1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi siêu âm thai 4D ở đâu tốt nhi ? Cùng vào sẻ chia kinh nghiệm bầu bí nha. - Tầng 1

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi nhungvel, 26/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dainguyet01

    dainguyet01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    660
    Đã được thích:
    0
    Hi hi nàng giỏi thế. Thế mấy tháng đầu không bị lạnh ah? Tớ lạnh đến phát điên, mọi nguoi chưa lạnh tớ đã sù sụ rồi.
    Còn cái vụ Waxing ý, thông thường người ta khuyến cáo phụ nữ có bầu không nên dùng mỹ phẩm (các loại), nhưng tớ nghĩ, các thuộc wax không lưu trên da nhiều lắm nên không ảnh hưởng, chứ không hàng ngày mình tăm gội không dùng sữa tắm, dầu gội thì bẩn chết.
  2. be_heo

    be_heo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    5.015
    Đã được thích:
    1
    Công nhận em cũng bị lạnh, mọi ng mặc áo cộc tay mình cứ sù sụ cái áo rét!
    Mấy vụ tê tay chân gì đó, hình như là biểu hiện của thiếu canxi!
  3. yeuchongcon

    yeuchongcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Bị chuột rút cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở các bà bầu. Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất là bạn hãy tăng cường vận động thường xuyên cho đôi chân bằng phương pháp đi bộ.
    Ngoài ra, muốn tránh bị chuột rút, đừng đứng, ngồi hay nằm quá lâu ở một tư thế. Còn khi bị chuột rút, bạn đừng chỉ nhăn nhó rồi chờ cơn co cơ qua đi, mà hãy cố gắng duỗi thẳng chân rồi từ từ hướng ngón chân về phía trước, xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân, cơ sẽ duỗi ra.
    Chuột rút cũng là triệu chứng của thiếu canxi, lúc này cần chú ý đến chế độ ăn có đủ các thực phẩm giàu canxi như sữa, bánh quy có bổ sung canxi? để đảm bảo đủ cung cấp cho cơ thể 1.000 - 1.200mg canxi/ngày. Trong nhiều trường hợp, thai phụ cần dùng các chế phẩm giàu canxi như thuốc? nhưng lúc này, cần phải dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
    Mình mấy hôm mà ko ăn cá, ăn tôm là bị chuột rút. Nên cứ bổ sung đều đặn là không bị chuột rút.
  4. yeuchongcon

    yeuchongcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai (Phần 1)
    Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là vấn đề hết sức quan trọng, chẳng những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn quyết định sự hình thành, phát triển của đứa bé. Do đó, cần hết sức đặc biệt chú ý.
    Tại sao phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt?
    Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa khẩu phần ăn của mẹ (đặc biệt là năng lượng khẩu phần) với mức tăng cân của mẹ và cân nặng trẻ sơ sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp dưới 2500g. Ngoài ra, nếu người mẹ tăng cân tốt, thì sẽ tích lũy được khoảng 4kg mỡ, tương đương 36.000kcal, là nguồn dự trữ để sản xuất sữa sau khi sinh.
    Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng do việc hình thành thai nhi, bánh nhau, gia tăng các mô cho mẹ và cho việc tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ 4,8%, do đó người phụ nữ có thai cảm thấy nóng. (3-6 tháng đầu: phát triển tử cung, các mô của mẹ và 7-9 tháng sau: phát triển thai nhi và bánh nhau). Thời gian mang thai, khối lượng máu tăng 50% dẫn đến tăng nhu cầu chất đạm, sắt, acid folic, vitamin B6... do vậy cần cung cấp đầy đủ.
    Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng như thế nào?
    Trong 3 tháng đầu, nhu cầu dinh dưỡng không tăng hơn so với trước khi mang thai. Trong 6 tháng cuối, nhu cầu dinh dưỡng tăng 10-30%.
    Nhu cầu calci của phụ nữ có thai khó có thể đạt được nếu không uống sữa vì sữa là nguồn cung cấp calci dồi dào và dễ hấp thu nhất.
    Năng lượng: Nhu cầu khuyến nghị ở 6 tháng cuối là 2250kcal/ngày, nghĩa là tăng hơn so với người bình thường, mỗi ngày là 350kcal. Chỉ cần uống thêm 2 ly sữa, 2 chén cơm, hoặc ăn thêm 2-3 bữa phụ như khoai, bắp, chè, bánh... cũng đủ đáp ứng nhu cầu này.
    Chất đạm (protein): Do nhu cầu chất đạm tăng lên để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ như tăng lượng máu, tử cung,... đồng thời cung cấp protein cho thai nhi và nhau thau hình thành, phát triển nên phụ nữ mang thai cần được cung cấp tối thiểu 70g protein/ngày, cao hơn người bình thường 15g/ngày. Chỉ cần 70g đậu các loại cũng đủ cung cấp nguồn protein 15g/ngày, hoặc 2 chén cơm thêm cũng cung cấp được 9g protein/ngày.
    Vitamin, khoáng chất và yếu tố vi lượng:
    Calci: Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng calci gấp đôi bình thường (1000mg calci/ngày) để đáp ứng quá trình hình thành răng và xương thai nhi. Nếu việc cung cấp calci trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể sẽ huy động calci dự trữ từ xương và răng của mẹ để đảm bảo lượng calci cung cấp cho thai, và có thể dẫn đến các triệu chứng vọp bẻ, đau mỏi cơ ở phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
    Đối với thai nhi, lượng calci cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc tạo xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sinh ra đã có dấu hiệu thiếu calci như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết.
    Mỗi ngày chỉ cần 2 ly sữa hoặc 100-200g cá, tép nhỏ ăn cả vỏ, cả xương, hoặc các chiên xù, cá lớn kho rục xương, cá hộp, 50g mè,... là đủ cung ứng cho nhu cầu calci của thai phụ.
    Sắt: Nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Thiếu máu, thiếu sắt trên phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sẩy thai, thai chết lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là liên quan đến 1/4 trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh.
    Một chế độ ăn hợp lý, đa dạng sẽ giúp cơ thể người mẹ có đầy đủ các loại vitamin cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt.
    Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30-40mg/ngày có thể được cung cấp từ những thức ăn giàu chất sắt như: thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết,...) lòng đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ... Ngoài tăng cường thức ăn giàu chất sắt, có thể sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như: sữa bột...
    Acid folic (Vitamin B9): Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên. Thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ em. B9 có nhiều trong gan, men bia, các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, cải cúc, đậu phộng, hạt dẻ, ngũ cốc, thịt, sữa...
    Iốt và kẽm: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số các tổn thương không phục hồi được. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như: nôn ói, chán ăn. Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặc biệt hàu chứa đến 75mg kẽm/100g. Ngoài ra, khi bổ sung kẽm cần chú ý bổ sung thêm 2mg đồng (Cu) để tránh giảm Cu.
    Thiếu Iốt là nguyên nhân gây nên các bệnh: đần độn, bướu cổ, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Iốt có nhiều trong các loại thủy hải sản, rong biển? nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp các thức ăn này, vì vậy sử dụng muối iốt thay muối thường là biện pháp hiệu quả nhất.
  5. yeuchongcon

    yeuchongcon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2008
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0

    Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai (Phần 2)

    Khắc phục một số tình trạng khó chịu thường gặp trong thai kỳ
    Trong giai đoạn mang thai, do một số thay đổi về sinh lý, thai phụ có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Tùy vào tính chất thai kỳ của mỗi người, các vấn đề gặp phải có thể khác nhau nhưng nhìn chung có một số vấn đề thường gặp hơn cả là:
    - Sự thay đổi về khẩu vị có ở 3/4 phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Các thực phẩm không ưa thích thường là: cá, thịt bò, thức ăn khô, thức uống có rượu, cà phê, thức ăn chiên xào, có nhiều gia vị? Các thức ăn thường dễ được chấp nhận, thích: kem, chocolate, snack mặn, sữa, trái cây?
    - Nôn ói: thường gặp trong 3 tháng đầu. Có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn từ sáng sớm, chọn các loại thức ăn dễ được chấp nhận hơn như: thức ăn giàu chất bột đường, trái cây, thức ăn lỏng như cháo, phở, miến, sữa,... thức ăn mát, lạnh...
    - Tê chân: Có thể nghĩ đến:
    ? Thiếu Calci: Nên tăng Calci khẩu phần bằng thực phẩm giàu calci như: sữa, tôm cá nhỏ ăn cả xương...
    ? Tăng phosphat (thường gặp ở những phụ nữ uống trên 1 lít sữa/ngày): giảm lượng sữa và thay 1 phần Calci sữa (có kèm nhiều phosphat) bằng thuốc calci.
    - Táo bón: Do thay đổi hormon, giảm nhu động ruột, do thai lớn chèn ép, hoặc uống bổ sung các vitamin và khoáng chất có chứa sắt có lợi cho thai nhi trong thời kỳ này có thể làm tăng tình trạng táo bón. Cần tăng lượng nước uống 6-8ly/ngày, tăng lượng rau trái giàu chất xơ như: chuối, đu đủ, khoai lang, thanh long, rau xanh? (> 300g rau và > 200g trái cây/ngày), uống đủ nước (ít nhất 6 ly/ngày), tránh thức ăn gây táo bón. Tránh dùng thuốc xổ. Năng tập thể dục, đi bộ 15-30 phút/ngày là tốt nhất. Cuối cùng, nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà vẫn táo bón, bạn có thể thử dùng thuốc nhuận trường. Có loại thuốc sử dụng được cho phụ nữ mang thai nhưng bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.
    - Ợ, trào ngược: Do thay đổi hormon dẫn đến dãn cơ tâm vị.
    ? Tránh thức ăn béo, nhiều gia vị, thức ăn chua
    ? Ăn nhiều bữa ăn nhỏ
    ? Ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng 1 giờ sau bữa ăn tránh nằm ngay
    ? Tránh uống thuốc: Bicarbonat gây kiềm hóa, các Antacid làm giảm hấp thu chất sắt.
    - PICA (ăn các loại không phải thức ăn): Chú ý an toàn và vệ sinh.
    Làm sao biết mình đã có chế độ dinh dưỡng hợp lý?
    Trước tiên, một chế độ ăn hợp lý cần có đầy đủ 4 nhóm thức ăn: Đường, đạm, béo, vitamin và muối khoáng, mỗi nhóm thức ăn cung cấp một hoặc nhiều thành phần cần thiết cho cơ thể. Với chế độ ăn như vậy, các dưỡng chất tăng lên khá đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng tăng lên.
    Thứ hai, chế độ ăn hợp lý còn được thể hiện qua sự tăng cân của thai phụ. Đối với một người có cân nặng bình 3 tháng cuối tăng 5?"6kg. Phụ nữ song thai nên tăng 16?"25,5kg, mỗi tuần tăng 0,75kg.
    Tuy nhiên, mức tăng cân khuyến nghị còn thay đổi tùy theo chỉ số khối cơ thể của phụ nữ trước khi có thai (BMI - Body Mass Index):

    Nhóm BMI Tăng cân đề nghị (kg) cho 6 tháng cuối
    Thấp 0,5kg/tuần
    Bình thường 0,4kg/tuần
    Cao 1,3kg/tuần
    Mức tăng cân do Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ khuyến nghị:

    BMI Tăng cân đề nghị (kg)
    < 19,8 12,5 - 18
    19,8 - 26 11,5 - 16
    26 - 29 7 - 11,5
    > 29 Ít nhất 6kg

    Theo nutifood.com.vn
  6. green_pepper

    green_pepper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2006
    Bài viết:
    1.344
    Đã được thích:
    1
    lại vấn đề ăn uống, cám ơn yeuchongcon post bài tham khảo tổng quát, nói chung những thứ này mình cũng đã biết, nhưng thật sự là tớ ăn uống thất thường quá hôm qua mệt mỏi, nhức đầu, nôn, đến lúc ăn cơm thì chan cả 2 bát với nước rau và ăn ít rau, 1 miếng đậu, hết, lúc sau lại quên uống sữa hix.. nhưng ăn vặt thì nhiều như cháo trai, bánh đa trộn, bún bò, phở cứ cuối tuần là 2 vc lượn đi ăn như đèn cù (nên là vẫn tăng cân), nhưng những bữa chính trong tuần thì vô cùng là thất thường, mỗi bữa cơm tớ chỉ ăn đến 2 miếng thịt là cùng , thôi thì uống sữa được thì cố uống sữa vậy, lúc nào cũng sợ là ko đủ chất, nàng nào ăn được post thực đơn tớ tham khảo với
  7. be_heo

    be_heo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    5.015
    Đã được thích:
    1
    13 tuần rồi mà vẫn ăn uống thế này á! . Thế mà mình cứ hi vọng là hết 12 tuần sẽ ăn ngon miệng, cái gì cũng muốn ăn! . Giờ thì đang ko muốn ăn gì hết, sữa nhìn thấy đã muốn nôn rồi!
  8. khicon_80

    khicon_80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    607
    Đã được thích:
    0
    Chắc không có bà bầu nào tăng cân như mình, mỗi tháng tăng đều đặn, ăn uống rất tốt không bị ốm nghén. Vậy mà mấy hôm nay bị cảm hoài vẫn không hết.
  9. dainguyet01

    dainguyet01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2007
    Bài viết:
    660
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì cực kỳ ngại uống sữa và uống thuốc bổ. toàn ăn bth. Thế mà sau 3 tháng đã có 5 kg làm vốn, bác sỹ bảo cứ cẩn thận kẻo tiểu đường.
    @Be heo: chị đăng ký ở Việt pháp rồi nhé, hôm nay đi SA, thử máu. đặt khám bác sỹ Hợp. bao giờ em đi đăng ký?
  10. be_heo

    be_heo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2005
    Bài viết:
    5.015
    Đã được thích:
    1
    Ối chị ơi, 3 tháng mà tăng 5kg rồi á. hic. Em còn sợ bị giảm cân đây.
    Em chưa đăng ký ở đâu cả. Định bụng cứ khám ngoài rồi đến sau 30 tuần đi xét nghiệm ở BV và đăng ký sinh luôn. BS Hợp nhiều ng khen lắm, chị yên tâm rồi nhé!

Chia sẻ trang này