1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    LỄ HỘI DÂN GIAN​
    Thừa Thiên Huế nguyên là đế đô của cả nước trong 143 năm (1802 - 1945), là một trong ba trung tâm văn hoá và du lịch lớn hiện nay cũng là nơi tập trung nhiều lễ hội .
    Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hoá, tuy không lâu đời như miền Bắc nhưng cũng có 700 năm lịch sử (1306 - 1997). Từ khi chúa Nguyễn đặt thủ phủ tại đây cho đến khi nhà Nguyễn cáo chung (1945), có thể nói Huế là nơi hội tụ những con người hoạt động văn hoá có tầm cỡ, là nơi gặp gỡ các luồng tư tưởng Ðông Tây kim cổ. Văn hoá Huế có truyền thống từ Bắc tràn vào theo những lưu dân lập nghiệp trên vùng đất mới. Tại đây còn tồn tại dân tộc Chăm với nền văn hoá riêng chịu ảnh hưởng khá sâu đậm nền văn hoá ấn Ðộ. Và sau này văn hoá phương Tây cũng có cơ hội thâm nhập vào từ thời các chúa Nguyễn.
    Lễ hội dân gian truyền thống được duy trì, phát triển từ những nguồn văn hoá ấy.
    Phương thức tổ chức và nội dung thể hiện của lễ hội dân gian ở Huế nặng về tính chất tín ngưỡng và thường thiên về lễ hơn hội. Có thể phân chia lễ hội ở Thừa Thiên Huế theo nhiều loại sau:
    Lê hội tưởng nhớ vị khai canh, Thành hoàng làng: lễ thu tế làng Xuân Hoà (Huế); Lễ cầu ngư ở An Bằng; Lễ hội làng Chuồn, Lễ khai canh bổn thổ làng Mỹ Lợi ...
    Lễ hội tưởng niệm các vị ***** ngành nghề: lễ hội ngành rèn (Hiền Lương, huyện Phong Ðiền); tổ ngành điêu khắc chạm trỗ (Mỹ Xuyên, huyện Phong Ðiền); tổ ngành kim hoàn (Huế); tổ ngành ca nhạc Huế, ngành tuồng Huế, lễ tế ***** thợ nề, lễ tế ***** nghề thêu...
    Lễ hội tín ngưỡng tôn giáo: Lễ Phật Ðản; lễ Vu lan; lễ Giáng Sinh; Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô 23 tháng 5 Âm lịch, Lễ hội Ðiện Hòn Chén...
    Lễ hội theo tục lệ, cầu an theo mùa vụ: Tục hát sắc bùa ngày Tết ở Phò Trạch; lễ rước hến; lễ thu tế ở An Truyền; ...
    Lễ tế tưởng nhớ các danh nhân, anh hùng lịch sử: lễ tế bà Trần Thị Ðạo; ông Võ Ðại Nho...
    Hiện nay lễ hội dân gian ở Huế vẫn còn mang tính thời sự, liên quan đến các vấn đề văn hoá và du lịch được nhiều người quan tâm. Những lễ hội được phục hồi và ngày càng phát triển về quy mô, hình thức tổ chức là những lễ hội tưởng nhớ những vị khai canh làng và tổ các ngành nghề.. Các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được đông đảo tín đồ tham dự bởi Thừa Thiên Huế là nơi mà hầu hết các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên đặt vào một nơi trang trọng trong nhà. 80% dân ở Huế theo Phật giáo, tín ngưỡng thờ cũng các phúc thần như Thiên Y A Na, thần Bếp, thần Cá Voi..vẫn còn được một số người xem trọng, đặc biệt là lớp người lớn tuổi.
    Các sinh hoạt văn nghệ, thể thao trong các lễ hội truyền thống để tưởng nhớ vị khai canh, Thầnh hoàng làng hay tưởng niệm các vị ***** ngành nghề thuộc phạm trù tín ngưỡng dân gian như: bơi trải, đấu vật...Những lễ hội ấy không phải là sinh hoạt thể thao văn nghệ thuần tuý mà còn biểu hiện những ý nghĩa gắn liền với lễ hội mang tính địa phương một cách sắc nét. Khuynh hướng vừa bảo tồn vừa cách tân được thể hiện trong các lễ hội dân gian hiện đại ở TTHuế.
    Chỉ dẫn:
    Các lễ hội dân gian ở Huế được tổ chức vào các thời gian nhất định trong năm. Là người Huế hay là du khách bạn đều có thể đăng ký tham dự để thấy được tường tận các nghi lễ trang trọng, các sinh hoạt đầy tính hấp dẫn của những ngày lễ hội này.
    Vào mùa xuân khi cây trái đâm chồi nảy lộc, công việc đồng áng của nhà nông đã tạm ổn và hương vị Tết vẫn còn đâu đây ở từng thôn xóm. Người ta tổ chức các lễ hội như:
    - Hội vật làng Sình vào ngày mồng 10 tháng giêng
    - Lễ cầu ngư ở Thuận An tổ chức từ ngày 10-12/1 âm lịch
    - Lễ thần cá Voi 9/2 âm lịch; Lễ hội cầu an theo mùa vụ (13/2 âm lịch)...
    Huế là một trong những nơi còn bảo lưu khá đầy đủ những nét văn hoá truyền thống. Do vậy các lễ hội hàng năm ở vùng đất này cũng khá phong phú. Vào các mùa khác trong năm nếu muốn tìm hiểu những nét văn hoá dân gian ở đây bạn có thể ghé thăm các đình làng vào các ngày lễ hội như: lễ tưởng niệm các vị khai canh, khai khẩn, thành hoàng làng (còn gọi là xuân tế, thu tế):
    - Lễ tế làng Phó ổ (13-15/2 âm lịch)
    - Lễ cầu an làng Bao Vinh hạ (9-11/1 âm lịch)
    - Lễ hội truyền thống làng Dạ Lê thượng (15-16/8)
    Hay lễ hội các ***** ngành nghề:
    - 27/2 âm lịch giỗ tổ nghề Kim Hoàn tại phường Trường An, Phú Cát
    - 5/11 lễ tế ngài khai canh tổ nghề gốm được cử hành tại làng Phước Tích , xã Phong Hoà, huyện Phong Ðiền
    Lễ hội theo tục lệ, cầu an theo mùa vụ:
    - Hội đua ghe truyền thống (2/9 dương lịch) tại Sông Hương
    - Hội thả diều Huế tổ chức vào ngày 26/3 dương lịch tại sân Ngọ Môn.
    Lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo
    - Nghi lễ đám tang cá ông voi (từ 9-11/2 âm lịch) tại làng Phú Tân, huyện Phú Vang
    - Lễ tế âm hồn ngày thất thủ kinh đô (23/5 âm lịch) tổ chức tại các am, miếu trong thành phố Huế đặc biệt là ở miếu Âm hồn góc đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn.
    - Lễ cô đàn ở Thủ Lễ (15-17/6 âm lịch) tại đình làng Thủ Lễ xã Quảng Phú, huyện Quảng Ðiền.
    Ðặc biệt vào tháng 7 âm lịch nơi đây tập trung nhiều lễ hội lớn như:
    - Lễ thu tế làng Dương Nỗ tổ chức vào tháng 7 âm lịch hàng năm
    - Hội vật làng Sình tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm
    - Lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 âm lịch
    - Lễ Phật đản rằm tháng 4 âm lịch
    - Lễ hội điện Hòn Chén vào rằm tháng 3 và tháng 7 âm lịch...
    lionesse
  2. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    Núi Ngự Bình
    Trước khi nhà Nguyễn chính thức dựng nghiệp, lấy đất Phú Xuân làm Kinh đô, người Huế gọi ngọn núi cao 105m này làm Bằng Sơn hay Bàn Sơn vì đỉnh núi bằng phẳng, dáng núi uy nghi, cân đối. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn.
    Cho đến khi thu vào tay mình vương quyền một triều đại mới, vua Gia Long quyết xây dựng Kinh thành Huế. Thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ đường hoàng trước mặt, Gia Long chấp thuận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành kiên cố, đồ sộ.
    Dĩ nhiên, phải đổi tên núi cho hợp với vị thế trang trọng của nó. Tên Ngự Bình bắt đầu xuất hiện từ đó. Pho sách địa lý quan trọng nhất của thế kỷ XIX ở nước ta là "Ðại Nam nhất thống chí" đã tả núi Ngự Bình như sau:
    "ở phía đông bắc Hương Thủy, nổi vọt lên ở quãng đất bằng như bức bình phong, làm lớp án thứ nhất trước Kinh Thành, tục gọi là Bằng Sơn, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, nơi nơi trồng thông".
    Ngự Bình, từ một thực thể tự nhiên được biến thành một thực thể kiến trúc biểu tượng vương quyền, nằm trên trục chính của Kinh thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng Ngự Bình là hiện thân của Thái cực trong hệ thống Thái Cực- Lưỡng Nghi (Âm, Dương- Phu Văn Lâu 2 tầng)- Tam tài (Thiên, Ðịa, Nhân- Kỳ đài 3 cấp)- Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ- Ngọ Môn 5 cửa)...Bởi vậy, người Pháp gọi là núi Ngự Bình là L'Ecran Royal- án vua. Và người Anh- Royal Sereen- cũng với ý nghĩa như vậy.
    Từ bao đời nay, Núi Ngự vẫn làm cho người dân Huế và du khách bốn phương tụ hội về ngạc nhiên mãi trước vẻ đẹp lạ lẫm của mình, như thể có một giả sơn hiện diện bởi xếp đặt của bàn tay con người. Ðã đành là bức phong rồi, vậy nhưng nhiều người vẫn cứ tiếp tục ví von theo cảm nhận của riêng mình: Con đại bàng vỗ cánh bay lên trời, Nàng tiên mơ ngủ giữa đồng xanh bát ngát...chưa hết! Nếu đi từ sân bay Phú Bài lên Huế, núi Ngự tròn đầy như một mâm xôi.
    Còn đứng ở mặt tiền của Kinh thành- trên Kỳ đài, Ngọ Môn- hay xuôi qua bến đò cồn Hến.. .Ngự Bình lại hóa thân thành một ***g ngực, một vòng tay đầy đặn, vạm vỡ như muốn ôm lấy dòng Hương thơ mộng, Kinh thành cổ kính. Ði trên đường Lý Thường Kiệt, hướng về phía núi, ta càng thấy rõ sự hóa thân này. Hai cánh núi hai bên hơi chếch về phía trước và xuôi dần như hai bờ vai tròn vậy.
    Cùng với sông Hương, núi Ngự là một quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Người ta quen gọi là xứ sở của sông Hương- núi Ngự, miền Hương- Ngự, chính vì vậy.
    Ngày xưa cũng như bây giờ, bao tao nhân mặc khách từng coi đấy là chốn thưởng ngoạn thiên nhiên tuyệt vời. Buổi sáng đẹp trời, đứng trên đỉnh Ngự Bình, ta có thể thu vào tầm mắt tòan cảnh thành phố với sông nước, cỏ cây xanh rờn; cung điện nguy nga; mái chùa cổ kính...Xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp về phía tây, cát trắng và biển biếc ở phía đông, đồng ruộng phì nhiêu về phía Nam, đông-nam và bắc, đông- bắc của các huyện phụ cận. Một lớp học sinh phổ thông trung học đã chọn nơi đây tổ chức Ngày hội Nguyễn Du nhân kỷ niệm ngày mất của đại thi hào dân tộc, với đủ cờ hoa, bia mộ, ngâm thơ, bình thơ, diễn Kim Vân Kiều...
    lionesse
  3. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    Núi Ngự Bình
    Trước khi nhà Nguyễn chính thức dựng nghiệp, lấy đất Phú Xuân làm Kinh đô, người Huế gọi ngọn núi cao 105m này làm Bằng Sơn hay Bàn Sơn vì đỉnh núi bằng phẳng, dáng núi uy nghi, cân đối. Hai bên Bằng Sơn có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn.
    Cho đến khi thu vào tay mình vương quyền một triều đại mới, vua Gia Long quyết xây dựng Kinh thành Huế. Thấy Bằng Sơn như một bức bình phong án ngữ đường hoàng trước mặt, Gia Long chấp thuận đồ án của các thầy địa lý: chọn núi này làm tiền án của hệ thống phòng thành kiên cố, đồ sộ.
    Dĩ nhiên, phải đổi tên núi cho hợp với vị thế trang trọng của nó. Tên Ngự Bình bắt đầu xuất hiện từ đó. Pho sách địa lý quan trọng nhất của thế kỷ XIX ở nước ta là "Ðại Nam nhất thống chí" đã tả núi Ngự Bình như sau:
    "ở phía đông bắc Hương Thủy, nổi vọt lên ở quãng đất bằng như bức bình phong, làm lớp án thứ nhất trước Kinh Thành, tục gọi là Bằng Sơn, đời Gia Long đặt cho tên hiện nay (Ngự Bình), đỉnh núi bằng phẳng, nơi nơi trồng thông".
    Ngự Bình, từ một thực thể tự nhiên được biến thành một thực thể kiến trúc biểu tượng vương quyền, nằm trên trục chính của Kinh thành. Các nhà nghiên cứu cho rằng Ngự Bình là hiện thân của Thái cực trong hệ thống Thái Cực- Lưỡng Nghi (Âm, Dương- Phu Văn Lâu 2 tầng)- Tam tài (Thiên, Ðịa, Nhân- Kỳ đài 3 cấp)- Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ- Ngọ Môn 5 cửa)...Bởi vậy, người Pháp gọi là núi Ngự Bình là L'Ecran Royal- án vua. Và người Anh- Royal Sereen- cũng với ý nghĩa như vậy.
    Từ bao đời nay, Núi Ngự vẫn làm cho người dân Huế và du khách bốn phương tụ hội về ngạc nhiên mãi trước vẻ đẹp lạ lẫm của mình, như thể có một giả sơn hiện diện bởi xếp đặt của bàn tay con người. Ðã đành là bức phong rồi, vậy nhưng nhiều người vẫn cứ tiếp tục ví von theo cảm nhận của riêng mình: Con đại bàng vỗ cánh bay lên trời, Nàng tiên mơ ngủ giữa đồng xanh bát ngát...chưa hết! Nếu đi từ sân bay Phú Bài lên Huế, núi Ngự tròn đầy như một mâm xôi.
    Còn đứng ở mặt tiền của Kinh thành- trên Kỳ đài, Ngọ Môn- hay xuôi qua bến đò cồn Hến.. .Ngự Bình lại hóa thân thành một ***g ngực, một vòng tay đầy đặn, vạm vỡ như muốn ôm lấy dòng Hương thơ mộng, Kinh thành cổ kính. Ði trên đường Lý Thường Kiệt, hướng về phía núi, ta càng thấy rõ sự hóa thân này. Hai cánh núi hai bên hơi chếch về phía trước và xuôi dần như hai bờ vai tròn vậy.
    Cùng với sông Hương, núi Ngự là một quà tặng vô giá thứ hai của tạo hóa, quyện vào nhau tạo nên vẻ sơn thủy hữu tình của Huế. Người ta quen gọi là xứ sở của sông Hương- núi Ngự, miền Hương- Ngự, chính vì vậy.
    Ngày xưa cũng như bây giờ, bao tao nhân mặc khách từng coi đấy là chốn thưởng ngoạn thiên nhiên tuyệt vời. Buổi sáng đẹp trời, đứng trên đỉnh Ngự Bình, ta có thể thu vào tầm mắt tòan cảnh thành phố với sông nước, cỏ cây xanh rờn; cung điện nguy nga; mái chùa cổ kính...Xa hơn là dãy Trường Sơn trùng điệp về phía tây, cát trắng và biển biếc ở phía đông, đồng ruộng phì nhiêu về phía Nam, đông-nam và bắc, đông- bắc của các huyện phụ cận. Một lớp học sinh phổ thông trung học đã chọn nơi đây tổ chức Ngày hội Nguyễn Du nhân kỷ niệm ngày mất của đại thi hào dân tộc, với đủ cờ hoa, bia mộ, ngâm thơ, bình thơ, diễn Kim Vân Kiều...
    lionesse
  4. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Văn Hoá tinh thần xứ Huế
    Giáo sư Trần Quốc Vượng khẳng định "Huế là một vùng văn hóa vì là một hệ thống cấu trúc văn hóa bao gồm các tiểu hệ mang bản sắc độc đáo, có một không hai" tinh thần Huế nói hẹp trong tiến trình phát triển và Vùng văn hóa Huế nói rộng, chịu những tác động của điều kiện tự nhiên và xã hội đã đành, nhưng lại có những tiền đề riêng, cho sự phát triển của mình, so với các nơi khác.
    Từ buổi hòa nhập vào lịch sử của người Việt, trước khi trở thành thủ phủ của xứ Ðàng trong xứ Huế, lại vẫn là vùng ngoại vi, trên biên. Thế nhưng, vùng ngoại vi này lại khác ở chỗ: đây là đầu cầu, bàn đạp cho người Việt, trên đó vùng ngoại vi có sức mở. Các nhà văn hóa học trong nước lẫn nước ngoài tin rằng:" Trên địa bàn cư trú của một cộng đồng, khu vực trung tâm là nơi văn hóa nhanh chóng biến đổi qua tiến hóa và tiếp xúc, còn khu vực ngoại vi hay trên biên thường lâu dài lâm vào tình trạng trì trệ, "đóng băng". Tính chất này của xứ Huế, sẽ nhạt nhòa hơn, khi trở thành thủ phủ của xứ Nam Hà, thủ đô của nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, nhưng dù sao xứ Huế, trong chiều dài lịch sử của nước Ðại Việt, vẫn là vùng trên biên, ngoại vi! Xem xét tiền đề của văn hóa xứ Huế, không thể không chú ý tới tính chất ấy.
    Xứ Huế không phải là vùng đất cội nguồn từ buổi ban đầu của người Việt. Trước khi người Việt tới đây khai phá lập làng lập ấp, nơi này từng có một nền văn minh. Người ta đã tìm thấy khá nhiều dấu tích văn hóa ChămPa ở đây như những tượng, tấm bia Chăm khắc chữ 4 mặt ở Niệm Phò, nơi chân chùa Thiên Mụ là cụm tháp cổ của người, thành Lồi vốn cũng là một thành của người Chăm, tại huyện Phong Ðiền, di tích Chămpa phần lớn là phế tích kiến trúc, chân tháp và tượng thờ.
    Thế là khi đối mặt với vùng đất này, để tạo ra nền văn hóa của mình, ngoài việc xử lý mối quan hệ giữa vốn văn hóa ẩn trong tâm thức mà họ mang theo cuộc hành trình với điều kiện nơi đất mới, người Việt còn phải xử lý mối quan hệ giữa vốn văn hóa của tộc mình và văn hóa của tộc người đi trước mà hiện diện hãy còn trên mặt đất, dưới lòng đất.Về mối quan hệ này, quả tình người Việt đã có một sự ứng xử thông minh. Họ không ngần ngại gì mà không sử dụng nơi thờ bà mẹ xứ sở người Chăm làm nơi thờ mẫu. Từ nữ thần Yang PuNegara đến bà thánh mẫu Thiên Ya Na, đến bà chúa đền Ngọc đến sự hội nhập Vân Hương thánh mẫu vào điện Hòn Chén, là một chặng đường biến đổi về linh tượng và tín ngưỡng của người Việt cho phù hợp với vốn văn hóa của tộc người mình.
    Vì vậy, tiền đề của văn hóa Huế, có một dòng chảy từ phía văn hóa của người Chăm. ấy là tầng nổi, dễ nhận ra, với người Huế, nhưng thực ra, còn một tầng chìm sâu hơn. Bởi trên mặt cắt đồng đại, người Việt thế kỷ XIV không phải không có những "gien" văn hóa Chăm trong tiềm thức. Trong vốn văn hóa ẩn trong ý thức mà người lưu dân đem theo, có cả văn hóa Việt, lại cũng có văn hóa Champa còn đó, ắt hẳn người Việt phải có sự lựa chọn, ứng xử.
    Ngược lên một thời kỳ xa xưa hơn của lịch sử, xứ Huế chính là vùng đệm, vùng xen kẽ của hai nền văn hóa Ðông sơn và Sa Hùynh. Các nhà khảo cổ học đã khẳng định những mộ chum ở Cồn Ràng, Hương Chữ là của cư dân Sa Huỳnh. Ðồng thời, ở xứ Huế lại còn khá nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Ðông Sơn như thố, rìu, dao găm đồng hay trồng đồng.
    Văn hóa xứ Huế, nhìn trên mặt cắt đồng đại của ngày hôm nay, là những gì còn lại của công cuộc đấu tranh với thiên nhiên, con người, chống kẻ thù hai chân và bốn chân rõ ràng có những tiên đề khác hẳn với những nơi khác. Ngọn nguồn của chính nó, sẽ khiến văn hóa xứ Huế đi trong không gian và thời gian, đến hôm nay, có những nét riêng khó trộn lẫn.
    untitled.bmp
    Tôi Yêu xứ huế như yêu người thân của tôi
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 28/10/2002
  5. cacbanoi

    cacbanoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.182
    Đã được thích:
    0
    Văn Hoá tinh thần xứ Huế
    Giáo sư Trần Quốc Vượng khẳng định "Huế là một vùng văn hóa vì là một hệ thống cấu trúc văn hóa bao gồm các tiểu hệ mang bản sắc độc đáo, có một không hai" tinh thần Huế nói hẹp trong tiến trình phát triển và Vùng văn hóa Huế nói rộng, chịu những tác động của điều kiện tự nhiên và xã hội đã đành, nhưng lại có những tiền đề riêng, cho sự phát triển của mình, so với các nơi khác.
    Từ buổi hòa nhập vào lịch sử của người Việt, trước khi trở thành thủ phủ của xứ Ðàng trong xứ Huế, lại vẫn là vùng ngoại vi, trên biên. Thế nhưng, vùng ngoại vi này lại khác ở chỗ: đây là đầu cầu, bàn đạp cho người Việt, trên đó vùng ngoại vi có sức mở. Các nhà văn hóa học trong nước lẫn nước ngoài tin rằng:" Trên địa bàn cư trú của một cộng đồng, khu vực trung tâm là nơi văn hóa nhanh chóng biến đổi qua tiến hóa và tiếp xúc, còn khu vực ngoại vi hay trên biên thường lâu dài lâm vào tình trạng trì trệ, "đóng băng". Tính chất này của xứ Huế, sẽ nhạt nhòa hơn, khi trở thành thủ phủ của xứ Nam Hà, thủ đô của nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, nhưng dù sao xứ Huế, trong chiều dài lịch sử của nước Ðại Việt, vẫn là vùng trên biên, ngoại vi! Xem xét tiền đề của văn hóa xứ Huế, không thể không chú ý tới tính chất ấy.
    Xứ Huế không phải là vùng đất cội nguồn từ buổi ban đầu của người Việt. Trước khi người Việt tới đây khai phá lập làng lập ấp, nơi này từng có một nền văn minh. Người ta đã tìm thấy khá nhiều dấu tích văn hóa ChămPa ở đây như những tượng, tấm bia Chăm khắc chữ 4 mặt ở Niệm Phò, nơi chân chùa Thiên Mụ là cụm tháp cổ của người, thành Lồi vốn cũng là một thành của người Chăm, tại huyện Phong Ðiền, di tích Chămpa phần lớn là phế tích kiến trúc, chân tháp và tượng thờ.
    Thế là khi đối mặt với vùng đất này, để tạo ra nền văn hóa của mình, ngoài việc xử lý mối quan hệ giữa vốn văn hóa ẩn trong tâm thức mà họ mang theo cuộc hành trình với điều kiện nơi đất mới, người Việt còn phải xử lý mối quan hệ giữa vốn văn hóa của tộc mình và văn hóa của tộc người đi trước mà hiện diện hãy còn trên mặt đất, dưới lòng đất.Về mối quan hệ này, quả tình người Việt đã có một sự ứng xử thông minh. Họ không ngần ngại gì mà không sử dụng nơi thờ bà mẹ xứ sở người Chăm làm nơi thờ mẫu. Từ nữ thần Yang PuNegara đến bà thánh mẫu Thiên Ya Na, đến bà chúa đền Ngọc đến sự hội nhập Vân Hương thánh mẫu vào điện Hòn Chén, là một chặng đường biến đổi về linh tượng và tín ngưỡng của người Việt cho phù hợp với vốn văn hóa của tộc người mình.
    Vì vậy, tiền đề của văn hóa Huế, có một dòng chảy từ phía văn hóa của người Chăm. ấy là tầng nổi, dễ nhận ra, với người Huế, nhưng thực ra, còn một tầng chìm sâu hơn. Bởi trên mặt cắt đồng đại, người Việt thế kỷ XIV không phải không có những "gien" văn hóa Chăm trong tiềm thức. Trong vốn văn hóa ẩn trong ý thức mà người lưu dân đem theo, có cả văn hóa Việt, lại cũng có văn hóa Champa còn đó, ắt hẳn người Việt phải có sự lựa chọn, ứng xử.
    Ngược lên một thời kỳ xa xưa hơn của lịch sử, xứ Huế chính là vùng đệm, vùng xen kẽ của hai nền văn hóa Ðông sơn và Sa Hùynh. Các nhà khảo cổ học đã khẳng định những mộ chum ở Cồn Ràng, Hương Chữ là của cư dân Sa Huỳnh. Ðồng thời, ở xứ Huế lại còn khá nhiều hiện vật thuộc nền văn hóa Ðông Sơn như thố, rìu, dao găm đồng hay trồng đồng.
    Văn hóa xứ Huế, nhìn trên mặt cắt đồng đại của ngày hôm nay, là những gì còn lại của công cuộc đấu tranh với thiên nhiên, con người, chống kẻ thù hai chân và bốn chân rõ ràng có những tiên đề khác hẳn với những nơi khác. Ngọn nguồn của chính nó, sẽ khiến văn hóa xứ Huế đi trong không gian và thời gian, đến hôm nay, có những nét riêng khó trộn lẫn.
    untitled.bmp
    Tôi Yêu xứ huế như yêu người thân của tôi
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 28/10/2002
  6. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    hung2452
    Người yêu nhạc cổ điển, Thành viên box Huế

    hue, Vietnam
    Thành viên từ 10/04/2002
    đã được 1 người bình chọn (3)

    Online
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ca Huế
    Ca Huế là một loài hình âm nhạc cổ điển có nguồn gốc từ giọng nói địa phương,các thể thơ dân gian và bác học.Thực ra ca Huế là sự phát triển của âm nhạc truyền thống theo chiều dài lịch sử và địa lý của đất nước từ Bắc vào Nam từ xa xưa đến hiện đại.Nó gần gũi với hát ả đào (ra đời từ thế kỉ 12-thế kỉ 13 ở các tỉnh phía Bắc)
    Ca Huế là những điệu hát hình thành từ đầu thời nhà Lý và được các nghệ nhân Việt Nam trên cơ sở vốn có của ca nhạc truyền thống đã tiếp thu một số làn điệu âm nhạc Chiêm Thành và Trung Quốc mà phát triển lên.Ca Huế tuy xuất hiện ở chốn cung đình nhưng vì được xây dựng trên cơ sở âm nhạc dân tộc và dân gian nên có phong cách riêng biệt, trữ tình, và được nhân dân ưa thích.Các điệu Bắc thường thì vui vẻ ,đầm ấm,còn điệu Nam thì sầu cảm,bi thương. Ca Huế hình thành trên cơ sở âm điệu tiếng nói địa phương thường được trình bày trên dòng sông Hương trong xanh,dưới ánh trăng khi mờ khi tỏ, giữa hai bờ bóng cây nghiêng ngã, với tiếng chuông chùa vang vọng, dìu dặt đã lôi cuốn người thưởng thức vào sự cảm thông với lời ca nét nhạc bồi hồi thầm kín xao xuyến khó tả.
    Ca Huế có hai điệu chính :
    -Điệu Bắc:còn gọi là điệu khách,nghe vui vẻ trang nghiem
    -Điệu Nam:còn gọi là điệu Ai, nghe buồn, bi thảm
    Điệu Bắc gồm có các bài: Lưu thủy, Co ban,Phu luc....
    Điệu Nam gồm có các bài: Dao ngu cung,Nam Xuan,Tu dai canh,Nam ai,Nam binh.....
    Nhịp điệu ca Huế bình thản như nhịp sống ,nghệ nhân trau chuốt tiếng đàn trong giai điệu hơn là trong tiết điệu. Nghệ thuật hoà tấu ca Huế là lời cùng khởi tấu nhưng sau đó lại có thể tùy hứng miễn sao không ra ngoài những cung bắt buộc ở những điểm đã quy định và phải cùng gặp nhau ở chỗ kết.Ca Huế luôn hoà với nhạc.Nhạc mở đầu dẫn dắt, làm nền đệm cho tiếng hát, chuẩn bị cho việc chuyển bài, chuyển điệu.
    Nhạc khí dùng ở ca Huế thường được sắp xếp như sau:
    -Tam tấu: Đàn nguyệt, đàn tranh,đàn nhị
    -Song tấu: Đàn nguyệt, đàn tranh
    Đàn tranh,đàn tì bà
    Đàn nhị, đàn tranh
    -Ngũ tuyệt: Đàn tranh,đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tì bà, đàn tam thập lục và ngoài ra còn có thể thêm đàn bầu, sáo,senh......(con tiep)
    <img src='images/emotion/dazzler1.gif' border=0 align=middle>
    size=4[/blue]/size=4]
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 16:57 ngày 28/10/2002
  7. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    hung2452
    Người yêu nhạc cổ điển, Thành viên box Huế

    hue, Vietnam
    Thành viên từ 10/04/2002
    đã được 1 người bình chọn (3)

    Online
    --------------------------------------------------------------------------------
    Ca Huế
    Ca Huế là một loài hình âm nhạc cổ điển có nguồn gốc từ giọng nói địa phương,các thể thơ dân gian và bác học.Thực ra ca Huế là sự phát triển của âm nhạc truyền thống theo chiều dài lịch sử và địa lý của đất nước từ Bắc vào Nam từ xa xưa đến hiện đại.Nó gần gũi với hát ả đào (ra đời từ thế kỉ 12-thế kỉ 13 ở các tỉnh phía Bắc)
    Ca Huế là những điệu hát hình thành từ đầu thời nhà Lý và được các nghệ nhân Việt Nam trên cơ sở vốn có của ca nhạc truyền thống đã tiếp thu một số làn điệu âm nhạc Chiêm Thành và Trung Quốc mà phát triển lên.Ca Huế tuy xuất hiện ở chốn cung đình nhưng vì được xây dựng trên cơ sở âm nhạc dân tộc và dân gian nên có phong cách riêng biệt, trữ tình, và được nhân dân ưa thích.Các điệu Bắc thường thì vui vẻ ,đầm ấm,còn điệu Nam thì sầu cảm,bi thương. Ca Huế hình thành trên cơ sở âm điệu tiếng nói địa phương thường được trình bày trên dòng sông Hương trong xanh,dưới ánh trăng khi mờ khi tỏ, giữa hai bờ bóng cây nghiêng ngã, với tiếng chuông chùa vang vọng, dìu dặt đã lôi cuốn người thưởng thức vào sự cảm thông với lời ca nét nhạc bồi hồi thầm kín xao xuyến khó tả.
    Ca Huế có hai điệu chính :
    -Điệu Bắc:còn gọi là điệu khách,nghe vui vẻ trang nghiem
    -Điệu Nam:còn gọi là điệu Ai, nghe buồn, bi thảm
    Điệu Bắc gồm có các bài: Lưu thủy, Co ban,Phu luc....
    Điệu Nam gồm có các bài: Dao ngu cung,Nam Xuan,Tu dai canh,Nam ai,Nam binh.....
    Nhịp điệu ca Huế bình thản như nhịp sống ,nghệ nhân trau chuốt tiếng đàn trong giai điệu hơn là trong tiết điệu. Nghệ thuật hoà tấu ca Huế là lời cùng khởi tấu nhưng sau đó lại có thể tùy hứng miễn sao không ra ngoài những cung bắt buộc ở những điểm đã quy định và phải cùng gặp nhau ở chỗ kết.Ca Huế luôn hoà với nhạc.Nhạc mở đầu dẫn dắt, làm nền đệm cho tiếng hát, chuẩn bị cho việc chuyển bài, chuyển điệu.
    Nhạc khí dùng ở ca Huế thường được sắp xếp như sau:
    -Tam tấu: Đàn nguyệt, đàn tranh,đàn nhị
    -Song tấu: Đàn nguyệt, đàn tranh
    Đàn tranh,đàn tì bà
    Đàn nhị, đàn tranh
    -Ngũ tuyệt: Đàn tranh,đàn nguyệt, đàn nhị, đàn tì bà, đàn tam thập lục và ngoài ra còn có thể thêm đàn bầu, sáo,senh......(con tiep)
    <img src='images/emotion/dazzler1.gif' border=0 align=middle>
    size=4[/blue]/size=4]
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 16:57 ngày 28/10/2002
  8. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Tiep theo
    Phat sinh o Dang Trong,noi nghe thuat tuong doc chiem san khau va quyen sang tac nghe thuat hau nhu chu yeu la danh cho nho si va tri thuc ,vua quan.Ca nhac Hue da nhanh chong phat trien thanh dang san khau vuot khoi loi trinh diZntong cac van phong tram tinh,nho hep de den voi nong dan phia Nam.Mo dau buoc ngoat nay la loi ca nhac co dieu bo minh hoa thuong goi la"ca bo",lan tran ra cac tinh xung quanh.Mot so bai co them ten moi nhu Luu thuy quang,phu luc quang....
    Ca nhac Hue va quang vao mien Nam duco hoan nghenh va tiep thu nhanh chong tro thanh loai ca nhac tai tu.Tu goc ca nhac Hue va quang ,ca nhac tai tu phat trienbai ban theo 2 dieu Bac va Nam,co them hoi Âo ,hoi Xuan,hoi Ai...
    Ca nhac tai tu cung phat trien len "ca ra bo" roi tien len thanh san khau cai luong con ca Hue thi qua ca vo de phat trien thanh ca kich Hue.Khi ca kich Hue ra doi (1920) thi tuong cung dinh cung het thoi vang son va vuong trieu Nguyen khong the truogn mai nhung guong "chua sang,toi hien" de loe bip nhan dan .Tuong hai phat sinh o Hue va da chiem duoc long nguoi va ca nhac Hue duoc day len san khau la mot hien thuc tat yeu.Ca kich Hue la mot dac san van hoa Hue ra doi bang vo"Trau Bo" va doan ca kich Hue da duoc thanh lap nam 1957 o mien Bac va cung da dan dung duoc hang chuc tiet muc ,dat duoc nhieu thanh tuu nghe thuat dang ke.
    size=4[/blue]/size=4]
  9. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Tiep theo
    Phat sinh o Dang Trong,noi nghe thuat tuong doc chiem san khau va quyen sang tac nghe thuat hau nhu chu yeu la danh cho nho si va tri thuc ,vua quan.Ca nhac Hue da nhanh chong phat trien thanh dang san khau vuot khoi loi trinh di?Zntong cac van phong tram tinh,nho hep de den voi nong dan phia Nam.Mo dau buoc ngoat nay la loi ca nhac co dieu bo minh hoa thuong goi la"ca bo",lan tran ra cac tinh xung quanh.Mot so bai co them ten moi nhu Luu thuy quang,phu luc quang....
    Ca nhac Hue va quang vao mien Nam duco hoan nghenh va tiep thu nhanh chong tro thanh loai ca nhac tai tu.Tu goc ca nhac Hue va quang ,ca nhac tai tu phat trienbai ban theo 2 dieu Bac va Nam,co them hoi Âo ,hoi Xuan,hoi Ai...
    Ca nhac tai tu cung phat trien len "ca ra bo" roi tien len thanh san khau cai luong con ca Hue thi qua ca vo de phat trien thanh ca kich Hue.Khi ca kich Hue ra doi (1920) thi tuong cung dinh cung het thoi vang son va vuong trieu Nguyen khong the truogn mai nhung guong "chua sang,toi hien" de loe bip nhan dan .Tuong hai phat sinh o Hue va da chiem duoc long nguoi va ca nhac Hue duoc day len san khau la mot hien thuc tat yeu.Ca kich Hue la mot dac san van hoa Hue ra doi bang vo"Trau Bo" va doan ca kich Hue da duoc thanh lap nam 1957 o mien Bac va cung da dan dung duoc hang chuc tiet muc ,dat duoc nhieu thanh tuu nghe thuat dang ke.
    size=4[/blue]/size=4]
  10. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    Bánh lá - chả tôm Huế
    Ai đã từng đến Huế mà chưa ăn bánh lá Huế thì coi như là... chưa đến Huế. Cũng như người con gái xứ Huế, bánh lá Huế không xe xua mầu sắc, không dậy mùi ngào ngạt để gợi thèm ngay. Nó thanh cảnh, và cái duyên ngầm của nó khiến cho ai đã từng nếm thử, đã ăn rồi thì không thể nào quên.
    Nguyên liệu làm bánh lá Huế chỉ có hai thứ: Bột gạo và tôm. Bột gạo cứ một chén cho thêm một thìa bột sắn, hai chén nước, một chút muối. Tôm luộc, bóc vỏ, giã nhỏ rồi sấy cho tơi, cho đỏ. Giã hành vắt lấy nước tưới vào tôm. Đun nhỏ lửa, khuấy đều, gần được, cho thêm 1/3 chén mỡ vào nồi nhắc xuống. Quết một lớp mỏng bột gạo lên lá dong (ngay giữa sống lá), rắc một lớp tôm làm nhân, gói lại, hấp chín.
    Lột chiếc bánh ra đặt lên đĩa, bạn hãy nhìn kỹ mầu đỏ bột tôm ửng lên qua mầu trắng trong của bột lọc, lá rong xanh làm nền...
    Chả tôm: lột tôm ngâm nước muối xả nước sàng cho trắng tôm, vắt thật khô, cho vào cối giã nhuyễn, nêm nước mắm, tiêu, đường, hành, (giã nhỏ vắt hết nước đánh nhuyễn với một lòng trắng trứng). Nhồi hành vê mỏng, hấp chín. Chả tôm thuần một sắc trắng ngà chỉ được điểm thêm một lớp lòng đỏ trứng tráng lên mặt như cô gái xưa bẽn lẽn ăn trầu cho đỏ môi, hay như một chút phấn hồng (một chút thôi) trên má các cô gái ngày nay.
    Bánh lá phải mỏng như chiếc lá, mảnh và dai, chả tôm phải giòn, ngọt và nước chấm, nước mắm cá cơm vàng trong, cùng với những lát ớt đỏ xé thả nổi.
    Bạn hãy ăn thư thả để thấy hết cái chất thanh đạm của miếng bánh vì ở đây là món ăn chơi, ăn ngoài bữa của vua chúa ngày xưa và của bàn dân thiên hạ Huế ngày nay.
    Bánh lá - chả tôm Huế là món ăn gần gũi con người và cũng như con người Huế vốn nhẹ nhàng thanh lịch.
    Nguyễn Thị Thọ
    (Báo Giáo dục và Thời đại)
    (ND 17-1)
    Xin phép anh Milou
    lionesse

    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:00 ngày 28/10/2002

Chia sẻ trang này