1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Bảo tồn nhà vườn, nhà kiến trúc truyền thống ở Huế
    Hiện nay tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế có 1.778 ngôi nhà vườn lớn nhỏ, diện tích nhỏ nhất từ 400 m2 trở lên. Trong đó có khoảng 675 nhà vườn thuộc diện tiêu biểu. Bên cạnh đó, nhà kiến trúc truyền thống (còn gọi là nhà rường) còn lại vào khoảng 900 nhà. Tất cả tập trung tại các phường nội thành Huế, Bao Vinh, Phú Cát, Phú Hiệp, Kim Long...

    Nhà vườn - nét đặc trưng của Huế

    Vườn Ngọc Sơn công chúa.
    Từ trên cao nhìn xuống, Huế như một thảm xanh trải rộng, nhất là các phường ở nội thành. Nhà nào cũng gắn với mảnh vườn và núp bóng dưới cây xanh. Ở đây, nhiều năm qua, chính quyền thành phố có quy định hết sức có lý khi chỉ cho phép các hộ làm nhà không cao quá 2 tầng để phù hợp với không gian kiến trúc chung, và không cho phép ai mua bán hoặc chuyển nhượng đất dưới 200 m2, có nghĩa là nếu một ai muốn làm nhà ở khu vực nội thành, thì đất phải đủ rộng để lập được vườn. Vì thế, khi mà cơ chế thị trường bùng phát, giá đất tăng vọt, Huế vẫn giữ được cho mình nét đặc trưng, với những "vườn ai mướt quá xanh như ngọc".

    Khó có nơi nào có một môi trường đô thị có nhiều cây xanh như ở Huế. Hiện nay, tính bình quân, mỗi người dân ở đây đã đạt 6,7m2 xanh/ người. Huế đang phấn đấu trong tương lai gần đạt 10m2 xanh/ người, là chỉ tiêu có thể thành hiện thực. Những trưa hè, dạo dưới tán cây trong vườn nhà ở Huế thật là thú vị. Những cái tên vườn như vườn An Hiên, Lạc Tịnh Viên, Ngọc Sơn công chúa... đã trở nên quen thuộc đối với du khách. Một thời, những ngôi nhà, vườn mang nét đặc trưng đó đều là của những bậc vương tôn, quan lại, và của những gia đình giàu có. Khác với cái miệt vườn Nam Bộ, là nơi làm kinh tế, còn vườn Huế phần lớn của tầng lớp thượng lưu, họ chỉ để làm nơi thờ cúng, nghỉ ngơi, giáo dục con cái, sinh hoạt văn hóa là chính. Vai trò kinh tế trong nhà vườn không là quan trọng. Chính vì lẽ đó, hiện tại đã đặt vườn Huế trong thử thách, khi mà cuộc sống của những bậc đế vương, quyền quí đã lùi dần vào dĩ vãng. Người chủ vườn Huế nay phải đối mặt với cuộc sống vất vả, trong kế mưu sinh hàng ngày. Không ít chủ vườn, cắt dần đất để bán, tuy chưa phổ biến, nhưng thực trạng đó đã rung tiếng chuông báo động cho việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy vốn nhà vườn hiện có của Huế bây giờ.
    Riêng phường Kim Long, nằm trên đường Huế đi chùa Thiên Mụ, có chừng 800 ngôi nhà vườn, có diện tích từ 1000 m2- 8.700 m2. Để giữ được vườn Huế, theo chúng tôi, những chủ vườn phải sống được bằng chính mảnh vườn của họ. Vườn Huế không phải chỉ để nhìn ngắm, mà vườn Huế phải đóng góp đáng kể trong đời sống kinh tế gia đình. Trong dịp Festival Huế 2002, những người làm du lịch Huế đã đi tiên phong trong việc khai thác vườn Huế phục vụ cho khách tham quan. Và đã chọn khu nhà vườn Phú Mộng - Kim Long làm điểm khởi đầu. Người ta đã chon 7 ngôi nhà vườn ở đây, trong đó có vườn An Lạc viên. Mỗi hộ được vay 10 triệu đồng cho mục đích sửa sang, tôn tạo lại nhà vườn, tiến hành bán vé cho khách tham quan, tạo thành tua du lịch nhà vườn hấp dẫn. Một số chủ vườn, như ông Hoàng Xuân Bậc năng động kết hợp với khách sạn Nguyễn Huệ tổ chức các bữa ăn cho khách du lịch ngay tại vườn nhà, thú vị, hấp dẫn du khách. Nếu ai đã một lần được thưởng thức những món ăn rất Huế, lại đắm mình trong một không gian đầy cây trái mát mẻ, thì nhớ mãi.
    Một mô hình khác, ở Huế vẫn còn những vùng vườn chuyên canh cây trái, tiêu biểu là vùng Lương Quán - Thủy Biều với những vườn cây thanh trà nổi tiếng. Xã Thủy Biều hiện có 102 ha vườn chuyên trồng cây thanh trà. Nhiều vườn thu được 100 triệu đồng/năm. Nhiều du khách đã tìm đến những miệt vườn để ngắm nhìn những vườn cây trĩu quả, khi về không quên mua những cây trái ở đây làm quà cho một chuyến đi.
    Tuy vậy, không ít vườn Huế đã bị mua bán, cắt xén, có khi chỉ âm thầm diễn ra theo kiểu mua bán trao tay, để trốn tránh sự giám sát, quản lý của chính quyền. Điều đó cũng thật dễ hiểu, khi bản thân các chủ vườn đều chịu bất lực trước các lo toan của cuộc sống. Một điển hình là phủ thờ tả quân Lê Văn Duyệt (ở Kim Long). Phủ này hiện do anh Lê Chánh Tuấn, cháu 10 đời của Tả quân trông nom. Ngôi phủ có 3 gian 2 chái nhà, nhưng tất cả trong tình trạng dột nát, xiêu vẹo. Toàn bộ hệ thống ngói đã được thay bằng tôn. Anh Tuấn cho biết, con cháu trong họ tộc đã quyết định trùng tu lại ngôi nhà, dự tính kinh phí khoảng 200 triệu đồng. Do không có kinh phí, con cháu đã phải cắt 500m2 đất trong phủ thờ để bán. Nhiều trường hợp khác cũng trong tình trạng tương tự.


    Vườn Tịnh Gia Viên. Tìm hướng đi cho việc bảo tồn nhà vườn hiện nay ở Huế đang là vấn đề nan giải. Vấn đề là phải giúp cho chủ nhân các nhà vườn lối đi có hiệu quả trong việc khai thác chính từ vườn của họ, hơn là những quy định trong việc cấm bán đất, bán nhà. Có như vậy mới phòng ngừa cho vườn Huế bị cắt xén, mua bán.
    Bảo tồn nhà kiến trúc Huế, chờ đến bao giờ
    Cũng như vườn Huế, nhà kiến trúc Huế hiện đang đứng trước một thực trạng nhà bị mục nát, gãy đổ, thất thoát và bị dỡ bán. Nhà kiến trúc Huế được làm bằng gỗ, thiết kế theo lối truyền thống, chạm trổ công phu. Tập trung nhiều nhất ở phố cổ Gia Hội, các phường Phú Hiệp, Bao Vinh, Phú Cát, Kim Long... Ước tính sơ bộ hiện còn 900 nhà kiến trúc tồn tại ở Huế.

    Thừa Thiên-Huế đã tiến hành điều tra, khảo sát và sẽ đầu tư tôn tạo, trùng tu, khai thác nhà ở kiến trúc truyền thống ở Huế. Tỉnh tiến hành phân loại, xếp hạng, nghiềm cấm việc sửa chữa, phá bỏ tùy tiện và chuyển nhượng trái phép. Tỉnh sẽ đầu tư khoảng 20 tỉ đồng, và huy động thêm một phần vốn trong dân theo phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm".
    Nhưng hiện tại, việc chờ dự án trùng tu làm cho nhiều chủ ngôi nhà mệt mỏi, trong khi nhà xuống cấp nghiêm trọng, lo dột nát, lo sập, mà muốn sửa cũng không được. Vợ chồng ông Phạm Văn Sắt ở 20 Bạch Đằng, chủ nhân của ngôi nhà kiến trúc cũng ở trong hoàn cảnh như vậy, bán không được mà sửa cũng chưa cho, vì sợ mất đi vẻ hoàn nguyên của ngôi nhà. Trong khi nhiều gia đình bất chấp, lén lút bán đi ngôi nhà rường của mình cho những khách hàng đến từ thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh phía Nam. Đã có tình trạng nhà rường bị bán đi nơi khác, như tình trạng nhà rông ở Tây Nguyên, hay nhà sàn ở Tây Bắc, bị bán xuống phố.
    Đã đến lúc không thể chậm trễ hơn được, các cấp chính quyền ở Thừa Thiên-Huế nên phân loại nhà, phân kỳ để tiến hành đầu tư, bảo tồn và tiến đến khai thác nhà ở kiến trúc ở Huế, nhằm phát huy giá trị của nó trong nét đặc trưng của văn hóa Huế, cũng như du lịch Huế.
    (Theo TT- TTXVN)
    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    CẦU NGÓI THANH TOÀN
    Côn Giang
    Du khách đã đến thăm cố đô Huế, sau khi tham quan các đền đài, miếu mạo và lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn nhưng chưa đến tham quan cầu ngói Thanh Toàn thì đó là một thiếu sót đáng tiếc.
    Cầu ngói Thanh Toàn là một công trình kiến trúc độc đáo của Huế, có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa, đồng thời là một thắng cảnh nổi tiếng, từ lâu nó đã ăn sâu vào đời sống tinh thần và văn hóa của nhân dân địa phương như là một biểu tượng truyền thống cao quý.
    Cầu nằm ở cuối làng Thanh Thủy, thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km về hướng đông. Tên cầu chính là tên làng trước đây khi chưa bị đổi tên.
    Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng cách đây hơn 200 năm, bắc qua một con rạch chảy giữa làng. Đây là một chiếc cầu bằng gỗ dài 17m, rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ốp tráng men, chia làm bảy gian. Do kiến trúc như vậy nên các nhà nghiên cứu đã xếp cầu này vào loại "thượng gia, hạ kiều", tức phía trên là nhà, phía dưới là cầu.
    Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa có mang theo 12 người xứ Thanh vào đây lập nghiệp và lập nên làng Thanh Toàn. Đến thế kỷ 18, khi quân Chúa Trịnh chiếm lấy Phú Xuân, một viên quan có người vợ là Trần Thi Đạo bỏ tiền bạc ra xây cầu để làm phúc, nối liền đôi bờ rạch. Về sau, cứ đến rằm tháng tám hàng năm thì làm đám giỗ bà. Lễ được rước từ đình ra cầu rồi trở lại đình. Đến đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), có sắc tuyên dương bà và miễn tập vụ cho cả dân làng để tập trung công sức tu sửa cầu. Ngày nay, ở gian giữa cầu có lập bàn thờ thờ bà, quanh năm hương khói.
    Năm 1844, vua Thiệu Trị cho tu sửa lại sau khi gió bão đã làm hỏng một phần cầu. Năm 1956 và năm 1971 cũng có tu sửa khá qui mô, và mỗi lần tu sửa có thay đổi chút ít về kích thước, song cầu vẫn là bảy nhịp ứng với bảy gian.
    Cầu nằm trên một hệ thống trụ đỡ có sáu hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá, tất cả đều có chung một khối mộng để chống lún. Hai đầu là hai mố cầu, có bảy hệ thống thoát nước. Nối liền các đầu mố cầu là hệ thống trụ đỡ có các thanh bê tông chạy dọc từ hai đầu vào giữa, dốc dần lên đến gần gian giữa thì nằm ngang tạo sự gãy khúc cả mặt cầu lẫn mái cầu, đồng thời nâng cổng giữa lên cao để tạo cho độ cong khỏe, đẹp và cho ghe thuyền qua lại dễ dàng.
    Trên cầu, các hệ thống trụ cầu có dầm gỗ bắc ngang để trên đó dựng cột làm khung nhà. Mỗi vi có bốn hàng cột ở giữa hai cột cái là lòng cầu để làm lối đi lại, và từ hai bên cột cái trở ra cột hiên thì được nâng cao làm chỗ hóng mát, bên ngoài có lan can chấn song kiểu con tiện, bình hoa để ngồi khỏi ngã. Chỉ có phần sườn cầu làm bàn thờ thì bịt kín, còn đều để cho thông thoáng. Các hệ thống xà thượng, xà hạ đều là hệ thống xà kép, xà trên nằm trên đầu cột, xà dưới thì đi xuyên qua mộng cột.
    Các bộ phận kiến trúc bằng gỗ không chạm khắc, trang trí mà chỉ gồm hai loại tiết diện tròn và vuông để tạo vẻ đẹp. Trên mái, trước đây lợp ngói ống, nay đã được thay thế bằng ngói liệt. Về trang trí mái, trước đó chỉ có con giao, sau này thay bằng con rồng ở hai đầu và đôi phượng chầu mặt trời ở giữa.
    Năm 1970, khi xây dựng chiếc cầu bằng bê tông ở bên cạnh thì cầu ngói Thanh Toàn càng thưa thớt khách bộ hành qua lại. Tuy nhiên, cảnh quan cây cầu cổ xưa đó dẫu sao cũng đáng để lớp hậu sanh đến chiêm ngưỡng, tham quan.
    Ai về cầu ngói Thanh Toàn
    Cho em về với một đoàn cho vui.
    (Ca dao xứ Huế)

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  3. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    CẦU NGÓI THANH TOÀN
    Côn Giang
    Du khách đã đến thăm cố đô Huế, sau khi tham quan các đền đài, miếu mạo và lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn nhưng chưa đến tham quan cầu ngói Thanh Toàn thì đó là một thiếu sót đáng tiếc.
    Cầu ngói Thanh Toàn là một công trình kiến trúc độc đáo của Huế, có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa, đồng thời là một thắng cảnh nổi tiếng, từ lâu nó đã ăn sâu vào đời sống tinh thần và văn hóa của nhân dân địa phương như là một biểu tượng truyền thống cao quý.
    Cầu nằm ở cuối làng Thanh Thủy, thuộc xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km về hướng đông. Tên cầu chính là tên làng trước đây khi chưa bị đổi tên.
    Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng cách đây hơn 200 năm, bắc qua một con rạch chảy giữa làng. Đây là một chiếc cầu bằng gỗ dài 17m, rộng 4m, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói ốp tráng men, chia làm bảy gian. Do kiến trúc như vậy nên các nhà nghiên cứu đã xếp cầu này vào loại "thượng gia, hạ kiều", tức phía trên là nhà, phía dưới là cầu.
    Tương truyền, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa có mang theo 12 người xứ Thanh vào đây lập nghiệp và lập nên làng Thanh Toàn. Đến thế kỷ 18, khi quân Chúa Trịnh chiếm lấy Phú Xuân, một viên quan có người vợ là Trần Thi Đạo bỏ tiền bạc ra xây cầu để làm phúc, nối liền đôi bờ rạch. Về sau, cứ đến rằm tháng tám hàng năm thì làm đám giỗ bà. Lễ được rước từ đình ra cầu rồi trở lại đình. Đến đời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), có sắc tuyên dương bà và miễn tập vụ cho cả dân làng để tập trung công sức tu sửa cầu. Ngày nay, ở gian giữa cầu có lập bàn thờ thờ bà, quanh năm hương khói.
    Năm 1844, vua Thiệu Trị cho tu sửa lại sau khi gió bão đã làm hỏng một phần cầu. Năm 1956 và năm 1971 cũng có tu sửa khá qui mô, và mỗi lần tu sửa có thay đổi chút ít về kích thước, song cầu vẫn là bảy nhịp ứng với bảy gian.
    Cầu nằm trên một hệ thống trụ đỡ có sáu hàng, mỗi hàng có ba trụ bằng đá, tất cả đều có chung một khối mộng để chống lún. Hai đầu là hai mố cầu, có bảy hệ thống thoát nước. Nối liền các đầu mố cầu là hệ thống trụ đỡ có các thanh bê tông chạy dọc từ hai đầu vào giữa, dốc dần lên đến gần gian giữa thì nằm ngang tạo sự gãy khúc cả mặt cầu lẫn mái cầu, đồng thời nâng cổng giữa lên cao để tạo cho độ cong khỏe, đẹp và cho ghe thuyền qua lại dễ dàng.
    Trên cầu, các hệ thống trụ cầu có dầm gỗ bắc ngang để trên đó dựng cột làm khung nhà. Mỗi vi có bốn hàng cột ở giữa hai cột cái là lòng cầu để làm lối đi lại, và từ hai bên cột cái trở ra cột hiên thì được nâng cao làm chỗ hóng mát, bên ngoài có lan can chấn song kiểu con tiện, bình hoa để ngồi khỏi ngã. Chỉ có phần sườn cầu làm bàn thờ thì bịt kín, còn đều để cho thông thoáng. Các hệ thống xà thượng, xà hạ đều là hệ thống xà kép, xà trên nằm trên đầu cột, xà dưới thì đi xuyên qua mộng cột.
    Các bộ phận kiến trúc bằng gỗ không chạm khắc, trang trí mà chỉ gồm hai loại tiết diện tròn và vuông để tạo vẻ đẹp. Trên mái, trước đây lợp ngói ống, nay đã được thay thế bằng ngói liệt. Về trang trí mái, trước đó chỉ có con giao, sau này thay bằng con rồng ở hai đầu và đôi phượng chầu mặt trời ở giữa.
    Năm 1970, khi xây dựng chiếc cầu bằng bê tông ở bên cạnh thì cầu ngói Thanh Toàn càng thưa thớt khách bộ hành qua lại. Tuy nhiên, cảnh quan cây cầu cổ xưa đó dẫu sao cũng đáng để lớp hậu sanh đến chiêm ngưỡng, tham quan.
    Ai về cầu ngói Thanh Toàn
    Cho em về với một đoàn cho vui.
    (Ca dao xứ Huế)

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Làng của bộ sưu tập nông cụ
    Minh Trị
    Bộ sưu tập nông cụ của làng Thanh Thủy Chánh (Huế) với hàng trăm hiện vật đã thu hút và gây ngạc nhiên cho không chỉ du khách mà cả những nông dân quanh vùng.
    Thanh Thủy Chánh là làng cổ của Huế, được khai lập từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn xứ Đàng Trong. Làng năm giữa bốn bề đồng lúa, bắc qua con hói. Chạy ngang giữa làng là một chiếc cầu cổ theo kiểu "thượng gia hạ kiểu", đã từng nổi tiếng với câu ca "Ai về cầu ngói Thanh Toàn, cho em về với một đoàn cho vui". Trên chiếc cầu đó, các cụ già đang ngồi ăn trầu chuyện trò rôm rả. Ông Lê Đình Vọng, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, cho biết: "Làng tôi bây giờ 100% nhà có điện, 99% nhà dùng nước máy, 99% đường làng ngõ xóm được đúc bê-tông, 100% nhà đều có sân lát xi-măng; máy móc đã làm đất, tuốt lúa thay cho trâu. Lúa gặt xong thì đã có thuyền, xe chở về. Gạo thì xay và thổi sạch bằng máy, nên không còn phải xay, giã, giần sàng...". Cái cày, cái bừa, cái cối xay bỏ quên sau xó nhà, rồi nắng mưa, mối mọt, lũ lụt qua mấy năm đã cuốn mất tăm.
    Cho đến khi... ban tổ chức Festival đề xuất ý tưởng mở tour du lịch làng Thanh Thủy Chánh - một hình ảnh điển hình của làng quê xứ Huế, thông qua một phiên chợ quê. Các cụ cao niên bàn nhau: làng quê thì phải gắn liền với cánh đồng, với việc cấy cày một nắng hai sương. Vậy là các lão nông đã gom góp, kiếm tìm để tổ chức một bộ sưu tập nông cụ, với hàng trăm hiện vật, bất ngờ đến nỗi ngay cả khách nhà nông các làng bên cũng xuýt xoa trầm trồ.
    Cụ già ngồi đan lát giữa đình chợ tên Phạm Văn Bút cho hay cụ có thể chế tác được tất cả những thứ nông cụ (và ngư cụ) của nhà nông, kể cả những thứ đã khuất dạng từ cách đây nửa thế kỷ. ?oĐiều thiệt hay là đồ đạc nhà nông của làng tui đều làm bằng tre, sau đó mới là gỗ, thứ nữa mới đến sắt thép? ?" ông cụ thong thả kể. Nói đến nhà nông, vật đầu tiên ai cũng biết là cái cày, có thể nữa là cái bừa, nhưng ít ai biết đến cái trục, dụng cụ sau cùng làm cho đất bằng phẳng để chuẩn bị cấy lúa. Cũng như nói đến tát nước thì ai cũng thuộc câu ?oanh tát gàu giai, em tát gàu sòng?, nhưng ở vùng quê này còn có một dụng cụ lấy nước rất độc đáo, đó là cỗ xe đạp nước, với một máng gỗ nối với một bộ guồng có các bàn đạp, dùng chân đạp để kéo nước từ thấp lên cao. Gặt lúa bằng liềm, nhưng ruộng sâu thì phải gặt bằng cái vằng, đó là cái liềm được chế tác thêm cái móc đằng sau bằng một nhánh tre nạng để móc cây lúa nằm sâu dưới nước. Gánh lúa thì phải gánh bằng cái đòn xóc nhọn hai đầu, nếu gánh bằng đòn gánh thì người làng sẽ chê cười là ?ochuyện ngược đời?.
    Thuở trước, việc tuốt lúa được làm bằng cách sắp ra giữa sân đợi nện, rồi dẫn trâu đạp lên cho rụng hạt ra, vì vậy phải có cái mõm bằng tre để bịt miệng trâu. Phơi lúa thì phải có cái trang, cái cào, lúa khô thì dùng xe quạt lúa để thổi hạt lép và phân loại lúa. Cỗ máy quạt lúa này có lẽ là một trong vài thứ nông cụ rất lạ và hiếm hoi còn sót lại. Ông Vọng cho biết còn có một vài thứ nông cụ rất hiếm hoi nữa, tỉ như bộ dây ngao kéo cá, cái thêu đào đất có bảng gỗ kiền, cái khèo bắt lươn, cái rựa phạng tót, cái nhũi tép. Một loại ngư cụ nhưng do nhà nông làm ra, với sợi dây có kết những con ngao, khi kéo phát ra những tiếng kêu loảng xoảng khiến cá phải ép xuống bùn, trông như thứ đồ vật thời tiền sử.
    Nhưng thú vị nhất vẫn là bộ dụng cụ để chế biến hạt lúa thành hạt gạo, gồm: cối xay, giàn xay, cối giã, chày; và nhóm: thúng, mủng, giần, sàng, nốn, nia. Qua năm công đoạn (xay - giã - sàng - sảy - giần) với mười dụng cụ, hạt lúa mới trở thành hạt gạo, cùng với những tấm, cám, trấu. Quá sức công phu, mà tiêu biểu là chiếc cối xay với cách chế tác hết sức điệu nghệ. Ông Bút bảo rằng, trong làng giờ chỉ còn một hai người biết đóng cối xay mà thôi. Các vị khách nước ngoài cứ mân mê chiếc cối xay và ngẩn ngơ trước cảnh các bà mẹ vừa xay lúa vừa hò giã gạo: ?oKhoan ơi khoan mời bạn, khoan với hò... ò...ò khoan?. Vâng, hình ảnh đó cũng đã khuất bóng ngay ở các làng quê Việt Nam, bởi một lẽ tất yếu: máy móc hiện đại đã thay thế cho các thứ nông cụ bằng tre nứa một thuở ấy rồi!

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Làng của bộ sưu tập nông cụ
    Minh Trị
    Bộ sưu tập nông cụ của làng Thanh Thủy Chánh (Huế) với hàng trăm hiện vật đã thu hút và gây ngạc nhiên cho không chỉ du khách mà cả những nông dân quanh vùng.
    Thanh Thủy Chánh là làng cổ của Huế, được khai lập từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn xứ Đàng Trong. Làng năm giữa bốn bề đồng lúa, bắc qua con hói. Chạy ngang giữa làng là một chiếc cầu cổ theo kiểu "thượng gia hạ kiểu", đã từng nổi tiếng với câu ca "Ai về cầu ngói Thanh Toàn, cho em về với một đoàn cho vui". Trên chiếc cầu đó, các cụ già đang ngồi ăn trầu chuyện trò rôm rả. Ông Lê Đình Vọng, Chủ tịch Hội Người cao tuổi, cho biết: "Làng tôi bây giờ 100% nhà có điện, 99% nhà dùng nước máy, 99% đường làng ngõ xóm được đúc bê-tông, 100% nhà đều có sân lát xi-măng; máy móc đã làm đất, tuốt lúa thay cho trâu. Lúa gặt xong thì đã có thuyền, xe chở về. Gạo thì xay và thổi sạch bằng máy, nên không còn phải xay, giã, giần sàng...". Cái cày, cái bừa, cái cối xay bỏ quên sau xó nhà, rồi nắng mưa, mối mọt, lũ lụt qua mấy năm đã cuốn mất tăm.
    Cho đến khi... ban tổ chức Festival đề xuất ý tưởng mở tour du lịch làng Thanh Thủy Chánh - một hình ảnh điển hình của làng quê xứ Huế, thông qua một phiên chợ quê. Các cụ cao niên bàn nhau: làng quê thì phải gắn liền với cánh đồng, với việc cấy cày một nắng hai sương. Vậy là các lão nông đã gom góp, kiếm tìm để tổ chức một bộ sưu tập nông cụ, với hàng trăm hiện vật, bất ngờ đến nỗi ngay cả khách nhà nông các làng bên cũng xuýt xoa trầm trồ.
    Cụ già ngồi đan lát giữa đình chợ tên Phạm Văn Bút cho hay cụ có thể chế tác được tất cả những thứ nông cụ (và ngư cụ) của nhà nông, kể cả những thứ đã khuất dạng từ cách đây nửa thế kỷ. ?oĐiều thiệt hay là đồ đạc nhà nông của làng tui đều làm bằng tre, sau đó mới là gỗ, thứ nữa mới đến sắt thép? ?" ông cụ thong thả kể. Nói đến nhà nông, vật đầu tiên ai cũng biết là cái cày, có thể nữa là cái bừa, nhưng ít ai biết đến cái trục, dụng cụ sau cùng làm cho đất bằng phẳng để chuẩn bị cấy lúa. Cũng như nói đến tát nước thì ai cũng thuộc câu ?oanh tát gàu giai, em tát gàu sòng?, nhưng ở vùng quê này còn có một dụng cụ lấy nước rất độc đáo, đó là cỗ xe đạp nước, với một máng gỗ nối với một bộ guồng có các bàn đạp, dùng chân đạp để kéo nước từ thấp lên cao. Gặt lúa bằng liềm, nhưng ruộng sâu thì phải gặt bằng cái vằng, đó là cái liềm được chế tác thêm cái móc đằng sau bằng một nhánh tre nạng để móc cây lúa nằm sâu dưới nước. Gánh lúa thì phải gánh bằng cái đòn xóc nhọn hai đầu, nếu gánh bằng đòn gánh thì người làng sẽ chê cười là ?ochuyện ngược đời?.
    Thuở trước, việc tuốt lúa được làm bằng cách sắp ra giữa sân đợi nện, rồi dẫn trâu đạp lên cho rụng hạt ra, vì vậy phải có cái mõm bằng tre để bịt miệng trâu. Phơi lúa thì phải có cái trang, cái cào, lúa khô thì dùng xe quạt lúa để thổi hạt lép và phân loại lúa. Cỗ máy quạt lúa này có lẽ là một trong vài thứ nông cụ rất lạ và hiếm hoi còn sót lại. Ông Vọng cho biết còn có một vài thứ nông cụ rất hiếm hoi nữa, tỉ như bộ dây ngao kéo cá, cái thêu đào đất có bảng gỗ kiền, cái khèo bắt lươn, cái rựa phạng tót, cái nhũi tép. Một loại ngư cụ nhưng do nhà nông làm ra, với sợi dây có kết những con ngao, khi kéo phát ra những tiếng kêu loảng xoảng khiến cá phải ép xuống bùn, trông như thứ đồ vật thời tiền sử.
    Nhưng thú vị nhất vẫn là bộ dụng cụ để chế biến hạt lúa thành hạt gạo, gồm: cối xay, giàn xay, cối giã, chày; và nhóm: thúng, mủng, giần, sàng, nốn, nia. Qua năm công đoạn (xay - giã - sàng - sảy - giần) với mười dụng cụ, hạt lúa mới trở thành hạt gạo, cùng với những tấm, cám, trấu. Quá sức công phu, mà tiêu biểu là chiếc cối xay với cách chế tác hết sức điệu nghệ. Ông Bút bảo rằng, trong làng giờ chỉ còn một hai người biết đóng cối xay mà thôi. Các vị khách nước ngoài cứ mân mê chiếc cối xay và ngẩn ngơ trước cảnh các bà mẹ vừa xay lúa vừa hò giã gạo: ?oKhoan ơi khoan mời bạn, khoan với hò... ò...ò khoan?. Vâng, hình ảnh đó cũng đã khuất bóng ngay ở các làng quê Việt Nam, bởi một lẽ tất yếu: máy móc hiện đại đã thay thế cho các thứ nông cụ bằng tre nứa một thuở ấy rồi!

    Xin hoan nghênh các bạn đến với Box HUẾ chúng tôi: http://ttvnol.com/forum/f_195
  6. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    20 thắng cảnh nổi tiếng xứ Huế 150 năm trước
    Huế hơn 400 năm trước là trung tâm chính trị văn hoá của xứ Ðàng Trong, rồi kinh đô của cả nước thống nhất. Nơi được thiên nhiên ban cho cảnh sắc "sơn kỳ thuỷ tứ" thơ mộng hữu tình, lại được điểm tô thêm hệ thống kiến trúc đền đài lăng tẩm uy nghi tráng lệ. Tạo cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có quần thể di tích cố đô được Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới.
    Nhưng có lẽ ít ai ngờ rằng 150 trước vua Thiệu Trị (1841- 1847) vị vua thứ ba của triều Nguyễn đã từng nhận diện "xếp hạng" hơn 20 danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Gọi là "Thần kinh nhị thập cảnh" của vùng đất Phú Xuân Huế. Những thắng cảnh đó gồm: Lầu Minh Viễn trong Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1827; vườn Thiệu Phương trong Tử Cấm Thành xây dựng năm 1828; hồ Tịnh Tâm nằm phía Bắc Hoàn Thành xây ựưng năm 1839; vườn Thư Quang- một trong những vườn ngự nổi tiếng xây dựng năm 1836; vườn Ngự Viên nằm phía Bắc vườn Thiệu Phương xây dựng năm 1821; gác Hải Tịnh Niên Phong nằm trên đảo Doanh Châu trong Hoàng thành xây dựng năm 1821; vườn Thường Mậu và vườn Thượng Uyển xây dựng năm 1840; núi Tuý Vân thuộc huyện Phú Lộc; cửa Thuận An, sông Hương, núi Ngự; phá Hà Trung thuộc huyện Phú Vang; Quán Linh Hữu- đền thờ đạo Lão nằm trong kinh thành xây dựng năm 1829; chùa Thiên Mụ (1601); Phong cảnh đầu nguồn sông Hương- nơi hợp lưu của nguồn Tả Trạch, Hữu Trạch sang ngã ba Tuần; chùa Giác Hoàng nằm ở Ðông Nam kinh thành bên cạnh Hoàng thành; Quốc Tử giám thành lập năm 1863; Rừng Ðông Lâm cách Huế 10 km thuộc địa phận huyện Hương Thuỷ; Vùng nước nóng nằm bên nguồn Tả Trạch thuộc huyện Hương Trà.
    Trong 20 danh lam thuộc các công trình kiến trúc của kinh đô, 8 danh cảnh thuộc về thiên nhiên sông núi. Thế mới hay Huế là nơi giao cảm hoà hợp giữa nhiên nhiên và tâm hồn con người để tạo nên một nét văn hoá riêng biệt. Ðiều thú vị hơn cả là 20 thắng cảnh ấy đều được vua Thiệu Trị đề thơ vịnh cảnh ghi lại cảm xúc của mình trước cảnh đẹp diệu huyền của núi non, sông nước . Những bài thơ này năm 1844 được nội các sưu tập, sắp xếp, vẽ tranh minh hoạ, làm nên tập thơ "Thần kinh nhị thập cảnh". Nó không chỉ mang giá trị văn hoá một thời mà còn mang ý nghĩa nghiên cứu địa chí, danh lam rất có giá trị sau này. Nhiều bài thơ vịnh của vua Thiệu Trị được các nghệ nhân đúc đồng, làm gốm xứ Huế, khắc trên bia đá, biển đồng, tráng trên các vật dụng bằng men sứ ...
    Nhờ những bài thơ này mà đến nay nhiều danh lam thắng cảnh đã bị phế tích nhưng ta vẫn còn như thấy được phần nào vẻ uy nghi diễm lệ quyến rũ của những thắng cảnh đất Thần kinh vàng son một thuở.
    Ðến Kinh Thành hôm nay ta không còn trông thấy Lầu Minh Viễn. Nhưng..."Lầu Minh Viễn ba tầng chót vót, bốn phía lung linh, trước thềm bốn mặt Nam Bắc Tây Ðông tràn đầy cảnh sắc. Ngoài sân trước sau đều ngư hoa cỏ hội tụ..."(Trùng Minh Viên Chiếu)...Tìm đến vườn Ngự Viên, trong kí ức ta bắt gặp khung cảnh"...Trong vườn Ngự Viên đêm thu lặng lẽ cửa cấm thâm nghiêm, rực rỡ lầu son vạn trượng, trong ánh trăng trong vắt, thấu suốt một nước thẳm một dòng chấm ao ngọc sáng soi" (Ðêm trăng vườn Ngự viên)...
    Những thắng cảnh ấy giờ đây không còn một trăm năm mươi năm đã trôi qua, sự tàn phá của thời gian , của chiến tranh và của chính bàn tay vô thức của con người đã làm cho nhiều danh lam thắng cảnh Huế thời vua Thiệu Trị mất mát dần.
    Trong số 20 thắng cảnh xưa bây giờ chỉ còn lại 8 thắng cảnh trong đó 5 thắng cảnh thuộc về thiên nhiên sông núi gồm: sông Hương, núi Ngự Bình, phá Hà Trung, cửa Thuận An, núi Tuý Vân. Ba công trình kiến trúc của con người còn lại là: chùa Thiên Mụ, hồ Tịnh Tâm, Quốc tử giám và đây cũng là những di tích tạo nên quần thể di sản văn hoá Huế.

    Life's summer leaves may turn into goldThe love that we share will never grow oldHere in your arms no words far awayHere in your arms forever I'll stay(Over And Over - Nana Mouskouri)
  7. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    20 thắng cảnh nổi tiếng xứ Huế 150 năm trước
    Huế hơn 400 năm trước là trung tâm chính trị văn hoá của xứ Ðàng Trong, rồi kinh đô của cả nước thống nhất. Nơi được thiên nhiên ban cho cảnh sắc "sơn kỳ thuỷ tứ" thơ mộng hữu tình, lại được điểm tô thêm hệ thống kiến trúc đền đài lăng tẩm uy nghi tráng lệ. Tạo cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có quần thể di tích cố đô được Unessco công nhận là di sản văn hoá thế giới.
    Nhưng có lẽ ít ai ngờ rằng 150 trước vua Thiệu Trị (1841- 1847) vị vua thứ ba của triều Nguyễn đã từng nhận diện "xếp hạng" hơn 20 danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Gọi là "Thần kinh nhị thập cảnh" của vùng đất Phú Xuân Huế. Những thắng cảnh đó gồm: Lầu Minh Viễn trong Tử Cấm Thành được xây dựng năm 1827; vườn Thiệu Phương trong Tử Cấm Thành xây dựng năm 1828; hồ Tịnh Tâm nằm phía Bắc Hoàn Thành xây ựưng năm 1839; vườn Thư Quang- một trong những vườn ngự nổi tiếng xây dựng năm 1836; vườn Ngự Viên nằm phía Bắc vườn Thiệu Phương xây dựng năm 1821; gác Hải Tịnh Niên Phong nằm trên đảo Doanh Châu trong Hoàng thành xây dựng năm 1821; vườn Thường Mậu và vườn Thượng Uyển xây dựng năm 1840; núi Tuý Vân thuộc huyện Phú Lộc; cửa Thuận An, sông Hương, núi Ngự; phá Hà Trung thuộc huyện Phú Vang; Quán Linh Hữu- đền thờ đạo Lão nằm trong kinh thành xây dựng năm 1829; chùa Thiên Mụ (1601); Phong cảnh đầu nguồn sông Hương- nơi hợp lưu của nguồn Tả Trạch, Hữu Trạch sang ngã ba Tuần; chùa Giác Hoàng nằm ở Ðông Nam kinh thành bên cạnh Hoàng thành; Quốc Tử giám thành lập năm 1863; Rừng Ðông Lâm cách Huế 10 km thuộc địa phận huyện Hương Thuỷ; Vùng nước nóng nằm bên nguồn Tả Trạch thuộc huyện Hương Trà.
    Trong 20 danh lam thuộc các công trình kiến trúc của kinh đô, 8 danh cảnh thuộc về thiên nhiên sông núi. Thế mới hay Huế là nơi giao cảm hoà hợp giữa nhiên nhiên và tâm hồn con người để tạo nên một nét văn hoá riêng biệt. Ðiều thú vị hơn cả là 20 thắng cảnh ấy đều được vua Thiệu Trị đề thơ vịnh cảnh ghi lại cảm xúc của mình trước cảnh đẹp diệu huyền của núi non, sông nước . Những bài thơ này năm 1844 được nội các sưu tập, sắp xếp, vẽ tranh minh hoạ, làm nên tập thơ "Thần kinh nhị thập cảnh". Nó không chỉ mang giá trị văn hoá một thời mà còn mang ý nghĩa nghiên cứu địa chí, danh lam rất có giá trị sau này. Nhiều bài thơ vịnh của vua Thiệu Trị được các nghệ nhân đúc đồng, làm gốm xứ Huế, khắc trên bia đá, biển đồng, tráng trên các vật dụng bằng men sứ ...
    Nhờ những bài thơ này mà đến nay nhiều danh lam thắng cảnh đã bị phế tích nhưng ta vẫn còn như thấy được phần nào vẻ uy nghi diễm lệ quyến rũ của những thắng cảnh đất Thần kinh vàng son một thuở.
    Ðến Kinh Thành hôm nay ta không còn trông thấy Lầu Minh Viễn. Nhưng..."Lầu Minh Viễn ba tầng chót vót, bốn phía lung linh, trước thềm bốn mặt Nam Bắc Tây Ðông tràn đầy cảnh sắc. Ngoài sân trước sau đều ngư hoa cỏ hội tụ..."(Trùng Minh Viên Chiếu)...Tìm đến vườn Ngự Viên, trong kí ức ta bắt gặp khung cảnh"...Trong vườn Ngự Viên đêm thu lặng lẽ cửa cấm thâm nghiêm, rực rỡ lầu son vạn trượng, trong ánh trăng trong vắt, thấu suốt một nước thẳm một dòng chấm ao ngọc sáng soi" (Ðêm trăng vườn Ngự viên)...
    Những thắng cảnh ấy giờ đây không còn một trăm năm mươi năm đã trôi qua, sự tàn phá của thời gian , của chiến tranh và của chính bàn tay vô thức của con người đã làm cho nhiều danh lam thắng cảnh Huế thời vua Thiệu Trị mất mát dần.
    Trong số 20 thắng cảnh xưa bây giờ chỉ còn lại 8 thắng cảnh trong đó 5 thắng cảnh thuộc về thiên nhiên sông núi gồm: sông Hương, núi Ngự Bình, phá Hà Trung, cửa Thuận An, núi Tuý Vân. Ba công trình kiến trúc của con người còn lại là: chùa Thiên Mụ, hồ Tịnh Tâm, Quốc tử giám và đây cũng là những di tích tạo nên quần thể di sản văn hoá Huế.

    Life's summer leaves may turn into goldThe love that we share will never grow oldHere in your arms no words far awayHere in your arms forever I'll stay(Over And Over - Nana Mouskouri)
  8. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế​
    Từ sau năm 179 (trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ II (sau Công nguyên), Huế là vùng đất thuộc quận Nhật Nam dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Sau đó trong suốt một thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này thuộc địa đầu phương Bắc của Vương quốc Chăm pa.
    Từ sau năm 1306, sau đám cưới của công chúa Huyền Trân nhà Trần với vua Chăm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (phần đất gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần đất của Bắc Quảng Nam) được lấy tên là Thuận Hóa. Vào nửa thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện.
    Năm 1636, phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế) tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành nội Huế bây giờ. Vào những năm đầu của thế kỷ XVIII, Phú Xuân là trung tâm của chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ Đàng Trong, và từ năm 1788 đến năm 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn thống nhất.
    Từ năm 1802 đến năm 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của các vua nhà Nguyễn và cũng vào thời gian này, nơi đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế và Đại nội (253 công trình) cùng các lăng tẩm của 7 đời vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyến, điện Hòn Chén.
    Thừa Thiên Huế là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác, cũng như nhiều di tích liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập dân tộc.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  9. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế​
    Từ sau năm 179 (trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ II (sau Công nguyên), Huế là vùng đất thuộc quận Nhật Nam dưới ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Sau đó trong suốt một thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này thuộc địa đầu phương Bắc của Vương quốc Chăm pa.
    Từ sau năm 1306, sau đám cưới của công chúa Huyền Trân nhà Trần với vua Chăm là Chế Mân, vùng đất Châu Ô, Châu Lý (phần đất gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và một phần đất của Bắc Quảng Nam) được lấy tên là Thuận Hóa. Vào nửa thế kỷ XV, thời vua Lê Thánh Tông, địa danh Huế lần đầu tiên xuất hiện.
    Năm 1636, phủ chúa Nguyễn đặt ở Kim Long (Huế) tới năm 1687 dời về Phú Xuân - thành nội Huế bây giờ. Vào những năm đầu của thế kỷ XVIII, Phú Xuân là trung tâm của chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ Đàng Trong, và từ năm 1788 đến năm 1801, Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn thống nhất.
    Từ năm 1802 đến năm 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của các vua nhà Nguyễn và cũng vào thời gian này, nơi đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị mà tiêu biểu là kinh thành Huế và Đại nội (253 công trình) cùng các lăng tẩm của 7 đời vua Nguyễn, đàn Nam Giao, Hổ Quyến, điện Hòn Chén.
    Thừa Thiên Huế là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác, cũng như nhiều di tích liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập dân tộc.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  10. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    CỐ ĐÔ HUẾ​
    Được UNESCO công nhận năm 1993.
    Xếp hạng theo tiêu chí của Công ước Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới : C(iv)
    (C: Thuộc loại di sản văn hoá, iv: thứ mục tiêu chí số 4)

    Là thủ đô cũ của Việt Nam độc lập từ năm 1802 nên Huế không chỉ là một trung tâm chính trị mà còn là một trung tâm văn hoá, tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn cho đến 1945. Dòng sông Hương uốn quanh qua Kinh thành, qua Hoàng thành, qua Tử cấm thành và qua Đại nội, càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của một kinh đô phong kiến độc đáo này.
    Giới thiệu về quần thể di tích cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới
    Huế ở trong vùng đất hẹp, ít được thiên nhiên ưu đãi. Nắng mưa khắc nghiệt, chiến tranh liên miên. Trong quá trình hình thành, ngoài cư dân bản địa xứ Huế còn có cư dân tiền trú từ Bắc vào, từ Nam ra và cư dân miền biển lên và cả từ trên miền cao xuống.
    Huế là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam- Bắc. Trong các khu vườn của xứ Huế đều có hoa trái của hai miền Nam - Bắc. Chất ca nhạc Huế bắt nguồn từ phía Bắc có mang sắc thái Chàm phương Nam. Cho nên màu sắc xa xưa của Huế còn lại là sự tích hợp, tiếp thu, kế thừa và phát triển của cả hai miền.
    Từ thế kỷ XVI, do biến động lịch sử của dân tộc, nên nhiều cộng đồng người Việt, người Chăm và các dân tộc khác khác đã diễn ra một làn sóng di dân triền miên mà tiêu biểu là cuộc "Nam tiến" lớn nhất do chúa Nguyễn Hoàng vào lập trấn thủ trên đất Thuận Hoá, từ đất ái Tử Quảng Trị trở vào từ năm 1558.
    Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (bắt đầu từ lộ Thuận Hoá), được thiết lập dưới thời Vương triều Trần (1366). Là kinh đô của triều đại Tây sơn, rồi đến kinh quốc của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh thành một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời với sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến nhữnh thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích do thiên nhiên khéo tạo.
    Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi Vua Chăm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm lễ sính cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hoá vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.
    Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nhà Nguyễn vẫn sừng sững trước bao biến động của lịch sử và thách thức của thời gian. Quần thể di tích bao gồm: , , Huế, ba toà thành ***g vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phần của Kinh thành Huế- đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh? Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.
    được giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cáo của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau là Tử cấm thành- nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
    Xuyên suốt cả ba toà thành, khi thì lát đá cụ thể, khi thì mang tính ước lệ, con đường Thần Đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan trọng nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung?Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng.
    Xa xa về phía Tây Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hoá. Lăng vua, đôi khi lại là một cõi thiên đường tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Hàm nghĩa như vậy nên kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt ở Việt Nam.
    Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ảnh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa núi rừng hồ ao, được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm giữa chốn đồng không quạnh quẽ, cũng phần nào thể hiện tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Đức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bở tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ?
    Bên cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga trág lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế của hoàng quyền mà cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hoà trong bố cục. Song song với Kinh thành vững chãi bảo vệ bốn mặt, Trấn Bình Thành án ngữ đường sông, Trấn Hải Thành trấn giữ mặt biển, Hải Vân Quan phòng ngự đường bộ phía Nam, cả một hệ thống thành luỹ của Kinh đô song không mấy ai để ý đến tính quân sự của nó vì nghệ thuạat kiến trúc đạt đến đỉnh cao. Đan xen giữa các khu vực kiến trúc cảnh vật hoá độc đáo ấy, chúng ta còn có đàn Nam Giao - nơi vua tế trời; đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất, thần lúa; Hổ Quyền - đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ; Văn Miếu- nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn; Võ Miếu- nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên tiến sĩ võ; điện Hòn Chén - nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na? và còn qua nhiều những thắng tích liên quan đến triều Nguyễn hoà điệu trong các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Vọng Cảnh, Thiên Thai, Thiên An, Cửa Thuận? thực sự là những bức tranh non nước tuyệt mỹ.
    Huế từng hiện hữu những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư Quang, Thường Mởu, Trường Ninh, Thiệu Phương?Chính phong cách kiến trúc vườn ở đây cũng lan toả khắp nơi trong dân gian, phối hợp với những nhân tố sẵn có, dần đần định hình một kiểu thức nhà vườn đặc thù của xứ Huế. Đây là thành phố của những khu nhà vườn với những ngôi nhà cổ thâm nghiêm ẩn hiện giữa xóm phường bình yên trong lòng Cố đô. Mỗi một khu nhà vườn lại mang bóng dáng của Kinh thành Huế thu nhỏ, cũng có bình phong thay núi Ngự, bể nước thế dòng Hương, đôi tảng đá cụm thay cho cồn Dã Viên, Bộc Thanh?đủ các yếu tố tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ?lại bốn mùa hoá trái, ríu rít chim ca, không gian ấy còn là thế giới của những thi nhân mặc khách đối ẩm ngâm vịnh, là nơi diễn xướng những điệu ca Huế não nùng như Nam Bình, Nam Ai?trong những đêm gió mát trăng thanh.
    Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch. Ông Amadou Mahtar M?Tbow- Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, đã thật tinh tế khi đưa ra một nhận xét trong lời kêu gọi cho cuộc vận động bảo vệ, giữ gìn, tu sửa và tôn tạo Di sản văn hoá Huế: ?oNhưng Huế không phải chỉ là một mẫu mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hoá sôi động - ở đó đạo Phật và đạo Khổng đã thấm sâu, hoà nhuyễn vào truyền thống địa phương, nuôi dương một tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo?.
    Gắn với một triều đại phong kiến tuân thủ những quy tắc rạch ròi của triết lý Khổng Mạnh, lễ hội và âm nhạc ở vùng kinh sư này đã phát triển vô cùng phong phú và mang đậm phong cách dân tộc. Triều đình thì có lễ Tế Giao, Tế Xã Tắc, lễ Nguyên Đán, lễ Đoan Dương, lễ Vạn Thọ, lễ Đại triều, lễ Thương triều, lễ Ban Sóc, lễ Truyền Lô, lễ Duyệt Binh? Mỗi một lễ hội đều có những bước nghi thức mà phần hồn của nó chính là âm nhạc lễ nghi cung. Dân gian cũng đa dạng các loại hình lễ hội: lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Hòn Ngư, lễ hội vật Sình, lễ hội đua ghe, lễ hội tế đình, tế chùa, tế miếu? gắn kết với các loại hình lễ hội lại là những hình thức âm nhạc lễ nghi dân gian muôn màu muôn vẻ. Cùng tồn tại với dòng âm nhạc mang tính lễ nghi, loại hình âm nhạc mang tính giải trí tiêu khiển của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như một điển hình mang đậm bản sắc riêng của một vùng văn hoá, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha trộn. Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế mà ngày nay đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong một chuyến đến thăm Cố đô của du khách mọi miền. Huế ngày nay vẫn đang cố gắng bằng mọi khả năng để gạn đục khơi trong, cố giữ gìn những tinh hoa văn hoá cổ truyền của dân tộc, cố bảo tồn những hình thái nghệ thuật được tạo nên bằng trí tuệ tâm huyết của tiền nhân nay đang ở bên bờ lãng quên, cố phục hồi những giá trị tinh thần quí báu của cha ông.
    Vừa qua, điều khiến cho người dân Huế vui mừng nhất là Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam dưới sự cố vấn của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, đã thiết lập hồ sơ đệ trình UNESCO xin công nhận âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) là Kiệt tác di sản Văn hoá Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại. Tuy mọi việc vẫn còn ở phía trước, song động thái đó cung đủ nói nên giá trị vô vàn của âm nhạc truyền thông Huế.
    Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Cứ hai năm một lần, nhân dân thành phố Huế lại đón chào ngày lễ hội trọng đại này trong niềm háo hức. Trong ý nghĩ của nhiều người, Huế trở thành thành phố Festival gần như là một điều tất yếu vì ở Huế còn bảo lưu khá điển hình diện mạo một kinh đô của triều đại phong kiến mà các công trình kiến trúc lại hoà điệu với thiên nhiên tạo nên những tiết tấu độc đáo với những lễ hội, âm nhạc, ẩm thực truyền thống được bảo tồn phong phú đa dạng.
    Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá đọc đáo của Việt Nam và thế giới. Với một công cuộc bảo tồn lớn lao theo nhưng tiểu chuẩn cao nhất của Di sản thế giới, kho tàng văn hoá Huế sẽ còn nở rộ những đoá hoa nghệ thuật khác nữa. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...

Chia sẻ trang này