1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionesse

    lionesse Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2002
    Bài viết:
    1.900
    Đã được thích:
    3
    Bánh lá - chả tôm Huế
    Ai đã từng đến Huế mà chưa ăn bánh lá Huế thì coi như là... chưa đến Huế. Cũng như người con gái xứ Huế, bánh lá Huế không xe xua mầu sắc, không dậy mùi ngào ngạt để gợi thèm ngay. Nó thanh cảnh, và cái duyên ngầm của nó khiến cho ai đã từng nếm thử, đã ăn rồi thì không thể nào quên.
    Nguyên liệu làm bánh lá Huế chỉ có hai thứ: Bột gạo và tôm. Bột gạo cứ một chén cho thêm một thìa bột sắn, hai chén nước, một chút muối. Tôm luộc, bóc vỏ, giã nhỏ rồi sấy cho tơi, cho đỏ. Giã hành vắt lấy nước tưới vào tôm. Đun nhỏ lửa, khuấy đều, gần được, cho thêm 1/3 chén mỡ vào nồi nhắc xuống. Quết một lớp mỏng bột gạo lên lá dong (ngay giữa sống lá), rắc một lớp tôm làm nhân, gói lại, hấp chín.
    Lột chiếc bánh ra đặt lên đĩa, bạn hãy nhìn kỹ mầu đỏ bột tôm ửng lên qua mầu trắng trong của bột lọc, lá rong xanh làm nền...
    Chả tôm: lột tôm ngâm nước muối xả nước sàng cho trắng tôm, vắt thật khô, cho vào cối giã nhuyễn, nêm nước mắm, tiêu, đường, hành, (giã nhỏ vắt hết nước đánh nhuyễn với một lòng trắng trứng). Nhồi hành vê mỏng, hấp chín. Chả tôm thuần một sắc trắng ngà chỉ được điểm thêm một lớp lòng đỏ trứng tráng lên mặt như cô gái xưa bẽn lẽn ăn trầu cho đỏ môi, hay như một chút phấn hồng (một chút thôi) trên má các cô gái ngày nay.
    Bánh lá phải mỏng như chiếc lá, mảnh và dai, chả tôm phải giòn, ngọt và nước chấm, nước mắm cá cơm vàng trong, cùng với những lát ớt đỏ xé thả nổi.
    Bạn hãy ăn thư thả để thấy hết cái chất thanh đạm của miếng bánh vì ở đây là món ăn chơi, ăn ngoài bữa của vua chúa ngày xưa và của bàn dân thiên hạ Huế ngày nay.
    Bánh lá - chả tôm Huế là món ăn gần gũi con người và cũng như con người Huế vốn nhẹ nhàng thanh lịch.
    Nguyễn Thị Thọ
    (Báo Giáo dục và Thời đại)
    (ND 17-1)
    Xin phép anh Milou
    lionesse

    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:00 ngày 28/10/2002
  2. Ai về Cầu Ngói...
    Hai câu thơ sau chắc hẳn đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Huế
    : " Ai về cầu ngói Thanh Toàn
    Cho em về với một đoàn cho vui"​
    Cầu ngói Thanh Toàn được xây dưới thời Cảnh Hưng( 1776) nằm ở xã Thuỷ Thanh huyện Hương Thuỷ cách thành phố Huế khoảng 5 cây số về phía đông.
    Cầu ngói đã được nhà nước công nhận là di tích văn hoá lịch sử và nằm trong quần thể di tích Cố Đô.Trải qua gần 300 năm cầu ngói vẫn còn giữ được dáng vẻ như ngày nào.......
    niemtinchocatbui

    Dạ thưa xứ Huế bây giờ​

    Vẫn còn núi Nhự bên bờ sông Hương​
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:02 ngày 28/10/2002
  3. Ai về Cầu Ngói...
    Hai câu thơ sau chắc hẳn đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Huế
    : " Ai về cầu ngói Thanh Toàn
    Cho em về với một đoàn cho vui"​
    Cầu ngói Thanh Toàn được xây dưới thời Cảnh Hưng( 1776) nằm ở xã Thuỷ Thanh huyện Hương Thuỷ cách thành phố Huế khoảng 5 cây số về phía đông.
    Cầu ngói đã được nhà nước công nhận là di tích văn hoá lịch sử và nằm trong quần thể di tích Cố Đô.Trải qua gần 300 năm cầu ngói vẫn còn giữ được dáng vẻ như ngày nào.......
    niemtinchocatbui

    Dạ thưa xứ Huế bây giờ​

    Vẫn còn núi Nhự bên bờ sông Hương​
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:02 ngày 28/10/2002
  4. sometime

    sometime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2001
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Di tích lịch sử triều Nguyễn
    Trên nền thiên nhiên tươi đẹp của Huế là một quần thể hàng trăm di tích lịch sử - văn hoá, bao gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm... đã được Unesco công nhận là Di sản văn hoá nhân loại, khiến Huế mang vẻ đẹp cổ kính như một trang cổ thi. Từ An Ðịnh Cung nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng, du khách sẽ không thể nào bỏ qua cái không khí tĩnh lặng pha lẫn mùi hương sen dịu vợi của Hồ Tĩnh Tâm, cho đến lăng tẩm của các vua quan triều Nguyễn nằm phía Tây của kinh thành Huế và rải rác bên đôi bờ sông Hương đều mang một vẻ đẹp của đường lối kiến trúc riêng, cả trong chi tiết nghệ thuật kiến trúc và địa điểm toạ lạc. Các công trình kiến trúc đã hiện lên thật sống động dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân xưa đã gởi gắm nổi lòng và cả hoài bão của mình để tạo nên một xứ Huế làm say đắm bao lòng người.
    Mặc dù thời gian đã làm phai nhạt dần vẻ nguy nga, tráng lệ của những thành quách, cung điện xưa, thậm chí xoá nhoà dấu vết của một số công trình kiến trúc thời Nguyễn. Nhưng đến thăm Kinh thành Huế hôm nay du khách có thể chiêm ngưỡng giá trị của những công trình kiến trúc hiện hữu đồng thời tìm hiểu diện mạo nguyên thuỷ của nó trong suốt 143 năm xây dựng, phát triển và lụi tàn của vương triều Nguyễn.
    Nhất thất túc thiên cổ hận
    Tái hối xuất thị bạch đầu
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 28/10/2002
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 28/10/2002
  5. sometime

    sometime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2001
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Di tích lịch sử triều Nguyễn
    Trên nền thiên nhiên tươi đẹp của Huế là một quần thể hàng trăm di tích lịch sử - văn hoá, bao gồm thành quách, cung điện, lăng tẩm... đã được Unesco công nhận là Di sản văn hoá nhân loại, khiến Huế mang vẻ đẹp cổ kính như một trang cổ thi. Từ An Ðịnh Cung nơi bảo lưu nhiều kiệt tác sơn son thếp vàng, du khách sẽ không thể nào bỏ qua cái không khí tĩnh lặng pha lẫn mùi hương sen dịu vợi của Hồ Tĩnh Tâm, cho đến lăng tẩm của các vua quan triều Nguyễn nằm phía Tây của kinh thành Huế và rải rác bên đôi bờ sông Hương đều mang một vẻ đẹp của đường lối kiến trúc riêng, cả trong chi tiết nghệ thuật kiến trúc và địa điểm toạ lạc. Các công trình kiến trúc đã hiện lên thật sống động dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân xưa đã gởi gắm nổi lòng và cả hoài bão của mình để tạo nên một xứ Huế làm say đắm bao lòng người.
    Mặc dù thời gian đã làm phai nhạt dần vẻ nguy nga, tráng lệ của những thành quách, cung điện xưa, thậm chí xoá nhoà dấu vết của một số công trình kiến trúc thời Nguyễn. Nhưng đến thăm Kinh thành Huế hôm nay du khách có thể chiêm ngưỡng giá trị của những công trình kiến trúc hiện hữu đồng thời tìm hiểu diện mạo nguyên thuỷ của nó trong suốt 143 năm xây dựng, phát triển và lụi tàn của vương triều Nguyễn.
    Nhất thất túc thiên cổ hận
    Tái hối xuất thị bạch đầu
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:18 ngày 28/10/2002
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 28/10/2002
  6. sometime

    sometime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2001
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Ngọ Môn
    Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Ðại Nội. Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỷ thuật xây dựng khéo léo và nhất là nghệ thuật kiến trúc rất thành thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn còn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự Sông Hương.
    Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội.
    Vì Kinh Dịch quy định ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía Nam để cai trị thiên hạ, cho nên, ngay từ thời Gia Long (1802-1810), khi xây dựng Kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thế "tọa càn hướng tốn"(tây bắc-đông nam). Hướng này cũng được xem như hướng Bắc-Nam. Ðối với ngai vàng trong điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Môn nằm ở phía Nam của nó. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy Ðông Phương, phía Nam thuộc hướng "ngọ" trên trục "tý-ngọ" (nghĩa là Bắc-Nam). Do đó, triều Minh Mạng đã đặt tên cho cái cổng mới xây ở chính giữa mặt trước Hoàng Thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết Ðài. Chúng ta nên hiểu Ngọ Môn là cổng phía Nam với ý nghĩa mang tính không gian, chứ không nên cho rằng chữ "ngọ" ở đây mang tính thời gian là giờ "ngọ", lúc mặt trời đứng bóng giữa ngày. Thành thử không thể dịch chữ Ngọ Môn ra thành "Noon time gate" như có người đã dịch. Có hiểu đúng ý nghĩa của người xưa khi đặt tên , mới thấy rõ hơn vị trí của Ngọ Môn trong tổng thể kiến trúc Ðại Nội. Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong Hoàng Cung...
    Tuy nhiên, Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà nó là cả một tổng thể kiến trúc khá phức tạp: bên trên còn có lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình, như lễ Truyền Lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh...và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Ðại vào ngày 30-8-1945.
    Về mặt kết cấu kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm hai hệ thống: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở trên, mặc dù cả hai đều đã được thiết kế ăn khớp nhau một cách chặt chẽ và hài hòa với nhau từ tổng thể đến chi tiết.
    - Hệ thống nền đài: Cao gần 5m, nền đài Ngọ Môn xây trên một mặt bằng hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cách 27,06m. Vật liệu kiến trúc chính là gạch vồ, đá thanh và đồng thau. ở phần giữa của nền đài trổ ra ba lối đi song song nhau: Ngọ Môn (dành cho vua đi), Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn (dành cho quan văn võ theo hầu TRONG ĐOÀN NGỰ §ẠO). Ở TRONG LÒNG mỗi cánh chữ U có trổ một lối đi như đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, rồi thẳng góc vào phía đường Dũng đạo. Hai lối đi này được gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn (dành cho lính tráng và voi ngựa theo HẦU TRONG ĐOÀN NGỰ ĐẠO). Ở PHẦN TRÊN CỦA 5 LỐI ĐI ĐỀU XÂY CUỐN THÀNH VÒM cao, nhưng ở riêng ở hai đầu 3 lối đi giữa thì các kiến trúc thời Minh Mạng lại kết cấu những hệ thống xà ngang và xà dọc bằng đồng thau với tiết diện 15 x 12 để gia cố cho sự chịu lực từ lầu Ngũ Phụng nằm trên đài. Nơi nào chịu đựng trọng lượng càng lớn thì số lượng xà ngang càng nhiều và khỏang cách giữa chúng càng thu hẹp lại, nghĩa là mật độ xà càng cao. Và để giữ vẻ thẫm mỹ, họ đã bọc thêm một lớp đồng lá dát mỏng ở ngoài mặt các hệ thống xà đồng này. Họ đã tỏ ra rất thành thạo trong việc tính tóan tải trọng, sức bền vật liệu, cũng như trong việc sử dụng thích hợp các phương thức và các loại vật liệu xây dựng.
    Còn ở tầng trên thì mặt trước nhà giữa dựng cửa lá sách, chung quanh nong ván, nhưng có trổ nhiều cửa sổ với những dạng khác nhau: hình tròn, hình cái quạt, hình cái khánh... Có thể chia 9 bộ mái của Lầu Ngũ Phụng ra làm 3 dãy, mỗi dãy gồm 3 nóc: dãy chính chạy ngang theo đáy hình chữ U và hai dãy phụ chạy dọc theo hai cánh hình chữ U. Hai dãy này được gọi là Tả Dực Lâu và Hữu Dực Lâu.
    Từ mặt đất thường, người ta đi lên trên nền đài bằng hai hệ thống bậc cấp xây bằng đá thanh ở hai bên, nằm lộ thiên nhưng rất kín đáo. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (tường hoa, lan can) được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc.
    - Hệ thống Lầu Ngũ Phụng: lầu Ngũ Phụng có hai tầng, dưới lớn trên nhỏ. Bộ sườn làm bằng gỗ lim. Lầu gồm chín bộ mái ngói ống tráng men vàng và xanh lá cây, gọi là ngói hoàng lưu ly và ngói thanh lưu ly. Ngói được lợp theo kiểu âm dương. Lầu dựng ở một nền cao 1,14m xây trên đài. Tòa nhà lầu có 100 cây cột chẵn, trong đó có 48 cột ăn suốt cả hai tầng. Mái tầng dưới đơn giản, nối liền nhau chạy quanh một vòng khắp tất cả các phía để che mưa nắng cho các dãy hồi lang của tầng này. Nhưng ở tầng trên thì mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau, trong đó, bộ mái ở giữa cao hơn 8 bộ mái ở hai bên. Quanh các phía tầng dưới đều để trống chỉ trừ chính giữa có hệ thống cửa gương ở mặt trước, dựng đố bản ở hai bên và mặt sau chỗ thiết Ngự tọa để vua ngồi dự lễ.
    Sở dĩ tổng thể Ngọ Môn được xây dựng trên một mặt bằng hình chữ U và hệ thống Lầu Ngũ Phụng được chia ra thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nằm nhấp nhô trông vui mắt như thế là vì để tránh sự nặng nề của một công trình kiến trúc hình khối tương đối đồ sộ. Hệ thống nền đài đều xây bằng các loại vật liệu cứng (đá, gạch, đồng), nhưng nhờ tạo dáng mềm mại, bố trí hài hòa và trau chuốt khéo léo, nên trông vẫn rất nhẹ nhàng. Ðá thanh mài nhẵn, gạch vồ nung kỹ, vừa trộn mật mía và nhựa cây với tỷ lệ cao, cho nên độ bền rất lớn. Các lối đi trổ xuyên qua thân nền đài thành những đường hầm khá dài, nhưng ánh sáng thiên nhiên vẫn chiếu dọi vào đầy đủ nhờ những dạ cửa được nâng cao và trổ thêm các cửa sổ tròn trang trí hình chữ "thọ". Các hệ thống lan can con tiện bằng gỗ (ở tầng trên lầu Ngũ Phụng) và bằng gạch hoa đúc rỗng (nữ tường quanh trên nền đài) càng làm cho tổng thể kiến trúc trở nên thanh tú. ở các ô hộc trên bờ nóc, bở quyết và các đầu hồi của tòa nhà lầu được trang trí nhiều hình ảnh rồng, giao, dơi ngậm kim tiền, thơ văn, hoa lá, làm cho phần mái càng thêm xinh.

    Căn cứ vào số đo của mọi kích thước mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt, cố họa sĩ Phạm Ðăng Trí đã chứng minh rằng tổng thể cũng như từng bộ phận kiến trúc Ngọ Môn đều được thiết lập theo "tỷ lệ vàng" của nền mỹ học Tây phương; mặc dù các nhà kiến trúc vào nữa đầu thế kỷ XIX chỉ làm theo mỹ cảm trực giác của mình. Mặt khác, những số đếm trên kiến trúc Ngọ Môn cũng được áp dụng theo nguyên tắc của Dịch học Ðông phương, chẳng hạn như số 5, số 9, số 100. Năm lối đi tượng trưng cho "ngũ hành". Chín nóc lầu biểu hiện con số 9 trong hào "cửu ngũ" ở kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử. Một trăm cây cột nhà ở lầu Ngũ Phụng cho thấy đó là số cộng của "Hà đồ" và "Lạc thư" trong sách ấy.
    Tổng thể Ngọ Môn tuy đồ sộ nguy nga, nhìn từ xa như một tòa lâu đài tráng lệ, nhưng khi tiếp cận, chúng ta thấy các kiến trúc sư thời Minh Mạng đã tỏ ra rất cao tay nghề trong việc thiết kế và trang trí, cho nên, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế. Ngọ Môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung. Mặt bằng kiến trúc của hệ thống lầu Ngũ Phụng ăn khớp với mặt bằng của hệ thống nền đài, như đã nói trên, tạo thành một vòng tay của chủ nhân dang ra phía trước để đón khách vào.
    Nhất thất túc thiên cổ hận
    Tái hối xuất thị bạch đầu
  7. sometime

    sometime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2001
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Ngọ Môn
    Ngọ Môn vừa là cổng chính vừa là bộ mặt của Ðại Nội. Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỷ thuật xây dựng khéo léo và nhất là nghệ thuật kiến trúc rất thành thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn còn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự Sông Hương.
    Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Ðại Nội.
    Vì Kinh Dịch quy định ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía Nam để cai trị thiên hạ, cho nên, ngay từ thời Gia Long (1802-1810), khi xây dựng Kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thế "tọa càn hướng tốn"(tây bắc-đông nam). Hướng này cũng được xem như hướng Bắc-Nam. Ðối với ngai vàng trong điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Môn nằm ở phía Nam của nó. Căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy Ðông Phương, phía Nam thuộc hướng "ngọ" trên trục "tý-ngọ" (nghĩa là Bắc-Nam). Do đó, triều Minh Mạng đã đặt tên cho cái cổng mới xây ở chính giữa mặt trước Hoàng Thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết Ðài. Chúng ta nên hiểu Ngọ Môn là cổng phía Nam với ý nghĩa mang tính không gian, chứ không nên cho rằng chữ "ngọ" ở đây mang tính thời gian là giờ "ngọ", lúc mặt trời đứng bóng giữa ngày. Thành thử không thể dịch chữ Ngọ Môn ra thành "Noon time gate" như có người đã dịch. Có hiểu đúng ý nghĩa của người xưa khi đặt tên , mới thấy rõ hơn vị trí của Ngọ Môn trong tổng thể kiến trúc Ðại Nội. Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong Hoàng Cung...
    Tuy nhiên, Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà nó là cả một tổng thể kiến trúc khá phức tạp: bên trên còn có lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình, như lễ Truyền Lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh...và đây cũng là nơi diễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Ðại vào ngày 30-8-1945.
    Về mặt kết cấu kiến trúc, có thể chia tổng thể Ngọ Môn ra làm hai hệ thống: hệ thống nền đài ở dưới và hệ thống lầu Ngũ Phụng ở trên, mặc dù cả hai đều đã được thiết kế ăn khớp nhau một cách chặt chẽ và hài hòa với nhau từ tổng thể đến chi tiết.
    - Hệ thống nền đài: Cao gần 5m, nền đài Ngọ Môn xây trên một mặt bằng hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m và cách 27,06m. Vật liệu kiến trúc chính là gạch vồ, đá thanh và đồng thau. ở phần giữa của nền đài trổ ra ba lối đi song song nhau: Ngọ Môn (dành cho vua đi), Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn (dành cho quan văn võ theo hầu TRONG ĐOÀN NGỰ §ẠO). Ở TRONG LÒNG mỗi cánh chữ U có trổ một lối đi như đường hầm chạy xuyên suốt từ trong ra ngoài, rồi thẳng góc vào phía đường Dũng đạo. Hai lối đi này được gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn (dành cho lính tráng và voi ngựa theo HẦU TRONG ĐOÀN NGỰ ĐẠO). Ở PHẦN TRÊN CỦA 5 LỐI ĐI ĐỀU XÂY CUỐN THÀNH VÒM cao, nhưng ở riêng ở hai đầu 3 lối đi giữa thì các kiến trúc thời Minh Mạng lại kết cấu những hệ thống xà ngang và xà dọc bằng đồng thau với tiết diện 15 x 12 để gia cố cho sự chịu lực từ lầu Ngũ Phụng nằm trên đài. Nơi nào chịu đựng trọng lượng càng lớn thì số lượng xà ngang càng nhiều và khỏang cách giữa chúng càng thu hẹp lại, nghĩa là mật độ xà càng cao. Và để giữ vẻ thẫm mỹ, họ đã bọc thêm một lớp đồng lá dát mỏng ở ngoài mặt các hệ thống xà đồng này. Họ đã tỏ ra rất thành thạo trong việc tính tóan tải trọng, sức bền vật liệu, cũng như trong việc sử dụng thích hợp các phương thức và các loại vật liệu xây dựng.
    Còn ở tầng trên thì mặt trước nhà giữa dựng cửa lá sách, chung quanh nong ván, nhưng có trổ nhiều cửa sổ với những dạng khác nhau: hình tròn, hình cái quạt, hình cái khánh... Có thể chia 9 bộ mái của Lầu Ngũ Phụng ra làm 3 dãy, mỗi dãy gồm 3 nóc: dãy chính chạy ngang theo đáy hình chữ U và hai dãy phụ chạy dọc theo hai cánh hình chữ U. Hai dãy này được gọi là Tả Dực Lâu và Hữu Dực Lâu.
    Từ mặt đất thường, người ta đi lên trên nền đài bằng hai hệ thống bậc cấp xây bằng đá thanh ở hai bên, nằm lộ thiên nhưng rất kín đáo. Quanh trên nền đài là hệ thống nữ tường (tường hoa, lan can) được trang trí bằng nhiều kiểu gạch hoa đúc rỗng tráng men ngũ sắc.
    - Hệ thống Lầu Ngũ Phụng: lầu Ngũ Phụng có hai tầng, dưới lớn trên nhỏ. Bộ sườn làm bằng gỗ lim. Lầu gồm chín bộ mái ngói ống tráng men vàng và xanh lá cây, gọi là ngói hoàng lưu ly và ngói thanh lưu ly. Ngói được lợp theo kiểu âm dương. Lầu dựng ở một nền cao 1,14m xây trên đài. Tòa nhà lầu có 100 cây cột chẵn, trong đó có 48 cột ăn suốt cả hai tầng. Mái tầng dưới đơn giản, nối liền nhau chạy quanh một vòng khắp tất cả các phía để che mưa nắng cho các dãy hồi lang của tầng này. Nhưng ở tầng trên thì mái lầu chia ra thành 9 bộ khác nhau, trong đó, bộ mái ở giữa cao hơn 8 bộ mái ở hai bên. Quanh các phía tầng dưới đều để trống chỉ trừ chính giữa có hệ thống cửa gương ở mặt trước, dựng đố bản ở hai bên và mặt sau chỗ thiết Ngự tọa để vua ngồi dự lễ.
    Sở dĩ tổng thể Ngọ Môn được xây dựng trên một mặt bằng hình chữ U và hệ thống Lầu Ngũ Phụng được chia ra thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nằm nhấp nhô trông vui mắt như thế là vì để tránh sự nặng nề của một công trình kiến trúc hình khối tương đối đồ sộ. Hệ thống nền đài đều xây bằng các loại vật liệu cứng (đá, gạch, đồng), nhưng nhờ tạo dáng mềm mại, bố trí hài hòa và trau chuốt khéo léo, nên trông vẫn rất nhẹ nhàng. Ðá thanh mài nhẵn, gạch vồ nung kỹ, vừa trộn mật mía và nhựa cây với tỷ lệ cao, cho nên độ bền rất lớn. Các lối đi trổ xuyên qua thân nền đài thành những đường hầm khá dài, nhưng ánh sáng thiên nhiên vẫn chiếu dọi vào đầy đủ nhờ những dạ cửa được nâng cao và trổ thêm các cửa sổ tròn trang trí hình chữ "thọ". Các hệ thống lan can con tiện bằng gỗ (ở tầng trên lầu Ngũ Phụng) và bằng gạch hoa đúc rỗng (nữ tường quanh trên nền đài) càng làm cho tổng thể kiến trúc trở nên thanh tú. ở các ô hộc trên bờ nóc, bở quyết và các đầu hồi của tòa nhà lầu được trang trí nhiều hình ảnh rồng, giao, dơi ngậm kim tiền, thơ văn, hoa lá, làm cho phần mái càng thêm xinh.

    Căn cứ vào số đo của mọi kích thước mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt, cố họa sĩ Phạm Ðăng Trí đã chứng minh rằng tổng thể cũng như từng bộ phận kiến trúc Ngọ Môn đều được thiết lập theo "tỷ lệ vàng" của nền mỹ học Tây phương; mặc dù các nhà kiến trúc vào nữa đầu thế kỷ XIX chỉ làm theo mỹ cảm trực giác của mình. Mặt khác, những số đếm trên kiến trúc Ngọ Môn cũng được áp dụng theo nguyên tắc của Dịch học Ðông phương, chẳng hạn như số 5, số 9, số 100. Năm lối đi tượng trưng cho "ngũ hành". Chín nóc lầu biểu hiện con số 9 trong hào "cửu ngũ" ở kinh Dịch, ứng với mạng thiên tử. Một trăm cây cột nhà ở lầu Ngũ Phụng cho thấy đó là số cộng của "Hà đồ" và "Lạc thư" trong sách ấy.
    Tổng thể Ngọ Môn tuy đồ sộ nguy nga, nhìn từ xa như một tòa lâu đài tráng lệ, nhưng khi tiếp cận, chúng ta thấy các kiến trúc sư thời Minh Mạng đã tỏ ra rất cao tay nghề trong việc thiết kế và trang trí, cho nên, nó trở thành một công trình kiến trúc xinh xắn đáng yêu, gần gũi với phong cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người xứ Huế. Ngọ Môn xứng đáng được liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc cổ Việt Nam nói chung. Mặt bằng kiến trúc của hệ thống lầu Ngũ Phụng ăn khớp với mặt bằng của hệ thống nền đài, như đã nói trên, tạo thành một vòng tay của chủ nhân dang ra phía trước để đón khách vào.
    Nhất thất túc thiên cổ hận
    Tái hối xuất thị bạch đầu
  8. sometime

    sometime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2001
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    LĂNG KHẢI ĐỊNH (ứng Lăng)

    SO VỚI CÁC LĂNG KHÁC CỦA CÁC VUA NHÀ NGUYỄN, LĂNG KHẢI ĐỊNH LÀ lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất, nhưng đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của. Nếu lăng Gia Long xây dựng trong 6 năm (1814-1820), lăng Minh Mạng trong 4 năm (1840-1843), lăng Tự Ðức 3 năm (1864-1867) thì công cuộc kiến trúc lăng Khải Ðịnh kéo dài đến 11 năm (1920-1931).
    DƯỚI THỜI KHẢI ĐỊNH (1916-1925) NGOÀI LĂNG NÀY, một loạt công trình kiến trúc khác cũng đã được thực hiện theo một cách mới, hợp với sở thích của nhà vua: dùng vật liệubêtông, trang trí nổi bằng cách ghép mảnh sành sứ và thủy tinh.
    Ðó là Cung An Ðịnh (đặc biệt là nhà hát Cửu Tư Ðài), lầu Kiến Trung (trong Tử Cấm Thành), cửa Hiển Nhơn, Cửa Chương Ðức, Cửa Trường An ở Hoàng Thành...Các công trình ấy, nhất là lăng Khải Ðịnh hiện còn hầu như nguyên vẹn, đánh dấu một giai đoạn kiến trúc mới lạ trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
    Vào năm 1920, sau khi các thầy địa đi coi đất và chọn địa điểm xong, triều đình huy động nhiều tù nhân và binh lính ở Huế lên làm việc khổ sai tại đó: mở đường, phá núi, làm toại đạo, tạo ra mặt bằng xây dựng ở triền phía tây của một ngọn núi thuộc vùng Châu Chữ. Bấy giờ, vùng núi Châu Chữ, nơi có khe Châu £ chảy qua là nơi nước độc, đầy lam sơn chướng khí. Tù nhân , binh lính, thợ thuyền lên làm việc ở đây đã bị bệnh, bị thương và chết khá nhiều. Cho nên, ở Huế lúc ấy có lưu truyền câu ca dao:
    "Châu E ơi hỡi Châu E
    Khi đi thì có, khi về thì không"​
    TRIỀU ĐÌNH ĐÃ ĐƯA TẤT CẢ CÁC thợ thuyền thủ công có tay nghề cao nhất trong "Nê ngõa tượng cuộc" lên đây làm việc dài hạn. Trong số đó có một nghệ nhân nổi tiếng về tài trang trí bằng cách vẽ cảnh vật trên tường là cụ Phan Văn Tánh, về sau được tặng hàm bát phẩm.
    TRONG LĂNG KHẢI ĐỊNH HIỆN NAY CÓ HAI PHO TƯỢNG BẰNG đồng tạc hình nhà vua với tỷ lệ 1/1: một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tượng đứng. Sự có mặt của pho tượng vua trong lăng là một điều đặc biệt so với các lăng khác.
    PHO TƯỢNG NGỒI TRÊN NGAI ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở PARIS vào năm 1920, do hai người Pháp là P.Ducuing tạc tượng và F.barbedienne đúc tượng. Trong lòng tượng rỗng nên không nặng lắm, sau khi chở về đến Huế mới mạ vàng bên ngoài..
    CÒN PHO TƯỢNG ĐỨNG THÌ ĐÚC NGAY TẠI HUẾ DO MỘT người lính thợ quê ở Quảng Nam, thực hiện. Làm xong, ông cũng được tặng hàm bát phẩm. Tượng này nguyên đặt trong ngôi nhà bát giác xinh xắn mang tên là Trung Lập Ðình ở trong sân trước của Cung An Ðịnh. Vào Năm 1960, trong hoàn cảnh chính trị xã hội thay đổi, pho tuợng được đưa lên đặt tại bi đình ở lăng Khải Ðịnh. Kể từ năm 1975, nó bị dẹp vào cất trong một phòng kín tại lăng.
    ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ TRANG TRÍ tốn kém ở lăng Khải Ðịnh, nhà nước bấy giờ đã tăng thuế điền trên tòan quốc lên 30%. Kinh phí lớn nhất là phải mua vật liệu từ nước ngoài. Sắt, xi măng, ngói ác-đoa (ardoise) phải mua từ Pháp. Sành ngang chở từ Hà Ðông vào, nhưng sành kiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh phải nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản...
    DƯỚI THỜI KHẢI ĐỊNH (1916-1925) CHỦ QUYỀN VIỆT NAM đã lọt vào tay thực dân Pháp và văn hóa nghệ thuật phương tây đang thâm nhập vào nước ta. Cho nên, ở lăng Khải Ðịnh một số yếu tố hiện đại (élément modernes) đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc.
    THOẠT NHÌN LĂNG KHẢI ĐỊNH GIỐNG NHƯ MỘT TÒA LÂU đài ở Châu Âu, vì được xây dựng bằng bêtông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của bản địa như gỗ, đá, gạch, vôi ở đây chỉ là một khối lượng không đáng kể. Những cánh cửa sắt, gạch ca-rô, ngói ác đoa, cột thu lôi (paratonnerre), hệ thống đèn điện, những tháp nhọn stoupa cũng là những thứ ngoại lai. Sự lựa bỏ màu xanh của lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của nước ao hồ và bể cạn trong lăng, làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc cấp thứ nhất đến bấc cấp thứ 127 thiếu đi vẻ êm dịu, tươi mát. Những con rồng to lớn, kệch cỡm tạo nên các thành bậc thềm của 5 tầng sân càng làm tăng vẻ mặt nặng nề cứng cỏi của tòan bộ công trình kiến trúc hình khối bằng bêtông.
    TUY NHIÊN, TẤT CẢ NÚI ĐỒI, KHE SUỐI CỦA MỘT VÙNG rộng lớn quanh lăng đều đã đã được dùng làm các yếu tố phong thủy địa lý: tiền án, hậu chẩm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ, tạo ra được cho lăng Khải Ðịnh một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.
    NHƯNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CAO NHẤT CỦA LĂNG NÀY LÀ ở phần trang trí nội thất cung Thiên Ðịnh, công trình kiến trúc chính của lăng.
    VỀ MẶT HỘI HỌA, Ở CÁC MẶT TƯỜNG VÀ TRẦN CỦA TẢ, Hữu trực phòng, các nghệ nhân đã dùng màu xanh xẫm vẽ lên xi măng để giả đá cẩm thạch trông giống như thật. Những bức họa long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần 3 phòng giữa cung Thiên Ðịnh đang được các họa sĩ Việt Nam hiện đại công nhận là những bức họa hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa nước ta.
    NGOÀI NHỮNG CHỮ "PHÚC" Ở ĐÂY CÒN TRANG trí hàng trăm chữ "thọ" và "vạn thọ" được cách điệu hóa bằng cả chục hình thức khác nhau: hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình thuẫn, hình cái lư, hình ***g đèn...Thọ nghĩa là sống lâu, sống mãi, nói lên quan niệm "sống gửi thác về' của các vua nhà Nguyễn. Theo họ, lăng tẩm không phải chỉ là chỗ chôn người chết, mà còn là nơi họ tiếp tục sống muôn thuở ở thế giới bên kia. Sau lưng ngai vàng vua Khải Ðịnh ngồi, còn có mô hình mặt trời đang lặn. Vua cao cả như mặt trời. Mặt trời lặn biểu thị nhà vua băng hà. Với óc thông minh sáng tạo, với tính nhẫn nại cần cù, với bàn tay tài hoa bay ****, người thợ thủ công Việt Nam thời Khải Ðịnh đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền mỹ thuật của đất nước đương thời với nghệ thuật phù điêu bằng sành sứ cực kỳ tinh xảo. vô cùng độc đáo và hết sức hấp dẫn.
    VỚI TƯỢNG ĐỒNG BIA ĐÁ, VỚI CUNG THIÊN ĐỊNH GIỐNG NHƯ MỘT viện bảo tàng, với ngoại cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, lăng Khải Ðịnh là một tác phẩm mỹ thuật tổng hòa của nhiều dòng văn hóa, một điểm giao thoa giữa mỹ thuật kim cổ đông tây. Nó phản ánh rõ nét phong cách sống thích chưng diện của vua Khải Ðịnh lúc sinh thời, và đánh dấu giai đoạn giao thời GIỮA HAI NỀN VĂN HÓA Á- ÂU CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ
    Trong quyền "L'art VietNamiem" (Mỹ thuật Việt Nam), L.Bezcier đã gọi mỹ thuật thời Khải Ðịnh là thời "Tân cổ điển" (Néo-classique) trong lịch sử mỹ thuật nước ta.
    VỀ NGHỆ THUẬT GHÉP MẢNH LÊN TƯỜNG, NHỮNG "bàn tay vàng" của các nghệ nhân đầu thế kỷ XX đã dùng hàng vạn mẫu sành sữ, thủy tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động, sống sít, vui mắt: các bộ tranh tứ thời, ngũ phúc, bát bửu, bộ khay trà, mâm ngũ quả, ngọn đèn dầu hỏa, những chiếc đồng hồ, mấy cái mề đay...Mọi hình ảnh tuy được kết cấu bắng những vật liệu cứng, nhưng nhờ sự tạo hình khéo léo, nên trông vẫn thanh nhã, mượt mà, óng ả, long lanh.
    BẰNG NHỮNG ĐƯỜNG CONG UỐN LƯỢN MỀM MẠI CỦA CHIẾC bửu tán che trên ngự tọa, các nghệ nhân bậc thầy thời ấy đã tạo ra được cho người xem cái ảo giác nó rất nhẹ nhàng, có thể lay động trước một cơn gió thoảng,. ở một panô thể hiện cây cối lá hoa, khách tham quan có cảm tưởng như đang thấy gió thổi tre nghiêng mưa rơi lá rủ...Trong một số ô hộc khác, các thú vật như đang chạy nhảy trên núi đồi, đồng cỏ, những đôi chim như đang bay lượng, vùng vẫy giữa không gian.
    Nhất thất túc thiên cổ hận
    Tái hối xuất thị bạch đầu
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 28/10/2002
  9. sometime

    sometime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2001
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    LĂNG KHẢI ĐỊNH (ứng Lăng)

    SO VỚI CÁC LĂNG KHÁC CỦA CÁC VUA NHÀ NGUYỄN, LĂNG KHẢI ĐỊNH LÀ lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất, nhưng đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian, công sức và tiền của. Nếu lăng Gia Long xây dựng trong 6 năm (1814-1820), lăng Minh Mạng trong 4 năm (1840-1843), lăng Tự Ðức 3 năm (1864-1867) thì công cuộc kiến trúc lăng Khải Ðịnh kéo dài đến 11 năm (1920-1931).
    DƯỚI THỜI KHẢI ĐỊNH (1916-1925) NGOÀI LĂNG NÀY, một loạt công trình kiến trúc khác cũng đã được thực hiện theo một cách mới, hợp với sở thích của nhà vua: dùng vật liệubêtông, trang trí nổi bằng cách ghép mảnh sành sứ và thủy tinh.
    Ðó là Cung An Ðịnh (đặc biệt là nhà hát Cửu Tư Ðài), lầu Kiến Trung (trong Tử Cấm Thành), cửa Hiển Nhơn, Cửa Chương Ðức, Cửa Trường An ở Hoàng Thành...Các công trình ấy, nhất là lăng Khải Ðịnh hiện còn hầu như nguyên vẹn, đánh dấu một giai đoạn kiến trúc mới lạ trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
    Vào năm 1920, sau khi các thầy địa đi coi đất và chọn địa điểm xong, triều đình huy động nhiều tù nhân và binh lính ở Huế lên làm việc khổ sai tại đó: mở đường, phá núi, làm toại đạo, tạo ra mặt bằng xây dựng ở triền phía tây của một ngọn núi thuộc vùng Châu Chữ. Bấy giờ, vùng núi Châu Chữ, nơi có khe Châu £ chảy qua là nơi nước độc, đầy lam sơn chướng khí. Tù nhân , binh lính, thợ thuyền lên làm việc ở đây đã bị bệnh, bị thương và chết khá nhiều. Cho nên, ở Huế lúc ấy có lưu truyền câu ca dao:
    "Châu E ơi hỡi Châu E
    Khi đi thì có, khi về thì không"​
    TRIỀU ĐÌNH ĐÃ ĐƯA TẤT CẢ CÁC thợ thuyền thủ công có tay nghề cao nhất trong "Nê ngõa tượng cuộc" lên đây làm việc dài hạn. Trong số đó có một nghệ nhân nổi tiếng về tài trang trí bằng cách vẽ cảnh vật trên tường là cụ Phan Văn Tánh, về sau được tặng hàm bát phẩm.
    TRONG LĂNG KHẢI ĐỊNH HIỆN NAY CÓ HAI PHO TƯỢNG BẰNG đồng tạc hình nhà vua với tỷ lệ 1/1: một pho tượng ngồi trên ngai vàng và một pho tượng đứng. Sự có mặt của pho tượng vua trong lăng là một điều đặc biệt so với các lăng khác.
    PHO TƯỢNG NGỒI TRÊN NGAI ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở PARIS vào năm 1920, do hai người Pháp là P.Ducuing tạc tượng và F.barbedienne đúc tượng. Trong lòng tượng rỗng nên không nặng lắm, sau khi chở về đến Huế mới mạ vàng bên ngoài..
    CÒN PHO TƯỢNG ĐỨNG THÌ ĐÚC NGAY TẠI HUẾ DO MỘT người lính thợ quê ở Quảng Nam, thực hiện. Làm xong, ông cũng được tặng hàm bát phẩm. Tượng này nguyên đặt trong ngôi nhà bát giác xinh xắn mang tên là Trung Lập Ðình ở trong sân trước của Cung An Ðịnh. Vào Năm 1960, trong hoàn cảnh chính trị xã hội thay đổi, pho tuợng được đưa lên đặt tại bi đình ở lăng Khải Ðịnh. Kể từ năm 1975, nó bị dẹp vào cất trong một phòng kín tại lăng.
    ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VÀ TRANG TRÍ tốn kém ở lăng Khải Ðịnh, nhà nước bấy giờ đã tăng thuế điền trên tòan quốc lên 30%. Kinh phí lớn nhất là phải mua vật liệu từ nước ngoài. Sắt, xi măng, ngói ác-đoa (ardoise) phải mua từ Pháp. Sành ngang chở từ Hà Ðông vào, nhưng sành kiểu, sứ tốt, vỏ chai, thủy tinh phải nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản...
    DƯỚI THỜI KHẢI ĐỊNH (1916-1925) CHỦ QUYỀN VIỆT NAM đã lọt vào tay thực dân Pháp và văn hóa nghệ thuật phương tây đang thâm nhập vào nước ta. Cho nên, ở lăng Khải Ðịnh một số yếu tố hiện đại (élément modernes) đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc.
    THOẠT NHÌN LĂNG KHẢI ĐỊNH GIỐNG NHƯ MỘT TÒA LÂU đài ở Châu Âu, vì được xây dựng bằng bêtông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của bản địa như gỗ, đá, gạch, vôi ở đây chỉ là một khối lượng không đáng kể. Những cánh cửa sắt, gạch ca-rô, ngói ác đoa, cột thu lôi (paratonnerre), hệ thống đèn điện, những tháp nhọn stoupa cũng là những thứ ngoại lai. Sự lựa bỏ màu xanh của lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của nước ao hồ và bể cạn trong lăng, làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc cấp thứ nhất đến bấc cấp thứ 127 thiếu đi vẻ êm dịu, tươi mát. Những con rồng to lớn, kệch cỡm tạo nên các thành bậc thềm của 5 tầng sân càng làm tăng vẻ mặt nặng nề cứng cỏi của tòan bộ công trình kiến trúc hình khối bằng bêtông.
    TUY NHIÊN, TẤT CẢ NÚI ĐỒI, KHE SUỐI CỦA MỘT VÙNG rộng lớn quanh lăng đều đã đã được dùng làm các yếu tố phong thủy địa lý: tiền án, hậu chẩm, hổ phục, rồng chầu, minh đường, thủy tụ, tạo ra được cho lăng Khải Ðịnh một ngoại cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ.
    NHƯNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CAO NHẤT CỦA LĂNG NÀY LÀ ở phần trang trí nội thất cung Thiên Ðịnh, công trình kiến trúc chính của lăng.
    VỀ MẶT HỘI HỌA, Ở CÁC MẶT TƯỜNG VÀ TRẦN CỦA TẢ, Hữu trực phòng, các nghệ nhân đã dùng màu xanh xẫm vẽ lên xi măng để giả đá cẩm thạch trông giống như thật. Những bức họa long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần 3 phòng giữa cung Thiên Ðịnh đang được các họa sĩ Việt Nam hiện đại công nhận là những bức họa hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội họa nước ta.
    NGOÀI NHỮNG CHỮ "PHÚC" Ở ĐÂY CÒN TRANG trí hàng trăm chữ "thọ" và "vạn thọ" được cách điệu hóa bằng cả chục hình thức khác nhau: hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông, hình thuẫn, hình cái lư, hình ***g đèn...Thọ nghĩa là sống lâu, sống mãi, nói lên quan niệm "sống gửi thác về' của các vua nhà Nguyễn. Theo họ, lăng tẩm không phải chỉ là chỗ chôn người chết, mà còn là nơi họ tiếp tục sống muôn thuở ở thế giới bên kia. Sau lưng ngai vàng vua Khải Ðịnh ngồi, còn có mô hình mặt trời đang lặn. Vua cao cả như mặt trời. Mặt trời lặn biểu thị nhà vua băng hà. Với óc thông minh sáng tạo, với tính nhẫn nại cần cù, với bàn tay tài hoa bay ****, người thợ thủ công Việt Nam thời Khải Ðịnh đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền mỹ thuật của đất nước đương thời với nghệ thuật phù điêu bằng sành sứ cực kỳ tinh xảo. vô cùng độc đáo và hết sức hấp dẫn.
    VỚI TƯỢNG ĐỒNG BIA ĐÁ, VỚI CUNG THIÊN ĐỊNH GIỐNG NHƯ MỘT viện bảo tàng, với ngoại cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, lăng Khải Ðịnh là một tác phẩm mỹ thuật tổng hòa của nhiều dòng văn hóa, một điểm giao thoa giữa mỹ thuật kim cổ đông tây. Nó phản ánh rõ nét phong cách sống thích chưng diện của vua Khải Ðịnh lúc sinh thời, và đánh dấu giai đoạn giao thời GIỮA HAI NỀN VĂN HÓA Á- ÂU CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ
    Trong quyền "L'art VietNamiem" (Mỹ thuật Việt Nam), L.Bezcier đã gọi mỹ thuật thời Khải Ðịnh là thời "Tân cổ điển" (Néo-classique) trong lịch sử mỹ thuật nước ta.
    VỀ NGHỆ THUẬT GHÉP MẢNH LÊN TƯỜNG, NHỮNG "bàn tay vàng" của các nghệ nhân đầu thế kỷ XX đã dùng hàng vạn mẫu sành sữ, thủy tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động, sống sít, vui mắt: các bộ tranh tứ thời, ngũ phúc, bát bửu, bộ khay trà, mâm ngũ quả, ngọn đèn dầu hỏa, những chiếc đồng hồ, mấy cái mề đay...Mọi hình ảnh tuy được kết cấu bắng những vật liệu cứng, nhưng nhờ sự tạo hình khéo léo, nên trông vẫn thanh nhã, mượt mà, óng ả, long lanh.
    BẰNG NHỮNG ĐƯỜNG CONG UỐN LƯỢN MỀM MẠI CỦA CHIẾC bửu tán che trên ngự tọa, các nghệ nhân bậc thầy thời ấy đã tạo ra được cho người xem cái ảo giác nó rất nhẹ nhàng, có thể lay động trước một cơn gió thoảng,. ở một panô thể hiện cây cối lá hoa, khách tham quan có cảm tưởng như đang thấy gió thổi tre nghiêng mưa rơi lá rủ...Trong một số ô hộc khác, các thú vật như đang chạy nhảy trên núi đồi, đồng cỏ, những đôi chim như đang bay lượng, vùng vẫy giữa không gian.
    Nhất thất túc thiên cổ hận
    Tái hối xuất thị bạch đầu
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:26 ngày 28/10/2002
  10. sometime

    sometime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2001
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Lăng Đồng Khánh
    Quá trình xây dựng lăng Ðồng Khánh khá phức tạp. Nhà vua không ngờ mình chết sớm giữa lúc mới 25 tuổi sau khi tại vị chỉ 3 năm sau (1886-1889) cho nên chưa nghĩ đến việc xây lăng.
    Nguyên trước đó, ở gần khu vực lăng Ðồng Khánh ngày nay có lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845-1876), cha đẻ của 3 vua Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885) và Ðồng Khánh (1886-1889).
    Sau khi lên ngôi, thấy ở lăng mộ cha chưa có điện thờ, vua Ðồng Khánh hạ lệnh cho bộ Công xây điện Truy Tư để thờ cha. Ngôi điện này nằm cách lăng Kiên Thái Vương khoảng 50m về phía đông- đông nam; được khởi công làm từ tháng 2/1888.
    Ðến tháng 10 năm ấy, dù công trình chưa hoàn tất, vua Ðồng Khánh cũng đã cho tổ chức cuộc lễ rước bài vị của Kiên Thái Vương từ một nhà thờ trong Thành Nội lên thờ ở đấy. Trong khi công tác kiến trúc ngôi điện đang được tiếp tục tiến hành thì bỗng nhiên vua Ðồng Khánh ngã bệnh, chết vào ngày 28/1/1889. Sử viết:"... Ðiện Truy Tư chưa xong mà vua đã mất...; bấy giờ tình thế đã khác, chuẩn cho điện ấy làm Tư Lăng biệt điện, rước thánh vị nhà vua về thờ, gọi là điện "Ngưng Hy" (Ðại nam thực lục). Bấy giờ, bài vị Kiên Thái Vương được đưa về thờ ở Hân Vinh từ đường xây dựng từ tháng 3/1888 bên bờ sông An Cựu, nay vẫn còn (nằm sát cung An Ðịnh).
    Sau khi vua Ðồng Khánh chết đột ngột như vậy, vua Thành Thái ngẫu nhiên được đưa lên nối ngôi trong một hoàn cảnh lịch sử và kinh tế rất khó khăn. Vì thế, triều đình đã phải dùng ngôi điện đang xây dựng dỡ dang ấy để thờ ông vua vắn số và chọn chỗ đất cách đó khoảng 100m về phía Tây nam để an táng ông luôn.
    Sau khi vua Ðồng Khánh chết hơn 20 ngày, quan tài nhà vua được đưa lên quàn tại điện Ngưng Hy từ ngày 19/2/1889 đến ngày 18/4/1889 mới đưa qua chôn tại khu lăng mộ đã chọn gần đó, mặc dù công trình kiến trúc tại khu vực này làm chưa xong.
    Vào khoảng tháng 3/1917 Bái Ðình mới được làm xong; thiết lập hai hàng tượng văn võ quan viên và voi ngựa, lát gạch giữa sân chầu, xây lan can chung quanh và dựng cửa Nghi Môn ở mặt trước.
    Bài văn bia do vua Khải Ðịnh viết xong ngày 8/10/1916 để ca tụng vua cha, sau đó được khắc hai mặt một tấm bia đá thanh, rồi dựng ở Bia đình khoảng tháng 7/1917.
    Ðiện Ngưng Hy và các nhà cửa phụ thuộc cũng đã được vua Khải Ðịnh cho "đại gia trùng tu" vàotháng 2/1921 và nhất là vào tháng 5/1923 .
    Nhìn chung công cuộc xây dựng lăng tẩm của vua Ðồng Khánh đã được bắt đầu từ năm cuối đời vua (1888; Khu vực điện Truy Tư sau đổi tên thành điện Ngưng Hy) làm thêm từ năm đầu thời Thành Thái (1889: Khu vực lăng mộ) rồi sữa chữa và mở rộng quy mô dưới thời Khải Ðịnh (các năm 1916,1917,1921,1923).
    Qua lịch sử xây dựng trên đây; chúng ta thấy rõ ý đồ kiến trúc lăng Ðồng Khánh không phải do chính nhà vua đưa ra, và tổng thể mặt bằng kiến trúc lăng tẩm ấy đã không được lựa chọn, quy hoạch và thiết kế trong cùng một lượt ngay từ đầu.Trên thực tế, công cuộc kiến trúc lăng Ðồng Khánh đã diễn nhiều đợt trong một giai đọan lịch sử dài ngót 35 năm (1888-1923) qua 4 thời vua Ðồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Ðịnh. Trong giai đoạn lịch sử ấy, Việt Nam đã thực sự mất hết chủ quyền vào tay thực dân Pháp. Nền văn hóa và nghệ thuật dân tộc không còn giữ được tinh thần thuần túy như trước nữa. Vua Ðồng Khánh là người đã từng cho chụp ảnh mình để chưng trong các cung điện, đã từng dùng nước hoa "Eau de cologne", bình sịt dầu thơm, đồng hồ báo thức, rượu chát, rượu bia sản xuất tại Pháp. Cho NÊN KHI THẤY Ở LĂNG §ỒNG KHÁNH NỀN MỸ THUẬT THUẦN TÚY Á §ÔNG ĐÃ phôi pha phần nào, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ.
    Chẳng hạn trong khu vực lăng mộ, từ Bái đình, qua Bi đình, các tầng sân tế, đến Bửu Thành, người ta đã sử dụng những vật liệu mới như xi măng, gạch ca-rô, gạch hoa tráng men màu, hoặc chung quanh điện Ngưng Hy, người ta đã dùng kính màu để ***g vào hệ thống cửa bảng khoa và cửa sổ.
    Về mô thức kiến trúc, lăng Ðồng Khánh chẳng có gì khác lạ đáng kể so với CÁC LĂNG TRƯỚC ĐÓ. Ở CẢ HAI KHU VỰC LĂNG VÀ TẨM CÓ KHỎANG 20 CÔNG trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dày. Khu vực tẩm quay về hướng đông- nam, ngay trước mặt có đào hồ bán nguyệt để làm yếu tố "minh đường", và ngọn đồi Thiên An cách đó khoảng 3km được dùng làm tiền án. Khu vực lăng mộ quay về hướng đông- đông nam, tiền án của núi Thiên Thái ......nếu tượng các quan viên ở lăng Tự Ðức được tạc bằng đá với cỡ người quá thấp, thì ngược lại tượng các quan viên ở lăng Ðồng Khánh chỉ được đắp bằng vôi gạch với dáng cao nhưng gầy.
    Công trình kiến trúc nổi bật nhất về mặt nghệ thuật ở lăng Ðồng Khánh là điện Ngưng Hy. Nó có giá trị về kiến trúc hội họa và trang trí. Ðiện Ngưng Hy là một tòa nhà kép làm theo kiểu thức chung của loại cung điện Huế, nhưng ở phần sau lại được gia tăng thêm một tòa nhà thứ ba nữa (nhà hậu). Thành ra ở đây có đến 3 hệ thống vì kèo được ghép lại với nhau theo hình chữ "tam" với hai hệ thống máng xối ở giữa. Mặt bằng thực tế của tòa nhà rất rộng, nhưng trông vẫn gọn gàng xinh xắn, có lẽ nhờ cách trang trí ở nội ngoại thất.
    Vật liệu trang trí trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diêm, đầu hồi, đều làm bằng pháp lam ngũ sắc hoặc đất nung tráng men màu. Ðược phân khoản trong từng ô hộc, hàng trăm hình ảnh và câu thơ xen kẽ nhau chạy quanh trên cả tòa nhà. ở đó, người xưa đã diễn tả rất nhiều sinh hoạt cổ truyền và cảnh vật dân gian, như ngư tiều canh mục, cầm kỳ thi tửu, ngư ông đắc lợi...; con gà, con rắn, cắc kè,voi, ngựa, các thứ động vật và cây cỏ thông thường khác. Có giá trị đặc biệt nhất ở đây là loại đất nung tráng men màu. Loại này được phát triển mạnh ở điện Ngưng Hy để sau đó rất ít thấy dùng trong trang trí cung điện và lăng tẩm. Ðây là một loại hình tạo tác thủ công mỹ nghệ sắc và quý hiếm của địa phương.
    Bên trong điện, các nghệ nhân đầu thế kỷ đã tạo ra được một không gian nội thất vàng son lộng lẫy. Hàng trăm hình ảnh và câu thơ được khắc chạm khắc hoặc viết vẽ lên các Pa-nô và hệ thống liên ba đố bản. Hệ thống cột kèo ở tiền điện cũng sơn son thếp vàng. Màu sắc mọi hình ảnh trang trí đều còn đậm đà, chói lọi.
    Một loại hình ảnh trang trí độc đáo ở nội thất điện Ngưng Hy là vẽ cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong "Nhị thập tứ hiếu". Ðề tài trang trí ấy chỉ thấy được dùng ở đây mà thôi.
    Khi nhận xét chung về lăng Ðồng Khánh, người ta thường khen rằng điện Ngưng Hy đã bảo lưu được nền nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc, phát huy tối đa những hình ảnh nổi bật bằng đất nung tráng men màu vào trong trang trí ngoại thất để có thể chịu đựng với nắng mưa, và người ta cũng thường khen rằng tổng thể kiến trúc lăng này nhỏ gọn, xinh đẹp, giản đơn, thích hợp với bối cảnh thôn trang điền dã ở chung quanh.
    NHƯNG DÙ SAO NÓ ĐÃ MANG ÍT NHIỀU DẤU ẤN CỦA LỊCH SỬ VÀ VĂN hóa của Việt Nam bấy giờ. Nó mở đầu cho kỷ nguyên kiến trúc pha trộn Âu á, tân cổ, để rồi đặc tính này sẽ phát triển mạnh hơn ở lăng Khải Ðịnh.

    Nhất thất túc thiên cổ hận
    Tái hối xuất thị bạch đầu
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 28/10/2002

Chia sẻ trang này