1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đi & Sống..... ?T,?T??T?

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hatxxihoi, 09/07/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. JohnSteve

    JohnSteve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá ...toilet -- phần 1Có lẽ công dân các nước văn minh chẳng mấy ai xa lạ với tổ chức thương mại thế giới WTO ( World Trade Organization). Ở Việt Nam chúng ta, chắc chắn còn nhiều người chẳng biết gì về WTO. Chưa vào WTO lớn được thì hãy lo vào WTO nhỏ cái đã. WTO nhỏ là cái gì vậy ? Ít ai biết rằng thế giới còn một tổ chức WTO khác, dường như nó chẳng liên quan đến thương mại gì cả ( nhưng thực tế lại có liên quan mật thiết ) . Đơn giản nó là ?o Tổ chức nhà vệ sinh thế giới ? ( World Toilet Organization ) với site http://www.worldtoilet.org/ . Tổ chức này rất có uy tín và càng được toàn cầu chú ý. Nếu bạn click chuột vào site này sẽ thấy cờ của hàng chục quốc gia đã cắm trong đó, cờ của Việt Nam ta cũng bay phấp phới trong tổ chức nhà cầu quốc tế này. Có vẻ như một số người sẽ dị ứng với những suy diễn tiêu cực vô căn cứ, nhưng thực ra việc hiện diện quốc kỳ có thể là một điều không tạo nên sự hổ thẹn, vì chí ít Việt Nam cũng tham gia dự họp vào tổ chức văn minh quốc tế này. Nói về văn hoá toilet thì Việt Nam chúng ta thật đáng suy nghĩ . Một đất nước có bề dày lịch sử đáng kể nhưng văn hoá về toalet của chúng ta quá mỏng tẹo và đầy những bất cập tệ hại. Nhà vệ sinh hay tên quốc tế là ''''Water Closet'''' (WC) , ''''Toilet'''' , ''''Rest room ''''... ở Việt Nam đã và đang là một vấn đề thực sự . Chúng ta chưa có một tiêu chuẩn mẫu mực của một toilet văn minh, bạn có thể mò hàng đống tập hồ sơ TCVN ( tiêu chuẩn Việt Nam) của Bộ Công Nghiệp, Bộ Xây Dựng ...cũng chẳng thể nào kiếm ra bộ hồ sơ về ...toilet! Nó chỉ chứng tỏ cho mọi người thấy rằng đó là một trong vô vàn thứ tụt hậu của chúng ta . Trong một lần ra ngoài Bắc, người viết bài có dịp nói chuyện với một vị cán bộ xã ở Sơn Tây, ông ta cho biết: trong những năm tháng chiến tranh , nhiều người ở thôn quê miền Bắc vẫn có thói quen ''''ra đồng'''' ( tức ra ruộng lúa đã hoặc chưa gặt) để làm công việc bài tiết, lâu ngày nó được ''''động từ hoá'''' thành từ chính thống có trong từ điển đàng hoàng :đó là động từ ''''đi đồng'''' . Ngày nay ở một số nơi thôn quê miền Bắc vẫn còn tồn tại những hiện thực đấy!
    [ Xin nhấn mạnh, rằng động từ "đi đồng" nổi tiếng của Bắc Kỳ là do sếp Hatxxihoi xinh đẹp của chúng ta phát minh ra đấy ]Trong miền Nam, chắc chẳng ai lạ với việc ''''đi cầu tõm'''' , WC đơn giản là hai miếng ván bắc tênh hênh với vài tàu lá dừa quây đủ che ngang hông, lộ thiên giữa bờ sông mát rười rượi hết sức... ''''nên thơ''''(!). ''''Mìn'''' rơi tòm tõm , cá nổi lên đớp bùm bụp . Vừa tạo cảm giác mạnh như đang xem bất cứ bộ phim hành động hấp dẫn nào, cũng lại vừa là khoảng trời thơ ấu đầy dấu ấn khó phai (!) Hình ảnh ấy ?" dĩ nhiên - không phải độc quyền ở Việt Nam , nước láng giềng China cạnh chúng ta (có ''''người cầm lái vĩ đại ''''theo đường lối ưu việt'''') cũng một hoàn cảnh giống y chang . Trên tờ New York Times ngày 13/-5/-2002, (http://www.nytimes.com/2002/05/13/international/asia/13CHIN.html) tác giả Elisabeth Rosenthalm có đoạn viết về tâm sự của bà Tạo, một phụ nữ Trung Quốc hồi ức về toilet: '''' ...Bà Tao nhớ lại những toilet mà bà sử dụng trong nhiều năm từ năm 1944 đến năm 1968 tại các vùng thôn quê, toilet của bà ấy là những hộp ván trống rỗng bên bờ sông . Năm 1968 bà dời về căn hộ tập thể của xí nghiệp tại Bắc Kinh , nơi đây phòng tắm có một bồn và một bàn cầu sứ dạng ngồi xổm . Mãi cho đến năm 1994 bà ta mới có cái bàn cầu nổi đầu tiên trong một phòng xây xi măng bé xíu với vòi phun nước mạnh trên tường như một hoa sen...'''' (Ms. Tao recalled toilets she has used over the years: From 1944 to 1968, in the countryside, her toilet was a wooden box that was emptied into the river. In 1968, she moved into a factory-owned apartment in Beijing, where the bathroom consisted of a sink and a porcelain squatter . It was not until 1994 that she got her first sit-down model, in a tiny concrete room retrofitted with a nozzle high on a wall that served as a shower ...) Ở Việt Nam , một số cán bộ xã phía Bắc và phía Nam (sau 75 ) được tập huấn phong trào xây ''''hố xí hai ngăn'''' , nâng chất lượng toilet của Việt Nam lên ''''một bậc'''' . Tuy nhiên điều đấy còn lâu mới là sự văn minh. Bắt đầu từ những năm 90 tại các thị xã và thành phố ở Việt Nam , toilet có một cấp độ cao hơn , bồn cầu nổi kiểu phương Tây ( the sit-down Western-style toilets ) đã thay thế dần cho bàn cầu chồm hỗm ( squat toilets ), vòi hoa sen, máy nước nóng, kệ đựng xà bông inox, lavabo ....tất nhiên không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện và thích nghi dễ dàng với tiện nghi mới . Một phần do quan điểm , tư duy bảo thủ , một phần do trình độ và môi trường thông tinNhưng tất cả phát xuất từ căn nguyên kinh tế, jhi môi trường pháp lý chính trị của quốc gia chưa rạch ròi văn minh, kinh tế khó cất cánh mạnh mẽ, kéo theo bao nhiêu thứ lạc hậu nghèo nàn từ con người lẫn ý thức, từ con đường, khu phố, từ mặt tiền ngôi nhà đến phòng khách, phòng ngủ ...và tất nhiên tận cùng của mỗi gia đình là cái toilet cũng không thoát được sự lạc hậu . Đa số các hộ gia đình ở Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến nơi sinh hoạt kín đáo nhưng vô cùng quan trọng ấy trong cuộc sống hàng ngày. Kinh tế eo hẹp cộng với qui hoạch lộn xộn, khiến ít ai có khả năng mua một miếng đất đủ rộng để xây một ngôi nhà với ''''quỹ đất'''' đủ lớn để ưu tiên một phần hợp lý cho toi let . Nhiều người Việt Nam cho rằng chỗ ấy chỉ là chỗ ''''chẳng đặng đừng'''' , ''''tạm bợ '''' ...mà không nghĩ rằng nó là nơi cần rộng rãi thoáng mát, giải quyết rất nhiều stress của cuộc sống sau những giờ làm việc căng thẳng . Những toilet ở Việt Nam phần lớn cũng là nơi tắm sát bên chật chội, mất vệ sinh, thiết kế sai và luôn ẩm ướt. Thậm chí ngay cả các hộ giàu có khi xây nhà cũng chỉ chăm chắm lo vấn đề phong thủy phương hướng của mặt tiền và chưa có nhiều người chú tâm đến toilet . Trong khi đó, một toilet văn minh đúng tiêu chuẩn thì cái cơ bản là phải rộng rãi thoáng mát thơm tho, phòng tắm có thể chung hoặc không chung một block, nhưng cần vị trí độc lập trong toilet với các màn chống văng nước tung toé gây ẩm ướt sàn, quạt hút mùi bắt buộc phải có và kín đáo êm ái .... Sau đó tùy theo điều kiện kinh tế mà các trang thiết bị toalet sẽ được lắp đặt theo yêu cầu chủ nhân (như thiết bị sấy tay tự động, thiết bị phun xà phòng tự động, xả nước tự động bằng cảm biến quang học...). Một số toilet hiện đại ngày nay ở phương Tây và Nhật Bản, ngay cửa ra vào họ cũng trang bị cảm biến quang học phía trên, người vào chỉ việc giơ bàn tay lên phía trên cao là cửa mở tự động, nghĩa là hạn chế tối đa việc đụng chạm chân tay vào các tay nắm, các nút xả ....nhằm tránh việc lây truyền vi khuẩn. Hãng Toto của Nhật còn thiết kế những bàn vệ sinh ''''no touch'''' cảm biến quang học điện tử cho phụ nữ hết sức tiện dụng và hạn chế tối đa việc lây truyền nấm , vi sinh vào nơi tế nhị nhất trong thân thể. Thêm những tranh ảnh , ra dio , CD , ti vi ...với những âm thanh hình ảnh bồng bềnh tràn ngập chốn riêng tư, rõ ràng toilet văn minh đâu còn là nơi thải cặn bã hay chỗ cực chẳng phải vào gấp ra lẹ. Toilet là nơi con người vào để nghỉ ngơi thư giãn, để trút bỏ stress tinh thần lẫn ...''''stress sinh học'''' sau một ngày làm việc mệt mỏi xuống cõi âm cung (!) Khoan bàn đến cái ''''sau đó'''' , chỉ nội phần yêu cầu ''''cơ bản'''' ban đầu là thấy đa số các gia đình Việt Nam không tài nào đạt nổi, và cuối cùng cũng trở lại căn nguyên vấn đề : kinh tế thấp kém . Năm 2000 , người viết bài này có dịp ra Hà Nội và thăm một chủ hộ trong khu phố cổ ( khu phố mà mỗi khi xây sửa đều phải có lệnh duyệt của quan chức chính quyền), một số những ngôi nhà mang tiếng là ''''cổ'''' này ở quận Hoàn Kiếm thật mất vệ sinh. Nhà dạng ống tối òm om dài hun hút , mấy hộ ở chen chúc nhau , nhà này nấu bếp khói len lỏi và lùa sặc vào nhà kia. Tiếng cãi vã, tiếng càu nhàu, tiếng than phiền và chửi thề....là một điệp khúc inh ỏi mỗi sáng. Nhưng đáng sợ nhất là cái mùi kinh khủng của từng hộ khi đổ rác, cái túi chứa đầy chất đại tiện được trút từ bô của mỗi hộ được gói lại và đổ chung với thùng rác xách qua hành lang. Thật không ngờ giữa thủ đô nghìn năm văn hiến của chúng ta cuối thế kỷ 20 mà vẫn tồn tại những điều kiện sống lạc hậu đến cùng cực như vậy ! Hy vọng hình ảnh đấy chỉ mang tính cục bộ chứ không phải là hiện tượng chung ở toàn khu phố cổ Hà Nội Dù sao thì toilet ở thị thành có khá hơn, nhưng ngoài các toilet đạt tiêu chuẩn văn minh hiếm có ở các biệt thự nhà giàu, phần lớn toilet tại Việt Nam chật chội và mất vệ sinh, đã thế toilet chừa một diện tích nhỏ để kiêm luôn phòng tắm thành thử luôn bị ẩm ướt thường trực. Nhiều gia đình ở Hà Nội và TP.HCM vẫn còn sử dụng bồn cầu chồm hỗm (squat toilets ), một dạng bồn cầu đã quá lạc hậu với sức khỏe và sự thoải mái, theo tài liệu y học của WHO thì bàn cầu chồm hỗm làm tư thế người ngồi luôn bị ép đùi vào bụng gây khó khăn trong việc ''''giải thoát'''' , máu khó lưu thông xuống chân gây tê dại và gây bệnh giãn tĩnh mạch chi (nổi mạch máu ở chân), hơn nữa tư thế ngồi chồm hỗm làm căng cơ hậu môn tối đa và là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ . Bồn cầu nổi giúp người ngồi có tư thế vững vàng hơn, loại bỏ những phiền toái trên .
    (tiếp ở bài sau)
  2. JohnSteve

    JohnSteve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá ...toilet -- phần 2 (tiếp theo và hết)Toilet riêng tư thì đã vậy, toilet công cộng thì còn lắm điều trời ơi đất hỡi. Trước hết là văn minh và ý thức văn hoá toilet của người Việt Nam hiện nay thuộc loại thấp kém nhất khu vực. Khi xây dựng đô thị người ta thường lập sơ đồ quy hoạch tổng thể (Master Plan). Qui hoạch này ở Sài Gòn vừa được duyệt ồn ào vào năm 1993, vào năm 1996 nó được lôi ra sửa đổi, và tới năm 2001 thì quá lạc hậu và không còn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội nữa . Điều kỳ cục nhất là người ta chẳng thấy những cái chấm ký hiệu toilet công cộng đâu cả trong sơ đồ. Văn phòng kiến trúc sư trường cũng không có ý kiến gì ! Sai thì sửa, nhưng kiểu sửa sai ở Việt Nam hiện nay thì ai cũng biết: người ta đã chữa cháy bằng cách làm các toilet công cộng dã chiến ngay trên vỉa hè , vừa mất vệ sinh vừa phản thẩm mỹ trầm trọng. Hiện tại không phải con đường nào cũng có toilet công cộng, và nếu có toilet công cộng một số người vẫn ngại vào vì tốn một khoản phí mà chất lượng vệ sinh lẫn an ninh không đảm bảo, họ cố nhịn về tận nhà .Lại có nhiều kẻ thích phóng uế trên bờ tường lẫn vỉa hè. Tờ ''''Công An Thành Phố HCM'''' có lần đăng cái tin ''''tè đường - tường đè'''' viết về một thanh niên nọ tè vào một cái tường đã khá mục do bị tè bởi nhiều người, bất ngờ tường sập xuống và người ta phải lôi anh chàng này đi cấp cứu khẩn ! Vấn nạn văn hoá toilet thấp kém ở Việt Nam cũng đã lên báo chí nước ngoài . Nhà báo đoạt giải Pulitzer , Lucinda Franks , từng nhận xét một câu khôi hài trên tờ NY Times August 11, 2002 ( http://query.nytimes.com/search/article-pa...75BC0A9649C8B63 ): ''''Tập quán ''''đường phố khá dở hơi của Việt Nam đã thôi miên cả hai chúng tôi: hôn nhau trên hè phố khó chấp nhận trong xã hội, nhưng đàn ông có thể ''''trút bầu tâm sự'''' ngay lề đường. ''''( Vietnam''s rather wacky street etiquette fascinated us both: kissing on the sidewalks is socially unacceptable, but men relieve themselves at the curb) Nhắc đến chuyện này, chợt nhớ một câu chuyện hài hước Việt Nam đời mới lưu truyền trên mạng, chuyện đại ý như sau: Trong một cuộc họp báo về văn hóa giữa Việt Nam và Liên Xô , các đại biểu Liên Xô nói : - Các anh rất kém văn hóa, ngoài đường còn rất nhiều người đái bậy. Các đại biểu Việt Nam kiên quyết phản đối : - Các anh đừng bịa đặt, làm gì có chuyện đó. Các đại biểu Liên Xô cười khẩy nói : - Được rồi, chúng tôi sẽ cử một phái đoàn sang Việt Nam vào tối mai. Nếu bắt gặp ai đái bậy chúng tôi sẽ bắn chết tại chỗ. Phái đoàn Việt Nam đồng ý nhưng sợ xanh mặt. Ngay tối hôm đó, phái đoàn Liên Xô đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm và bắn chết được 3 chú Việt Nam đang đái bậy. Để trả đũa, tối hôm sau phái đoàn Việt Nan cũng đi dạo quanh Quảng Trường Đỏ và cũng bắn chết được một chú đái bậy . Đến sáng trên trang nhất báo ''''Sự thật'''' của Liên Xô đưa tin : Đêm hôm qua, bọn khủng bố đã bắn chết một nhân viên sứ quán Việt Nam đang làm ...''''nhiệm vụ'''' (!) Tất nhiên sự trào phúng trong câu chuyện đó, vài chi tiết có thể đã được cường điệu hoá, nhưng dù sao ở một đất nước quá lạm phát đến mức kỳ cục nhiều điều tự hào lẫn tự huyễn , thì những sự trào phúng mạnh mẽ rất bổ ích và đem đến một sự cân bằng ''''âm -dương'''' nào đó cho cơ thể suy nhược Việt Nam . Xét đến khía cạnh chất lượng và văn hóa toilet, người Việt Nam đã mang lại cho đất nước mình quá nhiều điều hổ thẹn dưới con mắt người nước ngoài. Cách đây vài năm tôi có dịp dẫn một chuyên gia người Nhật xuống lắp đặt một hệ thống máy công nghiệp cho thị trấn Sông Đốc (thuộc tỉnh Cà Mau), ông ta làm việc từ trưa đến chiều và không dám đi toilet ! Nhịn cho kỳ được đến tối để chạy vỏ lãi (xuồng máy) ngược trở về khách sạn ở thị xã Cà Mau mới dám đi toilet (Cà Mau cách Sông Đốc khoảng 2 -3 tiếng đi xuồng máy) .Tất nhiên bạn đọc cũng đoán ra tại sao.Tại trung tâm triển lãm hội chợ 446 Hoàng Văn Thụ TP.HCM , nơi tụ họp biết bao các cuộc hội chợ với các doanh nhân nước ngoài, nhưng hệ thống toilet ở đây chật chội dơ dáy và hôi hám , thiếu quan tâm chăm sóc, gây cảm giác lợm mửa đối với các doanh nhân. Đầu tiên là ý thức dội rửa toilet từ mỗi cá nhân , nhiều người Việt vào toilet công cộng chẳng bao giờ thèm nhấn nút xả nước , phần do ý nghĩ không phải toilet ...của mình , phần vì sợ sự bẩn thỉu từ các nút nhấn dính vào tay . Người viết có lần hân hạnh tiếp chuyện với một vị là cựu đại biểu Quốc Hội (xin miễn nêu tên), vị này lắc đầu cho hay: ngay cả đại biểu Quốc Hội trong giờ giải lao có vài ông Nghị vào toilet công cộng ở hội trường Ba Đình mà không hề thèm nhấn nút xả nước, cứ để nguyên ''''hiện trường'''' cho ông Nghị vào sau chứng kiến ! Không biết mấy vị này vô ý thức hay ...''''có ý thức'''' tiết kiệm nước sinh hoạt cho Thủ Đô chăng (?). Rõ ràng người Việt Nam đang thiếu nghiêm trọng kiến thức văn hoá toilet, văn hóa nền tảng cũng như văn hoá kỹ thuật thuần tuý. Dự mấy hội thảo (semina ) về kỹ thuật và kinh doanh tại Equatorial Hotel trên đường Trần Bình Trọng TP. HCM , người viết đã không ít lần chứng kiến và phải làm công việc bất đắc dĩ là chỉ cho các đại biểu của Việt Nam cách lấy nước từ vòi lavabo rửa tay. Họ không biết nên cứ lấy tay vặn lung tung, vặn bung cả nút ra mà không có nước! Đây là các vòi nhấn lò xo mềm chứ không phải vòi vặn, nhấn xuống nước chảy ra nhưng chỉ 20 giây là lò xo đóng vòi lại (nhằm tiết kiệm và tránh quên khoá nước - tất nhiên muốn dùng tiếp thì chỉ việc nhấn lần nữa). Toilet tưởng chừng không liên quan gì đến thương mại nhưng lại liên quan rất mật thiết, doanh số ngành du lịch sẽ giảm sút ngay nếu như một quốc gia đầy những toilet bầy hầy hôi hám. Những cái xấu xa bao giờ cũng lan truyền với tốc độ gấp đôi cái tốt (những cái hay cái tốt khi được lan truyền, bao giờ người ta cũng nghe và để đó để kiểm chứng vì còn nghi ngại). Chính vì thế mà dân Hàn Quốc không tiếc tiền để tiếp thị những cái hay, đẹp của nước mình: ''''...Chiến dịch toilet trị giá 4 triệu USD đã gây tiếng vang ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Dân du lịch khắp thế giới đến Suwon không ngớt trầm trồ khen ngợi. Vickie Knippel, một du khách Mỹ nói ''''Thật là khác lạ, đối với toilet thì làm kiểu này kể cũng quá sang. Nhưng đó thật sự là nơi mà bạn có thể ngồi trút bầu tâm sự với một tách cà phê và một cuốn tạp chí trên tay!''''. Mùa World Cup 2002 vừa qua, fan bóng đá tứ xứ kéo đến sân vận động Suwon không khỏi bất ngờ khi khối hình quả bóng to sừng sững ngay trước đường vào sân lại chính là? ''''Soccer-ball toilet! Đây không chỉ là một cái toilet mà còn là một không gian bất ngờ của văn hóa, âm nhạc. Lee Ung - một tình nguyện viên cộng đồng nói với người viết khi cùng lúc tình cờ vào ''''toilet quả bóng''''. Thật vậy, bên trong toilet ngoài sự sạch sẽ, tươm tất với trang thiết bị hiện đại đã đành, mọi người hoàn toàn hài lòng khi nghe tiếng nhạc du dương, ngắm những hình vẽ trang trí nghệ thuật trên tường, các lẵng hoa tươi dịu mắt nơi bàn rửa tay, hay có thể nhìn khung cảnh đẹp bên ngoài qua những ô cửa sổ phía trên bồn vệ sinh? Dáng vẻ mặt tiền bên ngoài cũng cực kỳ đa dạng: nhà vệ sinh tên ''''Olympia'''' được thiết kế biểu tượng năm vòng tròn; ''''Origin of water'''' xây dựng gần cụm di tích pháo đài cổ Yeonmu là kiệt tác bằng thủy tinh, trông như cổng vòm một pháo đài; ''''Bongghwadae'''' hình bậc tam cấp khán đài; ''''Pot'''' giống loại gốm sứ cổ truyền HQ . Đến nay toàn TP Suwon đã có cả thảy 33 nhà vệ sinh tiêu chuẩn ''''văn hóa sạch đẹp''''. Thị trưởng Sim Jae Douk nay đã là chủ tịch Liên đoàn nhà vệ sinh sạch đẹp HQ (Korea Clean Toilet Association), mong muốn đẩy mạnh dự án ''''văn hóa nhà vệ sinh công cộng'''' sẽ lan rộng khắp HQ, trong đó không chỉ xây dựng mẫu các nhà vệ sinh tiện nghi hiện đại, có tính thẩm mỹ cao mà còn sửa chữa, nâng cấp mạng lưới toilet công cộng phục vụ người dân và khách du lịch. ? Nhìn trở lại hiện trạng toilet Việt Nam không khỏi buồn rầu, văn hoá toilet thấp kém, cơ sở vật chất toilet thấp kém, tiêu chuẩn vệ sinh của toilet không đạt ... là những vấn đề nhức nhối khiến Việt Nam là một hình ảnh vô cùng xấu dưới con mắt khách du lịch lẫn các doanh nhân nước ngoài vào làm ăn ở Việt Nam . Lê Việt Hà(nguồn: Việt Báo)
  3. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    Đọc từ đầu tới cuối cứ tưởng bác [nick]Tèo[/nick] ..........
    roài cơ !
    Bài này hay nhỉ
  4. hatxxihoi

    hatxxihoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    Đệ à, những ngày này tỉ bận quá, chẳng có lúc nào rảnh rỗi để lơ đãng với những triết lý vụn vặt và những câu chuyện không đầu không cuối nữa. Xin lỗi vì đã bắt đệ phải chờ, đôi khi, cái cảm giác được mong ngóng đọc, dù là đôi ba từ cũng làm cho người ta có cảm giác thật thú vị. Với tỉ, viết vào đây cũng là một cách tự nuông chiều mình, tự cho mình khoảng trống để tung tẩy...
    Cuộc sống muôn hình vạn trạng, và cái quan niệm về cuộc sống cũng đa dạng theo từng lối sống và cách suy nghĩ của mỗi người. Tỉ có một cô bạn thân, cuộc sống của cô ấy (bao hàm các khái niệm đời sống vật chất và tinh thần) đều gắn với cái máy tính và mạng internet, nhưng cô ấy vẫn rất hài lòng với công việc và cuộc sống của mình, thậm chí mê thích nó là khác. Vậy nên, mọi khái niệm và quan niệm đều chỉ dừng lại ở tính tương đối.
    Đôi khi, cuộc sống lắng đọng ở những điều rất nhỏ, rất đỗi dịu dàng...
    Buổi sáng...
    Tít te tít te...
    - Alô, con gái đấy à?
    - Dạ vâng ạ, con chào bố!
    - Con đang ở cơ quan à?
    - Vâng ạ, có chuyện gì à bố?
    - À không, bố đang làm việc, lang thang ra ngoài hít thở một chút, tự nhiên nhớ đến con...
    - Hì hì...
    - Cây ngọc lan ở cơ quan bố nở thơm quá, bố nhặt được 10 bông rồi, tự nhiên muốn gửi cho con...

  5. hatxxihoi

    hatxxihoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    1.269
    Đã được thích:
    0
    THU HÀ NỘI​
    (Bài cũ móc lại)​
    Sáng sớm. Tiết trời tự nhiên thay đổi một cách kỳ lạ. Cái lạnh ngòn ngọt từ đâu ùa đến bao trùm không gian. Người người qua phố xo người lại trong những chiếc áo mùa hè mỏng manh. Những tán lá cây rì rào chuyện trò trong tiếng lao xao của gió heo may. Bầu trời dịu hơn và man mác buồn?
    Dường như thu đã về.
    Thu đã về thật. Rón rén bước qua bậu cửa. Tiếng phong linh reo vui đón cơn gió đầu mùa. Cẩn thận lôi chiếc áo dài tay từ mùa trước mặc vào mà vẫn co ro vì lạnh. Hoa sữa mùa này nở muộn. Buổi sáng trốn việc lang thang qua biết bao nhiêu con phố mà vẫn chưa bắt gặp một bông hoa sữa nào cả. Rặng hoa sữa trên phố Nguyễn Du vẫn bướng bỉnh chưa chịu ra hoa mặc hồ Thiền Quang rủ rỉ giục giã? Cả Hà Nội có lẽ hoa sữa Nguyễn Du là hoa sữa ?ođúng chất? nhất, nồng nàn nhất. Những cây hoa sữa già nua, tán đã bắt đầu lưa thưa nhưng vẫn vắt kiệt nhựa của mình để thai nghén những bông sữa ngọt ngào?
    Hồ Tây. Những con sóng dường như xô vào nhau dào dạt hơn, gấp gáp hơn? Lao xao? Gió đùa rỡn xục bàn tay nghịch ngợm vào mớ tóc vốn đã chẳng thẳng nếp để bới tung lên. Có người thi thoảng lại húng hắng ho, chắc một phần vì lạnh.
    Đường Trần Phú, những chiếc lá sấu vàng rực cuối mùa vẫn đuổi nhau trên đường phố. Thưa thớt hơn. Sấu Hà Nội có hai mùa lá rụng, một là đầu hè và một vào chớm thu. Đầu hè lá rụng nhiều hơn, trộn với nắng thành một tấm thảm vàng rực, rộn rã. Giờ thì ít hơn, xao xác hơn? Nắng cũng trốn biệt tận xó xỉnh nào không rõ nữa.
    Rặng liễu bên hồ Gươm vẫn đìu hiu như trong thơ Xuân Diệu ngày nào. Tháp Rùa như cổ kính hơn, trầm mặc hơn?
    Sau một chuyến du hành bỗng thấy lòng chùng xuống. Một nỗi buồn không tên ập tới. Chẳng hiểu tại sao nữa. Ai cũng vậy. Chắc tại tiết thu đã thấm vào người tự lúc nào? Chợt thấy có người nhắc đến mùa thu nên lẩn thẩn viết ra những dòng chữ này. Hy vọng mang đến cho những người ở xa chút hơi heo may, chút dư vị man mác của thu Hà Nội.
    Giờ thì buồn ơi chào nhé, ta phải làm việc thôi.
  6. fox8x

    fox8x Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/08/2005
    Bài viết:
    4.396
    Đã được thích:
    0
    ***********************************************************************************************​

    Đi và Sống là một quá trình tự mình lớn lên, đi để mở mang đầu óc, để tích lũy kinh nghiệm, sống để mang những gì mình học được giúp ích cho mình, cho đời​
    Một người 22 tuổi viết những dòng này thì chắc cũng đang cận kề tuổi già hoặc có cái gì đấy không ổn lắm trong đầu??Amen, mong rằng không phải như thế, vì những điều trên đâu phải là do ta đúc rút ra.
    Ban chiều vừa đọc được một câu châm ngôn hay, nhớ- và sẽ cố gắng lấy nó làm phương châm sống cho mình- Sống với từ ĐỪNG
    1.Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình, chỉ cần mình còn tin là mình làm được thì lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó.
    Chắc không chỉ riêng một mình đệ, mà cả tỉ, cả bác Jonh, cả sư huynh All4, tất cả mọi người ... đều có những hy vọng cho bản thân mình trong cuộc sống. Đường đời không mấy khi bằng phẳng, có lắm chông gai ghập ghềnh.( Định lý đã được chứng minh) Ở đó, mỗi người, ít thì dăm ba lần vấp ngã. Nhiều thì không thể kể hết. Đệ còn quá trẻ để nói những điều ấy. Nhưng cũng sống được gần 1/3 đời người và biết có lẽ cũng biết được 1/5 những gì cần biết. Nên mạo muội viết ra. Viết ra 1/5 thôi.
    Ai không sợ thất bại nào? Có ai không?- Không có cánh tay nào giơ lên. Chán nhỉ! Ta bắt đầu đi từ sư tỉ- Miss Hat vậy!
    - Tỉ sẽ làm gì khi mà cảm thấy mọi thứ dưới chân mình như sụp đổ? Mọi cái như không thể vực lại được nữa? Kiểu như là mất hết, hết sạch!!... Bác John? Bác sẽ làm gì khi mà một ngày kia sếp sẽ thông báo cho bác là biết bác sẽ phải ăn cơm nhà vào ngày hôm sau, rằng sáng mai bác không còn là nhân viên của công ty? Bác sẽ phải quay về với mức sống của một anh chàng xe ôm chỉ sau 1 đêm. Tiêu 500.000VNĐ/tháng thay vì 5000USD như hôm nay!! Sư Huynh All4? Huynh sẽ làm gì sau khi sa thải bác John, một vị trí chủ chốt, công ty làm ăn thua lỗ sau vài năm liền ... và bác trắng tay! Còn sư tỉ? Sư tỉ làm gì khi biết rằng chỉ vì bài báo của mình mà bác John mất việc, rồi sư huynh All4 trắng tay, sư tỉ cũng có khả năng ra hầu tòa do bác John cố vớt vát lại một chút từ vụ kiện đòi bồi thường? Tỉ cũng có nguy cơ ... ăn cơm nhà? Rồi chồng con, rồi tương lai? Ngày xưa, các kiếm khách giết nhầm một người tốt thì sẽ rửa tay gác kiếm, phải chăng tỉ cũng sẽ gác keyboard and mouse quy ẩn giang hồ??... chỉ là ví dụ thôi, đấy cũng là một thất bại. Có thể với một người nào đó nó thật bình thường, nhưng với đa số thì nó thật ghê gớm. Dù thế nào, dù mọi người có đưa ra một loạt những việc cần phải làm, nhưng xin mọi người- Đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào bản thân mình- Thua keo này ta bày keo khác! Đường tăng cũng phải qua 9x9=81 kiếp nạn mới lấy được chân kinh đắc đạo thành phật( Phim thôi). Land Amstrong cũng phải chiến đấu không mệt mỏi để vượt qua căn bệnh Cancer và giành cúp Touer der France lần thứ 7 liên tiếp... vô vàn những con người như thế.
    Đệ rất thích đọc truyện tranh tỉ ạ, đọc xong cứ ước ao mình có một sức mạnh siêu nhiên như kiểu Gatco, hay Sogoku ấy, vung tay một phát là lấy một mạng người, đang tắc đường ở Ngã Tư Sở thì ước mình có được đòn Kamejoko, tung ra phát là san bằng hết cả - lại đường ta- ta đi!! Tai hại thế chứ, đấy là ảo tưởng về bản thân! Hôm đệ đi xem bóng đá tranh cúp SVVN ở Mĩ Đình, ngồi tít ở trên tận cùng khán đài B, lại bị cái tên đằng trước che hết cả tầm mắt. Giơ tay ngang cổ hắn rồi vung ngang một cái : Phặt!- con bạn mình ngồi bên cạnh quay lại bảo đệ: Tôi biết ông chửi gì hắn rồi nhé. Ông chửi bằng Tiếng Anh àh? - Hic, bó tay. Đấy, cái bệnh ảo tưởng nó tai hại thế đấy. Mang tiếng quá!! Em cũng rất thích câu nói của bác John, bác ấy bảo mơ ước cũng phải dựa vào thực tế!- Vâng, nhưng nếu mơ ước mà dựa vào thực tế thì đấy là sự tính toán rất chi li rồi, nên gọi là mơ ước chăng? Chẳng phải- đọc NK Đặng Thùy Trâm- Thùy mơ ước mai này hòa bình lập lại, nước nhà thống nhất. Mơ ước có đủ thuốc men để cứu chữa những người thương binh, để họ không phải bỏ mạng oan uổng nữa, một ca cắt đi một cánh tay, một cái chân không thể biến thành cái chết .... họ mơ ước thật sự! Không có một sự toan tính nào trong ước mơ. Đấy mới là mơ ước. Vì thế, khi mà mơ ước không đạt được thì cũng không nên buồn phiền, sầu não làm gì cho mệt. Vì ta đâu có toan tính gì! Ta chỉ mơ ước nó xảy ra để cho ta thỏa mãn khao khát thôi. Nếu có toan tính gì nếu như có trắc trở thì thật buồn, thật thất vọng, thật chán nản.... sẽ lại như con thuyền mất lái giữa biển khơi... Rơi vào tình trạng ấy thật đáng sợ. Ai cũng sẽ có lúc như vậy, vì ai cũng có những toan tính trong cuộc sống, nhưng cuộc sống muôn màu. Cuộc sống là 1+1=10, là 3 cân thép tiết kiệm được 1 cân sẽ còn lại 1 cân( dân em). Chẳng có phép tính nào tính trước hết được cả. Thầy bói còn không xem được số thầy nữa là!! Vì vậy, ai có kinh nghiệm gì giúp vượt qua thì chia sẻ cho mọi người, bởi vì thất bại là một mặt của cuộc sống, một phần của con người thành đạt! Mai này khi tất cả chúng ta trở thành những doanh nhân thành đạt, những kĩ sư bác sĩ, những nhà kinh tế tài ba.... lúc ấy, chắc ta sẽ nói về những lần vấp ngã, ít ai khoe khoang những thành công của mình. Có một câu chuyện vui kể rằng:Sau khi chúa tạo ra muôn loài, thì người bèn tìm một người cha lý tưởng để lấy đó làm chuẩn mực. Vì vậy đã có một cuộc so tranh về tình thương của những người cha dành cho đứa con sắp chào đời. vòng cuối cùng chỉ còn lại 2 người. Cả 2 người cha nói với chúa trời rằng mình sẽ hết mực thương yêu con cái. Chúa trời bảo rằng, vậy thì bây giờ ta cho sẽ cho mỗi người 2 lựa chọn cho số phận của đứa con của từng người. Một lựa chọn là đứa con sẽ có một cuộc sống yên bình, không có trắc trở gì. Mọi việc nó làm đều thành công. Còn một lựa chọn khác thì ngược lại: cuộc sống của đứa con sẽ gặp nhiều trắc trở, nhưng rồi nó sẽ vượt qua. Nó sẽ có nhiều thất bại nhưng rồi nó cũng sẽ có thành công. Nó vấp ngã- rồi nó sẽ đứng lên....Cuối cùng chúa cũng tìm được một người cha mong muốn những gì tốt đẹp nhất cho đứa con. Vì vậy mà ngày nay, chúng ta vẫn phải có những thất bại trên con đường đi. Bởi vì chúng ta đã có những người cha tốt!
    ****************************************************************************************​
  7. booatoa

    booatoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    To John Steve: Tôi chẳng thể nào khoái được cái bài "WTO" của bạn được, cũng như quan điểm của bạn và cả tác giả của bài đó nữa. Theo tôi bạn đi nhiều nhưng sống chẳng được bao nhiêu. Bạn đúng là đại diện cho rất nhiều người trẻ tuổi, khi ra nước ngoài được một thời gian là bắt đầu quay đầu lại chế nhạo, khinh thường cái nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Nào là: không có toilet công cộng, đường xá bẩn thỉu, người dân thì vất rác bừa bãi, lạc hậu, dân trí thấp,.... Tất cả cái đó chẳng sai câu nào cả. Nhưng tôi hỏi bạn. Khi ở VN bạn có bao giờ vứt rác ra đường không? Bạn đã bao giờ cầm chổi quét cái ngõ hay khu phố nhà bạn chưa?. Vẫn có dòng máu VN chảy trong con người bạn và bạn là một phần của những thực trạng mà bạn đã đưa ra (và bạn đang nghĩ trong đầu - tôi biết bạn còn đang nghĩ nhiều thứ khác nữa). Tại sao bạn không cảm thấy mình có trách nhiệm phải giải quyết vấn đề đó mà bạn quay lưng lại chế nhạo nó. Thật chẳng muốn nói thêm nữa. Có gì không đúng xin bạn bỏ qua.
    Còn tui:
    Tui yêu những con đường đất đỏ, chưa mưa đã lội, chưa nắng đã bụi quê tui. Mà chỉ có thằng nhà quê như tui đi được nếu trời mưa, còn không phải nhà quê đi ngã là cái chắc.
    Được booatoa sửa chữa / chuyển vào 17:32 ngày 30/08/2005
  8. JohnSteve

    JohnSteve Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Đã thực hiện theo yêu cầu.
  9. captain

    captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2001
    Bài viết:
    2.746
    Đã được thích:
    0
    Euh, thế anh bạn Boa_toa nghĩ rằng cứ phải giữ mấy cái cầu tõm, đi đồng mới là giữ gìn truyền thống ah? Anh bạn cứ nghĩ rằng nêu lên sự thật là chê bai à? Phải nêu ra để mà thấy, để mà sửa đổi cho hợp với thế giới văn minh anh bạn ah. Không biết trong này có bao nhiêu phần trăm đồng ý với chuyện vẫn giữ phong cách vệ sinh từ ngày xưa nhỉ?
  10. booatoa

    booatoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2005
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0

    Euh, thế anh bạn Boa_toa nghĩ rằng cứ phải giữ mấy cái cầu tõm, đi đồng mới là giữ gìn truyền thống ah? Anh bạn cứ nghĩ rằng nêu lên sự thật là chê bai à? Phải nêu ra để mà thấy, để mà sửa đổi cho hợp với thế giới văn minh anh bạn ah. Không biết trong này có bao nhiêu phần trăm đồng ý với chuyện vẫn giữ phong cách vệ sinh từ ngày xưa nhỉ?
    [/quote]
    Bạn hiểu vấn đề một cách máy móc quá. Tôi không bảo bạn là phải giữ những cái thứ đó. Mà bạn muốn giữ nó cũng không đuợc hay bạn muốn thay đổi nó ngày một ngày hai cũng không được. Nó sẽ vận động theo qui luật của nó. Nếu với tốc độ phát triển kinh tế như hiên nay (trước khi giá dầu tăng), 20 năm nữa bạn sẽ chẳng phải lăn tăn đến những thứ đó ở VN. Con nếu kinh tế VN bị khủng hoảng thì bạn sẽ thấy nó tồi tệ hơn hiện nay. Cái con đường đất đỏ như tôi nói ở trên (quê phú thọ nhà tui ấy) bây giờ nó đã thành đường nhựa rồi. Tất nhiên tui cũng thích nó thành đường nhựa rồi cho ba con qua lại đỡ khổ. Nhưng vẫn hơi thấy nuối tiếc một tý. Vì tui hay qua đó mà.
    Như bạn nói "Phải nêu ra để mà thấy, để mà sửa đổi cho hợp với thế giới văn minh anh bạn ah". Đúng, rất đúng. nhưng bạn đang làm gì để sửa đổi nó vậy?. Thay vì tìm cách sửa đổi nó, làm cho nó tốt đẹp hơn thì bạn lại khinh bỉ và nhạo báng nó. Bạn đi nhiều và đã thấy rồi đó. Bạn hãy đưa ra một phương án để thay đổi nó đi?
    Bạn đi ra nước ngoài bạn thấy cái gì cũng to, đẹp. ( Và tôi cũng thế Hiii). Và bạn sẽ nghĩ rằng mọi cái ở nước mình đều lạc hậu và nghèo nàn. Bạn thấy khi hàng hoá của các nước chậm phát triển muốn nhập vào các nước EU cần phải có chứng chỉ ISO, quá trình sản xuất phải giữ gìn và bảo vệ môi trường. Thế là tốt phải không, qua tốt còn gì?. Khưng bạn có biết rằng để có được sự phồn vinh như ngày hôm nay hàng trăm năm qua các bước ở Châu Âu đã xâm chiếm, cướp bóc tài nguyên và tàn phá môi trường ở mọi nơi trên thế giới không. Nước Mỹ là nước thải ra nhiều khí CO2 nhưng lại không tham gia vào hiệp định thư Kyoto. Thế đấy.
    Hay thật! Sao mình lại cãi nhau về vấn đề này nhỉ? "Đi & Sống" câu này hay thật. "Đi" đã khó nhưng còn "Sống" lại càng khó.
    Nothing is Impossible

Chia sẻ trang này