiện đại ngày nay.
    Bản tiếng Anh:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-31HMLIY6b7VCPqU5OJtvDpS2Z7xC5g--?cq=1&p=12
  7. muathuvang106q

    muathuvang106q Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    1.777
    Đã được thích:
    1
    em có chùm ảnh này nhưng mà chẳng biết post vào topic nào ! tìm mãi chẳng thấy topic nào để post ảnh về cố đô
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    ( Sưu tầm )
    tạm thời hôm nay cứ thế này cái đã mai em up tiếp ! mệt quá trời luôn có thể có cái trùng ( nếu cái nào trùng thì em nhờ mod xoá dùm em nhé )
    Được muathuvang106q sửa chữa / chuyển vào 17:22 ngày 26/06/2007
  8. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Cho hỏi có đồng chí nào có những ảnh hay tư liệu liên quan đến Chi Lăng xưa không nhỉ?
  9. muathuvang106q

    muathuvang106q Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    1.777
    Đã được thích:
    1
    Đề nghị mod xóa bài viết này của tôi và chuyển bài viết trên sang topic hỏi đáp.
  10. loivanvn

    loivanvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2012
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này