1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    CỐ ĐÔ HUẾ​
    Được UNESCO công nhận năm 1993.
    Xếp hạng theo tiêu chí của Công ước Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới : C(iv)
    (C: Thuộc loại di sản văn hoá, iv: thứ mục tiêu chí số 4)

    Là thủ đô cũ của Việt Nam độc lập từ năm 1802 nên Huế không chỉ là một trung tâm chính trị mà còn là một trung tâm văn hoá, tôn giáo của triều đại nhà Nguyễn cho đến 1945. Dòng sông Hương uốn quanh qua Kinh thành, qua Hoàng thành, qua Tử cấm thành và qua Đại nội, càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên của một kinh đô phong kiến độc đáo này.
    Giới thiệu về quần thể di tích cố đô Huế - Di sản văn hoá thế giới
    Huế ở trong vùng đất hẹp, ít được thiên nhiên ưu đãi. Nắng mưa khắc nghiệt, chiến tranh liên miên. Trong quá trình hình thành, ngoài cư dân bản địa xứ Huế còn có cư dân tiền trú từ Bắc vào, từ Nam ra và cư dân miền biển lên và cả từ trên miền cao xuống.
    Huế là nơi tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu Nam- Bắc. Trong các khu vườn của xứ Huế đều có hoa trái của hai miền Nam - Bắc. Chất ca nhạc Huế bắt nguồn từ phía Bắc có mang sắc thái Chàm phương Nam. Cho nên màu sắc xa xưa của Huế còn lại là sự tích hợp, tiếp thu, kế thừa và phát triển của cả hai miền.
    Từ thế kỷ XVI, do biến động lịch sử của dân tộc, nên nhiều cộng đồng người Việt, người Chăm và các dân tộc khác khác đã diễn ra một làn sóng di dân triền miên mà tiêu biểu là cuộc "Nam tiến" lớn nhất do chúa Nguyễn Hoàng vào lập trấn thủ trên đất Thuận Hoá, từ đất ái Tử Quảng Trị trở vào từ năm 1558.
    Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (bắt đầu từ lộ Thuận Hoá), được thiết lập dưới thời Vương triều Trần (1366). Là kinh đô của triều đại Tây sơn, rồi đến kinh quốc của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hoá đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh thành một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời với sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến nhữnh thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích do thiên nhiên khéo tạo.
    Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ XIV (khi Vua Chăm là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm lễ sính cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hoá vô giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳ quan hàng ngàn năm của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của UNESCO.
    Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nhà Nguyễn vẫn sừng sững trước bao biến động của lịch sử và thách thức của thời gian. Quần thể di tích bao gồm: , , Huế, ba toà thành ***g vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phần của Kinh thành Huế- đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh? Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người đã tác động lên nó.
    được giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cáo của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau là Tử cấm thành- nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
    Xuyên suốt cả ba toà thành, khi thì lát đá cụ thể, khi thì mang tính ước lệ, con đường Thần Đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan trọng nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hoà, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung?Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác nhẹ nhàng.
    Xa xa về phía Tây Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hoá. Lăng vua, đôi khi lại là một cõi thiên đường tạo ra cho chủ nhân hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi bước vào thế giới bên kia. Hàm nghĩa như vậy nên kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt ở Việt Nam.
    Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ảnh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa núi rừng hồ ao, được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ; lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm giữa chốn đồng không quạnh quẽ, cũng phần nào thể hiện tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Đức thơ mộng trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn bở tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của một nhà thơ?
    Bên cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga trág lệ, Huế còn lưu giữ trong lòng bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế của hoàng quyền mà cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh cao của sự hài hoà trong bố cục. Song song với Kinh thành vững chãi bảo vệ bốn mặt, Trấn Bình Thành án ngữ đường sông, Trấn Hải Thành trấn giữ mặt biển, Hải Vân Quan phòng ngự đường bộ phía Nam, cả một hệ thống thành luỹ của Kinh đô song không mấy ai để ý đến tính quân sự của nó vì nghệ thuạat kiến trúc đạt đến đỉnh cao. Đan xen giữa các khu vực kiến trúc cảnh vật hoá độc đáo ấy, chúng ta còn có đàn Nam Giao - nơi vua tế trời; đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất, thần lúa; Hổ Quyền - đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ; Văn Miếu- nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn; Võ Miếu- nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên tiến sĩ võ; điện Hòn Chén - nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na? và còn qua nhiều những thắng tích liên quan đến triều Nguyễn hoà điệu trong các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Vọng Cảnh, Thiên Thai, Thiên An, Cửa Thuận? thực sự là những bức tranh non nước tuyệt mỹ.
    Huế từng hiện hữu những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư Quang, Thường Mởu, Trường Ninh, Thiệu Phương?Chính phong cách kiến trúc vườn ở đây cũng lan toả khắp nơi trong dân gian, phối hợp với những nhân tố sẵn có, dần đần định hình một kiểu thức nhà vườn đặc thù của xứ Huế. Đây là thành phố của những khu nhà vườn với những ngôi nhà cổ thâm nghiêm ẩn hiện giữa xóm phường bình yên trong lòng Cố đô. Mỗi một khu nhà vườn lại mang bóng dáng của Kinh thành Huế thu nhỏ, cũng có bình phong thay núi Ngự, bể nước thế dòng Hương, đôi tảng đá cụm thay cho cồn Dã Viên, Bộc Thanh?đủ các yếu tố tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ?lại bốn mùa hoá trái, ríu rít chim ca, không gian ấy còn là thế giới của những thi nhân mặc khách đối ẩm ngâm vịnh, là nơi diễn xướng những điệu ca Huế não nùng như Nam Bình, Nam Ai?trong những đêm gió mát trăng thanh.
    Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, từng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch. Ông Amadou Mahtar M?Tbow- Nguyên Tổng giám đốc UNESCO, đã thật tinh tế khi đưa ra một nhận xét trong lời kêu gọi cho cuộc vận động bảo vệ, giữ gìn, tu sửa và tôn tạo Di sản văn hoá Huế: ?oNhưng Huế không phải chỉ là một mẫu mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh thần và một trung tâm văn hoá sôi động - ở đó đạo Phật và đạo Khổng đã thấm sâu, hoà nhuyễn vào truyền thống địa phương, nuôi dương một tư tưởng tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo?.
    Gắn với một triều đại phong kiến tuân thủ những quy tắc rạch ròi của triết lý Khổng Mạnh, lễ hội và âm nhạc ở vùng kinh sư này đã phát triển vô cùng phong phú và mang đậm phong cách dân tộc. Triều đình thì có lễ Tế Giao, Tế Xã Tắc, lễ Nguyên Đán, lễ Đoan Dương, lễ Vạn Thọ, lễ Đại triều, lễ Thương triều, lễ Ban Sóc, lễ Truyền Lô, lễ Duyệt Binh? Mỗi một lễ hội đều có những bước nghi thức mà phần hồn của nó chính là âm nhạc lễ nghi cung. Dân gian cũng đa dạng các loại hình lễ hội: lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Hòn Ngư, lễ hội vật Sình, lễ hội đua ghe, lễ hội tế đình, tế chùa, tế miếu? gắn kết với các loại hình lễ hội lại là những hình thức âm nhạc lễ nghi dân gian muôn màu muôn vẻ. Cùng tồn tại với dòng âm nhạc mang tính lễ nghi, loại hình âm nhạc mang tính giải trí tiêu khiển của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như một điển hình mang đậm bản sắc riêng của một vùng văn hoá, mộc mạc thuần khiết, đặc thù không pha trộn. Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng Huế, những bài ca Huế mà ngày nay đã trở thành những món ăn tinh thần không thể thiếu trong một chuyến đến thăm Cố đô của du khách mọi miền. Huế ngày nay vẫn đang cố gắng bằng mọi khả năng để gạn đục khơi trong, cố giữ gìn những tinh hoa văn hoá cổ truyền của dân tộc, cố bảo tồn những hình thái nghệ thuật được tạo nên bằng trí tuệ tâm huyết của tiền nhân nay đang ở bên bờ lãng quên, cố phục hồi những giá trị tinh thần quí báu của cha ông.
    Vừa qua, điều khiến cho người dân Huế vui mừng nhất là Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam dưới sự cố vấn của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, đã thiết lập hồ sơ đệ trình UNESCO xin công nhận âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) là Kiệt tác di sản Văn hoá Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại. Tuy mọi việc vẫn còn ở phía trước, song động thái đó cung đủ nói nên giá trị vô vàn của âm nhạc truyền thông Huế.
    Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Cứ hai năm một lần, nhân dân thành phố Huế lại đón chào ngày lễ hội trọng đại này trong niềm háo hức. Trong ý nghĩ của nhiều người, Huế trở thành thành phố Festival gần như là một điều tất yếu vì ở Huế còn bảo lưu khá điển hình diện mạo một kinh đô của triều đại phong kiến mà các công trình kiến trúc lại hoà điệu với thiên nhiên tạo nên những tiết tấu độc đáo với những lễ hội, âm nhạc, ẩm thực truyền thống được bảo tồn phong phú đa dạng.
    Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá đọc đáo của Việt Nam và thế giới. Với một công cuộc bảo tồn lớn lao theo nhưng tiểu chuẩn cao nhất của Di sản thế giới, kho tàng văn hoá Huế sẽ còn nở rộ những đoá hoa nghệ thuật khác nữa. Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của chúng ta.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  2. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Cầu Tràng Tiền qua một trăm năm lịch sử (1899-1999)​
    Cầu Tràng Tiền vẫn vững vàng theo năm tháng​
    Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
    Anh qua không kịp tội lắm em ơi
    Ðã mấy lâu ni mang tiếng chịu lời
    Dù có xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mà ra.​
    Cầu Tràng Tiền đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao lời ca tiếng hát trữ tình xưa nay. Cùng với sông Hương núi Ngự, cầu Tràng Tiền đã đi vào lịch sử văn hoá Huế như một biểu tượng, niềm tự hào của người dân Cố đô Huế.
    Trong các thế kỷ trước muốn qua lại đôi bờ, người ta phải dùng các tuyến đò ngang như Bến đò Kim Long, Thừa phủ, bến đò Cồn v.v. Mãi đến cuối thế kỷ 19 để đáp ứng nhu cầu nối đường quốc lộ Bắc -Nam và cuộc sống của nhân dân thành phố, cầu Tràng Tiền được bắt đầu kiến lập.
    Theo nhiều sử sách cho biết, cầu được hãng Eiffel ( Pháp) xây dựng từ những năm 1897-1899 thì hoàn tất, và ngay lúc ấy, cầu đã được xây thành 6 vài 12 nhịp, chiều dài 401,1 m, bề ngang lòng cầu 6m20 ( nay 5m40), mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng gỗ lim.
    Năm 1904 cầu Tràng Tiền bị bão năm Thìn làm hư hỏng nặng. Sau hai năm cầu được sửa lại. Lần này lòng cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.
    Năm 1937 cầu mới được "đại trùng tu" và mở thêm 2 hành lang hai bên dànnh cho người đi bộ, xe đạp với những vòm lan can được nới rộng ra ở 5 trụ cầu giữa hai vài để có chỗ dừng chân ngắm cảnh, không gây cản trở người đi lại. Do thiết kế lòng cầu xe cơ giới và hành lang đi bộ là một mặt phẳng liền, ranh giới ở giữa là những nhịp cầu, nên mặt cầu vừa thoáng, vừa rộng, lại thuận tiện cho việc giải toả nhanh những lúc ùn tắc. Lần sửa này chỉ có 3 tháng.
    Năm 1946 toàn quốc kháng chiến chống Pháp, cầu bị đặt mìn giựt sập 2 vài phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được sửa tạm để đi lại.
    Năm 1953 cầu bắt đầu được tái thiết như cũ, một năm sau thì hoàn thành.
    năm 1968 do chiến tranh cầu lại bị sụp đổ một lần nữa. Năm sau được chính quyền đương thời cho thay thế bằng một vài cầu gỗ mãi đến năm 1991.
    1991-1995 cầu Tràng Tiền mới thật sự khôi phục sửa chữa. Ðơn vị chủ đầu tư: Sở GTVT Thừa Thiên-Huế. Ðơn vị thi công : Công ty cầu 1 Thăng Long. Lễ khai thông cầu được tổ chức ngày 19/5/1995 nhân dịp kỷ niệm 105 Ngày sinh Bác Hồ.
    Từ năm xây dựng xong cho đến nay (1899-1999), cầu Tràng Tiền có 5 tên gọi khác nhau:
    - 1899-1907: được đặt tên Thành Thái, vì kiến trúc dưới thời Thành Thái.
    - 1914-1918: chínnh quyền thực dân Pháp đổi tên thành cầu Clémenceau; là tên của Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ.
    - Năm 1945 chính quyền địa phương đổi tên thành cầu Nguyễn Hoàng- người có công khai phá mở mang vùng đất Thuận Hoá giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17.
    - Từ năm 1995 sau khi khôi phục sửa chữa đến nay, cầu Tràng Tiền được gắn bảng đồng với tên "Tràng Tiền". Với tên mới này không ít người cho rằng cầu Tràng Tiền nay đã khác xưa, nên phải có tên mới. Quả vậy, sau lần sửa này, cầu Tràng Tiền đã biến dạng đi nhiều.
    Bốn cái tên Thành Thái, Clémenceau, Nguyễn Hoàng, Tràng Tiền người dân Huế không quen dùng mà chỉ gọi cái tên tục của nó là cầu Tràng Tiền. Vì xưa kia bên kia tả ngạn đối diện cầu, triều đình Huế có thành lập một công trường đúc tiền gọi tắt là Tràng Tiền.
    Cầu Tràng Tiền có dáng dấp mềm mại, uyển chuyển, thông thoáng, nhẹ nhàng rất thích hợp với tâm hồn trầm lắng, cuộc sống ung dung, thanh thản, tế nhị, dịu dàng của người dân xứ Huế. Cầu được bắc qua khúc sông thơ mộng, nhộn nhịp nhất của Huế, và qua bao lần sửa chữa vẫn giữ được màu sơn nhũ bạc. Chiếc cầu là một hình tượng nghệ thuật trắng xoá giữa dòng sông xanh, nên có người ví cầu như chiếc lược ngà cài trên mái tóc thề tiểu thư đài các. Ðây là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc nhất của thành phố văn hóa, du lịch và di sản nhân loại.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  3. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Cầu Tràng Tiền qua một trăm năm lịch sử (1899-1999)​
    Cầu Tràng Tiền vẫn vững vàng theo năm tháng​
    Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
    Anh qua không kịp tội lắm em ơi
    Ðã mấy lâu ni mang tiếng chịu lời
    Dù có xa nhau đi nữa cũng tại ông trời mà ra.​
    Cầu Tràng Tiền đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao lời ca tiếng hát trữ tình xưa nay. Cùng với sông Hương núi Ngự, cầu Tràng Tiền đã đi vào lịch sử văn hoá Huế như một biểu tượng, niềm tự hào của người dân Cố đô Huế.
    Trong các thế kỷ trước muốn qua lại đôi bờ, người ta phải dùng các tuyến đò ngang như Bến đò Kim Long, Thừa phủ, bến đò Cồn v.v. Mãi đến cuối thế kỷ 19 để đáp ứng nhu cầu nối đường quốc lộ Bắc -Nam và cuộc sống của nhân dân thành phố, cầu Tràng Tiền được bắt đầu kiến lập.
    Theo nhiều sử sách cho biết, cầu được hãng Eiffel ( Pháp) xây dựng từ những năm 1897-1899 thì hoàn tất, và ngay lúc ấy, cầu đã được xây thành 6 vài 12 nhịp, chiều dài 401,1 m, bề ngang lòng cầu 6m20 ( nay 5m40), mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng gỗ lim.
    Năm 1904 cầu Tràng Tiền bị bão năm Thìn làm hư hỏng nặng. Sau hai năm cầu được sửa lại. Lần này lòng cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.
    Năm 1937 cầu mới được "đại trùng tu" và mở thêm 2 hành lang hai bên dànnh cho người đi bộ, xe đạp với những vòm lan can được nới rộng ra ở 5 trụ cầu giữa hai vài để có chỗ dừng chân ngắm cảnh, không gây cản trở người đi lại. Do thiết kế lòng cầu xe cơ giới và hành lang đi bộ là một mặt phẳng liền, ranh giới ở giữa là những nhịp cầu, nên mặt cầu vừa thoáng, vừa rộng, lại thuận tiện cho việc giải toả nhanh những lúc ùn tắc. Lần sửa này chỉ có 3 tháng.
    Năm 1946 toàn quốc kháng chiến chống Pháp, cầu bị đặt mìn giựt sập 2 vài phía tả ngạn. Hai năm sau cầu được sửa tạm để đi lại.
    Năm 1953 cầu bắt đầu được tái thiết như cũ, một năm sau thì hoàn thành.
    năm 1968 do chiến tranh cầu lại bị sụp đổ một lần nữa. Năm sau được chính quyền đương thời cho thay thế bằng một vài cầu gỗ mãi đến năm 1991.
    1991-1995 cầu Tràng Tiền mới thật sự khôi phục sửa chữa. Ðơn vị chủ đầu tư: Sở GTVT Thừa Thiên-Huế. Ðơn vị thi công : Công ty cầu 1 Thăng Long. Lễ khai thông cầu được tổ chức ngày 19/5/1995 nhân dịp kỷ niệm 105 Ngày sinh Bác Hồ.
    Từ năm xây dựng xong cho đến nay (1899-1999), cầu Tràng Tiền có 5 tên gọi khác nhau:
    - 1899-1907: được đặt tên Thành Thái, vì kiến trúc dưới thời Thành Thái.
    - 1914-1918: chínnh quyền thực dân Pháp đổi tên thành cầu Clémenceau; là tên của Thủ tướng Pháp lúc bấy giờ.
    - Năm 1945 chính quyền địa phương đổi tên thành cầu Nguyễn Hoàng- người có công khai phá mở mang vùng đất Thuận Hoá giữa thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17.
    - Từ năm 1995 sau khi khôi phục sửa chữa đến nay, cầu Tràng Tiền được gắn bảng đồng với tên "Tràng Tiền". Với tên mới này không ít người cho rằng cầu Tràng Tiền nay đã khác xưa, nên phải có tên mới. Quả vậy, sau lần sửa này, cầu Tràng Tiền đã biến dạng đi nhiều.
    Bốn cái tên Thành Thái, Clémenceau, Nguyễn Hoàng, Tràng Tiền người dân Huế không quen dùng mà chỉ gọi cái tên tục của nó là cầu Tràng Tiền. Vì xưa kia bên kia tả ngạn đối diện cầu, triều đình Huế có thành lập một công trường đúc tiền gọi tắt là Tràng Tiền.
    Cầu Tràng Tiền có dáng dấp mềm mại, uyển chuyển, thông thoáng, nhẹ nhàng rất thích hợp với tâm hồn trầm lắng, cuộc sống ung dung, thanh thản, tế nhị, dịu dàng của người dân xứ Huế. Cầu được bắc qua khúc sông thơ mộng, nhộn nhịp nhất của Huế, và qua bao lần sửa chữa vẫn giữ được màu sơn nhũ bạc. Chiếc cầu là một hình tượng nghệ thuật trắng xoá giữa dòng sông xanh, nên có người ví cầu như chiếc lược ngà cài trên mái tóc thề tiểu thư đài các. Ðây là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc nhất của thành phố văn hóa, du lịch và di sản nhân loại.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  4. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Cây phượng bên chân cầu Trường Tiền​

    Mỗi năm vào mùa hè, cây phượng bên chân cầu Trường Tiền nở hoa rực rỡ. Sắc hoa đỏ pha hồng vào giác chiều tím bầm như XÁC PHÁO. MÀU HOA NHƯ CHẠM NỔI VÀO BẦU TRỜI BỒNG BỀNH MÂY TRẮNG. ẤY LÀ CÁI MÀU HOA ĐỎ KHÁT KHAO, CUỒNG NHIỆT CỦA MỘT thời áo trắng không thể nào quên. Con trai, con gái Huế phải lòng nhau, hay tìm đến gốc cây phượng này như một địa chỉ của Vườn Thuý. Vật để gieo cầu tin yêu là những cánh hoa phượng đỏ. Hoa rút ra từ tơ lòng nên có màu sắc riêng, phập phồng như nhịp đập của trái tim. Uống nước dòng Hương và được sưởi ấm bởi những bàn tay tình nhân, mỗi năm cây phượng mỗi vậm vạp ra. Gốc đã to hơn một vòng tay của đàn ông, xù xì những thớ gỗ bọc THÀNH MÚI GÂN GUỐC. THÂN CÂY ĐEN MỐC NHỮNG RÊU XANH NHUNG MỊN. Ở PHẦN SÁT VỚI MẶT ĐẤT LÁT ĐÁ HỘC, MỘT CHIẾC ĐINH TO không hiểu ai đó đã đóng ngập vào thân cây. Những năm con đường Nguyễn Ðình Chiểu bị "mù", cây phượng bị lãng quên. Mọc héo hắt như chiếc cột của một bờ dậu ven sông. Nhưng phượng vẫn lớn, vẫn xanh và đợi con ve sầu kêu là nở bùng hoa đỏ. Gieo từ trời cao xuống, những lùm hoa như những chiếc lúm đồng tiền mời gọi một nụ hôn nồng thắm. Nhưng đâu chỉ có con trai, con gái lấy cây phượng làm nơi hò hẹn. Thỉnh thoảng cây phượng lại mở vòng tay đón một đôi chim Vành khuyên lạc rừng về đây âu yếm.
    Nhiều năm sống, cây phượng đã trở thành một phần không thể thiếu được của thành phố Huế. Ðể lịch sử thành phố tiếp tục với những giả định: nếu như không có sông Hương, nếu như không có cầu Trường Tiền và nếu như không có cây phượng đỏ bên chân cầu...thì thành phố Huế sẽ thế nào? Huế sẽ nghèo đi biết mấy. Mà đúng là như vậy. Với người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh, chỉ có một góc ưu việt nhất để bắt cái thần của cầu Trường Tiền là đứng ở đường Nguyễn Ðình Chiểu sau lưng Ðài phát thanh- truyền hình TTHuế, lấy cây phượng làm tiền cảnh và khuôn hình ôm gần trọn thân cầu.
    Gần mười năm nay, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hoa phượng nở, tôi lại tha thẩn ra chân cầu Trường Tiền chong mắt đếm những cành phượng đỏ. Vẫn là mười ba cành. Cũng gần mười năm rồi cây phượng không ra thêm một cành nào. Chỉ có hoa là nhất thuỷ nhất chung, mỗi năm một lần đỏ trời đỏ đất, đỏ vai con trai, con gái mỗi dịp hè về. Không hiểu là có nên xếp cây phượng này vào loại "di tích sống" hay không? Chứ mỗi năm phượng cũng đã tiếp ngót nghét chục ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh. Có người đi qua lần đầu chỉ thấy cây phượng thật hay, đứng một mình mà làm cả mùa hè. Còn với cư dân Huế, cây phượng là thước đo niềm vui, nỗi buồn, những kỉ niệm chưa bao giờ phai nhạt. Trên lớp vỏ dày xù xì thời gian vẫn còn đọng mãi những dấu khắc vụng dại. Dấu khắc có khi là một cái tên người trọn vẹn. Có khi chỉ là hai chữ cái xoắn vào nhau trong một ô van trong ngần tuổi học trò. Vỗ nhẹ bàn tay vào thân cây nghe như đâu đó dưới mặt sông có tiếng cười âm vang. Rồi một tà áo tím như áo lụa Hà Ðông của Nguyên Sa đi qua cội lòng như một giấc mơ đã nhoà hương sắc.
    Năm nay, mùa hoa phượng nở, tôi lại tha thẩn ra chân cầu Trường Tiền ngắm cây phượng đỏ. Và đếm số cành trên cây: một, hai, ba, bốn, năm...vẫn là mười ba cành. Sao lại là mười ba? Tôi tự hỏi mà lòng không thể nào trả lời được. Nhưng kìa, từ một nách cành phía lòng sông Hương, một chồi phượng nhỏ như ngón tay út người lớn đang nhu nhú mọc. Giữa một quầng hoa đỏ, chiếc chồi xanh mạnh mẽ và lạc loài khẽ đâm vào kỷ niệm xưa.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  5. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Cây phượng bên chân cầu Trường Tiền​

    Mỗi năm vào mùa hè, cây phượng bên chân cầu Trường Tiền nở hoa rực rỡ. Sắc hoa đỏ pha hồng vào giác chiều tím bầm như XÁC PHÁO. MÀU HOA NHƯ CHẠM NỔI VÀO BẦU TRỜI BỒNG BỀNH MÂY TRẮNG. ẤY LÀ CÁI MÀU HOA ĐỎ KHÁT KHAO, CUỒNG NHIỆT CỦA MỘT thời áo trắng không thể nào quên. Con trai, con gái Huế phải lòng nhau, hay tìm đến gốc cây phượng này như một địa chỉ của Vườn Thuý. Vật để gieo cầu tin yêu là những cánh hoa phượng đỏ. Hoa rút ra từ tơ lòng nên có màu sắc riêng, phập phồng như nhịp đập của trái tim. Uống nước dòng Hương và được sưởi ấm bởi những bàn tay tình nhân, mỗi năm cây phượng mỗi vậm vạp ra. Gốc đã to hơn một vòng tay của đàn ông, xù xì những thớ gỗ bọc THÀNH MÚI GÂN GUỐC. THÂN CÂY ĐEN MỐC NHỮNG RÊU XANH NHUNG MỊN. Ở PHẦN SÁT VỚI MẶT ĐẤT LÁT ĐÁ HỘC, MỘT CHIẾC ĐINH TO không hiểu ai đó đã đóng ngập vào thân cây. Những năm con đường Nguyễn Ðình Chiểu bị "mù", cây phượng bị lãng quên. Mọc héo hắt như chiếc cột của một bờ dậu ven sông. Nhưng phượng vẫn lớn, vẫn xanh và đợi con ve sầu kêu là nở bùng hoa đỏ. Gieo từ trời cao xuống, những lùm hoa như những chiếc lúm đồng tiền mời gọi một nụ hôn nồng thắm. Nhưng đâu chỉ có con trai, con gái lấy cây phượng làm nơi hò hẹn. Thỉnh thoảng cây phượng lại mở vòng tay đón một đôi chim Vành khuyên lạc rừng về đây âu yếm.
    Nhiều năm sống, cây phượng đã trở thành một phần không thể thiếu được của thành phố Huế. Ðể lịch sử thành phố tiếp tục với những giả định: nếu như không có sông Hương, nếu như không có cầu Trường Tiền và nếu như không có cây phượng đỏ bên chân cầu...thì thành phố Huế sẽ thế nào? Huế sẽ nghèo đi biết mấy. Mà đúng là như vậy. Với người yêu nghệ thuật nhiếp ảnh, chỉ có một góc ưu việt nhất để bắt cái thần của cầu Trường Tiền là đứng ở đường Nguyễn Ðình Chiểu sau lưng Ðài phát thanh- truyền hình TTHuế, lấy cây phượng làm tiền cảnh và khuôn hình ôm gần trọn thân cầu.
    Gần mười năm nay, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hoa phượng nở, tôi lại tha thẩn ra chân cầu Trường Tiền chong mắt đếm những cành phượng đỏ. Vẫn là mười ba cành. Cũng gần mười năm rồi cây phượng không ra thêm một cành nào. Chỉ có hoa là nhất thuỷ nhất chung, mỗi năm một lần đỏ trời đỏ đất, đỏ vai con trai, con gái mỗi dịp hè về. Không hiểu là có nên xếp cây phượng này vào loại "di tích sống" hay không? Chứ mỗi năm phượng cũng đã tiếp ngót nghét chục ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh. Có người đi qua lần đầu chỉ thấy cây phượng thật hay, đứng một mình mà làm cả mùa hè. Còn với cư dân Huế, cây phượng là thước đo niềm vui, nỗi buồn, những kỉ niệm chưa bao giờ phai nhạt. Trên lớp vỏ dày xù xì thời gian vẫn còn đọng mãi những dấu khắc vụng dại. Dấu khắc có khi là một cái tên người trọn vẹn. Có khi chỉ là hai chữ cái xoắn vào nhau trong một ô van trong ngần tuổi học trò. Vỗ nhẹ bàn tay vào thân cây nghe như đâu đó dưới mặt sông có tiếng cười âm vang. Rồi một tà áo tím như áo lụa Hà Ðông của Nguyên Sa đi qua cội lòng như một giấc mơ đã nhoà hương sắc.
    Năm nay, mùa hoa phượng nở, tôi lại tha thẩn ra chân cầu Trường Tiền ngắm cây phượng đỏ. Và đếm số cành trên cây: một, hai, ba, bốn, năm...vẫn là mười ba cành. Sao lại là mười ba? Tôi tự hỏi mà lòng không thể nào trả lời được. Nhưng kìa, từ một nách cành phía lòng sông Hương, một chồi phượng nhỏ như ngón tay út người lớn đang nhu nhú mọc. Giữa một quầng hoa đỏ, chiếc chồi xanh mạnh mẽ và lạc loài khẽ đâm vào kỷ niệm xưa.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  6. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Duyên Huế ​
    Đêm sông Hương khắc khoải, chơi vơi một giọng ca Huế vút cao rồi loang ra, tan vào hư không giữa trời, mây, sông, nước... Một cánh diều bay bổng trên nền trời sắc tím, tiếng mái chèo đập nước dưới chân cầu Tràng Tiền... Rồi bước chân ai ngập ngừng, như muốn thời gian ngừng lại trong tâm thức vì những bất ngờ khám phá bên những di tích lịch sử đã nhuộm màu thời gian... Ai mãi muốn thả hồn mình trong không gian u tịch, xanh mướt để lưu giữ mãi những khoảnh khắc nắng thuỷ tinh rơi rớt hoài trên những vòm cây suy tư trong nhà vườn xứ Huế... Người ta đến với Huế như thế đấy, để rồi mãi vấn vương cùng những nét duyên, rất riêng tư không sao trộn lẫn được...
    Tất cả những điều đó là thật, khi mà người ta cảm nhận Huế bằng một tấm lòng. Cũng như sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm thiêng liêng, êm đềm. Sông Hương như một dải lụa xanh vắt ngang kinh thành Huế, chứng kiến biết bao sự biến thiên của lịch sử và đây cũng là cội nguồn nảy sinh và nơi hội tụ biết bao thú vui xứ Huế. Thả thơ, ca Huế, đua thuyền, ngủ đò... là những thú vui tồn tại mãi qua bao thế hệ người dân cố đô. Ngay cả thú thưởng trà của nơi này cũng khác hẳn những vùng miền khác. Ca dao cũng có câu:
    Phú Văn Lâu​

    Làm trai biết đánh tổ tôm
    Uống trà kiểu Huế, ngâm nôm Thuý Kiều ​
    Một cuộc trà là một dịp mà người thưởng trà gặp gỡ để đàm đạo văn chương, luận bàn thế sự, để hàn huyên và nhắc lại những sự kiện vui buồn vừa đi qua đời họ... Uồng trà theo kiểu Huế biểu hiện lối ứng xử, hành vi giao tiếp và cả ân tình giữa người với người. Trước kia, vào buổi chiều tà, các gia đình quý tộc Huế sai người nhà chèo thuyền trên hồ Tịnh Tâm, mang trà bỏ vào những nụ sen rồi lấy dây buộc lại. Mờ sáng hôm sau, người ta lại chèo thuyền đến, lấy trà về để pha uống. Chén trà Huế đúng điệu làm theo kiểu ?omắt trâu - lật đật?, có đáy tròn và nặng nên khi có ngoại lực tác động vào thì chén dao động như con lật đật, nhưng cuối cùng luôn trở về vị trí cân bằng. Người ta cho rằng việc các tầng lớp quý tộc ở Huế thích dùng bộ chén ?omắt trâu - lật đật? để thưởng trà là vì họ coi chúng là biểu tượng cho sự vươn dậy và lớn mạnh của quê hương trước mọi biến cố thăng trầm của đời sống và lịch sử...
    Huế lại có một cách tiêu khiển rất thanh tao, đó là thú thả thơ hay còn gọi là chơi cờ bạc bằng thi ca. Đó là lối đánh bạc bằng trí tuệ, sự nhanh trí và vốn kiến thức uyên thâm của tầng lớp nho sỹ đất kinh kỳ. Cái hay của trò thả thơ là người ta dùng văn chương để làm cái gốc rễ của một thú giải trí tao nhã.. Người thắng cuộc thì vui sướng vì được cả tiền và trên hết là khoe được với thiên hạ tài thi phú và vốn hiểu biết uyên thâm của mình. Tuy vậy, cũng thật trớ trêu khi những kẻ ?ongắn chữ?, học đòi hay những kẻ quê mùa, dân dã cũng muốn thử vận may với những người thuộc tầng lớp kẻ sỹ, nho gia và cuối cùng họ đã thắng cuộc. Họ thắng cuộc bởi cái quê kệch và cả vận may của chính họ. Còn những bậc nho sỹ do quá tự tin vào tài năng và sự suy đoán của mình nên lắm lúc cũng nếm mùi thua đau...
    Bên hồ Tịnh Tâm​

    Trước khi có cuộc thả thơ, nhà cái đã bỏ hàng tháng trời để chuẩn bị. Họ lục trong mớ sách cũ, lựa vài cuốn thơ của những thi sỹ nổi tiếng người Trung Quốc và Việt Nam. Họ đọc kỹ lưỡng và tinh tường để chọn ra những câu thơ hay và bí hiểm nhất ghi vào một cuốn sổ, cạnh đó họ ghi thêm những chữ sẽ được dùng để ?othả? sau này. Đó là những chữ có cùng một chức năng ngữ pháp với những chữ sẽ thay nhưng khác nghĩa, khi thay vào câu thơ thả sẽ làm câu thơ có một ý nghĩa khác. Người ta viết vào mảnh giấy một câu thơ nhưng khuyết một chữ. Chữ khuyết thay bằng một vòng tròn. Ví như người ta chọn một câu thơ rất hay của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm: ?oThoát tỷ như kim nãy thức đồ? lại được ngâm thành: ?oThoát tỷ như kim... vòng... thức đồ?. Rồi họ lại cho chữ để thả như: cổ, kim, nãy, khứ... nhà cái sẽ ghi chữ ?onãy? vào một mảnh giấy được cuộn tròn, che kín chữ định ?othả? đó, chỉ để hở câu thơ khuyết ở trên. Ai muốn đánh chữ nào thì chọn chữ ấy để lấp vào chỗ trống. Vì quá tự tin nên nhiều bậc anh tài đã chọn những chữ rất kêu, bỏ qua những chữ bình thường và chịu thua đau...
    Thế rồi, trong khi người ta đang tranh nhau chọn chữ thích hợp, đang say sưa với tứ thơ, thì bỗng vút lên một làn điệu ca Huế du dương, chấp chới, làm mềm lòng du khách. Với thú vui thả thơ này, không chỉ đơn thuần là chuyện sát phạt đỏ đen vì có một nét đẹp rất riêng là được bồng bềnh trên mạn thuyền, sóng nước, được nghe ca Huế và ngâm vịnh thơ phú. Trăng lên cao, tiếng đàn, tiếng phách hoà cùng với giọng ca nhi càng thêm mơn man, quyến rũ. Xa xa là ngọn tháp Phước Duyên hiện ra mờ ảo trong khoảng trời đêm mênh mông... Lúc này, thú ca Huế đã làm tâm hồn lữ khách trở nên êm đềm. Đây quả là món ăn tinh thần quý giá không thể thiếu của cố đô Huế thơ mộng. Ca Huế pha lẫn giữa cái vui tươi rộn rã của điệu Bắc và âm sắc buồn thương, ai oán của điệu Nam...
    Tôi nhớ mãi câu nói của một danh nhân về Huế: ?o... Du khách đến rồi lại đi, âu cũng là quy luật, nhưng ra đi, khách vẫn không vơi được nỗi tương tư Huế, bởi Huế là thơ, là nhạc, là mộng và bao giờ cũng đẹp...? Đó là nét duyên sâu lắng ám ảnh kỳ lạ của xứ Huế.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  7. theBrick

    theBrick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    728
    Đã được thích:
    0
    Duyên Huế ​
    Đêm sông Hương khắc khoải, chơi vơi một giọng ca Huế vút cao rồi loang ra, tan vào hư không giữa trời, mây, sông, nước... Một cánh diều bay bổng trên nền trời sắc tím, tiếng mái chèo đập nước dưới chân cầu Tràng Tiền... Rồi bước chân ai ngập ngừng, như muốn thời gian ngừng lại trong tâm thức vì những bất ngờ khám phá bên những di tích lịch sử đã nhuộm màu thời gian... Ai mãi muốn thả hồn mình trong không gian u tịch, xanh mướt để lưu giữ mãi những khoảnh khắc nắng thuỷ tinh rơi rớt hoài trên những vòm cây suy tư trong nhà vườn xứ Huế... Người ta đến với Huế như thế đấy, để rồi mãi vấn vương cùng những nét duyên, rất riêng tư không sao trộn lẫn được...
    Tất cả những điều đó là thật, khi mà người ta cảm nhận Huế bằng một tấm lòng. Cũng như sông Hương đã đọng lại trong tâm thức dân Huế một tình cảm thiêng liêng, êm đềm. Sông Hương như một dải lụa xanh vắt ngang kinh thành Huế, chứng kiến biết bao sự biến thiên của lịch sử và đây cũng là cội nguồn nảy sinh và nơi hội tụ biết bao thú vui xứ Huế. Thả thơ, ca Huế, đua thuyền, ngủ đò... là những thú vui tồn tại mãi qua bao thế hệ người dân cố đô. Ngay cả thú thưởng trà của nơi này cũng khác hẳn những vùng miền khác. Ca dao cũng có câu:
    Phú Văn Lâu​

    Làm trai biết đánh tổ tôm
    Uống trà kiểu Huế, ngâm nôm Thuý Kiều ​
    Một cuộc trà là một dịp mà người thưởng trà gặp gỡ để đàm đạo văn chương, luận bàn thế sự, để hàn huyên và nhắc lại những sự kiện vui buồn vừa đi qua đời họ... Uồng trà theo kiểu Huế biểu hiện lối ứng xử, hành vi giao tiếp và cả ân tình giữa người với người. Trước kia, vào buổi chiều tà, các gia đình quý tộc Huế sai người nhà chèo thuyền trên hồ Tịnh Tâm, mang trà bỏ vào những nụ sen rồi lấy dây buộc lại. Mờ sáng hôm sau, người ta lại chèo thuyền đến, lấy trà về để pha uống. Chén trà Huế đúng điệu làm theo kiểu ?omắt trâu - lật đật?, có đáy tròn và nặng nên khi có ngoại lực tác động vào thì chén dao động như con lật đật, nhưng cuối cùng luôn trở về vị trí cân bằng. Người ta cho rằng việc các tầng lớp quý tộc ở Huế thích dùng bộ chén ?omắt trâu - lật đật? để thưởng trà là vì họ coi chúng là biểu tượng cho sự vươn dậy và lớn mạnh của quê hương trước mọi biến cố thăng trầm của đời sống và lịch sử...
    Huế lại có một cách tiêu khiển rất thanh tao, đó là thú thả thơ hay còn gọi là chơi cờ bạc bằng thi ca. Đó là lối đánh bạc bằng trí tuệ, sự nhanh trí và vốn kiến thức uyên thâm của tầng lớp nho sỹ đất kinh kỳ. Cái hay của trò thả thơ là người ta dùng văn chương để làm cái gốc rễ của một thú giải trí tao nhã.. Người thắng cuộc thì vui sướng vì được cả tiền và trên hết là khoe được với thiên hạ tài thi phú và vốn hiểu biết uyên thâm của mình. Tuy vậy, cũng thật trớ trêu khi những kẻ ?ongắn chữ?, học đòi hay những kẻ quê mùa, dân dã cũng muốn thử vận may với những người thuộc tầng lớp kẻ sỹ, nho gia và cuối cùng họ đã thắng cuộc. Họ thắng cuộc bởi cái quê kệch và cả vận may của chính họ. Còn những bậc nho sỹ do quá tự tin vào tài năng và sự suy đoán của mình nên lắm lúc cũng nếm mùi thua đau...
    Bên hồ Tịnh Tâm​

    Trước khi có cuộc thả thơ, nhà cái đã bỏ hàng tháng trời để chuẩn bị. Họ lục trong mớ sách cũ, lựa vài cuốn thơ của những thi sỹ nổi tiếng người Trung Quốc và Việt Nam. Họ đọc kỹ lưỡng và tinh tường để chọn ra những câu thơ hay và bí hiểm nhất ghi vào một cuốn sổ, cạnh đó họ ghi thêm những chữ sẽ được dùng để ?othả? sau này. Đó là những chữ có cùng một chức năng ngữ pháp với những chữ sẽ thay nhưng khác nghĩa, khi thay vào câu thơ thả sẽ làm câu thơ có một ý nghĩa khác. Người ta viết vào mảnh giấy một câu thơ nhưng khuyết một chữ. Chữ khuyết thay bằng một vòng tròn. Ví như người ta chọn một câu thơ rất hay của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm: ?oThoát tỷ như kim nãy thức đồ? lại được ngâm thành: ?oThoát tỷ như kim... vòng... thức đồ?. Rồi họ lại cho chữ để thả như: cổ, kim, nãy, khứ... nhà cái sẽ ghi chữ ?onãy? vào một mảnh giấy được cuộn tròn, che kín chữ định ?othả? đó, chỉ để hở câu thơ khuyết ở trên. Ai muốn đánh chữ nào thì chọn chữ ấy để lấp vào chỗ trống. Vì quá tự tin nên nhiều bậc anh tài đã chọn những chữ rất kêu, bỏ qua những chữ bình thường và chịu thua đau...
    Thế rồi, trong khi người ta đang tranh nhau chọn chữ thích hợp, đang say sưa với tứ thơ, thì bỗng vút lên một làn điệu ca Huế du dương, chấp chới, làm mềm lòng du khách. Với thú vui thả thơ này, không chỉ đơn thuần là chuyện sát phạt đỏ đen vì có một nét đẹp rất riêng là được bồng bềnh trên mạn thuyền, sóng nước, được nghe ca Huế và ngâm vịnh thơ phú. Trăng lên cao, tiếng đàn, tiếng phách hoà cùng với giọng ca nhi càng thêm mơn man, quyến rũ. Xa xa là ngọn tháp Phước Duyên hiện ra mờ ảo trong khoảng trời đêm mênh mông... Lúc này, thú ca Huế đã làm tâm hồn lữ khách trở nên êm đềm. Đây quả là món ăn tinh thần quý giá không thể thiếu của cố đô Huế thơ mộng. Ca Huế pha lẫn giữa cái vui tươi rộn rã của điệu Bắc và âm sắc buồn thương, ai oán của điệu Nam...
    Tôi nhớ mãi câu nói của một danh nhân về Huế: ?o... Du khách đến rồi lại đi, âu cũng là quy luật, nhưng ra đi, khách vẫn không vơi được nỗi tương tư Huế, bởi Huế là thơ, là nhạc, là mộng và bao giờ cũng đẹp...? Đó là nét duyên sâu lắng ám ảnh kỳ lạ của xứ Huế.
    Thay đổi vì sẽ đổi thay...
  8. loncon18

    loncon18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Cơm Hến
    Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, không chê vị nào; lại còn tỏ ra thích thú với hai vị mà thiên hạ đều sợ, là cay và đắng. Vườn Bắc cũng trồng mướp đắng, dùng.... xoa sảy cho trẻ con. Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh; nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời! Có hôm tàu dừng ở ga Lăng Cô, thấy nấm tràm bán rẻ như cho không tôi bèn hí hửng mua luôn một rổ làm quà cho chú bạn tôi ở Ðà Nẵng, gọi là đặc sản xứ Huế. Cháo nấm tràm nấu ra ngon đến thế nhưng chỉ có đám dân Hế xì xụp vừa khen, còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng chịu không nổi. Hóa ra chỉ cách nhau cái đèo hải vân thôi mà cách ăn uống của người Huế lạ đời đến thế!
    Nhưng lạ nhất là thói ăn cay, đến nỗi chính tôi cũng không hiểu tại sao mình lại ăn cay "tài" đến như vậy. Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng "sướng miệng"; cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc và hết cỡ là (xin lỗi mọi người) cay thấu lỗ đít! Có thể nói rằng người Huế bắt đầu thực đơn hàng ngày bằng một tô bún bò "cay dễ sợ", tiếp theo là một ngày cay "túi mắt túi mũi" để kết thúc với tiếng rao "Ai ăn chè?", một chén ngọt lịm trước khi ngủ.
    Tôi xin giới thiệu một ngày "Hạnh phúc trời hành" của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó) chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến. Vậy thì cơm hến là gì?
    Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta còn bày thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong "lập trường ăn uống" của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hoá hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những "đồ giả"!
    Xin tiếp tục chuyện cơm hến. Hến ở Huế ngon nhất là hến cồn, do đó cái cồn nổi chiếm vị trí "Tả Thanh Long" rất mực quan trọng trong Dịch Lý của kiến trúc kinh thành, dân chỉ gọi nôm na là Cồn Hến. Ðáy sông quanh cồn có một lớp bùn sâu, là môi sinh màu mỡ của loài hến. Ðiều lạ là con hến, dù không có tay chân, nhưng khi thời tiết thay đổi làm dòng nước chảy mạnh có thể lặn sâu xuống đáy bùn để khỏi bị nước cuốn đi. Dân cồn làm nghề xúc hến mỗi năm đều có lễ cúng hến vào tháng bảy, trên những con đò cờ xí rộn ràng, tiếng trống vang lừng người ta luộc hến xong đem ra sông đãi trong những chiếc rổ lớn, tách vỏ, lấy riêng mặt hến đem đong chén bán cho những người làm cơm hến.
    Mặt hến này là vị chủ của cơm hến, xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm hến là rau sống. Chỉ một nhúng thôi, nhưng rau sống này làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối xắt mỏng như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá chần (trụng sơ qua nước sôi) có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi thơm riêng.
    Nước luộc hến được rút ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút, bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào một cái tô đã gồm đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng màu trắng đùng đục. Vâng, mê nhất cái màu đùng đục ấy, ăn cơm hến mà chê nước đục là dại!
    Bộ đồ màu của cơm hến là nhiêu khê nhất thiên hạ. Ðây là bản liệt kê các món gia vị mà tôi từng quan sát được ở một gánh cơm hến, chắc có thể coi là "lý tưởng", như sau:
    1. Ớt tương
    2. Ớt màu, ớt màu, ớt dầm nước màu
    3. Ruốc sống
    4. Bánh tráng nướng bóp vụn
    5. Muối rang
    6. Hạt đậu phụng rang mỡ, giã hơi thô thô
    7. Mè rang
    8. Da heo ráng giòn
    9. Mỡ và tóp mỡ
    10. Vị tinh
    Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít như là rảy... nước thánh!
    Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người "máu" cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, họ còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm thế mà cứ xì xụp, xuýt xoa kêu "ngon, ngon"; đi xa lại nhớ thèm đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!
    Tôi nhớ lần ấy, chiều mưa râm ri cỡ tháng mười một, tôi ngồi ăn cơm hến ở nhà Bửu Ý ở đường hàng me. Tôi vừa đi Tây về, suốt hai tuần ở Cung Ðại hội các nhà văn, bữa ăn nào cũng toàn thịt, bơ, phó mát... đến nỗi tôi thất kinh, nhiều ngày chỉ mang một mớ trái cây về phòng ăn trừ bữa. Nhiều tuần lễ không có một hột cơm trong bụng, nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng. Ðây là lần đầu tiên tôi ăn một tô cơm hến "bằng tất cả tâm hồn". Thấy chị bán hàng phải cho quá nhiều thứ trong một bát cơm nhỏ, công phu thế mà chỉ bán có năm trăm đồng bạc, tôi lấy làm ái ngại hỏi chị:
    - Lời lãi bao nhiêu mà chị phải kỹ đến thế. Chỉ cần ba, bốn thứ, vừa vừa thôi, có đỡ mất công không?
    Chị nhìn tôi với đôi mắt giận dỗi khác lạ:
    - Nói như cậu thì .... còn chi là Huế!
    Chị gánh hàng đi, dáng gầy mỏng manh, chiếc áo dài đen cũ kỹ, chiếc nón cời và tiếng rao lanh lảnh. Hồi nãy tôi đã đếm và biết gánh cơm trên vai chị có tất cả mười bốn vị. Bây giờ tôi mới phát hiện thêm vị thứ mười lăm, là lửa. Vâng, một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người....
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
  9. loncon18

    loncon18 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Chuyện Cơm Hến
    Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, không chê vị nào; lại còn tỏ ra thích thú với hai vị mà thiên hạ đều sợ, là cay và đắng. Vườn Bắc cũng trồng mướp đắng, dùng.... xoa sảy cho trẻ con. Người Huế thích dùng mướp đắng lúc còn xanh; nấu canh phải duống nồi nước sôi xuống để thả mướp vào mới đảm bảo là đắng, lại còn bóp mướp sống làm món nộm, đắng một cách tuyệt vời! Có hôm tàu dừng ở ga Lăng Cô, thấy nấm tràm bán rẻ như cho không tôi bèn hí hửng mua luôn một rổ làm quà cho chú bạn tôi ở Ðà Nẵng, gọi là đặc sản xứ Huế. Cháo nấm tràm nấu ra ngon đến thế nhưng chỉ có đám dân Hế xì xụp vừa khen, còn bạn nhậu người Quảng đều né hết, vì đắng chịu không nổi. Hóa ra chỉ cách nhau cái đèo hải vân thôi mà cách ăn uống của người Huế lạ đời đến thế!
    Nhưng lạ nhất là thói ăn cay, đến nỗi chính tôi cũng không hiểu tại sao mình lại ăn cay "tài" đến như vậy. Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan, càng nói càng "sướng miệng"; cay phỏng miệng, cay xé lưỡi, cay điếc mũi, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi, cay điếc tai, cay điếc óc và hết cỡ là (xin lỗi mọi người) cay thấu lỗ đít! Có thể nói rằng người Huế bắt đầu thực đơn hàng ngày bằng một tô bún bò "cay dễ sợ", tiếp theo là một ngày cay "túi mắt túi mũi" để kết thúc với tiếng rao "Ai ăn chè?", một chén ngọt lịm trước khi ngủ.
    Tôi xin giới thiệu một ngày "Hạnh phúc trời hành" của dân Huế tui, bắt đầu bằng món cơm hến. Những món ăn Huế như bún bò, cháo lòng... bây giờ trở thành phổ biến khắp nơi (dù đã mất đi bản chất cay của nó) chỉ món cơm hến này là không nơi nào có. Hà Nội, Sài Gòn cũng có vài ba quán Huế có cả cơm hến, tôi đã thử xem, đều là nghêu xắt nhỏ, đâu phải là hến. Vậy thì cơm hến là gì?
    Trước hết, nói về cơm. Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng, duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. Hình như người Huế muốn bày tỏ một quan niệm rằng trên đời chẳng có một vật gì đáng phải bỏ đi, nên bày ra món cá lẹp kẹp rau mưng, và món cơm nguội với những con hến nhỏ lăn tăn làm sốt ruột người chế biến món ăn, gọi là cơm hến. Sau này ở Huế người ta còn bày thêm món bún hến, dùng bún thay cơm nguội. Tôi rất ghét những lối cải tiến tạp nham như vậy. Bún đã có bún bò, ai có giang sơn ấy, việc gì phải cướp bản quyền sáng chế của người khác. Vả lại, người Huế (Huế xưa, không phải bây giờ) rất kiên định trong "lập trường ăn uống" của mình. Tôi nghĩ rằng trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hoá hết sức quan trọng, để bảo toàn di sản. Với tôi, một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hoá, cứ phải giống y như ngày xưa, và mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những "đồ giả"!
    Xin tiếp tục chuyện cơm hến. Hến ở Huế ngon nhất là hến cồn, do đó cái cồn nổi chiếm vị trí "Tả Thanh Long" rất mực quan trọng trong Dịch Lý của kiến trúc kinh thành, dân chỉ gọi nôm na là Cồn Hến. Ðáy sông quanh cồn có một lớp bùn sâu, là môi sinh màu mỡ của loài hến. Ðiều lạ là con hến, dù không có tay chân, nhưng khi thời tiết thay đổi làm dòng nước chảy mạnh có thể lặn sâu xuống đáy bùn để khỏi bị nước cuốn đi. Dân cồn làm nghề xúc hến mỗi năm đều có lễ cúng hến vào tháng bảy, trên những con đò cờ xí rộn ràng, tiếng trống vang lừng người ta luộc hến xong đem ra sông đãi trong những chiếc rổ lớn, tách vỏ, lấy riêng mặt hến đem đong chén bán cho những người làm cơm hến.
    Mặt hến này là vị chủ của cơm hến, xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. Món thứ ba trong cơm hến là rau sống. Chỉ một nhúng thôi, nhưng rau sống này làm bằng thân chuối hoặc bắp chuối xắt mỏng như sợi tơ, trộn lẫn với môn bạc hà, khế và rau thơm thái nhỏ, giá chần (trụng sơ qua nước sôi) có khi còn điểm thêm những cánh bông vạn thọ vàng, nhìn tươi mắt và có thêm mùi thơm riêng.
    Nước luộc hến được rút ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút, bằng chiếc gáo làm bằng sọ dừa xinh xắn, cho vào một cái tô đã gồm đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. Nước hến có giã thêm gừng màu trắng đùng đục. Vâng, mê nhất cái màu đùng đục ấy, ăn cơm hến mà chê nước đục là dại!
    Bộ đồ màu của cơm hến là nhiêu khê nhất thiên hạ. Ðây là bản liệt kê các món gia vị mà tôi từng quan sát được ở một gánh cơm hến, chắc có thể coi là "lý tưởng", như sau:
    1. Ớt tương
    2. Ớt màu, ớt màu, ớt dầm nước màu
    3. Ruốc sống
    4. Bánh tráng nướng bóp vụn
    5. Muối rang
    6. Hạt đậu phụng rang mỡ, giã hơi thô thô
    7. Mè rang
    8. Da heo ráng giòn
    9. Mỡ và tóp mỡ
    10. Vị tinh
    Tất cả được đựng trong những thẫu, những vịm bày trên một cái trẹc, o bán cơm hến lấy ra bằng những chiếc gáo mù u nhỏ xíu, bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít như là rảy... nước thánh!
    Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt. Người "máu" cơm hến vẫn chưa vừa lòng với vị cay sẵn có, họ còn đòi thêm một trái ớt tươi để cắn kêu cái rốp! Nước mắt đầm đìa, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt vào tô cơm thế mà cứ xì xụp, xuýt xoa kêu "ngon, ngon"; đi xa lại nhớ thèm đứt sợi tóc, ở nước ngoài về bay ra Huế để ăn cho được một tô cơm hến lấy làm hả hê, thế đấy, chao ôi là Huế!
    Tôi nhớ lần ấy, chiều mưa râm ri cỡ tháng mười một, tôi ngồi ăn cơm hến ở nhà Bửu Ý ở đường hàng me. Tôi vừa đi Tây về, suốt hai tuần ở Cung Ðại hội các nhà văn, bữa ăn nào cũng toàn thịt, bơ, phó mát... đến nỗi tôi thất kinh, nhiều ngày chỉ mang một mớ trái cây về phòng ăn trừ bữa. Nhiều tuần lễ không có một hột cơm trong bụng, nghe tiếng rao cơm hến tôi thấy xúc động tận chân răng. Ðây là lần đầu tiên tôi ăn một tô cơm hến "bằng tất cả tâm hồn". Thấy chị bán hàng phải cho quá nhiều thứ trong một bát cơm nhỏ, công phu thế mà chỉ bán có năm trăm đồng bạc, tôi lấy làm ái ngại hỏi chị:
    - Lời lãi bao nhiêu mà chị phải kỹ đến thế. Chỉ cần ba, bốn thứ, vừa vừa thôi, có đỡ mất công không?
    Chị nhìn tôi với đôi mắt giận dỗi khác lạ:
    - Nói như cậu thì .... còn chi là Huế!
    Chị gánh hàng đi, dáng gầy mỏng manh, chiếc áo dài đen cũ kỹ, chiếc nón cời và tiếng rao lanh lảnh. Hồi nãy tôi đã đếm và biết gánh cơm trên vai chị có tất cả mười bốn vị. Bây giờ tôi mới phát hiện thêm vị thứ mười lăm, là lửa. Vâng, một bếp lửa chắt chiu, ấp ủ đi trong mưa suốt mùa đông, bền bỉ theo bước chân người....
    Hoàng Phủ Ngọc Tường
  10. thuy_hieu_chien

    thuy_hieu_chien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Các bạn biết nhiều về Huế quá.
    Nếu các bạn muốn có thêm các thông tin về Huế, xin xem các trang web sau:
    http://www.huevietnam.com/
    http://thuathienhue.gov.vn
    http://hue.vnn.vn
    http://www.huefestival.com/
    Ban nao biet cac dia chi khac thi cap nhat them de cac ban cua chung ta duoc biet nhieu hon ve Hue.

Chia sẻ trang này