1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Di sản thế giới và con người

Chủ đề trong 'Huế' bởi lionesse, 13/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    yellow] V. Các điệu múa trong cung đình.[/yellow]
    Các điệu múa từ thời nhà Nguyễn được đội Ba Vũ tập luyện và truyền dạy. Ðến nay đoàn Ca nhạc cung đình do La Cẩm Vân điều khiển còn giữ lại một số tiết mục. Các bạn đọc muốn tìm hiểu rõ về các điệu múa có thể tham khảo Quyển ?oNhững đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam" của Ðỗ Bằng Ðoàn và Ðỗ Trọng Huề, Văn học, 1992, hoặc quyển ?oÂm nhạc cung đình triều Nguyễn" của Trần Kiều Lại Thủy, TP.HCM 1997.
    Chúng tôi chỉ ghi lại tên các điệu múa:
    1. Múa Bát dật: có hai đội. Múa Văn gồm 64 vũ công sắp thành 8 hàng, mỗi hàng 8 người tay trái cầm lông gà, tay phải cầm ống thược, loại sáo xưa. Múa Võ gồm 64 vũ công tay trái cầm mộc (khiêng), tay mặt cầm búa. Trong dịp Tế Giao, Võ vũ múa lúc "Sơ hiến", dưng rượu lần đầu, Văn võ lúc dưng rượu lần thứ nhì, thứ ba...v.v. nay đã thất truyền.
    2. Lục cúng hoa đăng: Trước kia là điệu múa trong chùa, nhưng đến đời Vua Minh Mạng (1820-1840) điệu múa nầy được sửa lại thành điệu múa ?ođèn hoa", cũng gọi là "hoa đăng? gồm 48 vũ sinh nam nữ, dùng vào các lễ Thánh Thọ, Vạn Thọ.
    3. Song quan: hay múa "Ðấu chiến thắng Phật" theo tương truyền do Ðào Duy Từ sáng tác với hai nhân vật chánh Hộ Pháp và Tề Thiên Ðại Thánh, cũng dùng trong các lễ Thánh Thọ, Vạn Thọ.
    4. Tam tinh chúc thọ: Ba tiên ông Phước, Lộc, Thọ chúc vua sống lâu. Cũng dùng trong các dịp Thánh Thọ, Vạn Thọ, Tiên Thọ.
    5. Bát tiên hiến thọ: Cũng dùng trong ngày lễ Thánh Thọ, Vạn Thọ, Tiên Thọ.
    6. Trình trường tập khánh: 4 vị Tứ trụ Thiên Thần dưng liễn chúc thọ trong lễ Tứ tuần đại khánh, Ngũ tuần đại khánh của Vua.
    7. Múa Tứ Linh: Long, Lân, Qui, Phụng gốc trong dân gian, đem vào cung đình. Cũng dùng trong các lễ Thánh Thọ, Vạn Thọ...
    8. Nữ tướng xuất quân: tương truyền do Ðào Duy Từ sáng tác, nhắc lại sự tích hai bà Trưng xuất quân. Dùng vào các lễ kỷ niệm chiến thắng, Hưng quốc khánh niệm, đại yến hay tiếp sứ thần ngoại quốc.
    9. Múa quạt Phiến vũ: tương truyền do Ðào Duy Từ sáng tác, dùng trong các lễ cưới, hay biểu diễn cho Thái Hậu, Hoàng Hậu, Công Chúa xem.
    10. Múa Tam quốc Tây du: Phỏng theo hai truyện Tam quốc chí và Tây du, dùng trong lễ "Thập loại chúng sinh", lễ cầu siêu.
    11. Múa Lục triệt hoa mã đăng: múa trong dịp lễ Hưng quốc khánh niệm. Trước kia có 48 vũ sinh và 48 con ngựa thật; sau này cầm đầu ngựa, đuôi ngựa giả.
    VI. Kết luận
    Nếu nói ?onhạc cung đình có tánh cách phong kiến" thì không đúng. Nhạc cung đình không chỉ do Vua chúa tạo ra mà do nhạc công trong dân gian sáng tác, và biểu diễn để phục vụ triều đình. Nhạc do âm nhạc trong dân gian, âm nhạc thính phòng, âm nhạc trong hát tuồng mà dựng nên. Nhờ có sự bảo trợ của nhà Vua mà nhạc công có thì giờ luyện tập hoàn chỉnh.
    Nếu nay đem nhạc ấy không phụng sự cho một thiểu số mà cho cả các từng lớp dân Việt Nam, phổ biến rộng rãi trong và ngoài nước, đó là một loại nhạc bác học, rất đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam. Trùng tu, giảng dạy, phát huy nhạc cung đình rất cần thiết để chúng ta có tư liệu chính xác khi tham dự những cuộc hội nghị quốc tế, trong tương lai, để so sánh, đối chiếu với nhạc cung đình trong các nước châu á, và cả các nước châu Âu.Bảo vệ bằng cách ghi âm, ghi hình để giữ trong các Bảo tàng viện, rất hay, rất quí.
    Nhưng theo thiển ý đó chỉ là "bảo vệ tiêu cực". Bảo vệ tích cực, phải bảo vệ trong lòng người, làm sao cho dân Việt Nam nhận thức được đó là một di sản quí báu của cha ông chúng ta để lại và có thể giúp cho chúng ta trên cơ sở đó, sáng tạo những điệu nhạc qui mô mà không nhứt định phải theo rập khuông của âm nhạc phương Tây.
    Quan trọng nhứt là làm sao cho người dân Việt Nam, biết và hiểu về nhạc cung đình cũng như các loại nhạc "truyền thống" khác của chúng ta. Có hiểu mới thương; có thương mới gìn giữ. Công việc đó chúng ta đã làm được gì và làm được bao nhiêu?

    Phụ lục: Danh sách một số dĩa hát về nhạc cung đình.Về dĩa hát thì trong thời gian tôi soạn luận án Tiến sĩ, chẳng có dĩa hát nào trong các Bảo tàng viện bên Pháp ngoài:
    1. ( Dĩa Pathé 46501-1,2 (Bảo tàng viện Guimet) 78 vòng, 25 phân.( Dĩa Pathé 46501-1 (78 vòng, Bảo tàng viện Guimet) có bản Phẩm Tuyết, Nguyên Tiêu.( Dĩa Pathé 46501-2: các bản Hồ Quảng Liên Hườn, Bình Bán, Tây Mai, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ. Mà không có bản Tẩu Mã, có lẽ dĩa hát loại 78 vòng chỉ chứa được hơn 3 phút nhạc, nên đến bản Tẩu Mã thì hết chỗ ghi bản Tẩu Mã.
    2. Dĩa AMS 5: Mặt A (25030): "Ðăng đàn kép": 4?T 40", "Ðăng Ðàn Ðơn": 4?T 35", "Bông": 5?T 05", "Mã Vũ": 3?T 48". Mặt B (25031): "Xanh": 5?T 29", "Man" (a): 3?T 22", Man (b): 2?T 23".
    3. Dĩa AMS 6: mặt A (23031): "Khai Ðàng" (chậm): 9?T 10", "Khai Ðàng" (thét), bản nhạc hơi "Xuân": 6, "Nam Ai": 4, "Nam Bằng": 1?T 40", "Ngũ Cung Ðảo": 1?T 17". (Ghi theo tên bản do ông Barras, chuyên gia đài Phát thanh Pháp, ghi chú lúc thu thanh. Cần kiểm tra lại)
    4. Dĩa AMS 7: mặt A bài thứ 3 "Ngũ Ðối Thượng": 2?T 15", "Ngũ Ðối Hạ": 2?T 20", bài thứ tư: "Phụng Vũ?: 9?T 12?.
    5. Dĩa Barenreiter - Musicaphon No BM 30 L 2022, Unesco Collection: VIET NAM I. Ghi âm tại Huế năm 1963 dưới sự kiểm soát và chỉ huy của cố giáo sư Nguyễn Hữu Ba. Phân tích tiết mục, và giải thích giáo sư Trần Văn Khê. Hai giải thưởng: Deutchester Schallplatten Preis - Giải thưởng lớn dĩa hát Ðức quốc 1969. Giải thưởng lớn Hàn lâm viện dĩa hát Pháp năm 1970, Giải mang tên Giải Dân tộc nhạc học. Prix de l?TEthnomusicologie. Mặt A: Bản số 1 "Mã Vũ" và "Man": Bản số 2 "Phụng Vũ", Bản số 3 "Ðăng Ðàn", Bản số 4 "10 Bài Ngự". Mặt B: Bản số 6 "Ðăng Ðàn Cung" và "Ngũ Lôi Cổ".
    6. Dĩa hát CD Collection INE*** (Nhà Văn Hóa Thế Giới tại Paris. Việt Nam: Musique de Huế. Ghi âm tại Nhà Văn Hóa Thế Giới Paris ngày mồng 3 tháng 10 dương lịch năm 1995. Giám đốc nghệ thuật: nhạc sĩ Tôn Thất Tiết. Phân tích và giải thích, giới thiệu: giáo sư Trần Văn Khê. Dĩa AUVIDIS số W 260073.( Bản số 1: Tam Luân Cửu Chuyển 7?T 31"( Bản số 7: Phụng Vũ 4?T 18"( Bản số 9: Bông Mã Vũ, Man 5?T 12"( Bản số 10: Kèn Trống Mã Vũ và Du Xuân 5?T 12"( Bản số 11: Thập Thủ Liên Hườn 8?T 18"( Bản số 12: Ðộc Tấu Kèn Ðại, Cung Nam 8

    TO BE OR NOT TO BE
  2. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Kho cổ thư Huế sau trận lũ: Những mất mát khó bù đắp
    Minh Tư
    Thiệt hại nặng nề nhất là thư viện gia đình ông Hồ Tấn Phan, người chơi sách nổi tiếng ở Huế, đồng thời là nhà nghiên cứu có mặt trong Hội đồng biên tập của Trung tâm Nghiên cứu Huế. Ông có những ấn phẩm cổ xưa rất độc đáo và đặc biệt là các sách quý về Huế. Sau lũ, ngôi nhà lớn ông dành chứa sách còn ngổn ngang bùn đất, các tủ kính đựng sách bị sức nước làm vỡ, sách ngấm nước trương phình phá tung lớp gỗ. Sách phơi đầy trên các mái nhà và trước sân nhưng cũng chỉ đủ chỗ cho vài trăm cuốn. Tổng số sách của ông hơn một vạn cuốn thì đã bị ướt hết 8.000 cuốn, trong số đó có đến một nửa không cứu vãn được bởi đó là các sách Hán Nôm viết trên giấy bổi từ hai, ba thế kỷ trước, cùng với các sách của người nước ngoài viết về Huế, về Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 và các tư liệu điền dã nghiên cứu Huế chưa được công bố.
    Ông chỉ cho tôi xem những quyển: Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều bằng chữ Nôm in từ thế kỷ trước đã bị mục nát. Ngoài ra còn có những cuốn sách nguyên bản Hán văn: Ô châu cận lục, Phủ biên tạp lục, Cao Chu Thần thi tập... và những tác phẩm đến nay vẫn chưa được dịch: Ngự chế thi (thơ của vua Tự Đức), Mối hoài ngâm thảo (thơ của Nguyễn Thuật), Đông Xuân sơn chí... Đặc biệt là các châu bản (văn bản của triều đình nhà Nguyễn có bút phê của vua) đều là bản độc nhất. Cùng với địa bạ từ thời Gia Long và văn bản của các làng xã, không chỉ có giá trị cho việc nghiên cứu mà còn là cổ thư. Hoặc cuốn Ngục trung thư của Phan Bội Châu in ở Trung Quốc và tại Việt Nam chỉ có một bản ở đây...
    Lại có những cuốn do người Pháp viết về Việt Nam Như: Souvenirs de Hue của Michael Đức Chaigneau in tại Paris - 1867, Souvenirs d'' Annam, L''Empire d''Annam in cuối thế kỷ 19, hồi ký của các toàn quyền Đông Dương, các thư từ giao dịch của tướng Pháp Henri Rivière, các loại từ điển... Rồi những bản in đầu tay văn chương Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ mới, các tạp chí Đông Dương, Nam Phong, Tri Tân, Thanh Nghị... gần như đủ bộ...
    "Đó là tài sản của cả đời tôi - ông Phan tâm sự - được gom góp từ khi học tiểu học, từ khắp mọi nơi. Trong đó, những tinh túy tôi đã rút ra để tham gia việc nghiên cứu Huế; vậy mà ngay cả bản thảo phần tiếp theo của bài Danh và hiệu các vua nhà Nguyễn chuẩn bị cho sách nghiên cứu Huế tập 2 cũng không còn nữa".
    Tủ sách của nhà nghiên cứu Phan Thuận An ở từ đường Ngọc Sơn công chúa cũng chịu chung cảnh ngộ. Ngôi nhà được xem là bảo vật về nhà rường cổ của Huế đã ngập gần 2 m nước. Mặc dù ông An đã cẩn thận đưa sách lên tận rầm thượng nhưng vẫn không kịp nên vẫn còn 200 cuốn ngập trong nước suốt ba ngày đêm. Đáng tiếc nhất là hơn 100 bức ảnh tư liệu về Huế xưa bị ngâm trong nước bùn không thể cứu vãn được. Trong số đó có những bức ảnh chụp các công trình kiến trúc cổ phục vụ cho công việc nghiên cứu và trùng tu các kiến trúc Đại nội Huế. Chính nhờ những bức ảnh đó mà các chuyên gia đã trùng tu được cung Diên Thọ, Tịnh Minh lâu. Cơn lũ đã phá hỏng hết tư liệu ảnh về Tàng thư lâu, Tôn Nhơn phủ, đặc biệt là một phần hình ảnh phục vụ công trình trùng tu điện Cần Chánh (hiện chỉ còn trơ nền) đã bị hủy hoại. Số ảnh quý đó ông An đã nhọc nhằn tìm kiếm từ 40 năm qua từ nhiều ngóc ngách trong và ngoài nước.
    Theo lời giới thiệu của ông Phan Thuận An, tôi đã tìm đến với hơn 10 địa chỉ lưu giữ sách quý hiếm ở Huế và nhận thấy sự mất mát về sách trong cơn lũ lịch sử vừa qua là rất lớn. Nhà giáo Châu Tăng, nhà nghiên cứu Bửu Kế, nhà thơ Phan Văn Dật là những người chơi sách thành danh ở Huế. Tủ sách của thầy Châu Tăng là của gia bảo nhiều đời để lại; trong đó có bộ Tứ thư, Ngũ kinh do tổ tiên ngày xưa đi sứ mua được nguyên bản từ thời nhà Minh, hoặc bộ Đại Nam thực lục nguyên bản Hán văn. Gần 4.000 trong số 5.000 cuốn sách quý của ông đã bị hư nặng!
    Một địa chỉ sách Huế nữa là ngôi nhà của ông Nguyễn Hữu Nghị, nguyên là thư ký Viện Văn hóa của triều đình Huế. Ông Nghị vốn khá giả nên đã mua được nhiều sách quý ở Huế. 5.000 trong số một vạn cuốn sách của ông Nghị bị ngâm trong nước lụt đang phơi chật sàn nhà, đầy cả sân thượng, trong đó có bộ Từ điển Hán - Pháp xuất bản tại Trung Quốc năm 1890 khổ lớn đã từng bị ngâm trong trận lụt lớn 1953. Cùng với các bộ Trung Quốc y học đại từ điển, Đường thi bằng Hán văn in trên giấy bổi, thêm một lần ngâm trong nước xem như vứt bỏ.
    Ông L., một nhà sưu tập báo chí nổi tiếng ở Huế (xin được giấu tên), cũng mất rất nhiều bộ tạp chí, báo cùng 500 cuốn sách, 200 ấn phẩm và 100 cuốn phim tư liệu về Huế xưa. Tình cảnh của nhà nhiếp ảnh lão thành Nguyễn Khoa Lợi cũng bi đát không kém. Cụ là người cùng thời với nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh, nổi tiếng với loại ảnh di tích, sinh hoạt văn hóa Huế. Hơn 3.000 tấm phim 6x6 cm đã bị nước hủy hoại, trong đó có những phong cảnh chỉ còn lưu giữ trong phim mà cụ Lợi đang có ý định chuyển cho Nhà nước.
    Các nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa và Trần Đại Vinh mỗi người mất 200 cuốn. Ông Vĩnh Cao ở phủ Lạc Biên mất 200 cuốn hầu hết là cổ thư. Tủ sách đông y lớn nhất Huế của bà Khuê được truyền lại từ đời cụ cố là tể tướng Trần Tiễn Thành, trong đó có những sách được xem là quý nhất ở Việt Nam chưa được chuyển ngữ cũng đã bị hỏng. Tủ sách ngoại văn lớn nhất Huế của thầy Nguyễn Tư Trừng đã được cứu kịp thời nhưng vẫn bị hư hỏng vài trăm cuốn.
    Và còn có nhiều gia đình thuộc dòng họ Hồ Đắc, Nguyễn Khoa nổi tiếng là giàu sách, cũng như trong rất nhiều gia đình Huế khác thiệt hại chưa thể thống kê được nhưng chắc là không nhỏ.
    (12 - 1999)

    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  3. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Kho cổ thư Huế sau trận lũ: Những mất mát khó bù đắp
    Minh Tư
    Thiệt hại nặng nề nhất là thư viện gia đình ông Hồ Tấn Phan, người chơi sách nổi tiếng ở Huế, đồng thời là nhà nghiên cứu có mặt trong Hội đồng biên tập của Trung tâm Nghiên cứu Huế. Ông có những ấn phẩm cổ xưa rất độc đáo và đặc biệt là các sách quý về Huế. Sau lũ, ngôi nhà lớn ông dành chứa sách còn ngổn ngang bùn đất, các tủ kính đựng sách bị sức nước làm vỡ, sách ngấm nước trương phình phá tung lớp gỗ. Sách phơi đầy trên các mái nhà và trước sân nhưng cũng chỉ đủ chỗ cho vài trăm cuốn. Tổng số sách của ông hơn một vạn cuốn thì đã bị ướt hết 8.000 cuốn, trong số đó có đến một nửa không cứu vãn được bởi đó là các sách Hán Nôm viết trên giấy bổi từ hai, ba thế kỷ trước, cùng với các sách của người nước ngoài viết về Huế, về Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 và các tư liệu điền dã nghiên cứu Huế chưa được công bố.
    Ông chỉ cho tôi xem những quyển: Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều bằng chữ Nôm in từ thế kỷ trước đã bị mục nát. Ngoài ra còn có những cuốn sách nguyên bản Hán văn: Ô châu cận lục, Phủ biên tạp lục, Cao Chu Thần thi tập... và những tác phẩm đến nay vẫn chưa được dịch: Ngự chế thi (thơ của vua Tự Đức), Mối hoài ngâm thảo (thơ của Nguyễn Thuật), Đông Xuân sơn chí... Đặc biệt là các châu bản (văn bản của triều đình nhà Nguyễn có bút phê của vua) đều là bản độc nhất. Cùng với địa bạ từ thời Gia Long và văn bản của các làng xã, không chỉ có giá trị cho việc nghiên cứu mà còn là cổ thư. Hoặc cuốn Ngục trung thư của Phan Bội Châu in ở Trung Quốc và tại Việt Nam chỉ có một bản ở đây...
    Lại có những cuốn do người Pháp viết về Việt Nam Như: Souvenirs de Hue của Michael Đức Chaigneau in tại Paris - 1867, Souvenirs d'' Annam, L''Empire d''Annam in cuối thế kỷ 19, hồi ký của các toàn quyền Đông Dương, các thư từ giao dịch của tướng Pháp Henri Rivière, các loại từ điển... Rồi những bản in đầu tay văn chương Tự Lực văn đoàn và phong trào Thơ mới, các tạp chí Đông Dương, Nam Phong, Tri Tân, Thanh Nghị... gần như đủ bộ...
    "Đó là tài sản của cả đời tôi - ông Phan tâm sự - được gom góp từ khi học tiểu học, từ khắp mọi nơi. Trong đó, những tinh túy tôi đã rút ra để tham gia việc nghiên cứu Huế; vậy mà ngay cả bản thảo phần tiếp theo của bài Danh và hiệu các vua nhà Nguyễn chuẩn bị cho sách nghiên cứu Huế tập 2 cũng không còn nữa".
    Tủ sách của nhà nghiên cứu Phan Thuận An ở từ đường Ngọc Sơn công chúa cũng chịu chung cảnh ngộ. Ngôi nhà được xem là bảo vật về nhà rường cổ của Huế đã ngập gần 2 m nước. Mặc dù ông An đã cẩn thận đưa sách lên tận rầm thượng nhưng vẫn không kịp nên vẫn còn 200 cuốn ngập trong nước suốt ba ngày đêm. Đáng tiếc nhất là hơn 100 bức ảnh tư liệu về Huế xưa bị ngâm trong nước bùn không thể cứu vãn được. Trong số đó có những bức ảnh chụp các công trình kiến trúc cổ phục vụ cho công việc nghiên cứu và trùng tu các kiến trúc Đại nội Huế. Chính nhờ những bức ảnh đó mà các chuyên gia đã trùng tu được cung Diên Thọ, Tịnh Minh lâu. Cơn lũ đã phá hỏng hết tư liệu ảnh về Tàng thư lâu, Tôn Nhơn phủ, đặc biệt là một phần hình ảnh phục vụ công trình trùng tu điện Cần Chánh (hiện chỉ còn trơ nền) đã bị hủy hoại. Số ảnh quý đó ông An đã nhọc nhằn tìm kiếm từ 40 năm qua từ nhiều ngóc ngách trong và ngoài nước.
    Theo lời giới thiệu của ông Phan Thuận An, tôi đã tìm đến với hơn 10 địa chỉ lưu giữ sách quý hiếm ở Huế và nhận thấy sự mất mát về sách trong cơn lũ lịch sử vừa qua là rất lớn. Nhà giáo Châu Tăng, nhà nghiên cứu Bửu Kế, nhà thơ Phan Văn Dật là những người chơi sách thành danh ở Huế. Tủ sách của thầy Châu Tăng là của gia bảo nhiều đời để lại; trong đó có bộ Tứ thư, Ngũ kinh do tổ tiên ngày xưa đi sứ mua được nguyên bản từ thời nhà Minh, hoặc bộ Đại Nam thực lục nguyên bản Hán văn. Gần 4.000 trong số 5.000 cuốn sách quý của ông đã bị hư nặng!
    Một địa chỉ sách Huế nữa là ngôi nhà của ông Nguyễn Hữu Nghị, nguyên là thư ký Viện Văn hóa của triều đình Huế. Ông Nghị vốn khá giả nên đã mua được nhiều sách quý ở Huế. 5.000 trong số một vạn cuốn sách của ông Nghị bị ngâm trong nước lụt đang phơi chật sàn nhà, đầy cả sân thượng, trong đó có bộ Từ điển Hán - Pháp xuất bản tại Trung Quốc năm 1890 khổ lớn đã từng bị ngâm trong trận lụt lớn 1953. Cùng với các bộ Trung Quốc y học đại từ điển, Đường thi bằng Hán văn in trên giấy bổi, thêm một lần ngâm trong nước xem như vứt bỏ.
    Ông L., một nhà sưu tập báo chí nổi tiếng ở Huế (xin được giấu tên), cũng mất rất nhiều bộ tạp chí, báo cùng 500 cuốn sách, 200 ấn phẩm và 100 cuốn phim tư liệu về Huế xưa. Tình cảnh của nhà nhiếp ảnh lão thành Nguyễn Khoa Lợi cũng bi đát không kém. Cụ là người cùng thời với nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh, nổi tiếng với loại ảnh di tích, sinh hoạt văn hóa Huế. Hơn 3.000 tấm phim 6x6 cm đã bị nước hủy hoại, trong đó có những phong cảnh chỉ còn lưu giữ trong phim mà cụ Lợi đang có ý định chuyển cho Nhà nước.
    Các nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa và Trần Đại Vinh mỗi người mất 200 cuốn. Ông Vĩnh Cao ở phủ Lạc Biên mất 200 cuốn hầu hết là cổ thư. Tủ sách đông y lớn nhất Huế của bà Khuê được truyền lại từ đời cụ cố là tể tướng Trần Tiễn Thành, trong đó có những sách được xem là quý nhất ở Việt Nam chưa được chuyển ngữ cũng đã bị hỏng. Tủ sách ngoại văn lớn nhất Huế của thầy Nguyễn Tư Trừng đã được cứu kịp thời nhưng vẫn bị hư hỏng vài trăm cuốn.
    Và còn có nhiều gia đình thuộc dòng họ Hồ Đắc, Nguyễn Khoa nổi tiếng là giàu sách, cũng như trong rất nhiều gia đình Huế khác thiệt hại chưa thể thống kê được nhưng chắc là không nhỏ.
    (12 - 1999)

    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  4. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Quần thể kiến trúc Pháp trong lòng cố đô Huế
    Minh Tự
    Một kho tàng kiến trúc quốc gia
    Một khu phố Tây đã hình thành dọc theo bờ sông Hương và lan dần ra cả khu vực phía nam khi người Pháp đến đồn trú tại Huế từ sau khi kinh đô thất thủ (1885). Từ một đô thị ven sông được bố trí thuần túy theo nguyên tắc của thuyết phong thủy, Huế đã trở thành một thành phố nằm ở hai bờ sông. Sông Hương trở thành dải phân cách giữa bờ bắc - kiến trúc cổ truyền Việt Nam và bờ nam - kiến trúc Pháp được nhiệt đới hóa. Nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An đã nhận xét: "Người Pháp đã quy hoạch khu phố của họ ở bờ nam sông Hương một cách có ý thức. Họ tôn trọng vẻ đẹp của con sông nói riêng và tổng thể kiến trúc kinh đô Huế nói chung, cho nên công việc xây dựng khu phố Tây ấy không đối nghịch với cảnh sắc thiên nhiên và kiến trúc cổ kính vốn có của Huế xưa" (tạp chí Huế xưa và nay tháng 5-1997).
    Cũng bắt đầu từ đó các trường phái kiến trúc của phương Tây đã theo những kiến trúc sư Pháp du nhập vào Huế. Theo Tiến sĩ Trần Minh Đức và Tiến sĩ Trần Bá Việt (Viện Khoa học - công nghệ xây dựng), sự du nhập của kiến trúc Pháp vào Huế diễn ra theo ba giai đoạn (trước 1900; 1900; 1920; 1920-1945) với năm phong cách kiến trúc. Phong cách thuộc địa tiền kỳ với những kiến trúc dáng thô sơ, đó là các trại lính, nhà thương, điển hình là khu nhà cổ của Bệnh viện Trung ương Huế còn tồn tại đến bây giờ. Phong cách tân cổ điển với bố cục đối xứng, nhấn mạnh khu sảnh chính, như: trụ sở UBND phường Phước Vĩnh, đồn công an phường Vỹ Dạ bây giờ hoặc ga Huế, Khải Tường lâu (cung An Định)... Tiếp đó là phong cách kiến trúc địa phương Pháp, mô phỏng kiểu kiến trúc ở các vùng nước Pháp có sự biến tấu cho phù hợp điều kiện tự nhiên ở Huế (biệt thự 16-18 Lý Thường Kiệt, nhà nghệ thuật Điềm Phùng Thị bây giờ). Sau một thời gian lại xuất hiện một phong cách kiến trúc mới kết hợp giữa hai nền kiến trúc Âu - á, hình thành nên phong cách kiến trúc Đông Dương, với đặc trưng là hệ mái dốc lợp ngói liệt hoa văn trang trí mô phỏng các cung điện, đền đài. Cho đến nay phong cách kiến trúc này vẫn còn khá nhiều công sở, dinh thự rất đẹp như: trụ sở Thành ủy và UBND thành phố Huế, Trường Quốc học và Hai Bà Trưng, văn phòng Đại học Huế... Cuối cùng là phong cách moderne với hình khối chắc khỏe, chú trọng công năng sử dụng hơn như Nhà văn hóa Hữu nghị, Trường đại học Khoa học bây giờ...
    Theo thống kê sơ bộ của Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế, kho tàng kiến trúc này ở Huế hiện vẫn còn khoảng 240 công trình, hầu hết là công sở, trường học, tập trung chủ yếu ở đường Lê Lợi (dọc bờ nam sông Hương), Hoàng Hoa Thám, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Phan Bội Châu... Theo Tiến sĩ Trần Minh Đức (Viện Khoa học - công nghệ xây dựng), quần thể kiến trúc này không chỉ có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, mà còn là một kho tư liệu sinh động về kỹ thuật xây dựng đặc sắc của Pháp. Tựu trung những giá trị đó đã mang lại sự đa dạng cho văn hóa Huế, một sự hài hòa giữa phương Tây và phương Đông, giữa cổ xưa và hiện đại.
    Đã xuống cấp nặng nề
    Phần lớn các công trình kiến trúc Pháp ở Huế đều có tuổi thọ 70-100 năm. Những ngôi nhà xây dựng từ trước 1900 hầu như đã rệu rã, có nhà đã sụp đổ từ lâu. Đầu năm 2000 các kiến trúc sư, kỹ sư của Viện Khoa học - công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) đã tiến hành một cuộc khảo sát ở 122 công trình (trong đó khảo sát chi tiết sáu công trình) và nhận thấy bệnh trạng phổ biến nhất là thấm (tường) và dột (mái); vật liệu thoái hóa (gỗ mục, tường mủn, gạch bở, vữa xốp); nền móng hầu hết bị lún võng hoặc nứt gãy...
    Bệnh viện Trung ương Huế (đường Lê Lợi) - nơi có số lượng công trình kiến trúc Pháp nhiều nhất (21 công trình) - xuống cấp nặng nề nhất. Mặt ngoài các công trình đều lở lói, loang lổ, bên trong hầu như quá mục nát. Ngôi biệt thự hai tầng trong khuôn viên đồn công an phường Vỹ Dạ sụp đổ nặng nề, không ai dám vào trong. Đáng lo ngại nhất là Khải Tường lâu trong khuôn viên cung An Định (của thái hậu Từ Cung). Tòa cung điện được xem là đẹp nhất trong các kiến trúc Pháp ở Huế (được xây theo phong cách tân cổ điển) nhưng mặt tiền đã biến thành mặt hậu (bãi tập kết hàng của dân đúc taplô) và mặt hậu biến thành sân khấu ca nhạc nhưng cũng đã bị bỏ hoang từ lâu.
    Rất nhiều công trình bị biến tướng do quá trình cải tạo như Cục Thuế tỉnh (đường Phạm Hồng Thái), biệt thự số 2 và 4 đường Hùng Vương, khách sạn Sông Hương, cửa hàng số 1, nhà tập thể 15 Nguyễn Huệ...

    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  5. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Quần thể kiến trúc Pháp trong lòng cố đô Huế
    Minh Tự
    Một kho tàng kiến trúc quốc gia
    Một khu phố Tây đã hình thành dọc theo bờ sông Hương và lan dần ra cả khu vực phía nam khi người Pháp đến đồn trú tại Huế từ sau khi kinh đô thất thủ (1885). Từ một đô thị ven sông được bố trí thuần túy theo nguyên tắc của thuyết phong thủy, Huế đã trở thành một thành phố nằm ở hai bờ sông. Sông Hương trở thành dải phân cách giữa bờ bắc - kiến trúc cổ truyền Việt Nam và bờ nam - kiến trúc Pháp được nhiệt đới hóa. Nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An đã nhận xét: "Người Pháp đã quy hoạch khu phố của họ ở bờ nam sông Hương một cách có ý thức. Họ tôn trọng vẻ đẹp của con sông nói riêng và tổng thể kiến trúc kinh đô Huế nói chung, cho nên công việc xây dựng khu phố Tây ấy không đối nghịch với cảnh sắc thiên nhiên và kiến trúc cổ kính vốn có của Huế xưa" (tạp chí Huế xưa và nay tháng 5-1997).
    Cũng bắt đầu từ đó các trường phái kiến trúc của phương Tây đã theo những kiến trúc sư Pháp du nhập vào Huế. Theo Tiến sĩ Trần Minh Đức và Tiến sĩ Trần Bá Việt (Viện Khoa học - công nghệ xây dựng), sự du nhập của kiến trúc Pháp vào Huế diễn ra theo ba giai đoạn (trước 1900; 1900; 1920; 1920-1945) với năm phong cách kiến trúc. Phong cách thuộc địa tiền kỳ với những kiến trúc dáng thô sơ, đó là các trại lính, nhà thương, điển hình là khu nhà cổ của Bệnh viện Trung ương Huế còn tồn tại đến bây giờ. Phong cách tân cổ điển với bố cục đối xứng, nhấn mạnh khu sảnh chính, như: trụ sở UBND phường Phước Vĩnh, đồn công an phường Vỹ Dạ bây giờ hoặc ga Huế, Khải Tường lâu (cung An Định)... Tiếp đó là phong cách kiến trúc địa phương Pháp, mô phỏng kiểu kiến trúc ở các vùng nước Pháp có sự biến tấu cho phù hợp điều kiện tự nhiên ở Huế (biệt thự 16-18 Lý Thường Kiệt, nhà nghệ thuật Điềm Phùng Thị bây giờ). Sau một thời gian lại xuất hiện một phong cách kiến trúc mới kết hợp giữa hai nền kiến trúc Âu - á, hình thành nên phong cách kiến trúc Đông Dương, với đặc trưng là hệ mái dốc lợp ngói liệt hoa văn trang trí mô phỏng các cung điện, đền đài. Cho đến nay phong cách kiến trúc này vẫn còn khá nhiều công sở, dinh thự rất đẹp như: trụ sở Thành ủy và UBND thành phố Huế, Trường Quốc học và Hai Bà Trưng, văn phòng Đại học Huế... Cuối cùng là phong cách moderne với hình khối chắc khỏe, chú trọng công năng sử dụng hơn như Nhà văn hóa Hữu nghị, Trường đại học Khoa học bây giờ...
    Theo thống kê sơ bộ của Sở Xây dựng Thừa Thiên - Huế, kho tàng kiến trúc này ở Huế hiện vẫn còn khoảng 240 công trình, hầu hết là công sở, trường học, tập trung chủ yếu ở đường Lê Lợi (dọc bờ nam sông Hương), Hoàng Hoa Thám, Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, Phan Bội Châu... Theo Tiến sĩ Trần Minh Đức (Viện Khoa học - công nghệ xây dựng), quần thể kiến trúc này không chỉ có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc, mà còn là một kho tư liệu sinh động về kỹ thuật xây dựng đặc sắc của Pháp. Tựu trung những giá trị đó đã mang lại sự đa dạng cho văn hóa Huế, một sự hài hòa giữa phương Tây và phương Đông, giữa cổ xưa và hiện đại.
    Đã xuống cấp nặng nề
    Phần lớn các công trình kiến trúc Pháp ở Huế đều có tuổi thọ 70-100 năm. Những ngôi nhà xây dựng từ trước 1900 hầu như đã rệu rã, có nhà đã sụp đổ từ lâu. Đầu năm 2000 các kiến trúc sư, kỹ sư của Viện Khoa học - công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) đã tiến hành một cuộc khảo sát ở 122 công trình (trong đó khảo sát chi tiết sáu công trình) và nhận thấy bệnh trạng phổ biến nhất là thấm (tường) và dột (mái); vật liệu thoái hóa (gỗ mục, tường mủn, gạch bở, vữa xốp); nền móng hầu hết bị lún võng hoặc nứt gãy...
    Bệnh viện Trung ương Huế (đường Lê Lợi) - nơi có số lượng công trình kiến trúc Pháp nhiều nhất (21 công trình) - xuống cấp nặng nề nhất. Mặt ngoài các công trình đều lở lói, loang lổ, bên trong hầu như quá mục nát. Ngôi biệt thự hai tầng trong khuôn viên đồn công an phường Vỹ Dạ sụp đổ nặng nề, không ai dám vào trong. Đáng lo ngại nhất là Khải Tường lâu trong khuôn viên cung An Định (của thái hậu Từ Cung). Tòa cung điện được xem là đẹp nhất trong các kiến trúc Pháp ở Huế (được xây theo phong cách tân cổ điển) nhưng mặt tiền đã biến thành mặt hậu (bãi tập kết hàng của dân đúc taplô) và mặt hậu biến thành sân khấu ca nhạc nhưng cũng đã bị bỏ hoang từ lâu.
    Rất nhiều công trình bị biến tướng do quá trình cải tạo như Cục Thuế tỉnh (đường Phạm Hồng Thái), biệt thự số 2 và 4 đường Hùng Vương, khách sạn Sông Hương, cửa hàng số 1, nhà tập thể 15 Nguyễn Huệ...

    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  6. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Di Sản Văn Hóa Huế Sẽ Mãi Mãi Được Giữ Gìn
    Trung Sơn (thực hiện)
    Ngày 11-12-1993, UNESCO chính thức ghi tên Quần thể di tích Cố đô Huế vào danh mục Di sản văn hóa thế giớị Nhờ nỗ lực của Việt Nam với sự trợ giúp của UNESCO và các nguồn tài trợ khác, di sản văn hóa Huế đã thoát khỏi "tình trạng cứu nguy khẩn cấp". 5 năm sau sự kiện văn hóa tầm cỡ quốc tế này, ông Thái Công Nguyên, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khẳng định: "chuyển từ giai đoạn cấp cứu sang giai đoạn ổn định", dự án bảo vệ di sản văn hóa Huế vẫn còn nhiều công việc nặng nề, khó khăn.
    Hỏi: Thưa ông, được biết UNESCO đã chú ý đến Huế từ lâu, nhưng vì sao mãi cuối năm 1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế mới được công nhận là "Di sản văn hóa thế giới"?
    Trả lời: Mọi việc đều có quá trình. Đúng là từ 20 năm trước một đặc phái viên của UNESCO, kiến trúc sư Piere Pichard đã đến Huế tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng các di tích trong hơn một tháng (từ 24-3 đến 4-5-1978). Căn cứ vào cuộc khảo cứu công phu và đầy trách nhiệm này, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 20 đã ra quyết nghị giao cho Tổng Giám đốc phối hợp với Chính phủ Việt Nam xác lập một chương trình hành động về bảo tồn và nâng cao giá trị di sản văn hóa Huế, trong khuôn khổ một cuộc vận động quốc tế do UNESCO khởi xướng.
    Ba năm sau, phái đoàn cấp cao của UNESCO do Tổng Giám đốc Amadou Mahar - M''Bow dẫn đầu đã đến Huế và ngày 25-11-1981, tại buổi lễ trọng thể tổ chức ở Hà Nội, ông Tổng Giám đốc UNESCO đã trịnh trọng đọc lời kêu gọi vận động cộng đồng quốc tế cứu vãn di sản văn hóa Huế - "một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị". Có thể nói, với lời kêu gọi đầy sức thuyết phục của ông Tổng Giám đốc UNESCO, lần đầu tiên, di sản văn hóa Huế được UNESCO cấp "hộ chiếu" đi đến mọi miền của trái đất.
    Từ đó, Huế tiếp tục được giới thiệu rộng rãi bằng nhiều hình thức với bạn bè quốc tế và cuộc vận động đã từng bước đem lại cho Huế sự giúp đỡ thiết thực. Kinh phí viện trợ của UNESCO dành cho Huế trong giai đoạn đầu tuy còn khiêm tốn, nhưng khi mà di tích Huế đang ở tình trạng "báo động đỏ" thì 5.500 m2 tấm lợp để che tạm các công trình kiến trúc sắp bị phá hủy cũng như khoản tài trợ để mua thuốc chống mối mọt, mua dụng cụ, phương tiện đo đạc, ghi hình, in ấn... phục vụ cho công tác làm hồ sơ là rất đáng quý. Sự giúp đỡ đó cùng với sự nỗ lực chủ quan của Việt Nam đã cứu vãn di tích Huế khỏi hiểm họa bị sụp đổ và đã tạo điều kiện cho cơ quan chúng tôi hoàn thành bộ hồ sơ trình UNESCO nặng gần 8 kg! Phải có những cơ sở đó, quần thể di tích cố đô Huế mới được đăng quang ghi tên vào di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.
    Hỏi: Xin ông cho biết 5 năm qua, cộng đồng quốc tế đã giúp đỡ những gì cho việc trùng tu các di tích Huế?
    Trả lời: Với chiến dịch ưu tiên tài trợ cho di tích Huế trong 5 năm (1994-1998), UNESCO đã vận động quyên góp được gần 800.000 USD; mỗi nước góp phần đầu tư cho một hoặc hai dự án. Như công trình Ngọ Môn do Nhật Bản tài trợ thông qua quỹ ủy thác của UNESCO trị giá 1 tỷ đồng Việt Nam (VNĐ); Công trình Duyệt Thị Đường do CODEV Việt - Pháp tài trợ trị giá hơn 1 tỷ đồng. Công trình Văn Miếu do Hội Người yêu Huế tại Paris tài trợ trị giá 325 triệu đồng; Công trình Cửa Quảng Đức do Honolulu (Hoa Kỳ) tài trợ trị giá 645 triệu đồng; Công trình Minh Lâu do American Express (Hoa Kỳ) tài trợ, trị giá hơn 1 tỷ đồng (mới chuyển về 32.000 USD); Công trình Hữu Tùng Tự (ở lăng Minh Mạng) do Toyota Foundation (Nhật Bản) tài trợ, trị giá 327 triệu đồng; Công trình Thế Miếu trị giá 9,3 tỷ đồng từ nguồn xử lý nợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ba Lan, v.v...
    Sự giúp đỡ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế còn được thể hiện trên nhiều mặt khác. UNESCO đã phối hợp với cơ quan chúng tôi tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế và triển lãm di sản văn hóa Huế ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Thailand, Hoa Kỳ... Hàng chục cán bộ Trung tâm được các tổ chức quốc tế tài trợ gởi đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài. Hàng chục dự án nghiên cứu về di sản văn hóa Huế đã được quỹ Toyota tài trợ xuất bản... Đặc biệt, nhiều chuyên gia và công nhân lành nghề từ nhiều nước đã trực tiếp đến Huế giúp nghiên cứu, chỉ đạo và thi công một số công trình, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, công nhân của Trung tâm, đảm bảo chất lượng cùng dự án tu bổ, trùng tu di tích theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Trong 2 năm 1997-1998, nhóm chuyên gia và công nhân Ba Lan do kiến trúc sư K.Kwiat Kowski chỉ đạo đã trực tiếp tham gia việc tu bổ công trình Thế Miếu. Năm 1997, nhóm chuyên gia và công nhân Nhật Bản do kiến trúc sư Sigeda Iutaca phụ trách đã trực tiếp tham gia thi công Hữu Tùng Tự...
    Hỏi: Được biết vừa qua, Hội nghị "Nhóm công tác Huế - UNESCO" lần thứ 9 đã xem xét toàn diện công cuộc trùng tu bảo tồn di tích Cố đô Huế trong những năm qua, xin ông cho biết những đánh giá có tính chất tổng quát?
    Trả lời: Sau 18 năm triển khai cuộc vận động quốc tế (1981 - 1998), cũng là 18 năm phát huy tối đa nỗ lực của quốc gia và tỉnh Thừa Thiên - Huế, di sản văn hóa Huế đã được cứu vãn và được cải thiện một bước quan trọng:
    1 - Các di tích động sản và bất động sản, nhất là các công trình kiến trúc gỗ, với trên 30.000 m2 mái lợp đã được bảo quản cấp thiết và khắc phục hậu quả thiên tai hàng năm bằng các biện pháp chống dột, mối mọt ẩm, mốc, nghiêng lún... Nhờ đó, tuy hậu quả thiên tai nặng nề, xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ.
    2 - Đi đôi với việc bảo quản cấp thiết, trong thời gian 1990 - 1998, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ quốc tế và ngân sách Nhà nước, tu bổ và nâng cấp 51 công trình với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ đồng (trong đó 23 tỷ thuộc ngân sách quốc gia, 30 tỷ thuộc ngân sách địa phương, 13 tỷ là vốn viện trợ quốc tế). Những công trình kiến trúc quan trọng đã được tu bổ gồm: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, Triệu Miếu, Hưng Miếu, điện Long An, Kỳ Đài, Kinh Thành, Hoàng Thành, cửa Quảng Đức, Nghinh Lương Đình, Minh Thành Điện (lăng Gia Long), điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị), điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Chấp Khiêm Điện, Ôn Khiêm Điện (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung (lăng Khải Định)... Cơ sở hạ tầng ở khu di tích Đại Nội bước đầu được xây dựng, bao gồm việc nâng cấp các trụ đường, làm mới hệ thống cấp thoát nước, phát triển hệ thống chiếu sáng ở Đại Nội, Kỳ Đài, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế...
    3 - Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái nói chung được giữ gìn sạch đẹp. Một vài nơi như khu vực xung quanh điện Thái Hòa, Thái Miếu, hồ Kim Thủy, Thái Bình Lâu, Phu Văn Lâu đã bước đầu tôn tạo vườn hoa cây cảnh, tôn thêm vẻ đẹp di tích.
    4 - Công cuộc bảo tồn di sản văn hóa đã luôn gắn kết với đời sống xã hội và hướng vào mục tiêu phục vụ con người, thu hút sự quan tâm của người dân, trước hết là nhân dân Huế- vốn là chủ thể của truyền thống văn hóa Huế. Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có cố gắng trong việc tổ chức khai thác, phát huy mọi tiềm năng và giá trị của di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, phục hồi Nhà hát Hoàng cung với các bộ môn văn hóa truyền thống như nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình và lễ hội cung đình; đã bắt đầu thực hiện chính sách miễn giảm cho học sinh, sinh viên và miễn thu vé tham quan trong ngày lễ Quốc khánh ngày Tết cổ truyền, nhằm trước hết phục vụ nhân dân địa phương.
    5 - Từng bước nghiên cứu bảo tồn các ngành nghề truyền thống phục vụ cho việc bảo tồn di sản văn hóa Huế như ngành sản xuất vật liệu truyền thống, khảm chạm, nề ngõa, hội họa, lắp ghép sành sứ, sơn thếp truyền thống... Các hoạt động đó đã thật sự mang lại sinh khí cho di tích và tạo ra nhịp cầu nối giữa di tích và cuộc sống, giữa quá khứ và hiện tại.
    Chính từ những kết quả kể trên, ông Richard Engelhardt, vị đại diện của Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu tại Hội nghị lần thứ 9 "Nhóm công tác Huế - UNESCO":
    "Sau 4 ngày khảo sát thực tế tại các công trình ở Huế, tôi có thể tự hào thông báo với toàn thể quý vị rằng: "Tình hình bảo tồn di tích ở Huế thực sự rất tốt, nhờ vào những cố gắng không ngừng của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, Bộ Văn hóa-Thông tin, ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chúng tôi có thể tuyên bố rằng tình trạng cứu nguy khẩn cấp của khu di tích Huế đã qua đi. Khu Di sản thế giới (Huế) đang ở trong trình trạng an toàn và được bảo quản tốt. Chúng tôi có thể đảm bảo với cộng đồng quốc tế rằng, xét trên cơ sở quan tâm liên tục mà tất cả các di tích lịch sử đòi hỏi phải có, Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn".
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu được đánh giá cao, Hội nghị cũng đã nêu ra những tồn tại cần khắc phục; trước hết là về mặt chất lượng, một số dự án mang tính khẩn trương cập rập đã không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn trong quản lý điều hành, trong việc sử dụng các nguyên vật liệu thay thế và việc thực hiện các quy trình quy phạm đáp ứng các chuẩn mực trùng tu quốc tế.
    Hỏi: Như vậy, công cuộc trùng tu di tích Huế đã chuyển sang một giai đoạn mới. Ông có thể cho biết những kế hoạch sắp tới và những kiến nghị của Trung tâm?
    Trả lời: Hội nghị lần thứ 9 "Nhóm công tác Huế - UNESCO" đã tuyên bố "chuyển từ giai đoạn cấp cứu sang giai đoạn ổn định", nhưng đúng như vị đại diện Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu tại Hội nghị là "chúng ta sẽ không bao giờ ở trong tình trạng rảnh rỗi... trọng trách gìn giữ một di sản văn hóa không bao giờ được kết thúc". Hơn thế, chúng tôi nhận thức là nhiệm vụ của Trung tâm bước sang giai đoạn mới càng nặng nề, khó khăn hơn.
    Chỉ riêng về khối lượng, kể từ khi kết thúc chiến tranh đến nay, mặc dù đã có sự cố gắng rất lớn, cũng chỉ mới tu bổ được 51 công trình trong tổng số 350 công trình cần được tu bổ. Hơn nữa, theo dự án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì di sản văn hóa Huế còn gồm cả di sản văn hóa tinh thần, di sản văn hóa cảnh quan đô thị và thiên nhiên. Ba yếu tố văn hóa vật chất - tinh thần - cảnh quan vốn gắn bó hòa quyện với nhau, tạo nên bản sắc văn hóa Huế nổi tiếng. Chỉ tính khuôn viên của các di tích đã có đến hàng ngàn hec-ta đất đai, ao hồ cần được bảo vệ tôn tạo.
    Mặt khác, Di tích văn hóa Huế còn những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Đó là thiên tai bão lụt mà hầu như năm nào cũng gây thiệt hại cho di tích, phát sinh thêm khối lượng; như cơn lốc hồi tháng 9-1997 đã làm đổ cây cối, gây hư hỏng mái một số công trình và đặc biệt làm xê dịch cả kết cấu gỗ nhà hát Duyệt Thi Đường đã tu bổ gần xong. Nguy cơ còn phát sinh từ bên trong các di tích; đó là sự lão hóa, suy thoái tự nhiên của các di tích đã trải qua gần 200 năm dầm mưa dãi nắng như di tích Huế.
    Do vậy, dự án bảo tồn di sản văn hóa Huế có nội dung đa dạng, có quy mô của không gian và thời gian, với một khối lượng công việc lớn lao, bộn bề và đầy thử thách đang đặt ra phía trước. Những năm tới, chúng tôi tập trung mọi nỗ lực để thực hiện Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế từ 1996-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư là 720 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1996-2000 nhằm đạt 3 mục tiêu:
    1 - Hoàn thành việc tu bổ, phục hồi và tôn tạo 86 công trình thuộc diện ưu tiên với tổng dự toán 180 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là dự án phục hồi Điện Cần Chánh, một tòa cung điện nguy nga tráng lệ vào bậc nhất của khu vực Tử Cấm Thành.
    2 - Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa tinh thần như là một bộ phận hợp thành của di sản văn hóa Huế. Trước mắt, phục hồi nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội), nhà hát Minh Khiêm Đường (lăng Tự Đức) với các bộ môn nghệ thuật truyền thống nhằm phục vụ nhân dân và khách tham quan.
    3 - Trên cơ sở quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích đã được phê duyệt, tiếp tục mở rộng quy hoạch cảnh quan văn hóa, ưu tiên khu vực Đại Nội và một số lăng vua; bố trí lại khu dân cư gồm 2.866 hộ với 86.000 nhân khẩu ở khu vực Thành Nội, từng bước di chuyển dần các hộ đang cư trú trên Thượng Thành và trong Đại Nội; có kế hoạch thu hút nhân dân ở khu vực Kinh thành tham gia bảo vệ di tích, môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
    Với thuận lợi và thời cơ lớn mở ra sau 5 năm hội nhập Di sản thế giới, chúng tôi tin rằng những mục tiêu của Dự án sẽ chuyển thành hiện thực, di sản văn hóa Huế sẽ mãi mãi xứng đáng là Di sản văn hóa thế giới, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
    (Huế, 11-12-1998)

    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  7. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Di Sản Văn Hóa Huế Sẽ Mãi Mãi Được Giữ Gìn
    Trung Sơn (thực hiện)
    Ngày 11-12-1993, UNESCO chính thức ghi tên Quần thể di tích Cố đô Huế vào danh mục Di sản văn hóa thế giớị Nhờ nỗ lực của Việt Nam với sự trợ giúp của UNESCO và các nguồn tài trợ khác, di sản văn hóa Huế đã thoát khỏi "tình trạng cứu nguy khẩn cấp". 5 năm sau sự kiện văn hóa tầm cỡ quốc tế này, ông Thái Công Nguyên, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế khẳng định: "chuyển từ giai đoạn cấp cứu sang giai đoạn ổn định", dự án bảo vệ di sản văn hóa Huế vẫn còn nhiều công việc nặng nề, khó khăn.
    Hỏi: Thưa ông, được biết UNESCO đã chú ý đến Huế từ lâu, nhưng vì sao mãi cuối năm 1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế mới được công nhận là "Di sản văn hóa thế giới"?
    Trả lời: Mọi việc đều có quá trình. Đúng là từ 20 năm trước một đặc phái viên của UNESCO, kiến trúc sư Piere Pichard đã đến Huế tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng các di tích trong hơn một tháng (từ 24-3 đến 4-5-1978). Căn cứ vào cuộc khảo cứu công phu và đầy trách nhiệm này, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 20 đã ra quyết nghị giao cho Tổng Giám đốc phối hợp với Chính phủ Việt Nam xác lập một chương trình hành động về bảo tồn và nâng cao giá trị di sản văn hóa Huế, trong khuôn khổ một cuộc vận động quốc tế do UNESCO khởi xướng.
    Ba năm sau, phái đoàn cấp cao của UNESCO do Tổng Giám đốc Amadou Mahar - M''Bow dẫn đầu đã đến Huế và ngày 25-11-1981, tại buổi lễ trọng thể tổ chức ở Hà Nội, ông Tổng Giám đốc UNESCO đã trịnh trọng đọc lời kêu gọi vận động cộng đồng quốc tế cứu vãn di sản văn hóa Huế - "một kiệt tác về thơ kiến trúc đô thị". Có thể nói, với lời kêu gọi đầy sức thuyết phục của ông Tổng Giám đốc UNESCO, lần đầu tiên, di sản văn hóa Huế được UNESCO cấp "hộ chiếu" đi đến mọi miền của trái đất.
    Từ đó, Huế tiếp tục được giới thiệu rộng rãi bằng nhiều hình thức với bạn bè quốc tế và cuộc vận động đã từng bước đem lại cho Huế sự giúp đỡ thiết thực. Kinh phí viện trợ của UNESCO dành cho Huế trong giai đoạn đầu tuy còn khiêm tốn, nhưng khi mà di tích Huế đang ở tình trạng "báo động đỏ" thì 5.500 m2 tấm lợp để che tạm các công trình kiến trúc sắp bị phá hủy cũng như khoản tài trợ để mua thuốc chống mối mọt, mua dụng cụ, phương tiện đo đạc, ghi hình, in ấn... phục vụ cho công tác làm hồ sơ là rất đáng quý. Sự giúp đỡ đó cùng với sự nỗ lực chủ quan của Việt Nam đã cứu vãn di tích Huế khỏi hiểm họa bị sụp đổ và đã tạo điều kiện cho cơ quan chúng tôi hoàn thành bộ hồ sơ trình UNESCO nặng gần 8 kg! Phải có những cơ sở đó, quần thể di tích cố đô Huế mới được đăng quang ghi tên vào di sản văn hóa thế giới ngày 11-12-1993.
    Hỏi: Xin ông cho biết 5 năm qua, cộng đồng quốc tế đã giúp đỡ những gì cho việc trùng tu các di tích Huế?
    Trả lời: Với chiến dịch ưu tiên tài trợ cho di tích Huế trong 5 năm (1994-1998), UNESCO đã vận động quyên góp được gần 800.000 USD; mỗi nước góp phần đầu tư cho một hoặc hai dự án. Như công trình Ngọ Môn do Nhật Bản tài trợ thông qua quỹ ủy thác của UNESCO trị giá 1 tỷ đồng Việt Nam (VNĐ); Công trình Duyệt Thị Đường do CODEV Việt - Pháp tài trợ trị giá hơn 1 tỷ đồng. Công trình Văn Miếu do Hội Người yêu Huế tại Paris tài trợ trị giá 325 triệu đồng; Công trình Cửa Quảng Đức do Honolulu (Hoa Kỳ) tài trợ trị giá 645 triệu đồng; Công trình Minh Lâu do American Express (Hoa Kỳ) tài trợ, trị giá hơn 1 tỷ đồng (mới chuyển về 32.000 USD); Công trình Hữu Tùng Tự (ở lăng Minh Mạng) do Toyota Foundation (Nhật Bản) tài trợ, trị giá 327 triệu đồng; Công trình Thế Miếu trị giá 9,3 tỷ đồng từ nguồn xử lý nợ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ba Lan, v.v...
    Sự giúp đỡ có hiệu quả của cộng đồng quốc tế còn được thể hiện trên nhiều mặt khác. UNESCO đã phối hợp với cơ quan chúng tôi tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế và triển lãm di sản văn hóa Huế ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Thailand, Hoa Kỳ... Hàng chục cán bộ Trung tâm được các tổ chức quốc tế tài trợ gởi đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở trong nước và nước ngoài. Hàng chục dự án nghiên cứu về di sản văn hóa Huế đã được quỹ Toyota tài trợ xuất bản... Đặc biệt, nhiều chuyên gia và công nhân lành nghề từ nhiều nước đã trực tiếp đến Huế giúp nghiên cứu, chỉ đạo và thi công một số công trình, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, công nhân của Trung tâm, đảm bảo chất lượng cùng dự án tu bổ, trùng tu di tích theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Trong 2 năm 1997-1998, nhóm chuyên gia và công nhân Ba Lan do kiến trúc sư K.Kwiat Kowski chỉ đạo đã trực tiếp tham gia việc tu bổ công trình Thế Miếu. Năm 1997, nhóm chuyên gia và công nhân Nhật Bản do kiến trúc sư Sigeda Iutaca phụ trách đã trực tiếp tham gia thi công Hữu Tùng Tự...
    Hỏi: Được biết vừa qua, Hội nghị "Nhóm công tác Huế - UNESCO" lần thứ 9 đã xem xét toàn diện công cuộc trùng tu bảo tồn di tích Cố đô Huế trong những năm qua, xin ông cho biết những đánh giá có tính chất tổng quát?
    Trả lời: Sau 18 năm triển khai cuộc vận động quốc tế (1981 - 1998), cũng là 18 năm phát huy tối đa nỗ lực của quốc gia và tỉnh Thừa Thiên - Huế, di sản văn hóa Huế đã được cứu vãn và được cải thiện một bước quan trọng:
    1 - Các di tích động sản và bất động sản, nhất là các công trình kiến trúc gỗ, với trên 30.000 m2 mái lợp đã được bảo quản cấp thiết và khắc phục hậu quả thiên tai hàng năm bằng các biện pháp chống dột, mối mọt ẩm, mốc, nghiêng lún... Nhờ đó, tuy hậu quả thiên tai nặng nề, xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được bảo tồn và kéo dài tuổi thọ.
    2 - Đi đôi với việc bảo quản cấp thiết, trong thời gian 1990 - 1998, Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ quốc tế và ngân sách Nhà nước, tu bổ và nâng cấp 51 công trình với tổng kinh phí khoảng 60 tỷ đồng (trong đó 23 tỷ thuộc ngân sách quốc gia, 30 tỷ thuộc ngân sách địa phương, 13 tỷ là vốn viện trợ quốc tế). Những công trình kiến trúc quan trọng đã được tu bổ gồm: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, Triệu Miếu, Hưng Miếu, điện Long An, Kỳ Đài, Kinh Thành, Hoàng Thành, cửa Quảng Đức, Nghinh Lương Đình, Minh Thành Điện (lăng Gia Long), điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị), điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường, Chấp Khiêm Điện, Ôn Khiêm Điện (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung (lăng Khải Định)... Cơ sở hạ tầng ở khu di tích Đại Nội bước đầu được xây dựng, bao gồm việc nâng cấp các trụ đường, làm mới hệ thống cấp thoát nước, phát triển hệ thống chiếu sáng ở Đại Nội, Kỳ Đài, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế...
    3 - Cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái nói chung được giữ gìn sạch đẹp. Một vài nơi như khu vực xung quanh điện Thái Hòa, Thái Miếu, hồ Kim Thủy, Thái Bình Lâu, Phu Văn Lâu đã bước đầu tôn tạo vườn hoa cây cảnh, tôn thêm vẻ đẹp di tích.
    4 - Công cuộc bảo tồn di sản văn hóa đã luôn gắn kết với đời sống xã hội và hướng vào mục tiêu phục vụ con người, thu hút sự quan tâm của người dân, trước hết là nhân dân Huế- vốn là chủ thể của truyền thống văn hóa Huế. Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có cố gắng trong việc tổ chức khai thác, phát huy mọi tiềm năng và giá trị của di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa tinh thần, không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, phục hồi Nhà hát Hoàng cung với các bộ môn văn hóa truyền thống như nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình và lễ hội cung đình; đã bắt đầu thực hiện chính sách miễn giảm cho học sinh, sinh viên và miễn thu vé tham quan trong ngày lễ Quốc khánh ngày Tết cổ truyền, nhằm trước hết phục vụ nhân dân địa phương.
    5 - Từng bước nghiên cứu bảo tồn các ngành nghề truyền thống phục vụ cho việc bảo tồn di sản văn hóa Huế như ngành sản xuất vật liệu truyền thống, khảm chạm, nề ngõa, hội họa, lắp ghép sành sứ, sơn thếp truyền thống... Các hoạt động đó đã thật sự mang lại sinh khí cho di tích và tạo ra nhịp cầu nối giữa di tích và cuộc sống, giữa quá khứ và hiện tại.
    Chính từ những kết quả kể trên, ông Richard Engelhardt, vị đại diện của Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu tại Hội nghị lần thứ 9 "Nhóm công tác Huế - UNESCO":
    "Sau 4 ngày khảo sát thực tế tại các công trình ở Huế, tôi có thể tự hào thông báo với toàn thể quý vị rằng: "Tình hình bảo tồn di tích ở Huế thực sự rất tốt, nhờ vào những cố gắng không ngừng của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên của Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, Bộ Văn hóa-Thông tin, ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chúng tôi có thể tuyên bố rằng tình trạng cứu nguy khẩn cấp của khu di tích Huế đã qua đi. Khu Di sản thế giới (Huế) đang ở trong trình trạng an toàn và được bảo quản tốt. Chúng tôi có thể đảm bảo với cộng đồng quốc tế rằng, xét trên cơ sở quan tâm liên tục mà tất cả các di tích lịch sử đòi hỏi phải có, Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn".
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu được đánh giá cao, Hội nghị cũng đã nêu ra những tồn tại cần khắc phục; trước hết là về mặt chất lượng, một số dự án mang tính khẩn trương cập rập đã không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn trong quản lý điều hành, trong việc sử dụng các nguyên vật liệu thay thế và việc thực hiện các quy trình quy phạm đáp ứng các chuẩn mực trùng tu quốc tế.
    Hỏi: Như vậy, công cuộc trùng tu di tích Huế đã chuyển sang một giai đoạn mới. Ông có thể cho biết những kế hoạch sắp tới và những kiến nghị của Trung tâm?
    Trả lời: Hội nghị lần thứ 9 "Nhóm công tác Huế - UNESCO" đã tuyên bố "chuyển từ giai đoạn cấp cứu sang giai đoạn ổn định", nhưng đúng như vị đại diện Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu tại Hội nghị là "chúng ta sẽ không bao giờ ở trong tình trạng rảnh rỗi... trọng trách gìn giữ một di sản văn hóa không bao giờ được kết thúc". Hơn thế, chúng tôi nhận thức là nhiệm vụ của Trung tâm bước sang giai đoạn mới càng nặng nề, khó khăn hơn.
    Chỉ riêng về khối lượng, kể từ khi kết thúc chiến tranh đến nay, mặc dù đã có sự cố gắng rất lớn, cũng chỉ mới tu bổ được 51 công trình trong tổng số 350 công trình cần được tu bổ. Hơn nữa, theo dự án quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì di sản văn hóa Huế còn gồm cả di sản văn hóa tinh thần, di sản văn hóa cảnh quan đô thị và thiên nhiên. Ba yếu tố văn hóa vật chất - tinh thần - cảnh quan vốn gắn bó hòa quyện với nhau, tạo nên bản sắc văn hóa Huế nổi tiếng. Chỉ tính khuôn viên của các di tích đã có đến hàng ngàn hec-ta đất đai, ao hồ cần được bảo vệ tôn tạo.
    Mặt khác, Di tích văn hóa Huế còn những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Đó là thiên tai bão lụt mà hầu như năm nào cũng gây thiệt hại cho di tích, phát sinh thêm khối lượng; như cơn lốc hồi tháng 9-1997 đã làm đổ cây cối, gây hư hỏng mái một số công trình và đặc biệt làm xê dịch cả kết cấu gỗ nhà hát Duyệt Thi Đường đã tu bổ gần xong. Nguy cơ còn phát sinh từ bên trong các di tích; đó là sự lão hóa, suy thoái tự nhiên của các di tích đã trải qua gần 200 năm dầm mưa dãi nắng như di tích Huế.
    Do vậy, dự án bảo tồn di sản văn hóa Huế có nội dung đa dạng, có quy mô của không gian và thời gian, với một khối lượng công việc lớn lao, bộn bề và đầy thử thách đang đặt ra phía trước. Những năm tới, chúng tôi tập trung mọi nỗ lực để thực hiện Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế từ 1996-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư là 720 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 1996-2000 nhằm đạt 3 mục tiêu:
    1 - Hoàn thành việc tu bổ, phục hồi và tôn tạo 86 công trình thuộc diện ưu tiên với tổng dự toán 180 tỷ đồng, trong đó lớn nhất là dự án phục hồi Điện Cần Chánh, một tòa cung điện nguy nga tráng lệ vào bậc nhất của khu vực Tử Cấm Thành.
    2 - Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa tinh thần như là một bộ phận hợp thành của di sản văn hóa Huế. Trước mắt, phục hồi nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội), nhà hát Minh Khiêm Đường (lăng Tự Đức) với các bộ môn nghệ thuật truyền thống nhằm phục vụ nhân dân và khách tham quan.
    3 - Trên cơ sở quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích đã được phê duyệt, tiếp tục mở rộng quy hoạch cảnh quan văn hóa, ưu tiên khu vực Đại Nội và một số lăng vua; bố trí lại khu dân cư gồm 2.866 hộ với 86.000 nhân khẩu ở khu vực Thành Nội, từng bước di chuyển dần các hộ đang cư trú trên Thượng Thành và trong Đại Nội; có kế hoạch thu hút nhân dân ở khu vực Kinh thành tham gia bảo vệ di tích, môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
    Với thuận lợi và thời cơ lớn mở ra sau 5 năm hội nhập Di sản thế giới, chúng tôi tin rằng những mục tiêu của Dự án sẽ chuyển thành hiện thực, di sản văn hóa Huế sẽ mãi mãi xứng đáng là Di sản văn hóa thế giới, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
    (Huế, 11-12-1998)

    If I got down on my knees and I pleaded with youIf I crossed a million oceans just to be with youIf I climbed the highest mountain just to hold you tightIf I said that I would love you every single nightIf I swam the longest river just to call your nameIf I said the way I feel for you would never changeWould you ever let me down..?(Because I love You - Shakin' Steven)
  8. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc cung đình Việt Nam Nhã nhạc (triều Nguyễn)
    Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại

    [​IMG]
    Ban Nhã nhạc đang cử nhạc tại sân điện Thái Hòa (khoảng cuối thập niên 1950) - Ảnh: tư liệu TT bảo tồn di tích cố đô Huế

    Âm nhạc cung đình Huế biểu hiện giá trị độc đáo, sức sáng tạo của con người Việt Nam.

    [​IMG]
    Đội Nhã nhạc dưới triều Nguyễn

    Âm nhạc cung đình được ra đời từ lúc thiết lập Nhà nước quân chủ Việt Nam. Từ thời Lý (1010-1225) âm nhạc cung đình được định hình và sau đó được các triều đại kế tiếp phát triển, thời Trần (1225-1400), thời Hồ (1400-1407), thời Lê (1427-1788), thời Tây Sơn (1789-1801), đặc biệt thời Nguyễn (1802-1945). Có thể dễ dàng nhận thấy, nhà Nguyễn đã kế thừa, dùng nhạc trong các nghi lễ, tức là lễ nhạc vào giáo hoá phong tục. Dòng nhạc cung đình Huế là một điển hình cho âm nhạc bác học, phản ánh nhận thức thẩm mỹ, tư duy triết học, vũ trụ quan và nhân sinh quan của con người Việt Nam. Âm nhạc là một thành tố trong các cuộc tế lễ cung đình như Tế giao, Tế Miếu, lễ Đại triều, Thường triều, âm nhạc cũng là biểu tượng của Vương triều, của sự bình yên cho quốc gia. Trong thời Nguyễn có nhiều loại hình cần đến nhạc như Tế Thường triều: Đại triều 2 lần/tháng, Thường triều 4 lần/tháng, Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Tế bất thường: Đăng quang, Lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Trong từng tính chất lễ hội có các loại thể hiện như đại triều nhạc dùng trong lễ Nguyên đan, Bán sóc... Đại yến cửu tấu nhạc dùng trong mừng thọ, chúc thọ, tiếp đãi sứ thần.. Cung trung nhạc biểu diễn trong các cung Hoàng thái hậu và Thái Hoàng thái hậu... Miếu nhạc sử dụng tại các nơi thờ vua, chúa... ngũ tế nhạc dùng trong tế Xã tắc, Tiên nông...
    Hàng trăm nhạc chương còn lưu lại, là áng văn chương bất hũ thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Sự tập trung của chế độ quân chủ thời Nguyễn đã quy tụ được tất cả các nhạc sỹ, nhạc công tài hoa nhất, từ đó tạo điều kiện cho tài năng được thăng hoa, các nghệ nhân vừa có kỹ năng biểu diễn tinh tế vừa tiếp tục tích luỹ các khả năng sáng tạo nghệ thuật. Để phù hợp với nội dung từng cuộc lễ, Bộ Lễ và Hàn Lâm Viện đã biên soạn các nhạc chương như: Trong lễ Tế giao có 10 nhạc chương chương mang chữ Thành (nghĩa là nêu việc thành công, thành tựu); ví dụ: khi diễn tấu trong lễ rước thần thì có bản An Thành chi chương cầu mong mọi sự yên ổn, thành công, trong lễ dầng ngọc lụa có Triệu Thành chi chương cầu mong sự khởi đầu tốt đẹp, khi đốt đồ cúng thì có Hựu Thành chi chương mong thần phù hộ... Trong tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong (nghĩa là được mùa); lễ Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hoà (nghĩa là sự hài hoà); lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (nghĩa là sự hoà bình); lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (nghĩa là sống lâu), lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc (nghĩa là may mắn)...
    [​IMG]
    Tất cả những nhạc khí có giá trị nhất của Việt Nam đều có mặt trong dàn nhạc với những thang âm khác nhau, song thang âm nào cũng được thể hiện và không lấn át nhau. Do vậy, trong dàn nhạc đều nghe rõ các thanh âm từ trang nhã, tiếng trong, tiếng đục, tiếng khoan, tiếng nhặt, khi dồn dập, khi khoan thai, khi rộn rã, khi ưu tư... Dàn nhạc cung đình đa dạng, tiết tấu phong phú và bài bản có nội dung sâu sắcSự tập trung tất cả các loại nhạc cụ như Đại nhạc gồm 42 nhạc cụ (20 trống, 8 minh ca, 4 tù và bằng sừng trâu, 4 sala, 4 đại sa, 2 tù và bằng ốc biển); tiểu nhạc gồm 8 nhạc cụ (1 trống bản, 1 đàn tỳ bà, 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 2 địch, 1 tam âm, 1 phách tiền); Huyền nhạc gồm 26 nhạc cụ (1 kiến cổ, 1 bác chung, 1 đặc khách, 1 bộ biên chung, 1 bộ biên khánh, 1 bác phụ...), dàn nhạc cung đình thường có quy mô lớn và các chủng loại phong phú như nhóm nhạc cụ hơi gồm sáo, kèn..., nhạc cụ dây như các loại đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn tam... hoặc các nhạc cụ màng rung như trống đại, trống chiến, trống bảng, bồng..., các loại nhạc cụ thể minh như chuông, xập xỏa, lục lạc, mõ sừng trâu, sinh tiền, tam âm la, phách..., những chủng loại trên đã thể hiện trình độ về âm nhạc, trình độ chế tác thủ công, mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật công nghệ... của những nhạc sư, những người thợ Việt Nam xưa. Những kỹ năng chế tác nhạc cụ ngày nay vẫn còn kế thừa như cách làm kèn, loa kèn bằng gỗ mít, thân kèn bằng gỗ chua, dăm kèn làm bằng gỗ sậy; đàn nhị được bịt bằng da rắn hoặc kỳ đà.
    Cùng với các nhạc cụ, các vũ điệu và ca hát cũng đã thể hiện đầy đủ những nội dung đầy tính bác học. Những giá trị này đã tạo cho âm nhạc cung đình có một phong cách khác với các loại hình âm nhạc khác ở Việt Nam cũng như các nước khác trong vùng.
    Âm nhạc cung đình Việt Nam bắt nguồn từ âm nhạc dân gian và chịu tác động thường xuyên của âm nhạc dân gian, điều này được thể hiện trong cách thức diễn tấu, các bài bản, các loại hình... Trong quá trình hình thành và phát triển, âm nhạc cung đình Việt Nam cũng đã tiếp thu các tinh hoa âm nhạc bên ngoài để làm phong phú cho truyền thống của mình.
    Những kết quả bước đầu trong bảo tồn âm nhạc cung đình Huế
    Âm nhạc cung đình Huế với sức sống lâu bền và mạnh mẽ đã được nhiều thế hệ bảo tồn, ngày nay còn tiếp tục lưu truyền một cách chân xác. Từ khi chế độ quân chủ Việt Nam chấm dứt, âm nhạc cung đình mất đi môi trường diễn xướng nguyên thuỷ. Tuy nhiên, nhiều bộ phận của loại hình này đã lan toả và được dùng nhiều trong các hoạt động lễ hội dân gian, trong các dịp tế lễ của đời sống người dân ở Huế cũng như các vùng xung quanh.
    Do đất nước trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc nên công tác bảo tồn âm nhạc truyền thống đã gặp nhiều khó khăn. Một mặt do trước đây chưa có các kỹ thuật quay phim, nhiếp ảnh, việc ghi chép tư liệu còn chưa chú trọng, mang tính ngẫu hứng; mặt khác các tư liệu, các tác phẩm, nhạc chương đã bị mất mát, thất lạc; các trang phục của các nhạc công, các nhạc cụ biểu diễn cũng mất dần. Các nghệ nhân có kinh nghiệm đã lớn tuổi và lần lượt ra đi mang theo các bí quyết nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các trào lưu âm nhạc đương đại phương Tây xâm nhập ồ ạt đã làm nhiều người Việt Nam, nhất là giới trẻ, trở nên hờ hững với âm nhạc truyền thống. Vì vậy, trong các sân khấu khán giả cũng ngày càng thu hẹp... vì vậy phục hồi lại nội dung, giành lại khán giả là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp.
    Để bảo tồn các giá trị âm nhạc cung đình, từ sau năm 1975, Chính phủ, Bộ Văn hoá Thông tin và tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, quyết định để bảo tồn loại hình văn hoá độc đáo này. Trong Quyết định 105/TTg ngày 12/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cố đô Huế 1996 - 2010, một trong 3 mục tiêu bảo tồn được xác định đó là: bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể cung đình Huế và đã được khẳng định rõ hơn đó là nhạc cung đình, múa cung đình, tuồng cung đình và lễ hội cung đình.
    Để đảm bảo có các môi trường diễn xướng mang tính lịch sử, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai các chương trình tu bổ các công trình như Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm Đường, Nam Giao, Thế Miếu... Bên cạnh đó đã tổ chức nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến âm nhạc cung đình.
    [​IMG]
    Tháng 3/1994, UNESCO đã phối hợp với Bộ Văn hoá Thông tin, UBND tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội nghị quốc tế về bảo vệ và giữ gìn phục hồi văn hoá phi vật thể vùng Huế.
    Tiếp theo là các dự án đào tạo được Bộ Văn hoá Thông tin, các quỹ của UNESCO, chính phủ Nhật Bản... tài trợ cho các lớp nhạc công, diễn viên ca múa cung đình.
    Tháng 8/2002, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về âm nhạc cung đình Huế với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, đặc biệt có tiến sĩ Noriko Aikawa - Trưởng ban Di sản Văn hoá Phi vật thể của UNESCO - tham dự, Hội thảo nhằm đánh giá và tìm các giải pháp thúc đẩy công cuộc bảo tồn di sản âm nhạc. Cùng với hội thảo, bộ hồ sơ Âm nhạc cung đình Việt Nam: Nhã nhạc (triều Nguyễn) với sự tham gia của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Cục Di sản Văn hoá... đã được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua lần 1 vào tháng 9/2002 và lần 2 vào đầu tháng 12/2002 và gửi đến UNESCO để đề nghị công nhận là Kiệt tác văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
    Trong 10 năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành sưu tầm hàng trăm tư liệu liên quan đến âm nhạc cung đình đồng thời phục hồi được hơn 40 nhạc chương, nhạc khúc, 20 điệu múa cung đình, 4 vở tuồng cổ, 14 trích đoạn tuồng... Cùng với việc phục hồi các tác phẩm, Nhà hát Nghệ thuật của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành biểu diễn phục vụ khách đến Huế tham quan, nghiên cứu. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền ở các nước Châu Á, Châu Âu như Hàn Quốc, Lào, Pháp, Bỉ, Áo, Lucxămbua... Bên cạnh đó đã tham gia tích cực các chương trình nghệ thuật tại các Festival Huế 2000, Festival Huế 2002 và sắp tới là Festival Huế 2004.
    Có thể nói, việc bảo tồn văn hoá phi vật thể, đặc biệt là âm nhạc cung đình Huế đã từng bước nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, kích thích sự sáng tạo của các nghệ nhân, các nghệ sĩ. Chính hoạt động này đã góp phần làm cho Huế trở thành một địa chỉ văn hoá hấp dẫn, đây là tiền đề để xây dựng Huế thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam
    Thạc sỹ Phan Tiến Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
    Báo Thừa Thiên Huế


    TO BE OR NOT TO BE

    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 16/11/2003
  9. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc cung đình Việt Nam Nhã nhạc (triều Nguyễn)
    Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại

    [​IMG]
    Ban Nhã nhạc đang cử nhạc tại sân điện Thái Hòa (khoảng cuối thập niên 1950) - Ảnh: tư liệu TT bảo tồn di tích cố đô Huế

    Âm nhạc cung đình Huế biểu hiện giá trị độc đáo, sức sáng tạo của con người Việt Nam.

    [​IMG]
    Đội Nhã nhạc dưới triều Nguyễn

    Âm nhạc cung đình được ra đời từ lúc thiết lập Nhà nước quân chủ Việt Nam. Từ thời Lý (1010-1225) âm nhạc cung đình được định hình và sau đó được các triều đại kế tiếp phát triển, thời Trần (1225-1400), thời Hồ (1400-1407), thời Lê (1427-1788), thời Tây Sơn (1789-1801), đặc biệt thời Nguyễn (1802-1945). Có thể dễ dàng nhận thấy, nhà Nguyễn đã kế thừa, dùng nhạc trong các nghi lễ, tức là lễ nhạc vào giáo hoá phong tục. Dòng nhạc cung đình Huế là một điển hình cho âm nhạc bác học, phản ánh nhận thức thẩm mỹ, tư duy triết học, vũ trụ quan và nhân sinh quan của con người Việt Nam. Âm nhạc là một thành tố trong các cuộc tế lễ cung đình như Tế giao, Tế Miếu, lễ Đại triều, Thường triều, âm nhạc cũng là biểu tượng của Vương triều, của sự bình yên cho quốc gia. Trong thời Nguyễn có nhiều loại hình cần đến nhạc như Tế Thường triều: Đại triều 2 lần/tháng, Thường triều 4 lần/tháng, Nam Giao, Tịch Điền, sinh nhật vua và hoàng hậu. Tế bất thường: Đăng quang, Lễ tang của vua và hoàng hậu, đón tiếp sứ thần. Trong từng tính chất lễ hội có các loại thể hiện như đại triều nhạc dùng trong lễ Nguyên đan, Bán sóc... Đại yến cửu tấu nhạc dùng trong mừng thọ, chúc thọ, tiếp đãi sứ thần.. Cung trung nhạc biểu diễn trong các cung Hoàng thái hậu và Thái Hoàng thái hậu... Miếu nhạc sử dụng tại các nơi thờ vua, chúa... ngũ tế nhạc dùng trong tế Xã tắc, Tiên nông...
    Hàng trăm nhạc chương còn lưu lại, là áng văn chương bất hũ thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Sự tập trung của chế độ quân chủ thời Nguyễn đã quy tụ được tất cả các nhạc sỹ, nhạc công tài hoa nhất, từ đó tạo điều kiện cho tài năng được thăng hoa, các nghệ nhân vừa có kỹ năng biểu diễn tinh tế vừa tiếp tục tích luỹ các khả năng sáng tạo nghệ thuật. Để phù hợp với nội dung từng cuộc lễ, Bộ Lễ và Hàn Lâm Viện đã biên soạn các nhạc chương như: Trong lễ Tế giao có 10 nhạc chương chương mang chữ Thành (nghĩa là nêu việc thành công, thành tựu); ví dụ: khi diễn tấu trong lễ rước thần thì có bản An Thành chi chương cầu mong mọi sự yên ổn, thành công, trong lễ dầng ngọc lụa có Triệu Thành chi chương cầu mong sự khởi đầu tốt đẹp, khi đốt đồ cúng thì có Hựu Thành chi chương mong thần phù hộ... Trong tế Xã tắc có 7 nhạc chương mang chữ Phong (nghĩa là được mùa); lễ Tế Miếu có 9 nhạc chương mang chữ Hoà (nghĩa là sự hài hoà); lễ Đại triều dùng 5 bài mang chữ Bình (nghĩa là sự hoà bình); lễ Vạn thọ dùng 7 bài mang chữ Thọ (nghĩa là sống lâu), lễ Đại yến dùng 5 bài mang chữ Phúc (nghĩa là may mắn)...
    [​IMG]
    Tất cả những nhạc khí có giá trị nhất của Việt Nam đều có mặt trong dàn nhạc với những thang âm khác nhau, song thang âm nào cũng được thể hiện và không lấn át nhau. Do vậy, trong dàn nhạc đều nghe rõ các thanh âm từ trang nhã, tiếng trong, tiếng đục, tiếng khoan, tiếng nhặt, khi dồn dập, khi khoan thai, khi rộn rã, khi ưu tư... Dàn nhạc cung đình đa dạng, tiết tấu phong phú và bài bản có nội dung sâu sắcSự tập trung tất cả các loại nhạc cụ như Đại nhạc gồm 42 nhạc cụ (20 trống, 8 minh ca, 4 tù và bằng sừng trâu, 4 sala, 4 đại sa, 2 tù và bằng ốc biển); tiểu nhạc gồm 8 nhạc cụ (1 trống bản, 1 đàn tỳ bà, 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 2 địch, 1 tam âm, 1 phách tiền); Huyền nhạc gồm 26 nhạc cụ (1 kiến cổ, 1 bác chung, 1 đặc khách, 1 bộ biên chung, 1 bộ biên khánh, 1 bác phụ...), dàn nhạc cung đình thường có quy mô lớn và các chủng loại phong phú như nhóm nhạc cụ hơi gồm sáo, kèn..., nhạc cụ dây như các loại đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, đàn tam... hoặc các nhạc cụ màng rung như trống đại, trống chiến, trống bảng, bồng..., các loại nhạc cụ thể minh như chuông, xập xỏa, lục lạc, mõ sừng trâu, sinh tiền, tam âm la, phách..., những chủng loại trên đã thể hiện trình độ về âm nhạc, trình độ chế tác thủ công, mỹ thuật tạo hình, mỹ thuật công nghệ... của những nhạc sư, những người thợ Việt Nam xưa. Những kỹ năng chế tác nhạc cụ ngày nay vẫn còn kế thừa như cách làm kèn, loa kèn bằng gỗ mít, thân kèn bằng gỗ chua, dăm kèn làm bằng gỗ sậy; đàn nhị được bịt bằng da rắn hoặc kỳ đà.
    Cùng với các nhạc cụ, các vũ điệu và ca hát cũng đã thể hiện đầy đủ những nội dung đầy tính bác học. Những giá trị này đã tạo cho âm nhạc cung đình có một phong cách khác với các loại hình âm nhạc khác ở Việt Nam cũng như các nước khác trong vùng.
    Âm nhạc cung đình Việt Nam bắt nguồn từ âm nhạc dân gian và chịu tác động thường xuyên của âm nhạc dân gian, điều này được thể hiện trong cách thức diễn tấu, các bài bản, các loại hình... Trong quá trình hình thành và phát triển, âm nhạc cung đình Việt Nam cũng đã tiếp thu các tinh hoa âm nhạc bên ngoài để làm phong phú cho truyền thống của mình.
    Những kết quả bước đầu trong bảo tồn âm nhạc cung đình Huế
    Âm nhạc cung đình Huế với sức sống lâu bền và mạnh mẽ đã được nhiều thế hệ bảo tồn, ngày nay còn tiếp tục lưu truyền một cách chân xác. Từ khi chế độ quân chủ Việt Nam chấm dứt, âm nhạc cung đình mất đi môi trường diễn xướng nguyên thuỷ. Tuy nhiên, nhiều bộ phận của loại hình này đã lan toả và được dùng nhiều trong các hoạt động lễ hội dân gian, trong các dịp tế lễ của đời sống người dân ở Huế cũng như các vùng xung quanh.
    Do đất nước trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc nên công tác bảo tồn âm nhạc truyền thống đã gặp nhiều khó khăn. Một mặt do trước đây chưa có các kỹ thuật quay phim, nhiếp ảnh, việc ghi chép tư liệu còn chưa chú trọng, mang tính ngẫu hứng; mặt khác các tư liệu, các tác phẩm, nhạc chương đã bị mất mát, thất lạc; các trang phục của các nhạc công, các nhạc cụ biểu diễn cũng mất dần. Các nghệ nhân có kinh nghiệm đã lớn tuổi và lần lượt ra đi mang theo các bí quyết nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các trào lưu âm nhạc đương đại phương Tây xâm nhập ồ ạt đã làm nhiều người Việt Nam, nhất là giới trẻ, trở nên hờ hững với âm nhạc truyền thống. Vì vậy, trong các sân khấu khán giả cũng ngày càng thu hẹp... vì vậy phục hồi lại nội dung, giành lại khán giả là một việc hết sức khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp.
    Để bảo tồn các giá trị âm nhạc cung đình, từ sau năm 1975, Chính phủ, Bộ Văn hoá Thông tin và tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, quyết định để bảo tồn loại hình văn hoá độc đáo này. Trong Quyết định 105/TTg ngày 12/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cố đô Huế 1996 - 2010, một trong 3 mục tiêu bảo tồn được xác định đó là: bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể cung đình Huế và đã được khẳng định rõ hơn đó là nhạc cung đình, múa cung đình, tuồng cung đình và lễ hội cung đình.
    Để đảm bảo có các môi trường diễn xướng mang tính lịch sử, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã triển khai các chương trình tu bổ các công trình như Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm Đường, Nam Giao, Thế Miếu... Bên cạnh đó đã tổ chức nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến âm nhạc cung đình.
    [​IMG]
    Tháng 3/1994, UNESCO đã phối hợp với Bộ Văn hoá Thông tin, UBND tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội nghị quốc tế về bảo vệ và giữ gìn phục hồi văn hoá phi vật thể vùng Huế.
    Tiếp theo là các dự án đào tạo được Bộ Văn hoá Thông tin, các quỹ của UNESCO, chính phủ Nhật Bản... tài trợ cho các lớp nhạc công, diễn viên ca múa cung đình.
    Tháng 8/2002, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam, Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế về âm nhạc cung đình Huế với sự tham gia của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, đặc biệt có tiến sĩ Noriko Aikawa - Trưởng ban Di sản Văn hoá Phi vật thể của UNESCO - tham dự, Hội thảo nhằm đánh giá và tìm các giải pháp thúc đẩy công cuộc bảo tồn di sản âm nhạc. Cùng với hội thảo, bộ hồ sơ Âm nhạc cung đình Việt Nam: Nhã nhạc (triều Nguyễn) với sự tham gia của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Cục Di sản Văn hoá... đã được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua lần 1 vào tháng 9/2002 và lần 2 vào đầu tháng 12/2002 và gửi đến UNESCO để đề nghị công nhận là Kiệt tác văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
    Trong 10 năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành sưu tầm hàng trăm tư liệu liên quan đến âm nhạc cung đình đồng thời phục hồi được hơn 40 nhạc chương, nhạc khúc, 20 điệu múa cung đình, 4 vở tuồng cổ, 14 trích đoạn tuồng... Cùng với việc phục hồi các tác phẩm, Nhà hát Nghệ thuật của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tiến hành biểu diễn phục vụ khách đến Huế tham quan, nghiên cứu. Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền ở các nước Châu Á, Châu Âu như Hàn Quốc, Lào, Pháp, Bỉ, Áo, Lucxămbua... Bên cạnh đó đã tham gia tích cực các chương trình nghệ thuật tại các Festival Huế 2000, Festival Huế 2002 và sắp tới là Festival Huế 2004.
    Có thể nói, việc bảo tồn văn hoá phi vật thể, đặc biệt là âm nhạc cung đình Huế đã từng bước nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, kích thích sự sáng tạo của các nghệ nhân, các nghệ sĩ. Chính hoạt động này đã góp phần làm cho Huế trở thành một địa chỉ văn hoá hấp dẫn, đây là tiền đề để xây dựng Huế thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam
    Thạc sỹ Phan Tiến Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
    Báo Thừa Thiên Huế


    TO BE OR NOT TO BE

    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 16/11/2003
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Nghệ nhân cuối cùng trong ban nhạc cung đình triều Nguyễn
    Lê Văn Nghệ
    Tôi may mắn được xem ảnh nghệ nhân Lữ Hữu Thi trong ban nhạc cung đình chụp trước năm 1940, khi ông còn là thanh niên và được thưởng thức tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng kèn, tiếng trống và giọng hát xướng của nghệ nhân - người còn lại duy nhất trong ban nhạc triều Nguyễn.
    Gia đình ông có đến năm đời nối nghiệp bảo tồn tinh hoa âm nhạc dân tộc. Có năng khiếu và say mê đàn hát từ khi tuổi còn thơ, lại được người cha vốn là nhạc công có uy tín truyền nghề, 14 tuổi Lữ Hữu Thi đã đánh, thổi được nhiều bài nhạc lễ, nhạc tuồng, ca Huế.
    Đến tuổi 18, với vóc dáng tầm thước, đẹp trai lại hát hay đàn giỏi, đức tính hiền hậu, nhanh nhẹn, kiên trì, chịu khó, nên Lữ Hữu Thi được ban nhạc cung đình (gồm đại nhạc và tiểu nhạc) cho vào tập sự và không quá một năm ông đã đủ tiêu chuẩn để trở thành một trong 14 người của ban nhạc. Theo sự phân công, có khi Lữ Hữu Thi thổi kèn bầu, kéo đàn nhị, đánh đàn nguyệt, đánh tam âm, phách tiền các bài bản thường dùng: long ngâm, đăng đàn, kèn chiếu, ngũ đối thượng hạ, 10 bản tấu khác...
    Thời ấy, được chơi nhạc trong cung đình phải chịu nhiều điều luật hà khắc, nghiệt ngã, tài năng dễ bị chèn ép, chịu thân phận tủi nhục, nhưng nhờ lòng say mê nên ông đã vượt qua được tất cả. Thời ấy, trong các dịp quốc lễ, tế tự, thành viên ban nhạc thường mặc áo dấu đỏ, quần trắng, khăn đen, giày đen, đi chầu phải cuốc bộ 5 - 10 cây số là thường. Đánh nhạc ở sân chầu điện Thái Hòa, cửa lầu Ngọ Môn luôn phải cúi đầu, không dám động đậy ho he.
    Sau Cách mạng Tháng Tám, nhân dân thoát gông xiềng nô lệ như chim sổ ***g, các nghệ nhân được dịp "thả sức" hành nghề quanh năm suốt tháng. Ông ra Quảng Trị, vào Phú Lộc, lên rừng xuống biển, đánh thổi hát xướng trong các buổi tế lễ đình chùa, việc làng, việc họ, việc tang, cúng kỵ theo tục lệ cổ truyền với cả tấm lòng yêu nghề.
    Gia đình ông có đến mười người con, lo chạy ăn từng bữa, sống kham khổ nhưng đều được ông bà nuôi dạy chu đáo, sống hòa thuận, hạnh phúc. Ai cũng say nghề, giỏi nghề, nắm chắc các vai mẫu, các bài bản gốc, không bị pha tạp. Con trai cả Lữ Hữu Viên tham gia ban nhạc cung đình giỏi hát xướng và sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ dân tộc.
    Đi qua 90 mùa xuân, ông Lữ Hữu Thi - người cuối cùng trong ban nhạc triều Nguyễn còn lại đến nay - giọng hát vẫn điêu luyện sang sảng, trí nhớ vẫn nguyên vẹn và tay nghề, ngón đàn vẫn còn điêu luyện như không chịu ảnh hưởng của tuổi tác để sống mãi với thời gian.
    Mấy mươi năm không những kiên trì truyền nghề cho con cháu, nghệ nhân Lữ Hữu Thi còn làm gia sư rèn cặp biết bao người giỏi nhạc với tâm sức góp phần bảo tồn tinh hoa âm nhạc dân tộc cho thế hệ tương lai.

    nguồn: Thế giới mới


    TO BE OR NOT TO BE

    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 15:58 ngày 16/11/2003

Chia sẻ trang này