1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thuy_hieu_chien

    thuy_hieu_chien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Các bạn biết nhiều về Huế quá.
    Nếu các bạn muốn có thêm các thông tin về Huế, xin xem các trang web sau:
    http://www.huevietnam.com/
    http://thuathienhue.gov.vn
    http://hue.vnn.vn
    http://www.huefestival.com/
    Ban nao biet cac dia chi khac thi cap nhat them de cac ban cua chung ta duoc biet nhieu hon ve Hue.
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Quốc sử quán triều Nguyễn
    Nguyễn Phú Xuân
    125 năm xây dựng và phát triển hoạt động
    Sau hơn một tháng xây dựng, Quốc sử quán triều Nguyễn hoàn thành vào tháng 8-1820, tọa lạc tại phường Phú Văn trong kinh thành Huế, nằm ở địa điểm của phường Trưng Hậu vào nửa đầu thế kỷ 20 và nay là phường Thuận Thành (thành phố Huế). Con đường chạy ngang trước mặt cơ quan này vào những năm đầu thập niên 1940 được đặt tên là đường Sử Quán, nay đổi lại là đường Ngô Sĩ Liên. Nửa năm sau, vua Minh Mệnh ra lệnh xây thêm hai dãy nhà bên tòa nhà chính để các quan lại làm việc và dựng hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên cổng chính. Ngày 5-6-1821, sau lễ khai trương hết sức trọng thể tại điện Cần Chánh - nơi vua làm việc hàng ngày trong Tử Cấm Thành, Quốc sử quán chính thức đi vào hoạt động.
    Tháng 11-1841, vua Thiệu Trị cho xây thêm hai tòa nhà phụ nữa ở hai bên tòa nhà chính. Tòa bên trái, gọi là nhà Công thự dành cho các toản tu. Tòa bên phải, gọi là Giải vũ đài, dành cho các biên tu. Đến tháng 10-1857, vì số lượng công trình được biên soạn và khắc in khá lớn, Tự Đức cho làm thêm nhà chứa mộc bản, gọi là Tàng bản đường phía sau lưng tòa nhà chính. Một dãy nhà ngói 7 gian, 2 chái ở phía đông tòa nhà chính được xây mới vào tháng 2-1884, dùng làm nơi biên soạn Thực lục chính biên đệ tứ kỷ.
    Thời Thành Thái (1889-1907), một số tòa nhà phụ được tu sửa. Năm 1890, tu bổ nhà Tả quan cư và làm thêm các tủ gỗ sơn son để cất giữ sử sách và tư liệu. Năm 1902, tu bổ nhà chính và một số nhà phụ khác. Tháng 8-1945, Quốc sử quán ngưng hoạt động cùng với sự cáo chung của triều Nguyễn.
    Năm 1821, công trình biên soạn đầu liên của Quốc sử quán là Liệt thánh thực lục, viết về các chúa Nguyễn. Số lượng sử quan làm việc lúc bấy giờ gồm: 1 giám tu do hoàng tử hay hoàng đệ kiêm nhiệm, 2 tổng tài, 6 toản tu, 10 biên tu, 10 khảo hiệu, 20 đằng lục và 20 thư chưởng (Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, NXB Thuận Hóa, 1993, tr. 109).
    Nhiệm vụ và phẩm trật của các viên chức Quốc sử quán được quy định như sau: giám tu là người thay mặt vua làm cố vấn chỉ đạo nội dung biên soạn; tổng tài: đại thần được giao phụ trách biên soạn một công trình, hàm chánh nhất phẩm; toản tu: biên soạn và sửa sang nội dung công trình, hàm nhị phẩm đến chánh tứ phẩm; biên tu: quan viết sử, hàm tứ phẩm đến chánh thất phẩm; khảo hiệu: khảo duyệt và hiệu đính công trình, hàm thất phẩm; đằng lục: sao chép lại để giao cho thợ khắc vào mộc bản, thường do đình thần kén chọn để bổ nhiệm, hàm bát phẩm; thư chưởng: cất giữ sử sách và tư liệu, hàm cửu phẩm. Ngoài ra, còn có chức vụ bút thiếp thức, giống như đằng lục, cũng chuyên việc sao chép và phiên dịch, hàm cửu phẩm và các vị nhập lưu thư lại phụ trách văn thư, chưa được hàm cửu phẩm.
    Giám tu, tổng tài hay đôi khi phó tổng tài là những người chỉ đạo điều hành công việc biên soạn và chịu trách nhiệm trước vua về công trình được giao thực hiện. Các vị quan này đều kiêm nhiệm, vừa làm việc ở các bộ, nha, vừa nhận thêm trọng trách ở Quốc sử quán trong một giai đoạn nào đó tùy theo yêu cầu biên soạn (thường từ 3 đến 6 năm). Thỉnh thoảng, họ mới có mặt tại đây để thay nhau điều hành công việc. Các toản tu, biên tu, khảo hiệu thực sự là những người trực tiếp biên soạn.
    Chẳng hạn, năm Quý Tỵ (1833), vua Minh Mạng đã ra một đạo dụ về việc bổ nhiệm các chức quan ở Quốc sử quán: "Nay nên chọn các viên khác sung vào làm cho đến thành công. Vậy ra lệnh Thượng thư Bộ Hộ là Trương Minh Giảng, Thượng thư Bộ Lễ là Phan Huy Thực, đều làm tổng tài. Tả tham tri Bộ Công là Nguyễn Trung Mậu, Tả phó đô ngự sử Viện Đô sát là Hà Duy Phiên, Thự hữu tham tri Bộ Binh là Nguyễn Trọng Vũ, Tả thị lang Bộ Lễ Lê Nguyên Trung đều sung toản tu. Dùng nhà Hữu Đãi làm nơi biên soạn".
    Qua thời Thiệu Trị, do phải biên soạn nhiều công trình hơn như Thực lục tiền biên, Thực lục chính biên, Minh Mệnh chính yếu, Liệt truyện tiền biên, bộ máy làm việc tại Quốc sử quán được chấn chỉnh để có hiệu quả hơn, nhân sự được gia tăng, quy chế làm việc cũng trở nên chặt chẽ hơn. Vật tư phương tiện làm việc cho các sử quan đều được cung ứng đầy đủ nhưng sử dụng tiết kiệm. Có thể nói, các công trình biên soạn và mọi hoạt động của Quốc sử quán đều được triều đình chỉ định sát sao và quản lý nghiêm ngặt.
    Kho tư liệu đồ sộ
    Tồn tại suốt 125 năm (1820-1945), Quốc sử quán triều Nguyễn đã để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ và một số lượng lớn công trình lịch sử - địa lý quy mô. Đây là cơ quan biên soạn lịch sử lớn nhất, chặt chẽ nhất và thành công nhất trong nền sử học phong kiến Việt Nam. Qua các trước tác của mình, Quốc sử quán còn thể nghiệm và vận dụng hầu hết các thể viết sử truyền thống Trung Hoa và Việt Nam một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo. Các tác phẩm Quốc sử quán để lại không những có giá trị về mặt sử liệu mà còn có ý nghĩa về mặt phương pháp luận, về cách thức sưu tầm tư liệu, biên soạn sử sách nói riêng và cả những giá trị văn hóa nói chung. Thành công của cơ quan này cũng có thể xem là một thành công của chính sách văn hóa giáo dục của triều Nguyễn.
    Về địa chí, một loạt công trình được biên soạn. Bộ Hoàng Việt nhất thống địa dư chí (1806, chưa được in) của Lê Quang Định, chủ yếu viết về các trấn sở và đường sá giao thông từ kinh thành Huế đến các địa phương. Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú, viết vào đầu thế kỷ 19, là cuốn thứ hai trong loạt sách viết về địa dư dưới thời Nguyễn nhưng được in rất sớm, tổng cộng bốn lần (1833, 1883, 1897, 1907). Sách viết theo lối cổ, chép theo từng đơn vị hành chính, mô tả núi sông, danh thắng, cổ tích, sản vật, nhân vật, phong tục, nghề nghiệp... với lối văn ngắn gọn, giản dị, xen lẫn những chiếu dụ quan trọng của nhà vua, các sự tích cũ, làm nội dung thêm phong phú và hấp dẫn. Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu và Bùi Quỹ viết vào thời Tự Đức (1848-1883), được in vào năm 1900 với lời tựa của Nguyễn Trọng Hợp. Đại Nam thống chí viết xong năm 1841. Đại Nam nhất thống chí bắt đầu được biên soạn dưới thời Tự Đức, đây là bộ địa chí (dạng quốc chí) đồ sộ và đầy đủ nhất của triều Nguyễn, được xem là "tập đại thành" của thể loại địa chí cổ. Đại Nam quốc cương giới vựng biên do Hoàng Hữu Xứng, Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Thuật, Hoàng Hữu Thường biên soạn năm 1886. Đây là tập bản đồ bờ cõi nước Việt Nam, kèm theo các bài khảo về Vạn Tượng, Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp. Đồng Khánh địa dư chí lược (1886-1888), chủ yếu dựa vào nội dung sách của Hoàng Hữu Xứng để sắp xếp lại.
    Ngoài những bộ quốc chí, Quốc sử quán còn biên soạn nhiều sách địa phương chí như: Bắc thành địa dư chí của Lê Chất và Nguyễn Văn Lý; Gia Định thành thông chí (bộ địa chí sáng giá về Nam kỳ) của Trịnh Hoài Đức; Hải Dương địa dư, Hải Đông chí lược của Ngô Thời Nhậm; Bắc Ninh tỉnh chí, Hưng Yên nhất thống chí, Hưng Hóa chí lược, Sơn Tây tỉnh chí, Nam Định tỉnh địa dư chí, Hoan Châu phong thổ chí, Nghệ An ký, Thanh Hóa tỉnh chí, Quảng Nam tỉnh chí lược, Cam Lộ phủ chí... Các sử quan triều Nguyễn viết sách địa dư xuất phát từ việc muốn ghi chép lại một cách đầy đủ về cương giới, núi sông, phong tục, nghề nghiệp, sản vật ở mỗi địa phương, nhằm lưu lại cho đời sau và cũng để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, giúp ích cho việc quản lý địa phương. Nhiều tác phẩm, về mặt cấu trúc, là những "hình mẫu" cho các công trình địa chí hiện nay, dẫu về dung lượng có khác nhau.
    Về lịch sử, văn học, pháp luật... Quốc sử quán đã biên soạn và cho khắc in hàng chục công trình đồ sộ: Đại Nam thực lục (560 quyển), Đại Nam liệt truyện (85 quyển), Minh Mệnh chính yếu (25 quyển), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (53 quyển, khoảng 4.200 trang), Đồng Khánh Khải Định chính yếu (5 tập, 1.090 trang), Quốc triều sử toát yếu (7 quyển), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (262 quyển), Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ chính biên (153 quyển), Minh Mệnh ngự chế văn (1.209 bài), 1.840 trang), Minh Mệnh ngự chế thi tập (60 quyển, trên 3.500 bài, 4.768 trang), Ngự đề đồ hội thi tập (của vua Thiệu Trị, 910 trang), Triệu Trị ngự chế thi (5.634 trang), Tự Đức ngự chế thi (55 quyển, 2.350 trang), Tự Đức ngự chế văn (49 quyển, 1.557 trang), Ngọc điệp Tôn phổ... Trung bình mỗi bộ dày từ 1.000 trang đến hơn 10.000 trang. Theo Sử quán thủ sách, tính đến đầu thế kỷ 20, số sách do Quốc sử quán khắc in đã lên đến 68 bộ (Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 2, Trần Văn Giáp, NXB Khoa học xã hội, 1990, tr. 267).
    Khi bộ Đại Nam thực lục được dịch và xuất bản (1962-1978, 38 tập), Viện Sử học đã đánh giá: "là bộ sách lịch sử có nhiều tài liệu tốt cho công tác nghiên cứu sử học, văn học, triết học, kinh tế, chính trị học, luật học, quân sự, văn hóa, tư tưởng... của xã hội Việt Nam từ năm 1558 đến năm 1888" (Lời giới thiệu bản dịch Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Sử học, 1962).
    Đến nay, nhiều công trình có giá trị của Quốc sử quán triều Nguyễn đã được xuất bản rộng rãi trong và ngoài nước bằng chữ Quốc ngữ, Pháp, Hán như: Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam liệt truyện, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Việt địa dư toàn biên, Gia Định thành thông chí, Phương Đình dư địa chí, Đồng Khánh địa dư chí... Dù còn những hạn chế về quan điểm, hình thức, nội dung biên soạn trong các trước tác của mình, nhưng Quốc sử quán triều Nguyễn đã để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ, có giá trị cao, làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về khoa học xã hội Việt Nam thế kỷ 19. Các công trình này cần tiếp tục được nghiên cứu, chọn lọc xuất bản để khai thác tốt hơn nữa những di sản của tiền nhân nhằm phục vụ cho cuộc sống hôm nay.

    Anh mơ làm mây bay lãng du trong đờiTìm em chim trời xa xa khuất xa mịt mờĐêm nay còn anh trên phố khuya im lìmTìm nhau trong mù sương tìm trong kỷ niệmCó biết không em, có biết không em?Nỗi nhớ xa xôi nhức nhối trong anh...(Có Biết Không Em - Nguyễn Ngọc Thiện)
  3. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Quốc sử quán triều Nguyễn
    Nguyễn Phú Xuân
    125 năm xây dựng và phát triển hoạt động
    Sau hơn một tháng xây dựng, Quốc sử quán triều Nguyễn hoàn thành vào tháng 8-1820, tọa lạc tại phường Phú Văn trong kinh thành Huế, nằm ở địa điểm của phường Trưng Hậu vào nửa đầu thế kỷ 20 và nay là phường Thuận Thành (thành phố Huế). Con đường chạy ngang trước mặt cơ quan này vào những năm đầu thập niên 1940 được đặt tên là đường Sử Quán, nay đổi lại là đường Ngô Sĩ Liên. Nửa năm sau, vua Minh Mệnh ra lệnh xây thêm hai dãy nhà bên tòa nhà chính để các quan lại làm việc và dựng hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên cổng chính. Ngày 5-6-1821, sau lễ khai trương hết sức trọng thể tại điện Cần Chánh - nơi vua làm việc hàng ngày trong Tử Cấm Thành, Quốc sử quán chính thức đi vào hoạt động.
    Tháng 11-1841, vua Thiệu Trị cho xây thêm hai tòa nhà phụ nữa ở hai bên tòa nhà chính. Tòa bên trái, gọi là nhà Công thự dành cho các toản tu. Tòa bên phải, gọi là Giải vũ đài, dành cho các biên tu. Đến tháng 10-1857, vì số lượng công trình được biên soạn và khắc in khá lớn, Tự Đức cho làm thêm nhà chứa mộc bản, gọi là Tàng bản đường phía sau lưng tòa nhà chính. Một dãy nhà ngói 7 gian, 2 chái ở phía đông tòa nhà chính được xây mới vào tháng 2-1884, dùng làm nơi biên soạn Thực lục chính biên đệ tứ kỷ.
    Thời Thành Thái (1889-1907), một số tòa nhà phụ được tu sửa. Năm 1890, tu bổ nhà Tả quan cư và làm thêm các tủ gỗ sơn son để cất giữ sử sách và tư liệu. Năm 1902, tu bổ nhà chính và một số nhà phụ khác. Tháng 8-1945, Quốc sử quán ngưng hoạt động cùng với sự cáo chung của triều Nguyễn.
    Năm 1821, công trình biên soạn đầu liên của Quốc sử quán là Liệt thánh thực lục, viết về các chúa Nguyễn. Số lượng sử quan làm việc lúc bấy giờ gồm: 1 giám tu do hoàng tử hay hoàng đệ kiêm nhiệm, 2 tổng tài, 6 toản tu, 10 biên tu, 10 khảo hiệu, 20 đằng lục và 20 thư chưởng (Đại Nam hội điển sự lệ, tập 8, NXB Thuận Hóa, 1993, tr. 109).
    Nhiệm vụ và phẩm trật của các viên chức Quốc sử quán được quy định như sau: giám tu là người thay mặt vua làm cố vấn chỉ đạo nội dung biên soạn; tổng tài: đại thần được giao phụ trách biên soạn một công trình, hàm chánh nhất phẩm; toản tu: biên soạn và sửa sang nội dung công trình, hàm nhị phẩm đến chánh tứ phẩm; biên tu: quan viết sử, hàm tứ phẩm đến chánh thất phẩm; khảo hiệu: khảo duyệt và hiệu đính công trình, hàm thất phẩm; đằng lục: sao chép lại để giao cho thợ khắc vào mộc bản, thường do đình thần kén chọn để bổ nhiệm, hàm bát phẩm; thư chưởng: cất giữ sử sách và tư liệu, hàm cửu phẩm. Ngoài ra, còn có chức vụ bút thiếp thức, giống như đằng lục, cũng chuyên việc sao chép và phiên dịch, hàm cửu phẩm và các vị nhập lưu thư lại phụ trách văn thư, chưa được hàm cửu phẩm.
    Giám tu, tổng tài hay đôi khi phó tổng tài là những người chỉ đạo điều hành công việc biên soạn và chịu trách nhiệm trước vua về công trình được giao thực hiện. Các vị quan này đều kiêm nhiệm, vừa làm việc ở các bộ, nha, vừa nhận thêm trọng trách ở Quốc sử quán trong một giai đoạn nào đó tùy theo yêu cầu biên soạn (thường từ 3 đến 6 năm). Thỉnh thoảng, họ mới có mặt tại đây để thay nhau điều hành công việc. Các toản tu, biên tu, khảo hiệu thực sự là những người trực tiếp biên soạn.
    Chẳng hạn, năm Quý Tỵ (1833), vua Minh Mạng đã ra một đạo dụ về việc bổ nhiệm các chức quan ở Quốc sử quán: "Nay nên chọn các viên khác sung vào làm cho đến thành công. Vậy ra lệnh Thượng thư Bộ Hộ là Trương Minh Giảng, Thượng thư Bộ Lễ là Phan Huy Thực, đều làm tổng tài. Tả tham tri Bộ Công là Nguyễn Trung Mậu, Tả phó đô ngự sử Viện Đô sát là Hà Duy Phiên, Thự hữu tham tri Bộ Binh là Nguyễn Trọng Vũ, Tả thị lang Bộ Lễ Lê Nguyên Trung đều sung toản tu. Dùng nhà Hữu Đãi làm nơi biên soạn".
    Qua thời Thiệu Trị, do phải biên soạn nhiều công trình hơn như Thực lục tiền biên, Thực lục chính biên, Minh Mệnh chính yếu, Liệt truyện tiền biên, bộ máy làm việc tại Quốc sử quán được chấn chỉnh để có hiệu quả hơn, nhân sự được gia tăng, quy chế làm việc cũng trở nên chặt chẽ hơn. Vật tư phương tiện làm việc cho các sử quan đều được cung ứng đầy đủ nhưng sử dụng tiết kiệm. Có thể nói, các công trình biên soạn và mọi hoạt động của Quốc sử quán đều được triều đình chỉ định sát sao và quản lý nghiêm ngặt.
    Kho tư liệu đồ sộ
    Tồn tại suốt 125 năm (1820-1945), Quốc sử quán triều Nguyễn đã để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ và một số lượng lớn công trình lịch sử - địa lý quy mô. Đây là cơ quan biên soạn lịch sử lớn nhất, chặt chẽ nhất và thành công nhất trong nền sử học phong kiến Việt Nam. Qua các trước tác của mình, Quốc sử quán còn thể nghiệm và vận dụng hầu hết các thể viết sử truyền thống Trung Hoa và Việt Nam một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo. Các tác phẩm Quốc sử quán để lại không những có giá trị về mặt sử liệu mà còn có ý nghĩa về mặt phương pháp luận, về cách thức sưu tầm tư liệu, biên soạn sử sách nói riêng và cả những giá trị văn hóa nói chung. Thành công của cơ quan này cũng có thể xem là một thành công của chính sách văn hóa giáo dục của triều Nguyễn.
    Về địa chí, một loạt công trình được biên soạn. Bộ Hoàng Việt nhất thống địa dư chí (1806, chưa được in) của Lê Quang Định, chủ yếu viết về các trấn sở và đường sá giao thông từ kinh thành Huế đến các địa phương. Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú, viết vào đầu thế kỷ 19, là cuốn thứ hai trong loạt sách viết về địa dư dưới thời Nguyễn nhưng được in rất sớm, tổng cộng bốn lần (1833, 1883, 1897, 1907). Sách viết theo lối cổ, chép theo từng đơn vị hành chính, mô tả núi sông, danh thắng, cổ tích, sản vật, nhân vật, phong tục, nghề nghiệp... với lối văn ngắn gọn, giản dị, xen lẫn những chiếu dụ quan trọng của nhà vua, các sự tích cũ, làm nội dung thêm phong phú và hấp dẫn. Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu và Bùi Quỹ viết vào thời Tự Đức (1848-1883), được in vào năm 1900 với lời tựa của Nguyễn Trọng Hợp. Đại Nam thống chí viết xong năm 1841. Đại Nam nhất thống chí bắt đầu được biên soạn dưới thời Tự Đức, đây là bộ địa chí (dạng quốc chí) đồ sộ và đầy đủ nhất của triều Nguyễn, được xem là "tập đại thành" của thể loại địa chí cổ. Đại Nam quốc cương giới vựng biên do Hoàng Hữu Xứng, Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Thuật, Hoàng Hữu Thường biên soạn năm 1886. Đây là tập bản đồ bờ cõi nước Việt Nam, kèm theo các bài khảo về Vạn Tượng, Chiêm Thành, Thủy Chân Lạp. Đồng Khánh địa dư chí lược (1886-1888), chủ yếu dựa vào nội dung sách của Hoàng Hữu Xứng để sắp xếp lại.
    Ngoài những bộ quốc chí, Quốc sử quán còn biên soạn nhiều sách địa phương chí như: Bắc thành địa dư chí của Lê Chất và Nguyễn Văn Lý; Gia Định thành thông chí (bộ địa chí sáng giá về Nam kỳ) của Trịnh Hoài Đức; Hải Dương địa dư, Hải Đông chí lược của Ngô Thời Nhậm; Bắc Ninh tỉnh chí, Hưng Yên nhất thống chí, Hưng Hóa chí lược, Sơn Tây tỉnh chí, Nam Định tỉnh địa dư chí, Hoan Châu phong thổ chí, Nghệ An ký, Thanh Hóa tỉnh chí, Quảng Nam tỉnh chí lược, Cam Lộ phủ chí... Các sử quan triều Nguyễn viết sách địa dư xuất phát từ việc muốn ghi chép lại một cách đầy đủ về cương giới, núi sông, phong tục, nghề nghiệp, sản vật ở mỗi địa phương, nhằm lưu lại cho đời sau và cũng để khẳng định chủ quyền lãnh thổ, giúp ích cho việc quản lý địa phương. Nhiều tác phẩm, về mặt cấu trúc, là những "hình mẫu" cho các công trình địa chí hiện nay, dẫu về dung lượng có khác nhau.
    Về lịch sử, văn học, pháp luật... Quốc sử quán đã biên soạn và cho khắc in hàng chục công trình đồ sộ: Đại Nam thực lục (560 quyển), Đại Nam liệt truyện (85 quyển), Minh Mệnh chính yếu (25 quyển), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (53 quyển, khoảng 4.200 trang), Đồng Khánh Khải Định chính yếu (5 tập, 1.090 trang), Quốc triều sử toát yếu (7 quyển), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (262 quyển), Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ chính biên (153 quyển), Minh Mệnh ngự chế văn (1.209 bài), 1.840 trang), Minh Mệnh ngự chế thi tập (60 quyển, trên 3.500 bài, 4.768 trang), Ngự đề đồ hội thi tập (của vua Thiệu Trị, 910 trang), Triệu Trị ngự chế thi (5.634 trang), Tự Đức ngự chế thi (55 quyển, 2.350 trang), Tự Đức ngự chế văn (49 quyển, 1.557 trang), Ngọc điệp Tôn phổ... Trung bình mỗi bộ dày từ 1.000 trang đến hơn 10.000 trang. Theo Sử quán thủ sách, tính đến đầu thế kỷ 20, số sách do Quốc sử quán khắc in đã lên đến 68 bộ (Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập 2, Trần Văn Giáp, NXB Khoa học xã hội, 1990, tr. 267).
    Khi bộ Đại Nam thực lục được dịch và xuất bản (1962-1978, 38 tập), Viện Sử học đã đánh giá: "là bộ sách lịch sử có nhiều tài liệu tốt cho công tác nghiên cứu sử học, văn học, triết học, kinh tế, chính trị học, luật học, quân sự, văn hóa, tư tưởng... của xã hội Việt Nam từ năm 1558 đến năm 1888" (Lời giới thiệu bản dịch Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Sử học, 1962).
    Đến nay, nhiều công trình có giá trị của Quốc sử quán triều Nguyễn đã được xuất bản rộng rãi trong và ngoài nước bằng chữ Quốc ngữ, Pháp, Hán như: Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam liệt truyện, Minh Mệnh chính yếu, Đại Nam nhất thống chí, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Việt địa dư toàn biên, Gia Định thành thông chí, Phương Đình dư địa chí, Đồng Khánh địa dư chí... Dù còn những hạn chế về quan điểm, hình thức, nội dung biên soạn trong các trước tác của mình, nhưng Quốc sử quán triều Nguyễn đã để lại một khối lượng tư liệu đồ sộ, có giá trị cao, làm cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về khoa học xã hội Việt Nam thế kỷ 19. Các công trình này cần tiếp tục được nghiên cứu, chọn lọc xuất bản để khai thác tốt hơn nữa những di sản của tiền nhân nhằm phục vụ cho cuộc sống hôm nay.

    Anh mơ làm mây bay lãng du trong đờiTìm em chim trời xa xa khuất xa mịt mờĐêm nay còn anh trên phố khuya im lìmTìm nhau trong mù sương tìm trong kỷ niệmCó biết không em, có biết không em?Nỗi nhớ xa xôi nhức nhối trong anh...(Có Biết Không Em - Nguyễn Ngọc Thiện)
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Nên khôi phục di tích hồ Tịnh Tâm
    Trần Đức Anh Sơn
    Hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn và là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của kinh đô Huế. Hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu thời Gia Long, khi quy hoạch và xây dựng kinh thành, người ta đã lấp một số đoạn sông và khơi dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà. Một đoạn sông khác được quy hoạch lại, đào rộng thêm, tạo thành hồ Ký Tế. Hai bãi nổi trong hồ này được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. Năm 1838, vua Minh Mạng cho di dời hai kho sang phía đông, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao, giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm.
    Trong các triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị, liên tiếp nhiều công trình kiến trúc tao nhã được dựng lên trong khuôn viên hồ Tịnh Tâm. Trên đảo Bồng Lai có các công trình như điện Bồng Doanh; tạ Thanh Tâm, lầu Trừng Luyện, cửa Bồng Doanh; cửa Hồng Cừ, bốn hòn non bộ tượng trưng cho tứ linh (long, lân, quy, phụng). Trên đảo Phương Trượng có gác Nam Huân, lầu Tịnh Tâm, nhà Thiên Nhiên, hiên Dưỡng Tính, cửa Bích Tảo, v.v...
    Nguyên xưa, toàn bộ bờ hồ đều được kè đá và xây tường bao kín. Mỗi mặt tường chỉ trổ một cửa: cửa Hạ Huân (phía nam); cửa Đông Hy (bắc); cửa Xuân Quang (đông) và cửa Thu Nguyệt (tây). Lớp tường bao này đã tạo ra một khoảng không gian cách biệt, cùng với các điện đài lầu tạ xinh xắn bên trong biến Tịnh Tâm thành một thắng cảnh của kinh kỳ, một hành cung ngay trong lòng kinh thành Huế để các vua triều Nguyễn đến thưởng ngoạn và hưởng thú tiêu dao. Tịnh Tâm còn có một đặc sản nổi tiếng là sen. Phủ kín mặt hồ trong những ngày hè là bạt ngàn hoa sen, đêm ngày tỏa hương ngây ngất. Thuở trước cứ độ chiều tà, gia nhân trong cung chèo ghe, đem trà đến ướp trong những búp sen trên hồ, đợi qua một đêm sẽ đến lấy về để pha tẩm cho vua và hoàng gia thưởng trà. Mãn mùa hoa thì đến mùa khai thác hạt sen. Hạt sen hồ Tịnh cho ra đời một món đặc sản của Huế là chè sen Tịnh.
    Tiếc rằng thời gian và các cuộc chiến tranh đã biến chốn tiêu dao ấy thành nơi tiêu... điều. Những gì còn lại hôm nay chỉ là vết tích của những nền móng lầu tạ, đình các..., và một ít di vật gốm sứ, gạch ngói được xuất lộ qua cuộc khai quật khảo cổ học vừa qua.
    Cuộc khai quật khảo cổ học di tích hồ Tịnh Tâm lần này là nhằm xác định những vết tích nguyên thủy để giúp vào việc trùng tu phục dựng các công trình kiến trúc từng tồn tại nơi đây mà Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế dự định thực hiện trong thời gian tới. Thực ra, trong quá khứ, các cơ quan chức năng thành phố Huế đã có những cố gắng trong việc bảo vệ và cứu vãn những giá trị kiến trúc, cảnh quan của hồ Tịnh Tâm nhưng không thành công. Anh Mùi Tịnh Tâm đã bỏ cả một quãng đời để nghiên cứu về những cây cỏ trong vùng hồ Tịnh Tâm; đã sưu tầm, nhặt nhạnh từng viên ngói ống, từng mảng gạch hoa trang trí trên các di tích của Tịnh Tâm để chuyển giao cho các nhà nghiên cứu với hy vọng hồ Tịnh Tâm sẽ được bảo tồn như xưa. Nay con người ấy đã đi xa nhưng ước vọng của anh vẫn chưa thành hiện thực.
    Đối với kinh thành Huế, hồ Tịnh Tâm còn là lá phổi, là nơi điều tiết lưu lượng nước của khu vực thành nội. Dân số bùng nổ, nhà cửa xây lấn khiến lòng hồ thu nhỏ dần, các cống ngầm thoát nước ra hồ phần lớn bị vùi lấp hoặc hư hại nên chức năng tiêu thông thoát nước của hồ Tịnh Tâm trở nên hạn chế. Việc canh tác trên hồ cũng góp phần làm cho cảnh quan nơi này vốn đã tiêu điều càng thêm nhếch nhác. Trong khi đó, di tích này chưa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia nên tình trạng quản lý, khai thác và xây dựng chỉnh trang nơi đây còn rất nhập nhằng. Mới đây với sự tài trợ của tổ chức Nord pas de Calais (Pháp), thành phố Huế đã cho sửa chữa hệ thống cống thoát nước góc đông nam của hồ, đắp lại bờ hồ phía nam và xây dựng một lan can chạy dọc bờ nam hồ. Điều đáng nói là công trình chỉnh trang này không tuân theo hiện trạng di tích. Bốn mặt bờ hồ trước đây được kè đá theo phương thẳng đứng dày 0,9 m, thì nay người ta dùng xe xúc đắp đất thành hồ choãi theo dạng chân đê (phủ lên một lớp đá kè), bên ngoài trồng cỏ. Không rõ căn cứ vào nguồn sử liệu nào mà người ta xây dựng một lan can bằng gạch, bít kín, quét vôi vàng, cao 0,68 m, trong khi hệ thống tường, có từ thời Minh Mạng, lại được xây cao 2,6 m, có mũ tường bên trên (hiện vẫn còn một đoạn ở sát Tịnh Tâm thần từ). Hệ thống cống thoát nước làm bằng bê-tông dài cả chục thước, lấn ra cả một khoảng rộng nơi góc hồ. Nhiều người đã thắc mắc về những chỉnh trang sai nguyên tắc bảo tồn nói trên.
    Năm tới Huế tổ chức Festival 2002. Hồ Tịnh Tâm là một điểm trong tour du lịch vườn rau. Hy vọng Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ phối hợp với thành phố Huế để có những khởi động đầu tiên trong việc chỉnh trang và tái thiết di tích hồ Tịnh Tâm, để nơi này không còn chốn lối xưa xe ngựa hồn thu thảo...

    Anh mơ làm mây bay lãng du trong đờiTìm em chim trời xa xa khuất xa mịt mờĐêm nay còn anh trên phố khuya im lìmTìm nhau trong mù sương tìm trong kỷ niệmCó biết không em, có biết không em?Nỗi nhớ xa xôi nhức nhối trong anh...(Có Biết Không Em - Nguyễn Ngọc Thiện)
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Nên khôi phục di tích hồ Tịnh Tâm
    Trần Đức Anh Sơn
    Hồ Tịnh Tâm là một di tích cảnh quan được kiến tạo dưới triều Nguyễn và là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của kinh đô Huế. Hồ nguyên là vết tích của đoạn sông Kim Long chảy qua Huế. Đầu thời Gia Long, khi quy hoạch và xây dựng kinh thành, người ta đã lấp một số đoạn sông và khơi dòng theo hướng khác để tạo thành Ngự Hà. Một đoạn sông khác được quy hoạch lại, đào rộng thêm, tạo thành hồ Ký Tế. Hai bãi nổi trong hồ này được dùng làm nơi xây dựng kho chứa thuốc súng và diêm tiêu. Năm 1838, vua Minh Mạng cho di dời hai kho sang phía đông, tái thiết nơi này thành chốn tiêu dao, giải trí và gọi là hồ Tịnh Tâm.
    Trong các triều vua Minh Mạng và Thiệu Trị, liên tiếp nhiều công trình kiến trúc tao nhã được dựng lên trong khuôn viên hồ Tịnh Tâm. Trên đảo Bồng Lai có các công trình như điện Bồng Doanh; tạ Thanh Tâm, lầu Trừng Luyện, cửa Bồng Doanh; cửa Hồng Cừ, bốn hòn non bộ tượng trưng cho tứ linh (long, lân, quy, phụng). Trên đảo Phương Trượng có gác Nam Huân, lầu Tịnh Tâm, nhà Thiên Nhiên, hiên Dưỡng Tính, cửa Bích Tảo, v.v...
    Nguyên xưa, toàn bộ bờ hồ đều được kè đá và xây tường bao kín. Mỗi mặt tường chỉ trổ một cửa: cửa Hạ Huân (phía nam); cửa Đông Hy (bắc); cửa Xuân Quang (đông) và cửa Thu Nguyệt (tây). Lớp tường bao này đã tạo ra một khoảng không gian cách biệt, cùng với các điện đài lầu tạ xinh xắn bên trong biến Tịnh Tâm thành một thắng cảnh của kinh kỳ, một hành cung ngay trong lòng kinh thành Huế để các vua triều Nguyễn đến thưởng ngoạn và hưởng thú tiêu dao. Tịnh Tâm còn có một đặc sản nổi tiếng là sen. Phủ kín mặt hồ trong những ngày hè là bạt ngàn hoa sen, đêm ngày tỏa hương ngây ngất. Thuở trước cứ độ chiều tà, gia nhân trong cung chèo ghe, đem trà đến ướp trong những búp sen trên hồ, đợi qua một đêm sẽ đến lấy về để pha tẩm cho vua và hoàng gia thưởng trà. Mãn mùa hoa thì đến mùa khai thác hạt sen. Hạt sen hồ Tịnh cho ra đời một món đặc sản của Huế là chè sen Tịnh.
    Tiếc rằng thời gian và các cuộc chiến tranh đã biến chốn tiêu dao ấy thành nơi tiêu... điều. Những gì còn lại hôm nay chỉ là vết tích của những nền móng lầu tạ, đình các..., và một ít di vật gốm sứ, gạch ngói được xuất lộ qua cuộc khai quật khảo cổ học vừa qua.
    Cuộc khai quật khảo cổ học di tích hồ Tịnh Tâm lần này là nhằm xác định những vết tích nguyên thủy để giúp vào việc trùng tu phục dựng các công trình kiến trúc từng tồn tại nơi đây mà Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế dự định thực hiện trong thời gian tới. Thực ra, trong quá khứ, các cơ quan chức năng thành phố Huế đã có những cố gắng trong việc bảo vệ và cứu vãn những giá trị kiến trúc, cảnh quan của hồ Tịnh Tâm nhưng không thành công. Anh Mùi Tịnh Tâm đã bỏ cả một quãng đời để nghiên cứu về những cây cỏ trong vùng hồ Tịnh Tâm; đã sưu tầm, nhặt nhạnh từng viên ngói ống, từng mảng gạch hoa trang trí trên các di tích của Tịnh Tâm để chuyển giao cho các nhà nghiên cứu với hy vọng hồ Tịnh Tâm sẽ được bảo tồn như xưa. Nay con người ấy đã đi xa nhưng ước vọng của anh vẫn chưa thành hiện thực.
    Đối với kinh thành Huế, hồ Tịnh Tâm còn là lá phổi, là nơi điều tiết lưu lượng nước của khu vực thành nội. Dân số bùng nổ, nhà cửa xây lấn khiến lòng hồ thu nhỏ dần, các cống ngầm thoát nước ra hồ phần lớn bị vùi lấp hoặc hư hại nên chức năng tiêu thông thoát nước của hồ Tịnh Tâm trở nên hạn chế. Việc canh tác trên hồ cũng góp phần làm cho cảnh quan nơi này vốn đã tiêu điều càng thêm nhếch nhác. Trong khi đó, di tích này chưa được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia nên tình trạng quản lý, khai thác và xây dựng chỉnh trang nơi đây còn rất nhập nhằng. Mới đây với sự tài trợ của tổ chức Nord pas de Calais (Pháp), thành phố Huế đã cho sửa chữa hệ thống cống thoát nước góc đông nam của hồ, đắp lại bờ hồ phía nam và xây dựng một lan can chạy dọc bờ nam hồ. Điều đáng nói là công trình chỉnh trang này không tuân theo hiện trạng di tích. Bốn mặt bờ hồ trước đây được kè đá theo phương thẳng đứng dày 0,9 m, thì nay người ta dùng xe xúc đắp đất thành hồ choãi theo dạng chân đê (phủ lên một lớp đá kè), bên ngoài trồng cỏ. Không rõ căn cứ vào nguồn sử liệu nào mà người ta xây dựng một lan can bằng gạch, bít kín, quét vôi vàng, cao 0,68 m, trong khi hệ thống tường, có từ thời Minh Mạng, lại được xây cao 2,6 m, có mũ tường bên trên (hiện vẫn còn một đoạn ở sát Tịnh Tâm thần từ). Hệ thống cống thoát nước làm bằng bê-tông dài cả chục thước, lấn ra cả một khoảng rộng nơi góc hồ. Nhiều người đã thắc mắc về những chỉnh trang sai nguyên tắc bảo tồn nói trên.
    Năm tới Huế tổ chức Festival 2002. Hồ Tịnh Tâm là một điểm trong tour du lịch vườn rau. Hy vọng Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế sẽ phối hợp với thành phố Huế để có những khởi động đầu tiên trong việc chỉnh trang và tái thiết di tích hồ Tịnh Tâm, để nơi này không còn chốn lối xưa xe ngựa hồn thu thảo...

    Anh mơ làm mây bay lãng du trong đờiTìm em chim trời xa xa khuất xa mịt mờĐêm nay còn anh trên phố khuya im lìmTìm nhau trong mù sương tìm trong kỷ niệmCó biết không em, có biết không em?Nỗi nhớ xa xôi nhức nhối trong anh...(Có Biết Không Em - Nguyễn Ngọc Thiện)
  6. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Trong một buổi lễ trang trọng tại trụ sở UNESCO (Paris) ngày 7/11, ông Koichiro Matsuura, Tổng giám đốc UNESCO đã chính thức công bố 28 kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại sẽ được ghi dành vào danh mục di sản văn hoá thế giới, trong đó có Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam.

    Đây là lần thứ 2 UNESCO công bố các di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (lần thứ nhất công bố vào năm 2001, có 19 di sản được công nhận) nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về giá trị của loại hình di sản này đồng thời khuyến cáo chính phủ các nước có giải pháp quản lý và bảo vệ. Ông Matsuura nhấn mạnh: ''''Mục đích của sự công bố này không đơn giản chỉ là thừa nhận giá trị của một vài yếu tố của di sản phi vật thể; mà đòi hỏi các quốc gia phải cam kết thực hiện các kế hoặc nhằm phát huy và bảo vệ các kiệt tác được ghi danh vào danh mục''''. Lần công bố này đặc biệt có ý nghĩa vì kỳ họp thứ 32 của đại hội đồng UNESCO đã thông qua công ước về bảo vệ Di sản Văn hoá phi vật thể. Những di sản lần này được ghi vào danh mục sẽ được đính kèm theo công ước.
    Hội đồng thẩm định đánh giá: ''''Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa ''âm nhạc tao nhã''; là âm nhạc cung đình Việt Nam trình diễn tại các lễ trọng đại; Nhã nhạc mang tầm quốc gia''''.
    Ông Phan Tiến Dũng (Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, người chủ trì nhóm công tác xây dựng hồ sơ nhã nhạc để đệ trình UNESCO) trả lời phỏng vấn của báo chí.
    - Thưa ông, chúng tôi được biết việc thẩm định của UNESCO rất nghiêm ngặt, nên lần đệ trình trước (2001) chúng ta đã bị loại (múa Thái và chèo Tàu), và vòng sơ tuyển của lần hai chỉ còn Nhã nhạc vào chung kết. Có phải vì giá trị của loại hình này đã thuyết phục những chuyên gia thẩm định?
    - Theo tôi, vấn đề chính là do bản thân Việt Nam đã có loại hình văn hóa này với những giá trị đặc sắc của nó; mặt khác còn do sự nỗ lực bền bỉ của mười năm qua. Điều đó thể hiện qua ba điểm nổi bật: chúng ta đã tập trung nhiều cho việc nghiên cứu khoa học, với những cuộc hội thảo khoa học về văn hóa phi vật thể rất qui mô; chúng ta đã chú trọng trùng tu các môi trường, các không gian diễn xướng, đó là các nhà hát cung đình Minh Khiêm đường, Duyệt Thị đường, đó là những nơi thờ cúng, tế tự của triều đình như Thế Tổ miếu, Triệu Tổ miếu, đàn Nam Giao...; đã chuẩn bị lực lượng kế cận bằng việc đào tạo các lớp nhã nhạc, đã mời các nghệ nhân truyền nghề, truyền ngón cho lớp trẻ. Việc đào tạo âm nhạc cung đình tại các gia đình cũng góp phần lưu giữ di sản này. Việc khảo sát, điều tra trong thời gian qua đã tiến hành rất kỹ lưỡng. UNESCO rất chú ý đến hoạt động này, họ buộc phải tìm cho ra những lão nghệ nhân vẫn còn biểu diễn hoặc tham gia nghiên cứu, và đề nghị viết cam đoan bằng tay trên giấy để chứng thực.
    - Các tiêu chí để được chọn là kiệt tác phi vật thể là gì, thưa ông?
    - Để được công nhận danh hiệu cao quí này, hồ sơ phải chứng minh được các đặc điểm nổi bật: giá trị đặc biệt của các kiệt tác do nhân loại sáng tạo nên; sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo của bản sắc văn hóa; tính ứng dụng các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả; kiệt tác này mang giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa; có nguy cơ biến mất do thiếu phương tiện bảo vệ và do quá trình đô thị hóa hay do tiếp biến văn hóa, vấn đề này phải được các quốc gia thể hiện trong các biện pháp quản lý và chương trình hành động.
    Bộ hồ sơ nhã nhạc của Việt Nam đã thỏa mãn các yêu cầu đó; với 100 trang viết, 118 ảnh tư liệu, 2 cuốn băng video, các băng ghi âm thể hiện từng loại nhạc cụ và kỹ thuật biểu diễn... bao gồm 9 loại tư liệu bằng tiếng Việt, Hán và nhiều ngôn ngữ khác.
    - Được biết, trong các điều kiện mà UNESCO đặt ra đối với các kiệt tác đã được ghi vào danh mục nhân loại thì yêu cầu chống nguy cơ thất truyền và biến dạng được đặt ra rất nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị loại khỏi danh sách. Vì vậy, được ghi tên vào danh mục đó đã khó, nhưng giữ nó còn khó hơn?
    - Trước hết là tiến hành điều tra các giá trị văn hóa liên quan đến âm nhạc cung đình Huế, và sưu tập các tư liệu, đặc biệt là các đĩa nhạc của GS Trần Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba đã được giải thưởng lớn của Viện hàn lâm Pháp. Liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học để hội thảo, nghiên cứu; phối hợp với các nhà nghiên cứu như Trịnh Bách, Nguyễn Hữu Hiền, Nguyễn Hữu Phước, Trương Hữu Quảng để phục chế dàn khí nhạc và trang phục của dàn nhạc cung đình Nguyễn.
    Đặc biệt là phải tiếp cận với các nghệ nhân, những nhân chứng sống của âm nhạc cung đình để thu băng, chụp hình, quay phim những tư liệu và nhất là các kỹ năng, kỹ xảo mà họ còn lưu giữ.
    Đồng thời phải xây dựng một chính sách đãi ngộ thích đáng đối với họ. Việc này phải làm gấp, bởi tuổi tác các cụ chỉ tính từng ngày, như các cụ Lữ Hữu Thi (nhạc công cuối cùng của đội nhạc lễ triều Khải Định và Bảo Đại - PV) đã 94 tuổi, nghệ nhân La Cháu 95 tuổi, Trần Kích ngoài 80 tuổi, Nguyễn Mạnh Cẩm 90 tuổi. Mở các lớp đào tạo nhạc công âm nhạc cung đình để các cụ truyền dạy.
    Và một việc có tính lâu dài nữa là đưa nhã nhạc vào trường học, đồng thời với việc đưa nó ra phục vụ người dân và du khách. Kể từ đầu tháng 11, nhà hát Duyệt Thị đường đã mở cửa hàng ngày đón khách vào làm quen và thưởng thức nhiều loại hình, trong đó có nhã nhạc.
    Có thể nói sau khi được ghi tên vào danh mục cao quí đó, chúng ta đang có quá nhiều việc phải làm, bởi lúc này nhã nhạc triều Nguyễn Việt Nam đã là di sản của cả nhân loại.
    GS-TS Tô Ngọc Thanh, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, người tham gia thu thập những dữ liệu quý về Nhã nhạc Huế nhận xét: "Nhạc cung đình Huế, lần này được công nhận, đã làm nên một "mối duyên đẹp" vì Cố đô Huế đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Trước đây, cũng một phần vì mong mỏi điều này mà chúng ta đã chọn Nhã nhạc để đề cử. Một lý do nữa là nhạc cung đình Huế đã được thế giới biết đến nhiều qua khách du lịch quốc tế đến Cố đô. Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc khôi phục bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật âm nhạc cung đình Huế. Sau đây, ta sẽ tiếp tục chọn lựa và gửi tới UNESCO những loại hình Văn hóa Phi vật thể quý giá khác của nước ta. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nền tảng ấy của nền văn hóa Việt Nam sẽ còn là công việc cho rất nhiều thế hệ mai sau".
    Ông Hồ Minh Tuấn, Ủy Ban quốc gia UNESCO tại Việt Nam cho biết: "Đây là một niềm vinh dự lớn đối với Việt Nam. Lần đầu tiên Di sản Văn hóa Phi vật thể của ta được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Hơn nữa, Nhã nhạc Huế lại nằm trong quần thể Di sản Văn hóa Huế. Như vậy, chúng ta có thể quần thể Di sản Văn hóa cả Vật thể và Phi vật thể thuộc cố đô Huế".
    Thạc sĩ sử học Phan Thuận An, thành viên của đề tài "Âm nhạc Cung đình Việt Nam Nhã nhạc Triều Nguyễn" đã nói về sự công nhận của UNESCO đối với Âm nhạc cung đình: "Đây là sự công nhận hết sức chính đáng. Âm nhạc Cung đình đã có từ hơn 1.000 năm qua, được các triều đình của Việt Nam coi là Quốc nhạc, nhưng từ sau 1945, khi triều đình nhà Nguyễn bị sụp đổ, loại hình nghệ thuật này bị chững lại và mai một dần. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây một số cá nhân cũng như các đơn vị tập thể có tâm huyết đã bỏ công sức tiền của để khôi phục và bảo tồn loại hình nghệ thuật này. Hiện tại, có 2 - 3 tổ chức đang làm sống lại âm nhạc cung đình bằng cách tổ chức các buổi biểu diễn thường xuyên và đào tạo truyền nghề cho lớp trẻ. Mặt khác, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, cũng như sự khuyến khích của Nhà nước, Âm nhạc Cung đình Huế đang trở thành sản phẩm cao cấp để phục vụ cho các kỳ lễ hội, festival, các đoàn nghiên cứu, du khách".
    Tuy nhiên, ông An lo lắng ''''hiện nay những chương trình biểu diễn Nhã nhạc không còn giữ được truyền thống, chúng bị lai căng hóa, hiện đại hóa để phù hợp với đời sống âm nhạc hiện đại nhằm thu hút khán giả''''. Theo ông An, mỗi suất diễn chất lượng cũng khác nhau, ví như một suất diễn 70-80 ngàn đồng không thể có chất lượng theo đúng nghĩa được, vài ba diễn viên không thể gọi là Nhã nhạc được. Còn nếu như doanh thu cao khoảng 5, 7 trăm hay 1 triệu đồng chẳng hạn mới có thể có được một chương trình Nhã nhạc đúng nghĩa.
    Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Nguyễn Văn Mễ: Vào tối hôm kia, tôi nhận được điện thoại lúc 9 giờ đêm từ Paris báo về là Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là một trong những kiệt tác thế giới. Đó là niềm vui rất lớn. Dễ dầu gì mà Nhã nhạc cung đình Huế được thế giới công nhận như một kiệt tác văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Trước khi Hội đồng bỏ phiếu có kết luận chính thức, người ta phải kiểm tra thực địa, kiểm tra hồ sơ khoa học rồi xem xét vai trò của nó trong tổng thể nền văn hoá dân tộc.
    Gần như suốt cả năm 2001, 2002, được sự giúp đỡ của Bộ VHTT, của các nhà khoa học đầu đàn như anh Tô Ngọc Thanh, Trần Văn Khê, sự quan tâm của Ủy Ban UNESCO quốc gia, chuyên gia UNESCO thế giới, việc chuẩn bị hồ sơ khoa học của chúng ta đã được tiến hành một cách công phu. Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã tiến hành nhiều công việc để đi đến kết quả ngày hôm nay. Công việc quan trọng nhất trong việc chuẩn bị hồ sơ là những công việc nghiên cứu khoa học để khôi phục lại những tài liệu âm nhạc đã lưu trữ qua các thời kỳ. Chúng tôi đã thực hiện việc nghiên cứu này qua những tài liệu lưu trữ và qua những nghệ nhân. Ở đây, chúng tôi đã tìm được những nghệ nhân đã phục vụ dưới triều Nguyễn, điều hành những dàn nhạc ở trong cung đình. Sự giúp đỡ của các nghệ nhân đã giúp chúng tôi hoàn chỉnh hồ sơ, đồng thời còn truyền thụ lại cho lực lượng trẻ trong đội ca các loại nhạc truyền thống của Trung tâm Bảo tồn di tích Huế.

    TO BE OR NOT TO BE
  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Trong một buổi lễ trang trọng tại trụ sở UNESCO (Paris) ngày 7/11, ông Koichiro Matsuura, Tổng giám đốc UNESCO đã chính thức công bố 28 kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại sẽ được ghi dành vào danh mục di sản văn hoá thế giới, trong đó có Nhã nhạc cung đình Huế của Việt Nam.

    Đây là lần thứ 2 UNESCO công bố các di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại (lần thứ nhất công bố vào năm 2001, có 19 di sản được công nhận) nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về giá trị của loại hình di sản này đồng thời khuyến cáo chính phủ các nước có giải pháp quản lý và bảo vệ. Ông Matsuura nhấn mạnh: ''''Mục đích của sự công bố này không đơn giản chỉ là thừa nhận giá trị của một vài yếu tố của di sản phi vật thể; mà đòi hỏi các quốc gia phải cam kết thực hiện các kế hoặc nhằm phát huy và bảo vệ các kiệt tác được ghi danh vào danh mục''''. Lần công bố này đặc biệt có ý nghĩa vì kỳ họp thứ 32 của đại hội đồng UNESCO đã thông qua công ước về bảo vệ Di sản Văn hoá phi vật thể. Những di sản lần này được ghi vào danh mục sẽ được đính kèm theo công ước.
    Hội đồng thẩm định đánh giá: ''''Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa ''âm nhạc tao nhã''; là âm nhạc cung đình Việt Nam trình diễn tại các lễ trọng đại; Nhã nhạc mang tầm quốc gia''''.
    Ông Phan Tiến Dũng (Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, người chủ trì nhóm công tác xây dựng hồ sơ nhã nhạc để đệ trình UNESCO) trả lời phỏng vấn của báo chí.
    - Thưa ông, chúng tôi được biết việc thẩm định của UNESCO rất nghiêm ngặt, nên lần đệ trình trước (2001) chúng ta đã bị loại (múa Thái và chèo Tàu), và vòng sơ tuyển của lần hai chỉ còn Nhã nhạc vào chung kết. Có phải vì giá trị của loại hình này đã thuyết phục những chuyên gia thẩm định?
    - Theo tôi, vấn đề chính là do bản thân Việt Nam đã có loại hình văn hóa này với những giá trị đặc sắc của nó; mặt khác còn do sự nỗ lực bền bỉ của mười năm qua. Điều đó thể hiện qua ba điểm nổi bật: chúng ta đã tập trung nhiều cho việc nghiên cứu khoa học, với những cuộc hội thảo khoa học về văn hóa phi vật thể rất qui mô; chúng ta đã chú trọng trùng tu các môi trường, các không gian diễn xướng, đó là các nhà hát cung đình Minh Khiêm đường, Duyệt Thị đường, đó là những nơi thờ cúng, tế tự của triều đình như Thế Tổ miếu, Triệu Tổ miếu, đàn Nam Giao...; đã chuẩn bị lực lượng kế cận bằng việc đào tạo các lớp nhã nhạc, đã mời các nghệ nhân truyền nghề, truyền ngón cho lớp trẻ. Việc đào tạo âm nhạc cung đình tại các gia đình cũng góp phần lưu giữ di sản này. Việc khảo sát, điều tra trong thời gian qua đã tiến hành rất kỹ lưỡng. UNESCO rất chú ý đến hoạt động này, họ buộc phải tìm cho ra những lão nghệ nhân vẫn còn biểu diễn hoặc tham gia nghiên cứu, và đề nghị viết cam đoan bằng tay trên giấy để chứng thực.
    - Các tiêu chí để được chọn là kiệt tác phi vật thể là gì, thưa ông?
    - Để được công nhận danh hiệu cao quí này, hồ sơ phải chứng minh được các đặc điểm nổi bật: giá trị đặc biệt của các kiệt tác do nhân loại sáng tạo nên; sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo của bản sắc văn hóa; tính ứng dụng các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả; kiệt tác này mang giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa; có nguy cơ biến mất do thiếu phương tiện bảo vệ và do quá trình đô thị hóa hay do tiếp biến văn hóa, vấn đề này phải được các quốc gia thể hiện trong các biện pháp quản lý và chương trình hành động.
    Bộ hồ sơ nhã nhạc của Việt Nam đã thỏa mãn các yêu cầu đó; với 100 trang viết, 118 ảnh tư liệu, 2 cuốn băng video, các băng ghi âm thể hiện từng loại nhạc cụ và kỹ thuật biểu diễn... bao gồm 9 loại tư liệu bằng tiếng Việt, Hán và nhiều ngôn ngữ khác.
    - Được biết, trong các điều kiện mà UNESCO đặt ra đối với các kiệt tác đã được ghi vào danh mục nhân loại thì yêu cầu chống nguy cơ thất truyền và biến dạng được đặt ra rất nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị loại khỏi danh sách. Vì vậy, được ghi tên vào danh mục đó đã khó, nhưng giữ nó còn khó hơn?
    - Trước hết là tiến hành điều tra các giá trị văn hóa liên quan đến âm nhạc cung đình Huế, và sưu tập các tư liệu, đặc biệt là các đĩa nhạc của GS Trần Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba đã được giải thưởng lớn của Viện hàn lâm Pháp. Liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học để hội thảo, nghiên cứu; phối hợp với các nhà nghiên cứu như Trịnh Bách, Nguyễn Hữu Hiền, Nguyễn Hữu Phước, Trương Hữu Quảng để phục chế dàn khí nhạc và trang phục của dàn nhạc cung đình Nguyễn.
    Đặc biệt là phải tiếp cận với các nghệ nhân, những nhân chứng sống của âm nhạc cung đình để thu băng, chụp hình, quay phim những tư liệu và nhất là các kỹ năng, kỹ xảo mà họ còn lưu giữ.
    Đồng thời phải xây dựng một chính sách đãi ngộ thích đáng đối với họ. Việc này phải làm gấp, bởi tuổi tác các cụ chỉ tính từng ngày, như các cụ Lữ Hữu Thi (nhạc công cuối cùng của đội nhạc lễ triều Khải Định và Bảo Đại - PV) đã 94 tuổi, nghệ nhân La Cháu 95 tuổi, Trần Kích ngoài 80 tuổi, Nguyễn Mạnh Cẩm 90 tuổi. Mở các lớp đào tạo nhạc công âm nhạc cung đình để các cụ truyền dạy.
    Và một việc có tính lâu dài nữa là đưa nhã nhạc vào trường học, đồng thời với việc đưa nó ra phục vụ người dân và du khách. Kể từ đầu tháng 11, nhà hát Duyệt Thị đường đã mở cửa hàng ngày đón khách vào làm quen và thưởng thức nhiều loại hình, trong đó có nhã nhạc.
    Có thể nói sau khi được ghi tên vào danh mục cao quí đó, chúng ta đang có quá nhiều việc phải làm, bởi lúc này nhã nhạc triều Nguyễn Việt Nam đã là di sản của cả nhân loại.
    GS-TS Tô Ngọc Thanh, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, người tham gia thu thập những dữ liệu quý về Nhã nhạc Huế nhận xét: "Nhạc cung đình Huế, lần này được công nhận, đã làm nên một "mối duyên đẹp" vì Cố đô Huế đã được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Trước đây, cũng một phần vì mong mỏi điều này mà chúng ta đã chọn Nhã nhạc để đề cử. Một lý do nữa là nhạc cung đình Huế đã được thế giới biết đến nhiều qua khách du lịch quốc tế đến Cố đô. Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc khôi phục bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật âm nhạc cung đình Huế. Sau đây, ta sẽ tiếp tục chọn lựa và gửi tới UNESCO những loại hình Văn hóa Phi vật thể quý giá khác của nước ta. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nền tảng ấy của nền văn hóa Việt Nam sẽ còn là công việc cho rất nhiều thế hệ mai sau".
    Ông Hồ Minh Tuấn, Ủy Ban quốc gia UNESCO tại Việt Nam cho biết: "Đây là một niềm vinh dự lớn đối với Việt Nam. Lần đầu tiên Di sản Văn hóa Phi vật thể của ta được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Hơn nữa, Nhã nhạc Huế lại nằm trong quần thể Di sản Văn hóa Huế. Như vậy, chúng ta có thể quần thể Di sản Văn hóa cả Vật thể và Phi vật thể thuộc cố đô Huế".
    Thạc sĩ sử học Phan Thuận An, thành viên của đề tài "Âm nhạc Cung đình Việt Nam Nhã nhạc Triều Nguyễn" đã nói về sự công nhận của UNESCO đối với Âm nhạc cung đình: "Đây là sự công nhận hết sức chính đáng. Âm nhạc Cung đình đã có từ hơn 1.000 năm qua, được các triều đình của Việt Nam coi là Quốc nhạc, nhưng từ sau 1945, khi triều đình nhà Nguyễn bị sụp đổ, loại hình nghệ thuật này bị chững lại và mai một dần. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây một số cá nhân cũng như các đơn vị tập thể có tâm huyết đã bỏ công sức tiền của để khôi phục và bảo tồn loại hình nghệ thuật này. Hiện tại, có 2 - 3 tổ chức đang làm sống lại âm nhạc cung đình bằng cách tổ chức các buổi biểu diễn thường xuyên và đào tạo truyền nghề cho lớp trẻ. Mặt khác, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ, cũng như sự khuyến khích của Nhà nước, Âm nhạc Cung đình Huế đang trở thành sản phẩm cao cấp để phục vụ cho các kỳ lễ hội, festival, các đoàn nghiên cứu, du khách".
    Tuy nhiên, ông An lo lắng ''''hiện nay những chương trình biểu diễn Nhã nhạc không còn giữ được truyền thống, chúng bị lai căng hóa, hiện đại hóa để phù hợp với đời sống âm nhạc hiện đại nhằm thu hút khán giả''''. Theo ông An, mỗi suất diễn chất lượng cũng khác nhau, ví như một suất diễn 70-80 ngàn đồng không thể có chất lượng theo đúng nghĩa được, vài ba diễn viên không thể gọi là Nhã nhạc được. Còn nếu như doanh thu cao khoảng 5, 7 trăm hay 1 triệu đồng chẳng hạn mới có thể có được một chương trình Nhã nhạc đúng nghĩa.
    Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, Nguyễn Văn Mễ: Vào tối hôm kia, tôi nhận được điện thoại lúc 9 giờ đêm từ Paris báo về là Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là một trong những kiệt tác thế giới. Đó là niềm vui rất lớn. Dễ dầu gì mà Nhã nhạc cung đình Huế được thế giới công nhận như một kiệt tác văn hoá phi vật thể của Việt Nam. Trước khi Hội đồng bỏ phiếu có kết luận chính thức, người ta phải kiểm tra thực địa, kiểm tra hồ sơ khoa học rồi xem xét vai trò của nó trong tổng thể nền văn hoá dân tộc.
    Gần như suốt cả năm 2001, 2002, được sự giúp đỡ của Bộ VHTT, của các nhà khoa học đầu đàn như anh Tô Ngọc Thanh, Trần Văn Khê, sự quan tâm của Ủy Ban UNESCO quốc gia, chuyên gia UNESCO thế giới, việc chuẩn bị hồ sơ khoa học của chúng ta đã được tiến hành một cách công phu. Trong những năm vừa qua, chúng tôi đã tiến hành nhiều công việc để đi đến kết quả ngày hôm nay. Công việc quan trọng nhất trong việc chuẩn bị hồ sơ là những công việc nghiên cứu khoa học để khôi phục lại những tài liệu âm nhạc đã lưu trữ qua các thời kỳ. Chúng tôi đã thực hiện việc nghiên cứu này qua những tài liệu lưu trữ và qua những nghệ nhân. Ở đây, chúng tôi đã tìm được những nghệ nhân đã phục vụ dưới triều Nguyễn, điều hành những dàn nhạc ở trong cung đình. Sự giúp đỡ của các nghệ nhân đã giúp chúng tôi hoàn chỉnh hồ sơ, đồng thời còn truyền thụ lại cho lực lượng trẻ trong đội ca các loại nhạc truyền thống của Trung tâm Bảo tồn di tích Huế.

    TO BE OR NOT TO BE
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Cung Ðình Huế
    GS. Trần Văn Khê
    Ðề tài rất rộng không thể trong khuôn khổ một bài, nói hết những điều muốn nói hay cần phải nói. Tôi chỉ ghi lại tóm tắt những điều tối thiểu cần thiết phải biết về nhạc cung đình Huế.
    I. Ðại Cương
    Ngày xưa, trong nước ta thường có hai loại nhạc:
    Nhạc cung đình, dùng trong các cuộc tế lễ hay những yến tiệc trong cung đình để phụng sự nhà vua hay hoàng tộc. Cũng có khi gọi là "Quan nhạc".
    Nhạc trong dân gian dính liền với đời sống người dân cần cù lao động, dùng trong các cuộc tế lễ ngoài cung đình, hay để tiêu khiển. Cũng có khi gọi là "Tục nhạc".
    Trước khi Huế được chọn là kinh đô nước Việt, từ đầu thế kỷ thứ 09, nước Việt đã có nhiều loại nhạc cung đình. Tôi xin miễn đi ngược dòng lịch sử, nhắc lại trong chi tiết các loại "Ðại nhạc" dùng cho Nhà Vua và "Tiểu nhạc" dùng trong dân dã từ đời nhà Trần, mà Lê Tắc đã ghi trong quyển "An Nam chí lược", hay các loại "Giao nhạc" dùng trong Lễ Nam giao, 3 năm có một lần, Vua thay mặc cả nước tạ ơn Trời Ðất; "Miếu nhạc" dùng trong các miếu thờ các vì Vua qua các triều đại, hay Văn miếu thờ Ðức Khổng Tử và 72 học trò của Ngài; "Ngũ tự nhạc" để dùng trong 5 cuộc tế lễ các Thần Nông, Thần giúp cho mưa thuận gió hòa; "Ðại triều nhạc" trong những dịp tiếp sứ nước ngoài, hay lễ Vạn thọ nhân ngày sinh của Vua...; "Thường triều nhạc" trong những buổi Vua lâm trào bàn việc nước; "Ðại yến nhạc" khi Vua thiết tiệc đãi Sứ nước ngoài, hay trong các dịp lớn như tấn phong nguyên soái, lập Hoàng tử nối ngôi; "Cung trung chi nhạc" để cho nhà vua giải trí, hay cũng tấu trong lúc yến tiệc; và "Cứu nhật nguyệt giao trùng nhạc" trong khi có Nhật thực, Nguyệt thực, từ nhà Lê do Lương Ðăng phỏng theo nhạc nhà Minh chế ra, mà sách "Ðại Việt sử ký toàn thư" có chép lại.
    Tôi cũng không đề cập đến đội Hòa Thanh Thự do Ðào Duy Từ lập ra dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế kỷ 17, có đến 360 nhạc vũ công chia ra làm ba đội. Về lịch sử và cách tổ chức sắp đặt các nhạc công dưới thời nhà Nguyễn (1802-1945), trong chi tiết, xin mời các bạn đọc, chịu khó tìm xem Quyển "Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ", Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 1993, Tập 7, tr. 68-118 hoặc Luận án Thạc sĩ của Trần Kiều Lại Thủy ?oSơ khảo về âm nhạc cung đình Nguyễn? bảo vệ năm 1996 và in thành sách năm 1997 (?oÂm nhạc cung đình triều Nguyễn", TP.HCM, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1997, tr. 268, ảnh chụp, hình vẽ, nhiều bài bản ký âm trên khuông nhạc) có ghi đủ các dàn nhạc, nhạc chương, bài bản, các điệu, các nhịp phách...
    II. Các dàn nhạc từ đời nhà Nguyễn (Theo sách "Khâm định Ðại Nam Hội điển sự lệ)
    Có 3 đội nhạc:
    Nhã nhạc. Gồm có:
    1 trống mảnh,
    1 sênh tiền,
    1 tam âm la,
    1 tỳ bà,
    1 đàn tam,
    1 đàn nhị,
    2 ống địch. (ống địch y như ống sáo, nhưng ống địch có thêm một lỗ/ ở giữa dùng để thổi và 6 lỗ để bấm, bịt bằng miếng giấy mỏng để cho khi thổi mạnh, lúc thổi nhẹ tiếng địch có âm sắc khác nhau).
    Nhã nhạc dùng trong nhiều lễ lạc, cúng tế hay yến tiệc trong triều đình, và trong các lễ lớn như Tế Giao, hay là các lễ trong cung.
    Huyền nhạc. Những nhạc khí treo (huyền là treo) gồm có:
    1 kiến cổ, loại trống to, treo trên cái giá gỗ,
    1 chuông to (Bác chung) dàn 12 chuông nhỏ (biên chung),
    1 khánh đá to (Ðặc khánh) 1 dàn 12 khánh nhỏ (biên khánh),
    1 phục phụ, trống như trống cơm làm bằng da,
    1 cái chúc, thùng bằng gỗ có dùi gỏ,
    1 trống cái,
    2 bài tiêu, ống tiêu hình cánh phượng có 10 ống tre dài ngắn khác nhau, thổi vào phía trên như ta thổi vào lổ chìa khóa để làm ra tiếng,
    2 đàn cầm, loại đàn 7 dây tơ,
    2 đàn sắt đàn 25 dây tơ,
    2 ống tiêu thổi dọc,
    2 ống địch thổi ngang,
    2 ống sênh, loại khèn bè có 14 hoặc 17 ống sậy có lưỡi gà,
    2 ống huân bằng đất nung hình quả trứng có 1 lỗ thổi và 6 lỗ bấm,
    2 ống trì, loại sáo xưa 3 lỗ,
    1 phách bản, nhiều mảnh gỗ, xâu vào nhau bằng sợi dây nhợ...
    Dàn nhạc này phỏng theo dàn nhạc "Ðường thượng chi nhạc? của Trung Quốc gồm các nhạc cụ thuộc về ?obát âm? 8 loại tiếng:
    1. Tiếng ?oKim?, Chuông, chuông lớn, chuông nhỏ
    2. Tiếng ?oThạch?, đá, như Ðặc khánh, Biên khánh, loại đá mài nhẳn
    3. Tiếng "Ti", tiếng tơ, như đàn cầm, đàn sắt
    4. Tiếng "Trúc", tiếng tre như ống tiêu, ống địch
    5. Tiếng "Cách", tiếng da thuộc, như trống
    6. Tiếng "Mộc", tiếng gỗ, như tiếng Chúc. Trong Ðại Nam hội điển không thấy ghi nhạc cụ tên "Ngữ" hình con hổ bằng gỗ dùng để cọ quẹt 27 răng cưa trên lưng cọp để chấm dứt câu nhạc.
    7. Tiếng "Bào", bầu. ống sênh
    8. Tiếng "Thổ", đất, như ống Huân bằng đất nung.
    Dàn nhạc nầy có mặt trong các cuộc lễ lớn, nhưng không có tấu. Năm 1831 có thêm 3 nhóm bộ gõ:( Ty chung: Chuông to: 1 nhạc công: Biên chung 2 nhạc công( Ty khánh: Ðặc khánh 1 nhạc công: Biên khánh 2 nhạc công( Ty cổ: 7 nhạc công
    Ðại nhạc. ngày xưa gồm có:
    20 trống,
    8 cây kèn,
    4 ống tù và gọi là câu giốc,
    4 thanh la to gọi là sa la,
    4 thanh la nhỏ gọi là tiểu sa,
    3 tù và bằng ốc biển gọi là hải loa.
    Dàn Ðại nhạc dùng trong nhiều cuộc lễ: Tế Giao, Tế Miếu, Ðại Triều. Trong Miếu Nhạc, Ðại nhạc có mặt nhưng không tấu.

    III. Các loại nhạc và nhạc chương
    Quyển ?oKhâm định Ðại Nam hội điển sự lệ? có ghi các loại nhạc như chúng ta đã biết từ đời nhà Lê, tên các bài hát và lời ca nhưng không có nhạc. Những bài hát trong Giao nhạc mang tên cuối cùng có chữ "Thành" như An Thành, Triệu Thành, Ðăng Thành, Mỹ Thành, Thụy Thành, Vĩnh Thành, Doãn Thành, Hi Thành, Hưu Thành, Khánh Thành. Tên các bài ca dùng trong Miếu nhạc cuối cùng có chữ Hòa: Hàm Hòa, Gia Hòa, Tường Hòa, Dự Hòa, Ninh Hòa, Túc Hòa, Ưng Hòa.
    Không thể kể hết tên các bài. Chỉ ghi lại rằng tùy trường hợp, tùy loại nhạc, mà đặt tên: dịp Tế xã tắc, tên bài có chữ Thọ, dịp lễ Vạn Thọ. Chữ Khánh, các bài ca phải có chữ cuối nhứt định, như chữ "Phong" cho tên các bài dùng trong lục tuần đại khánh tiết, chữ Văn ?otrong lễ Tế Văn miếu...?.
    Lời ca viết theo thể thơ 4 chữ. Nghệ nhân cho biết ngày trước, bài ca theo hơi "Thài" tùy theo lời thơ mà lên xuống giọng.
    IV. Vài thay đổi trong nhạc cung đình Huế ngày nay[/size=3]
    1. Dàn nhạc
    Nhã nhạc. Cũng gọi là Tiểu nhạc để đối với Ðại nhạc. Từ lúc thành lập theo thể chế ghi trong Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ đến nay số nhạc công vẫn xê xích như thế. Ngay cả trước khi Vua Gia Long tức vị, năm 1789, sau khi Vua Quang Trung thắng trận Ðống Ða, muốn tạo hòa khí với nhà Thanh, đã gởi sang Trung quốc, một dàn nhạc mà sử gia Trung Quốc gọi là "An nam quốc nhạc" và ghi trong Khâm định Ðại Thanh hội điển sự lệ, Quyển 538, tờ 3b và 4a.
    Dàn nhạc gồm có, theo thứ tự ghi trong sử nhà Thanh:1 cái cổ (trong sử ghi lại chữ "Cái" bằng chữ Nôm) trống đan diện cổ1 cái phách (phách sênh tiền)2 cái sáo1 cái đàn huyền tử (đàn tam) 1 cái đàn hồ cầm (đàn nhị)1 cái đàn song vận (nguyệt cầm)1 cái đàn tỳ bà1 cái tam la âm la.
    Nhạc công mặc áo màu vàng, thắt lưng màu xanh da trời, đầu chít khăn, tất cả 9 nhạc công xử dụng 8 nhạc cụ khác nhau. Chỉ có 4 vũ công mặc áo thêu rồng, thắt lưng màu xanh da trời, tay cầm quạt màu xanh lá cây.
    Ngoài ra các sách báo viết bằng tiếng Pháp có bài của hai ông H. ORBAND và L. CADIERE có bài về Tế Nam giao với đầu đề: ?oLe sacrifice du Nam giao? trong Bulletin des Amis du Vieux Huế, số Avril-Juillet năm 1915, sau in lại với hình thức trích trong Bulletin des Amis du Vieux Huế với tên ông L. CADIERE và từ tựa ?oLe sacrifice du Nam giao?, Extrait BAVH, năm 1936. Và ông Alfred MEYNARD trong bài "Le Nam giao" đăng trong tạp chí Reveu Extrêm Asie số 11, tháng Hai, 1927, tr. 417-432: có viết về lễ Tế Nam giao.
    Trong hai bài trên đều có đăng ảnh các dàn Ðại nhạc - Tiểu nhạc, mà trong sách năm 1997 của Trần Kiều Lại Thủy về nhạc cung đình Huế có in lại một số ảnh các dàn nhạc cung đình.
    Dàn Nhã nhạc có 9 hoặc 10 nhạc công đàn 8 loại đàn. Nhã nhạc có thể mang tên Tiểu nhạc hoặc Ti Trúc tế nhạc. Ti là tơ Trúc là tre, tế là nhỏ, dàn nhạc nhỏ gồm nhạc cụ có dây tơ và sáo trúc.
    Huyền nhạc. Thì khi còn các lễ Tế Giao, Tế Miếu không có gì thay đổi. Từ khi Hoàng đế Bảo Ðại thoái vị, dàn Huyền nhạc không còn được đem ra dùng nữa.
    Ðại nhạc. Không có nhiều nhạc công như trước, chỉ còn:2 trống2 kèn1 nhị1 bồng1 thanh la1 sênh tiền1 mõ sừng trâuÐại nhạc có thể mang tên "Cổ xúy đại nhạc" (Cổ là trống, xúy là thổi, chỉ loại kèn).
    2. Bài bản
    Dàn Nhã nhạc thường tấu: "Thập thủ liên hườn: "10 bài đánh liên tục không ngừng: Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Hồ Quảng, Liên Hườn, Bình Bản, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ, Tẩu Mã. 10 bài nầy có khi gọi là "10 bài ngự", hay "10 bản tàu". Theo thiển ý, không lý do gì gọi "10 bản tàu", vì bên Trung Quốc, trong nhạc cung đình hay nhạc dân gian chúng tôi không bao giờ gặp tên một bản nào trong nhạc Trung Quốc trùng tên với 10 bản ấy. Thang âm, điệu thức không có chi khác thang âm điệu thức các bản theo điệu Bắc. Chúng ta nên gọi là "10 bài Ngự" hay đúng hơn hết "Thập thủ liên hườn". Dàn Nhã nhạc cũng đàn những bản "Ngũ đối thượng?, ?oNgũ đối Hạ?, ?oLong đăng?, ?oLong ngâm?, ?oTiểu khúc?. Hai bài ?oNgũ đối thượng" và " "Long ngâm" thường được tấu trong các lễ lớn trong chùa sau các bài Ðại nhạc như "Ðăng đàn kép" hay "Ðăng đàn đơn?.
    Dàn Ðại nhạc ngày nay còn tấu các bản:"Tam luân cửu chuyển", tấu để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa."Ðăng đàn kép", "Ðăng đàn đơn? ngày xưa dùng trong lễ Tế Giao, nay dùng trong các lễ lớn của Phật giáo."Tây Thiên", "Hồ Ngạn", "Kèn cung Nam".Liên khúc "Bông", "Mã Vũ", "Man", tiết tấu trống, và điệu thức kèn thay đổi rất hay.Song tấu Kèn Trống, theo các điệu "Mã Vũ" và "Du Xuân". (xem tiếp trang sau)
    [

    TO BE OR NOT TO BE
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Cung Ðình Huế
    GS. Trần Văn Khê
    Ðề tài rất rộng không thể trong khuôn khổ một bài, nói hết những điều muốn nói hay cần phải nói. Tôi chỉ ghi lại tóm tắt những điều tối thiểu cần thiết phải biết về nhạc cung đình Huế.
    I. Ðại Cương
    Ngày xưa, trong nước ta thường có hai loại nhạc:
    Nhạc cung đình, dùng trong các cuộc tế lễ hay những yến tiệc trong cung đình để phụng sự nhà vua hay hoàng tộc. Cũng có khi gọi là "Quan nhạc".
    Nhạc trong dân gian dính liền với đời sống người dân cần cù lao động, dùng trong các cuộc tế lễ ngoài cung đình, hay để tiêu khiển. Cũng có khi gọi là "Tục nhạc".
    Trước khi Huế được chọn là kinh đô nước Việt, từ đầu thế kỷ thứ 09, nước Việt đã có nhiều loại nhạc cung đình. Tôi xin miễn đi ngược dòng lịch sử, nhắc lại trong chi tiết các loại "Ðại nhạc" dùng cho Nhà Vua và "Tiểu nhạc" dùng trong dân dã từ đời nhà Trần, mà Lê Tắc đã ghi trong quyển "An Nam chí lược", hay các loại "Giao nhạc" dùng trong Lễ Nam giao, 3 năm có một lần, Vua thay mặc cả nước tạ ơn Trời Ðất; "Miếu nhạc" dùng trong các miếu thờ các vì Vua qua các triều đại, hay Văn miếu thờ Ðức Khổng Tử và 72 học trò của Ngài; "Ngũ tự nhạc" để dùng trong 5 cuộc tế lễ các Thần Nông, Thần giúp cho mưa thuận gió hòa; "Ðại triều nhạc" trong những dịp tiếp sứ nước ngoài, hay lễ Vạn thọ nhân ngày sinh của Vua...; "Thường triều nhạc" trong những buổi Vua lâm trào bàn việc nước; "Ðại yến nhạc" khi Vua thiết tiệc đãi Sứ nước ngoài, hay trong các dịp lớn như tấn phong nguyên soái, lập Hoàng tử nối ngôi; "Cung trung chi nhạc" để cho nhà vua giải trí, hay cũng tấu trong lúc yến tiệc; và "Cứu nhật nguyệt giao trùng nhạc" trong khi có Nhật thực, Nguyệt thực, từ nhà Lê do Lương Ðăng phỏng theo nhạc nhà Minh chế ra, mà sách "Ðại Việt sử ký toàn thư" có chép lại.
    Tôi cũng không đề cập đến đội Hòa Thanh Thự do Ðào Duy Từ lập ra dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế kỷ 17, có đến 360 nhạc vũ công chia ra làm ba đội. Về lịch sử và cách tổ chức sắp đặt các nhạc công dưới thời nhà Nguyễn (1802-1945), trong chi tiết, xin mời các bạn đọc, chịu khó tìm xem Quyển "Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ", Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 1993, Tập 7, tr. 68-118 hoặc Luận án Thạc sĩ của Trần Kiều Lại Thủy ?oSơ khảo về âm nhạc cung đình Nguyễn? bảo vệ năm 1996 và in thành sách năm 1997 (?oÂm nhạc cung đình triều Nguyễn", TP.HCM, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1997, tr. 268, ảnh chụp, hình vẽ, nhiều bài bản ký âm trên khuông nhạc) có ghi đủ các dàn nhạc, nhạc chương, bài bản, các điệu, các nhịp phách...
    II. Các dàn nhạc từ đời nhà Nguyễn (Theo sách "Khâm định Ðại Nam Hội điển sự lệ)
    Có 3 đội nhạc:
    Nhã nhạc. Gồm có:
    1 trống mảnh,
    1 sênh tiền,
    1 tam âm la,
    1 tỳ bà,
    1 đàn tam,
    1 đàn nhị,
    2 ống địch. (ống địch y như ống sáo, nhưng ống địch có thêm một lỗ/ ở giữa dùng để thổi và 6 lỗ để bấm, bịt bằng miếng giấy mỏng để cho khi thổi mạnh, lúc thổi nhẹ tiếng địch có âm sắc khác nhau).
    Nhã nhạc dùng trong nhiều lễ lạc, cúng tế hay yến tiệc trong triều đình, và trong các lễ lớn như Tế Giao, hay là các lễ trong cung.
    Huyền nhạc. Những nhạc khí treo (huyền là treo) gồm có:
    1 kiến cổ, loại trống to, treo trên cái giá gỗ,
    1 chuông to (Bác chung) dàn 12 chuông nhỏ (biên chung),
    1 khánh đá to (Ðặc khánh) 1 dàn 12 khánh nhỏ (biên khánh),
    1 phục phụ, trống như trống cơm làm bằng da,
    1 cái chúc, thùng bằng gỗ có dùi gỏ,
    1 trống cái,
    2 bài tiêu, ống tiêu hình cánh phượng có 10 ống tre dài ngắn khác nhau, thổi vào phía trên như ta thổi vào lổ chìa khóa để làm ra tiếng,
    2 đàn cầm, loại đàn 7 dây tơ,
    2 đàn sắt đàn 25 dây tơ,
    2 ống tiêu thổi dọc,
    2 ống địch thổi ngang,
    2 ống sênh, loại khèn bè có 14 hoặc 17 ống sậy có lưỡi gà,
    2 ống huân bằng đất nung hình quả trứng có 1 lỗ thổi và 6 lỗ bấm,
    2 ống trì, loại sáo xưa 3 lỗ,
    1 phách bản, nhiều mảnh gỗ, xâu vào nhau bằng sợi dây nhợ...
    Dàn nhạc này phỏng theo dàn nhạc "Ðường thượng chi nhạc? của Trung Quốc gồm các nhạc cụ thuộc về ?obát âm? 8 loại tiếng:
    1. Tiếng ?oKim?, Chuông, chuông lớn, chuông nhỏ
    2. Tiếng ?oThạch?, đá, như Ðặc khánh, Biên khánh, loại đá mài nhẳn
    3. Tiếng "Ti", tiếng tơ, như đàn cầm, đàn sắt
    4. Tiếng "Trúc", tiếng tre như ống tiêu, ống địch
    5. Tiếng "Cách", tiếng da thuộc, như trống
    6. Tiếng "Mộc", tiếng gỗ, như tiếng Chúc. Trong Ðại Nam hội điển không thấy ghi nhạc cụ tên "Ngữ" hình con hổ bằng gỗ dùng để cọ quẹt 27 răng cưa trên lưng cọp để chấm dứt câu nhạc.
    7. Tiếng "Bào", bầu. ống sênh
    8. Tiếng "Thổ", đất, như ống Huân bằng đất nung.
    Dàn nhạc nầy có mặt trong các cuộc lễ lớn, nhưng không có tấu. Năm 1831 có thêm 3 nhóm bộ gõ:( Ty chung: Chuông to: 1 nhạc công: Biên chung 2 nhạc công( Ty khánh: Ðặc khánh 1 nhạc công: Biên khánh 2 nhạc công( Ty cổ: 7 nhạc công
    Ðại nhạc. ngày xưa gồm có:
    20 trống,
    8 cây kèn,
    4 ống tù và gọi là câu giốc,
    4 thanh la to gọi là sa la,
    4 thanh la nhỏ gọi là tiểu sa,
    3 tù và bằng ốc biển gọi là hải loa.
    Dàn Ðại nhạc dùng trong nhiều cuộc lễ: Tế Giao, Tế Miếu, Ðại Triều. Trong Miếu Nhạc, Ðại nhạc có mặt nhưng không tấu.

    III. Các loại nhạc và nhạc chương
    Quyển ?oKhâm định Ðại Nam hội điển sự lệ? có ghi các loại nhạc như chúng ta đã biết từ đời nhà Lê, tên các bài hát và lời ca nhưng không có nhạc. Những bài hát trong Giao nhạc mang tên cuối cùng có chữ "Thành" như An Thành, Triệu Thành, Ðăng Thành, Mỹ Thành, Thụy Thành, Vĩnh Thành, Doãn Thành, Hi Thành, Hưu Thành, Khánh Thành. Tên các bài ca dùng trong Miếu nhạc cuối cùng có chữ Hòa: Hàm Hòa, Gia Hòa, Tường Hòa, Dự Hòa, Ninh Hòa, Túc Hòa, Ưng Hòa.
    Không thể kể hết tên các bài. Chỉ ghi lại rằng tùy trường hợp, tùy loại nhạc, mà đặt tên: dịp Tế xã tắc, tên bài có chữ Thọ, dịp lễ Vạn Thọ. Chữ Khánh, các bài ca phải có chữ cuối nhứt định, như chữ "Phong" cho tên các bài dùng trong lục tuần đại khánh tiết, chữ Văn ?otrong lễ Tế Văn miếu...?.
    Lời ca viết theo thể thơ 4 chữ. Nghệ nhân cho biết ngày trước, bài ca theo hơi "Thài" tùy theo lời thơ mà lên xuống giọng.
    IV. Vài thay đổi trong nhạc cung đình Huế ngày nay[/size=3]
    1. Dàn nhạc
    Nhã nhạc. Cũng gọi là Tiểu nhạc để đối với Ðại nhạc. Từ lúc thành lập theo thể chế ghi trong Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ đến nay số nhạc công vẫn xê xích như thế. Ngay cả trước khi Vua Gia Long tức vị, năm 1789, sau khi Vua Quang Trung thắng trận Ðống Ða, muốn tạo hòa khí với nhà Thanh, đã gởi sang Trung quốc, một dàn nhạc mà sử gia Trung Quốc gọi là "An nam quốc nhạc" và ghi trong Khâm định Ðại Thanh hội điển sự lệ, Quyển 538, tờ 3b và 4a.
    Dàn nhạc gồm có, theo thứ tự ghi trong sử nhà Thanh:1 cái cổ (trong sử ghi lại chữ "Cái" bằng chữ Nôm) trống đan diện cổ1 cái phách (phách sênh tiền)2 cái sáo1 cái đàn huyền tử (đàn tam) 1 cái đàn hồ cầm (đàn nhị)1 cái đàn song vận (nguyệt cầm)1 cái đàn tỳ bà1 cái tam la âm la.
    Nhạc công mặc áo màu vàng, thắt lưng màu xanh da trời, đầu chít khăn, tất cả 9 nhạc công xử dụng 8 nhạc cụ khác nhau. Chỉ có 4 vũ công mặc áo thêu rồng, thắt lưng màu xanh da trời, tay cầm quạt màu xanh lá cây.
    Ngoài ra các sách báo viết bằng tiếng Pháp có bài của hai ông H. ORBAND và L. CADIERE có bài về Tế Nam giao với đầu đề: ?oLe sacrifice du Nam giao? trong Bulletin des Amis du Vieux Huế, số Avril-Juillet năm 1915, sau in lại với hình thức trích trong Bulletin des Amis du Vieux Huế với tên ông L. CADIERE và từ tựa ?oLe sacrifice du Nam giao?, Extrait BAVH, năm 1936. Và ông Alfred MEYNARD trong bài "Le Nam giao" đăng trong tạp chí Reveu Extrêm Asie số 11, tháng Hai, 1927, tr. 417-432: có viết về lễ Tế Nam giao.
    Trong hai bài trên đều có đăng ảnh các dàn Ðại nhạc - Tiểu nhạc, mà trong sách năm 1997 của Trần Kiều Lại Thủy về nhạc cung đình Huế có in lại một số ảnh các dàn nhạc cung đình.
    Dàn Nhã nhạc có 9 hoặc 10 nhạc công đàn 8 loại đàn. Nhã nhạc có thể mang tên Tiểu nhạc hoặc Ti Trúc tế nhạc. Ti là tơ Trúc là tre, tế là nhỏ, dàn nhạc nhỏ gồm nhạc cụ có dây tơ và sáo trúc.
    Huyền nhạc. Thì khi còn các lễ Tế Giao, Tế Miếu không có gì thay đổi. Từ khi Hoàng đế Bảo Ðại thoái vị, dàn Huyền nhạc không còn được đem ra dùng nữa.
    Ðại nhạc. Không có nhiều nhạc công như trước, chỉ còn:2 trống2 kèn1 nhị1 bồng1 thanh la1 sênh tiền1 mõ sừng trâuÐại nhạc có thể mang tên "Cổ xúy đại nhạc" (Cổ là trống, xúy là thổi, chỉ loại kèn).
    2. Bài bản
    Dàn Nhã nhạc thường tấu: "Thập thủ liên hườn: "10 bài đánh liên tục không ngừng: Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu, Hồ Quảng, Liên Hườn, Bình Bản, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ, Tẩu Mã. 10 bài nầy có khi gọi là "10 bài ngự", hay "10 bản tàu". Theo thiển ý, không lý do gì gọi "10 bản tàu", vì bên Trung Quốc, trong nhạc cung đình hay nhạc dân gian chúng tôi không bao giờ gặp tên một bản nào trong nhạc Trung Quốc trùng tên với 10 bản ấy. Thang âm, điệu thức không có chi khác thang âm điệu thức các bản theo điệu Bắc. Chúng ta nên gọi là "10 bài Ngự" hay đúng hơn hết "Thập thủ liên hườn". Dàn Nhã nhạc cũng đàn những bản "Ngũ đối thượng?, ?oNgũ đối Hạ?, ?oLong đăng?, ?oLong ngâm?, ?oTiểu khúc?. Hai bài ?oNgũ đối thượng" và " "Long ngâm" thường được tấu trong các lễ lớn trong chùa sau các bài Ðại nhạc như "Ðăng đàn kép" hay "Ðăng đàn đơn?.
    Dàn Ðại nhạc ngày nay còn tấu các bản:"Tam luân cửu chuyển", tấu để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa."Ðăng đàn kép", "Ðăng đàn đơn? ngày xưa dùng trong lễ Tế Giao, nay dùng trong các lễ lớn của Phật giáo."Tây Thiên", "Hồ Ngạn", "Kèn cung Nam".Liên khúc "Bông", "Mã Vũ", "Man", tiết tấu trống, và điệu thức kèn thay đổi rất hay.Song tấu Kèn Trống, theo các điệu "Mã Vũ" và "Du Xuân". (xem tiếp trang sau)
    [

    TO BE OR NOT TO BE
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    yellow] V. Các điệu múa trong cung đình.[/yellow]
    Các điệu múa từ thời nhà Nguyễn được đội Ba Vũ tập luyện và truyền dạy. Ðến nay đoàn Ca nhạc cung đình do La Cẩm Vân điều khiển còn giữ lại một số tiết mục. Các bạn đọc muốn tìm hiểu rõ về các điệu múa có thể tham khảo Quyển ?oNhững đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam" của Ðỗ Bằng Ðoàn và Ðỗ Trọng Huề, Văn học, 1992, hoặc quyển ?oÂm nhạc cung đình triều Nguyễn" của Trần Kiều Lại Thủy, TP.HCM 1997.
    Chúng tôi chỉ ghi lại tên các điệu múa:
    1. Múa Bát dật: có hai đội. Múa Văn gồm 64 vũ công sắp thành 8 hàng, mỗi hàng 8 người tay trái cầm lông gà, tay phải cầm ống thược, loại sáo xưa. Múa Võ gồm 64 vũ công tay trái cầm mộc (khiêng), tay mặt cầm búa. Trong dịp Tế Giao, Võ vũ múa lúc "Sơ hiến", dưng rượu lần đầu, Văn võ lúc dưng rượu lần thứ nhì, thứ ba...v.v. nay đã thất truyền.
    2. Lục cúng hoa đăng: Trước kia là điệu múa trong chùa, nhưng đến đời Vua Minh Mạng (1820-1840) điệu múa nầy được sửa lại thành điệu múa ?ođèn hoa", cũng gọi là "hoa đăng? gồm 48 vũ sinh nam nữ, dùng vào các lễ Thánh Thọ, Vạn Thọ.
    3. Song quan: hay múa "Ðấu chiến thắng Phật" theo tương truyền do Ðào Duy Từ sáng tác với hai nhân vật chánh Hộ Pháp và Tề Thiên Ðại Thánh, cũng dùng trong các lễ Thánh Thọ, Vạn Thọ.
    4. Tam tinh chúc thọ: Ba tiên ông Phước, Lộc, Thọ chúc vua sống lâu. Cũng dùng trong các dịp Thánh Thọ, Vạn Thọ, Tiên Thọ.
    5. Bát tiên hiến thọ: Cũng dùng trong ngày lễ Thánh Thọ, Vạn Thọ, Tiên Thọ.
    6. Trình trường tập khánh: 4 vị Tứ trụ Thiên Thần dưng liễn chúc thọ trong lễ Tứ tuần đại khánh, Ngũ tuần đại khánh của Vua.
    7. Múa Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng gốc trong dân gian, đem vào cung đình. Cũng dùng trong các lễ Thánh Thọ, Vạn Thọ...
    8. Nữ tướng xuất quân: tương truyền do Ðào Duy Từ sáng tác, nhắc lại sự tích hai bà Trưng xuất quân. Dùng vào các lễ kỷ niệm chiến thắng, Hưng quốc khánh niệm, đại yến hay tiếp sứ thần ngoại quốc.
    9. Múa quạt Phiến vũ: tương truyền do Ðào Duy Từ sáng tác, dùng trong các lễ cưới, hay biểu diễn cho Thái Hậu, Hoàng Hậu, Công Chúa xem.
    10. Múa Tam quốc Tây du: Phỏng theo hai truyện Tam quốc chí và Tây du, dùng trong lễ "Thập loại chúng sinh", lễ cầu siêu.
    11. Múa Lục triệt hoa mã đăng: múa trong dịp lễ Hưng quốc khánh niệm. Trước kia có 48 vũ sinh và 48 con ngựa thật; sau này cầm đầu ngựa, đuôi ngựa giả.
    VI. Kết luận
    Nếu nói ?onhạc cung đình có tánh cách phong kiến" thì không đúng. Nhạc cung đình không chỉ do Vua chúa tạo ra mà do nhạc công trong dân gian sáng tác, và biểu diễn để phục vụ triều đình. Nhạc do âm nhạc trong dân gian, âm nhạc thính phòng, âm nhạc trong hát tuồng mà dựng nên. Nhờ có sự bảo trợ của nhà Vua mà nhạc công có thì giờ luyện tập hoàn chỉnh.
    Nếu nay đem nhạc ấy không phụng sự cho một thiểu số mà cho cả các từng lớp dân Việt Nam, phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước, đó là một loại nhạc bác học, rất đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Trùng tu, giảng dạy, phát huy nhạc cung đình rất cần thiết để chúng ta có tư liệu chính xác khi tham dự những cuộc hội nghị quốc tế, trong tương lai, để so sánh, đối chiếu với nhạc cung đình trong các nước châu á, và cả các nước châu Âu.Bảo vệ bằng cách ghi âm, ghi hình để giữ trong các Bảo tàng viện, rất hay, rất quí.
    Nhưng theo thiển ý đó chỉ là "bảo vệ tiêu cực". Bảo vệ tích cực, phải bảo vệ trong lòng người, làm sao cho dân Việt Nam nhận thức được đó là một di sản quí báu của cha ông chúng ta để lại và có thể giúp cho chúng ta trên cơ sở đó, sáng tạo những điệu nhạc qui mô mà không nhứt định phải theo rập khuông của âm nhạc phương Tây.
    Quan trọng nhứt là làm sao cho người dân Việt Nam, biết và hiểu về nhạc cung đình cũng như các loại nhạc "truyền thống" khác của chúng ta. Có hiểu mới thương; có thương mới gìn giữ. Công việc đó chúng ta đã làm được gì và làm được bao nhiêu?

    Phụ lục: Danh sách một số dĩa hát về nhạc cung đình.Về dĩa hát thì trong thời gian tôi soạn luận án Tiến sĩ, chẳng có dĩa hát nào trong các Bảo tàng viện bên Pháp ngoài:
    1. ( Dĩa Pathé 46501-1,2 (Bảo tàng viện Guimet) 78 vòng, 25 phân.( Dĩa Pathé 46501-1 (78 vòng, Bảo tàng viện Guimet) có bản Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu.( Dĩa Pathé 46501-2: các bản Hồ Quảng Liên Hườn, Bình Bán, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ. Mà không có bản Tẩu Mã, có lẽ dĩa hát loại 78 vòng chỉ chứa được hơn 3 phút nhạc, nên đến bản Tẩu Mã thì hết chỗ ghi bản Tẩu Mã.
    2. Dĩa AMS 5: Mặt A (25030): "Ðăng đàn kép": 4?T 40", "Ðăng Ðàn Ðơn": 4?T 35", "Bông": 5?T 05", "Mã Vũ": 3?T 48". Mặt B (25031): "Xanh": 5?T 29", "Man" (a): 3?T 22", Man (b): 2?T 23".
    3. Dĩa AMS 6: mặt A (23031): "Khai Ðàng" (chậm): 9?T 10", "Khai Ðàng" (thét), bản nhạc hơi "Xuân": 6, "Nam Ai": 4, "Nam Bằng": 1?T 40", "Ngũ Cung Ðảo": 1?T 17". (Ghi theo tên bản do ông Barras, chuyên gia đài Phát thanh Pháp, ghi chú lúc thu thanh. Cần kiểm tra lại)
    4. Dĩa AMS 7: mặt A bài thứ 3 "Ngũ Ðối Thượng": 2?T 15", "Ngũ Ðối Hạ": 2?T 20", bài thứ tư: "Phụng Vũ?: 9?T 12?.
    5. Dĩa Barenreiter - Musicaphon No BM 30 L 2022, Unesco Collection: VIET NAM I. Ghi âm tại Huế năm 1963 dưới sự kiểm soát và chỉ huy của cố giáo sư Nguyễn Hữu Ba. Phân tích tiết mục, và giải thích giáo sư Trần Văn Khê. Hai giải thưởng: Deutchester Schallplatten Preis - Giải thưởng lớn dĩa hát Ðức quốc 1969. Giải thưởng lớn Hàn lâm viện dĩa hát Pháp năm 1970, Giải mang tên Giải Dân tộc nhạc học. Prix de l?TEthnomusicologie. Mặt A: Bản số 1 "Mã Vũ" và "Man": Bản số 2 "Phụng Vũ", Bản số 3 "Ðăng Ðàn", Bản số 4 "10 Bài Ngự". Mặt B: Bản số 6 "Ðăng Ðàn Cung" và "Ngũ Lôi Cổ".
    6. Dĩa hát CD Collection INE*** (Nhà Văn Hóa Thế Giới tại Paris. Việt Nam: Musique de Huế. Ghi âm tại Nhà Văn Hóa Thế Giới Paris ngày mồng 3 tháng 10 dương lịch năm 1995. Giám đốc nghệ thuật: nhạc sĩ Tôn Thất Tiết. Phân tích và giải thích, giới thiệu: giáo sư Trần Văn Khê. Dĩa AUVIDIS số W 260073.( Bản số 1: Tam Luân Cửu Chuyển 7?T 31"( Bản số 7: Phụng Vũ 4?T 18"( Bản số 9: Bông Mã Vũ, Man 5?T 12"( Bản số 10: Kèn Trống Mã Vũ và Du Xuân 5?T 12"( Bản số 11: Thập Thủ Liên Hườn 8?T 18"( Bản số 12: Ðộc Tấu Kèn Ðại, Cung Nam 8

    TO BE OR NOT TO BE

Chia sẻ trang này