1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sometime

    sometime Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2001
    Bài viết:
    582
    Đã được thích:
    0
    Lăng Đồng Khánh
    Quá trình xây dựng lăng Ðồng Khánh khá phức tạp. Nhà vua không ngờ mình chết sớm giữa lúc mới 25 tuổi sau khi tại vị chỉ 3 năm sau (1886-1889) cho nên chưa nghĩ đến việc xây lăng.
    Nguyên trước đó, ở gần khu vực lăng Ðồng Khánh ngày nay có lăng mộ của Kiên Thái Vương (1845-1876), cha đẻ của 3 vua Kiến Phúc (1883-1884), Hàm Nghi (1884-1885) và Ðồng Khánh (1886-1889).
    Sau khi lên ngôi, thấy ở lăng mộ cha chưa có điện thờ, vua Ðồng Khánh hạ lệnh cho bộ Công xây điện Truy Tư để thờ cha. Ngôi điện này nằm cách lăng Kiên Thái Vương khoảng 50m về phía đông- đông nam; được khởi công làm từ tháng 2/1888.
    Ðến tháng 10 năm ấy, dù công trình chưa hoàn tất, vua Ðồng Khánh cũng đã cho tổ chức cuộc lễ rước bài vị của Kiên Thái Vương từ một nhà thờ trong Thành Nội lên thờ ở đấy. Trong khi công tác kiến trúc ngôi điện đang được tiếp tục tiến hành thì bỗng nhiên vua Ðồng Khánh ngã bệnh, chết vào ngày 28/1/1889. Sử viết:"... Ðiện Truy Tư chưa xong mà vua đã mất...; bấy giờ tình thế đã khác, chuẩn cho điện ấy làm Tư Lăng biệt điện, rước thánh vị nhà vua về thờ, gọi là điện "Ngưng Hy" (Ðại nam thực lục). Bấy giờ, bài vị Kiên Thái Vương được đưa về thờ ở Hân Vinh từ đường xây dựng từ tháng 3/1888 bên bờ sông An Cựu, nay vẫn còn (nằm sát cung An Ðịnh).
    Sau khi vua Ðồng Khánh chết đột ngột như vậy, vua Thành Thái ngẫu nhiên được đưa lên nối ngôi trong một hoàn cảnh lịch sử và kinh tế rất khó khăn. Vì thế, triều đình đã phải dùng ngôi điện đang xây dựng dỡ dang ấy để thờ ông vua vắn số và chọn chỗ đất cách đó khoảng 100m về phía Tây nam để an táng ông luôn.
    Sau khi vua Ðồng Khánh chết hơn 20 ngày, quan tài nhà vua được đưa lên quàn tại điện Ngưng Hy từ ngày 19/2/1889 đến ngày 18/4/1889 mới đưa qua chôn tại khu lăng mộ đã chọn gần đó, mặc dù công trình kiến trúc tại khu vực này làm chưa xong.
    Vào khoảng tháng 3/1917 Bái Ðình mới được làm xong; thiết lập hai hàng tượng văn võ quan viên và voi ngựa, lát gạch giữa sân chầu, xây lan can chung quanh và dựng cửa Nghi Môn ở mặt trước.
    Bài văn bia do vua Khải Ðịnh viết xong ngày 8/10/1916 để ca tụng vua cha, sau đó được khắc hai mặt một tấm bia đá thanh, rồi dựng ở Bia đình khoảng tháng 7/1917.
    Ðiện Ngưng Hy và các nhà cửa phụ thuộc cũng đã được vua Khải Ðịnh cho "đại gia trùng tu" vàotháng 2/1921 và nhất là vào tháng 5/1923 .
    Nhìn chung công cuộc xây dựng lăng tẩm của vua Ðồng Khánh đã được bắt đầu từ năm cuối đời vua (1888; Khu vực điện Truy Tư sau đổi tên thành điện Ngưng Hy) làm thêm từ năm đầu thời Thành Thái (1889: Khu vực lăng mộ) rồi sữa chữa và mở rộng quy mô dưới thời Khải Ðịnh (các năm 1916,1917,1921,1923).
    Qua lịch sử xây dựng trên đây; chúng ta thấy rõ ý đồ kiến trúc lăng Ðồng Khánh không phải do chính nhà vua đưa ra, và tổng thể mặt bằng kiến trúc lăng tẩm ấy đã không được lựa chọn, quy hoạch và thiết kế trong cùng một lượt ngay từ đầu.Trên thực tế, công cuộc kiến trúc lăng Ðồng Khánh đã diễn nhiều đợt trong một giai đọan lịch sử dài ngót 35 năm (1888-1923) qua 4 thời vua Ðồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân và Khải Ðịnh. Trong giai đoạn lịch sử ấy, Việt Nam đã thực sự mất hết chủ quyền vào tay thực dân Pháp. Nền văn hóa và nghệ thuật dân tộc không còn giữ được tinh thần thuần túy như trước nữa. Vua Ðồng Khánh là người đã từng cho chụp ảnh mình để chưng trong các cung điện, đã từng dùng nước hoa "Eau de cologne", bình sịt dầu thơm, đồng hồ báo thức, rượu chát, rượu bia sản xuất tại Pháp. Cho NÊN KHI THẤY Ở LĂNG §ỒNG KHÁNH NỀN MỸ THUẬT THUẦN TÚY Á §ÔNG ĐÃ phôi pha phần nào, chúng ta cũng không lấy gì làm lạ.
    Chẳng hạn trong khu vực lăng mộ, từ Bái đình, qua Bi đình, các tầng sân tế, đến Bửu Thành, người ta đã sử dụng những vật liệu mới như xi măng, gạch ca-rô, gạch hoa tráng men màu, hoặc chung quanh điện Ngưng Hy, người ta đã dùng kính màu để ***g vào hệ thống cửa bảng khoa và cửa sổ.
    Về mô thức kiến trúc, lăng Ðồng Khánh chẳng có gì khác lạ đáng kể so với CÁC LĂNG TRƯỚC ĐÓ. Ở CẢ HAI KHU VỰC LĂNG VÀ TẨM CÓ KHỎANG 20 CÔNG trình kiến trúc lớn nhỏ với mật độ tương đối dày. Khu vực tẩm quay về hướng đông- nam, ngay trước mặt có đào hồ bán nguyệt để làm yếu tố "minh đường", và ngọn đồi Thiên An cách đó khoảng 3km được dùng làm tiền án. Khu vực lăng mộ quay về hướng đông- đông nam, tiền án của núi Thiên Thái ......nếu tượng các quan viên ở lăng Tự Ðức được tạc bằng đá với cỡ người quá thấp, thì ngược lại tượng các quan viên ở lăng Ðồng Khánh chỉ được đắp bằng vôi gạch với dáng cao nhưng gầy.
    Công trình kiến trúc nổi bật nhất về mặt nghệ thuật ở lăng Ðồng Khánh là điện Ngưng Hy. Nó có giá trị về kiến trúc hội họa và trang trí. Ðiện Ngưng Hy là một tòa nhà kép làm theo kiểu thức chung của loại cung điện Huế, nhưng ở phần sau lại được gia tăng thêm một tòa nhà thứ ba nữa (nhà hậu). Thành ra ở đây có đến 3 hệ thống vì kèo được ghép lại với nhau theo hình chữ "tam" với hai hệ thống máng xối ở giữa. Mặt bằng thực tế của tòa nhà rất rộng, nhưng trông vẫn gọn gàng xinh xắn, có lẽ nhờ cách trang trí ở nội ngoại thất.
    Vật liệu trang trí trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diêm, đầu hồi, đều làm bằng pháp lam ngũ sắc hoặc đất nung tráng men màu. Ðược phân khoản trong từng ô hộc, hàng trăm hình ảnh và câu thơ xen kẽ nhau chạy quanh trên cả tòa nhà. ở đó, người xưa đã diễn tả rất nhiều sinh hoạt cổ truyền và cảnh vật dân gian, như ngư tiều canh mục, cầm kỳ thi tửu, ngư ông đắc lợi...; con gà, con rắn, cắc kè,voi, ngựa, các thứ động vật và cây cỏ thông thường khác. Có giá trị đặc biệt nhất ở đây là loại đất nung tráng men màu. Loại này được phát triển mạnh ở điện Ngưng Hy để sau đó rất ít thấy dùng trong trang trí cung điện và lăng tẩm. Ðây là một loại hình tạo tác thủ công mỹ nghệ sắc và quý hiếm của địa phương.
    Bên trong điện, các nghệ nhân đầu thế kỷ đã tạo ra được một không gian nội thất vàng son lộng lẫy. Hàng trăm hình ảnh và câu thơ được khắc chạm khắc hoặc viết vẽ lên các Pa-nô và hệ thống liên ba đố bản. Hệ thống cột kèo ở tiền điện cũng sơn son thếp vàng. Màu sắc mọi hình ảnh trang trí đều còn đậm đà, chói lọi.
    Một loại hình ảnh trang trí độc đáo ở nội thất điện Ngưng Hy là vẽ cảnh sinh hoạt của 24 câu chuyện trong "Nhị thập tứ hiếu". Ðề tài trang trí ấy chỉ thấy được dùng ở đây mà thôi.
    Khi nhận xét chung về lăng Ðồng Khánh, người ta thường khen rằng điện Ngưng Hy đã bảo lưu được nền nghệ thuật sơn mài truyền thống của dân tộc, phát huy tối đa những hình ảnh nổi bật bằng đất nung tráng men màu vào trong trang trí ngoại thất để có thể chịu đựng với nắng mưa, và người ta cũng thường khen rằng tổng thể kiến trúc lăng này nhỏ gọn, xinh đẹp, giản đơn, thích hợp với bối cảnh thôn trang điền dã ở chung quanh.
    NHƯNG DÙ SAO NÓ ĐÃ MANG ÍT NHIỀU DẤU ẤN CỦA LỊCH SỬ VÀ VĂN hóa của Việt Nam bấy giờ. Nó mở đầu cho kỷ nguyên kiến trúc pha trộn Âu á, tân cổ, để rồi đặc tính này sẽ phát triển mạnh hơn ở lăng Khải Ðịnh.

    Nhất thất túc thiên cổ hận
    Tái hối xuất thị bạch đầu
    Được sometime sửa chữa / chuyển vào 17:34 ngày 28/10/2002
  2. VuIT

    VuIT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Từ lâu TT.Huế đã nổi tiếng trong và ngoài nước với những di tích văn hóa lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Với thế mạnh đó TT.Huế đã và đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhưng điều đáng nói là người dân ở đây và du khách đến Huế chỉ được "ngắm nhìn" và tham quan các danh lam thắng cảnh cũng như các di tích lịch sử chứ không được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Chính vì lý do này mà khó có thể hấp dẫn họ quay lại lần thứ hai cũng như những lần tiếp theo.
    Hiện nay ở hai đầu đất nước đã có những khu vui chơi giải trí hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh có khu Công viên Văn hóa Đầm Sen, khu Du lịch Suối Tiên, khu vui chơi giải trí Wonderland. Ở Hà Nội có khu vui chơi giải trí Hồ Tây. Dọc miền Trung với số lượng các khu vui chơi giải trí có nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân sở tại, cũng như khách du lịch đến đây. Thì việc xây dựng thêm một khu vui chơi hiện đại ở Huế là cần thiết. Huế là nơi hội tụ nhiều ưu thế để xây dựng một khu vui chơi hiện đại này. Đặc biệt khi trở thành thành phố Festival thì việc ra đời trung tâm vui chơi giải trí hiện đại mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Huế cũng như bản sắc Việt Nam là một điều thiết thực.
    Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2010 và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như Nghị quyết của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới và phát triển hoạt động du lịch. Dự án đầu tư xây dựng Công viên Ngự Bình đã được hình thành. Dự án thực hiện thành công sẽ là một ví dụ thực tế sinh động của việc quán triệt tinh thần "phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn..., xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác đoàn kết với các nước trong hoạt động du lịch". Dự án đầu tư xây dựng Công viên Ngự Bình là dự án xây dựng một quần thể Vui chơi- Giải trí- Văn hóa- Thể thao và Nghĩ dưỡng mang tính hiện đại, năng động. Điều thuận lợi cho việc đầu tư vào lĩnh vực này là du khách đến Huế ngày càng đông và số dân trong độ tuổi lao động chiếm 51,01% dân số của cả tỉnh (theo con số thống kê dân số tại TT-Huế đến ngày 01/07/1999). Cũng giống như những tỉnh thành phố, độ tuổi lao động trong bình tại TT.Huế hiện nay tương đối trẻ. Sự ra đời một khu vui chơi giải trí mang tính "động" với các trò chơi như: khu vui chơi nước, các đảo nổi, sông lười thác nước, khe suối, trung tâm chiếu hình vũ trụ các trò chơi điện tử, lâu đài cổ tích, vườn mê cung, tàu lượn siêu tốc trên không, đu quay khổng lồ, cũng như những trò chơi mang đậm nét văn hóa Huế... sẽ góp phần thay đổi tư duy, hình thành tính cách và bản lĩnh mạnh mẽ quyết đoán, ý chí vườn lên cho thanh thiếu niên Huế, tạo nên một phong cách mới trong học tập, lao động sáng tạo cũng như trong kinh doanh quản lý sau này.
    Công viên Ngự Bình được đầu tư dưới hình thức một Công ty Cổ phần do các Công ty quốc doanh sáng lập viên góp vốn đầu tư xây dựng để quản lý mọi hoạt động của dự án gồm: Công ty Du lịch Hương Giang, Công ty Du lịch Cố đô và Công ty Xây lắp Thừa Thiên- Huế với pháp nhân mới là Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Huế.
    Phần khu đất dự án thuộc khu đồi Tứ tây xã Thủy An và một phần của xã Thủy Dương huyện Hương Thủy. Địa điểm của khu đất quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt theo công văn số 2361/QĐ-UB ngày 16/9/2002 có diện tích 32,4225ha phạm vi ranh giới quy hoạch:
    + Phía Nam và Tây Nam: giáp đường Quốc lộ 1A- Tự Đức.
    + Phía Tây và Tây Bắc: giáp khu Đại học Huế.
    + Phía Đông: giáp khu vực Chùa Diệu Viên, xã Thủy Dương (Hương Thủy)
    + Phía Bắc và Đông Bắc: giáp Khu tái định cư và tuyến giao thông nông thôn xã Thủy An, thành phố Huế.
    Khu đất này nằm trong vùng đất quy hoạch phát triển đô thị nên tận dụng được các yếu tố thuận lợi trong định hướng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực. Cách trung tâm thành phố không xa (khoảng 3km) do vậy dự án ra đời sẽ không những thỏa mãn được nhu cầu của người địa phương về nhu cầu giải trí mà còn đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh cho nên việc đầu tư xây dựng dự án Công viên Ngự Bình là hoàn toàn đúng đắn.
    Hiện tại cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Huế đang ráo riết thực hiện dự án để sớm đưa Công viên Ngự Bình vào phục vụ khách du lịch, mà đặc biệt là kịp phục vụ Festival Huế 2004. Không chỉ cần sự nỗ lực của công ty mà thiết nghĩ, các cơ quan ban ngành phải thật sự quan tâm, giúp đỡ để công ty du lịch mới này sớm hoàn tất công trình, đưa dự án công viên vào khai thác sử dụng. Đóng góp khả năng khiêm tốn của mình vào việc phát triển "ngành công nghiệp không khói" của tỉnh cũng như trong cả nước.
    Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới. Công viên Ngự Bình sẽ góp một phần hấp dẫn du khách nghiêng về với Huế. Nhưng tất cả đang còn ở phía trước.
    Nhớ ai trong giấc ngủ
    Nhớ ai lúc dạo chơi
    ...Và cả khi gần kề
    Cũng vẫn còn thấy nhớ
    VuIT
  3. VuIT

    VuIT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Từ lâu TT.Huế đã nổi tiếng trong và ngoài nước với những di tích văn hóa lịch sử và các danh lam thắng cảnh. Quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Với thế mạnh đó TT.Huế đã và đang có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhưng điều đáng nói là người dân ở đây và du khách đến Huế chỉ được "ngắm nhìn" và tham quan các danh lam thắng cảnh cũng như các di tích lịch sử chứ không được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Chính vì lý do này mà khó có thể hấp dẫn họ quay lại lần thứ hai cũng như những lần tiếp theo.
    Hiện nay ở hai đầu đất nước đã có những khu vui chơi giải trí hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh có khu Công viên Văn hóa Đầm Sen, khu Du lịch Suối Tiên, khu vui chơi giải trí Wonderland. Ở Hà Nội có khu vui chơi giải trí Hồ Tây. Dọc miền Trung với số lượng các khu vui chơi giải trí có nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân sở tại, cũng như khách du lịch đến đây. Thì việc xây dựng thêm một khu vui chơi hiện đại ở Huế là cần thiết. Huế là nơi hội tụ nhiều ưu thế để xây dựng một khu vui chơi hiện đại này. Đặc biệt khi trở thành thành phố Festival thì việc ra đời trung tâm vui chơi giải trí hiện đại mang đậm nét đặc trưng của văn hóa Huế cũng như bản sắc Việt Nam là một điều thiết thực.
    Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2010 và nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như Nghị quyết của Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới và phát triển hoạt động du lịch. Dự án đầu tư xây dựng Công viên Ngự Bình đã được hình thành. Dự án thực hiện thành công sẽ là một ví dụ thực tế sinh động của việc quán triệt tinh thần "phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn..., xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác đoàn kết với các nước trong hoạt động du lịch". Dự án đầu tư xây dựng Công viên Ngự Bình là dự án xây dựng một quần thể Vui chơi- Giải trí- Văn hóa- Thể thao và Nghĩ dưỡng mang tính hiện đại, năng động. Điều thuận lợi cho việc đầu tư vào lĩnh vực này là du khách đến Huế ngày càng đông và số dân trong độ tuổi lao động chiếm 51,01% dân số của cả tỉnh (theo con số thống kê dân số tại TT-Huế đến ngày 01/07/1999). Cũng giống như những tỉnh thành phố, độ tuổi lao động trong bình tại TT.Huế hiện nay tương đối trẻ. Sự ra đời một khu vui chơi giải trí mang tính "động" với các trò chơi như: khu vui chơi nước, các đảo nổi, sông lười thác nước, khe suối, trung tâm chiếu hình vũ trụ các trò chơi điện tử, lâu đài cổ tích, vườn mê cung, tàu lượn siêu tốc trên không, đu quay khổng lồ, cũng như những trò chơi mang đậm nét văn hóa Huế... sẽ góp phần thay đổi tư duy, hình thành tính cách và bản lĩnh mạnh mẽ quyết đoán, ý chí vườn lên cho thanh thiếu niên Huế, tạo nên một phong cách mới trong học tập, lao động sáng tạo cũng như trong kinh doanh quản lý sau này.
    Công viên Ngự Bình được đầu tư dưới hình thức một Công ty Cổ phần do các Công ty quốc doanh sáng lập viên góp vốn đầu tư xây dựng để quản lý mọi hoạt động của dự án gồm: Công ty Du lịch Hương Giang, Công ty Du lịch Cố đô và Công ty Xây lắp Thừa Thiên- Huế với pháp nhân mới là Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Huế.
    Phần khu đất dự án thuộc khu đồi Tứ tây xã Thủy An và một phần của xã Thủy Dương huyện Hương Thủy. Địa điểm của khu đất quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt theo công văn số 2361/QĐ-UB ngày 16/9/2002 có diện tích 32,4225ha phạm vi ranh giới quy hoạch:
    + Phía Nam và Tây Nam: giáp đường Quốc lộ 1A- Tự Đức.
    + Phía Tây và Tây Bắc: giáp khu Đại học Huế.
    + Phía Đông: giáp khu vực Chùa Diệu Viên, xã Thủy Dương (Hương Thủy)
    + Phía Bắc và Đông Bắc: giáp Khu tái định cư và tuyến giao thông nông thôn xã Thủy An, thành phố Huế.
    Khu đất này nằm trong vùng đất quy hoạch phát triển đô thị nên tận dụng được các yếu tố thuận lợi trong định hướng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực. Cách trung tâm thành phố không xa (khoảng 3km) do vậy dự án ra đời sẽ không những thỏa mãn được nhu cầu của người địa phương về nhu cầu giải trí mà còn đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh cho nên việc đầu tư xây dựng dự án Công viên Ngự Bình là hoàn toàn đúng đắn.
    Hiện tại cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Huế đang ráo riết thực hiện dự án để sớm đưa Công viên Ngự Bình vào phục vụ khách du lịch, mà đặc biệt là kịp phục vụ Festival Huế 2004. Không chỉ cần sự nỗ lực của công ty mà thiết nghĩ, các cơ quan ban ngành phải thật sự quan tâm, giúp đỡ để công ty du lịch mới này sớm hoàn tất công trình, đưa dự án công viên vào khai thác sử dụng. Đóng góp khả năng khiêm tốn của mình vào việc phát triển "ngành công nghiệp không khói" của tỉnh cũng như trong cả nước.
    Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới. Công viên Ngự Bình sẽ góp một phần hấp dẫn du khách nghiêng về với Huế. Nhưng tất cả đang còn ở phía trước.
    Nhớ ai trong giấc ngủ
    Nhớ ai lúc dạo chơi
    ...Và cả khi gần kề
    Cũng vẫn còn thấy nhớ
    VuIT
  4. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Huế là một thành phố du lịch cổ kính với nhiều danh lam thắng cảnh.Du khách đến Huế có thể thăm các di tích lịch sử, thưởng thức các món ăn và du thuyền trên sông Hương, khi du thuyền trên sông Hương, du khách sẽ được thưởng thức điệu hò mái nhì ,một điệu hò đã trở nên quen thuộc với mọi người,đặc biệt là người dân xứ Huế.Không biết tự bao giờ,hò mái nhì đã trở thành làn điệu dân ca đặc trưng của Huế.Mỗi khi nhắc đến thành phố nên thơ này,bên cạnh các đền đài,lăng tẩm cổ kính, người ta nghĩ ngay đến điệu hò mái nhì với âm điệu trầm mặc,trữ tình,sâu lắng.Có lẽ điệu hò này đã diễn tả được chính xác nhất chiều sâu tâm hồn người dân xứ Huế giữa khung cảnh thơ mộng của miền Núi Ngự, sông Hương.Cho đến nay, chưa có ai xác định được hò mái nhì ra đời từ khi bao giờ,nhưng môi trường sản sinh và phát triển của điệu hò này gắn liền với dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế là điều mà không ai có thể phủ nhận được
    " Chiều chiều trước bến Văn Lâu
    Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm
    Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông
    Thuyền ai thấp thoáng bên sông
    Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non
    Điệu hò có nhịp điệu tự do,chậm rãi, giai điệu nhẹ nhàng,êm ái cứ miên man ,dàn trãi, toả ra xa mãi, xa mãi trên mặt sông phẳng lặng. Nhưng tiếng đệm hò ơ....kéo dài tưởng như bất tận,cứ níu kéo lòng người trong nổi niềm tâm sự day dứt khôn nguôi...
    Xét về lĩnh vực văn học,hò mái nhì thường sử dụng các câu dân ca xứ Huế, về sau,còn có nhiều thi sĩ sáng tác các lời thơ cho điệu hò nổi tiếng này. Thông thường, lời hò chia làm hai phần,phần đầu thường là một cặp thơ 7chữ,8 chữ với các biến thể rất tự do... Nội dung của phần này thường mang tính giới thiệu về không gian cảnh vật,phần hai luôn luôn là một cặp thơ lục bát thường mang tính tả tình.Phần này nói lên tâm tình của người hò.Tuy nhiên, từ cấu trúc văn học đến cấu trúc âm nhạc bao giờ cũng có một khoảng cách dù ít ,dù nhiều. Đối với hò mái nhì, khoảng cách này càng đáng kể. là một loại hình hát xướng đồng diễn ,trong môi trường nguyên thuỷ của mình, hò mái nhì bao giờ cũng có người "xướng", người "xô", nghĩa là bên cạnh người hò chính(hò cái) thì còn có những người hò phụ hoạ(hò con). Hò cái diễn xướng nội dung chính của điệu hò ,gọi là phần "kể", hò con hò phụ hoạ gọi là phần "xô". Mỗi khi hò cái dứt đoạn thì hò con đồng thanh cất giọng hò như một sự hưởng ứng chia sẻ cảm thông với tam sự của hò cái.Hãy thử phân tích cấu trúc âm nhạc của điệu hò mái nhì để thấy được hình thức cũng như tính chất đồng diễn ,giao lưu của nó trong hình thức diễn xướng nguyên thuỷ. Trước tiên,hò cái xướng lên phần mở đầu với những tiếng đệm hò ơ..... kéo dài. Thực chất ,ngôn ngữ phần mở đầu rất ngắn gọn, có khi chỉ cần đến vài từ,và có tác dụng giới thiệu khái quát về câu hò sắp được trình bày.Phần chính của điệu hò kết thúc ở gần cuối lời hò,trước khi bước sang hai từ cuối của câu hát. Đến đây,hò cái tạm ngưng ,có nghĩa là đến lúc hò con đồng thanh xô lên lần thứ hai: hơ hơ hơ..... ơ ..... ơ....
    Phần cuối của điệu hò là đoạn hò cái kể tiếp hai từ còn lại của lời hò,thường dùng thủ pháp lặp từ, đảo từ.Rồi điệu hò kết thúc bằng nốt "xàng" với tiếng đệm ơ ờ ngân dài lan xa mãi vào không gian để lại cho người nghe những âm hưởng dặt dìu vấn vương hoaì không thôi.Như vậy điệu hò mái nhì có kết cấu âm nhạc chặt chẽ gồm ba phần rõ rệt: phần mở đầu, phần chình và phần kết. Cả ba phần đều do hò cái lĩnh xướng,xen giữa chúng là hai đoạn xô do hò con đồng xướng.
    Với âm điệu trữ tình,bâng khuâng,phản ánh được một cách sâu sắc tâm hồn người dân xứ Huế,kết cấu âm nhạc chặt chẽ,được làm mềm bởi tính co dãn của nhịp điệu tự do,hò mái nhì đã nhanh chóng phổ biến khắp nơi và trở thành điệu hò đặc trưng của xứ Huế. Từ môi trường dân gian, hò mái nhì đã sớm du nhập vào môi trường bác học ở bộ môn ca nhạc thính phòng của giới quý tộc Huế.Ở đây,hò mái nhì có thể dùng để kết hợp với các bản Nam ai,nam bình.Trong môi trường này,hò mái nhì đã được trau chuốt gọt dũa và nhờ thế,hò mái nhì ngày càng được bay xa bay cao hơn trên nền nghệ thuật nưóc nhà,và chính môi trường ca Huế sẽ là nơi tốt nhất có thể gìn giữ phát triển để điệu hò đặc sắc này còn tồn tại và lưu truyền đến ngày nay dưới những hình thức,tính chất nguyên vẹn nhất.
    size=4[/blue]/size=4]
  5. hung2452

    hung2452 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Huế là một thành phố du lịch cổ kính với nhiều danh lam thắng cảnh.Du khách đến Huế có thể thăm các di tích lịch sử, thưởng thức các món ăn và du thuyền trên sông Hương, khi du thuyền trên sông Hương, du khách sẽ được thưởng thức điệu hò mái nhì ,một điệu hò đã trở nên quen thuộc với mọi người,đặc biệt là người dân xứ Huế.Không biết tự bao giờ,hò mái nhì đã trở thành làn điệu dân ca đặc trưng của Huế.Mỗi khi nhắc đến thành phố nên thơ này,bên cạnh các đền đài,lăng tẩm cổ kính, người ta nghĩ ngay đến điệu hò mái nhì với âm điệu trầm mặc,trữ tình,sâu lắng.Có lẽ điệu hò này đã diễn tả được chính xác nhất chiều sâu tâm hồn người dân xứ Huế giữa khung cảnh thơ mộng của miền Núi Ngự, sông Hương.Cho đến nay, chưa có ai xác định được hò mái nhì ra đời từ khi bao giờ,nhưng môi trường sản sinh và phát triển của điệu hò này gắn liền với dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế là điều mà không ai có thể phủ nhận được
    " Chiều chiều trước bến Văn Lâu
    Ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm
    Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông
    Thuyền ai thấp thoáng bên sông
    Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non
    Điệu hò có nhịp điệu tự do,chậm rãi, giai điệu nhẹ nhàng,êm ái cứ miên man ,dàn trãi, toả ra xa mãi, xa mãi trên mặt sông phẳng lặng. Nhưng tiếng đệm hò ơ....kéo dài tưởng như bất tận,cứ níu kéo lòng người trong nổi niềm tâm sự day dứt khôn nguôi...
    Xét về lĩnh vực văn học,hò mái nhì thường sử dụng các câu dân ca xứ Huế, về sau,còn có nhiều thi sĩ sáng tác các lời thơ cho điệu hò nổi tiếng này. Thông thường, lời hò chia làm hai phần,phần đầu thường là một cặp thơ 7chữ,8 chữ với các biến thể rất tự do... Nội dung của phần này thường mang tính giới thiệu về không gian cảnh vật,phần hai luôn luôn là một cặp thơ lục bát thường mang tính tả tình.Phần này nói lên tâm tình của người hò.Tuy nhiên, từ cấu trúc văn học đến cấu trúc âm nhạc bao giờ cũng có một khoảng cách dù ít ,dù nhiều. Đối với hò mái nhì, khoảng cách này càng đáng kể. là một loại hình hát xướng đồng diễn ,trong môi trường nguyên thuỷ của mình, hò mái nhì bao giờ cũng có người "xướng", người "xô", nghĩa là bên cạnh người hò chính(hò cái) thì còn có những người hò phụ hoạ(hò con). Hò cái diễn xướng nội dung chính của điệu hò ,gọi là phần "kể", hò con hò phụ hoạ gọi là phần "xô". Mỗi khi hò cái dứt đoạn thì hò con đồng thanh cất giọng hò như một sự hưởng ứng chia sẻ cảm thông với tam sự của hò cái.Hãy thử phân tích cấu trúc âm nhạc của điệu hò mái nhì để thấy được hình thức cũng như tính chất đồng diễn ,giao lưu của nó trong hình thức diễn xướng nguyên thuỷ. Trước tiên,hò cái xướng lên phần mở đầu với những tiếng đệm hò ơ..... kéo dài. Thực chất ,ngôn ngữ phần mở đầu rất ngắn gọn, có khi chỉ cần đến vài từ,và có tác dụng giới thiệu khái quát về câu hò sắp được trình bày.Phần chính của điệu hò kết thúc ở gần cuối lời hò,trước khi bước sang hai từ cuối của câu hát. Đến đây,hò cái tạm ngưng ,có nghĩa là đến lúc hò con đồng thanh xô lên lần thứ hai: hơ hơ hơ..... ơ ..... ơ....
    Phần cuối của điệu hò là đoạn hò cái kể tiếp hai từ còn lại của lời hò,thường dùng thủ pháp lặp từ, đảo từ.Rồi điệu hò kết thúc bằng nốt "xàng" với tiếng đệm ơ ờ ngân dài lan xa mãi vào không gian để lại cho người nghe những âm hưởng dặt dìu vấn vương hoaì không thôi.Như vậy điệu hò mái nhì có kết cấu âm nhạc chặt chẽ gồm ba phần rõ rệt: phần mở đầu, phần chình và phần kết. Cả ba phần đều do hò cái lĩnh xướng,xen giữa chúng là hai đoạn xô do hò con đồng xướng.
    Với âm điệu trữ tình,bâng khuâng,phản ánh được một cách sâu sắc tâm hồn người dân xứ Huế,kết cấu âm nhạc chặt chẽ,được làm mềm bởi tính co dãn của nhịp điệu tự do,hò mái nhì đã nhanh chóng phổ biến khắp nơi và trở thành điệu hò đặc trưng của xứ Huế. Từ môi trường dân gian, hò mái nhì đã sớm du nhập vào môi trường bác học ở bộ môn ca nhạc thính phòng của giới quý tộc Huế.Ở đây,hò mái nhì có thể dùng để kết hợp với các bản Nam ai,nam bình.Trong môi trường này,hò mái nhì đã được trau chuốt gọt dũa và nhờ thế,hò mái nhì ngày càng được bay xa bay cao hơn trên nền nghệ thuật nưóc nhà,và chính môi trường ca Huế sẽ là nơi tốt nhất có thể gìn giữ phát triển để điệu hò đặc sắc này còn tồn tại và lưu truyền đến ngày nay dưới những hình thức,tính chất nguyên vẹn nhất.
    size=4[/blue]/size=4]
  6. VuIT

    VuIT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Chín Chúa
    1. Chúa Nguyễn Hoàng còn gọi là Chúa Tiên (1558-1613)
    Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa:
    Nguyễn Kim có hai con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng làm tướng lập được nhiều công trạng. Trịnh Kiểm là anh rể sợ họ Nguyễn tranh giành mới tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân. Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về. Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ "Hoành son nhất *****, vạn đại dung thân" (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời).
    Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam.
    Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Đầu tiên Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong.
    Khi nên trời cũng chiều người:
    Khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc, vào đóng dinh ở đất ái Tử, tướng Lập Bạo của nhà Mạc đem một toán quân đi 60 chiến thuyền, theo đường hải đạo vào đóng ở làng Hồ Xá và ở làng Lạng Uyển, thuộc huyện Minh Linh, để đánh Nguyễn Hoàng. Hai bên đánh nhau nhiều lần chưa phân thắng bại. Một đêm chúa Nguyễn đang đóng binh bên bờ sông, nghe dưới sông có tiếng trảo trảo, Chúa lấy làm lạ ra xem thì thấy sóng gió rất hãi hùng. Nhân đó chúa quỳ xuống khấn nguyện rằng : Thần sông linh thiêng thì cố giúp ta trừ giặc. Đêm hôm ấy chúa nằm mộng thấy một người đàn bà sắc đẹp lộng lẫy, dáng dấp uyển chuyển nhẹ nhàng đi lại gần chúa và bảo rằng: "Nhà ngươi hãy dùng mỹ nhân kế mới thắng được giặc". Thức dậy, Chúa vui mừng vì được điềm lành. Bỗng nàng hầu Ngô Thị mang nước vào cho chúa. Nàng cũng xinh đẹp khác thường. Chúa liền sai Ngô thị dùng mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. Về phần Lập Bạo, y dương dương tự đắc vì thấy chúa Nguyễn không làm gì được mình, nên chè chén, hát xướng suốt ngày. Đang ngất ngưởng, Lập Bạo thấy nàng Ngô Thị sắc nước hương trời mang lễ vật và thư giảng hòa của Chúa Nguyễn xin vào yết kiến. Lập Bạo vốn là người hiếu sắc, thấy Ngô Thi liếc mắt đưa tình, nên bị mê hoặc đồng ý để hai bên giảng hòa trong một thời gian. Được việc, Ngô Thị xin cáo lui, nhưng đi mà đôi mắt Ngô Thị không rời Lập Bảo. Nàng cứ liếc mắt đưa tình ra chiều lả lơi. Bạo vội vàng đi theo nhưng không thể nào bắt kịp Ngô Thị. Cứ thế đến chỗ phục binh của chúa Nguyễn, một phát súng lệnh nổ, quân mai phục tỏa ra. Lập Bạo biết mắc mưu liền lao nhanh xuống nước. Nhưng y lặn đến đâu trên mặt nước có con chim chài cá kêu vang bay theo đến đó. Quân Chúa Nguyễn nhờ vậy mà theo dõi được đường bơi của Lập Bạo. Lập Bạo lặn mãi cho đến làng Vân Trình cuối sông Vĩnh định mới nổi lên. Quan quân Chúa Nguyễn giết được vô số quân Mạc.
    Để tưởng nhớ ơn sâu của thủy thần giúp, Chúa Nguyễn cho lập đền thờ ngay tại làng ái Tử và phong là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hiệu Phu Nhân. Miếu Trảo Trảo rất linh ứng được nhân dân lo hương khói hàng năm.
    2. Chúa Nguyễn Phước Nguyên còn gọi là Chúa Sãi (1613-1635)
    Buổi đầu chúa tôi tương ngộ:
    Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng "Đất Thuận Quảng này bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dựng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập binh sĩ mới gây dựng cơ nghiệp muôn đời".
    Nguyễn Phúc Nguyên khóc mà bái tạ lãnh mạng. Bấy giờ Thụy Quân Công 51 tuổi lên nối ngôi, tên hiệu là Sãi Vương. Vương cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan khám lý Trần Đức Hòa tiến cử Đào Duy Từ trong cơ hội đó. Sự kiện kiến Đào Duy Từ với chúa Sãi trở thành một giai thoại.
    Sau khi được sự chấp thuận của chúa Sãi, cách mấy tháng sau, Trần Đức Hòa cùng đi với Duy Từ ra công phủ chờ đợi. Đức Hòa sắm mũ chầu cho Duy Từ đội để cho đầy đủ nghi thức tiến dẫn, nhưng Duy Từ gạt đi. Có chức thì mới có mũ đội, không có chức thì không dám đội mũ. Rỗi cứ để đầu trần đi vào phủ chúa.
    Bấy giờ chúa Sãi đang ngồi trên điện, nghĩ ngợi tìm cách thử tài Duy Từ. Chúa mặc áo trắng, đi hài xanh, tay cầm long trượng, vai khoác tủi vải. Khi thấy Duy Từ tiến vào, bèn ra ngoài cửa đứng chờ, nét mặt vui vẻ rạng rỡ. Duy Từ khẽ hỏi Đức Hòa:
    - Người là ai vậy, thưa cha?
    Quan khám lý khẽ đáp:
    - Vương thượng đấy,con mau đến lạy chào.
    Duy Từ nghe nói thế chỉ cười nhạt, không chịu đến chào rồi rảo chân bước đi ra, gần ra khỏi sân, Đức Hoa đuổi kịp trách rằng:
    - Chúa ngự ra đây để đợi, sao con không lạy chào. Con không chịu lạy thì tội tất phải qui vào ta thôi.
    Duy Từ đáp:
    - Đây là tư thế của Vương Thượng lúc sắp đi dạo chơi với bọn con gái, không phải là nghi lễ tiếp khách đãi hiền. Nếu con lạy chào tức là phạm tội khi quân, vì thế không dám lạy, có tội gì đâu? Khám lý nghe vậy phát gắt, thúc giục đến lạy chào nhưng Duy Từ vẫn đứng yên một chỗ. Thế là Sãi Vương biết ý, trở vào trong phủ sửa sang áo mũ, lên ngồi ở công đường sai nội giám lấy áo mũ quan văn đem ra ban cho Duy Từ rồi mới vào sảng đường bái yết. Duy Từ lúc ấy mới cùng đi với viên nội giám vào trong sảnh bái kiến Sãi Vương. Chúa tôi đàm đạo tương đắc. Từ đó Sãi Vương thường gọi Duy Từ vào phòng riêng, bàn mưu kế chống nhau với chúa Trịnh, xây dựng quốc gia, có khi bàn suốt cả ngày không biết chán.
    Bài thơ trong mâm hai đáy:
    Năm Đinh Mão (1627), Trịnh Tráng sai quan vào Thuận Hóa giả tiếng nhà vua sai vào đòi tiền thuế từ 3 năm trước. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Trịnh Tráng lại sai sứ mang sắc vua Lê vào dụ chúa Sãi cho con ra chầu và lấy 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa cống nhà Minh.
    Nhận được sắc phong, chúa Sãi họp triều thần hỏi mưu kế. Đào Duy Từ dâng kế, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên sắp sản vật, giữa để sắc thư, lại cử Lai Văn Khuông làm chánh sứ đưa phẩm vật ra tạ ơn chúa Trịnh.
    Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Văn Khuông ứng đối khá trôi chảy.
    Chúa hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn đi thăm kinh thành để chờ chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang mà Đào Duy Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻ trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, Chúa Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ sắc trước, và một bài thơ 4 câu, mỗi câu bốn chữ như sau:
    Mâu nhi vô địch
    Mịch phi kiến tích
    Ái lạc tâm trường
    Lực lai tương địch
    Triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải nhờ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan giải mã. Đọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích.
    Đây là lối chơi chữ của Đào duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư, Chữ mịch không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ, chữ lực cùng đối địch với chữ lai thi thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ 4 câu trên là "Dư bất thụ sắc" tức là "Ta không nhận sắc". Nghe xong, Trịnh Trạng vội cho người tìm bắt Văn Khuông, nhưng Khuông đã cao chạy xa bay rồi.
    Trạng muốn phát binh vào đánh, gặp Cao Bằng và Hải Dương có giặc, bèn thôi.
    Văn Khuông về đến nơi, Chúa mừng lắm nói rằng:"Duy Từ là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay", thưởng cho rất hậu, lại cho Văn Khuông thăng Cai Hợp.
    3. Chúa Nguyễn Phước Lan còn gọi là Chúa Thượng (1635-1648)
    Tranh giành ngôi báu:
    Năm ất Hợi (1635) chuá Sãi mất, con là Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp gọi là chúa Thượng.
    Nghe tin chúa Thượng nối nghiệp, hoàng tử thứ ba là Nguyễn Phúc Anh đang trấn giữ ở Quảng Nam âm mưu phản nghịch. Phúc Anh viết thư sai người mật ra Bắc, yêu cầu chúa Trịnh đem quân vào đánh, Anh sẽ tiếp tay. Lại mời ký lục Vân Hiên hiến kế đắp lũy Câu Đê làm kế cố thủ. Xuống lệnh cấm ở các cửa biển không cho dân chúng ra vào. Lại sai tướng Khang Lộc tiết chế thủy bộ quân làm tiên phong đem quân rải đóng ở cửa biển Đà Naüng, không chịu về triều nhận lệnh. Riêng Phúc Anh tự mình đem quân đến đóng đồn ở lũy Câu Đê để xem thế đánh giữ.
    Chúa Thượng nghe tin, cả giận bèn mời chú là Tường Quận Công Nguyễn Phúc Khê vào phủ khóc bảo rằng:
    "Cháu với Dương Nghĩa hầu (chỉ Phúc Anh) là anh em cùng cha một mẹ sinh ra, chung gốc liền cành, hoạn nạn giúp nhau, phú quý cùng hưởng. Ai ngờ Dương Nghĩa manh tâm tiếm đoạt phản nghịch, giết hại dân chúng trong miền. Cháu muốn nhường ngôi cho hắn để khỏi sinh sự tranh giành không biết có nên chăng? Mong tôn thúc liệu xét cho".
    Nguyễn Phúc Khê nghe xong bừng bừng tức giận nói:
    "Dương Nghĩa là đồ lục sục không nghĩ gì đến công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Nay hắn đã dấy binh làm loạn, tội khó dung tha còn phải hồ nghi gì nữạ" Bèn sai tướng đem quân lên đường. Hai bên xáp chiến một trận bất phân thắng bại. Cai đội bộ binh, tước Dương Sơn và Công tôn Tuyên lộc bất ngờ đem quân đánh qua cửa Hải Vân, tiến vào Quảng Nam.
    Dương Sơn vào trước trong doanh trại của Dương Nghĩa hầu thu được quyển sổ "Đồng tâm hướng thuận". (cùng lòng theo về) chép tên họ các quan văn võ và dân chúng ước khoảng vài trăm người, trên hơn 10 tờ giấy. Suy đi nghĩ lại Dương Sơn xé bỏ khoảng 5,6 tờ. Tiếp đến Tuyên Lộc phóng hỏa thiêu cháy trại quân của Dương Nghĩa. Dương Nghĩa chạy trốn về phía cửa biển Đại Chiêm. Tuyên Lộc đuổi bắt được, đóng gông giải về.
    Đến khi luận tội Phúc Anh nằm rạp xuống kêu oan. Chúa Thượng không nở ra lệnh giết. Nguyễn Phúc Khê tâu:
    "Anh là kẻ phản nghịch, tội rất lớn, xin cứ phép gia hình để răn bọn loạn tặc"
    Chúa dù đau xót phải nghe theo.
    Chuỗi hoa tình ái:
    Tống Thị, vợ của Hữu Phủ Khánh Mỹ, trấn thủ ở Quảng Nam là người có nhan sắc hoa nhường, nguyệt thẹn. Khánh Mỹ chết sớm, Tống Thị có dịp ra vào phủ chúa, ý muốn tư tình với Thượng Vương nhưng Vương không chú ý đến. Tống Thị về xâu một chuỗi hoa như vòng ngọc liên châu rất đẹp, sai người đêm đến dâng cho chúa. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát xúc động lòng yêu. Từ đó, chúa đem lòng thương yêu Tống thị.
    Năm Kỷ Mão (1639) Tống Thị thân vào phủ chúa chầu hầu. Nàng sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh góa bụa thảm thiết, nhan sắc lại cực kỳ diễm lệ. Chúa Thượng nổi tình riêng, sau đó mời nàng vào nội thất chung chăn gối.
    Từ đó, chúa hết mực sùng ái Tống Thị. Nàng trình bẩm việc gì, chúa cũng nghe theo. Tống Thị lựa lời khéo léo để chúa vui lòng, nghĩ cách chiếm đoạt của cải của dân để làm giàu riêng. Các quan đại thần căm ghét Tống Thị, tìm cách can gián nhưng chúa không nghe. Cho hay, nhan sắc phái đẹp quả là có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân Vương dũng cảm, sáng suốt. Sau này Phúc Lan trúng độc Tống Thị mà chết.
    Chiến công vang dội:
    Làm vua được 9 năm vị Chúa đa tình này lập được chiến công vang dội. Lần đầu tiên trong lịch sử thủy chiến, thủy quân Việt Nam đã đánh thắng thủy quân Âu Châu.
    Năm 1643, Hòa Lan theo lời yêu cầu của chúa Trịnh cho 3 chiếc tàu đồng kiểu tròn, võ trang nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An) mưu đồ xâm lược.
    Chúa Thượng họp quần thần bàn định nên đưa chiến thuyền của mình ra đánh tàu Hoa Lan hay không. Vì chưa bao giờ xáp chiến với Tây Dương, nên quần thần không dám hứa chắc là thắng. Lúc ấy Chúa hỏi một người Hòa Lan giúp việc quân sư cho Chúa, người ấy tự phụ trả lời:
    "Tàu Hòa Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôị"
    Nghe vậy, chúa cảm thấy bị xúc phạm. Ông thân hành đến cửa Eo, ra lệnh cho thủy quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hòa Lan.
    Hàng trăm chiếc thuyền Việt Nam xông thẳng vào các chiếc tàu Hòa Lan, mặc đại bác bắn ra như mưa.
    Bốn mặt tàu Hòa Lan đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ, cơ động nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, tàu Việt Nam vẫn bao vây tấn công vào tàu Hòa Lan quyết liệt. Chúng vô cùng kinh hoàng không ngờ thủy quân chúa Nguyễn gan dạ đến thế. Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả thủy thủ đoàn và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ ba lớn nhất chống cự lại. Các thủy quân Nguyễn bám sát tàu, bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gãy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hòa Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hỏa thiêu, chết la liệt trên biển. Có 7 tên nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.
    Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tù binh đến trước mặt người Hòa Lan nói:
    - Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ.
    4. Chúa Nguyễn Phước Tần còn gọi là Chúa Hiền (1648-1687)
    Chiến tướng khi còn thế tử:
    Khi chưa lên ngôi Nguyễn Phúc Tần là một chiến tướng. Suốt thời gian làm chúa, ông đánh nhau với Trịnh nhiều phen.
    Trước khi lên ngôi vài tháng, Trịnh Tráng sai đô đốc Tiến quận Công là Lê Văn Hiểu (có nơi chép là Hàn Tiến) đem quân thủy bộ vào đánh miền Nam. Bộ binh đóng ở đất Nam Bố Chính; còn thủy quân thì đánh vào cửa Nhật Lệ.
    Bấy giờ hai cha con Trương Phúc Phấn quyết tâm ra sức giữ Lũy trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không tiến lên được.
    5. Chúa Nguyễn Phúc Trân còn gọi là Chúa Nghĩa (1687-1691)
    Người chọn Phú Xuân làm đất kinh thành:
    Người đời sau nhắc đến Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trân là nhờ chúa đã dời phủ từ Kim Long về Phú Xuân, địa thế bằng phẳng, đẹp đẽ, tiếp nối nhiều đời chọn làm kinh đô.
    Việc lập dinh định phủ có từ lúc Nguyễn Hoàng mới vào trấn đất Thuận Hóa thì đóng dinh ở ái Tử (thuộc huyện Đăng Xương, gần tỉnh lî Quảng Trị). 13 năm sau (1570) lại dời vào Trà Bát ở huyện ấy tức là Cát Dinh. Đến năm Bính Dần (1626) chúa Sãi khắp nơi chống nhau với Chúa Trịnh, mới dời dinh vào làng Phúc An (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên). Năm Bính Tý (1636) chúa Thượng lại dời phủ vào Kim Long (huyện Hương Trà), tỉnh Thừa Thiên. Năm Đinh Mão (1687) chúa Nghĩa đem phủ về làng Phú Xuân, là đất kinh thành bây giờ, gọi là chính dinh. Chỗ phủ cũ để làm Thái tông miếu thờ chúa Hiền.
    to be or not to be
    VuIT
  7. VuIT

    VuIT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2003
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    Chín Chúa
    1. Chúa Nguyễn Hoàng còn gọi là Chúa Tiên (1558-1613)
    Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa:
    Nguyễn Kim có hai con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng làm tướng lập được nhiều công trạng. Trịnh Kiểm là anh rể sợ họ Nguyễn tranh giành mới tìm cách giết Nguyễn Uông đi. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân. Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về. Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ "Hoành son nhất *****, vạn đại dung thân" (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời).
    Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam.
    Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Đầu tiên Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong.
    Khi nên trời cũng chiều người:
    Khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc, vào đóng dinh ở đất ái Tử, tướng Lập Bạo của nhà Mạc đem một toán quân đi 60 chiến thuyền, theo đường hải đạo vào đóng ở làng Hồ Xá và ở làng Lạng Uyển, thuộc huyện Minh Linh, để đánh Nguyễn Hoàng. Hai bên đánh nhau nhiều lần chưa phân thắng bại. Một đêm chúa Nguyễn đang đóng binh bên bờ sông, nghe dưới sông có tiếng trảo trảo, Chúa lấy làm lạ ra xem thì thấy sóng gió rất hãi hùng. Nhân đó chúa quỳ xuống khấn nguyện rằng : Thần sông linh thiêng thì cố giúp ta trừ giặc. Đêm hôm ấy chúa nằm mộng thấy một người đàn bà sắc đẹp lộng lẫy, dáng dấp uyển chuyển nhẹ nhàng đi lại gần chúa và bảo rằng: "Nhà ngươi hãy dùng mỹ nhân kế mới thắng được giặc". Thức dậy, Chúa vui mừng vì được điềm lành. Bỗng nàng hầu Ngô Thị mang nước vào cho chúa. Nàng cũng xinh đẹp khác thường. Chúa liền sai Ngô thị dùng mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. Về phần Lập Bạo, y dương dương tự đắc vì thấy chúa Nguyễn không làm gì được mình, nên chè chén, hát xướng suốt ngày. Đang ngất ngưởng, Lập Bạo thấy nàng Ngô Thị sắc nước hương trời mang lễ vật và thư giảng hòa của Chúa Nguyễn xin vào yết kiến. Lập Bạo vốn là người hiếu sắc, thấy Ngô Thi liếc mắt đưa tình, nên bị mê hoặc đồng ý để hai bên giảng hòa trong một thời gian. Được việc, Ngô Thị xin cáo lui, nhưng đi mà đôi mắt Ngô Thị không rời Lập Bảo. Nàng cứ liếc mắt đưa tình ra chiều lả lơi. Bạo vội vàng đi theo nhưng không thể nào bắt kịp Ngô Thị. Cứ thế đến chỗ phục binh của chúa Nguyễn, một phát súng lệnh nổ, quân mai phục tỏa ra. Lập Bạo biết mắc mưu liền lao nhanh xuống nước. Nhưng y lặn đến đâu trên mặt nước có con chim chài cá kêu vang bay theo đến đó. Quân Chúa Nguyễn nhờ vậy mà theo dõi được đường bơi của Lập Bạo. Lập Bạo lặn mãi cho đến làng Vân Trình cuối sông Vĩnh định mới nổi lên. Quan quân Chúa Nguyễn giết được vô số quân Mạc.
    Để tưởng nhớ ơn sâu của thủy thần giúp, Chúa Nguyễn cho lập đền thờ ngay tại làng ái Tử và phong là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hiệu Phu Nhân. Miếu Trảo Trảo rất linh ứng được nhân dân lo hương khói hàng năm.
    2. Chúa Nguyễn Phước Nguyên còn gọi là Chúa Sãi (1613-1635)
    Buổi đầu chúa tôi tương ngộ:
    Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng "Đất Thuận Quảng này bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân và núi Bi Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dựng võ. Vậy ta phải thương yêu nhân dân, luyện tập binh sĩ mới gây dựng cơ nghiệp muôn đời".
    Nguyễn Phúc Nguyên khóc mà bái tạ lãnh mạng. Bấy giờ Thụy Quân Công 51 tuổi lên nối ngôi, tên hiệu là Sãi Vương. Vương cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền, ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan khám lý Trần Đức Hòa tiến cử Đào Duy Từ trong cơ hội đó. Sự kiện kiến Đào Duy Từ với chúa Sãi trở thành một giai thoại.
    Sau khi được sự chấp thuận của chúa Sãi, cách mấy tháng sau, Trần Đức Hòa cùng đi với Duy Từ ra công phủ chờ đợi. Đức Hòa sắm mũ chầu cho Duy Từ đội để cho đầy đủ nghi thức tiến dẫn, nhưng Duy Từ gạt đi. Có chức thì mới có mũ đội, không có chức thì không dám đội mũ. Rỗi cứ để đầu trần đi vào phủ chúa.
    Bấy giờ chúa Sãi đang ngồi trên điện, nghĩ ngợi tìm cách thử tài Duy Từ. Chúa mặc áo trắng, đi hài xanh, tay cầm long trượng, vai khoác tủi vải. Khi thấy Duy Từ tiến vào, bèn ra ngoài cửa đứng chờ, nét mặt vui vẻ rạng rỡ. Duy Từ khẽ hỏi Đức Hòa:
    - Người là ai vậy, thưa cha?
    Quan khám lý khẽ đáp:
    - Vương thượng đấy,con mau đến lạy chào.
    Duy Từ nghe nói thế chỉ cười nhạt, không chịu đến chào rồi rảo chân bước đi ra, gần ra khỏi sân, Đức Hoa đuổi kịp trách rằng:
    - Chúa ngự ra đây để đợi, sao con không lạy chào. Con không chịu lạy thì tội tất phải qui vào ta thôi.
    Duy Từ đáp:
    - Đây là tư thế của Vương Thượng lúc sắp đi dạo chơi với bọn con gái, không phải là nghi lễ tiếp khách đãi hiền. Nếu con lạy chào tức là phạm tội khi quân, vì thế không dám lạy, có tội gì đâu? Khám lý nghe vậy phát gắt, thúc giục đến lạy chào nhưng Duy Từ vẫn đứng yên một chỗ. Thế là Sãi Vương biết ý, trở vào trong phủ sửa sang áo mũ, lên ngồi ở công đường sai nội giám lấy áo mũ quan văn đem ra ban cho Duy Từ rồi mới vào sảng đường bái yết. Duy Từ lúc ấy mới cùng đi với viên nội giám vào trong sảnh bái kiến Sãi Vương. Chúa tôi đàm đạo tương đắc. Từ đó Sãi Vương thường gọi Duy Từ vào phòng riêng, bàn mưu kế chống nhau với chúa Trịnh, xây dựng quốc gia, có khi bàn suốt cả ngày không biết chán.
    Bài thơ trong mâm hai đáy:
    Năm Đinh Mão (1627), Trịnh Tráng sai quan vào Thuận Hóa giả tiếng nhà vua sai vào đòi tiền thuế từ 3 năm trước. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Trịnh Tráng lại sai sứ mang sắc vua Lê vào dụ chúa Sãi cho con ra chầu và lấy 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền để đưa cống nhà Minh.
    Nhận được sắc phong, chúa Sãi họp triều thần hỏi mưu kế. Đào Duy Từ dâng kế, cho người làm một cái mâm hai đáy, trên sắp sản vật, giữa để sắc thư, lại cử Lai Văn Khuông làm chánh sứ đưa phẩm vật ra tạ ơn chúa Trịnh.
    Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Văn Khuông ứng đối khá trôi chảy.
    Chúa hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn đi thăm kinh thành để chờ chúa dạy bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang mà Đào Duy Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻ trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, Chúa Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ sắc trước, và một bài thơ 4 câu, mỗi câu bốn chữ như sau:
    Mâu nhi vô địch
    Mịch phi kiến tích
    Ái lạc tâm trường
    Lực lai tương địch
    Triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải nhờ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan giải mã. Đọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích.
    Đây là lối chơi chữ của Đào duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư, Chữ mịch không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ, chữ lực cùng đối địch với chữ lai thi thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ 4 câu trên là "Dư bất thụ sắc" tức là "Ta không nhận sắc". Nghe xong, Trịnh Trạng vội cho người tìm bắt Văn Khuông, nhưng Khuông đã cao chạy xa bay rồi.
    Trạng muốn phát binh vào đánh, gặp Cao Bằng và Hải Dương có giặc, bèn thôi.
    Văn Khuông về đến nơi, Chúa mừng lắm nói rằng:"Duy Từ là Tử Phòng và Khổng Minh ngày nay", thưởng cho rất hậu, lại cho Văn Khuông thăng Cai Hợp.
    3. Chúa Nguyễn Phước Lan còn gọi là Chúa Thượng (1635-1648)
    Tranh giành ngôi báu:
    Năm ất Hợi (1635) chuá Sãi mất, con là Nguyễn Phúc Lan lên nối nghiệp gọi là chúa Thượng.
    Nghe tin chúa Thượng nối nghiệp, hoàng tử thứ ba là Nguyễn Phúc Anh đang trấn giữ ở Quảng Nam âm mưu phản nghịch. Phúc Anh viết thư sai người mật ra Bắc, yêu cầu chúa Trịnh đem quân vào đánh, Anh sẽ tiếp tay. Lại mời ký lục Vân Hiên hiến kế đắp lũy Câu Đê làm kế cố thủ. Xuống lệnh cấm ở các cửa biển không cho dân chúng ra vào. Lại sai tướng Khang Lộc tiết chế thủy bộ quân làm tiên phong đem quân rải đóng ở cửa biển Đà Naüng, không chịu về triều nhận lệnh. Riêng Phúc Anh tự mình đem quân đến đóng đồn ở lũy Câu Đê để xem thế đánh giữ.
    Chúa Thượng nghe tin, cả giận bèn mời chú là Tường Quận Công Nguyễn Phúc Khê vào phủ khóc bảo rằng:
    "Cháu với Dương Nghĩa hầu (chỉ Phúc Anh) là anh em cùng cha một mẹ sinh ra, chung gốc liền cành, hoạn nạn giúp nhau, phú quý cùng hưởng. Ai ngờ Dương Nghĩa manh tâm tiếm đoạt phản nghịch, giết hại dân chúng trong miền. Cháu muốn nhường ngôi cho hắn để khỏi sinh sự tranh giành không biết có nên chăng? Mong tôn thúc liệu xét cho".
    Nguyễn Phúc Khê nghe xong bừng bừng tức giận nói:
    "Dương Nghĩa là đồ lục sục không nghĩ gì đến công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Nay hắn đã dấy binh làm loạn, tội khó dung tha còn phải hồ nghi gì nữạ" Bèn sai tướng đem quân lên đường. Hai bên xáp chiến một trận bất phân thắng bại. Cai đội bộ binh, tước Dương Sơn và Công tôn Tuyên lộc bất ngờ đem quân đánh qua cửa Hải Vân, tiến vào Quảng Nam.
    Dương Sơn vào trước trong doanh trại của Dương Nghĩa hầu thu được quyển sổ "Đồng tâm hướng thuận". (cùng lòng theo về) chép tên họ các quan văn võ và dân chúng ước khoảng vài trăm người, trên hơn 10 tờ giấy. Suy đi nghĩ lại Dương Sơn xé bỏ khoảng 5,6 tờ. Tiếp đến Tuyên Lộc phóng hỏa thiêu cháy trại quân của Dương Nghĩa. Dương Nghĩa chạy trốn về phía cửa biển Đại Chiêm. Tuyên Lộc đuổi bắt được, đóng gông giải về.
    Đến khi luận tội Phúc Anh nằm rạp xuống kêu oan. Chúa Thượng không nở ra lệnh giết. Nguyễn Phúc Khê tâu:
    "Anh là kẻ phản nghịch, tội rất lớn, xin cứ phép gia hình để răn bọn loạn tặc"
    Chúa dù đau xót phải nghe theo.
    Chuỗi hoa tình ái:
    Tống Thị, vợ của Hữu Phủ Khánh Mỹ, trấn thủ ở Quảng Nam là người có nhan sắc hoa nhường, nguyệt thẹn. Khánh Mỹ chết sớm, Tống Thị có dịp ra vào phủ chúa, ý muốn tư tình với Thượng Vương nhưng Vương không chú ý đến. Tống Thị về xâu một chuỗi hoa như vòng ngọc liên châu rất đẹp, sai người đêm đến dâng cho chúa. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát xúc động lòng yêu. Từ đó, chúa đem lòng thương yêu Tống thị.
    Năm Kỷ Mão (1639) Tống Thị thân vào phủ chúa chầu hầu. Nàng sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh góa bụa thảm thiết, nhan sắc lại cực kỳ diễm lệ. Chúa Thượng nổi tình riêng, sau đó mời nàng vào nội thất chung chăn gối.
    Từ đó, chúa hết mực sùng ái Tống Thị. Nàng trình bẩm việc gì, chúa cũng nghe theo. Tống Thị lựa lời khéo léo để chúa vui lòng, nghĩ cách chiếm đoạt của cải của dân để làm giàu riêng. Các quan đại thần căm ghét Tống Thị, tìm cách can gián nhưng chúa không nghe. Cho hay, nhan sắc phái đẹp quả là có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân Vương dũng cảm, sáng suốt. Sau này Phúc Lan trúng độc Tống Thị mà chết.
    Chiến công vang dội:
    Làm vua được 9 năm vị Chúa đa tình này lập được chiến công vang dội. Lần đầu tiên trong lịch sử thủy chiến, thủy quân Việt Nam đã đánh thắng thủy quân Âu Châu.
    Năm 1643, Hòa Lan theo lời yêu cầu của chúa Trịnh cho 3 chiếc tàu đồng kiểu tròn, võ trang nhiều trọng pháo tiến vào cửa Eo (Thuận An) mưu đồ xâm lược.
    Chúa Thượng họp quần thần bàn định nên đưa chiến thuyền của mình ra đánh tàu Hoa Lan hay không. Vì chưa bao giờ xáp chiến với Tây Dương, nên quần thần không dám hứa chắc là thắng. Lúc ấy Chúa hỏi một người Hòa Lan giúp việc quân sư cho Chúa, người ấy tự phụ trả lời:
    "Tàu Hòa Lan chỉ sợ mãnh lực và quân đội của trời thôị"
    Nghe vậy, chúa cảm thấy bị xúc phạm. Ông thân hành đến cửa Eo, ra lệnh cho thủy quân chèo thuyền ra đánh thẳng vào 3 chiếc tàu của Hòa Lan.
    Hàng trăm chiếc thuyền Việt Nam xông thẳng vào các chiếc tàu Hòa Lan, mặc đại bác bắn ra như mưa.
    Bốn mặt tàu Hòa Lan đều bị tấn công. Nhờ thuyền nhỏ, cơ động nhanh nhẹn nên mặc dù bị một số đạn, tàu Việt Nam vẫn bao vây tấn công vào tàu Hòa Lan quyết liệt. Chúng vô cùng kinh hoàng không ngờ thủy quân chúa Nguyễn gan dạ đến thế. Chiếc nhỏ nhất vội luồn lách chạy thoát thân. Chiếc thứ hai thảng thốt đâm vào đá, cả thủy thủ đoàn và tàu chìm nghỉm xuống biển. Chiếc thứ ba lớn nhất chống cự lại. Các thủy quân Nguyễn bám sát tàu, bẻ bánh lái. Một số nhảy lên tàu, chặt gãy cột buồm. Bị dồn vào thế tuyệt vọng, thuyền trưởng Hòa Lan cho nổ kho thuốc súng. Thế là tất cả thủy thủ bị hỏa thiêu, chết la liệt trên biển. Có 7 tên nhảy xuống biển, cố bơi thoát nhưng đều bị tóm cổ.
    Thắng trận trở về, chúa Thượng dẫn 7 tù binh đến trước mặt người Hòa Lan nói:
    - Cần chi mãnh lực và quân đội của trời mới phá được. Chiến thuyền của ta cũng khá đấy chứ.
    4. Chúa Nguyễn Phước Tần còn gọi là Chúa Hiền (1648-1687)
    Chiến tướng khi còn thế tử:
    Khi chưa lên ngôi Nguyễn Phúc Tần là một chiến tướng. Suốt thời gian làm chúa, ông đánh nhau với Trịnh nhiều phen.
    Trước khi lên ngôi vài tháng, Trịnh Tráng sai đô đốc Tiến quận Công là Lê Văn Hiểu (có nơi chép là Hàn Tiến) đem quân thủy bộ vào đánh miền Nam. Bộ binh đóng ở đất Nam Bố Chính; còn thủy quân thì đánh vào cửa Nhật Lệ.
    Bấy giờ hai cha con Trương Phúc Phấn quyết tâm ra sức giữ Lũy trường Dục, quân Trịnh đánh mãi không tiến lên được.
    5. Chúa Nguyễn Phúc Trân còn gọi là Chúa Nghĩa (1687-1691)
    Người chọn Phú Xuân làm đất kinh thành:
    Người đời sau nhắc đến Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trân là nhờ chúa đã dời phủ từ Kim Long về Phú Xuân, địa thế bằng phẳng, đẹp đẽ, tiếp nối nhiều đời chọn làm kinh đô.
    Việc lập dinh định phủ có từ lúc Nguyễn Hoàng mới vào trấn đất Thuận Hóa thì đóng dinh ở ái Tử (thuộc huyện Đăng Xương, gần tỉnh lî Quảng Trị). 13 năm sau (1570) lại dời vào Trà Bát ở huyện ấy tức là Cát Dinh. Đến năm Bính Dần (1626) chúa Sãi khắp nơi chống nhau với Chúa Trịnh, mới dời dinh vào làng Phúc An (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên). Năm Bính Tý (1636) chúa Thượng lại dời phủ vào Kim Long (huyện Hương Trà), tỉnh Thừa Thiên. Năm Đinh Mão (1687) chúa Nghĩa đem phủ về làng Phú Xuân, là đất kinh thành bây giờ, gọi là chính dinh. Chỗ phủ cũ để làm Thái tông miếu thờ chúa Hiền.
    to be or not to be
    VuIT
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại gọi là Ngựa Thượng Tứ?
    Ở Huế, khi nói về một người đàn bà hung dữ, có lời ăn tiếng nói thô lỗ, cử chỉ vùng vằng, người ta thường ví kẻ đó như Con ngựa Thượng Tứ. Thượng là thuộc về của Vua. Tứ là xe bốn bánh do ngựa kéo. Gần cửa Đông Nam, một trong tám cửa của kinh thành Huế, xưa có khu vườn nuôi ngựa để kéo xe cho vua. Những con ngựa này thường là dữ dằn phải do đội phi kỵ vệ và khinh kỵ vệ nuôi dạy, huấn luyện cho ngựa trở nên thuần. Người đàn bà dữ dằn lúc nào cũng ***g lên như ngựa chứng thì có gọi là ?ongựa Thượng Tứ? cũng đúng thôi. Cửa Đông Nam vì ở gần khu Thượng Tứ nên cũng được dân Huế gọi luôn là cửa Thượng Tứ, không ai còn để ý đến hai chữ Đông Nam ghi trên vọng lâu nữa.
    Chợ Đông Ba hay chợ Đông Hoa?
    Chợ Đông Ba, ngôi chợ lớn nhất trong các chợ ở Huế, vốn có tên thật là chợ Đông Hoa ?" cửa Đông Ba xưa cũng gọi là cửa Đông Hoa. Đây là một cái tên do ta bắt chước Trung Quốc. Thời Tần Thủy Hoàng bên Tàu cũng có một cái cửa gọi là cửa Đông Hoa. Chỉ vì tránh phạm húy mà người Huế phải gọi trệch ra là Đông Ba vì tên Hoa là tên của bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, được phong Tá Thiên Nhân hoàng hậu, gốc người Biên Hòa (Nam Bộ).
    Nếu ta nghe người Huế xưa gọi ?oÁnh sáng? là ?oYến sáng'? thì cũng đừng ngạc nhiên vì họ sợ phạm húy bởi ?oÁnh? là tên vua Gia Long nên phải đổi ra thành Yến.
    Lão thi ông Ưng Bình Thúc Giạ khi làm thơ cũng đổi chữ ?ocánh phồn hoa? ra ?ocánh phiền ba? bởi hơn ai hết, ông phải kỵ húy vì ông là người trong Hoàng tộc.
    Bắt trẻ con làm cá, lấy trấu làm tép!
    Nhân vùng biển Thuận An sắp trở thành thị xã, xin kể vài tục lạ của người dân vùng biển này có từ thời xa xưa.
    Dân chài lưới ở Thuận An rất sùng bái nữ thần Thái Dương vì vị thần này đã nhiều phen giúp họ làm ăn phát đạt. Họ lập miếu thờ và mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch lại tổ chức lễ hội, trang điểm cho tượng thần, bày ra các trò vui chơi và cúng tế để cầu yên. Họ thường nhắc câu: "20 làm tốt, 21 xâu tai, 22 đeo hoa, 23 tế Nhân". Xâu tai, đeo hoa là làm đẹp cho tượng thần và Nhân là tên của nữ thần Thái Dương.
    Ngư dân ở đây đã lấy lưới vây trên bến cạn, bắt một số trẻ em trần truồng cho vào trong lưới giả làm cá vừa lưới được, xong nhiều người đem rổ rá đến mua. Cũng diễn ra cảnh chọn cá và kỳ kèo, trả giá, xong thì đem bọn trẻ sang bờ bên kia thả cho chúng chạy.
    Họ cũng dùng trấu giả làm tép biển và lấy vợt xúc lên, giả như đang thu hoạch. Tiếp sau đó, có những trò vui như đua trải, nhậu nhẹt và hát bội cho dân làng xem.
    Người Huế mà không được nói... tiếng Huế!
    Đó là lệnh cấm đối với các thiếu nữ được tuyển vào làm cung phi trong Nội, dưới triều Nguyễn. Họ không được nói rặt giọng Huế mà phải nói y như giọng dân Phường Đúc. Phường Đúc là khu quần cư tập trung các người thợ đúc đồng tài giỏi do triều dình tuyển từ Bắc vào hoặc trong Nam ra. Họ là tác giả của chuông chùa Linh Mụ, Cửu vị Thần Công và Cửu Đỉnh ở Huế. Những sản phẩm của họ dãi nắng, dầm mưa, trải bao tuế nguyệt đến nay vẫn chẳng chút nứt rạn hay có tì vết gì. Họ mang theo gia đình ra làm ăn sinh sống lâu ngày ở Huế nên hòa đồng ngôn ngữ với dân địa phương. Dân Phường Đúc không nói rặt một giọng nào mà pha trộn nửa nọ, nửa kia. Các cung phi trong Nội phải bắt chước giọng Phường Đúc, nghĩa là vừa nói nửa Trung, nửa Nam, ai không tuân thì bị tội. Tại sao lại có hiện tượng này? Kể cũng khó hiểu. Và lệnh này có từ đời nào? Có người đưa ra giả thuyết: có lẽ chuyện này xuất phát từ thời bà Từ Dũ vốn là một phụ nữ Nam Bộ, con gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng, người Gia Định. Bà được phong Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, lấy vua Thiệu Trị, đứng đầu bộ phận ?ohậu cần? của Hoàng đế, có nhiều quyền uy đối với các cung phi khắp ba cung, sáu viện. Có lẽ bà muốn những người dưới tay mình phải dùng giọng nói pha âm sắc Nam Bộ để trao đổi cho dể hiểu chăng, bởi vì người Tân Hòa ?" Gia Định nghe giọng Huế ?ođặc sệt? có thể không hiểu mô tê chi cả.
    Cũng có thể lệ này xuất hiện sớm hơn, từ thời Minh Mạng vì ông này nổi tiếng là ông vua có nhiều vợ và phần lớn là người miền Nam.
    Về giọng nói Phường Đúc thì cho đến nay, thời gian qua quá lâu, trải nhiều thế hệ, giọng nửa Nam nửa Trung đã trở thành Huế rặt.
    Ngoài ra còn có một hiện tượng buồn cười khác là các người làm việc trong nội dù là cung phi, lão tỳ, thị tỳ, nô nhân hay nê nhân, lúc mới vào đều phải tự nguyện ?ocâm? đi trong thời gian sáu tháng. Suốt thời gian này, họ không nói gì cả hoặc nói rất ít. Không nói vì sợ phạm húy, lỡ mồm lỡ miệng thì mang họa vào thân. Chờ khi nào thuộc lòng những chữ ?onên tránh? gồm trọng húy và khinh húy, hoặc những chữ cấm nói như: chết chóc, đui què, máu me, phong hủi... vì những từ này mang điềm gỡ hoặc thô tục, lúc đó họ mới được phép... hết câm.(st)
    to be or not to be
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại gọi là Ngựa Thượng Tứ?
    Ở Huế, khi nói về một người đàn bà hung dữ, có lời ăn tiếng nói thô lỗ, cử chỉ vùng vằng, người ta thường ví kẻ đó như Con ngựa Thượng Tứ. Thượng là thuộc về của Vua. Tứ là xe bốn bánh do ngựa kéo. Gần cửa Đông Nam, một trong tám cửa của kinh thành Huế, xưa có khu vườn nuôi ngựa để kéo xe cho vua. Những con ngựa này thường là dữ dằn phải do đội phi kỵ vệ và khinh kỵ vệ nuôi dạy, huấn luyện cho ngựa trở nên thuần. Người đàn bà dữ dằn lúc nào cũng ***g lên như ngựa chứng thì có gọi là ?ongựa Thượng Tứ? cũng đúng thôi. Cửa Đông Nam vì ở gần khu Thượng Tứ nên cũng được dân Huế gọi luôn là cửa Thượng Tứ, không ai còn để ý đến hai chữ Đông Nam ghi trên vọng lâu nữa.
    Chợ Đông Ba hay chợ Đông Hoa?
    Chợ Đông Ba, ngôi chợ lớn nhất trong các chợ ở Huế, vốn có tên thật là chợ Đông Hoa ?" cửa Đông Ba xưa cũng gọi là cửa Đông Hoa. Đây là một cái tên do ta bắt chước Trung Quốc. Thời Tần Thủy Hoàng bên Tàu cũng có một cái cửa gọi là cửa Đông Hoa. Chỉ vì tránh phạm húy mà người Huế phải gọi trệch ra là Đông Ba vì tên Hoa là tên của bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, được phong Tá Thiên Nhân hoàng hậu, gốc người Biên Hòa (Nam Bộ).
    Nếu ta nghe người Huế xưa gọi ?oÁnh sáng? là ?oYến sáng'? thì cũng đừng ngạc nhiên vì họ sợ phạm húy bởi ?oÁnh? là tên vua Gia Long nên phải đổi ra thành Yến.
    Lão thi ông Ưng Bình Thúc Giạ khi làm thơ cũng đổi chữ ?ocánh phồn hoa? ra ?ocánh phiền ba? bởi hơn ai hết, ông phải kỵ húy vì ông là người trong Hoàng tộc.
    Bắt trẻ con làm cá, lấy trấu làm tép!
    Nhân vùng biển Thuận An sắp trở thành thị xã, xin kể vài tục lạ của người dân vùng biển này có từ thời xa xưa.
    Dân chài lưới ở Thuận An rất sùng bái nữ thần Thái Dương vì vị thần này đã nhiều phen giúp họ làm ăn phát đạt. Họ lập miếu thờ và mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch lại tổ chức lễ hội, trang điểm cho tượng thần, bày ra các trò vui chơi và cúng tế để cầu yên. Họ thường nhắc câu: "20 làm tốt, 21 xâu tai, 22 đeo hoa, 23 tế Nhân". Xâu tai, đeo hoa là làm đẹp cho tượng thần và Nhân là tên của nữ thần Thái Dương.
    Ngư dân ở đây đã lấy lưới vây trên bến cạn, bắt một số trẻ em trần truồng cho vào trong lưới giả làm cá vừa lưới được, xong nhiều người đem rổ rá đến mua. Cũng diễn ra cảnh chọn cá và kỳ kèo, trả giá, xong thì đem bọn trẻ sang bờ bên kia thả cho chúng chạy.
    Họ cũng dùng trấu giả làm tép biển và lấy vợt xúc lên, giả như đang thu hoạch. Tiếp sau đó, có những trò vui như đua trải, nhậu nhẹt và hát bội cho dân làng xem.
    Người Huế mà không được nói... tiếng Huế!
    Đó là lệnh cấm đối với các thiếu nữ được tuyển vào làm cung phi trong Nội, dưới triều Nguyễn. Họ không được nói rặt giọng Huế mà phải nói y như giọng dân Phường Đúc. Phường Đúc là khu quần cư tập trung các người thợ đúc đồng tài giỏi do triều dình tuyển từ Bắc vào hoặc trong Nam ra. Họ là tác giả của chuông chùa Linh Mụ, Cửu vị Thần Công và Cửu Đỉnh ở Huế. Những sản phẩm của họ dãi nắng, dầm mưa, trải bao tuế nguyệt đến nay vẫn chẳng chút nứt rạn hay có tì vết gì. Họ mang theo gia đình ra làm ăn sinh sống lâu ngày ở Huế nên hòa đồng ngôn ngữ với dân địa phương. Dân Phường Đúc không nói rặt một giọng nào mà pha trộn nửa nọ, nửa kia. Các cung phi trong Nội phải bắt chước giọng Phường Đúc, nghĩa là vừa nói nửa Trung, nửa Nam, ai không tuân thì bị tội. Tại sao lại có hiện tượng này? Kể cũng khó hiểu. Và lệnh này có từ đời nào? Có người đưa ra giả thuyết: có lẽ chuyện này xuất phát từ thời bà Từ Dũ vốn là một phụ nữ Nam Bộ, con gái của Đại thần Phạm Đăng Hưng, người Gia Định. Bà được phong Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, lấy vua Thiệu Trị, đứng đầu bộ phận ?ohậu cần? của Hoàng đế, có nhiều quyền uy đối với các cung phi khắp ba cung, sáu viện. Có lẽ bà muốn những người dưới tay mình phải dùng giọng nói pha âm sắc Nam Bộ để trao đổi cho dể hiểu chăng, bởi vì người Tân Hòa ?" Gia Định nghe giọng Huế ?ođặc sệt? có thể không hiểu mô tê chi cả.
    Cũng có thể lệ này xuất hiện sớm hơn, từ thời Minh Mạng vì ông này nổi tiếng là ông vua có nhiều vợ và phần lớn là người miền Nam.
    Về giọng nói Phường Đúc thì cho đến nay, thời gian qua quá lâu, trải nhiều thế hệ, giọng nửa Nam nửa Trung đã trở thành Huế rặt.
    Ngoài ra còn có một hiện tượng buồn cười khác là các người làm việc trong nội dù là cung phi, lão tỳ, thị tỳ, nô nhân hay nê nhân, lúc mới vào đều phải tự nguyện ?ocâm? đi trong thời gian sáu tháng. Suốt thời gian này, họ không nói gì cả hoặc nói rất ít. Không nói vì sợ phạm húy, lỡ mồm lỡ miệng thì mang họa vào thân. Chờ khi nào thuộc lòng những chữ ?onên tránh? gồm trọng húy và khinh húy, hoặc những chữ cấm nói như: chết chóc, đui què, máu me, phong hủi... vì những từ này mang điềm gỡ hoặc thô tục, lúc đó họ mới được phép... hết câm.(st)
    to be or not to be
  10. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Bảo tồn nhà vườn, nhà kiến trúc truyền thống ở Huế
    Hiện nay tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế có 1.778 ngôi nhà vườn lớn nhỏ, diện tích nhỏ nhất từ 400 m2 trở lên. Trong đó có khoảng 675 nhà vườn thuộc diện tiêu biểu. Bên cạnh đó, nhà kiến trúc truyền thống (còn gọi là nhà rường) còn lại vào khoảng 900 nhà. Tất cả tập trung tại các phường nội thành Huế, Bao Vinh, Phú Cát, Phú Hiệp, Kim Long...

    Nhà vườn - nét đặc trưng của Huế

    Vườn Ngọc Sơn công chúa.
    Từ trên cao nhìn xuống, Huế như một thảm xanh trải rộng, nhất là các phường ở nội thành. Nhà nào cũng gắn với mảnh vườn và núp bóng dưới cây xanh. Ở đây, nhiều năm qua, chính quyền thành phố có quy định hết sức có lý khi chỉ cho phép các hộ làm nhà không cao quá 2 tầng để phù hợp với không gian kiến trúc chung, và không cho phép ai mua bán hoặc chuyển nhượng đất dưới 200 m2, có nghĩa là nếu một ai muốn làm nhà ở khu vực nội thành, thì đất phải đủ rộng để lập được vườn. Vì thế, khi mà cơ chế thị trường bùng phát, giá đất tăng vọt, Huế vẫn giữ được cho mình nét đặc trưng, với những "vườn ai mướt quá xanh như ngọc".

    Khó có nơi nào có một môi trường đô thị có nhiều cây xanh như ở Huế. Hiện nay, tính bình quân, mỗi người dân ở đây đã đạt 6,7m2 xanh/ người. Huế đang phấn đấu trong tương lai gần đạt 10m2 xanh/ người, là chỉ tiêu có thể thành hiện thực. Những trưa hè, dạo dưới tán cây trong vườn nhà ở Huế thật là thú vị. Những cái tên vườn như vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, Ngọc Sơn công chúa... đã trở nên quen thuộc đối với du khách. Một thời, những ngôi nhà, vườn mang nét đặc trưng đó đều là của những bậc vương tôn, quan lại, và của những gia đình giàu có. Khác với cái miệt vườn Nam Bộ, là nơi làm kinh tế, còn vườn Huế phần lớn của tầng lớp thượng lưu, họ chỉ để làm nơi thờ cúng, nghỉ ngơi, giáo dục con cái, sinh hoạt văn hóa là chính. Vai trò kinh tế trong nhà vườn không là quan trọng. Chính vì lẽ đó, hiện tại đã đặt vườn Huế trong thử thách, khi mà cuộc sống của những bậc đế vương, quyền quí đã lùi dần vào dĩ vãng. Người chủ vườn Huế nay phải đối mặt với cuộc sống vất vả, trong kế mưu sinh hàng ngày. Không ít chủ vườn, cắt dần đất để bán, tuy chưa phổ biến, nhưng thực trạng đó đã rung tiếng chuông báo động cho việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy vốn nhà vườn hiện có của Huế bây giờ.
    Riêng phường Kim Long, nằm trên đường Huế đi chùa Thiên Mụ, có chừng 800 ngôi nhà vườn, có diện tích từ 1000 m2- 8.700 m2. Để giữ được vườn Huế, theo chúng tôi, những chủ vườn phải sống được bằng chính mảnh vườn của họ. Vườn Huế không phải chỉ để nhìn ngắm, mà vườn Huế phải đóng góp đáng kể trong đời sống kinh tế gia đình. Trong dịp Festival Huế 2002, những người làm du lịch Huế đã đi tiên phong trong việc khai thác vườn Huế phục vụ cho khách tham quan. Và đã chọn khu nhà vườn Phú Mộng - Kim Long làm điểm khởi đầu. Người ta đã chon 7 ngôi nhà vườn ở đây, trong đó có vườn An Lạc viên. Mỗi hộ được vay 10 triệu đồng cho mục đích sửa sang, tôn tạo lại nhà vườn, tiến hành bán vé cho khách tham quan, tạo thành tua du lịch nhà vườn hấp dẫn. Một số chủ vườn, như ông Hoàng Xuân Bậc năng động kết hợp với khách sạn Nguyễn Huệ tổ chức các bữa ăn cho khách du lịch ngay tại vườn nhà, thú vị, hấp dẫn du khách. Nếu ai đã một lần được thưởng thức những món ăn rất Huế, lại đắm mình trong một không gian đầy cây trái mát mẻ, thì nhớ mãi.
    Một mô hình khác, ở Huế vẫn còn những vùng vườn chuyên canh cây trái, tiêu biểu là vùng Lương Quán - Thủy Biều với những vườn cây thanh trà nổi tiếng. Xã Thủy Biều hiện có 102 ha vườn chuyên trồng cây thanh trà. Nhiều vườn thu được 100 triệu đồng/năm. Nhiều du khách đã tìm đến những miệt vườn để ngắm nhìn những vườn cây trĩu quả, khi về không quên mua những cây trái ở đây làm quà cho một chuyến đi.
    Tuy vậy, không ít vườn Huế đã bị mua bán, cắt xén, có khi chỉ âm thầm diễn ra theo kiểu mua bán trao tay, để trốn tránh sự giám sát, quản lý của chính quyền. Điều đó cũng thật dễ hiểu, khi bản thân các chủ vườn đều chịu bất lực trước các lo toan của cuộc sống. Một điển hình là phủ thờ tả quân Lê Văn Duyệt (ở Kim Long). Phủ này hiện do anh Lê Chánh Tuấn, cháu 10 đời của Tả quân trông nom. Ngôi phủ có 3 gian 2 chái nhà, nhưng tất cả trong tình trạng dột nát, xiêu vẹo. Toàn bộ hệ thống ngói đã được thay bằng tôn. Anh Tuấn cho biết, con cháu trong họ tộc đã quyết định trùng tu lại ngôi nhà, dự tính kinh phí khoảng 200 triệu đồng. Do không có kinh phí, con cháu đã phải cắt 500m2 đất trong phủ thờ để bán. Nhiều trường hợp khác cũng trong tình trạng tương tự.


    Vườn Tịnh Gia Viên. Tìm hướng đi cho việc bảo tồn nhà vườn hiện nay ở Huế đang là vấn đề nan giải. Vấn đề là phải giúp cho chủ nhân các nhà vườn lối đi có hiệu quả trong việc khai thác chính từ vườn của họ, hơn là những quy định trong việc cấm bán đất, bán nhà. Có như vậy mới phòng ngừa cho vườn Huế bị cắt xén, mua bán.
    Bảo tồn nhà kiến trúc Huế, chờ đến bao giờ
    Cũng như vườn Huế, nhà kiến trúc Huế hiện đang đứng trước một thực trạng nhà bị mục nát, gãy đổ, thất thoát và bị dỡ bán. Nhà kiến trúc Huế được làm bằng gỗ, thiết kế theo lối truyền thống, chạm trổ công phu. Tập trung nhiều nhất ở phố cổ Gia Hội, các phường Phú Hiệp, Bao Vinh, Phú Cát, Kim Long... Ước tính sơ bộ hiện còn 900 nhà kiến trúc tồn tại ở Huế.

    Thừa Thiên-Huế đã tiến hành điều tra, khảo sát và sẽ đầu tư tôn tạo, trùng tu, khai thác nhà ở kiến trúc truyền thống ở Huế. Tỉnh tiến hành phân loại, xếp hạng, nghiềm cấm việc sửa chữa, phá bỏ tùy tiện và chuyển nhượng trái phép. Tỉnh sẽ đầu tư khoảng 20 tỉ đồng, và huy động thêm một phần vốn trong dân theo phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm".
    Nhưng hiện tại, việc chờ dự án trùng tu làm cho nhiều chủ ngôi nhà mệt mỏi, trong khi nhà xuống cấp nghiêm trọng, lo dột nát, lo sập, mà muốn sửa cũng không được. Vợ chồng ông Phạm Văn Sắt ở 20 Bạch Đằng, chủ nhân của ngôi nhà kiến trúc cũng ở trong hoàn cảnh như vậy, bán không được mà sửa cũng chưa cho, vì sợ mất đi vẻ hoàn nguyên của ngôi nhà. Trong khi nhiều gia đình bất chấp, lén lút bán đi ngôi nhà rường của mình cho những khách hàng đến từ thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh phía Nam. Đã có tình trạng nhà rường bị bán đi nơi khác, như tình trạng nhà rông ở Tây Nguyên, hay nhà sàn ở Tây Bắc, bị bán xuống phố.
    Đã đến lúc không thể chậm trễ hơn được, các cấp chính quyền ở Thừa Thiên-Huế nên phân loại nhà, phân kỳ để tiến hành đầu tư, bảo tồn và tiến đến khai thác nhà ở kiến trúc ở Huế, nhằm phát huy giá trị của nó trong nét đặc trưng của văn hóa Huế, cũng như du lịch Huế.
    (Theo TT- TTXVN)
    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!

Chia sẻ trang này