1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    bài của yeuaodai
    di tích văn hoá​
    Chùa Thánh Duyên
    Chùa toạ lạc trên núi Tuý Vân thuộc xã Vinh Hiếu, huyện Phú Lộc, cách Huế khoảng 30 km về phía đông nam.
    Chùa do chúa Nguyễn Phúc Chu dựng vào cuối thế kỷ 17. N?Zm 1825, vua Minh Mạng cho trùng tu lại chùa Thánh Duyên và đổi tên núi thành Tuý Hoa.
    Qui mô chùa Thánh Duyên gồm có một ngôi chùa chính ba gian hai chái, cao rộng thoáng đãng ở dưới chân núi. Phía sau, ở lưng chừng núi là ngôi Đại Từ các, cũng ba gian, rộng rãi, có nghị môn và la thành riêng và ở đỉnh núi là bảo tháp Điều Ngự hình khối tứ giác, ba tầng cao khoảng 12m, phía sau tháp cất đình Tiến Sảng.
    Chùa chính có ba án thờ và hai án tòng sự. án chính thờ Phật Tam Thế, có phối thờ tượng Quan Âm và Thập bát La Hán nhỏ, phía ngoài có long vị vua Minh Mạng, chạm nổi trên kim loại đề 'Đương kim Minh Mạng Hoàng Đế vạn thọ vô cương' để ghi nhớ công đức của vua. án tiền thờ Phật Di Lặc, Quan Âm và Thị Giả. Hai án tả hữu tòng sự thiết trí tượng Thập Điện Minh Vương, Thập Bát La Hán Bồ Đề Đạt Ma, Bồ Tát Địa Tạng. Đặc biệt mười tám vị La Hán đều bằng đồng lớn bằng cỡ người thật.
    Chùa chính được xây dựng trên một mặt bằng rộng có la thành bao bọc, phía trước là tam quan có cổ lâu, phía sau là nghi môn thông qua Đại Từ các.
    Trên đỉnh tháp Điều Ngự có dựng trụ đồng đặt pháp luôn chuyển động theo gió, kèm theo chuông lắc. Tầng trên hết của tháp Trung Thiên Điều Ngự Thích Ca Mâu Ni V?Zn Phật, Tây Thiên Cực Lạc Pháp Vương. Tầng giữa thờ Nhân Gian Điều Ngự Phước Bị Quần Sanh Vạn Thiện Chí Tôn. Tầng dưới thờ Địa Phủ Điều Ngự Minh Sát Sâm Nghiêm Diện La Chủ Tể.
    Bảo tàng cổ vật Huế
    Bảo tàng cổ vật Huế là nơi trưng bày các bộ sưu tập đồ đồng, đồ sành, đồ sứ, đồ đá, đồ pháp lam, áo mão và đồ ngự dụng của vua chúa Việt Nam xưa...
    Toà điện dùng làm bảo tàng là một toà nhà bảy gian, hai chái trùng thiềm điệp ốc, nguyên là điện Long An trong cung Bảo Định ở phường Tây Lộc. N?Zm 1885, quân Pháp chiếm Cung Bảo Định làm sở chỉ huy, điện Long An bị triệt hạ, vật hạng xếp vào kho cho đến n?Zm 1909, đời Duy Tân chuyển ra chỗ hiện nay (số 3 đường Lê Trực) dựng lại làm Tân Thơ Viện và trụ sở của Hội Đô Thành Hiếu Cổ. Đến n?Zm 1923, đời Khải Định, dùng làm bảo tàng Viện Khải Định (nay là Bảo tàng cổ vật Huế).
    Ngôi điện Long An dùng làm bảo tàng là một di tích kiến trúc hết sức quí giá. Trên các mặt gỗ của điện có khắc chạm 35 bài v?Zn, bài thơ, bài châm của chính vua Thiệu Trị trước tác.
    Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh
    Phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh được đặt trong toà nhà hai tầng nằm ngay trên đường Lê Lợi, nhìn ra sông Hương. Tại đây trưng bày nhiều hiện vật, tranh ảnh về sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt giới thiệu về 10 n?Zm Người ở Huế.
    Tới th?Zm Phân viện Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Huế sẽ giúp du khách hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, hiểu thêm về tình cảm kính trọng vô bờ bến của nhân dân Thừa Thiên - Huế đối với Người.
    A Lưới
    Đây là điểm du kịch hấp dẫn cho những du khách muốn tìm hiểm về lịch sử cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam và tìm hiểu về đời sống các dân tộc ít người. A Lưới nằm ở phía tây nam Huế, cách thành phố khoảng 70 km theo quốc lộ số 49.
    Nằm giữa vùng núi non hùng vĩ của dãy Trường Sơn, A Lưới là huyện miền núi biên giới, nơi đồng bào dân tộc Pa Cô, Tà ôi cư trú. Trải qua bao n?Zm tháng, đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được những phong tục tập quán truyền thống của mình.
    Du khách đến với A Lưới, ngoài tham quan nghiên cứu những cánh rừng nhiệt đới, còn có cơ hội tìm hiểu phong tục tập quán và các nếp sinh hoạt độc đáo của đồng bào Pa Cô, Tà ôi. Sự hấp dẫn của điểm du lịch A Lưới còn được t?Zng lên gấp bội khi đi th?Zm di tích đường mòn Hồ Chí Minh, con đường đã đi vào huyền thoại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam.
    A Lưới còn nổi tiếng về nghề dệt, nhất là kỹ xảo dệt vải đặc biệt mà không có ở bất cứ nơi nào trên thế giới bằng cách ***g các hạt cườm vào đồng thời với lúc dệt vải, đã làm cho nhiều du khách nước ngoài và những nhà nghiên cứu nghệ thuật thực sự kinh ngạc.
    Làng Dương Nỗ
    Dương Nỗ là nơi Hồ Chí Minh thuở nhỏ đã sống cùng cụ thân sinh dạy học. Tại đây, hiện còn lưu giữ ngôi nhà kỷ niệm, cùng những kỷ vật gắn bó với tuổi thơ của Người.
    Làng nằm bên con đường đi cửa biển Thuận An, cách Huế chừng 8 km. Đây là một làng người Việt khai phá xây dựng từ khá sớm. Cách đây vài thế kỷ, Dương Nỗ đã là làng quê sầm uất, giàu có và là mảnh đất có truyền thống v?Zn võ. Ngôi đình làng được xây cất từ lâu đời. Đình Dương Nỗ khá nổi tiếng bởi kiến trúc quy mô, đẹp và thâm nghiêm - một di tích tiêu biểu cho mô hình đình cổ Việt Nam.
    N?Zm 1898, cụ Nguyễn Sinh Huy (thân sinh của Bác Hồ) được ông Nguyễn Viết Tuyên, nhân viên bộ Hình, người làng Dương Nỗ mời về dạy cho các con mình đang chuẩn bị kỳ thi Hương. Thời gian ấy, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên gọi của Bác khi đó) được theo cha về làng Dương Nỗ. Cậu Cung đã ở với cha tại Dương Nỗ cho đến n?Zm 1900 khi cụ Huy đi nhận chức giám thị tại kỳ thi Hương ở Thanh Hoá, cậu trở lại thành nội sống với mẹ là bà Hoàng Thị Loan tại ngôi nhà 112 đường Mai Thúc Loan, Huế...
    Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân địa phương đã bảo trì và phục chế lại ngôi nhà ở Dương Nỗ theo kiến trúc như xưa để làm khu lưu niệm thể hiện lòng kính yêu và ngưỡng mộ của dân tộc đối với Bác Hồ.
    Ngày nay, du khách đến Dương Nỗ, được xem lại ngôi nhà giữ nhiều kỷ niệm tuổi ấu thơ của Bác, th?Zm lại ngôi đình cổ kính, đồ sộ, dòng sông, bến nước, miếu Am Bà... là những nơi thuở ấy Người thường lui tới, vui chơi với bạn bè.
    lionesse
  2. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    bài của yeuaotrang
    --------------------------------------------------------------------------------
    Danh thắng
    Thành phố Huế
    Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên - Huế, một kinh đô cổ của Việt Nam còn tồn tại khá nhiều công trình gần như nguyên dạng. Giá trị to lớn của Huế được thế giới biết đến chính là quần thể kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, lZng tẩm? của các vua chúa triều Nguyễn, được xây dựng công phu trong phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ dọc hai bên bờ sông Hương. Nếu được so sánh, thì có thể nói vịnh Hạ Long là sự kỳ diệu của thiên nhiên còn cố đô Huế là sản phẩm của sự sáng tạo của trí tuệ Việt Nam. Với những nét đặc sắc đó, tổng thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản vZn hoá thế giới.
    Sông Hương
    Du khách đã đến Huế thì không ai bỏ qua chương trình du thuyền trên sông Hương. Bởi Huế mà không có sông Hương thì đâu còn là Huế thơ, Huế mộng?
    Gọi là sông Hương vì từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm, nên khi vào Huế, dòng sông đem theo hương thơm của cây cỏ thiên nhiên. Với độ dài 80 km, sông Hương uốn lượn trong thành phố Huế như một sự sắp đặt để làm vui lòng du khách. Thuyền sẽ đưa du khách dạo khắp kinh thành dưới các cầu Dã Viên, Phú Xuân, Tràng Tiền, đưa du khách lên thZm lZng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ v.v? và xuôi về Thuận An tắm biển. Du khách thích tư duy, xin mời ngược dòng sông lên chơi rừng thông LZng Thiên Thọ mà nghe vi vút thông reo?
    Khi đêm về, dưới ánh sáng trZng, mặt sông như được dát bạc, giọng hò man mác cất lên, du khách hãy đón chén rượu từ tay cô gái Huế mà thưởng thức vị ngọt ngào trong tiếng đàn giọng hát.
    Núi Ngự Bình
    Núi còn có tên là BZng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3km. Ngự Bình là ngọn núi hình thang, cao 105m, đỉnh bằng phẳng. Nhìn từ xa, Ngự Bình như bức bình phong che chở cho kinh thành Huế.
    Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ 2 của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Người ta quen gọi Huế là xứ sở của sông Hương - núi Ngự.
    Từ bao thế hệ, lớp lớp tao nhân mặc khách từng coi đây là chốn thưởng ngoạn thiên nhiên kỳ thú. Vào những ngày đẹp trời, đứng trên đỉnh Ngự Bình, có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố với cung điện nguy nga, mái chùa cổ kính và dòng sông Hương xanh biếc uốn lượn quanh co. Ngay trước tầm mắt là các khu đồi, là rừng thông bát ngát tiếp đến một vùng đồng bằng rộng lớn của các huyện Hương Thuỷ, Phú Vang, Hương Trà cỏ cây xanh rờn? Xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp một màu tím thẫm ẩn hiện sau những tầng mây bạc. Nhìn về phía đông, dải cát trắng mờ phía xa cửa Thuận An với màu xanh thZm thẳm của biển Đông?
    Đồi Vọng Cảnh
    Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy những khu vườn cây Zn quả mướt xanh của cau, nhãn, cam, quýt, thanh trà? chen lẫn bóng thông, những mái nhà ngói xám của đền chùa, lZng tẩm cổ kính, trầm mặc? Sông Hương như một dải lụa mềm uốn quanh dưới chân đồi? Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn, mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên hoạ của một ngọn đồi, một khúc sông, mọt góc trời xứ Huế.
    Cầu Tràng Tiền
    Vắt qua sông Hương có hàng chục chiếc cầu, nhưng chỉ có một cây cầu trở thành một trong những biểu tượng của Huế là cầu Tràng Tiền.
    Theo sách Đại nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn: 'Cầu sắt Trường Tiền ở Đông Nam kinh thành? khởi làm nZm Thành Thái thứ 9 (1897) cầu có 6 gian (6 nhịp), dài khoảng 400m, đến nZm 1899 mới xong'.
    Đến tháng 8 nZm 1904, một cơn bão dữ dội tràn vào miền Trung Việt Nam, cầu bị sập 4 nhịp, chỉ còn 2 nhịp. NZm 1906 cầu được sửa chữa lại. Cầu Tràng Tiền hôm nay cũng đã được tu bổ nhiều lần qua thời gian. Ngay bên tả đầu cầu xưa là chợ nhỏ của bến đò Trường Tiền có tên chợ Đông Ba. Nay chợ Đông Ba là một trung tâm thương mại của thành phố.
    Chợ Đông Ba
    Chợ là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế và khu vực. Chợ Đông Ba nằm bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Tràng Tiền khoảng 100m về phía bắc. Sau nhiều biến cố và sự tàn phá của thiên nhiên, chợ được xây dựng lại nZm 1986. Nơi đầy hầu như có đủ các ngành hàng, từ hàng tiêu dùng thông thường, hàng công nghiệp giá trị cao đến các sản phẩm địa phương? rất đa dạng và phong phú.
    Trong chợ, các sạp bán nón là nơi thu hút nhiều khách hơn cả. Đã từ lâu nón Huế là thứ hàng nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nón ở đây mỏng, nhẹ, thanh thoát. Đã vậy ở mỗi chiếc nón ta lại thấy có nét độc đáo riêng khi cầm nón soi lên. Người thợ làm nón đã nói hộ bao người tình cảm của mình với người thân khi được nhận chiếc nón làm quà?
    Chợ Đông Ba không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khi du khách có dịp đặt chân đến Huế.
    lionesse
  3. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    bài của yeuaotrang
    --------------------------------------------------------------------------------
    Danh thắng
    Thành phố Huế
    Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên - Huế, một kinh đô cổ của Việt Nam còn tồn tại khá nhiều công trình gần như nguyên dạng. Giá trị to lớn của Huế được thế giới biết đến chính là quần thể kiến trúc cung đình, thành quách, đền miếu, l?Zng tẩm? của các vua chúa triều Nguyễn, được xây dựng công phu trong phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ dọc hai bên bờ sông Hương. Nếu được so sánh, thì có thể nói vịnh Hạ Long là sự kỳ diệu của thiên nhiên còn cố đô Huế là sản phẩm của sự sáng tạo của trí tuệ Việt Nam. Với những nét đặc sắc đó, tổng thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản v?Zn hoá thế giới.
    Sông Hương
    Du khách đã đến Huế thì không ai bỏ qua chương trình du thuyền trên sông Hương. Bởi Huế mà không có sông Hương thì đâu còn là Huế thơ, Huế mộng?
    Gọi là sông Hương vì từ xa xưa, dòng sông này chảy qua những cánh rừng nhiều thảo mộc có hương thơm, nên khi vào Huế, dòng sông đem theo hương thơm của cây cỏ thiên nhiên. Với độ dài 80 km, sông Hương uốn lượn trong thành phố Huế như một sự sắp đặt để làm vui lòng du khách. Thuyền sẽ đưa du khách dạo khắp kinh thành dưới các cầu Dã Viên, Phú Xuân, Tràng Tiền, đưa du khách lên th?Zm l?Zng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ v.v? và xuôi về Thuận An tắm biển. Du khách thích tư duy, xin mời ngược dòng sông lên chơi rừng thông L?Zng Thiên Thọ mà nghe vi vút thông reo?
    Khi đêm về, dưới ánh sáng tr?Zng, mặt sông như được dát bạc, giọng hò man mác cất lên, du khách hãy đón chén rượu từ tay cô gái Huế mà thưởng thức vị ngọt ngào trong tiếng đàn giọng hát.
    Núi Ngự Bình
    Núi còn có tên là B?Zng Sơn, cách kinh thành Huế khoảng 3km. Ngự Bình là ngọn núi hình thang, cao 105m, đỉnh bằng phẳng. Nhìn từ xa, Ngự Bình như bức bình phong che chở cho kinh thành Huế.
    Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng vô giá thứ 2 của tạo hoá, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Người ta quen gọi Huế là xứ sở của sông Hương - núi Ngự.
    Từ bao thế hệ, lớp lớp tao nhân mặc khách từng coi đây là chốn thưởng ngoạn thiên nhiên kỳ thú. Vào những ngày đẹp trời, đứng trên đỉnh Ngự Bình, có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố với cung điện nguy nga, mái chùa cổ kính và dòng sông Hương xanh biếc uốn lượn quanh co. Ngay trước tầm mắt là các khu đồi, là rừng thông bát ngát tiếp đến một vùng đồng bằng rộng lớn của các huyện Hương Thuỷ, Phú Vang, Hương Trà cỏ cây xanh rờn? Xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp một màu tím thẫm ẩn hiện sau những tầng mây bạc. Nhìn về phía đông, dải cát trắng mờ phía xa cửa Thuận An với màu xanh th?Zm thẳm của biển Đông?
    Đồi Vọng Cảnh
    Cách núi Ngự Bình vài km là đồi Vọng Cảnh, một danh thắng khác của Huế, đứng soi bóng duyên dáng bên dòng sông Hương, nhìn qua núi Ngọc Trản. từ đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy những khu vườn cây ?Zn quả mướt xanh của cau, nhãn, cam, quýt, thanh trà? chen lẫn bóng thông, những mái nhà ngói xám của đền chùa, l?Zng tẩm cổ kính, trầm mặc? Sông Hương như một dải lụa mềm uốn quanh dưới chân đồi? Du khách có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn, mới hiểu hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, nên hoạ của một ngọn đồi, một khúc sông, mọt góc trời xứ Huế.
    Cầu Tràng Tiền
    Vắt qua sông Hương có hàng chục chiếc cầu, nhưng chỉ có một cây cầu trở thành một trong những biểu tượng của Huế là cầu Tràng Tiền.
    Theo sách Đại nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn: 'Cầu sắt Trường Tiền ở Đông Nam kinh thành? khởi làm n?Zm Thành Thái thứ 9 (1897) cầu có 6 gian (6 nhịp), dài khoảng 400m, đến n?Zm 1899 mới xong'.
    Đến tháng 8 n?Zm 1904, một cơn bão dữ dội tràn vào miền Trung Việt Nam, cầu bị sập 4 nhịp, chỉ còn 2 nhịp. N?Zm 1906 cầu được sửa chữa lại. Cầu Tràng Tiền hôm nay cũng đã được tu bổ nhiều lần qua thời gian. Ngay bên tả đầu cầu xưa là chợ nhỏ của bến đò Trường Tiền có tên chợ Đông Ba. Nay chợ Đông Ba là một trung tâm thương mại của thành phố.
    Chợ Đông Ba
    Chợ là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên - Huế và khu vực. Chợ Đông Ba nằm bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Tràng Tiền khoảng 100m về phía bắc. Sau nhiều biến cố và sự tàn phá của thiên nhiên, chợ được xây dựng lại n?Zm 1986. Nơi đầy hầu như có đủ các ngành hàng, từ hàng tiêu dùng thông thường, hàng công nghiệp giá trị cao đến các sản phẩm địa phương? rất đa dạng và phong phú.
    Trong chợ, các sạp bán nón là nơi thu hút nhiều khách hơn cả. Đã từ lâu nón Huế là thứ hàng nổi tiếng ở trong và ngoài nước. Nón ở đây mỏng, nhẹ, thanh thoát. Đã vậy ở mỗi chiếc nón ta lại thấy có nét độc đáo riêng khi cầm nón soi lên. Người thợ làm nón đã nói hộ bao người tình cảm của mình với người thân khi được nhận chiếc nón làm quà?
    Chợ Đông Ba không chỉ là trung tâm thương mại mà còn là điểm du lịch hấp dẫn khi du khách có dịp đặt chân đến Huế.
    lionesse
  4. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    bài của yeuaotrang
    Làng vườn
    Đến với Huế, du khách còn được thưởng thức một thú vui khi đến thZm vườn nhà. Bởi vì theo quan niệm mang tính truyền thống của người dân xứ Huế thì khi nói đến nhà là phải nói đến vườn - hai bộ phận gắn liền của một tác phẩm đầy sống động, vừa có tác dụng kinh tế vừa có giá trị thẩm mỹ. Dân xứ Huế thường dành một phần nZm đất vườn cho thú chơi hoa, chơi cảnh, nơi này khóm trúc, bụi hồng, nơi kia cành mai, chậu cúc. Bốn phần nZm đất còn lại là để trồng rau và cây Zn quả. Nghề làm vườn ở đây ngoài sự cần cù, chịu khó còn phải có đôi bàn tay khéo léo, đạt tới trình độ nghệ thuật để tỉa tót và lai tạo. Qua bao đời nay, Huế đã cống hiến cho quê hương, đất nước những đặc sản ngon lành nổi tiếng như thanh trà Nguyệt Biếu, quýt Hương Cần, nhãn ***g Kim Long, vải trạng Phụng Tiên, cam Mỹ Lợi...
    Huế đẹp, Huế nên thơ bởi có dòng sông Hương tươi tắn, ru vỗ quanh nZm. Còn vẻ đẹp của sông Hương một phần lại nhờ có các vườn cây xum xuê rủ bóng xuống đôi bờ nặng trĩu trái ngọt, ngan ngát hương thơm của các thôn làng. Đó là những khu vườn đầy mít, chè, thơm của làng Tuần, vườn hoa muôn màu sắc - huệ trắng muốt, dâm bụt và hoa đồng tiền đỏ thắm bãi bồi Nguyệt Biều. Vườn chùa Huyền Không, một thế giới riêng của hoa, quả và thiền với vườn hồng, vườn cây Zn quả và cây cảnh, những giò phong lan quí bốn mùa nở hoa. Làng Kim Long, mảnh đất tụ họp bao hoa thơm trái ngọt từ Bắc vào Nam.
    ở đây, nơi mà mỗi gia đình đều có một khu vườn riêng biệt, có cả mZng cụt, chôm chôm Nam Bộ, hồng Lạng Sơn, vải thiều Hải Dương, hoa mai, hoa đào. Vườn An Hiên nổi tiếng bởi sự đa dạng của các loài hoa như lý, nhài, mẫu đơn, tường vi, đồng tiền, phong lan, sim, mua, hải đường, trà mi. Thấp thoáng trong tán lá và hoa trái là mái nhà rường cổ kính với những bộ vì kèo chạm trổ công phu, những bờ nóc, bờ quyết chắp đồ án rồng mây, một mái ngói cổ kính, một lớp tường mờ rêu cùng với màu xanh hoa trái là bức tranh đẹp của nhà vườn xứ Huế, là nơi để con người có thể thư giãn, hoà nhập với thiên nhiên.
    Rừng Quốc gia Bạch Mã
    Rừng cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía nam. Khí hậu ở đây gần giống Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, nhưng vì Bạch Mã ở gần biển nên nhiệt độ mùa đông không bao giờ dưới 40C và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè không vượt quá 260C.
    Do những ưu điểm đó, ngay từ những nZm 30 của thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng ở Bạch Mã một khu nghỉ có 139 biệt thự và các công trình phụ trợ như bưu điện, ngân hàng, hồ bơi, sân quần vợt... và một hệ thống đường ôtô lên núi dài 19 km nối từ đường quốc lộ 1A đến khu nghỉ mát. Tuy nhiên, do chiến tranh và tác động của con người và thiên nhiên, các công trình trên đã bị hư hỏng gần hết.
    Với tổng diện tích rừng 22.031 ha và những tài nguyên sinh vật phong phú ở đây là sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách yêu thích du lịch sinh thái và nghiên cứu.
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tích cực triển khai dự án về Bạch Mã, nhằm nhanh chóng đưa Bạch Mã trở thành một điểm du lịch quan trọng trong cả nước.
    Bãi Thuận An
    Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa Thuận An, nơi sông Hương đổ ra phá Tam Giang, rồi thông ra biển. Đầu thế kỷ 19, vua Minh Mạng đặt tên là cửa Thuận An khi cho xây đài Trấn Hải, lập đồn luỹ để phòng ngự. Bãi Thuận An cách thành phố Huế 13 km. Từ trung tâm thành phố, du khách chỉ mất 15 phút đi ôtô là đến nơi tắm biển. Bên trái con đường là dòng sông với cảnh ghe thuyền xuôi ngược bên phải là nhà cửa, am miếu, chùa đền, ruộng vườn nối tiếp nhau. Thuận An là nơi tắm biển thú vị cho mọi du khách sau một ngày tham quan kinh thành, lZng tẩm, chùa chiền, phong cảnh ở Huế. Đây cũng là nơi dân xứ Huế kéo nhau về hóng mát và tắm biển vào dịp hè, bãi biển tấp nập nhất thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức. Nhiều khi lượng khách quá đông, trên bãi không còn đủ chỗ cắm lều trại. Ngoài thú vui tắm biển, du khách có thể đi thZm miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết lòng sùng bái, thZm miếu thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.
    Bãi tắm LZng Cô
    Bãi tắm LZng Cô dài 10 km, nằm cạnh đường 1A gần đèo Hải Vân và cách khu Bạch Mã 24 km. Bãi LZng Cô có bờ biển thoải, cát trắng, độ sâu trung bình dưới 1 m. Vào mùa tắm biển (từ tháng 4 đến cuối tháng 7), nhiệt độ trung bình 250C. Khu vực biển LZng Cô có nhiều loại tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, cua, cá thu, cá chim, sò huyết... Gần bãi biển là thắng cảnh Chân Mây, làng và LZng Cô...
    Bãi biển Cảnh Dương
    Cảnh Dương là bãi biển đẹp nhất ở Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế chừng 60 km. Bãi biển Cảnh Dương dài 8 km, rộng 200 m, hình vòng cung, nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông, phong cảnh rất hấp dẫn. Bãi biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước biển trong xanh và tương đối kín gió rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao.
    Suối nước khoáng Mỹ An
    Mỹ An thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 7 km về phía đông trên đường đi từ Huế đến bãi biển Thuận An.
    Tháng 6/1979, đoàn Địa chất Thuỷ vZn 79 đã phát hiện ra mạch nước tự nhiên này. Sau nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, đề tài ?Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh cụ thể của mạch nước khoáng Mỹ An - Thừa Thiên Huế? đã có kết luận: nước khoáng Mỹ An có đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể, có thể so sánh với nhiều loại nước khoáng nổi tiếng trên thế giới như ở Koundour (Liên Xô cũ) và Paven Banis (Bungari).
    Các cuộc điều trị thử nghiệm tại nguồn nước khoáng này đã có kết quả: nước khoáng Mỹ An có thể chữa được một số bệnh ngoài da, khớp, tim mạch, một số bệnh tiêu hoá, thần kinh, hô hấp và một số bệnh mãn tính khác.
    Hiện nay có nhiều khách địa phương và quốc tế đã đến Mỹ An để tự chữa bệnh. Công ty Du lịch Hương Giang và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang bắt tay vào khai thác nguồn nước khoáng này. Đây sẽ là một khu dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh bằng nước khoáng đầu tiên ở miền Trung.
    lionesse
  5. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    bài của yeuaotrang
    Làng vườn
    Đến với Huế, du khách còn được thưởng thức một thú vui khi đến th?Zm vườn nhà. Bởi vì theo quan niệm mang tính truyền thống của người dân xứ Huế thì khi nói đến nhà là phải nói đến vườn - hai bộ phận gắn liền của một tác phẩm đầy sống động, vừa có tác dụng kinh tế vừa có giá trị thẩm mỹ. Dân xứ Huế thường dành một phần n?Zm đất vườn cho thú chơi hoa, chơi cảnh, nơi này khóm trúc, bụi hồng, nơi kia cành mai, chậu cúc. Bốn phần n?Zm đất còn lại là để trồng rau và cây ?Zn quả. Nghề làm vườn ở đây ngoài sự cần cù, chịu khó còn phải có đôi bàn tay khéo léo, đạt tới trình độ nghệ thuật để tỉa tót và lai tạo. Qua bao đời nay, Huế đã cống hiến cho quê hương, đất nước những đặc sản ngon lành nổi tiếng như thanh trà Nguyệt Biếu, quýt Hương Cần, nhãn ***g Kim Long, vải trạng Phụng Tiên, cam Mỹ Lợi...
    Huế đẹp, Huế nên thơ bởi có dòng sông Hương tươi tắn, ru vỗ quanh n?Zm. Còn vẻ đẹp của sông Hương một phần lại nhờ có các vườn cây xum xuê rủ bóng xuống đôi bờ nặng trĩu trái ngọt, ngan ngát hương thơm của các thôn làng. Đó là những khu vườn đầy mít, chè, thơm của làng Tuần, vườn hoa muôn màu sắc - huệ trắng muốt, dâm bụt và hoa đồng tiền đỏ thắm bãi bồi Nguyệt Biều. Vườn chùa Huyền Không, một thế giới riêng của hoa, quả và thiền với vườn hồng, vườn cây ?Zn quả và cây cảnh, những giò phong lan quí bốn mùa nở hoa. Làng Kim Long, mảnh đất tụ họp bao hoa thơm trái ngọt từ Bắc vào Nam.
    ở đây, nơi mà mỗi gia đình đều có một khu vườn riêng biệt, có cả m?Zng cụt, chôm chôm Nam Bộ, hồng Lạng Sơn, vải thiều Hải Dương, hoa mai, hoa đào. Vườn An Hiên nổi tiếng bởi sự đa dạng của các loài hoa như lý, nhài, mẫu đơn, tường vi, đồng tiền, phong lan, sim, mua, hải đường, trà mi. Thấp thoáng trong tán lá và hoa trái là mái nhà rường cổ kính với những bộ vì kèo chạm trổ công phu, những bờ nóc, bờ quyết chắp đồ án rồng mây, một mái ngói cổ kính, một lớp tường mờ rêu cùng với màu xanh hoa trái là bức tranh đẹp của nhà vườn xứ Huế, là nơi để con người có thể thư giãn, hoà nhập với thiên nhiên.
    Rừng Quốc gia Bạch Mã
    Rừng cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía nam. Khí hậu ở đây gần giống Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, nhưng vì Bạch Mã ở gần biển nên nhiệt độ mùa đông không bao giờ dưới 40C và nhiệt độ cao nhất vào mùa hè không vượt quá 260C.
    Do những ưu điểm đó, ngay từ những n?Zm 30 của thế kỷ 20, người Pháp đã xây dựng ở Bạch Mã một khu nghỉ có 139 biệt thự và các công trình phụ trợ như bưu điện, ngân hàng, hồ bơi, sân quần vợt... và một hệ thống đường ôtô lên núi dài 19 km nối từ đường quốc lộ 1A đến khu nghỉ mát. Tuy nhiên, do chiến tranh và tác động của con người và thiên nhiên, các công trình trên đã bị hư hỏng gần hết.
    Với tổng diện tích rừng 22.031 ha và những tài nguyên sinh vật phong phú ở đây là sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách yêu thích du lịch sinh thái và nghiên cứu.
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tích cực triển khai dự án về Bạch Mã, nhằm nhanh chóng đưa Bạch Mã trở thành một điểm du lịch quan trọng trong cả nước.
    Bãi Thuận An
    Bãi biển Thuận An nằm bên cạnh cửa Thuận An, nơi sông Hương đổ ra phá Tam Giang, rồi thông ra biển. Đầu thế kỷ 19, vua Minh Mạng đặt tên là cửa Thuận An khi cho xây đài Trấn Hải, lập đồn luỹ để phòng ngự. Bãi Thuận An cách thành phố Huế 13 km. Từ trung tâm thành phố, du khách chỉ mất 15 phút đi ôtô là đến nơi tắm biển. Bên trái con đường là dòng sông với cảnh ghe thuyền xuôi ngược bên phải là nhà cửa, am miếu, chùa đền, ruộng vườn nối tiếp nhau. Thuận An là nơi tắm biển thú vị cho mọi du khách sau một ngày tham quan kinh thành, l?Zng tẩm, chùa chiền, phong cảnh ở Huế. Đây cũng là nơi dân xứ Huế kéo nhau về hóng mát và tắm biển vào dịp hè, bãi biển tấp nập nhất thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức. Nhiều khi lượng khách quá đông, trên bãi không còn đủ chỗ cắm lều trại. Ngoài thú vui tắm biển, du khách có thể đi th?Zm miếu Thái Dương với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết lòng sùng bái, th?Zm miếu thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.
    Bãi tắm L?Zng Cô
    Bãi tắm L?Zng Cô dài 10 km, nằm cạnh đường 1A gần đèo Hải Vân và cách khu Bạch Mã 24 km. Bãi L?Zng Cô có bờ biển thoải, cát trắng, độ sâu trung bình dưới 1 m. Vào mùa tắm biển (từ tháng 4 đến cuối tháng 7), nhiệt độ trung bình 250C. Khu vực biển L?Zng Cô có nhiều loại tôm hùm, tôm sú, tôm bạc, tôm he, tôm vằn, tôm đất, cua, cá thu, cá chim, sò huyết... Gần bãi biển là thắng cảnh Chân Mây, làng và L?Zng Cô...
    Bãi biển Cảnh Dương
    Cảnh Dương là bãi biển đẹp nhất ở Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế chừng 60 km. Bãi biển Cảnh Dương dài 8 km, rộng 200 m, hình vòng cung, nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông, phong cảnh rất hấp dẫn. Bãi biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước biển trong xanh và tương đối kín gió rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch và thể thao.
    Suối nước khoáng Mỹ An
    Mỹ An thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế 7 km về phía đông trên đường đi từ Huế đến bãi biển Thuận An.
    Tháng 6/1979, đoàn Địa chất Thuỷ v?Zn 79 đã phát hiện ra mạch nước tự nhiên này. Sau nhiều cuộc nghiên cứu khoa học, đề tài ?Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh cụ thể của mạch nước khoáng Mỹ An - Thừa Thiên Huế? đã có kết luận: nước khoáng Mỹ An có đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể, có thể so sánh với nhiều loại nước khoáng nổi tiếng trên thế giới như ở Koundour (Liên Xô cũ) và Paven Banis (Bungari).
    Các cuộc điều trị thử nghiệm tại nguồn nước khoáng này đã có kết quả: nước khoáng Mỹ An có thể chữa được một số bệnh ngoài da, khớp, tim mạch, một số bệnh tiêu hoá, thần kinh, hô hấp và một số bệnh mãn tính khác.
    Hiện nay có nhiều khách địa phương và quốc tế đã đến Mỹ An để tự chữa bệnh. Công ty Du lịch Hương Giang và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang bắt tay vào khai thác nguồn nước khoáng này. Đây sẽ là một khu dịch vụ du lịch kết hợp chữa bệnh bằng nước khoáng đầu tiên ở miền Trung.
    lionesse
  6. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Đêm Sông Hương​
    Người ta bảo đi thuyền trên sông Hương phải chọn Đêm có trăng thì mới thấm hết cái hương vị nồng say của Huế. Thế nhưng không phải ai đến Huế cũng đúng vào những Đêm trăng vành vạnh, ảo huyền như đi vào giấc mộng thần tiên của Hàn Mặc Tử. Dẫu thế nào, đã đến Huế mà không đến với sông Hương thì còn đâu là Huế nữa!
    Bây giờ thuyền rồng đưa du khách trên sông đã trở thành một phương tiện du lịch rất phổ biến và phồn vinh của Huế. Tất cả các loại thuyền (thuyền đơn chỉ đủ cho trên dưới 10 người, khoang thuyền rộng 2m dài 5-6m hoặc thuyền đôi có sức chứa 50-60 người) đều được đóng theo kiểu đầu rồng và sơn son phết lộng lẫy hai bên mạn thuyền. Ngồi thuyền ,lênh Đênh trên sông nước, thưởng thức ca Huế và thả hoa đăng, du khách mới có thể thấm dần những hương vị, âm sắc của Huế.
    Ðêm không trăng, thuyền nổ máy ra giữa dòng Hương. Bầu trời đen thẫm, lấp lánh những vì sao. Gió ***g lộng thổi. Mát rượu và trong lành. Dòng sông trôi đi, trôi đi trong một cảm giác mù mù của Đêm tối và ánh Đèn nhấp nhoáng chớp từ hai bên đưa lại. Khoang thuyền bổng dưng sáng rực khi tiếng máy nổ tắt hẳn và các cô gái Huế trong đoàn ca Huế duyên dáng với những lời giới thiệu trừ tình. Giữa dòng sông Hương, tiếng đàn réo rắt và giọng ca dìu dặt ảo não của những cô gái Huế đã hoà nhập vào tâm hồn người như một thứ hương trầm dịu nhẹ, Đê mê.
    Chiều chiều trước bến Vân Lâu
    Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm
    Ai thương, ai nhớ, ai đợi ai chờ
    Ai đưa câu mái đẩy, nặng tình non mà... nước non.
    Văng vẳng giọng Huế thiết tha sầu nặng du khách có thể thả hồn mình trong mùi hương nồng ấm của ký ức, của hoài niệm và của cả một tâm hồn lớn khoáng đạt thơ ca.
    Ca Huế không thể sống trên sân khấu, không dìu dặt giữa ánh mặt trời nóng gắt , cùng không thể làm nồng ấm hồn người giữa không gian quá rộng. Ca Huế là một trò chơi giải trí tao nhã của giới quý tộc cung đình xưa. Vì vậy nó chỉ có thể sống và sống mãi cùng những Đêm sông Hương êm ả. Ðó là nét đặc trưng hữu tình nhất của Huế, của những con người nồng nhiệt, cởi mở mà vẫn giữ lại chút gì đó kín sâu, đằm thắm của tâm hồn...
    Ðêm trên sông Hương, nhất là những Đêm không trăng sao, ai cũng muốn được thả Đèn, để được nhập vào vai những nhân vật trong truyện cổ tích, để một phút tự làm thi vị cho chính mình. Mỗi chiếc thuyền du lịch lướt qua, để lại những ánh lửa nhấp nháy trôi dài, dập dềnh giữa dòng sông phẳng lặng. Mà trên sông Hương bây giờ dù Đêm trăng hay không trăng, thuyền rồng vẫn dập dìu qua lại trong tiếng ca dìu dặt./
    Tôi Yêu xứ Huế như yêu người thân của tôi
    Được niemtinchocatbui sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 12/07/2002
  7. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Đêm Sông Hương​
    Người ta bảo đi thuyền trên sông Hương phải chọn Đêm có trăng thì mới thấm hết cái hương vị nồng say của Huế. Thế nhưng không phải ai đến Huế cũng đúng vào những Đêm trăng vành vạnh, ảo huyền như đi vào giấc mộng thần tiên của Hàn Mặc Tử. Dẫu thế nào, đã đến Huế mà không đến với sông Hương thì còn đâu là Huế nữa!
    Bây giờ thuyền rồng đưa du khách trên sông đã trở thành một phương tiện du lịch rất phổ biến và phồn vinh của Huế. Tất cả các loại thuyền (thuyền đơn chỉ đủ cho trên dưới 10 người, khoang thuyền rộng 2m dài 5-6m hoặc thuyền đôi có sức chứa 50-60 người) đều được đóng theo kiểu đầu rồng và sơn son phết lộng lẫy hai bên mạn thuyền. Ngồi thuyền ,lênh Đênh trên sông nước, thưởng thức ca Huế và thả hoa đăng, du khách mới có thể thấm dần những hương vị, âm sắc của Huế.
    Ðêm không trăng, thuyền nổ máy ra giữa dòng Hương. Bầu trời đen thẫm, lấp lánh những vì sao. Gió ***g lộng thổi. Mát rượu và trong lành. Dòng sông trôi đi, trôi đi trong một cảm giác mù mù của Đêm tối và ánh Đèn nhấp nhoáng chớp từ hai bên đưa lại. Khoang thuyền bổng dưng sáng rực khi tiếng máy nổ tắt hẳn và các cô gái Huế trong đoàn ca Huế duyên dáng với những lời giới thiệu trừ tình. Giữa dòng sông Hương, tiếng đàn réo rắt và giọng ca dìu dặt ảo não của những cô gái Huế đã hoà nhập vào tâm hồn người như một thứ hương trầm dịu nhẹ, Đê mê.
    Chiều chiều trước bến Vân Lâu
    Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm
    Ai thương, ai nhớ, ai đợi ai chờ
    Ai đưa câu mái đẩy, nặng tình non mà... nước non.
    Văng vẳng giọng Huế thiết tha sầu nặng du khách có thể thả hồn mình trong mùi hương nồng ấm của ký ức, của hoài niệm và của cả một tâm hồn lớn khoáng đạt thơ ca.
    Ca Huế không thể sống trên sân khấu, không dìu dặt giữa ánh mặt trời nóng gắt , cùng không thể làm nồng ấm hồn người giữa không gian quá rộng. Ca Huế là một trò chơi giải trí tao nhã của giới quý tộc cung đình xưa. Vì vậy nó chỉ có thể sống và sống mãi cùng những Đêm sông Hương êm ả. Ðó là nét đặc trưng hữu tình nhất của Huế, của những con người nồng nhiệt, cởi mở mà vẫn giữ lại chút gì đó kín sâu, đằm thắm của tâm hồn...
    Ðêm trên sông Hương, nhất là những Đêm không trăng sao, ai cũng muốn được thả Đèn, để được nhập vào vai những nhân vật trong truyện cổ tích, để một phút tự làm thi vị cho chính mình. Mỗi chiếc thuyền du lịch lướt qua, để lại những ánh lửa nhấp nháy trôi dài, dập dềnh giữa dòng sông phẳng lặng. Mà trên sông Hương bây giờ dù Đêm trăng hay không trăng, thuyền rồng vẫn dập dìu qua lại trong tiếng ca dìu dặt./
    Tôi Yêu xứ Huế như yêu người thân của tôi
    Được niemtinchocatbui sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 12/07/2002
  8. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    vài nét vè xứ huế​
    Huế ngày nay còn được bảo lưu một khối lượng rộng những di sản vật chất và tinh thần mang tính văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
    Trong gần 400 năm (1558-1945); Huế là trung tâm chính trị văn hóa của Ðàng trong, rồi trở thành kinh đô của cả đất nước thống nhất. Bao nhiêu tinh hoa của mấy thế kỷ đã hội tụ về miền núi Ngự sông Hương thơ mộng hữu tình để tạo nên ở đây một vùng văn hóa, rồi đặc tính văn hóa ấy đã tỏa ra lại ở nhiều địa phương trong nước. Rất nhiều đóa hoa đẹp và phong phú thêm cho vườn hoa văn hóa của dân tộc.
    Chỉ riêng triều đại các vua nhà Nguyễn kéo dài hơn 150 năm cũng đã để lại tại Huế một hệ thống kiến trúc cung đình thật đa dạng và mang tính nghệ thuật cao, gồm thành quách, cung điện, đền miếu, lăng tẩm.
    ở bờ Bắc sông Hương, Kinh thành với diện tích hơn 500ha và chu vi gần 10km đã được xây dựng để bảo vệ cho mọi cơ quan và sinh họat hành chính của triều đình. Xây dựng suốt 27 năm (1805-1832) với hàng triệu nhân công, Kinh thành Huế là một kỳ công của dân tộc. Bên trong Kinh thành là Ðại Nội, gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, với hơn 100 công trình kiến trúc lớn, trong đó có hàng chục công trình lớn nhỏ, trong đó có hàng chục cung điện lộng lẫy vàng son, dành cho vua cùng các đình thần làm việc và hoàng gia ăn ở.
    Xa xa về phía Nam sông Hương là 7 khu lăng tẩm của các vua từ Gia Long đến Khải Ðịnh. Lăng tẩm các vua nhà Nguyễn là những đóa hoa nghệ thuật đầy hương sắc nở ra giữa chốn núi rừng.
    Mỗi lăng vua là một cõi thiên đường mà chủ nhân của nó đã tạo ra khi còn tại vị, để sau đó trở thành cõi sống vĩnh cữu của mình ở thế giới bên kia. Chính nhờ vẻ đẹp mỹ miều đầy chất triết lý ấy mà lăng tẩm Huế đã được đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất trong nền kiến trúc cổ của đất nước ta và được xem là một kỳ quan của thế giới.
    Nằm xen kẽ giữa các khu vực kiến trúc nghệ thuật ấy và rải rác đó đây là đàn Nam Giao (nơi vua tế trời), Hổ Quyền (chỗ voi cọp đấu nhau), Văn Miếu (với 32 tấm bia tiến sĩ), điện Hòn Chén (nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na), núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, núi Bạch Mã, Cầu Ngói Thanh Toàn và đặc biệt nhất là dòng sông Hương kiều diễm.
    Là thủ đô Phật giáo của Việt Nam một thời, Huế có hàng chục ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc giữa những thung lũng của vùng gò đồi tĩnh mịch hay trong các thôn hẻo lánh. Huế cũng là thành phố của nhà vườn, với bao ngôi nhà cổ nép mình trong những xóm phường yên ả giữa lòng cố đô.
    Các nhà nghiên cứu mỹ thuật sẽ hài lòng khi đến xem khoảng một vạn hiện vật quý bằng đủ mọi chật liệu đang được trưng bày và gìn giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế do triều Nguyễn để lại. Ðây là một bảo tàng lịch sử và mỹ thuật có giá trị ở vùng Ðông Nam Á và đã từng được liệt kê vào danh sách những Bảo tàng lớn trên thế giới.
    Mặt khác, người Huế còn duy trì được nhiều nét đẹp truyền thống trong nếp sống hàng ngày. Ðến Huế, nếu du khách thưởng thức được hàng trăm món ăn chay, ăn mặn tùy theo thời tiết của 4 mùa, nấu nướng bằng phương thức và đặc sản của địa phương, thì du khách cũng có thể thưởng thức những món ăn tinh thần cổ truyền qua những buổi trình diễn các điệu múa cung đình, những đ êm trăng đi thuyền nghe ca Huế trên sông Hương, những cuộc biểu diễn thả diều với cả hàng chục loại diều khác nhau bay lượn giữa bầu trời xanh lộng gió, những lễ hội dân gian truyền thống...
    Huế biết gạn đục khơi trong, biết giữ gìn thuần phong mỹ tục và các thành tựu văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Huế biết tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa từ bốn phương, nhưng lại có sức đề kháng với những gì ngoại nhập có thể làm mình bị tha hóa. Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO Amadou-Mahtar-M'Bow khi đến thăm Huế năm 1981 đã nói rằng Huế đã một thời là "một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sôi động và Huế đang tổng hợp được cổ xưa và hiện đại, qua đó cố đô cổ kính chung sống hài hòa với thành phố trẻ mới ngày này"
    Với phong cách riêng, kiến trúc tinh tế ở đây đã hòa điệu với ngọai cảnh thiên nhiên xinh xắn để góp phần tạo nên sắc thái nghệ thuật Huế. Người ta bảo nền kiến trúc là kiến trúc tạo cảnh (architecture paysagée). Cả ba yếu tố thiên nhiên, kiến trúc và con người Huế đã hòa quyện với nhau, nuôi dưỡng nhau để Huế trở nên một vùng đất của thơ, một bầu trời của nhạc, một thế giới của tâm hồn. ở đây nhịp sống thật ung dung và thanh thản. Huế không sống vội vàng và ầm ĩ như các thành phố anh em.
    Có người nói Huế là một thành phố bảo tàng, nơi cuối cùng còn giữ được khá nguyên vẹn chân dung của một cố đô Việt Nam, cũng là nơi cuối cùng còn giữ được tiếng nói tình tự của dân tộc.
    Với những di sản vật chất và tinh thần trên đây. Huế đã được xác nhận là một trung tâm văn hóa du lịch của Việt Nam và quần thể di tích cố đô đã được công nhận là một di sản văn hóa thế giới.
    Tôi Yêu xứ huế như yêu người thân của tôi
  9. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    vài nét vè xứ huế​
    Huế ngày nay còn được bảo lưu một khối lượng rộng những di sản vật chất và tinh thần mang tính văn hóa nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
    Trong gần 400 năm (1558-1945); Huế là trung tâm chính trị văn hóa của Ðàng trong, rồi trở thành kinh đô của cả đất nước thống nhất. Bao nhiêu tinh hoa của mấy thế kỷ đã hội tụ về miền núi Ngự sông Hương thơ mộng hữu tình để tạo nên ở đây một vùng văn hóa, rồi đặc tính văn hóa ấy đã tỏa ra lại ở nhiều địa phương trong nước. Rất nhiều đóa hoa đẹp và phong phú thêm cho vườn hoa văn hóa của dân tộc.
    Chỉ riêng triều đại các vua nhà Nguyễn kéo dài hơn 150 năm cũng đã để lại tại Huế một hệ thống kiến trúc cung đình thật đa dạng và mang tính nghệ thuật cao, gồm thành quách, cung điện, đền miếu, lăng tẩm.
    ở bờ Bắc sông Hương, Kinh thành với diện tích hơn 500ha và chu vi gần 10km đã được xây dựng để bảo vệ cho mọi cơ quan và sinh họat hành chính của triều đình. Xây dựng suốt 27 năm (1805-1832) với hàng triệu nhân công, Kinh thành Huế là một kỳ công của dân tộc. Bên trong Kinh thành là Ðại Nội, gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, với hơn 100 công trình kiến trúc lớn, trong đó có hàng chục công trình lớn nhỏ, trong đó có hàng chục cung điện lộng lẫy vàng son, dành cho vua cùng các đình thần làm việc và hoàng gia ăn ở.
    Xa xa về phía Nam sông Hương là 7 khu lăng tẩm của các vua từ Gia Long đến Khải Ðịnh. Lăng tẩm các vua nhà Nguyễn là những đóa hoa nghệ thuật đầy hương sắc nở ra giữa chốn núi rừng.
    Mỗi lăng vua là một cõi thiên đường mà chủ nhân của nó đã tạo ra khi còn tại vị, để sau đó trở thành cõi sống vĩnh cữu của mình ở thế giới bên kia. Chính nhờ vẻ đẹp mỹ miều đầy chất triết lý ấy mà lăng tẩm Huế đã được đánh giá là một thành tựu rực rỡ nhất trong nền kiến trúc cổ của đất nước ta và được xem là một kỳ quan của thế giới.
    Nằm xen kẽ giữa các khu vực kiến trúc nghệ thuật ấy và rải rác đó đây là đàn Nam Giao (nơi vua tế trời), Hổ Quyền (chỗ voi cọp đấu nhau), Văn Miếu (với 32 tấm bia tiến sĩ), điện Hòn Chén (nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na), núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, núi Bạch Mã, Cầu Ngói Thanh Toàn và đặc biệt nhất là dòng sông Hương kiều diễm.
    Là thủ đô Phật giáo của Việt Nam một thời, Huế có hàng chục ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc giữa những thung lũng của vùng gò đồi tĩnh mịch hay trong các thôn hẻo lánh. Huế cũng là thành phố của nhà vườn, với bao ngôi nhà cổ nép mình trong những xóm phường yên ả giữa lòng cố đô.
    Các nhà nghiên cứu mỹ thuật sẽ hài lòng khi đến xem khoảng một vạn hiện vật quý bằng đủ mọi chật liệu đang được trưng bày và gìn giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế do triều Nguyễn để lại. Ðây là một bảo tàng lịch sử và mỹ thuật có giá trị ở vùng Ðông Nam Á và đã từng được liệt kê vào danh sách những Bảo tàng lớn trên thế giới.
    Mặt khác, người Huế còn duy trì được nhiều nét đẹp truyền thống trong nếp sống hàng ngày. Ðến Huế, nếu du khách thưởng thức được hàng trăm món ăn chay, ăn mặn tùy theo thời tiết của 4 mùa, nấu nướng bằng phương thức và đặc sản của địa phương, thì du khách cũng có thể thưởng thức những món ăn tinh thần cổ truyền qua những buổi trình diễn các điệu múa cung đình, những đ êm trăng đi thuyền nghe ca Huế trên sông Hương, những cuộc biểu diễn thả diều với cả hàng chục loại diều khác nhau bay lượn giữa bầu trời xanh lộng gió, những lễ hội dân gian truyền thống...
    Huế biết gạn đục khơi trong, biết giữ gìn thuần phong mỹ tục và các thành tựu văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Huế biết tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa từ bốn phương, nhưng lại có sức đề kháng với những gì ngoại nhập có thể làm mình bị tha hóa. Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO Amadou-Mahtar-M'Bow khi đến thăm Huế năm 1981 đã nói rằng Huế đã một thời là "một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hóa sôi động và Huế đang tổng hợp được cổ xưa và hiện đại, qua đó cố đô cổ kính chung sống hài hòa với thành phố trẻ mới ngày này"
    Với phong cách riêng, kiến trúc tinh tế ở đây đã hòa điệu với ngọai cảnh thiên nhiên xinh xắn để góp phần tạo nên sắc thái nghệ thuật Huế. Người ta bảo nền kiến trúc là kiến trúc tạo cảnh (architecture paysagée). Cả ba yếu tố thiên nhiên, kiến trúc và con người Huế đã hòa quyện với nhau, nuôi dưỡng nhau để Huế trở nên một vùng đất của thơ, một bầu trời của nhạc, một thế giới của tâm hồn. ở đây nhịp sống thật ung dung và thanh thản. Huế không sống vội vàng và ầm ĩ như các thành phố anh em.
    Có người nói Huế là một thành phố bảo tàng, nơi cuối cùng còn giữ được khá nguyên vẹn chân dung của một cố đô Việt Nam, cũng là nơi cuối cùng còn giữ được tiếng nói tình tự của dân tộc.
    Với những di sản vật chất và tinh thần trên đây. Huế đã được xác nhận là một trung tâm văn hóa du lịch của Việt Nam và quần thể di tích cố đô đã được công nhận là một di sản văn hóa thế giới.
    Tôi Yêu xứ huế như yêu người thân của tôi
  10. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    LỄ HỘI DÂN GIAN​
    Thừa Thiên Huế nguyên là đế đô của cả nước trong 143 năm (1802 - 1945), là một trong ba trung tâm văn hoá và du lịch lớn hiện nay cũng là nơi tập trung nhiều lễ hội .
    Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hoá, tuy không lâu đời như miền Bắc nhưng cũng có 700 năm lịch sử (1306 - 1997). Từ khi chúa Nguyễn đặt thủ phủ tại đây cho đến khi nhà Nguyễn cáo chung (1945), có thể nói Huế là nơi hội tụ những con người hoạt động văn hoá có tầm cỡ, là nơi gặp gỡ các luồng tư tưởng Ðông Tây kim cổ. Văn hoá Huế có truyền thống từ Bắc tràn vào theo những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới. Tại đây còn tồn tại dân tộc Chăm với nền văn hoá riêng chịu ảnh hưởng khá sâu đậm nền văn hoá ấn Ðộ. Và sau này văn hoá phương Tây cũng có cơ hội thâm nhập vào từ thời các chúa Nguyễn.
    Lễ hội dân gian truyền thống được duy trì, phát triển từ những nguồn văn hoá ấy.
    Phương thức tổ chức và nội dung thể hiện của lễ hội dân gian ở Huế nặng về tính chất tín ngưỡng và thường thiên về lễ hơn hội. Có thể phân chia lễ hội ở Thừa Thiên Huế theo nhiều loại sau:
    Lê hội tưởng nhớ vị khai canh, Thành hoàng làng: lễ thu tế làng Xuân Hoà (Huế); Lễ cầu ngư ở An Bằng; Lễ hội làng Chuồn, Lễ khai canh bổn thổ làng Mỹ Lợi ...
    Lễ hội tưởng niệm các vị ***** ngành nghề: lễ hội ngành rèn (Hiền Lương, huyện Phong Ðiền); tổ ngành điêu khắc chạm trỗ (Mỹ Xuyên, huyện Phong Ðiền); tổ ngành kim hoàn (Huế); tổ ngành ca nhạc Huế, ngành tuồng Huế, lễ tế ***** thợ nề, lễ tế ***** nghề thêu...
    Lễ hội tín ngưỡng tôn giáo: Lễ Phật Ðản; lễ Vu lan; lễ Giáng Sinh; Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô 23 tháng 5 Âm lịch, Lễ hội Ðiện Hòn Chén...
    Lễ hội theo tục lệ, cầu an theo mùa vụ: Tục hát sắc bùa ngày Tết ở Phò Trạch; lễ rước hến; lễ thu tế ở An Truyền; ...
    Lễ tế tưởng nhớ các danh nhân, anh hùng lịch sử: lễ tế bà Trần Thị Ðạo; ông Võ Ðại Nho...
    Hiện nay lễ hội dân gian ở Huế vẫn còn mang tính thời sự, liên quan đến các vấn đề văn hoá và du lịch được nhiều người quan tâm. Những lễ hội được phục hồi và ngày càng phát triển về quy mô, hình thức tổ chức là những lễ hội tưởng nhớ những vị khai canh làng và tổ các ngành nghề.. Các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được đông đảo tín đồ tham dự bởi Thừa Thiên Huế là nơi mà hầu hết các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên đặt vào một nơi trang trọng trong nhà. 80% dân ở Huế theo Phật giáo, tín ngưỡng thờ cũng các phúc thần như Thiên Y A Na, thần Bếp, thần Cá Voi..vẫn còn được một số người xem trọng, đặc biệt là lớp người lớn tuổi.
    Các sinh hoạt văn nghệ, thể thao trong các lễ hội truyền thống để tưởng nhớ vị khai canh, Thầnh hoàng làng hay tưởng niệm các vị ***** ngành nghề thuộc phạm trù tín ngưỡng dân gian như: bơi trải, đấu vật...Những lễ hội ấy không phải là sinh hoạt thể thao văn nghệ thuần tuý mà còn biểu hiện những ý nghĩa gắn liền với lễ hội mang tính địa phương một cách sắc nét. Khuynh hướng vừa bảo tồn vừa cách tân được thể hiện trong các lễ hội dân gian hiện đại ở TTHuế.
    Chỉ dẫn:
    Các lễ hội dân gian ở Huế được tổ chức vào các thời gian nhất định trong năm. Là người Huế hay là du khách bạn đều có thể đăng ký tham dự để thấy được tường tận các nghi lễ trang trọng, các sinh hoạt đầy tính hấp dẫn của những ngày lễ hội này.
    Vào mùa xuân khi cây trái đâm chồi nảy lộc, công việc đồng áng của nhà nông đã tạm ổn và hương vị Tết vẫn còn đâu đây ở từng thôn xóm. Người ta tổ chức các lễ hội như:
    - Hội vật làng Sình vào ngày mồng 10 tháng giêng
    - Lễ cầu ngư ở Thuận An tổ chức từ ngày 10-12/1 âm lịch
    - Lễ thần cá Voi 9/2 âm lịch; Lễ hội cầu an theo mùa vụ (13/2 âm lịch)...
    Huế là một trong những nơi còn bảo lưu khá đầy đủ những nét văn hoá truyền thống. Do vậy các lễ hội hàng năm ở vùng đất này cũng khá phong phú. Vào các mùa khác trong năm nếu muốn tìm hiểu những nét văn hoá dân gian ở đây bạn có thể ghé thăm các đình làng vào các ngày lễ hội như: lễ tưởng niệm các vị khai canh, khai khẩn, thành hoàng làng (còn gọi là xuân tế, thu tế):
    - Lễ tế làng Phó ổ (13-15/2 âm lịch)
    - Lễ cầu an làng Bao Vinh hạ (9-11/1 âm lịch)
    - Lễ hội truyền thống làng Dạ Lê thượng (15-16/8)
    Hay lễ hội các ***** ngành nghề:
    - 27/2 âm lịch giỗ tổ nghề Kim Hoàn tại phường Trường An, Phú Cát
    - 5/11 lễ tế ngài khai canh tổ nghề gốm được cử hành tại làng Phước Tích , xã Phong Hoà, huyện Phong Ðiền
    Lễ hội theo tục lệ, cầu an theo mùa vụ:
    - Hội đua ghe truyền thống (2/9 dương lịch) tại Sông Hương
    - Hội thả diều Huế tổ chức vào ngày 26/3 dương lịch tại sân Ngọ Môn.
    Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo
    - Nghi lễ đám tang cá ông voi (từ 9-11/2 âm lịch) tại làng Phú Tân, huyện Phú Vang
    - Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô (23/5 âm lịch) tổ chức tại các am, miếu trong thành phố Huế đặc biệt là ở miếu Âm hồn góc đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn.
    - Lễ cô đàn ở Thủ Lễ (15-17/6 âm lịch) tại đình làng Thủ Lễ xã Quảng Phú, huyện Quảng Ðiền.
    Ðặc biệt vào tháng 7 âm lịch nơi đây tập trung nhiều lễ hội lớn như:
    - Lễ thu tế làng Dương Nỗ tổ chức vào tháng 7 âm lịch hàng năm
    - Hội vật làng Sình tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm
    - Lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 âm lịch
    - Lễ Phật đản rằm tháng 4 âm lịch
    - Lễ hội điện Hòn Chén vào rằm tháng 3 và tháng 7 âm lịch...
    lionesse

Chia sẻ trang này